Lưu trữ cho từ khóa: khó thở

Vì sao thời tiết gây cảm giác mệt mỏi, khó thở?

Nếu để ý chúng ta sẽ thấy, thời tiết mấy hôm nay giống với thời tiết của tháng 9 hơn là thời tiết của tháng 6.

Mấy ngày nay, dù nhiệt độ không tăng cao nhưng tôi luôn cảm thấy thời tiết khó chịu gây cảm giác mệt mỏi, khó thở. Nguyên nhân này là do đâu? Nguyễn Thị Nguyệt (Hà Nội).

vi-sao-thoi-tiet-gay-cam-giac-met-moi-kho-tho

Ảnh minh họa.

Ông Lê Thanh Hải

, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư:

Do ảnh hưởng của cơn bão vừa xuất hiện ở biển Đông nên thời tiết có sự thay đổi một chút. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy, thời tiết mấy hôm nay giống với thời tiết của tháng 9 hơn là thời tiết của tháng 6.

Vào tháng 6 thường duy trì kiểu thời tiết nắng nóng xen kẽ là những đợt mưa khiến cho nhiệt độ giảm vài ngày rồi lại nắng nóng trở lại. Tuy nhiên, mấy ngày nay lại xuất hiện nắng hanh, nhiệt độ không quá cao nhưng độ ẩm lại cao khiến cho nhiều người cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Kiểu thời tiết này không kéo dài lâu thay thế vào đó, nhiệt độ sẽ tăng dần lên từ 34 – 37 độ C, nắng nóng xuất hiện trở lại.

Theo Kienthuc.net.vn

Hay mệt mỏi, khó thở và buồn ngủ là bệnh gì?

Tôi năm nay 36 tuổi, các đây 2 tháng tôi có hiện tượng người mệt mỏi, khó thở và tôi đi khám thì bác sĩ (BS) kết luận bị rối loạn thần kinh thực vật. BS cho thuốc uống và tôi thấy đỡ. Nhưng khi hết thuốc tôi lại bị như cũ và có vẻ còn nặng hơn.

Vì tôi còn bị thêm chứng lúc nào cũng buồn ngủ và ngủ dù đêm tôi đã ngủ đủ 8 tiếng, nhưng ban ngày người mệt không muốn làm gì. Tôi hay bị ngủ li bì với cảm giác rất mệt mỏi và hay mơ.

Xin hỏi BS hiện tượng đó là bệnh gì và tôi nên khám bệnh chuyên khoa nào để biết chính xác bệnh. Cảm ơn BS. – Phí Thị Minh Phong

hay-met-moi-kho-tho-va-buon-ngu-la-benh-gi

Ảnh minh họa: internet

BS Đặng Văn Mon

– Khoa Giấc ngủ – Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Medic TPHCM trả lời:

Để chẩn đoán đích xác nguyên nhân gây ra các triệu chứng của chị cần biết thêm nhiều điều: tình trạng công việc, tình trạng hôn nhân, gia đình con cái; Lần khám trước bác sĩ đã cho làm những xét nghiệm gì, kết quả ra sao?… Tuy nhiên với những triệu chứng mà chị mô tả, tôi có thể gợi ý chị một số nguyên nhân sau:

– Thiếu sinh tố D và canxi

– Suy chức năng tuyến giáp

– Căng thẳng, lo lắng (stress)

– Nhiễm ký sinh trùng

– Suy thận mạn (có thể)

Để định bệnh chính xác, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám kĩ và do có nhiều nguyên nhân cần làm xét nghiệm theo chỉ định của BS.

Theo Phunuonline.com.vn

Nguyên nhân gây khó thở khi mang thai

Khó thở là bệnh khá phổ biến ở phụ nữ khi mang thai. Nguyên nhân của chứng bệnh này là gì?

Tin liên quan:

  • Cách ứng phó khi bà bầu bị hồi hộp, hụt hơi
  • Cách giải quyết khó thở khi mang thai
  • Nguyên tắc thở khi sinh

Khi mang thai, có thể của người phụ nữ sẽ thay đổi rất nhiều so với lúc bình thường. Có rất nhiều lý do khiến cho các bà bầu khó thở khi mang thai. Đôi khi những điều đơn giản như quần áo chật chội hoặc cố chống lại cơn buồn ngủ đang kéo đến cũng có thể khiến thai phụ có cảm giác khó thở.

Tác động của hormone

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, một loại hormone tự nhiên trong cơ thể người phụ nữ là progesterone bắt đầu gia tăng rất mạnh. Sự gia tăng này hoàn toàn bình thường, không gây nguy hại cho sức khỏe của bạn và thai nhi, nhưng nó có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự khó thở của bạn trong thời gian mang thai. Bạn sẽ cảm thấy như đang phải nỗ lực rất nhiều để có thể thở sâu, thoải mái được.

Sự phát triển của tử cung

Tử cung sẽ dần lớn hơn trong thời gian mang thai để thích nghi được với sự phát triển của em bé. Khi tử cung càng lớn, nó có thể ép ngược lại phía dưới cơ hoành. Đây là cơ ở giữa bụng và ngực, hoạt động kết hợp với phổi, giúp đưa không khí vào phổi. Khi bị tử cung chèn ép, khả năng mở rộng của cơ hoành bị hạn chế, gây khó thở. Có những trường hợp thai nhi khỏe, đạp mạnh khiến cho tử cung ép chặt lấy cơ hoành làm cho thai phụ có thể bị ngất do không khí không vào phổi kịp.

Khó thở vì cơ thể mệt mỏi do thiếu máu

Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt thường xảy ra với các chị em trong quá trình mang thai. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này cũng khiến thai phụ thấy khó thở. Các triệu chứng của thiếu máu: cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, hay chóng mặt, móng tay bị giòn. Nếu rơi vào tình trạng này, bạn cần bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý, uống thêm viên sắt để phòng tránh những nguy hiểm có thể xảy ra trong thai kỳ của bạn.

nguyen-nhan-gay-kho-tho-khi-mang-thai

Ảnh minh họa

“Sống” chung nhẹ nhàng

Khó thở là một phần của thai kỳ và rất ít người tránh được nó. Tạm thời, trong 40 tuần “bầu bí”, bạn có thể khắc phục bằng vài cách sau:

– Không nên vội vàng, hấp tấp để tránh gây căng thẳng cho cơ thể.

– Ngồi thẳng và đẩy vai của mình về phía sau: Ngồi ở vị trí này sẽ giúp phổi mở rộng và giảm đi áp lực cho cơ hoành, tạo điều kiện thuận lợi cho không khí vào phổi nhiều hơn.

– Nếu bạn cảm thấy khó thở đột ngột hay thoáng qua trong vòng vài phút thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị sớm.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý thêm những điều sau để giảm áp lực cho cơ hoành, giảm thiểu được tình trạng khó thở:

– Để bảo vệ an toàn sức khỏe cho mẹ và thai nhi, bạn nên chú ý nhiều hơn trong sinh hoạt thường nhật của mình. Tránh không gắng sức khi mang vác đồ đạc, bạn sẽ thở được tốt hơn. Tránh các yếu tố dị nguyên có thể làm tái phát suyễn, đồng thời nhờ chồng hoặc người thân giúp đỡ, không nên tự ý làm những việc nặng nhọc.

– Vào ba tháng cuối của thai kỳ, bạn nên chọn một chiếc ghế dựa thật thoải mái để ngồi nghỉ ngơi. Giai đoạn này, việc nằm nhiều có thể khiến cho bạn cảm thấy khó thở hơn rất nhiều vì em bé chèn ép cơ hoành nhiều hơn vào giai đoạn này.

– Chọn những trang phục thoải mái giúp bạn thở dễ dàng hơn. Quần áo chật ở phần giữa ngực có thể gây cản trở hệ hô hấp của bạn.

– Vào ban đêm khi ngủ, bạn nên nâng cao đầu để mở đường thông thoáng cho đường hô hấp, chúng sẽ giúp bạn thở nhẹ nhàng hơn. Có nhiều trường hợp cần kê đến 2 chiếc gối vào ban đêm để không phải ngủ ngồi. Cũng nên kê cao chân để máu lưu thông tốt hơn.

Theo Kienthucgiadinh.com.vn

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh hen phế quản

Hen phế quản (bệnh suyễn) là tình trạng viêm nhiễm mạn tính ở đường hô hấp, dẫn đến khó thở từng cơn do sự co thắt của phế quản. Hiện tượng này có thể tự khỏi hoặc do điều trị tạm thời những bệnh sẽ thường tái phát lại.

nguyen-nhan-va-trieu-chung-benh-hen-phe-quan

Nguyên nhân gây hen phế quản

Mỗi người bệnh đều có những tác nhân gây bệnh không giống nhau, tùy theo cơ địa của từng người. Nhưng cũng có 1 số nguyên nhân gây bệnh hen phế quản cơ bản như sau:

  • Do di truyền có bố, mẹ bị hen
  • Do tiếp xúc nhiều với các loại khói có hại cho sức khỏe như: khói thuốc là, khói củi bếp…
  • Tiếp xúc thương xuyên với môi trường có không khí ô nhiễm
  • Hít phải những tác nhân kích thích không có lợi cho phế quản: các loại nước hoa, hóa chất tẩy rửa…
  • Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: lông chó, mèo…
  • Đường hô hấp bị nhiễm trùng như:viêm xoang, viêm phế quản…
  • Thay đổi thời tiết đột ngột lạnh, khô
  • Viêm trào ngược dịch dạ dày thực quản
  • Do tác động tâm lý.

Triệu chứng bệnh hen phế quản

  • Những người mắc bệnh hen phế quản đều cũng có thể dễ nhận biết được với 1 số biểu hiện cơ bản của bệnh giống nhau như:
  • Nhịp thở bất thường, lúc nhanh, lúc ngắn
  • Thở khò khè thành tiếng
  • Ho kéo dài, thường là vào sáng sớm và ban đêm. Có thể xảy ra khi tiếp xúc với không khí lạnh, khô…
  • Co nặng ngực
  • Khó thở, khó nói

Những triệu chứng trên nhưng không phải ai ho và thở khò khè đều là người mắc bệnh hen phế quản. Mà hen phế quản phải được dựa vào tần suất của các triệu chứng và kết qua xét nghiệm chức năng của phổi.

Phòng ngừa và kiểm soát bệnh hen phế quản

  • Không tiếp xúc cũng như không sử dụng các loại thuốc lá
  • Tránh những nơi nhiều khói, bụi bẩn, ô nhiễm
  • Lau chùi nhà cửa sạch sẽ, chống ẩm mốc
  • Hạn chế tiếp với động vật, các loại hóa chất, thuốc tẩy rửa

Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất để tránh mắc bệnh hen phế quản thì bạn nên nắm được các thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng bệnh hen phế quản để từ đó tự mình có những biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hen phế quản một cách kịp thời, tránh những tình huống xấu có thể xảy ra. Chúc bạn luôn có một sức khỏe và biết cách chăm sóc bản thân mình thật tốt.

Thường xuyên bị khó thở là do bệnh gì?

Khoảng 1 tháng trở lại đây, em thường xuyên bị khó thở, nhất là khi vừa đi vừa nói chuyện với bạn bè trên đường đến trường vào buổi trưa.

Những lúc như vậy em phải mở miệng to như ngáp khoảng chừng 2 – 3 phút rồi thở một hơi dài thì mới khỏe lại. Chuyện chưa dừng lại ở đó, vài ngày trước, khi em đang ngồi chuẩn bị vào tiết học thì bỗng thấy tim mình như bóp chặt, rất khó thở mặc dù đã mở miệng to, khoảng nửa tiếng sau thì môi khô và lòng bàn tay nóng ran. Em rất lo lắng nhưng vì năm nay học lớp 12 quá bận rộn nên em vẫn chưa đi khám được. Mong bác sĩ giải đáp liệu em có mắc bệnh gì nghiêm trọng không và cách xử lý ra sao ạ? Em xin cảm ơn!(be_po…@yahoo.com.vn).

thuong-xuyen-bi-kho-tho-la-do-benh-gi

Trả lời:

Chào em,

Vai trò của phổi là oxi hoá máu và thải khí carbonic (CO2). Trong trường hợp suy hô hấp, lượng khí CO2 trong máu tăng lên, đồng thời lượng oxy giảm làm cho người bệnh có triệu chứng khó thở.

Đây là cảm giác chủ quan của người bệnh khi hô hấp. Họ phải gắng sức để thở, cảm giác khó thở, thiếu không khí để thở, thấy nghẹt, chẹn ở ngực.

Phân tích các loại khó thở khác nhau tùy thuộc vào sự kéo dài thời gian hô hấp. Có 2 loại khó thở là: khó thở thì hít vào và khó thở thì thở ra.

– Khó thở thì hít vào: Thở co kéo là dấu hiệu của loại này. Biểu hiện bởi co kéo các cơ thành ngực, cơ liên sườn, co kéo hõm ức. Khó thở thì hít vào gặp trong dị vật đường hô hấp.

– Khó thở thì thở ra: Hen là một bệnh điển hình gây ra loại khó thở này.

Những tình huống xuất hiện khó thở cho phép định hướng chẩn đoán bệnh, thường được chia làm 2 dạng:

– Khó thở xuất hiện nhanh (khó thở cấp) thường do các bệnh lý như thuyên tắc phổi, phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, cơn hen cấp, viêm phổi, viêm thanh quản cấp, bạch hầu thanh quản.

– Khó thở xuất hiện từ lâu (khó thở mãn) do bệnh lý tim mạch (suy tim, viêm màng ngoài tim); bệnh lý hô hấp (viêm phế quản mãn, tăng áp động mạch phổi, giãn phế quản, suyễn…) và một số nguyên nhân khác như: những bất thường của thành ngực (gù vẹo cột sống, tổn thương xương sườn), rối loạn của cơ quan bên dưới (gây đau làm hạn chế cử động hô hấp), rối loạn hệ thần kinh, rối loạn do thuốc hoặc độc chất…

Rất đáng tiếc những gì em mô tả trong thư còn quá chung chung, không rõ ràng nên bác sĩ Mèo chưa thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân cơ bản gây ra chứng khó thở trong trường hợp của em.

Vì vậy, bác sĩ khuyên em tốt nhất nên đến bệnh viện chuyên khoa khám trực tiếp để được làm những xét nghiệm cần thiết, từ đó có chỉ định điều trị kịp thời và thích hợp cho tình trạng của mình, tránh để xảy ra những tai biến đáng tiếc.

Ngoài ra, em nên chú ý thực hiện những điều sau để góp phần kiểm soát cơn khó thở:

– Tập vận động từ từ bằng cách đi bộ mỗi tuần 3 lần, mỗi lần tối thiểu là 20 phút. Hãy nhớ thực hiện các động tác khởi động trước khi vận động.

– Tránh đến những nơi không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi làm tắc nghẽn đường hô hấp.

– Trong trường hợp cơn khó thở xuất hiện thi cần bình tĩnh, hít thở chậm lại, không được thở sâu, cố gắng thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng.

– Nếu vẫn khó thở, nên nghỉ ngơi vài phút trước khi hoạt động nhẹ nhàng trở lại.

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh

Theo Kenh14.vn

Người già hay bị ho, khó thở và nặng ngực có mắc bệnh về phổi?

Bố tôi năm nay 70 tuổi, ông rất hay bị ho, khó thở, thở rít và đôi lúc ông kêu có cảm giác nặng ngực. Có phải bố tôi bị mắc bệnh về phổi?Nguyễn Trường Giang (Thanh Hóa)
nguoi-gia-hay-bi-ho-kho-tho-va-nang-nguc-co-mac-benh-ve-phoi
Ảnh minh họa – Internet
Theo thư bạn mô tả có thể bố bạn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay (COPD). Đây là tình trạng viêm và tắc nghẽn đường thở lâu ngày, không hồi phục hoàn toàn. Triệu chứng chính của bệnh là ho và khạc đờm từ 3 tháng trở lên mỗi năm trong vòng 2 năm liên tiếp. Bệnh thường gặp nam nhiều hơn nữ, tuổi trên 45 đặc biệt là người ở người già đặc biệt là những người nghiện thuốc lào, thuốc lá.
Triệu chứng của bệnh là ho dai dẳng, khạc đàm, khó thở, thở khò khè. Khó thở ở người bệnh COPD tiến triển ngày càng nặng hơn, dai dẳng ngày này qua ngày khác, làm cho bệnh nhân luôn cảm thấy nặng ngực, thiếu khí, hụt hơi. Để chẩn đoán chắc chắn bệnh COPD bệnh nhân cần được đo chức năng hô hấp. Người mắc bệnh COPD có thể hay bị các đợt khó thở cấp tính còn gọi là đợt kịch phát, nguyên nhân chính thường do nhiễm khuẩn đường thở hoặc ô nhiễm không khí. Khi lên cơn cấp, bệnh nhân cần nhanh chóng sử dụng các thuốc xịt, bơm giãn phế quản và đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị nhằm tránh biến chứng suy hô hấp, nhiễm trùng nặng, thậm chí tử vong.
Để phòng ngừa bệnh, tất cả các bệnh nhân được bác sĩ yêu cầu phải bỏ thuốc lào, thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói bụi, khí tha, mùi hóa chất, lông súc vật. Người mắc bệnh COPD cũng cần phải có chế độ ăn uống phù hợp, nên chia thành nhiều bữa ăn, ăn chậm, nhai kĩ và cũng cần phải rèn luyện thân thể hằng ngày với những môn thể thao thích hợp và cần luyện tập thở đúng cách.

BS. Phạm Tiến

Theo Suckhoedoisong.vn
The post Người già hay bị ho, khó thở và nặng ngực có mắc bệnh về phổi? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Sau khi uống nước ngọt có ga thường bị khó thở

Tôi thường hay khó thở sau khi uống nước ngọt có ga, nhất là sau ngày tôi có uống rượu bia. Ngoài ra, tôi bị bệnh sỏi thận, đau dạ dày, cao huyết áp.

Thưa bác sĩ,

Tôi thường hay khó thở sau khi uống nước ngọt có gas, nhất là sau ngày tôi có uống rượu bia. Ngoài ra, tôi bị bệnh sỏi thận 0,7 ly, đau dạ dày, cao huyết áp.

Xin hỏi bác sĩ tôi bị bệnh gì và điều trị ra sao? Xin chân thành cám ơn bác sĩ!

 (Phan Anh, 53 tuổi – Bình Phước)

kho tho sau khi uong nuoc co ga

Chào Phan Anh,

Nước ngọt có ga và bia rượu có chất sinh ga, khi uống vào sẽ làm đầy chướng dạ dày ruột. Bia rượu còn ức chế sự tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị làm tăng sự tổn thương niêm mạc dạ dày.

Nếu uống nước ngọt có ga và bia lạnh làm nhiệt độ dạ dày giảm đột ngột dễ gây đau co thắt.

Giữa ổ bụng và lồng ngực chúng ta được ngăn cách bởi lớp cơ hoành. Khi dạ dày căng chướng sẽ đẩy cơ hoành lên trên, dồn ép tim và phổi do đó gây cảm giác khó thở. Nếu anh có kèm ợ chua, cảm giác nóng rát sau xương ức… có thể viêm dạ dày trào ngược thực quản.

Không ít trường hợp bệnh nhân bị viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản có khó thở, đau ngực sau xương ức tưởng nhầm là bệnh lý thiếu máu cơ tim.

Không rõ anh đã nội soi dạ dày thực quản chưa? Để có chẩn đoán chính xác bệnh lý dạ dày, thực quản anh cần phải khám chuyên khoa tiêu hóa để nội soi. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và quan trọng không kém là chế độ ăn uống phải đúng cách. Không ăn quá no hay ăn quá trễ.

Như đã giải thích ở trên, khi bị viêm dạ dày, anh cần phải kiêng uống rượu bia, nước ngọt có ga. Ngoài ra, phải kiêng ăn các loại thực phẩm có độ acid cao (quả chua, dưa, cà, cải muối, giấm) hoặc tạo hơi trong dạ dày (đậu, dưa cà muối, hành), các loại thực phẩm có hại niêm mạc dạ dày (ớt, tỏi)…

Anh còn bị sỏi thận thì nên uống thật nhiều nước, trên 2 lít mỗi ngày. Bệnh cao huyết áp cần kiêng ăn mỡ, thức ăn chiên, ăn giảm độ mặn và tuân thủ điều trị của bác sĩ nữa nhé.

Thân chào!

 (Theo Alobacsi)

Cảnh giác với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh không chữa khỏi hoàn toàn, sẽ tiến triển nặng dần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện có trên 600 triệu người trên thế giới bị COPD, hơn 3 triệu người chết mỗi năm. COPD là nguyên nhân gây tử vong cao thứ tư trên thế giới, sau các bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não.

COPD là gì ?

Đây là tình trạng bệnh lý ở phổi, với sự giới hạn thông khí không thể hồi phục hoàn toàn, gây nên tình trạng tắc nghẽn lưu thông khí, gia tăng lượng khí cặn trong phổi, làm bệnh nhân khó thở. Bệnh thường xảy ra ở các đối tượng: nam giới, tuổi trên 40; những người hút thuốc lá, thuốc lào; tiếp xúc thường xuyên với khói, bụi nghề nghiệp, với khói bếp than; bị nhiễm khuẩn hô hấp khi còn nhỏ.

benh phoi tac nghen man tinh COPD

Nên sớm gặp bác sĩ nếu bị tình trạng ho, khó thở kéo dài – Ảnh: Shutterstock

Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của COPD (80-90% bệnh nhân COPD đang hút hoặc có tiền sử hút thuốc lá). Hít phải khói thuốc lá (do người khác hút) cũng có thể tăng nguy cơ COPD. Khi mắc bệnh này, đường dẫn khí hẹp lại, không khí khó đi vào phổi vì thành của đường dẫn khí dày lên, sưng phù, hóa xơ; tăng tiết đờm, cơ bao quanh đường dẫn khí co thắt lại. Các túi khí nhỏ (phế nang) bị phá hủy, gia tăng tình trạng ứ khí trong phổi và giảm khả năng trao đổi khí của phổi.

Các biểu hiện và chẩn đoán

Ho và khạc đờm dai dẳng thường xuất hiện nhiều năm trước tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí, mặc dù không phải tất cả mọi người ho và khạc đờm sẽ phát triển thành COPD. Bệnh thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Vì vậy, nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao và có các triệu chứng ban đầu là ho, khạc đờm kéo dài, khó thở khi gắng sức, thì nên đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán. Muốn chắc chắn có phải COPD hay không, phải đo chức năng phổi. Bệnh nhân thổi qua một máy đo gọi là hô hấp kế. Máy sẽ cho biết bệnh nhân có bị tắc nghẽn hay không.

Lời khuyên cho người mắc bệnh

Đến bác sĩ ngay khi bạn có dấu hiệu mắc bệnh: ho, khạc đờm và khó thở khi làm nặng. Hãy đo chức năng hô hấp để xác định bệnh. Dùng đúng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cần khám lại định kỳ hằng tháng và mỗi khi có đợt bùng phát của bệnh.

Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Giữ không khí trong nhà thật sạch, thoáng. Tránh tiếp xúc với khói và các loại khí gây khó thở.

Luyện tập, giữ cho thân thể khỏe mạnh. Tập thở theo hướng dẫn của bác sĩ, tập thể dục đều đặn, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Nếu bạn bị COPD mức độ nặng, hãy sống lạc quan và hoạt động tối đa trong điều kiện sức khỏe cho phép. Làm mọi việc thường ngày một cách chậm rãi, đơn giản; chọn chỗ ngồi để có thể nghỉ ngơi thoải mái khi cần.

Đến bệnh viện hay gặp bác sĩ ngay nếu tình trạng của bạn của bạn xấu đi. Cần chuẩn bị sẵn: số điện thoại của bác sĩ, bệnh viện mà bạn có thể đến ngay được, danh sách các thuốc bạn đang dùng.

Đi cấp cứu ngay nếu bạn có dấu hiệu nguy hiểm: nói chuyện, đi lại khó khăn; môi hay móng tay tím tái; nhịp tim, mạch rất nhanh hay không đều; thuốc thường dùng không còn tác dụng đủ lâu, hay không còn tác dụng khiến thở vẫn gấp và khó.

TS Nguyễn Thanh Hồi
(Bệnh viện Bạch Mai)

(Theo TNO)

Suy tim – “điểm hẹn” của nhiều bệnh tim mạch

Suy tim là hội chứng mãn tính làm cho cơ tim yếu đi, không đáp ứng đủ nhu cầu oxy của cơ thể. Nhiều người lầm tưởng nguyên nhân suy tim chỉ do những tổn thương thực thể tại tim, nhưng thực tế nhiều bệnh của mạch máu cũng có thể dẫn đến suy tim. Các chuyên gia tim mạch đã nhận định: “Suy tim là con đường chung cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch”.

Những con đường dẫn tới suy tim và biểu hiện thường gặp

Ở người trẻ, suy tim có thể do các dị tật tim bẩm sinh hoặc hẹp hở van tim, hậu quả của bệnh viêm khớp do liên cầu khuẩn ở tuổi thiếu niên không được điều trị dự phòng thích hợp. Ở người lớn tuổi, suy tim thường do các bệnh tim mạch mãn tính như: bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ vữa mạch, bệnh huyết khối, rối loạn mỡ máu, rối loạn nhịp tim…

Dấu hiệu hay gặp nhất ở người bị suy tim là khó thở. Lúc đầu chỉ khó thở khi hoạt động gắng sức, về sau khó thở xảy ra thường xuyên hơn kể cả lúc nghỉ ngơi, đặc biệt ở tư thế nằm nên người bệnh thường phải ngồi dậy để thở. Mệt mỏi, phù chi, tiểu đêm cũng là những dấu hiệu quan trọng trong chẩn đoán. Một triệu chứng khó thấy hơn và không được chú ý nhiều trong suy tim là ho không có đờm kéo dài, ho tăng khi nằm ngủ.

(Ảnh được cung cấp bởi Ích Tâm Khang)

Hậu quả nặng nề do suy tim

Không kể đến hậu quả tử vong do đột tử mà nguyên nhân chính là suy tim, thì hậu quả lâu dài đối với người bệnh chính là sự suy giảm chất lượng cuộc sống. Người bệnh suy tim thường xuyên bị mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau tức ngực do thiếu oxy, ho, phù, khó thở do ứ trệ tuần hoàn. Các triệu chứng này làm mọi hoạt động của người bệnh bị hạn chế và gây tâm lý hoang mang, bi quan về tình hình bệnh tật. Trong suy tim cấp, người bệnh có thể bị tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Ích Tâm Khang – Giải pháp an toàn cho trái tim “không khỏe”

Người bệnh suy tim buộc phải dùng thuốc suốt đời, vì thế những giải pháp từ thiên nhiên mang tính an toàn cao sẽ phù hợp cho việc sử dụng lâu dài trong hỗ trợ điều trị.

Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang với nhiều thành phần làm tăng cường các yếu tố có lợi cho tim như: tăng lưu lượng máu tới nuôi dưỡng cơ tim, giảm tình trạng ứ trệ tuần hoàn (cao đan sâm); tiêu cục máu đông (cao natto); giúp bổ sung thêm nguồn năng lượng cho tim (l-carnitin); ngăn ngừa quá trình hình thành mảng xơ vữa (cao vàng đằng). Chính vì vậy, Ích Tâm Khang giúp giảm nhanh các triệu chứng mệt mỏi, ho, phù, khó thở, xanh xao, hồi hộp; làm chậm tiến trình suy tim và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Suy tim là “điểm dừng chân” cuối cùng của nhiều bệnh tim mạch. Suy tim khó có thể chữa khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị đều hướng đến mục tiêu: giảm triệu chứng và làm chậm lại tiến trình suy tim. Vì vậy việc phát hiện và điều trị tích cực các yếu tố nguy cơ, cũng như sử dụng thêm những giải pháp an toàn và hiệu quả bền vững cho trái tim “không khỏe” là vấn đề mấu chốt để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

ĐT tư vấn: 04. 3775 9865 – 08.3977.8085

Website: http://www.dongtay.net.vn/

Dấu hiệu cảnh báo suy tim sớm

Bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, hẹp, hở van tim và rất nhiều các bệnh tim mạch khác mặc dù nguyên nhân gây bệnh không giống nhau nhưng hầu hết đều chung điểm dừng chân cuối cùng là suy tim. Suy tim khó chữa khỏi, song việc phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm sẽ giúp làm chậm tiến trình phát triển của bệnh. Hãy lắng nghe các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể để giúp bạn chẩn đoán sớm, chính xác và điều trị kịp thời.

1. Đau thắt ngực

Đau ngực thường xảy ra sau một hoạt động gắng sức (chạy bộ, leo cầu thang, làm việc nặng). Vị trí đau ở vùng ngực trái trước tim, có thể là cảm giác khó chịu, hoặc cảm giác bị đè ép sau xương ức lan đến cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái. Đau ngực thường bắt đầu từ từ, kéo dài vài giây đến vài phút. Tần suất cơn đau cũng không ổn định, có thể vài tuần, vài tháng một lần, nếu nặng hơn là vài lần trong một ngày.

Nguyên nhân là do khi động mạch vành (ĐMV) bị co thắt có thể gây tổn thương lớp tế bào nội mạc, dẫn đến lắng đọng cholesterol và tạo thành các mảng xơ vữa hoặc một cục huyết khối nhỏ có thể hình thành và cư trú bên trong ĐMV làm tắc nghẽn dòng máu chảy tới nuôi cơ tim.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Tâm Khang cung cấp)

2. Khó thở

Khó thở là triệu chứng hay gặp nhất của suy tim, thường xảy ra khi gắng sức, thậm chí khi nằm hoặc tư thế đầu thấp. Người bệnh có cảm giác như hụt hơi, hồi hộp, thở gấp, tức thở. Suy tim càng nặng người bệnh càng khó thở nhiều, có người chỉ bước lên vài bậc thềm, hoặc tự tắm giặt kỳ cọ cũng khó thở. Cuối cùng, người bệnh khó thở cả khi ngồi nghỉ.

Khi tim bị suy yếu không hút được máu từ phổi về, phổi bị ứ huyết, mất tính đàn hồi và trở nên cứng, các cơ thở phải mất nhiều công sức mới làm phổi giãn ra để không khí lọt vào được. Vì vậy gây nên tình trạng khó thở ở người bệnh.

3. Mệt mỏi

Nếu đột nhiên bạn cảm thấy kiệt sức sau một hoạt động nào đấy, mà hoạt động đó trước đây bạn thực hiện rất dễ dàng, hoặc cảm giác mệt mỏi gây khó khăn cho bạn ngay cả khi thực hiện những việc đơn giản như: leo cầu thang, xách giỏ đi chợ hay thậm chí khi đi bộ. Đó là những dấu hiệu cảnh báo trái tim của bạn đang bị suy yếu.

Do tim bị suy yếu, hoạt động bơm hút máu bị hạn chế dẫn đến tim không bơm đủ máu đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể. Thiếu máu, người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi và khó khăn trong mọi hoạt động.

4. Ho

Tình trạng ho kéo dài dai dẳng không rõ nguyên nhân có thể là một trong những triệu chứng của suy tim. Ho trong suy tim là ho khan, khó khạc đờm. Tình trạng ho kéo dài làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, có khi khàn tiếng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh bị ho khi nằm, ngả lưng là ho và bắt buộc phải ngồi dậy mới dễ chịu. Tim suy yếu không hút được máu từ phổi, gây nên ứ máu tại phổi và dẫn đến tình trạng ho. Nhiều bệnh nhân dễ nhầm với các bệnh về phổi như viêm phổi, viêm phế quản.

5. Phù

Khi mới bắt đầu, người bệnh chỉ thấy hai mí mắt nặng khi ngủ dậy, mặt hơi phù như mọng nước; buổi chiều thấy phù nhẹ hai bàn chân, giày dép đi buổi sáng vừa, buổi chiều thấy chật. Lấy ngón tay ấn lên mắt cá chân, khi nhấc ngón tay thấy da vẫn lõm. Ở mức nặng hơn, phù làm bụng trướng, khó tiêu, nặng nề. Mặt to ra như béo lên, tuy nhiên, phù do suy tim không giữ nước nhiều như người bệnh thận.

Khi lưu lượng máu qua tim bị chậm lại, máu trở về tim qua các tĩnh mạch bị ứ đọng lại làm các mao mạch căng lên và gây thoát dịch qua thành mao mạch vào các vùng lân cận, gây nên phù. Mặt khác, do thận lọc kém, nước tiểu ít đi, nước tích lại trong người cũng gây phù.

Như vậy, không nên chủ quan khi gặp các dấu hiệu: khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực,…nhất là khi bạn đang mắc một trong số các bệnh về tim mạch. Ngay khi phát hiện có một trong các dấu hiệu trên, hãy đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa để phát hiện và điều trị kịp thời trước khi trái tim bị suy yếu.

TPCN Ích Tâm Khang – có nguồn gốc từ thiên nhiên, với nhiều thành phần có lợi cho tim, giúp:

–  Làm giảm các triệu chứng của suy tim: mệt mỏi, khó thở, ho, phù, xanh xao, hồi hộp

–   Cải thiện tuần hoàn mạch vành, giúp giảm đau thắt ngực.

–   Phòng ngừa suy tim ở những người có nguy cơ cao (bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, bệnh van tim…)

Thông tin tư vấn sản phẩm: 04.3775.9865 – 08.3977.8085

(website: dongtay.net.vn)

(Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh)