Lưu trữ cho từ khóa: tĩnh mạch

Phòng ngừa bệnh máu đông trong lòng tĩnh mạch thế nào?

Tôi nghe nói có bệnh “máu đông trong lòng tĩnh mạch”. Vì làm công việc văn phòng, thường xuyên ngồi, ít đi lại nên tôi rất lo lắng. Liệu có thể phòng ngừa để không mắc phải căn bệnh này hay không? Nếu mắc bệnh, việc điều trị có khó khăn không?Xuân Thủy (Q.Gò Vấp, TP.HCM)
phong-ngua-benh-mau-dong-trong-long-tinh-mach-the-nao
Mang vớ y khoa giúp phòng ngừa bệnh (nguồn internet)

ThS-BS Nguyễn Văn Việt Thành

, Bộ môn Ngoại tổng quát Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, trả lời:
Những người có nghề nghiệp phải ngồi lâu, đứng lâu liên tục nhiều giờ (8g trở lên, như nhân viên thu ngân, nhân viên phòng mổ…) thường được khuyên mang vớ y khoa để phòng ngừa các bệnh lý ở chân. Không thuộc nhóm có nguy cơ bệnh nghề nghiệp cao nên bạn không cần mang vớ y khoa, nhưng vẫn cần vận động như ngồi kê chân cao, tranh thủ đi uống nước, đi vệ sinh, đi bộ tại chỗ… trong lúc làm việc.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh máu đông trong lòng tĩnh mạch gồm: người bị ung thư, thai phụ, sau mổ, sau chấn thương, suy tĩnh mạch, tiểu đường, bệnh tim mạch, thường xuyên đi máy bay đường dài, tiền sử gia đình có người đã mắc bệnh. Nếu thuộc số này, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để có tư vấn cụ thể.
Thông thường, khi phát hiện bệnh nhân bị máu đông trong lòng tĩnh mạch, bác sĩ yêu cầu người bệnh lưu lại bệnh viện khoảng 7-10 ngày để theo dõi, điều trị bằng thuốc và mang vớ, băng ép. Việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc kháng đông để không tăng cục máu đông. Sau đó, người bệnh tiếp tục được điều trị ngoại trú khoảng sáu tháng liên tục. Bệnh nhanh hết hay không tùy thuộc vào sự tuân thủ và kiên nhẫn của người bệnh. Bệnh nhân cần uống thuốc đủ, đúng liều, tái khám theo chỉ định.
Cùng với dùng thuốc, việc mang vớ, băng thun sẽ giúp tăng lưu lượng máu cho tĩnh mạch, giữ cho cục máu đông bám vào thành mạch, không bị bong ra và lăn đi; giúp giảm đau và bớt phù cho người bệnh. Người bệnh cần nhớ phải mang vớ liên tục ngay từ khi được chỉ định; vớ có thể khiến người bệnh khó chịu vì ngứa và nóng, song không được tháo ra. Khi chân bớt phù, cần đổi vớ khác cho vừa kích cỡ; khoảng ba tháng cần thay vớ mới, nên mua hai đôi để thay đổi mỗi khi giặt.
Theo Phunuonline.com.vn
The post Phòng ngừa bệnh máu đông trong lòng tĩnh mạch thế nào? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Bài thuốc đặc trị bệnh trĩ của người H’Mông Tây Bắc

Theo đông y, việc các búi trĩ hình thành là do khí huyết ứ trệ. Nghĩa là, máu từ tim theo động mạch đi đến nuôi các mô vùng hậu môn và tiếp tục theo tĩnh mạch lại trở về tim. Nhưng vì khí huyết ứ trệ máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết sẽ dồn tích lại dần dần làm tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng đi (khi đi đại tiện đôi khi phân cọ sát vào tĩnh mạch làm vỡ tĩnh mạch gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu), và đến khi sa xuống tạo thành búi trĩ.
Nếu chỉ phẫu thuật cắt búi trĩ thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn và không sớm thì muộn, một thời gian sau bệnh trĩ sẽ lại tái phát.

Ngược lại, bài thuốc đặc trị bệnh trĩ của người H’Mông Tây Bắc lại giải quyết triệt để vấn đề này và điều trị từ nguyên nhân gây nên bệnh.

Bài thuốc đặc trị bệnh trĩ của người H’Mông Tây Bắc

1. Thuốc uống:

BÀI THUỐC BÍ TRUYỀN CHỮA BỆNH TRĨ CỦA NGƯỜI H''''MÔNG
Bài thuốc bí truyền chữa bệnh trĩ của người H'Mông

Thành phần: Nghệ, tam thất, địa du, đương quy, thăng ma, sài hồ và một số thảo dược ở vùng núi Tây Bắc.

Công dụng: Cầm máu, giảm đau, chống viêm, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Giúp bảo vệ và tăng sức bền của thành tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa; nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.

Hỗ trợ điều trị và giúp phòng ngừa bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ (chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa…) và các biến chứng của bệnh trĩ (sa trực tràng, viêm nứt hậu môn…); kháng viêm, kháng khuẩn mạnh; Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón;

Bài thuốc đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh, người bị bệnh đường ruột, dạ dày đồng thời mắc bệnh trĩ.

Công dụng của từng thành phần: 

Nghệ: Nghệ có vị cay đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau. Uất kim (củ con của cây nghệ) vị cay ngọt, tính mát, làm mát máu, an thần, tan máu ứ, giảm đau. Nghệ còn có tác dụng khử trùng, ức chế nhiều loài vi khuẩn và nấm gây bệnh trong đó có trực khuẩn lao, các trực khuẩn lỵ, phế cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn coli, nấm candida albicans.

Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, và có tác dụng làm đẹp như làm sáng da, liền sẹo…

Tam thất: Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào Kinh, Can, Vị, Tâm, Phế, Đại tràng. Có tác dụng hoá ứ, cầm máu (chữa thổ huyết, băng huyết, rong huyết, sau đẻ máu hôi không ra hết, lỵ ra máu), tiêu thũng, giảm đau, bổ khí huyết, đau tức ngực, u bướu, huyết ứ, bế kinh, thống kinh, sản hậu huyết hư gây đau bụng, ung nhọt, sưng do chấn thương, thiếu máu nặng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ngủ ít. Kinh nghiệm dân gian Tam thất có thể chữa được một số trường hợp ung thư (ung thư vú, ung thư máu…).

Địa du: Được dùng cả trong Đông y và Tây y. Tây y dùng để cầm máu, giúp sự tiêu hoá, rửa các vết loét. Đông y dùng để cầm máu trong các trường hợp: nôn ra máu, chảy máu cam, trị tiêu ra máu, kiết lỵ ra máu, rong kinh do huyết nhiệt, trĩ ra máu, bỏng do nóng…

Đương quy: Tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Ngoài ra, có tác dụng chữa bệnh kinh nguyệt không điều, đau bụng khi thấy kinh, người thiếu máu, tay chân đau nhức và lạnh.

Thăng ma: Tác dụng thăng khí (làm lưu thông khí huyết) chữa các chứng sa giáng (sa trĩ, sa dạ dày, dạ con, trực tràng…), nhức đầu nóng rét, đau họng, mụn lở trong miệng, tả lỵ lâu ngày, ban sởi không mọc hết, hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, chống co giật, giải độc.

Sài hồ: vị đắng, tính mát; Có tác dụng tán nhiệt giải biểu, làm thông lợi gan, giảm đau, thăng cử dương khí và cắt cơn sốt rét. Dùng cho trường hợp sốt nóng, sốt rét, cảm cúm (hàn nhiệt vãng lai), đau vùng ngực bụng, kinh nguyệt không đều, trung khí hạ hãm (các loại thoát vị, sa dạ dày, ruột, tử cung, sổ bụng), viêm gan mạn tính, sốt rét cơn.

2. Thuốc xông

Công dụng: Thuốc xông có tác dụng đào thải cặn bã, thúc đẩy thăng khí (lưu thông khí huyết) giúp máu lưu thông không bị ứ trệ ở hậu môn, cải thiện vòng tuần hoàn đưa máu đến nuôi dưỡng các mô, cơ tĩnh mạch giúp tĩnh mạch bền chặt và làm tăng tính đàn hồi của thành mạch, giúp búi trĩ co dần lên, đồng thời làm tiêu sưng giảm đau. (Dùng cho trường hợp bị sa búi trĩ)

Ưu điểm của bài thuốc:

● Điều trị triệt để bệnh trĩ (trị bệnh tận gốc), hiệu quả lâu dài.
● Điều trị được tất cả các dạng trĩ (nội, ngoại, hỗn hợp, trĩ vòng, rò hậu môn).
● Chi phí thấp
● Bệnh nhân không bị đau đớn
● Không gây tổn thất đến cấu trúc hậu môn
● Bệnh nhân không bị mất máu
● An toàn nhất cho bệnh nhân, không gây nhiễm trùng, biến chứng (như phẫu thuật) và không gây phản ứng phụ.
● Với thành phần 100% là các thảo dược tự nhiên có tính mát rất lành và tốt cho cơ thể.
● Bài thuốc được bào chế dưới dạng bột (dùng để hòa với nước ấm uống) nên rất tiện cho việc sử dụng.

Bệnh trĩ và Thuốc chữa bệnh trĩ AYURHOID

Bệnh trĩ Thuốc chữa bệnh trĩ AYURHOID
bệnh trĩ là bệnh do sự dãn quá mức các tĩnh mạch đưa đến tĩnh mạch trĩ bị sưng, phù ở vùng hậu môn - trực tràng. Có sự dãn quá mức là do thành tĩnh mạch bị suy yếu không còn bền chắc.
Nếu trĩ nằm dưới cơ thắt hậu môn gọi là bệnh trĩ ngoại, có thể thấy bằng mắt thường. Bệnh trĩ nội là búi trĩ định vị trên cơ thắt hậu môn, chỉ thấy khi soi hậu môn, tuy nhiên trĩ nội khi nặng gọi là sa búi trĩ có thể thò ra ngoài. Trĩ có thể làm cho ngứa, đau và có khi chảy máu. Nhưng có khi trĩ không gây triệu chứng hoặc chỉ gây cảm giác nặng nề ở hậu môn trực tràng. Khi có chảy máu là có khi đã có biến chứng, ở tình trạng nặng.
- Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ
Khi thành tĩnh mạch bị suy yếu nếu thêm những yếu tố thuận lợi được kể ra sau đây sẽ làm phát triển bệnh trĩ:
1. Viêm đại tràng mạn tính, táo bón kinh niên gây rặn mạnh khi đại tiện.
2. Tăng áp lực xoang bụng do lao động nặng, do ho (vì bệnh viêm phế quản mạn, dãn phế quản).
3. Sinh hoạt tĩnh tại với tư thế đứng lâu hoặc ngồi nhiều suốt ngày (như người làm nghề thợ may, thư ký đánh máy).
4. Phụ nữ mang thai với tử cung lớn dần chèn ép các tĩnh mạch trĩ gây ứ đọng máu trong tĩnh mạch.
Những người thường xuyên có các tình trạng kể trên lại thêm bị suy yếu tĩnh mạch rất dễ bị bệnh trĩ.
Ta nên lưu ý có một biến chứng thường thấy ở bệnh trĩ là chảy máu ngoài, sưng, ngứa, đau hậu môn. Nhưng chảy máu khi đi cầu có thể là triệu chứng của nhiều bệnh ở đại tràng, trực tràng, thậm chí có bệnh nguy hiểm như ung thư trực tràng. Vì vậy, rất cần đi khám bệnh, soi để xác định bệnh một cách chắc chắn và để cho bác sĩ cho hướng điều trị đúng đắn.
Thuốc chữa bệnh trĩ
Có 2 loại: loại dùng trong là loại thuốc viên dùng để uống và loại cho tác dụng tại chỗ là thuốc mỡ để bôi hoặc thuốc đạn được đặt vào trong hậu môn.
Trước hết là thuốc viên uống. Đây là thuốc chứa các hoạt chất Rutin (còn gọi là vitamin P) hoặc các chất được trích từ thực vật được gọi chung là Flavonoid; có tác dụng điều hòa tính thẩm thấu và tăng sức bền chắc thành của các tĩnh mạch, do đó làm giảm phù nề, giảm sung huyết các tĩnh mạch ở vùng trĩ. Do tác động đến tĩnh mạch nên thuốc ngoài Chữa bệnh trĩ còn dùng để trị chứng suy, dãn tĩnh mạch, đặc biệt bị ở chi dưới như tê chân, nổi gân xanh. Có thể kể một số biệt dược dùng để uống như: Ginkgo Fort, Flebosmil...
Trong điều trị bệnh trĩ, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng bệnh cho liều điều trị tấn công và liều điều trị củng cố. Ngoài thuốc tác động chính trên tĩnh mạch trĩ, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc khác như: kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc trị táo bón v.v...
Bên cạnh dùng thuốc uống, người bệnh còn dùng thuốc cho tác dụng tại chỗ, tức dùng thuốc đạn đặt vào trong hậu môn (trong trường hợp bị trĩ nội) hoặc dùng thuốc mỡ để bôi lên tổn thương. Thuốc cho tác dụng tại chỗ thường chứa nhiều hoạt chất như: hoạt chất làm giảm đau, chống viêm, kháng sinh, hoạt chất bảo vệ làm bền chắc tĩnh mạch, ngoài ra còn chứa các vitamin, chất bổ dưỡng giúp tổn thương mau lành. Cách dùng thường là đặt thuốc đạn hoặc bôi thuốc mỡ 2-3 lần trong ngày, nên đặt hoặc bôi sau khi đi tiêu và tối trước khi ngủ.
Những điều cần lưu ý trong điều trị bệnh trĩ
-Trĩ có thể điều trị khỏi bằng nội khoa hay các phương pháp vật lý cũng như thuốc đông –tây y. Vì vậy, phẫu thuật chỉ nên được xem là phương sách cuối cùng khi các phương pháp kể trên không hiệu quả, bởi vì phẫu thuật can thiệp vào giải phẫu học và sinh lý học bình thường và có thể kèm theo các di chứng nặng nề khó sửa chữa.
Điêu trị Bệnh trĩ trĩ nội –trĩ ngoại- bằng Thuốc chữa bệnh trĩ AYURHOID
Thuốc chữa bệnh trĩ- AYURHOID được tổng hợp từ nhiều loại thảo dược có công dụng chính giúp kích thích quá trình tiêu hóa, giảm chứng táo bón.Chông phù nê làm co rút búi trĩ ,hoạt huyêt hoá ứ .chống chảy máu
Thành phần bao gồm các loại dược thảo sau:
Cao Cây Trinh Nữ:
chống viêm nhiễm, lọc máu.
Súng Đỏ:
làm dịu cơn đau, cung cấp dinh dưỡng, làm lạnh.
Cao Hạt Sầu Đâu:
cung cấp dinh dưỡng, làm lành vết thương, chống ngứa.
Khoai Na:
kích thích dạ dày, thuốc giảm chướng hơi, thuốc bổ.
Plantago Ovata:
nhuận tràng, làm dịu cơn đau.
Shorea Robusta:
dễ tiêu.
Cao Mùi:
giảm chướng hơi, kích thích dạ dày, làm lạnh, thuốc bổ.
Cao Chiêu Liêu:
Dễ tiêu hóa, giảm chướng hơi.
Cao Me Rừng:
là thuốc sổ, hạ nhiệt.
Vắp:
Làm thuốc sổ, làm dịu cơn đau, giảm chướng hơi, kích thích.
Commiphora Myrrha:
nhuận tràng, kích thích dạ dày.
Mức Hoa Trắng:
dễ tiêu hóa, kích thích dạ dày.
Cây Gạo:
chống viêm nhiễm, làm lành vết thương.
Cây Trái Mấm:
cầm máu, dễ tiêu hóa, làm mát, nhuận tràng.
Caesalpinia Crista:
chất bổ, giảm đau, chống viêm nhiễm, cầm máu.
Plantago Ovata:
nhuận tràng, làm dịu cơn đau,cầm máu ,chông phù nề làm co rút búi trĩ
Shorea Robusta:
dễ tiêu.Phòng ngừa hiện tượng hoat huyêt,hóa ứ trong trường hơp búi trĩ sa xuông,chảy máu , đa rát
Hướng dẫn sử dụng và bảo quản:Người lớn mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên.
Chất liệu bao bì và quy cách bao gói: đóng gói: 10 viên/ vỉ; 6 vỉ/ hộp. Khối lượng tịnh viên 405 mg/ viên.
Giấy chứng nhận:K-AYURVEDA AYURHOIDSđược Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm cấp giấy Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm số: 1535/2008/YT-CNTC, ngày 12/03/2008.
Để đạt hiệu quả điều trị cao cần kết hợp với PROCTELOG điều trị tai chỗ chống viêm và nứt hậu môn
Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng và đã qua kiểm duyệt của bộ y tế .
Nhà phân phối Dược Phẩm Phú Hải : DT 0945.388.697
Phụ trách Tư vấn sản phẩm TsThienquang: ĐT :0972690610
Website chuyên nghành về Bệnh học >>>: http://thaythuocgioi.vn/
Website chuyên Thuốc và biệt dược >>>: http://thuocchuabenh.com.vn/
Trung tâm tư vấn và hỗ trợ sản phẩm : BV đa khoa TP Bắc Giang
Trung tâm Tư vân và phân phối sản phẩm Tại TP Hà Nội :
Chi nhánh số 1 :Phòng khám chuyên khoa -Thạc sỹ bác sỹ Bạch Tuấn Long – Phố Bạch mai - HBT – HN
SP có bán tại các Bệnh viên và các nhà thuốc trên toàn quốc

CHUYỂN HÀNG TẬN TAY KHÁCH HÀNG TRÊN TOÀN QUỐC

Dấu hiệu cảnh báo suy tim sớm

Bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, hẹp, hở van tim và rất nhiều các bệnh tim mạch khác mặc dù nguyên nhân gây bệnh không giống nhau nhưng hầu hết đều chung điểm dừng chân cuối cùng là suy tim. Suy tim khó chữa khỏi, song việc phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm sẽ giúp làm chậm tiến trình phát triển của bệnh. Hãy lắng nghe các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể để giúp bạn chẩn đoán sớm, chính xác và điều trị kịp thời.

1. Đau thắt ngực

Đau ngực thường xảy ra sau một hoạt động gắng sức (chạy bộ, leo cầu thang, làm việc nặng). Vị trí đau ở vùng ngực trái trước tim, có thể là cảm giác khó chịu, hoặc cảm giác bị đè ép sau xương ức lan đến cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái. Đau ngực thường bắt đầu từ từ, kéo dài vài giây đến vài phút. Tần suất cơn đau cũng không ổn định, có thể vài tuần, vài tháng một lần, nếu nặng hơn là vài lần trong một ngày.

Nguyên nhân là do khi động mạch vành (ĐMV) bị co thắt có thể gây tổn thương lớp tế bào nội mạc, dẫn đến lắng đọng cholesterol và tạo thành các mảng xơ vữa hoặc một cục huyết khối nhỏ có thể hình thành và cư trú bên trong ĐMV làm tắc nghẽn dòng máu chảy tới nuôi cơ tim.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Tâm Khang cung cấp)

2. Khó thở

Khó thở là triệu chứng hay gặp nhất của suy tim, thường xảy ra khi gắng sức, thậm chí khi nằm hoặc tư thế đầu thấp. Người bệnh có cảm giác như hụt hơi, hồi hộp, thở gấp, tức thở. Suy tim càng nặng người bệnh càng khó thở nhiều, có người chỉ bước lên vài bậc thềm, hoặc tự tắm giặt kỳ cọ cũng khó thở. Cuối cùng, người bệnh khó thở cả khi ngồi nghỉ.

Khi tim bị suy yếu không hút được máu từ phổi về, phổi bị ứ huyết, mất tính đàn hồi và trở nên cứng, các cơ thở phải mất nhiều công sức mới làm phổi giãn ra để không khí lọt vào được. Vì vậy gây nên tình trạng khó thở ở người bệnh.

3. Mệt mỏi

Nếu đột nhiên bạn cảm thấy kiệt sức sau một hoạt động nào đấy, mà hoạt động đó trước đây bạn thực hiện rất dễ dàng, hoặc cảm giác mệt mỏi gây khó khăn cho bạn ngay cả khi thực hiện những việc đơn giản như: leo cầu thang, xách giỏ đi chợ hay thậm chí khi đi bộ. Đó là những dấu hiệu cảnh báo trái tim của bạn đang bị suy yếu.

Do tim bị suy yếu, hoạt động bơm hút máu bị hạn chế dẫn đến tim không bơm đủ máu đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể. Thiếu máu, người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi và khó khăn trong mọi hoạt động.

4. Ho

Tình trạng ho kéo dài dai dẳng không rõ nguyên nhân có thể là một trong những triệu chứng của suy tim. Ho trong suy tim là ho khan, khó khạc đờm. Tình trạng ho kéo dài làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, có khi khàn tiếng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh bị ho khi nằm, ngả lưng là ho và bắt buộc phải ngồi dậy mới dễ chịu. Tim suy yếu không hút được máu từ phổi, gây nên ứ máu tại phổi và dẫn đến tình trạng ho. Nhiều bệnh nhân dễ nhầm với các bệnh về phổi như viêm phổi, viêm phế quản.

5. Phù

Khi mới bắt đầu, người bệnh chỉ thấy hai mí mắt nặng khi ngủ dậy, mặt hơi phù như mọng nước; buổi chiều thấy phù nhẹ hai bàn chân, giày dép đi buổi sáng vừa, buổi chiều thấy chật. Lấy ngón tay ấn lên mắt cá chân, khi nhấc ngón tay thấy da vẫn lõm. Ở mức nặng hơn, phù làm bụng trướng, khó tiêu, nặng nề. Mặt to ra như béo lên, tuy nhiên, phù do suy tim không giữ nước nhiều như người bệnh thận.

Khi lưu lượng máu qua tim bị chậm lại, máu trở về tim qua các tĩnh mạch bị ứ đọng lại làm các mao mạch căng lên và gây thoát dịch qua thành mao mạch vào các vùng lân cận, gây nên phù. Mặt khác, do thận lọc kém, nước tiểu ít đi, nước tích lại trong người cũng gây phù.

Như vậy, không nên chủ quan khi gặp các dấu hiệu: khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực,…nhất là khi bạn đang mắc một trong số các bệnh về tim mạch. Ngay khi phát hiện có một trong các dấu hiệu trên, hãy đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa để phát hiện và điều trị kịp thời trước khi trái tim bị suy yếu.

TPCN Ích Tâm Khang – có nguồn gốc từ thiên nhiên, với nhiều thành phần có lợi cho tim, giúp:

-  Làm giảm các triệu chứng của suy tim: mệt mỏi, khó thở, ho, phù, xanh xao, hồi hộp

-   Cải thiện tuần hoàn mạch vành, giúp giảm đau thắt ngực.

-   Phòng ngừa suy tim ở những người có nguy cơ cao (bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, bệnh van tim…)

Thông tin tư vấn sản phẩm: 04.3775.9865 – 08.3977.8085

(website: dongtay.net.vn)

(Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh)

 

Chuyện của cậu bé hẹp thực quản

9 năm gặp lại, vẻ hạnh phúc vẫn hiện trên gương mặt Phong và cha mẹ cậu khi chúng tôi nhắc đến ca mổ năm xưa của Phong. Ba Phong chia sẻ: “Ngày đó nghĩ đến cảnh con mình lớn lên với việc ăn uống khó khăn, đeo ống bên hông mà đau cả lòng. Lúc đó chúng tôi đã đi nhiều bệnh viện nhưng ai cũng từ chối. May mắn thay gặp bác sỹ Dumas và các bác sỹ bệnh viện FV. Phải nói là các bác sỹ đã trả lại cho con chúng tôi hương vị của cuộc đời.”

Sau ca mổ, Phong đã có thể thưởng thức các món ăn mà mình yêu thích (Ảnh được cung cấp bởi Bệnh viện FV)

Cậu bé Phong chào đời trong niềm hy vọng và hạnh phúc của cha mẹ. Anh chị Lai chăm sóc con trai thật cẩn thận, nhưng cậu bé vẫn làm biếng ăn và hay bị ói sữa ngay sau khi vừa ăn xong. Đến khi Phong ăn dặm, cậu ăn rất chậm mới hết bát bột và thường xuyên mắc nghẹn. Thấy con không bình thường, anh chị đưa con đến bệnh viện Nhi Đồng 1 kiểm tra thì biết được con trai mình bị chứng hẹp thực quản bẩm sinh. Chính vì chứng bệnh trên mà Phong thường khó ăn và nôn ói sau khi ăn.

Hoang mang vì lần đầu tiên nghe căn bệnh này, cha mẹ Phong năn nỉ bác sỹ chữa cho con mình dù tốn bao nhiêu tiền cũng chấp nhận, nhưng bác sỹ từ chối vì vào thời điểm đó, các cơ quan y tế chưa có kỹ thuật để chữa căn bệnh của Phong. Các bác sỹ hẹn cha mẹ Phong khi nào có đoàn bác sỹ nước ngoài sang sẽ hỗ trợ chữa bệnh cho Phong. Trong thời gian chờ đợi, Phong phải ăn bằng cách đặt ống thông vào dạ dày. Ba mẹ đành nấu chín thức ăn, chắt thành nước bơm vào ống cho Phong để cậu đủ dinh dưỡng. Cậu bé lớn dần với ống thức ăn bên hông.

Năm Phong 8 tuổi, một lần vô tình đi ngang bệnh viện FV khi ấy vừa khánh thành, cha mẹ cậu ghé vào tìm hiểu thông tin. Được sự hướng dẫn tận tình của nhân viên bệnh viện, anh chị khấp khởi trong lòng. Hôm sau họ lập tức đưa con quay lại.

Thật may mắn vì thời điểm đó Tiến sĩ – bác sĩ Pierre – Joseph Dumas, chuyên gia phẫu thuật hàng đầu của Pháp đến thăm khám và làm việc tại bệnh viện. Sau khi kiểm tra cho Phong, bác sỹ Dumas hội chẩn với kíp mổ và quyết định: “Hẹp thực quản là một bệnh lý bẩm sinh cần được can thiệp ngoại khoa càng sớm càng tốt. Việc chậm điều trị có thể dẫn đến biến chứng viêm thực quản, viêm thanh quản, viêm phế quản phổi, hen suyễn, viêm tai, viêm xoang. Biến chứng muộn nguy hiểm hơn là hẹp thực quản, thậm chí ung thư thực quản…”

Với kinh nghiệm và kỹ thuật y khoa, bác sỹ Dumas đã đưa ra những quyết định khiến mọi đồng nghiệp vô cùng yên tâm. Kết quả ca mổ đã tiến hành vô cùng tốt đẹp.

Sau ca mổ, lần đầu tiên được ăn trọn vẹn một viên kẹo dẻo mà không phải nhả ra, Phong đã reo lên mừng rỡ: “Con ăn được rồi nè mẹ! Ba thấy không ba!” Cha mẹ cậu chỉ biết rưng rưng nước mắt mà bắt tay các bác sỹ cám ơn không ngừng. Cậu bé háo hức nếm và ăn tất cả những món mình ưa thích mà trước đến giờ không được ăn. Vẻ hạnh phúc hiện rõ trên gương mặt trẻ thơ của cậu.

Bây giờ Phong đã trở thành một cậu thiếu niên khỏe mạnh, cao to và mang nhiều hoài bão được làm việc cống hiến cho xã hội. Cậu chia sẻ: “Em cảm thấy cuộc đời mình đã lật sang trang mới từ sau ca mổ đó. Phép màu đó đến từ các bác sỹ.”

Sắp tới đây, từ ngày 12 đến 30 tháng 11 năm 2012 Tiến sĩ – bác sĩ Pierre – Joseph Dumas sẽ đến làm việc tại Bệnh viện FV. Một cơ hội cho các bệnh nhân tiếp cận kỹ thuật y khoa và kinh nghiệm chữa bệnh dày dạn của vị bác sỹ này.

Tiến sĩ – bác sĩ Dumas tốt nghiệp đại học Y khoa tại Pháp từ năm 1972. Với gần 40 năm kinh nghiệm và kiến thức y học uyên thâm, Tiến sĩ – bác sĩ Dumas được các đồng nghiệp nể trọng như một bậc thầy trong lĩnh vực phẫu thuật lồng ngực, mạch máu và tiêu hóa. Ngoài ra, ông còn là một trong những thành viên sáng lập Bệnh viện FV ngay từ những ngày đầu mới thành lập.

Lĩnh vực phẫu thuật chuyên sâu của Tiến sĩ – bác sĩ Dumas bao gồm:

  • Phẫu thuật tuyến giáp và cận giáp (đã thực hiện hơn 2.800 ca phẫu thuật)
  • Phẫu thuật nội tạng ít xâm lấn vùng ngực và bụng (nội soi lồng ngực, ổ bụng hoặc phẫu thuật nội soi hỗ trợ) ở các vị trí như thành bụng, thoát vị thành bụng, phổi, thực quản, dạ dày (trào ngược dạ dày thực quản do thoát vị hoành, loét, ung thư), đại tràng, trực tràng (cắt khối u, túi thừa), đường mật, túi mật, sỏi túi mật
  • Tái tạo thực quản, tạo hình thực quản dạ dày hoặc đại tràng (hẹp đường tiêu hóa, ung thư).

Trong suốt quãng thời gian công tác của mình, Tiến sĩ – bác sĩ đã đảm trách các chức vụ quan trọng tại các bệnh viện hàng đầu của Pháp như Trưởng bộ phận phẫu thuật cổ – lồng ngực và mạch máu, Trưởng bộ phận phẫu thuật tiêu hóa và nội tiết của Bệnh viện Đại học CHU, Bordeaux, Pháp từ năm 1977 – 1980. Ngoài ra, ông còn phụ trách giảng dạy về lâm sàng tại các bệnh viện ở Bordeaux về ngoại tổng quát và tiêu hóa trong năm 1980 – 1981 và làm Trưởng khoa tại Bệnh viện Đại học Riom từ tháng 10/1981. Năm 1993, ông được chính phủ Pháp giao nhiệm vụ ngoại giao tại Ả-rập Xê-út và làm trưởng khoa Ngoại của KFFMC tại Dahran.

Với kinh nghiệm dày dạn, ban giám đốc Bệnh viện FV đã tin tưởng giao trọng trách cho Tiến sĩ – bác sĩ Dumas khi đề cử ông đảm nhiệm chức vụ trưởng khoa Ngoại từ tháng 1/2003 đến tháng 4/ 2004. Sau đó, bác sĩ Dumas tiếp tục công tác tại Bệnh viện FV trong vai trò là bác sĩ làm việc định kỳ đến nay. Suốt thời gian công tác tại Bệnh viện FV. Ngoài tạo hình thực quản, một phẫu thuật phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, bác sĩ Dumas còn phẫu thuật thành công cho nhiều ca bệnh bướu máu, bướu bạch huyết, phình động mạch, dãn tĩnh mạch chi dưới, u bao tử, u phổi và các trường hợp bệnh nhân biến chứng sau phẫu thuật cơ quan tiêu hóa như gan, mật, ống tiêu hóa, dạ dày, trực tràng, hậu môn… Tất cả bệnh nhân đều rất hài lòng với kết quả điều trị.

Để biết thêm chi tiết hoặc đặt hẹn với bác sĩ Pierre – Joseph Dumas, mời bạn liên hệ với khoa Ngoại, Bệnh viện FV qua số điện thoại: (08) 5411 3333 (ext: 1250) hoặc đặt hẹn trực tuyến bằng cách bấm vào đây.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới: các dấu hiệu nhận biết

Bạn có thấy đôi chân mình rất buồn bực, bồn chồn? Nó không gây đau đớn mà chỉ đơn giản là muốn di chuyển? Hội chứng bồn chồn gây khó chịu, luôn muốn động đậy tay chân cũng là dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh lý suy tĩnh mạch sớm :

- Mỏi chân, nặng chân, đau bắp vế, cảm giác bị căng nặng.

- Sưng mắt cá chân, thấy rõ nhất là buổi tối sau một ngày làm việc.

- Hay bị chuột rút, nhất là vào ban đêm.

- Cảm giác bị kiến bò và ngứa chân.

- Có những đường vằn mạch máu nhỏ hay những đường gân xanh nổi trên da.

- Đau cổ chân. Có vết chàm hay loét vùng cổ chân, viêm mô dưới da.

Những triệu chứng trên tăng khi đứng lâu, giảm dần nếu gác chân lên cao.

Diễn tiến bệnh :

- Một bên chân sưng phù, nhất là khi đứng nhiều. Nổi các sợi gân xanh.

- Đau nhức bắp vế, chuột rút thường xuyên nhất là về đêm.

- Chân nóng sưng đỏ và rất đau, các tĩnh mạch nổi rõ và cứng chứng tỏ có viêm tắc tĩnh mạch.

- Toàn bộ hệ thống tĩnh mạch bị giãn lớn, gây rối loạn biến dưỡng da, những vết loét lâu lành, nhiễm trùng và chảy máu chân.

- Giãn tĩnh mạch có cục máu đông trong lòng mạch sẽ theo dòng máu chảy về tim. Biến chứng nặng là thuyên tắc động mạch phổi và có thể dẫn tới tử vong.


Các giai đoạn biến chứng nặng dần của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Những ai dễ bị suy giãn tĩnh mạch chân?

- Nữ nhiều hơn nam, do bệnh lý có liên quan đến tác động của nội tiết. Những người trong gia đình có mẹ hay chị bị bệnh dễ bị suy tĩnh mạch hơn.

- Phụ nữ có thai, sau sanh, hoặc dùng thuốc ngừa thai.

- Người làm nghề đứng nhiều như: giáo viên, nhân viên bán hàng, bác sĩ phẫu thuật, cảnh sát giao thông, thợ dệt…

- Người ngồi nhiều 1 chỗ ít đi lại như: nhân viên văn phòng, tài xế…

- Người béo phì.

- Người ăn ít chất xơ, hay bị táo bón.

- Bệnh nhân sau những cuộc mổ lớn, kéo dài như mổ đẻ, mổ xương chấn thương, mổ niệu…

- Người phải nằm bất động lâu như sau khi bị tai biến mạch máu não, bó bột…

- Người làm việc trong môi trường nóng ẩm và liên tục đứng, ít đi lại.

Làm sao biết mình có bị suy tĩnh mạch hay không?

Việc xác định chẩn đoán chủ yếu dựa vào khám lâm sàng bao gồm nhìn thấy những đoạn tĩnh mạch bị giãn, ngoằn ngoèo, da đổi màu, rối loạn dinh dưỡng, loét và sự xuất hiện của các u máu.

Sờ để biết được độ cứng của phần mềm, đặc biệt là vùng trước xương chày, so sánh cả hai bên. Ngoài ra có thể sờ thấy cả một đoạn tĩnh mạch cứng, phù nề, các cục thuyên tắc và xác định nhiệt độ của da.

Cuối cùng chẩn đoán được xác định bằng Siêu âm Doppler màu mạch máu 2 chi dưới , với phương pháp này cho phép xác định được những rối loạn huyết động học, tình trạng của các van tĩnh mạch, mức độ giãn của tĩnh mạch và các cục thuyên tắc trong lòng mạch để từ đó có thái độ điều trị đúng đắn. Các bệnh viện lớn, bệnh viện thành phố, bệnh viện quận đều có thực hiện siêu âm này.

Siêu âm Doppler màu là một phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, rất an toàn, cho kết quả ngay với mức độ chính xác từ 95-99%. Siêu âm Doppler màu tĩnh mạch cho phép thấy hình ảnh đoạn tĩnh mạch bị dãn, các van tĩnh mạch bị suy mất chức năng và thấy được có cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch hay không.

VENPOTEN là sản phẩm thảo dược cao cấp của New Zealand chiết xuất từ cao hạt dẻ ngựa và hoa hòe. Tác dụng chủ yếu của Venpoten là giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân gồm: đau chân, nặng chân, phù chân, ngứa và khó chịu ở chân. Ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Tìm hiểu thêm tại: http://webthaoduoc.com

Tư vấn miễn phí về bệnh Suy giãn tĩnh mạch chân:

(08)38208315 – 0906705500

Thông tin về sản phẩm VENPOTEN, giao hàng tận nơi miễn phí:

01268262136    

Những khó chịu thường gặp trong thai kỳ

Những triệu chứng thai kỳ dưới đây, phần lớn là bình thường song cũng phải nhận biết sớm để có cách khắc phục, hạn chế bất lợi kéo dài.

Tiết dịch âm đạo

Trong giai đoạn mang thai thường xuất hiện tiết dịch có màu trắng hoặc vàng gây khó chịu cho thai phụ. Trường hợp có mùi hôi, ngứa bỏng rát, có màu xanh vàng hay quá đặc, chảy thành dòng thì rất có thể là dấu hiệu viêm nhiễm. Nên tư vấn bác sĩ để có cách khắc phục sớm. Nguyên nhân của việc tiết dịch âm đạo nhiều là do khi mang thai lượng hoóc môn trong cơ thể và lưu lượng máu tại âm đạo tăng đột biến.

Cách khắc phục: Nên mặc trang phục lót sạch sẽ, dùng băng vệ sinh, không nên áp dụng phương pháp thụt rửa hoặc dùng chất khử mùi âm đạo bởi nói sẽ gây kích thích âm đạo.

Són tiểu khi cười, hắt hơi

Khi mang thai sản phụ thường ăn nhiều, uống nhiều, trung bình mỗi ngày phụ nữ mang thai uống khoảng 1,8 lít nước và việc bào thai lớn nhanh chèm ép lên bàng quang gây hiện tượng rò rỉ tiểu, nhất là khi có tác dụng từ bên ngoài như cười, hắt hơi.

Cách khắc phục: Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này là năng đi tiểu, hoặc mang băng vệ sinh, không nên nhịn quá lâu, luôn mang theo đồ lót bên mình mỗi khi phải xa nhà. Có thể tư vấn áp dụng liệu pháp tập có tên là Super Kegels, trong bài tập này, dùng kĩ thuật co cơ âm đạo, tập thường xuyên sẽ có tác dụng.

Đầy hơi

Đôi khi có cảm giác bụng chướng lên kèm theo chuột rút, gây đau bụng và đánh hơi thường xuyên. Nguyên nhân là do quá trình mang thai, hệ thống tiêu hoá làm việc chậm lại và tuần hoàn progesterone trong cơ thể tăng đột biến.

Cách khắc phục: Về lí thuyết, điều trị táo bón sẽ hạn chế việc đánh hơi và chướng bụng, tuy nhiên, thực tế không đơn giản như vậy. Nên xem lại thực đơn ăn uống hàng ngày, tăng cường rau xanh, trái cây, nếu không biến chuyển thì tư vấn bác sĩ.


Khi mang thai sản phụ có cảm giác mắc bệnh cảm lạnh vĩnh viễn, hỉ mũi.(Ảnh minh họa)

Cảm lạnh, nhức mũi

Khi mang thai sản phụ có cảm giác mắc bệnh cảm lạnh vĩnh viễn, hỉ mũi, sưng nhức mũi. Nguyên nhân là do hoóc môn, tuần hoàn máu tăng làm cho màng nhầy sưng lên, khô và chảy máu.

Cách khắc phục: Sử dụng nước muối sinh lí nhỏ thường xuyên, uống nhiều nước, nên dùng thiết bị tạo ẩm trong phòng. Nếu bị chảy máu cam thì không nên nằm nghiêng, giữ đầu thẳng, mặt quay lên trên, sau khi nhỏ thuốc mũi nên giữ để thuốc ngấm vào trong (khoảng 5 phút), cũng có thể dùng đá lạnh bọc vải chườm lên mũi. Trường hợp không khỏi cần đi khám và tư vấn bác sĩ.

Ngáy khi ngủ

Vào ban đêm những người mang thai phát sinh hiện tượng ngáy ngủ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do màng nhầy bị sưng, mũi tắc nghẽn, buộc cơ thể phải thở bằng miệng, ngáy to, phát sinh âm thanh như người kéo gỗ.

Cách khắc phục: Dùng thuốc nhỏ mũi hoặc nước muối để nhỏ trước khi đi ngủ, nên nằm nghiêng và sử dụng gối kê thích hợp, kể cả kê đầu lẫn hai bên. Duy trì độ ẩm trong phòng cho thích hợp khi thời tiết giao mùa.

Ra nhiều mồi hôi

Cùng với việc són tiểu, do uống nhiều nước nên khi mang thai phụ nữ còn xuất hiện cả hiện tượng ra nhiều mồ hôi, nhất là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, hố nách, bụng, mặt và cổ… Nguyên nhân của hiện tượng này là do khi mang thai quá trình trao đổi chất trong cơ thể tăng mạnh, máu đưa đến các bộ phận cơ thể nhiều hơn, làm ẩm da và phát sinh ra nhiều mồ hôi nhằm mục đích làm mát cơ thể.

Cách khắc phục: Nên mặc trang phục mỏng, dễ thấm và thoát nước, nhất là nước ép trái cây, rau xanh, sử dụng kem hoặc phấn rôm chống mồi hôi thoa vào hố nách, mặt sau đầu gối,…

Chảy nước dãi như trẻ nhỏ

Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai có quá nhiều nước bọt, thậm chí có thể lên tới 3-4 lít/ngày, ngoài ra còn xuất hiện tình trạng chảy máu nướu răng, nhất là sau khi đánh răng, xuất hiện các nốt nhỏ trên lợi. Đây là những nốt lành tính và sẽ tự mất sau khi sinh đẻ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hoóc môn trong cơ thể thay đổi đột biến.

Cách khắc phục: Đánh răng thường xuyên nhưng nên dùng bàn chải mềm, hạn chế thực phẩm dạng bột.

Xuất hiện các vết nám trên da

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ xuất hiện các vết nám trên mặt, cổ, ngực, hố nách và cả trên bầu vú. Nguyên nhân, khi mang thai cơ thể bài tiết quá nhiều melamine, ngoài ra còn phải kể đến lí do máu tuần hoàn quá mức làm nổi rõ các mạch máu trên da giống như mạng nhện và yếu tố không kém phần quan trọng khác đó là tác động của các loại hoóc môn giai đoạn thai kì.

Cách khắc phục: Phần lớn những vết nám sẽ mờ dần sau khi sinh con, nhưng với một số người nó lại không biến mất hoàn toàn. Để hạn chế nám da, khi ra ngoài nắng nên mang đầy đủ trang phục chống nắng, nếu cần có thể tư vấn bác sĩ da liễu để có giải pháp khắc phục thêm.

Quầng vú phát triển to lên

Khi mang thai bầu vú phát triển, các quầng vú nở rộng, màu đậm hơn và các nốt nhỏ li ti bao quanh vú cũng hiện rõ, thậm chí có các trường hợp tiết dịch. Đây là hậu quả của quá trình tăng sắc tố do hoóc môn gây ra. Cũng có người cho rằng đây là quy luật tự nhiên, giúp cho đứa trẻ sau này dễ tìm thấy bầu vú người mẹ. Đây là nơi chứa nhiều đầu dây thần kinh nên dễ thay đổi, bởi vậy, khi bắt đầu bú da căng lên nhưng khi trẻ bú xong lại trở lại trạng thái ban đầu.

Đôi chân to dần, trông rõ mạch máu

Trong giai đoạn mang thai, các tĩnh mạch to lên, nổi rõ nên trông giống như chiếc bản đồ. Ngoài ở chân, những mạch máu này còn nổi rõ ở bụng, thậm chí còn gây giãn tĩnh mạch ở hậu môn. Nguyên nhân là do máu trong động mạch bị tích tụ gây nên bởi áp lực của tử cung.

Cách khắc phục: Không nên đứng ngồi theo một tư thế hoặc ngồi vắt chéo chân quá lâu. Tăng cường cuộc sống vận động, nên đi lại thường xuyên, hạn chế nằm nhiều, ngồi nhiều. Tắm thường xuyên là cách tốt nhất để hạn chế áp lực vùng hậu môn và bệnh giãn tĩnh mạch hậu môn.

Meo.vn (Theo Mẹ & Bé)

Tránh quầng thâm “ghé thăm”

Một giấc ngủ ngon chưa đủ để cải thiện tình hình đôi mắt mệt mỏi, sưng húp và xám xịt. Tìm ra nguyên nhân sẽ giúp bạn giải quyết cho vấn đề này.

Nguyên nhân

Di truyền chính là thủ phạm hàng đầu. Nếu bạn được thừa hưởng một làn da sáng màu và mỏng vùng xung quanh mắt thì sẽ dễ bị thâm quầng hơn khi lưu thông máu chậm do thiếu ngủ.

Tuổi tác cũng là một nhân tố. Theo thời gian, da sẽ mất dần lượng collagen và mỏng manh hơn, do đó mà tĩnh mạch cũng lộ rõ hơn.

Dị ứng theo mùa là sự trách móc của nhiều chị em. Nó kích hoạt các histamine trong cơ thể người, gây ra sưng và viêm các mạch máu. Để xác định lý do vì sao các quầng thâm lại “ghé thăm” bạn, hãy nhẹ nhàng kéo căng vùng da dưới mắt. Nếu chúng sẫm màu hơn thì có thể nguyên nhân là do di truyền hoặc tuổi tác. Nếu màu sắc không đổi thì các tia UV hoặc dị ứng có thể là thủ phạm.


Hướng giải quyết

Nếu vấn đề bắt nguồn từ mạch máu, hãy sử dụng những chiếc gối mới có độ dày gấp đôi chiếc gối cũ để ngăn chặn lượng máu tập trung vào vùng mắt khi bạn đang ngủ. Vào buổi sáng, hãy đắp bông đã nhúng vào nước lạnh lên vùng da dưới mắt để làm teo các mạch máu. Hoặc bạn có thể sử dụng các loại kem chuyên biệt cho vùng mắt có chứa tinh dầu hoặc tinh chất trà xanh giúp củng cố thành mao mạch. Ngoài ra, bạn hãy điều chỉnh chế độ ăn uống của mình. Sô-cô-la đen, các loại thực phẩm chứa nhiều omega-3, axit béo nhằm cải thiện lưu lượng máu tới da.

Đối với các quầng thâm do dị ứng, hãy cân nhắc sử dụng thuốc kháng histamine trước khi dị ứng bắt đầu phát tác để giảm quầng thâm.

Cuối cùng, nếu vấn đề là do da bạn quá mỏng, sử dụng kem tăng cường collagen. Vitamin C cũng được khuyến khích trong trường hợp này, giúp da sáng màu hơn. Kết hợp sử dụng kem chống nắng hàng ngày để nâng cao hiệu quả điều trị.

Trong trường hợp khẩn cấp, bạn cần ngụy trang những quầng thâm đó tức thì, hãy sử dụng kem dưỡng cho mắt và để cho chúng khô trong vài phút. Sau đó, thoa một chút kem che khuyết điểm có tông màu hợp với màu da tự nhiên của bạn.

Meo.vn (Theo Dep)

“Hạt chắc – hạt lép”

Một số trường hợp, người đàn ông có thể nghĩ đến khả năng mình bị hiếm muộn là khi “cậu nhỏ” bị trục trặc, tinh hoàn quá bé hay không hề có.

Còn đại đa số các trường hợp phải đi xét nghiệm tinh trùng mới biết được.

Trước tiên cần nhấn mạnh rằng, không sinh con đẻ cái được có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nam giới cũng như phụ nữ chứ không phải “do số” (?!)

Trong y học, các bác sĩ thích sử dụng từ “hiếm muộn” hơn “vô sinh” vì nó đem lại cho người bệnh niềm hy vọng còn cứu chữa được. Có những người chưa bao giờ có con thì y học gọi là “hiếm muộn nguyên phát”. Nhưng cũng có những người đã từng có con rồi, sau này muốn có con nữa lại không được thì y học gọi là “hiếm muộn thứ phát”.


Ảnh minh họa

Làm sao  biết “chắc”  hay “lép”?

Có một số trường hợp người đàn ông có thể nghĩ đến khả năng mình bị hiếm muộn là khi “cậu nhỏ” bị trục trặc, thường cong lại nên khó khăn trong việc gần gũi, hoặc khi quan hệ mà không xuất binh. Có trường hợp hai tinh hoàn quá bé, thậm chí không có hai tinh hoàn. Còn trong đại đa số các trường hợp khác chỉ khi đi xét nghiệm tinh trùng mới biết được.

Xét nghiệm tinh trùng được y học gọi là tinh dịch đồ hay tinh trùng đồ. Sau khi xét nghiệm, bác sĩ sẽ cho biết người chồng có bị tinh trùng yếu không, tức là tinh trùng có số lượng ít quá, có hình dạng bất thường nhiều và bơi kém. Y học không dùng từ tinh trùng yếu mà gọi là “thiểu nhược tinh”. Một số người lại không có con tinh trùng nào trong tinh dịch cả, có thể do tinh hoàn không sản xuất ra tinh trùng hoặc tinh hoàn vẫn sản xuất ra tinh trùng nhưng đoạn đường tinh trùng đi qua bị tắc, thì y học gọi là bị “vô tinh”.

Khi khám, việc đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi người bệnh những chuyện có thể có liên quan đến hiếm muộn như đã từng có thai với ai chưa? Có từng bị quai bị lúc trẻ không? Đã từng quan hệ tình dục không an toàn chưa? Bệnh nhân có dùng hoặc tiếp xúc với một số loại thuốc có tác động làm giảm sinh tinh như thuốc kháng ung thư?...

Kế tiếp bác sĩ sẽ khám toàn thân và đặc biệt là khu vực “cậu nhỏ” đang lưu trú xem có gì bất thường không, hai tinh hoàn lớn hay nhỏ, tĩnh mạch tinh có bị dãn không, bệnh nhân có ống dẫn tinh không...

Kết thúc buổi khám, bệnh nhân sẽ được yêu cầu làm một số xét nghiệm mà quan trọng nhất là tinh dịch đồ. Nếu tinh dịch đồ bình thường thì bệnh nhân không phải khám và điều trị thêm gì nữa. Nếu tinh dịch đồ có bất thường, bệnh nhân sẽ được yêu cầu làm thêm các xét nghiệm cao hơn. Đó là định lượng các nội tiết tố sinh dục và các xét nghiệm như siêu âm tổng quát, siêu âm Doppler bộ sinh dục, siêu âm qua trực tràng, xét nghiệm di truyền nhiễm sắc thể, sinh thiết tinh hoàn... Qua phần thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ có thể biết được vì sao bệnh nhân bị hiếm muộn và có phương hướng chữa trị.

Chữa “đạn lép” - không khó!

Chữa hết bệnh để tinh trùng hồi phục lại, người bệnh có con tự nhiên vẫn là ưu tiên hàng đầu. Với sự phát triển của nam khoa hiện nay, khả năng can thiệp của y học để giúp cải thiện chất lượng tinh trùng là không quá khó. Vấn đề là người bệnh phải kiên trì và có niềm tin.

Với những trường hợp bị thiểu nhược tinh, có thể điều trị bằng thuốc tây hay đông y. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học chắc chắn là một trong các thứ thuốc trên hay một loại thuốc nào khác có hiệu quả thật sự. Do vậy, hiệu quả và ít tốn kém nhất là nên loại bỏ những ảnh hưởng của chất gây hại cho tinh trùng ngay từ đầu như rượu, thuốc lá, thuốc kích thích, ma tuý, thuốc diệt côn trùng, chất glycol ether dùng trong sơn, mực in và keo dán; tránh mặc quần lót chật; tránh quan hệ tình dục không an toàn...

Ngoài thuốc, những người có tinh trùng yếu mà bị chứng dãn tĩnh mạch tinh, thì phẫu thuật cột những tĩnh mạch dãn này có thể giúp tinh trùng khoẻ lại. Nếu các biện pháp này vẫn không hiệu quả, bệnh nhân có thể có con bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Thủ thuật đơn giản đầu tiên là lọc rửa tinh dịch, chọn những tinh trùng khoẻ mạnh, đem bơm vào buồng tử cung người vợ ngày trứng rụng. Nếu tinh trùng quá yếu hay bơm tinh trùng vẫn thất bại, bệnh nhân sẽ được chuyển sang làm thụ tinh trong ống nghiệm.

Với bệnh nhân vô tinh, nếu tinh hoàn vẫn sản xuất tinh trùng thì bệnh nhân vẫn có nhiều khả năng có con được bằng phẫu thuật nối thông lại đường dẫn tinh. Những người đã triệt sản rồi, sau này lại muốn có con thì phẫu thuật nối lại hai đầu ống dẫn tinh, có thể thành công tới trên 90% trường hợp. Tuy nhiên cần lưu ý thời gian cột ống dẫn tinh càng lâu, khả năng nối thành công càng kém. Nếu phẫu thuật nối thất bại, hay nếu ống dẫn tinh tắc nhiều chỗ, không thể nối được thì vẫn có thể có con nhờ thụ tinh trong ống nghiệm. Ngay cả trường hợp “cùng cực” nhất, tinh hoàn không tạo ra tinh trùng nữa thì y học vẫn có khả năng chữa, trừ khi mô tinh hoàn chỉ toàn là các tế bào xơ teo thì khi đó y học mới... bó tay.

Người ngại khám, kẻ thích “chữa”

Để chữa bệnh nội tiết hay tình dục, các bệnh nhân đến nam khoa thường đi một mình, thì thầm với bác sĩ như kể chuyện bí mật. Đến khi được đáp ứng các điều thầm kín thì mặt mày các ông dãn ra, vui vẻ trở về.

Có quí ông vừa vào phòng bác sĩ đã la lên: “Tôi to con, khoẻ mạnh, làm sao bệnh được, bà này nhiều chuyện cứ bắt tôi đến đây, kỳ cục!”, anh chàng vừa nói vừa hầm hầm nhìn vợ rồi nhìn bác sĩ. Sau khi chữa bệnh, có con xong thì anh chàng dữ dằn ấy trở nên hiền lành hẳn.

Một số ông khác thì có quan niệm lệch lạc hạnh phúc chỉ là vấn đề tình dục:  “Cậu nhỏ” phải “hoành tráng” thì mới hạnh phúc. Vì vậy mặc dù “cậu nhỏ” làm việc tốt, đã “đạt chuẩn quốc gia” rồi nhưng lại vẫn cứ thích đòi phải “đạt chuẩn quốc tế” mới vừa lòng.

Có anh nọ, tướng tá nhìn rất vạm vỡ, “cậu nhỏ” cũng thuộc hàng có “số má” trong kích thước trung bình của người Việt Nam nhưng cũng cứ nằng nặc đòi bác sĩ phải giúp cho nó hùng dũng hơn!!!  Gặng hỏi một hồi mới rõ lý do vì anh này sắp xuất cảnh qua Mỹ nên muốn “nâng cấp” cậu nhỏ lên theo tiêu chuẩn Mỹ để qua đó có gì không sợ quê độ với phụ nữ bên đó.

Trên nguyên tắc, bác sĩ có thể kéo dài “cậu nhỏ” ra thêm 2-3cm bằng một số phẫu thuật y khoa, tuy nhiên những biện pháp này chỉ sử dụng cho những trường hợp bị ung thư phải cắt bỏ một đoạn, hoặc những người thật sự có “cậu nhỏ” bất thường. Còn với người bình thường, các bác sĩ sẽ cương quyết từ chối vì không thuộc phạm vi Nam khoa.

Meo.vn (Theo Gia đình)

Có thể xóa gân máu nổi trên da hay không?

Việc này có phải giải phẫu hay chỉ dùng các phương pháp điều trị khác? - (Lan Chi - Hà Nội)


Trả lời:

Bệnh nổi gân trên da hay còn gọi là bệnh giãn tĩnh mạch là hiện tượng mao mạch nhỏ hoặc tĩnh mạch ở da bị giãn nở.

Phần lớn là do di truyền, tuổi tác, do yếu tố nội tiết hoặc đứng nhiều.

Bệnh có thể điều trị tại nhà như tập thể dục, mặc vớ nén và nâng cao chân, đây là phương pháp điều trị đầu tiên và thường có kết quả khá tốt. Nếu không thấy hiệu quả, có một số lựa chọn điều trị xâm lấn tối thiểu như bằng liệu pháp xơ hóa đối với các tĩnh mạch nhỏ hoặc  sử dụng laser (điều trị giãn tĩnh mạch lớn hơn).

Ngoài ra, các bác sĩ còn dùng phương pháp phẫu thuật, còn gọi là thắt ống và loại bỏ, đối với các tĩnh mạch bị giãn nghiêm trọng.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp phụ thuộc vào kích thước của tĩnh mạch giãn. Trong một số trường hợp, có thể điều trị bằng liệu pháp kết hợp là tốt nhất.      

Theo Thảo Vy
(tư vấn của BS Nguyễn Thanh Vân)

Meo.vn (Theo Thanhnien)