ANTĐ – Một nghiên cứu mới đây cho thấy phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường tăng gấp 3 lần nguy cơ bị các nhiễm trùng nguy hiểm so với thai phụ không mắc bệnh tiểu đường.
Dạng nhiễm trùng nguy hiểm có thể do MRSA (tụ cầu vàng kháng methicillin).
Nghiên cứu cho thấy tăng nguy cơ có liên quan với bệnh tiểu đường ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu thuộc đại học California, Los Angeles thì nguy cơ không xảy ra ở thai phụ không mắc bệnh tiểu đường.
Ảnh minh họa Các kết quả này được đưa ra sau khi nhóm nghiên cứu phân tích dữ liệu gồm hơn 3,5 triệu phụ nữ tại một bệnh viện. Họ phát hiện 5% số bà mẹ bị tiểu đường trong thời gian mang thai và 1% bị tiểu đường trước khi mang thai. Có 600 ca nhiễm MRSA ở các bà mẹ sau khi sinh. Nguồn nhiễm hay gặp nhất là qua da, đường tiết niệu, cơ quan sinh dục, nhiễm trùng vết thương và nhiễm trùng máu.
Mặc dù nghiên cứu phát hiện ra mối liên quan giữa nguy cơ nhiễm MRSA ở thai phụ mắc bệnh tiểu đường song không chứng minh mối quan hệ nhân quả.
Suy tim là hội chứng mãn tính làm cho cơ tim yếu đi, không đáp ứng đủ nhu cầu oxy của cơ thể. Nhiều người lầm tưởng nguyên nhân suy tim chỉ do những tổn thương thực thể tại tim, nhưng thực tế nhiều bệnh của mạch máu cũng có thể dẫn đến suy tim. Các chuyên gia tim mạch đã nhận định: “Suy tim là con đường chung cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch”.
Những con đường dẫn tới suy tim và biểu hiện thường gặp
Ở người trẻ, suy tim có thể do các dị tật tim bẩm sinh hoặc hẹp hở van tim, hậu quả của bệnh viêm khớp do liên cầu khuẩn ở tuổi thiếu niên không được điều trị dự phòng thích hợp. Ở người lớn tuổi, suy tim thường do các bệnh tim mạch mãn tính như: bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ vữa mạch, bệnh huyết khối, rối loạn mỡ máu, rối loạn nhịp tim…
Dấu hiệu hay gặp nhất ở người bị suy tim là khó thở. Lúc đầu chỉ khó thở khi hoạt động gắng sức, về sau khó thở xảy ra thường xuyên hơn kể cả lúc nghỉ ngơi, đặc biệt ở tư thế nằm nên người bệnh thường phải ngồi dậy để thở. Mệt mỏi, phù chi, tiểu đêm cũng là những dấu hiệu quan trọng trong chẩn đoán. Một triệu chứng khó thấy hơn và không được chú ý nhiều trong suy tim là ho không có đờm kéo dài, ho tăng khi nằm ngủ.
(Ảnh được cung cấp bởi Ích Tâm Khang)
Hậu quả nặng nề do suy tim
Không kể đến hậu quả tử vong do đột tử mà nguyên nhân chính là suy tim, thì hậu quả lâu dài đối với người bệnh chính là sự suy giảm chất lượng cuộc sống. Người bệnh suy tim thường xuyên bị mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau tức ngực do thiếu oxy, ho, phù, khó thở do ứ trệ tuần hoàn. Các triệu chứng này làm mọi hoạt động của người bệnh bị hạn chế và gây tâm lý hoang mang, bi quan về tình hình bệnh tật. Trong suy tim cấp, người bệnh có thể bị tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Ích Tâm Khang – Giải pháp an toàn cho trái tim “không khỏe”
Người bệnh suy tim buộc phải dùng thuốc suốt đời, vì thế những giải pháp từ thiên nhiên mang tính an toàn cao sẽ phù hợp cho việc sử dụng lâu dài trong hỗ trợ điều trị.
Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang với nhiều thành phần làm tăng cường các yếu tố có lợi cho tim như: tăng lưu lượng máu tới nuôi dưỡng cơ tim, giảm tình trạng ứ trệ tuần hoàn (cao đan sâm); tiêu cục máu đông (cao natto); giúp bổ sung thêm nguồn năng lượng cho tim (l-carnitin); ngăn ngừa quá trình hình thành mảng xơ vữa (cao vàng đằng). Chính vì vậy, Ích Tâm Khang giúp giảm nhanh các triệu chứng mệt mỏi, ho, phù, khó thở, xanh xao, hồi hộp; làm chậm tiến trình suy tim và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Suy tim là “điểm dừng chân” cuối cùng của nhiều bệnh tim mạch. Suy tim khó có thể chữa khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị đều hướng đến mục tiêu: giảm triệu chứng và làm chậm lại tiến trình suy tim. Vì vậy việc phát hiện và điều trị tích cực các yếu tố nguy cơ, cũng như sử dụng thêm những giải pháp an toàn và hiệu quả bền vững cho trái tim “không khỏe” là vấn đề mấu chốt để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, hẹp, hở van tim và rất nhiều các bệnh tim mạch khác mặc dù nguyên nhân gây bệnh không giống nhau nhưng hầu hết đều chung điểm dừng chân cuối cùng là suy tim. Suy tim khó chữa khỏi, song việc phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm sẽ giúp làm chậm tiến trình phát triển của bệnh. Hãy lắng nghe các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể để giúp bạn chẩn đoán sớm, chính xác và điều trị kịp thời.
1. Đau thắt ngực
Đau ngực thường xảy ra sau một hoạt động gắng sức (chạy bộ, leo cầu thang, làm việc nặng). Vị trí đau ở vùng ngực trái trước tim, có thể là cảm giác khó chịu, hoặc cảm giác bị đè ép sau xương ức lan đến cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái. Đau ngực thường bắt đầu từ từ, kéo dài vài giây đến vài phút. Tần suất cơn đau cũng không ổn định, có thể vài tuần, vài tháng một lần, nếu nặng hơn là vài lần trong một ngày.
Nguyên nhân là do khi động mạch vành (ĐMV) bị co thắt có thể gây tổn thương lớp tế bào nội mạc, dẫn đến lắng đọng cholesterol và tạo thành các mảng xơ vữa hoặc một cục huyết khối nhỏ có thể hình thành và cư trú bên trong ĐMV làm tắc nghẽn dòng máu chảy tới nuôi cơ tim.
(Ảnh do nhãn hàng Ích Tâm Khang cung cấp)
2. Khó thở
Khó thở là triệu chứng hay gặp nhất của suy tim, thường xảy ra khi gắng sức, thậm chí khi nằm hoặc tư thế đầu thấp. Người bệnh có cảm giác như hụt hơi, hồi hộp, thở gấp, tức thở. Suy tim càng nặng người bệnh càng khó thở nhiều, có người chỉ bước lên vài bậc thềm, hoặc tự tắm giặt kỳ cọ cũng khó thở. Cuối cùng, người bệnh khó thở cả khi ngồi nghỉ.
Khi tim bị suy yếu không hút được máu từ phổi về, phổi bị ứ huyết, mất tính đàn hồi và trở nên cứng, các cơ thở phải mất nhiều công sức mới làm phổi giãn ra để không khí lọt vào được. Vì vậy gây nên tình trạng khó thở ở người bệnh.
3. Mệt mỏi
Nếu đột nhiên bạn cảm thấy kiệt sức sau một hoạt động nào đấy, mà hoạt động đó trước đây bạn thực hiện rất dễ dàng, hoặc cảm giác mệt mỏi gây khó khăn cho bạn ngay cả khi thực hiện những việc đơn giản như: leo cầu thang, xách giỏ đi chợ hay thậm chí khi đi bộ. Đó là những dấu hiệu cảnh báo trái tim của bạn đang bị suy yếu.
Do tim bị suy yếu, hoạt động bơm hút máu bị hạn chế dẫn đến tim không bơm đủ máu đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể. Thiếu máu, người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi và khó khăn trong mọi hoạt động.
4. Ho
Tình trạng ho kéo dài dai dẳng không rõ nguyên nhân có thể là một trong những triệu chứng của suy tim. Ho trong suy tim là ho khan, khó khạc đờm. Tình trạng ho kéo dài làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, có khi khàn tiếng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh bị ho khi nằm, ngả lưng là ho và bắt buộc phải ngồi dậy mới dễ chịu. Tim suy yếu không hút được máu từ phổi, gây nên ứ máu tại phổi và dẫn đến tình trạng ho. Nhiều bệnh nhân dễ nhầm với các bệnh về phổi như viêm phổi, viêm phế quản.
5. Phù
Khi mới bắt đầu, người bệnh chỉ thấy hai mí mắt nặng khi ngủ dậy, mặt hơi phù như mọng nước; buổi chiều thấy phù nhẹ hai bàn chân, giày dép đi buổi sáng vừa, buổi chiều thấy chật. Lấy ngón tay ấn lên mắt cá chân, khi nhấc ngón tay thấy da vẫn lõm. Ở mức nặng hơn, phù làm bụng trướng, khó tiêu, nặng nề. Mặt to ra như béo lên, tuy nhiên, phù do suy tim không giữ nước nhiều như người bệnh thận.
Khi lưu lượng máu qua tim bị chậm lại, máu trở về tim qua các tĩnh mạch bị ứ đọng lại làm các mao mạch căng lên và gây thoát dịch qua thành mao mạch vào các vùng lân cận, gây nên phù. Mặt khác, do thận lọc kém, nước tiểu ít đi, nước tích lại trong người cũng gây phù.
Như vậy, không nên chủ quan khi gặp các dấu hiệu: khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực,…nhất là khi bạn đang mắc một trong số các bệnh về tim mạch. Ngay khi phát hiện có một trong các dấu hiệu trên, hãy đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa để phát hiện và điều trị kịp thời trước khi trái tim bị suy yếu.
TPCN Ích Tâm Khang – có nguồn gốc từ thiên nhiên, với nhiều thành phần có lợi cho tim, giúp:
– Làm giảm các triệu chứng của suy tim: mệt mỏi, khó thở, ho, phù, xanh xao, hồi hộp
“Để hệ tiêu hóa của bé được khỏe mạnh thì dinh dưỡng phải phù hợp với khả năng hấp thu của bé. Vậy nên hãy tôn trọng con bắt đầu từ ăn uống, vì đó là cách bạn cho con nền tảng sức khỏe vững chắc nhất!” Những chia sẻ thú vị của BS. Hoàng Lê Phúc (Trưởng khoa tiêu hóa – BV Nhi Đồng 1) và TS.BS Cao Thị Thu Hương (Trưởng phòng Quản lý nghiên cứu khoa học – Viện Dinh dưỡng Quốc gia) đã mang đến cho mẹ cái nhìn hoàn toàn mới về việc chăm sóc hệ tiêu hóa cho bé. Bạn đã biết những điều tưởng chừng đơn giản này chưa?
Cần lựa chọn dinh dưỡng phù hợp với khả năng tiêu hóa và hấp thu của bé (Ảnh được cung cấp bởi Dielac Optimum)
Hỏi: Thưa bác sĩ, bé nhà tôi đã được hơn 2 tuổi nhưng vẫn ăn rất lâu và lười ăn, kèm theo đó lại có những triệu chứng khó tiêu, đầy hơi liên tục. Tôi rất lo lắng vì biết bé có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa, vậy tôi phải làm sao? – (Chị Thanh Hà – TP. HCM, thanhha12…@gmail.com)
BS. Phúc: Vì mong muốn con ăn mau chóng lớn nên rất nhiều mẹ vô tình bắt con tiêu hóa vượt quá khả năng của bé mà không biết. Nhiều khi thấy con ăn chậm, ngậm thức ăn lâu, mẹ lại sốt ruột, ép, dọa hay đút thêm cho bé nuốt. Những thức ăn này chưa được nghiền, đi xuống dạ dày, không tiêu được sẽ ứ đọng lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi, gây ra rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy, nôn trớ…
“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, bạn nên tìm hiểu hệ tiêu hóa con trong mỗi giai đoạn đã “làm” được những việc gì, bé có đang bị “quá tải” không với chế độ dinh dưỡng bạn lựa chọn ( ăn dặm sớm, thức ăn cứng, nhiều chất béo, đạm khó tiêu hay thời gian giữa các bữa ăn sát nhau…) Hãy chọn dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu hóa, đó là cách tốt nhất để cho con bạn hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
–
Hỏi: Bác sĩ ơi, khi cho con tôi uống thêm sữa ngoài, bé hay gặp các vấn đề như đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy. Một vài người bạn khuyên tôi nên chọn sữa có đạm whey để bé dễ hấp thu hơn. Xin nhờ bác sĩ tư vấn thêm? – (Chị Lê Phương – TP. Hạ Long, mecubin07…@yahoo.com.vn)
TS.BS. Hương: Trong sữa có chứa 2 loại đạm là đạm casein và đạm whey. Đạm whey dễ hấp thu hơn casein và thời gian lưu lại trong dạ dày ngắn hơn. Ở sữa mẹ, tỷ lệ casein:whey là 40:60, trong khi đó ở sữa bò, tỷ lệ đạm casein chiếm đến 80% nên dễ gây ra tình trạng khó tiêu đạm ở trẻ. Đây là nguyên nhân thường dẫn đến các rối loạn tiêu hóa cho bé.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu sâu hơn người ta còn phát hiện đạm whey trong sữa mẹ khác đạm whey trong sữa bò do chứa thành phần Alpha Lactalbumin có tác dụng tạo nhiều acid amin cần thiết giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, thúc đẩy sự phát triển não bộ của trẻ. Vì vậy, khi cần bổ sung sữa ngoài cho bé, bạn nên ưu tiên chọn sữa có chứa đạm Whey giàu Alpha Lactalbumin để giúp trẻ dễ hấp thu, tiêu hóa tốt, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
–
Hỏi: Tôi được biết Probiotic & Prebiotic sẽ giúp hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột cho trẻ, khiến bé ít gặp phải các vấn đề về tiêu hóa hơn. Bé nhà tôi được 1 tuổi rưỡi rồi, tôi có thể bổ sung những lợi khuẩn này cho bé bằng cách nào, thưa bác sĩ? – (Chị Như Loan – TP. Huế, 0982 045…)
BS.Phúc: Bình thường trong đường tiêu hóa có rất nhiều loài vi khuẩn với số lượng vô cùng lớn sống cân bằng với nhau. Khi hệ vi khuẩn này mất cân bằng (thường sau điều trị kháng sinh hoặc do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa), trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy… Khi đó, nếu bổ sung đúng các vi khuẩn có lợi / tốt (Probiotic) thì có thể phục hồi lại hệ vi sinh đường ruột. Bạn có thể cung cấp lợi khuẩn cho con bằng các thức ăn lên men tự nhiên như sữa chua hay các sản phẩm sữa có bổ sung thành phần này… và củng cố cho sự phát triển của Probiotic bằng cách cung cấp thêm Prebiotic có nhiều ở đậu nành, chuối, tỏi… làm thức ăn cho lợi khuẩn.
Được ứng dụng công thức Opti-Digest tiên tiến – bổ sung đạm Whey giàu Alpha Lactalbumin và hệ khuẩn Probiotic & Prebiotic – Dielac Optimum là giải pháp dinh dưỡng tối ưu giúp trẻ dễ hấp thu và bảo đảm cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, sản phẩm này còn chứa các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ như: ARA, DHA, Taurine và Choline, Canxi, vitamin D…
Những năm đầu đời đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, ở độ tuổi này trẻ thường hay gặp phải các vấn đề về tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng men vi sinh đường ruột, tiêu chảy. Nhiều phụ huynh khi gặp phải vấn đề này thường rất xót con, lúng túng không biết xử lý thế nào?
Bởi vậy, thấu hiểu được sự cần thiết của việc tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia, nhãn hàng Bio-acimin New đã tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến với sự tham gia của TS.BS Trần Thị Minh Hạnh – Phó giám đốc TT Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh – nhằm phần nào san sẻ bớt những khó khăn của các mẹ trong quá trình nuôi con.
Chương trình tư vấn trực tuyến sẽ được diễn ra vào lúc 14 – 17h ngày 17/10/2012 và 24/10/2012 trên trang của Bio-acimin New.
(Ảnh do Bio Acimin cung cấp)
Như các bạn đã biết thì buổi tư vấn trực tuyến đầu tiên đã diễn ra và kết thúc tốt đẹp vào ngày 17 tháng 10 vừa rồi. Các bạn hãy cùng Bio-acimin New nhìn lại chương trình vừa qua và đặt câu hỏi cho chương trình sắp tới:
(Ảnh do Bio Acimin cung cấp)
Đúng 2 giờ chiều, bác sỹ Minh Hạnh đã có mặt và nhận hoa của Bioacimin New trao tặng. Sau đó, bác sỹ đã bắt tay luôn vào trả lời những thắc mắc của các mẹ gửi đến.
(Ảnh do Bio Acimin cung cấp)
Mọi người đều cố gắng làm việc nghiêm túc để có thể đưa ra những câu trả lời nhằm giải toả những vấn đề về tiêu hoá của các bé. Một số câu hỏi đã được bác sỹ trả lời:
Chào bác sỹ, em xin phép được hỏi bác sỹ 1 số điều mà em không biết hỏi ai cả. Con em được 3 tuổi rồi nhưng cháu rất hay ốm, lười ăn. Cháu nặng 12.5kg, cao 95cm. Cháu trung bình 1 tháng bị viêm đường hô hấp 1 lần, uống kháng sinh cũng phải ít nhất 1 tuần mới khỏi. Mỗi lần uông thuốc cháu lại đi ngoài, đau bụng, lúc lại táo bón. Cháu ăn mỗi bữa gần 1 bát cơm với khoảng 1/3 lạng thit, ăn thịt không thì cháu ăn được nhiều hơn còn ăn chung với cơn chỉ ăn được thế thôi ạ. 1 ngày cháu uống 3 lần sữa, mỗi lần 150ml hoặc sữa chua, váng sữa, phô-mai tùy hôm ạ, cháu cũng ăn hoa quả nữa. Em đã cho cháu uống Bioacimin mấy đợt, mỗi đợt 15 ngày, mỗi ngày 2 gói nhưng cháu cũng không chịu ăn lắm. Bác sỹ tư vấn giúp em 1 chế độ dinh dưỡng để cháu tăng cường miễn dịch và lên cân ạ. Em cám ơn bác sỹ ạ.
BS Minh Hạnh trả lời:
Thuỳ Dung thân mến, chiều cao của bé như vậy là được rồi nhưng bé bị thiếu cân đó nhé; ở tuổi này bé nên có cân nặng khoảng 14-14,3kg. Bị nhiễm trùng hô hấp thường xuyên và phải dùng kháng sinh liên tục sẽ làm bé bị rối loạn tiêu hoá. Em bổ sung men vi sinh cho bé như vậy là tốt rồi. Chế độ ăn như hiện tại sẽ tạm ổn nếu bé ít bị bệnh. Em nên tăng năng lượng khẩu phần cho bé bằng cách thêm dầu ăn vào mỗi bữa ăn (khoảng 1 muỗng canh dầu), tăng thêm sữa (khoảng 600ml/ngày), ăn yaourt mỗi ngày, và nhớ cho bé ăn trái cây thường xuyên để cung cấp vitamin giúp tăng sức đề kháng. Tránh để bé bị gió lùa, nhiễm lạnh, hít bụi bặm thì sẽ hạn chế được các đợt nhiễm bệnh. Khi bớt bệnh và ăn được thì bé sẽ tăng cân.
Phạm Thùy Linh – [email protected] – Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội hỏi:
Bé nhà em được 21 tháng, ăn uống bình thường nhưng hệ tiêu hóa rất kém nên không hấp thu được thức ăn và sữa. Hiện tại cháu được 10,5kg, có tiền sử cơ địa dị ứng thời tiết. Em muốn hỏi bác sỹ có cách nào khắc phục tình trạng kém hấp thu thức ăn của cháu được không, để cải thiện hệ tiêu hóa cho cháu?
BS Minh Hạnh trả lời:
Chào Thuỳ Linh, bé 21 tháng cân nặng 10,5kg là hơi nhẹ cân một chút. Làm cách nào mà em biết được bé kém hấp thu thức ăn và sữa? Bé đi phân có tốt không? Bé có hay đầy bụng khoảng 2 tiếng sau ăn không? Nếu bụng bé vẫn căng đầy và không tiêu hoá được thức ăn của bữa ăn trước đó thì em nên cho bé uống thêm men tiêu hoá các chất tinh bột, đạm, và béo; nếu bé đi tiêu phân xấu thì em có thể cho bé uống men vi sinh như Bio-acimin New cũng rất tốt. Còn nếu tình trạng không cải thiện thì em nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể nhé.
Rất nhiều, rất nhiều câu hỏi các bà mẹ gửi đến đều được bác sỹ trả lời nhiệt tình. Để theo dõi cũng như tiếp tục được bác sỹ trả lời, mời bạn hãy click vào đây để đặt câu hỏi cho ngày 24/10 nhé.
Làn da trắng là một lợi thế trời cho, nhưng bạn đã biết cách để làn da trắng phát huy hết thế mạnh của nó?
Tránh dùng son môi trung tính
Nếu bạn có làn da sáng thì tốt nhất nên tránh những màu son môi sáng. Màu nâu sáng hay nude sẽ chỉ khiến những nàng da trắng thêm nhạt nhòa, thậm chí không sức sống.
Chọn màu sắc sặc sỡ
Những bạn gái da trắng sẽ hợp nhất với màu son tươi tắn, vậy nên bạn có thể thử màu đỏ hoặc hồng san hô. Nếu bạn còn lo lắng thì hãy ngắm nhìn Scarlett Johansson để thấy, cô ấy thực sự lộng lẫy nổi bật với làn da trắng ngọc ngà và đôi môi màu ruby tươi sáng.
Mắt nâu
Những cô nàng da trắng sẽ hợp với các màu trang điểm như nâu sô-cô-la, tím oải hương hay màu xám. Những màu này chắc chắn sẽ đem lại vẻ ngoài long lanh, lấp lánh cho đôi mắt của bạn.
Tránh dùng nhũ mắt màu trung tính
Những màu nhũ mắt trung tính sẽ trở nên rất nhạt nhòa trên làn da trắng, đặc biệt như màu kem hay be. Vì thế, bạn nên tuyệt đối tránh xa sự mời gọi cám dỗ của những sắc màu này.
Kẻ mắt
Nếu bạn đang băn khoăn lựa chọn loại kẻ mắt phù hợp thì đây là câu trả lời dành cho bạn: Hãy chọn loại kẻ mắt có màu tối hơn màu nhũ mắt của bạn từ một đến hai nấc. Kẻ mắt sáng màu có thể là mốt mới nhất của năm nay nhưng chúng chắc chắn không phải dành cho bạn.
Mascara
Bí quyết trang điểm thành công cho những bạn gái sở hữu làn da trắng mịn là mascara màu đen, nó sẽ giúp đôi mắt thêm nổi bật, ấn tượng. Mascara nâu hay trong sẽ không hợp chút nào với tông màu da sáng.
Kiểm tra kem nền
Mẹo làm đẹp tiếp theo mà bạn cần biết là bí quyết để chọn được loại kem nền phù hợp. Thường thì các bạn gái da trắng thường hay gặp vấn đề là chọn phải kem nền màu hồng quá hay xám quá so với màu da thật. Vì thế việc thử nghiệm trước là vô cũng quan trọng, bạn hãy thử kem nền lên mặt để biết được màu sắc chính xác nhất. Hơn nữa, bạn nên quan sát kĩ màu sắc của kem cả khi ở trong cửa hàng lẫn khi ra ngoài dưới ánh sáng mặt trời trước khi đưa ra quyết định.
Không quên thoa má hồng
Với những bạn gái da trắng xanh, phấn má hồng là công đoạn trang điểm không thể thiếu. Nhiều người cho rằng má hồng chẳng cần thiết lắm, nhưng thực tế má hồng sẽ giúp định hình dáng khuôn mặt, gia tăng sắc ấm cho da, giúp bạn có được vẻ ngoài tươi tắn, đầy sức sống.
Thử phấn tạo khối
Nếu bạn vẫn chưa quen dùng má hồng thì ít nhất cũng hãy thử sử dụng phấn tạo khối. Bạn thoa phấn tạo khối lên má, cằm, mũi và trán để làn da có ánh đồng vừa phải, xinh xắn. Hơn nữa, đó cũng là những điểm tiếp xúc nhiều nhất với ánh nắng mặt trời, do vậy chúng sẽ bắt ánh sáng và làm tôn màu da của bạn hơn.
Tóc nâu và tóc đỏ
Làn da trắng trẻo sẽ trông cực kì lộng lẫy khi đi kèm với mái tóc màu nâu trầm, đỏ hay thậm chí đen tuyền. Debra Messing là một ví dụ hoàn hảo cho các cô nàng da trắng học tập. Debra quả thực trông quá đẹp và cao sang với mái tóc màu đỏ rực mạnh mẽ.
Không chọn quần áo sáng màu
Trừ phi bạn muốn mình trông như “trần như nhộng” khi nhìn từ xa, nếu không, bạn nên loại bỏ những trang phục màu trắng hay kem trong tủ đồ của mình. Những màu này quá sáng và sẽ làm những bạn gái có làn da trắng thêm nhạt nhòa, chìm nghỉm trong bộ trang phục.
Chọn trang phục sặc sỡ
Như đã nói ở trên, bí quyết dành cho những cô nàng trắng trẻo là màu sắc sặc sỡ. Đó là lợi thế để bạn có thể thử nghiệm và chinh phục những màu sắc nổi bật, táo bạo như đỏ hay san hô. Đừng ngần ngại mà hãy thêm vào những màu sắc này cho tủ quần áo của bạn.
Chăm sóc da
Sẽ là thiếu sót nếu bí quyết làm đẹp mà lại không đưa ra lời khuyên chăm sóc da. Điều quan trọng nhất là bạn luôn phải rửa sạch và tẩy trang mỗi tối trước khi đi ngủ. Một chế độ chăm sóc, giữ gìn làn da đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa mụn và các vấn đề da liễu khác.
Kem chống nắng
Những bạn gái da trắng thường dễ bị bắt nắng hoặc cháy nắng hơn da nâu. Đừng quên thoa kem chống nắng hàng ngày trước khi ra ngoài vì tia tử ngoại sẽ làm lão hóa làn da của bạn nhanh hơn, gây ra những vết thâm, đốm đồi mồi, khiến da không đều màu và xuất hiện nếp nhăn. Đừng để ánh nắng mặt trời hủy hoại làn da trắng trẻo, xinh xắn của bạn chỉ vì lười.
Ngụy trang các vết đỏ
Nếu da bạn bị dị ứng hay mọc mụn, thì tất cả những biểu hiện đó càng hiện rõ trên da trắng. Bạn có thể dễ dàng che giấu những vết đỏ này bằng cách sử dụng kem che khuyết điểm sắc tố xanh, màu xanh lá sẽ trung hòa màu đỏ và giúp bạn “ngụy trang” hoàn hảo.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Dù với màu da nào cũng vậy, để da được khỏe đẹp, căng đầy thì hoa quả, rau xanh là những thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của bạn. Những loại quả như táo, đu đủ và rau lá xanh sẫm màu có chứa rất nhiều vitamin quan trọng, giúp mang lại cho làn da vẻ ngoài khỏe mạnh, đầy sức sống.
Nước
Muốn đẹp thì kiểu gì bạn cũng phải uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Nước sẽ giúp dưỡng ẩm da từ bên trong, làm mát và thanh lọc cơ thể hiệu quả, mang lại cho bạn làn da trẻ trung, tươi mát.
Bệnh viêm đường hô hấp (VĐHH) là bệnh thường gặp, chiếm tỉ lệ 30 – 55% bệnh lý của trẻ em. Trung bình trẻ dưới 5 tuổi mắc từ 5 -10 lần mỗi năm.
Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ thường xuyên xảy ra khi thời tiết giao mùa, môi trường nóng lạnh đột ngột kèm theo khói bụi, ô nhiễm tạo điều kiện để dịch bệnh bùng phát, đồng thời do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên sức đề kháng, khả năng miễn dịch kém không đủ chống đỡ sự tấn công với mầm bệnh bên ngoài. Ngoài ra trẻ còn nhỏ chưa có ý thức vệ sinh tự bảo vệ mình trước nguy cơ lây nhiễm từ môi trường sống và người có bệnh nên càng dễ mắc bệnh.
Dấu hiệu ban đầu của bệnh VĐHH chỉ là ho có thể kèm theo sổ mũi, hắt hơi, viêm họng, khò khè, sốt… nhưng lại có mức độ lây nhiễm cao. Trẻ mắc bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, cơ hội học hỏi và khả năng lĩnh hội kiến thức bị gián đoạn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của cha mẹ do phải dành nhiều thời gian chăm sóc con yêu khi con bị bệnh.
Tiếp tục chương trình khảo sát chất lượng một số sản phẩm trong việc hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm đường hô hấp ở trẻ, nhóm chúng tôi tìm đến nhà anh Vũ Đức Lựu để được chia sẻ về kinh nghiệm phòng tránh tái phát các triệu chứng viêm đường hô hấp trong suốt hai năm của bé Bống (Thu Uyên)
Vừa bước vào căn nhà nhỏ tại địa chỉ 110 B2 KTT Nghĩa Tân, chúng tôi nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt của anh chị. Nhìn bé Bống thật xinh xắn và đáng yêu, anh Lựu chia sẻ: “Bống nhà mình năm nay gần 4 tuổi; đợt bé được 1-2 tuổi hay ốm vặt lắm: ho, biếng ăn, sổ mũi, táo bón, thỉnh thoảng còn bị khò khè, đặc biệt là trường kỳ viêm họng. Mình đang công tác tại ban chỉ huy quân sự quận Hoàng Mai, đọc báo Tiền Phong biết về sản phẩm BigBB có tác dụng tăng cường sức đề kháng giúp hỗ trợ phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm hay gặp ở trẻ nhỏ: viêm đường hô hấp, viêm đường ruột, viêm tai giữa… nhất là các loại viêm nhiễm tái phát nhiều lần. Ngoài ra, BigBB còn giúp trẻ ăn ngon và phòng ngừa chứng táo bón. Mình tìm hiểu kỹ qua báo chí, internet và được sự tư vấn thân quen của nhà thuốc Mai Hương ở Nghĩa Tân bảo sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn có thể dùng lâu dài. Mình quyết định mua BigBB về cho con dùng liên tục được 2 năm rồi.”
Ảnh được cung cấp bởi BigBB
Theo mạch câu chuyện, chị Cúc mẹ bé Bống chia sẻ: “Bé rất thích uống vì có vị ngọt dịu và mùi thơm, sau khi dùng BigBB liên tục thấy bé ăn ngon hơn, đường tiêu hóa tốt, ăn được nhiều thức ăn, táo bón hết hẳn; các triệu chứng VĐHH cũng giảm hẳn, ít tái phát, đặc biệt là chứng viêm họng, cháu khỏe mạnh hơn. Bây giờ mình đã có thể yên tâm hơn nhiều khi thời tiết thay đổi.”
Anh chị cũng hỏi thêm BigBB dùng cho độ tuổi nào, muốn dùng cho anh trai của Bống năm nay 8 tuổi có được không thì được đáp lời: “BigBB có thể dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi dùng 2 gói/ ngày. Trẻ trên 12 tháng tuổi dùng 2-3 gói/ ngày để hỗ trợ phòng ngừa, 4 gói/ ngày để hỗ trợ điều trị, chia làm 2 lần và uống trước ăn 30 phút. Để đạt hiệu quả cao nhất nên cho trẻ dùng BigBB theo đợt liên tục 3 tháng sau đó nghỉ 15 ngày và cho bé dùng lại đợt tiếp theo.”
Chị Cúc cũng chia sẻ với chúng tôi rằng chị đã giới thiệu BigBB cho những người hàng xóm thấy đạt hiệu quả tốt. Chị nhiệt tình dẫn chúng tôi sang nhà cô Vân, hàng xóm nhà chị. Cô Vân là bà của bé Tùng Lâm, cô đang công tác tại Đại học Sư Phạm Hà Nội. Cô chia sẻ: “Bố mẹ cháu đang công tác tại Nga, thỉnh thoảng mới về nên bà chăm cháu. Dạo trước Tùng Lâm còi lắm, khả năng hấp thu dưỡng chất không tốt vì bị táo bón liên tục 4 -5 ngày mới đi 1 lần và hay ốm vặt: ho, sổ mũi, viêm họng… Tôi dùng rất nhiều các sản phẩm trong và ngoài nước rồi nhưng thấy cháu không hợp. Tình cờ nói chuyện với vợ chồng Cúc thì được giới thiệu dùng BigBB. Thấy bảo BigBB dùng rất tốt, mình cẩn thận mang BigBB sang cho chị bác sỹ nhi quen gần nhà hỏi thêm để an tâm. Tùng Lâm đã dùng BigBB được 5 tháng rồi rất hợp, trộm vía từ khi dùng cháu khỏe mạnh, đường tiêu hóa tốt, ăn ngon hơn, táo bón hết hẳn, tăng được 1kg. Tôi rất hài lòng về sản phẩm BigBB này và sang tháng tôi tiếp tục dùng đợt tiếp theo để hỗ trợ phòng ngừa tránh tái phát.”
Để được tư vấn thêm xin gọi: 04.3795.8513 / 0989.332.486
Mấy ngày nay, hàng loạt rắn xuất hiện ở Phú Quốc (Kiên Giang), rắn bò vào bếp, giường ngủ, vườn, nhà… làm người dân hoang mang. Theo các chuyên gia, người dân cần có kỹ năng ứng phó khi gặp rắn để tránh khỏi những tai họa không đáng có.
Ban đêm con người dễ bị rắn tấn công
ThS Nguyễn Thiện Tạo, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cho biết, Việt Nam hiện là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn thuộc 69 giống, 8 họ. Trong số đó ghi nhận tổng số 53 loài rắn độc. Trong những loài rắn độc có khoảng 20 loài sống ở trên cạn.
Những loài rắn mà người dân thường hay gặp trong cuộc sống hằng ngày bao gồm cả rắn độc lẫn rắn không độc. Rắn độc gồm có rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang… Rắn không độc mà mọi người hay gặp có rắn nước, rắn ráo, rắn mòng… Những loài rắn này sống tại các bụi cây, bụi rậm, ngoài đồng ruộng…
Khi bị rắn thường cắn, chúng ta có thể bị ngứa, cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, nếu bị rắn độc tấn công, nọc độc của rắn có thể gây tử vong.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng, người dân lại bắt gặp chúng là vì rắn là loài động vật biến nhiệt. Vào những ngày nắng chúng thường bò ra bên ngoài để tiếp nhận ánh nắng mặt trời, vì thế có thể người dân vô tình bắt gặp.
GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam cho biết, có nhiều nguyên nhân để rắn trong tự nhiên bỗng dưng bò ra khỏi hang vào nhà dân như biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi đột ngột như quá nắng nóng hoặc mưa quá nhiều, nguồn thức ăn cạn kiệt. Đặc biệt cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, khi có lũ lụt, mùa màng thu hoạch và thời gian ban đêm bởi đây là thời điểm con người dễ bị rắn tấn công nhất. Rắn rất thích cư trú hoặc thích đến các đống gạch vụn, đống đổ nát, đống rác, tổ mối, nơi nuôi các động vật của gia đình
Liên quan đến thông tin ở Kiên Giang thời gian gần đây xuất hiện rắn bò vào nhà, ThS Nguyễn Thiện Tạo cho biết, cũng mới chỉ đọc thông tin trên báo và đang nhờ đồng nghiệp ở đó xác minh. Qua mô tả ông thấy các loài rắn này không giống với các loài rắn thông thường vẫn hay sống ở gần người dân. “Chỉ khi nào chúng tôi chụp được ảnh, từ đó chúng tôi mới tìm hiểu và nhận biết được đấy là loài rắn nào, có độc không…”, ThS Nguyễn Thiện Tạo cho hay.
Đừng tấn công
ThS Nguyễn Thiện Tạo cũng phân tích thêm, thông thường các loài rắn không tự nhiên tấn công con người. Mỗi khi thấy rắn, người dân thường hay nghĩ chúng rất độc và phải đập chết chúng chứ không nghĩ đến việc tránh xa hay xua đuổi. Khi bị con người tấn công, đương nhiên rắn sẽ tấn công lại như một biện pháp tự vệ. Cách tốt nhất là khi thấy rắn, nên tìm cách tránh xa chúng hoặc tìm cách xua đuổi chúng như cầm cành cây hoặc các vật có kích thước dài xua đuổi chúng đi xa.
Người dân cũng phải lưu ý rằng, đối với những loài rắn thường, khi cắn, chúng ta có thể bị ngứa, cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, nếu bị rắn độc tấn công, nọc độc của rắn có thể gây tử vong. Hiện nay, khoa học đã sáng tạo ra các kit thử lâm sàng nhằm giúp phát hiện độc tố trong vết thương của người bị rắn cắn đưa tới bệnh viện thuộc nhóm độc tố nào thì mới có hướng điều trị tiếp.
Đối với người dân, khi bị rắn cắn, cách tốt nhất là dùng dây, khăn buộc chặt chỗ bị cắn để không làm chất độc lan rộng ra cơ thể. Ngoài ra, người bị rắn độc cắn cố gắng ghi nhớ hình dạng của giống rắn vừa bị cắn. Thông qua việc mô tả, ít nhiều các bác sĩ sẽ phân biệt được loài đó, từ đó tìm ra nhóm độc tố để có biện pháp điều trị thích hợp.
GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh cũng cho rằng, mọi người không nên nằm ngủ trực tiếp dưới nền đất và thường xuyên kiểm tra nhà ở xem có rắn không. Nếu có thể thì tránh các kiểu cấu trúc nhà tạo điều kiện thuận lợi cho rắn ở (như nhà mái tranh, tường xây bằng rơm, bùn với nhiều hang, hốc hoặc vết nứt, nền nhà nhiều vết nứt).
Khi phát hiện có rắn xuất hiện trong khu vực khép kín, mọi người cũng không nên bắt, đuổi hoặc dồn ép rắn mà nên để chúng trườn ra khu vực rộng rãi mới tiến hành đuổi bắt. Khi rắn đã chết cũng không nên cầm hoặc trêu vì đầu rắn đã chết vẫn còn nọc độc.
Đây còn được gọi là bệnh thấp tim, hay gặp ở lứa tuổi học đường, xuất hiện sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đặc biệt là viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn bêta nhóm A.
Sau vài tuần kể từ khi bị viêm họng, trẻ có thể xuất hiện các viêm khớp cấp do thấp.
Trẻ có biểu hiện ban đầu như viêm họng, sốt cao. Sau vài tuần kể từ khi bị viêm họng, trẻ có thể xuất hiện các viêm khớp cấp do thấp. Viêm khớp có tính chất xảy ra đột ngột, hay gặp ở các khớp to vừa như khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, ít gặp viêm các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân, hoặc viêm một khớp đơn độc. Các khớp bị viêm sưng to, nóng, đỏ, đau, có thể có dịch nhưng không bao giờ bị hóa mủ.
Khớp viêm thường không đối xứng, hay di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Viêm khớp có thể tự khỏi nhưng thường khỏi nhanh hơn khi dùng thuốc chống viêm. Trong khi biểu hiện ở khớp thường khỏi nhanh, khỏi hoàn toàn không để lại di chứng thì biểu hiện ở tim thường nặng nề và là biểu hiện nguy hiểm nhất của bệnh. Ngoài các triệu chứng ở khớp, ở tim… trẻ còn có thể có các triệu chứng thần kinh như giật, liệt, hôn mê, đau bụng, tiểu ra máu…
ThS Trần Trung Dũng (Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội)
Một xét nghiệm gen mới có thể xác định các khiếm khuyết gen ở bệnh nhân ung thư và giúp BS sử dụng “các thuốc thông minh” để tăng khả năng sống.
Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tìm ra cách sàng lọc các đột biến ở 14 gen ung thư chủ chốt cùng một lúc.
Xét nghiệm này xem xét mô lấy từ các khối u và cho kết quả trong vòng 3 tuần.
Các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết phương pháp sàng lọc mới này hiện đã sẵn có và đang được sử dụng ở bệnh nhân bị ung thư phổi không tế bào nhỏ và các dạng ung thư khác.
Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Annals of Oncology.
Xét nghiệm này được phát triển bởi TS Lecia Sequist, giáo sư trợ giảng thuộc Trường Y Harvard và Dora Dias-Santagata, đồng giám đốc của phòng thí nghiệm nghiên cứu phát triển thuộc BV Đa khoa Massachusetts.
TS Dias-Santagata nói: “Xét nghiệm này giúp chúng tôi tìm ra các đột biến hay gặp xảy ra ở các tế bào ung thư và không xuất hiện ở các tế bào khác trong cơ thể”.