Lưu trữ cho từ khóa: thay thế thuốc

Dấu hiệu cảnh báo suy tim sớm

Bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, hẹp, hở van tim và rất nhiều các bệnh tim mạch khác mặc dù nguyên nhân gây bệnh không giống nhau nhưng hầu hết đều chung điểm dừng chân cuối cùng là suy tim. Suy tim khó chữa khỏi, song việc phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm sẽ giúp làm chậm tiến trình phát triển của bệnh. Hãy lắng nghe các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể để giúp bạn chẩn đoán sớm, chính xác và điều trị kịp thời.

1. Đau thắt ngực

Đau ngực thường xảy ra sau một hoạt động gắng sức (chạy bộ, leo cầu thang, làm việc nặng). Vị trí đau ở vùng ngực trái trước tim, có thể là cảm giác khó chịu, hoặc cảm giác bị đè ép sau xương ức lan đến cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái. Đau ngực thường bắt đầu từ từ, kéo dài vài giây đến vài phút. Tần suất cơn đau cũng không ổn định, có thể vài tuần, vài tháng một lần, nếu nặng hơn là vài lần trong một ngày.

Nguyên nhân là do khi động mạch vành (ĐMV) bị co thắt có thể gây tổn thương lớp tế bào nội mạc, dẫn đến lắng đọng cholesterol và tạo thành các mảng xơ vữa hoặc một cục huyết khối nhỏ có thể hình thành và cư trú bên trong ĐMV làm tắc nghẽn dòng máu chảy tới nuôi cơ tim.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Tâm Khang cung cấp)

2. Khó thở

Khó thở là triệu chứng hay gặp nhất của suy tim, thường xảy ra khi gắng sức, thậm chí khi nằm hoặc tư thế đầu thấp. Người bệnh có cảm giác như hụt hơi, hồi hộp, thở gấp, tức thở. Suy tim càng nặng người bệnh càng khó thở nhiều, có người chỉ bước lên vài bậc thềm, hoặc tự tắm giặt kỳ cọ cũng khó thở. Cuối cùng, người bệnh khó thở cả khi ngồi nghỉ.

Khi tim bị suy yếu không hút được máu từ phổi về, phổi bị ứ huyết, mất tính đàn hồi và trở nên cứng, các cơ thở phải mất nhiều công sức mới làm phổi giãn ra để không khí lọt vào được. Vì vậy gây nên tình trạng khó thở ở người bệnh.

3. Mệt mỏi

Nếu đột nhiên bạn cảm thấy kiệt sức sau một hoạt động nào đấy, mà hoạt động đó trước đây bạn thực hiện rất dễ dàng, hoặc cảm giác mệt mỏi gây khó khăn cho bạn ngay cả khi thực hiện những việc đơn giản như: leo cầu thang, xách giỏ đi chợ hay thậm chí khi đi bộ. Đó là những dấu hiệu cảnh báo trái tim của bạn đang bị suy yếu.

Do tim bị suy yếu, hoạt động bơm hút máu bị hạn chế dẫn đến tim không bơm đủ máu đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể. Thiếu máu, người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi và khó khăn trong mọi hoạt động.

4. Ho

Tình trạng ho kéo dài dai dẳng không rõ nguyên nhân có thể là một trong những triệu chứng của suy tim. Ho trong suy tim là ho khan, khó khạc đờm. Tình trạng ho kéo dài làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, có khi khàn tiếng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh bị ho khi nằm, ngả lưng là ho và bắt buộc phải ngồi dậy mới dễ chịu. Tim suy yếu không hút được máu từ phổi, gây nên ứ máu tại phổi và dẫn đến tình trạng ho. Nhiều bệnh nhân dễ nhầm với các bệnh về phổi như viêm phổi, viêm phế quản.

5. Phù

Khi mới bắt đầu, người bệnh chỉ thấy hai mí mắt nặng khi ngủ dậy, mặt hơi phù như mọng nước; buổi chiều thấy phù nhẹ hai bàn chân, giày dép đi buổi sáng vừa, buổi chiều thấy chật. Lấy ngón tay ấn lên mắt cá chân, khi nhấc ngón tay thấy da vẫn lõm. Ở mức nặng hơn, phù làm bụng trướng, khó tiêu, nặng nề. Mặt to ra như béo lên, tuy nhiên, phù do suy tim không giữ nước nhiều như người bệnh thận.

Khi lưu lượng máu qua tim bị chậm lại, máu trở về tim qua các tĩnh mạch bị ứ đọng lại làm các mao mạch căng lên và gây thoát dịch qua thành mao mạch vào các vùng lân cận, gây nên phù. Mặt khác, do thận lọc kém, nước tiểu ít đi, nước tích lại trong người cũng gây phù.

Như vậy, không nên chủ quan khi gặp các dấu hiệu: khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực,…nhất là khi bạn đang mắc một trong số các bệnh về tim mạch. Ngay khi phát hiện có một trong các dấu hiệu trên, hãy đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa để phát hiện và điều trị kịp thời trước khi trái tim bị suy yếu.

TPCN Ích Tâm Khang – có nguồn gốc từ thiên nhiên, với nhiều thành phần có lợi cho tim, giúp:

–  Làm giảm các triệu chứng của suy tim: mệt mỏi, khó thở, ho, phù, xanh xao, hồi hộp

–   Cải thiện tuần hoàn mạch vành, giúp giảm đau thắt ngực.

–   Phòng ngừa suy tim ở những người có nguy cơ cao (bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, bệnh van tim…)

Thông tin tư vấn sản phẩm: 04.3775.9865 – 08.3977.8085

(website: dongtay.net.vn)

(Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh)

 

Hy vọng cho người bệnh run chân tay

Run là một vận động cơ không chủ ý của một hay nhiều phần cơ thể xảy ra khi không bị tác động của môi trường, cảm xúc được coi là bệnh và cần điều trị sớm để phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.

Nguyên nhân chính gây run là sự suy giảm chức năng (tiếp nhận, xử lý, dẫn truyền thông tin) của hệ thần kinh vận động – điều tiết hoạt động của cơ xương trong các bệnh Parkinson (thoái hóa tế bào nhân xám); hội chứng Parkinson (tổn thương tế bào thần kinh do chấn thương, đột quỵ não, viêm não, thuốc và một số bệnh); rối loạn thần kinh thực vật; run vô căn hoặc lão hóa, thoái hóa não ở người cao tuổi.

Việc điều trị chứng run hiện gặp nhiều khó khăn do khó chẩn đoán chính xác nguyên nhân, đồng thời không có thuốc đặc hiệu cho mọi chứng run. Có một số ít thuốc từ hóa dược đáp ứng với điều trị như các chất dẫn truyền thần kinh trong điều trị run do bệnh Parkinson, hội chứng Parkinson. Tuy nhiên, người bệnh phải sử dụng thuốc suốt đời và việc điều trị mới dừng ở triệu chứng. Nhiều nghiên cứu cho thấy acid alpha –lipoic, l-carnitin, magiê được sử dụng trong điều trị giúp tăng cường sự nuôi dưỡng, bảo vệ tế bào thần kinh sẽ giảm quá trình thoái hóa, lão hóa và tăng cường chất lượng hoạt động của hệ thần kinh, cho kết quả khả quan.

Quan điểm của y học cổ truyền về nguyên nhân gây nên chứng run là do ảnh hưởng của tuổi tác, do can huyết và thận âm bị suy yếu. Từ đó làm cho huyết kém không nuôi dưỡng được các khớp và các mạch máu gây nên co rút, co cứng, run giật. Vì thế các bài thuốc đông y sử dụng cho chứng run, rung giật không thể thiếu câu đằng, thiên ma để trị triệu chứng. Đồng thời sự có mặt của một số vị dược liệu như hà thủ ô đỏ, câu kì tử, đinh lăng, mẫu lệ, xà sàng tử, nhục thung dung giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường sự nuôi dưỡng hệ thần kinh, để tác động vào một phần vào nguyên nhân sinh bệnh. Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị chứng run để tận dụng tối đa lợi thế của hai phương pháp là xu hướng được nhiều thầy thuốc và người bệnh lựa chọn.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc điều trị (Ảnh do nhãn hàng Vương Lão Kiện cung cấp)

Thực phẩm chức năng Vương Lão Kiện chứa các thảo dược câu đằng, thiên ma, hà thủ ô đỏ, câu kì tử, đinh lăng, mẫu lệ, xà sàng tử, nhục thung dung và các hoạt chất acid alpha -lipoic, l-carnitin, magiê. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa y học cổ truyền và y học hiện đại với ưu điểm nổi bật là giúp giảm dần các chứng run do mọi nguyên nhân như: run do bệnh Parkinson, hội chứng Parkinson, run sau tai biến mạch não, run ở người cao tuổi, rối loạn thần kinh thực vật,… đồng thời giúp tăng cường sức khỏe toàn trạng và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể. Sản phẩm an toàn, thích hợp để sử dụng lâu dài. Đây là hy vọng mới cho những người không may mắc bệnh cũng như những người có nguy cơ cao bị chứng run.

Ds. Lê Việt Ánh

Tư vấn: 0906.268.403 – 04.3775.9866

Website: dongtay.net.vn

Những liệu pháp điều trị thay thế thuốc khi mang thai

(Webtretho) Các bà mẹ mang thai được khuyến cáo không nên uống bất kỳ loại thuốc nào trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì đây là thời điểm quyết định cho sự phát triển của con bạn. Tiếp những tháng sau đó, nếu có biểu hiện bệnh và buộc phải nhờ đến thuốc thì bạn cần được sự chỉ dẫn, kê toa và theo dõi nghiêm ngặt của bác sĩ. 

Sứ dụng thuốc an toàn trong thai kỳ

Các bác sĩ nhận định rằng, một số thuốc dù được xem là an toàn đối với phụ nữ mang thai nhưng ảnh hưởng của chúng đối với đứa bé trong bụng mẹ vẫn còn là một ẩn số. Do vậy, nếu trước khi mang thai, bạn đang uống loại thuốc kê đơn nào đó thì hãy hỏi ngay ý kiến bác sĩ của bạn về độ an toàn của chúng khi bạn phát hiện mình có thai. Bác sĩ sẽ cân nhắc lợi ích cho bạn và rủi ro có thể xảy đến cho con bạn để đưa ra lời khuyến cáo về một loại dược phẩm đặc biệt nào đó.

Khi mang thai, bạn cần cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc và dược phẩm nào. Ảnh: Inmagine.

Bạn cũng cần cân nhắc hơn nữa khi kết hợp các loại thuốc và nếu bạn được kê đơn cho bất kỳ thuốc mới nào, hãy cho bác sĩ và dược sĩ biết bạn đang mang thai. `

Những dược phẩm nào là an toàn khi sử dụng trong suốt thai kỳ?

Các loại vitamin được khuyến cáo là có thể sử dụng mà không cần kê đơn, và an toàn cho suốt quá trình mang thai, tuy nhiên tốt nhất bạn nên xin tư vấn của bác sĩ để bổ sung những chất cần thiết thay vì uống đại trà. Nói tóm lại, nếu không cần thiết, bạn không nên uống bất kỳ loại thuốc nào mà không có toa của bác sĩ. 

Liệu pháp thay thế nào an toàn khi đang mang thai?

Nhằm làm giảm một vài tác dụng phụ gây khó chịu khi mang thai, có một số liệu pháp thay thế được cho là an toàn và hiệu quả:

– Để chữa buồn nôn trong thời kỳ đầu mang thai: châm cứu, bấm huyệt hoặc sử dụng các loại thảo mộc chiết xuất từ thiên nhiên như rễ gừng (250 mg, chia làm 4 lần/ngày), vitamin B6 (pyridoxine, 25mg uống 2 hoặc 3 lần/ngày) cho kết quả rất tốt. Uống từng ngụm nhỏ si-rô cô đặc từ các loại trái cây như đào, lê, trái cây hỗn hợp, dứa, hoặc những lát cam cũng mang đến những tác dụng rất bất ngờ.

– Để chữa đau lưng: nắn và xoa bóp khớp xương bằng tay được chứng thực là phương pháp cổ truyền hay nhất.

Massage là liệu pháp thư giãn và giảm đau nhức hiệu quả và an toàn đối với thai phụ. Ảnh: Inmagine.

– Các bài tập vận động: tập thể dục đã được chứng minh là có tác dụng tốt.

– Giảm đau khi sinh: gây tê ngoài màng cứng là biện pháp giảm đau hiệu quả nhất, nhưng ngâm mình trong bồn tắm với nước ấm cũng có thể giảm sự căng thẳng. Ngoài ra, các kỹ thuật như châm cứu, kỹ thuật thư giãn, thở đều, khích lệ tinh thần… cũng là những liệu pháp thay thế vừa mới được sử dụng rộng rãi. 

Liệu pháp thay thế nào nên tránh trong thời gian mang thai?

Những chất dưới đây có khả năng gây hại cho em bé đang phát triển khi được sử dụng với công thức cô đặc

Một số thảo dược phổ biến như cam thảo, nhân sâm lại chống chỉ định với thai phụ khi dùng ở thể cô đặc. Ảnh: Inmagine.

– Tránh xa những hóa chất vệ sinh răng miệng như Black cohosh (chiết xuất từ 1 loại cây vùng Bắc Mỹ có rễ làm thảo dược trị bệnh phụ khoa); Blue cohosh (cũng là 1 loại rễ cây vùng Bắc Mỹ dùng làm thuốc kích thích sinh đẻ); Cascara (cây bụi nhỏ miền tây bắc Hoa Kỳ); Chaste tree berry (quả hoặc hột một loại cây cảnh gốc Âu – Á); cây bạch chỉ Trung Quốc, Cinchona (cây canh-ki-na; vỏ của rễ cây bông); Feverfew (loài cây châu Âu có hoa trắng nhỏ, lá dùng điều trị chứng nhức đầu hoặc đau nửa đầu); củ nhân sâm, hải cẩu vàng, cây bách xù, rượu hồ tiêu (làm từ rễ cây hồ tiêu), cam thảo, nghệ tây mọc nơi đồng cỏ, cây bạc hà, rễ cây thương lục, cửu lý hương, cây xô thơm, cây St. John’s, lá cây keo, cúc ngải, hoa mẫu đơn trắng, cây ngải đắng, cỏ thi, cây chút chít vàng, vitamin A (liều lượng lớn có thể gây khuyết tật cho bé khi sinh).

– Tránh các chất dầu có trong dầu thơm từ cây thạch xương bồ, cây ngải, bạc hà, xô thơm, cây lộc đề, húng quế, bài hương, chất nhựa thơm, cây kinh giới ô và húng tây.

Nếu có bất cứ nghi ngờ nào liên quan đến sự an toàn của một loại dược phẩm nào đó, cả cổ truyền lẫn thay thế, hãy liên lạc với bác sĩ trước khi lựa chọn việc điều trị, bạn nhé!