Lưu trữ cho từ khóa: truyền thông

Hãy khôn khéo như các bà mẹ!

Nếu có một “tạo vật” nào đó là biểu tượng cho sự khôn khéo, hẳn phải là phụ nữ – những người mẹ đang đứng trước nhiều quyết định mua sắm lớn bé trong nhà. Từ sự va chạm với đủ loại hàng hóa qua các kênh truyền thông đến việc thực tế lựa chọn các mặt hàng nhu yếu phẩm trong gia đình và quan trọng nhất là sữa cho con, đã cho các chị em quá nhiều kinh nghiệm mua sắm. PGS.TS tâm lý học Huỳnh Văn Sơn cho rằng: “Không có khóa đào tạo kỹ năng sống nào thực tiễn như ‘tháp tùng’ một bà mẹ khôn khéo đi chợ!”.

Các bà mẹ ngày càng khó tính trong việc lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng cho con (Ảnh Trần Huy)

Sức hấp dẫn từ những thông điệp “lung linh”

Sự cởi mở trong tiêu dùng đã mở ra nhiều cơ hội cho những thương hiệu mới, nhất là với mặt hàng thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ. Với hơn 30 công ty cung cấp gần 50 nhãn hàng dinh dưỡng khác nhau đã cho người tiêu dùng thêm nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, việc một số nhà sản xuất tự “thổi” chất lượng sản phẩm của mình thành “nhất thị trường”, với các chiêu thức trình bày sản phẩm, cung cấp thông tin không chính xác trên nhãn mác, dẫn đến chất lượng hàng hóa không đúng với thực tế đã gây nhiều bức xúc cho người tiêu dùng. Chưa bao giờ sự sáng suốt khi chọn lựa hàng hóa của người tiêu dùng lại cần thiết như hiện nay, bởi đứng trước rất nhiều sản phẩm được thiết kế đẹp, được nhà sản xuất tự tung hô “hoành tráng”, người tiêu dùng rất dễ bị lung lạc, chọn lựa sai lầm.

Đặc biệt, sản phẩm sữa mới thường tự công nhân là đảm báo chất lượng và quy trình sản xuất an toàn thực phầm, sử dụng nhiều mỹ từ với mục đích đánh vào mong muốn của các bậc làm cha mẹ đối với sức khỏe của con. Cứ thế, những thông điệp này đi vào lòng người trong khi chất lượng một nơi, thông tin về sản phẩm một nẻo.

Chính sự tự công nhận và tự giới thiệu quá sự thật của nhà sản xuất “đi sau nhưng muốn về trước” đã đưa người tiêu dùng lạc vào “mê hồn trận” – không biết sữa nào là sữa đúng chất lượng. Trong khi nhu cầu sử dụng thì luôn luôn cấp bách vì hầu như bà mẹ nào cũng muốn con được bổ sung thêm chất dinh dưỡng, cho con cao hơn, thông minh, khỏe mạnh hơn đúng như lợi ích của sữa mang lại. Là người bảo vệ gia đình, chăm lo cho con cái, các bà mẹ luôn muốn chọn những sản phẩm tốt nhất cho con, nên họ ngày càng chọn lựa kỹ hơn.

Khi các bà mẹ lên tiếng

“Làm mẹ, mình rất mừng khi thấy nhiều vụ chất lượng sữa không đảm bảo được phanh phui. Điều này giúp mình và các bà mẹ cẩn trọng hơn khi chọn lựa thực phẩm dinh dưỡng, nhất là sữa cho con. Không việc gì phải đưa ra quyết định vội vàng, mình rất cảnh giác với những ‘kẻ lạ mặt’ mới xuất hiện. Tham khảo ý kiến các bà mẹ khác, hỏi thăm hàng xóm là việc đầu tiên, nhưng cũng để tham khảo, sau đó mình sẽ tìm thông tin trên mạng về thương hiệu này, rồi mới quyết định mua”, chị Hương, quận 3, TP.HCM, chia sẻ kinh nghiệm mua sữa cho con.

Bà mẹ trẻ Uyên Phi ở quận 10 thì luôn theo tiêu chí “Không đem con ra làm chuột bạch để thử nghiệm các loại sữa mới ra”. Chị vẫn trung thành với loại sữa con đang uống tốt. Chị cho rằng sản phẩm sữa mới với những thông điệp đi kèm nghe thấy cũng tò mò muốn thử, nhưng không dám mạo hiểm với sức khỏe của con. Do đó, có chọn sản phẩm mới, chị cũng chỉ chọn sản phẩm của cùng một nhà sản xuất uy tín để an tầm về chất lượng.

Khôn khéo như các bà mẹ hiện đại

Theo PGS.TS tâm lý học Huỳnh Văn Sơn, đa số các bà mẹ có tâm lý trung thành với các hãng lớn, có tên tuổi lâu năm vì họ có quy trình quản lý chất lượng rõ ràng, minh bạch. Để đảm bảo sự tự tin khi chọn mua thực phẩm dinh dưỡng cho con, các bà mẹ không chỉ dựa vào kinh nghiệm, cảm tính mà nên nhìn vào bằng chứng khoa học. Các chuẩn chất lượng nghiêm ngặt được quốc tế công nhận của sản phẩm sẽ là một sự bảo đảm để các bà mẹ yên tâm mua sữa cho con.

Bên cạnh sự uy tín lâu năm của các thương hiệu thì yếu tố quan trọng khi lựa chọn các sản phẩm dinh dưỡng chăm sóc trẻ em chính là thành phần an toàn. Những sản phẩm được công nhận về lợi ích đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ thông qua các nghiên cứu lâm sàng luôn dược ưu tiên lựa chọn. Vì thế việc lựa chọn những sản phẩm có kiểm chứng khoa học, đạt các tiêu chuẩn của các tổ chức y tế, dinh dưỡng, thực phẩm có uy tín như CODEX (Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế), EFSA (Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu) là hoàn toàn cần thiết.

Chị Minh, giáo viên trường mẫu giáo Hoa , q.11 chia sẻ: “Đúng là có kiến thức vẫn hơn, với kinh nghiệm nuôi dạy trẻ bao nhiêu năm, tôi nhận thấy việc lựa chọn sữa hay thực phẩm cho trẻ không khó. Chỉ cần hiểu con mình cần gì, trong giai đoạn nào rồi lựa chọn ở những nhãn hàng uy tín lâu năm trên thị trường là có thể thoát khỏi những ‘lời mời’ có cánh của những sản phẩm kém chất lượng. Khôn khéo khi chọn sữa cũng là một phần của bí quyết nuôi dạy con cái!”.

 
 

Hy vọng cho người bệnh run chân tay

Run là một vận động cơ không chủ ý của một hay nhiều phần cơ thể xảy ra khi không bị tác động của môi trường, cảm xúc được coi là bệnh và cần điều trị sớm để phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.

Nguyên nhân chính gây run là sự suy giảm chức năng (tiếp nhận, xử lý, dẫn truyền thông tin) của hệ thần kinh vận động – điều tiết hoạt động của cơ xương trong các bệnh Parkinson (thoái hóa tế bào nhân xám); hội chứng Parkinson (tổn thương tế bào thần kinh do chấn thương, đột quỵ não, viêm não, thuốc và một số bệnh); rối loạn thần kinh thực vật; run vô căn hoặc lão hóa, thoái hóa não ở người cao tuổi.

Việc điều trị chứng run hiện gặp nhiều khó khăn do khó chẩn đoán chính xác nguyên nhân, đồng thời không có thuốc đặc hiệu cho mọi chứng run. Có một số ít thuốc từ hóa dược đáp ứng với điều trị như các chất dẫn truyền thần kinh trong điều trị run do bệnh Parkinson, hội chứng Parkinson. Tuy nhiên, người bệnh phải sử dụng thuốc suốt đời và việc điều trị mới dừng ở triệu chứng. Nhiều nghiên cứu cho thấy acid alpha –lipoic, l-carnitin, magiê được sử dụng trong điều trị giúp tăng cường sự nuôi dưỡng, bảo vệ tế bào thần kinh sẽ giảm quá trình thoái hóa, lão hóa và tăng cường chất lượng hoạt động của hệ thần kinh, cho kết quả khả quan.

Quan điểm của y học cổ truyền về nguyên nhân gây nên chứng run là do ảnh hưởng của tuổi tác, do can huyết và thận âm bị suy yếu. Từ đó làm cho huyết kém không nuôi dưỡng được các khớp và các mạch máu gây nên co rút, co cứng, run giật. Vì thế các bài thuốc đông y sử dụng cho chứng run, rung giật không thể thiếu câu đằng, thiên ma để trị triệu chứng. Đồng thời sự có mặt của một số vị dược liệu như hà thủ ô đỏ, câu kì tử, đinh lăng, mẫu lệ, xà sàng tử, nhục thung dung giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường sự nuôi dưỡng hệ thần kinh, để tác động vào một phần vào nguyên nhân sinh bệnh. Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị chứng run để tận dụng tối đa lợi thế của hai phương pháp là xu hướng được nhiều thầy thuốc và người bệnh lựa chọn.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc điều trị (Ảnh do nhãn hàng Vương Lão Kiện cung cấp)

Thực phẩm chức năng Vương Lão Kiện chứa các thảo dược câu đằng, thiên ma, hà thủ ô đỏ, câu kì tử, đinh lăng, mẫu lệ, xà sàng tử, nhục thung dung và các hoạt chất acid alpha -lipoic, l-carnitin, magiê. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa y học cổ truyền và y học hiện đại với ưu điểm nổi bật là giúp giảm dần các chứng run do mọi nguyên nhân như: run do bệnh Parkinson, hội chứng Parkinson, run sau tai biến mạch não, run ở người cao tuổi, rối loạn thần kinh thực vật,… đồng thời giúp tăng cường sức khỏe toàn trạng và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể. Sản phẩm an toàn, thích hợp để sử dụng lâu dài. Đây là hy vọng mới cho những người không may mắc bệnh cũng như những người có nguy cơ cao bị chứng run.

Ds. Lê Việt Ánh

Tư vấn: 0906.268.403 – 04.3775.9866

Website: dongtay.net.vn

Phong tục trải chiếu giường cưới

(Webtretho) Trải chiếu giường cưới là một phong tục cưới khá được coi trọng trong các đám cưới truyền thống. Ông bà ta quan niệm người trải chiếu tân hôn cho cô dâu chú rể phải tốt vía để đôi trẻ sớm có con bồng bế. 

Bạn biết gì về việc trải chiếu giường cưới, hay có kỷ niệm nào khó quên với phong tục này? Hãy cùng chia sẻ nhé!

Giường cưới

Ảnh: Internet

Sức mạnh của sự dịu dàng

(Webtretho) "Tôi đã gặp trên đường phố Tokyo và Seoul những cô gái không hẳn là xinh đẹp nhưng mà họ thật lễ phép và thật dịu dàng. Khi bạn bất chợt gặp ánh mắt của một cô gái, và bạn thấy cô ấy mỉm cười, có lẽ một ngày mới đối với bạn sẽ đầy tâm trạng lâng lâng và bay bổng...

Hôm qua tôi đứng xếp hàng mua sách ở Hà Nội. Lâu lắm rồi tôi mới được thấy nụ cười tủm tỉm của một cô bé đứng đằng trước và được cô ấy nhường cho trả tiền trước (chắc cô thông cảm với một bà mẹ mang vác lỉnh kỉnh quá nhiều thứ, và tôi lại đi cùng cháu nhỏ). Tôi sẽ nhớ mãi nụ cười dịu dàng e lệ ấy. Và với con gái mình điều đầu tiên tôi dạy cháu sẽ là sự dịu dàng." - thành viên Hanoidong

Dịu dàng

Ảnh: Getty Images

"Có ai bán cái dịu dàng
Tôi mua một gánh cho nàng làm duyên."

Mời các bạn cùng chia sẻ và nhắc nhở nhau về cái duyên nữ tính này nhé!

Giáo sư Nguyễn Anh Trí: Tết ta chỉ nên ít ngày

GS-TS Nguyễn Anh Trí, Anh hùng lao động, Viện trưởng viện Huyết học – Truyền máu TW cho rằng, nên kéo dài nghỉ Tết Tây, còn Tết ta chỉ nên nghỉ 1-2 ngày. Làm vậy, cũng “đừng sợ đánh mất bản sắc dân tộc!”.

Đề xuất của GS. Võ Tòng Xuân: ăn Tết ta theo dương lịch, tiếp tục nhận được nhiều ý kiến trao đổi. Dưới đây là bài viết của GS-TS Nguyễn Anh Trí, anh hùng lao động, Viện trưởng viện Huyết học – Truyền máu TW.

GS-TS Nguyễn Anh Trí viết:  Qua theo dõi những ý kiến, chúng tôi thấy những ý kiến phản đối tập trung chủ yếu nhất là sợ bị đánh mất bản sắc dân tộc, sợ bị Tây hóa. Dù có thể dưới cách biểu thị từ tốn, bình tĩnh hoặc dưới cách biểu thị bực bội, nóng nảy, tôi nghĩ tất cả ý kiến các quý vị đều có lý và thể hiện tình cảm sâu sắc với dân tộc, với đất nước. Xin được trân trọng cảm ơn! Như vậy chúng ta cùng chung tình cảm đấy chứ! Tuy nhiên, tôi xin phép được bàn luận thêm như sau:
GS Nguyễn Anh Trí: 'Đừng sợ mất bản sắc dân tộc'

tet
Dịp Tết tây nghỉ dài ngày, còn Tết ta nên co ngắn ngày nghỉ.

1. Chúng tôi đề xuất nghỉ dài hơn vào Tết dương lịch (vào dịp từ 26-12 đến 5-1 năm sau), còn nghỉ Tết âm lịch ngắn hơn, (vào dịp từ 30 tháng Chạp đến mùng 1 hoặc 2 tháng Giêng). Cần lưu ý là chúng tôi dùng từ “vào dịp”  và có nói là dài ngắn mấy ngày là do Nhà nước quy định cho hợp lý.

Năm nay chúng ta đang được nghỉ làm 2 lần: Tết dương 4 ngày và Tết âm 9 ngày kể cả nghỉ bù. Đề xuất của chúng tôi cũng như vậy, chỉ khác về số ngày nghỉ Tết âm và nghỉ Tết dương là khác với cách nghỉ Tết hiện nay.

2. Chúng tôi cũng đề nghị không bỏ đi, mà phải giữ gìn, phát huy tất cả những gì thuộc về “cổ truyền” của chúng ta, như các ngày giỗ chạp của gia đình, dòng họ, làng xã, ngày Giỗ tổ Hùng Vương…tất cả đều diễn ra bình thường.

Đón giao thừa vào Tết âm, hay Tết dương tùy theo từng gia đình, miễn sao đầm ấm, linh thiêng là được. Tết ông Công, ông Táo xin cứ làm đúng ngày 23 tháng Chạp (lâu nay các mẹ, các chị vẫn làm mà có phải đợi Nhà nước cho nghỉ đâu nào!).

3. Có ý kiến cho rằng, dịp Tết dương lịch chưa có tiết Xuân? Tôi không là chuyên gia về vấn đề này, nhưng tôi thấy “tiết Xuân” là một khái niệm rộng. Nó khác nhau ở từng quốc gia, từng vùng miền, và cả với từng năm nữa.

Lịch thì có ghi một ngày nào đó cố định, nhưng trên thực tế nhìn vào cây cối: Có năm ra hoa chính xác, có năm muộn hơn, có năm sớm hơn. Xin cứ xem cây nhãn, cây vải, cây cau, cây khế… thân thuộc ngay trong vườn nhà mình mà xem.

Người miền Bắc sợ không có cái rét tháng Giêng, sợ nấu thịt đông không được… Xin thưa, năm nào mà ở miền Bắc không lạnh vào từ đêm Noel! Ví dụ năm nay, Tết dương lịch miền Bắc lạnh lắm rồi đấy chứ.

Bây giờ tôi ngồi viết những dòng chữ này, chưa đến Tết âm lịch mà miền Bắc đã lạnh từ 15 đến 5 độ đây này. Còn thịt đông, tôi thấy bây giờ không đợi đến Tết mới có; mà do biết cách nấu và có tủ lạnh thì hầu như lúc nào cũng nấu được đấy thôi!

Mặt nữa, tiết xuân thì chủ yếu là thụ hưởng qua cảm nhận từ sắc trời, cây cối, hoa lá, gương mặt người, hình ảnh của quê hương, đất nước… Tất cả những cái đó đều thực hiện được khi đang làm công việc khác. (Có ai ngồi một chỗ nào đó để  ngắm và thụ hưởng “tiết Xuân” suốt vài ngày đâu!).

Còn hoa đào, hoa mai? Ai cũng thấy, không phải năm nào cây cũng nở đúng vào dịp Tết âm lịch! Với lại bằng kỹ thuật bây giờ, những người trồng hoa có thể cho hoa nở vào bất cứ dịp nào mình muốn cơ mà!

4. Có một ý kiến rất hay, cho rằng cần phân biệt 2 khái niệm “nghỉ Tết” và “ăn Tết”. Đây là 2 khái niệm mà chúng ta cần thấy có thể xảy ra đồng thời, có thể xảy ra không đồng thời. Trước đây, đất nước còn khó khăn, kinh tế còn hạn hẹp, nên thông thường chỉ ăn Tết khi nghỉ Tết. Còn nay thì nhiều gia đình đã ăn (như) Tết ngay cả những ngày không phải là Tết.

Cụ thể như bánh chưng, bánh tét, mứt gừng… lúc nào mà không có? Như vậy thì vấn đề này không còn là quá lớn nữa rồi! Mặt nữa, có lẽ nên đưa thêm những khái niệm không mới nhưng có lúc chúng ta không chú ý, đó là “thưởng thức Xuân” và “chơi Xuân” nữa. Những năm qua, với sự phát triển của dân trí, nhân dân ta đã biết thưởng thức Xuân hơn, và nhờ sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước nên chúng ta cũng có nhiều thời gian để chơi Xuân hơn. Chỉ mong sao khi chơi Xuân nhớ bảo vệ sức khỏe đừng lãng phí thời gian.

5. Có ý kiến cho rằng “…tại sao không nghĩ cách để Tết cổ truyền của Việt Nam được quảng bá ra thế giới”. Đây là một ý kiến mới và rất táo bạo! Tôi nghĩ, nếu mình giữ gìn được, nếu chúng ta biết cách phát huy, làm đẹp nó lên bằng những hoạt động có giá trị văn hóa… biết đâu có ngày được UNESCO đồng ý đấy chứ! Năm qua, chúng ta rất vui vì “tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã được công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Chúng ta có quyền hy vọng điều tương tự nếu làm tốt việc giữ gìn và phát huy bản sắc của Tết âm lịch Việt Nam ta!

6. Cũng cần nói thêm, tôi hiểu sâu sắc sự bức xúc của một số người khi nêu ra vấn đề này: vì sự thay đổi đó làm thay đổi một số truyền thống, những thói quen, những hành vi của chúng ta. Ít hay nhiều là tùy người, tùy gia đình, tùy dòng họ… Và  cũng xin tiết lộ thật là, điều đó cũng có ảnh hưởng ngay cả cho bản thân tôi, vì ngày giỗ hai cụ thân sinh tôi cũng đúng dịp Tết âm lịch!. Tuy nhiên, nếu bình tĩnh nghĩ lại, đâu là lợi ích đại cục của một quốc gia, của sự phát triển mang lại no ấm, phồn vinh cho đất nước thì tôi tin rằng chúng ta sẽ sẵn sàng vào cuộc, sẵn sàng thay đổi.

Vậy cho phép tôi nói lại, chúng tôi chỉ đề xuất ý kiến điều chỉnh về thời gian để phù hợp với xu thế hiện tại và nhằm để hội nhập cho đất nước phát triển thôi. Và qua phân tích ở trên cho thấy chúng ta có đủ điều kiện để không đánh sắc mất bản sắc dân tộc.

Chúng ta hoàn toàn có niềm tin rằng, khi đất nước trở nên mạnh giàu hơn, với tình cảm sâu nặng về bản sắc dân tộc, như các quý vị bày tỏ, thì bản sắc ngày xuân Việt Nam chắc chắn sẽ được bảo tồn hơn và sẽ trở nên đẹp hơn bao giờ hết.

(Theo VTC News)

Bản tin 27.12: Giữ gìn truyền thống Việt

(Webtretho) Cuối tuần vừa qua, tấm lòng nhân ái của người Việt đã được tôn vinh trong một chương trình từ thiện đem đến niềm vui cho hơn 3000 trẻ em kém may mắn. Và chúng ta hãy dành chút thời gian để cùng thưởng thức chả giò và chả lụa – món ăn ngon điển hình của Tết Việt.

“Giáng sinh yêu thương” cho trẻ em kém may mắn

Nhân dịp Giáng sinh và đón chào năm mới 2013, cùng sự chung tay của người tiêu dùng và các đối tác, Parkson Việt Nam trao tặng hơn 3.000 phần quà bao gồm các nhu yếu phẩm thiết yếu, đồ chơi, dụng cụ học tập, quần áo… cho hàng ngàn trẻ em nghèo kém may mắn hiện đang được nuôi dưỡng và chăm sóc tại gần 40 mái ấm, nhà mở, trung tâm bảo trợ xã hội, trường khuyết tật… tại Hà Nội, Hải Phòng và TP.Hồ Chí Minh. Đây là năm thứ 3 liên tiếp hoạt động này được tổ chức nhằm đem đến niềm vui ấm áp cho các trẻ em kém may mắn, giúp các em có thêm niềm tin và nghị lực vượt khó vươn lên.

Giáng sinh yêu thương

"Giáng sinh yêu thương" cho trẻ em kém may mắn

Buổi trao quà từ thiện này được tổ chức tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi Long Hoa (TP.Hồ Chí Minh) vào ngày 22/12. Ngoài các phần quà được trao tận tay, các em nhỏ kém may mắn còn được hòa vào không khí của các tiết mục văn nghệ tưng bừng, các màn ảo thuật thú vị và sự xuất hiện của các khách mời đặc biệt của chương trình: Hoa hậu Trúc Diễm và MC Phan Anh. Các vị khách mời đặc biệt này sẽ cùng tặng quà và giao lưu với các em trong suốt chương trình. Trước đó các buổi trao tặng cũng đã được tổ chức tại Trường Khuyết tật Thanh Trì (Hà Nội) ngày 13/12, và tại Làng trẻ em SOS Hải Phòng ngày 15/12.

khách mời

MC Phan Anh và Hoa hậu Trúc Diễm tham gia trao quà cho các em nhỏ

Cùng với hơn 2.000 phần quà với tổng trị giá hơn 600 triệu đồng bao gồm các nhu yếu phẩm thiết yếu được dành tặng cho các em bởi Parkson Việt Nam, Parkson cũng kêu gọi các đối tác, khách hàng của mình cùng đóng góp thêm hơn 1.000 phần quà khác cho các em nhỏ trong chương trình có tên gọi “Be Santa Claus – Hãy là Ông già Noel tốt bụng”.

Cùng nhau xây dựng Bếp Việt cho thế giới

Đề Án bếp Việt với Chương trình Cùng nhau xây dựng Bếp Việt cho thế giới từ năm 2007 ra mắt năm 2009, kết nối của các chuyên gia ẩm thực, chuyên gia công nghệ thực phẩm, các doanh nhân nhà hàng, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam… hòng từng bước chuẩn hóa ẩm thực Việt, chuẩn hóa các món ăn, sản phẩm thực phẩm chế biến, các nhà hàng và đóng góp thiết thực cho việc quảng bá ẩm thực Việt ra thế giới. Vừa qua, nhân dịp Tết Nguyên đán Quí Tỵ sắp tới, Đề Án lại cùng nhau tổ chức sự kiện bàn tròn “Giữ gìn Bản Sắc và Giá Trị Ẩm Thực Truyền Thống Việt Nam” và giới thiệu hai món ăn truyền thống độc đáo của Việt Nam: Giò lụa (chả lụa) và Chả giò (nem rán) với sự tham gia trình bày của TS. Nguyễn Nhã và chuyên gia ẩm thực Bùi Thị Sương.

webtretho_đề án Bếp Việt

Các khách mời tham dự sự kiện bàn trò "Giữ gìn bản sắc và giá trị ẩm thực truyền thống Việt Nam" (Ảnh: Cầu Tre)

Giò lụa và Chả giò là hai món ăn truyền thống rất độc đáo của Việt Nam:

Giò là một loại món ăn được gói chặt chủ yếu chế biến bằng phương pháp luộc. Có nhiều loại giò gồm giò lụa, giò nạc, giò mỡ, hay giò thủ; giò làm bằng thịt lợn (heo), hay làm bằng thịt bò (giò bò), sau này còn có thêm giò chay… Cũng giống như nguyên liệu làm giò lụa, song thay vì luộc mà nướng thì được gọi là chả như chả quế. Chả phải có dầu mỡ, còn nếu có nước lại là món nấu hay luộc hoặc có nhiều dầu mỡ lại xen rau củ quả cắt miếng thì lại thành món xào.

Chả giò là món ăn chiên, nướng, hấp được cuốn thành từng miếng, bên trong là nhân với thịt, tôm, cá, củ quả xay nhuyễn. Chả giò có rất nhiều chất, nhiều vị, và cực kỳ phong phú với 50 loại chả giò khác nhau. Chả giò hay nem muốn ngon thì không thể thiếu nước chấm ngon, tùy theo món ăn và khẩu vị vùng miền mà có những cách pha khác nhau cho phù hợp.

webtretho_chả giò, chả lụa

Chả giò, chả lụa - những món ăn truyền thống Việt Nam (Ảnh: Cầu Tre)

Có lẽ đọc đến đây, bạn đã thấy rằng vẫn còn nhiều điều chưa hiểu rõ về những món ăn yêu thích từ lâu của mình đúng không nào? Vậy thì hãy cùng tìm hiểu để yêu hơn, để giữ gìn và tiếp tục phát huy những truyền thống văn hóa – nhân văn tốt đẹp của dân tộc mình nhé, từ những miếng ăn cho đến lòng tương thân tương ái!