Lưu trữ cho từ khóa: sử dụng thuốc

Nghiên cứu mới về điều trị đau bụng kinh ở phụ nữ

Đau bụng kinh (còn gọi là thống kinh) rất phổ biến, chiếm tới trên 50% phụ nữ trong độ tuổi có kinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt, học tập và lao động. Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định tác dụng điều trị chứng đau bụng kinh của một số loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên.

Nổi bật gần đây là nghiên cứu “Đánh giá tác dụng của Phụ Lạc Cao trong điều trị thống kinh cơ năng tuổi trẻ” do bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Trang – trường đại học Y Hà Nội thực hiện. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chứng đau bụng kinh và những kết quả mà công trình nghiên cứu mang lại, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Thị Hiền – nguyên phó Trưởng khoa Y học cổ truyền, đại học Y Hà Nội, người hướng dẫn đề tài nghiên cứu này.

(Ảnh do Phụ Lạc Cao cung cấp)

– Xin PGS cho biết nguyên nhân và những ảnh hưởng của chứng đau bụng kinh cũng như phương pháp điều trị chứng bệnh này?

– PGS.TS Lê Thị Hiền: Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng dưới khi hành kinh và có thể lặp đi lặp lại theo chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Thông thường, đau bụng kinh được chia làm hai loại chính: đau bụng kinh nguyên phát (thường gặp ở lứa tuổi vị thành niên) và đau bụng kinh thứ phát (thường gặp ở phụ nữ đã sinh đẻ, do các nguyên nhân thực thể như tử cung đổ sau, chít lỗ cổ tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung…). Đau bụng kinh ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người phụ nữ. Nhiều trường hợp phải nghỉ học, nghỉ làm vì những cơn đau dữ dội trước hoặc trong kỳ kinh.

Để điều trị đau bụng kinh, chị em có thể dùng các thuốc chống co thắt, thuốc giảm đau và thuốc nội tiết… Trong y học cổ truyền, người bệnh thường được dùng các vị thuốc có tính chất hành khí, hoạt huyết, tiêu ứ giúp giảm đau với ưu điểm ít gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.

– Được biết PGS phụ trách hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá tác dụng của Phụ Lạc Cao trong điều trị thống kinh cơ năng tuổi trẻ”. Vậy PGS có thể chia sẻ một số kết quả của đề tài này ?

– PGS.TS Lê Thị Hiền: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 60 sinh viên nữ trong độ tuổi 18-25, có đau bụng kinh, được dùng thuốc Phụ Lạc Cao điều trị trong 3 kỳ kinh liên tiếp. Kết quả cho thấy: 90% trường hợp giảm đau bụng kinh; 100% đối tượng sau điều trị có lượng kinh nhiều hơn, màu đỏ sẫm, không có cục và duy trì cả khi đã ngừng sử dụng thuốc 2 tháng. Phụ Lạc Cao không ảnh hưởng tới chức năng gan, thận và cơ quan tạo máu. Kết quả nghiên cứu này đã chứng minh tác dụng điều trị đau bụng kinh của thuốc Phụ Lạc Cao. Những thông tin này cần được phổ cập để các chị em bị đau bụng kinh có thể lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả cho mình.

– Xin PGS cho một vài lời khuyên đối với chị em phụ nữ khi bị đau bụng kinh?

– PGS.TS Lê Thị Hiền: Khi có đau bụng kinh (trong 3 chu kỳ kinh liên tiếp), chị em nên đến bệnh viện khám để kiểm tra, chẩn đoán tìm nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp. Chị em có thể dùng thuốc giảm đau của y học hiện đại hoặc các thuốc có nguồn gốc thiên nhiên như Phụ Lạc Cao để điều trị. Ngoài dùng thuốc thì châm cứu cũng có tác dụng giảm đau bụng kinh.

– Xin cảm ơn PGS!

Hy vọng cho người bệnh run chân tay

Run là một vận động cơ không chủ ý của một hay nhiều phần cơ thể xảy ra khi không bị tác động của môi trường, cảm xúc được coi là bệnh và cần điều trị sớm để phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.

Nguyên nhân chính gây run là sự suy giảm chức năng (tiếp nhận, xử lý, dẫn truyền thông tin) của hệ thần kinh vận động – điều tiết hoạt động của cơ xương trong các bệnh Parkinson (thoái hóa tế bào nhân xám); hội chứng Parkinson (tổn thương tế bào thần kinh do chấn thương, đột quỵ não, viêm não, thuốc và một số bệnh); rối loạn thần kinh thực vật; run vô căn hoặc lão hóa, thoái hóa não ở người cao tuổi.

Việc điều trị chứng run hiện gặp nhiều khó khăn do khó chẩn đoán chính xác nguyên nhân, đồng thời không có thuốc đặc hiệu cho mọi chứng run. Có một số ít thuốc từ hóa dược đáp ứng với điều trị như các chất dẫn truyền thần kinh trong điều trị run do bệnh Parkinson, hội chứng Parkinson. Tuy nhiên, người bệnh phải sử dụng thuốc suốt đời và việc điều trị mới dừng ở triệu chứng. Nhiều nghiên cứu cho thấy acid alpha –lipoic, l-carnitin, magiê được sử dụng trong điều trị giúp tăng cường sự nuôi dưỡng, bảo vệ tế bào thần kinh sẽ giảm quá trình thoái hóa, lão hóa và tăng cường chất lượng hoạt động của hệ thần kinh, cho kết quả khả quan.

Quan điểm của y học cổ truyền về nguyên nhân gây nên chứng run là do ảnh hưởng của tuổi tác, do can huyết và thận âm bị suy yếu. Từ đó làm cho huyết kém không nuôi dưỡng được các khớp và các mạch máu gây nên co rút, co cứng, run giật. Vì thế các bài thuốc đông y sử dụng cho chứng run, rung giật không thể thiếu câu đằng, thiên ma để trị triệu chứng. Đồng thời sự có mặt của một số vị dược liệu như hà thủ ô đỏ, câu kì tử, đinh lăng, mẫu lệ, xà sàng tử, nhục thung dung giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường sự nuôi dưỡng hệ thần kinh, để tác động vào một phần vào nguyên nhân sinh bệnh. Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị chứng run để tận dụng tối đa lợi thế của hai phương pháp là xu hướng được nhiều thầy thuốc và người bệnh lựa chọn.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc điều trị (Ảnh do nhãn hàng Vương Lão Kiện cung cấp)

Thực phẩm chức năng Vương Lão Kiện chứa các thảo dược câu đằng, thiên ma, hà thủ ô đỏ, câu kì tử, đinh lăng, mẫu lệ, xà sàng tử, nhục thung dung và các hoạt chất acid alpha -lipoic, l-carnitin, magiê. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa y học cổ truyền và y học hiện đại với ưu điểm nổi bật là giúp giảm dần các chứng run do mọi nguyên nhân như: run do bệnh Parkinson, hội chứng Parkinson, run sau tai biến mạch não, run ở người cao tuổi, rối loạn thần kinh thực vật,… đồng thời giúp tăng cường sức khỏe toàn trạng và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể. Sản phẩm an toàn, thích hợp để sử dụng lâu dài. Đây là hy vọng mới cho những người không may mắc bệnh cũng như những người có nguy cơ cao bị chứng run.

Ds. Lê Việt Ánh

Tư vấn: 0906.268.403 – 04.3775.9866

Website: dongtay.net.vn

Thời tiết giao mùa, trẻ dễ bị bệnh

Miền Nam không có mùa đông lạnh giá, tiết trời ấm áp quanh năm, nhưng khi độ ẩm tăng cao cũng vẫn sẽ là điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Đặc biệt, những trẻ hiếu động dễ sinh mồ hôi, không được lau kịp thời khiến các bệnh về đường hô hấp, ho cảm gia tăng.

PGS-TS Nguyễn Văn Bàng (phó trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai) chia sẻ, thời tiết thay đổi, giao mùa khiến trẻ thường mắc các bệnh như: ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, sốt, toàn thân khó chịu, viêm mũi, viêm V.A, viêm họng cấp… và ho thường là dấu hiệu cho các bệnh này. Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho trẻ. Phương pháp chữa trị chủ yếu là làm long đờm, ăn uống đầy đủ. Nếu được chăm sóc tốt, nhiều trẻ sẽ tự khỏi sau đó vài ba ngày. Nếu trẻ đang bú mẹ, giai đoạn này, bạn nên tăng cường cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Khi trẻ bị ngạt mũi, trước bữa ăn, bạn nên nhỏ mũi cho trẻ (dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ) để làm thông mũi trẻ. Trong những ngày thời tiết như thế này, cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Nhi cung cấp)

PGS Bàng nhấn mạnh, các mẹ cần tránh các tác nhân gây dị ứng và cách ly trẻ với môi trường khói thuốc, hóa chất hoặc không nên để trẻ tiếp xúc với chó, mèo. Phòng ngủ của trẻ cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm. Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá. Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ.

PGS Dương Trọng Hiếu (nguyên BS bệnh viện YHCT TW) chia sẻ, khi trẻ bị cảm, ho, các bà mẹ cần chú ý chữa trị kịp thời và triệt để. Thực tế hiện nay có nhiều loại thuốc Tân dược được bào chế dưới dạng siro để trẻ nhỏ dễ uống và liều lượng đã được điều chỉnh nhưng không phải vì thế mà các tác dụng phụ của thuốc không đáng ngại. Chức năng đào thải các chất độc của gan, thận còn kém, trẻ lại rất hay bị cảm, ho nên sử dụng thuốc rất thường xuyên. Nếu không cẩn trọng các mẹ sẽ bắt gan, thận của bé làm việc vất vả trong khi chức năng của các cơ quan này còn chưa được hoàn chỉnh. Các mẹ nên tìm các loại thuốc thảo dược an toàn cho bé. Nhưng ngay các thuốc Đông dược cũng có các vị thuốc không khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ như tinh dầu bạc hà, tỳ bà diệp, bạc hà diệp… Thế nên các mẹ chỉ nên lựa chọn các sản phẩm thảo dược được đặc chế dành riêng cho các bé. Cũng cần tìm các thuốc có mùi vị thơm, ngon, dễ uống. Siro Ích Nhi là một sản phẩm đáp ứng được tất cả các điều kiện này. Là sản phẩm được nghiên cứu và đặc chế dành riêng cho trẻ, với thành phần từ kinh giới, mật ong và các thảo dược nhanh giải cảm, giảm ho cho bé mà lại rất an toàn, mùi vị thì thơm ngon, thích hợp với khẩu vị của trẻ. Khi dùng kết hợp với các kháng sinh ở những bé bị cảm, ho nặng, Ích Nhi còn giúp các bé nâng cao sức đề kháng, giảm được các tác dụng phụ của kháng sinh và giúp bé nhanh khỏi bệnh. Đây là sản phẩm được nhiều bác sĩ khoa nhi khuyên dùng.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Nhi cung cấp)

Thành phần: xuyên khung 8g, cát cánh 8g. kinh giới 8g, tử uyển 8g, bách bộ 8g, xuyên bối mẫu 8g, hương phụ 8g, cam thảo 8g, trần bì 8g, mật ong 15g, phụ liệu vừa đủ 100ml. Tác dụng: giải biểu, trừ ho, trừ đờm. Chỉ định: thuốc được sử dụng trong các trường hợp điều trị các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, trị các chứng ho do lạnh, ho đờm nhiều. Liều lượng và cách dùng: trẻ sơ sinh – dưới 3 tuổi uống 3ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; trẻ em 3 – 7 tuổi uống 5 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; trẻ em 7 – 12 tuổi uống 7,5 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; từ 12 tuổi trở lên uống 10 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày. Có thể pha loãng với nước ấm cho dễ uống. Chống chỉ định: bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, phụ nữ có thai. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: + Thời kỳ mang thai: Không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai. + Thời kỳ cho con bú: Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú. Trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sỹ. Tác dụng không mong muốn của thuốc: chưa có báo cáo. Chú ý: thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Bảo quản: Trong bao gói kín, nơi khô mát, tránh ánh sáng. Tiêu chuẩn sản phẩm: tiêu chuẩn cơ sở. Quy cách đóng gói: hộp 1 lọ 100ml.

Điện thoại tư vấn sản phẩm: 043.9953901

Website: www.chamsoctre.vn

Hồ sơ đăng ký quảng cáo số: 1322/10/QLD-TT

Cần chú ý khi uống các loại thuốc chữa khớp

 

Hỏi: Tôi 30 tuổi, làm công việc văn phòng và bị bệnh khớp. Tôi thường xuyên uống các loại thuốc chữa khớp.
 
Mong bác sĩ tư vấn giúp có nên sử dụng thuốc chữa khớp trong thời gian dài không? Nếu sử dụng liên tục có hại gì không?

Quỳnh Anh (Hà Nội)

Đáp:

Bạn Quỳnh Anh thân!

Theo kết quả thống kê của các đơn vị chuyên khoa khớp thì 80% bệnh nhân đến khám và điều trị chứng về cơ, xương, khớp là nhân viên văn phòng.

Viêm khớp là rối loạn xuất phát từ sự viêm nhiễm. Nó xảy ra khi 2 khớp thường xuyên bị cọ sát sau khi lớp sụn bảo vệ mất đi. Ngoài ra, viêm khớp cũng có thể do sự hưởng ứng của hệ tự miễn.

Uống thuốc chỉ là giải pháp tạm thời để làm giảm cơn đau khớp tái phát. Các loại thuốc chữa khớp nếu dùng liên tục không những không chữa khỏi bệnh mà còn có những tác động xấu tới cơ thể. Việc sử dụng thuốc thường xuyên, liên tục là không nên.

Các thuốc kháng viêm, giảm đau kéo dài có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ trực tiếp trên niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là ở người bị viêm loét dạ dày và gián tiếp trên nhiều chức năng, nội tạng như gan, thận. Nhiều trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc chữa khớp một thời gian dài đã bị phù nề, sưng mặt, thường xuyên buồn nôn, tiêu chảy, đau thượng vị…

Thậm chí một số loại thuốc còn làm trầm trọng thêm các tổn thương ở đường tiêu hóa, gây loét dạ dày – tá tràng, viêm đại tràng chảy máu, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, thủng ruột… thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Thêm vào đó, tình trạng tăng acid uric khiến máu giảm tính kiềm, dẫn đến hàng loạt xáo trộn trong phản ứng biến dưỡng, tạo điều kiện cho sự phán tác của nhiều căn bệnh nghiêm trọng khác.

Một điều cần chú ý nữa là không bao giờ được xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp viêm cấp (sưng, nóng, đỏ, đau…). Việc xoa bóp chỉ có ích trong một số trường hợp như có tác dụng làm giảm cơn co cứng. Khi quá đau, có thể dùng thuốc hoặc dùng biện pháp châm cứu để giảm đau nhưng không nên lạm dụng thuốc.

Hiện nay có một số phương pháp điều trị khớp phổ biến là: vận động liệu pháp, massage, châm cứu, bó cố định vùng khớp để làm giảm sưng nề, đắp đá lạnh lên khớp, dùng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc tăng cường sự bền vững của sụn khớp, phẫu thuật…

Trung tâm cột sống, xương khớp ICC tư vấn

(Theo Bee)