Lưu trữ cho từ khóa: Y dược

Dùng thuốc giảm đau lâu làm tăng nguy cơ giảm thính lực

Việc dùng thuốc giảm đau thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ giảm thính lực ở phụ nữ, theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Y khoa Harvard mới được công bố trên tờ American Journal of Epidemiology.

Nhóm nghiên cứu đã tham khảo dữ liệu y tế của 55.850 phụ nữ, chú trọng đến việc dùng các loại thuốc giảm đau như aspirin, acetaminophen (paracetamol) và ibuprofen. Kết quả phân tích cho thấy việc sử dụng thường xuyên và lâu dài (khoảng 6 năm hoặc hơn) thuốc ibuprofen làm tăng nguy cơ giảm thính lực thêm 10% và thuốc acetaminophen khiến tỉ lệ này tăng 9%.

dung-thuoc-giam-dau-lau-lam-tang-nguy-co-giam-thinh-luc

Dùng thuốc giảm đau lâu dài có thể làm tăng nguy cơ giảm thính lựcẢnh: HEALTH. USNEWS

Nguy cơ mất thính lực cao không được ghi nhận ở những người dùng thuốc giảm đau trong khoảng 2 năm. Giảm thính lực cũng không thấy xuất hiện ở người dùng aspirin liều thấp và liều bình thường. Khả năng giảm thính lực từng bị xem là phản ứng phụ trong việc dùng aspirin liều cao nhưng liều dùng như vậy hiện ít được kê toa.

Trưởng nhóm nghiên cứu, GS Gary Curhan, lưu ý: “Tình trạng giảm thính lực hiện khá phổ biến và ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống. Việc phát hiện những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được giúp chúng ta xác định phương cách để phòng ngừa, trước khi thính lực bắt đầu giảm và xấu đi nghiêm trọng”. Nghiên cứu này có ý nghĩa đáng kể do việc dùng thuốc giảm đau đã phổ biến hơn trong 2 thập niên qua.

Theo Trúc Lâm/nld.com.vn

Những sai lầm thường gặp khi sử dụng thuốc nhỏ mắt

Thuốc nhỏ mắt rất dễ dàng để sử dụng nhưng không phải vì thế mà bạn không mắc lỗi đâu nhé!

“Mượn” thuốc nhỏ mắt để dùng

Để tiết kiệm chi phí hoặc ngại ra đường mua nên nhiều người trong gia đình thường dùng chung thuốc. Tuy nhiên, đây là con đường lây truyền vi khuẩn hoặc bụi bẩn từ người này sang người khác.

Không quan tâm đến hạn sử dụng

Thông thường, một lọ thuốc nhỏ mắt có hạn dùng khoảng 15 ngày. Còn theo quy chế hiện hành (tại Úc) là một khi lọ thuốc nhỏ mắt được mở ra thì sẽ trở thành phế phẩm sau 28 ngày.

Tuy nhiên, hoặc không biết, hoặc tiếc mà rất nhiều người sử dụng cho bằng hết. Điều này không những không mang lại tác dụng mà còn gây hại cho đôi mắt của chúng ta. Nó cũng là một trong các nguyên nhân khiến các bệnh về mắt, bao gồm cả các tật khúc xạ gia tăng.

nhung-sai-lam-thuong-gap-khi-su-dung-thuoc-nho-mat

Ảnh minh họa

Để lọ thuốc chạm vào mắt khi nhỏ

Hàng ngày, đôi mắt của chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn, yếu tố gây bệnh trong không khí. Bởi vậy, việc để lọ thuốc chạm vào mắt khi nhỏ có thể khiến cho các vi khuẩn, bụi bẩn, chất dịch trong mắt bám vào lọ và gây hại ngược trở lại cho mắt trong những lần sử dụng sau đó.

Lưu ý không được chạm đầu lọ thuốc vào mắt vì có thể làm mắt trầy xước cũng như ô nhiễm phần còn lại của lọ.

Không rửa sạch tay trước khi nhỏ mắt

Cho dù tay bạn không trực tiếp chạm vào mắt hay phần miệng lọ thuốc nhỏ mắt, nhưng những vi khuẩn, các chất bẩn, yếu tố gây hại trên tay hoàn toàn có thể rơi vào mắt và cả lọ thuốc khi chúng ta sử dụng.

Tự “kê đơn” thuốc nhỏ mắt

Nhiều người tự làm bác sĩ cho mình khi mắt có các biểu hiện như đỏ, cộm… và tự mua thuốc nhỏ mắt để điều trị. Tuy nhiên, các dấu hiệu khi đôi mắt mệt mỏi cũng rất dễ bị nhầm lẫn với đau mắt đỏ hoặc cườm nước, đau mắt hột… Bởi vậy, sử dụng thuốc một cách bừa bãi không những không mang lại tác dụng mà còn khiến cho bệnh nặng hơn, điều trị mất thời gian và khó khăn hơn.

Lạm dụng thuốc nhỏ mắt

Sử dụng thuốc nhỏ mắt thường xuyên quá không phải là việc làm tốt. Trong thuốc nhỏ mắt có chứa các thành phần phụ, chất bảo quản hay chất kháng sinh… Đây đều là những chất có khả năng gây hại nếu sử dụng quá nhiều. Nó có thể gây ra các tác dụng phụ như cườm nước, thủng mắt, làm teo dây thần kinh thị giác, dẫn đến mù lòa… Bởi vậy, các bạn cần hết sức lưu ý nhé!

Bao nhiêu giọt là đủ?

Mỗi lần dùng thuốc, chỉ nên nhỏ 1 giọt vì giọt thứ hai sẽ “giội” đi giọt thứ nhất, nếu không thì cũng làm tăng sự hấp thụ toàn thân và tăng độc tính. Giọt thứ hai thường sẽ nằm lại trên phần da của mí mắt và có thể làm cho người sử dụng mắc phải tình trạng dị ứng tiếp xúc. Sử dụng 2 giọt cùng một lúc còn làm tăng gấp đôi chi phí điều trị.

Thời gian giữa 2 lần nhỏ thuốc

Dạng bào chế của thuốc nhỏ mắt và tình trạng bệnh của bệnh nhân sẽ quyết định khoảng thời gian giữa 2 lần sử dụng thuốc. Trong những trường hợp viêm nhiễm nghiêm trọng, bệnh nhân cần nhỏ thuốc cách mỗi 30 phút. Ngược lại, trong trường hợp dùng thuốc nhỏ mắt để điều trị bệnh tăng nhãn áp (glaucoma), khoảng cách giữa 2 lần nhỏ có thể kéo dài tới 24 giờ.

Bảo quản thuốc nhỏ mắt

Thông thường, thuốc nhỏ mắt cần phải được cất giữ ở nơi khô mát. Đối với một số dược chất có trong thuốc nhỏ mắt, đặc biệt là chloramphenicol, cần phải được bảo quản trong tủ lạnh.

Đối với những bệnh nhân bị dị ứng hoặc phản ứng do các chất bảo quản trong thuốc, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê toa loại thuốc nhỏ mắt không chứa các chất bảo quản.

Hiện nay, rất nhiều loại thuốc nhỏ mắt được bào chế theo dạng này và chỉ được sử dụng một lần.

Theo Hạ Uyên/Suckhoegiadinh.com.vn

Uống thuốc bổ kèm thuốc bệnh không đúng cách có thể gây bệnh

Uống kết hợp các loại thuốc bổ kèm thuốc bệnh không đúng cách có thể khiến bạn “tiền mất tật mang”.

Vitamin A + thuốc hạ áp = nôn ói

Vitamin A có tác động đến tế bào mỡ, hòa tan chất béo làm giảm cholesterol xấu nên chúng cũng có tác dụng giảm huyết áp.

Kết hợp dùng vitamin A với thuốc hạ áp có thể gây ra tình trạng tụt huyết áp quá mức làm choáng váng, buồn nôn. Vitamin A cũng làm tăng nguy cơ chảy máu ở bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu.

Vì vậy, những người dùng các thuốc trên cần uống cách xa với viên bổ sung dầu cá, viên tổng hợp vitamin A.

uong-thuoc-bo-kem-thuoc-benh-khong-dung-cach-co-the-gay-benh

Ảnh minh họa

Vitamin D + thuốc giảm cholesterol = tăng cholesterol

Bệnh nhân đang sử dụng thuốc giảm cholesterol mà uống thêm vitamin D sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, đồng thời làm tăng cholesterol HDL.

Ngoài ra, dùng vitamin D liều cao cùng với một loại thuốc lợi tiểu có thể dẫn đến tăng đào thải canxi qua nước tiểu nên tăng nguy cơ gây sỏi thận và thất thoát vi khoáng.

Vitamin E + estrogen = tăng nguy cơ huyết khối

Vitamin E được sử dụng bồi bổ cho trẻ em để làm sáng mắt, bảo vệ gan; hỗ trợ người già, phụ nữ sẩy thai, nhiễm độc thai nghén. Nhưng vitamin E tương tác với sắt làm giảm hiệu quả trong quá trình uống thuốc điều trị thiếu máu.

Vitamin E có khả năng làm giảm nồng độ máu nên khi dùng chung với thuốc Aspirin có thể gây nguy hiểm. Những người dùng vitamin E liều cao với các thuốc có chứa estrogen cũng dễ tăng nguy cơ gây huyết khối. Vì vậy, cần uống thuốc và vitamin E cách xa nhau.

Canxi + Thuốc = sỏi

Canxi dễ kết hợp với một số thành phần trong thuốc tạo nên hợp chất khó hấp thu, giảm hiệu quả điều trị của một số nhóm thuốc chống loãng xương, thuốc kháng sinh tetracycline fluoroquinolone và levothyroxine, thuốc trị bệnh tuyến giáp… Uống bổ sung canxi cùng với nhiều loại thuốc cũng gây ra phản ứng kết tủa hình thành sỏi tại các bộ phận như gan, mật.

Melatonin + thuốc chống đông máu = tăng chảy máu

Bổ sung Melatonin nhằm tăng ổn định tế bào, điều hòa giấc ngủ, nhịp sinh học, giảm stress đang được rao bán dưới dạng thực phẩm chức năng. Nhưng Melatonin làm giảm đông máu nên những bệnh nhân đang uống thuốc chống đông máu có thể bị tăng cháy máu, thâm tím, khó cầm vết thương. Những bệnh nhân phải dùng thuốc kiểm soát huyết áp cũng sẽ bị giảm tác dụng khi uống chung với Melatonin.

Thuốc Bắc + thuốc Tây = khó hấp thu

Các vị thuốc bắc như ngưu hoàng, phèn chua, chu tằng, hoạt thạch, mẫu lệ, trân châu… đều có chứa ion kim loại như canxi, magiê, nhôm… Vì vậy khi uống thuốc Bắc với thuốc Tây sẽ gây ra phản ứng của ion kim loại với các hoạt chất trong thuốc Tây hình thành các thành phần khó hấp thu, làm giảm tác dụng của cả hai loại.

Một số loại thuốc Bắc được bào chế dưới dạng nung sẽ hấp phụ làm giảm hiệu quả điều trị của các loại thuốc Tây cường tiêu hóa.

Bác sĩ tư vấn: Ths.BS. Nguyễn Bạch Đằng

Học viện Quân y

Theo Suckhoegiadinh.com.vn

Lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai kết hợp

Trước khi quyết định chọn thuốc tránh thai kết hợp, có những điều cơ bản chị em cần phải nắm rõ để thuốc có thể phát huy hiệu quả tối đa mà không gây hại cho sức khỏe.

Lựa chọn loại thuốc tránh thai kết hợp phù hợp nhất

Thuốc tránh thai kết hợp có chứa hai nội tiết tố progesterone và estrogen liều thấp, có tác dụng ngăn không cho rụng trứng để không thể xảy ra hiện tượng thụ tinh, làm quánh đặc chất nhầy ở cổ tử cung nên tinh trùng khó chui vào tử cung, đồng thời làm cho lớp nội mạc tử cung phát triển không thuận lợi cho sự làm tổ của trứng.

Tuy nhiên, mỗi loại thuốc tránh thai khác nhau có thành phần khác nhau, phù hợp với từng loại thể trạng khác nhau. Do đó, để lựa chọn một loại thuốc tránh thai tốt nhất, bạn nên đi khám và tham khảo tý vấn của bác sĩ.

luu-y-khi-su-dung-thuoc-tranh-thai-ket-hop

Biết rõ tác dụng phụ của thuốc tránh thai kết hợp

Các tác dụng phụ của thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ. Một số tác dụng phụ phổ biến của thuốc tránh thai là: gây buồn nôn, nhức đầu, tăng cân, ngực đau và thay đổi tâm trạng… Một số rủi ro nghiêm trọng hơn nhưng hiếm gặp có thể là: cục máu đông, tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ.

Nắm được các điều chống chỉ định khi dùng thuốc tránh thai kết hợp

Nếu sử dụng kèm với một số loại thuốc kháng sinh nhý thuốc đau nửa đầu hoặc thuốc chống động kinh… sẽ khiến thuốc tránh thai kết hợp giảm hiệu quả.

Ngoài ra, nếu phụ nữ có tiền sử bị các bệnh nhân đau tim, đột quỵ, bệnh gan… hoặc đã trên 35 tuổi và nghiện thuốc lá nặng thì không nên sử dụng thuốc tránh thai kết hợp.

Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thuốc tránh thai kết hợp

Để thuốc tránh thai có được hiệu quả cao nhất, chị em cần phải uống thuốc theo đúng hướng dẫn sử dụng của thuốc. Trong trường hợp quên uống thuốc, chị em cũng nên ghi nhớ những cách xử lý sau:

– Nếu bạn quên uống thuốc 1 ngày, chị em có thể uống bù một viên khác ngay khi nhớ ra, viên tiếp theo vẫn uống theo giờ bình thường hàng ngày vẫn uống.

– Nếu quên từ 2 ngày trở lên, chị em nên bỏ vỉ thuốc đang dùng, đợi đến khi có kinh và bắt đầu uống lại một vỉ mới. Trong thời gian này, phải liên tục dùng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục để không mang thai ngoài ý muốn.

Theo Mỹ Linh/Suckhoegiadinh.com.vn

Những điều cần biết về thuốc lợi tiểu

Thường người ta chỉ nghĩ dùng thuốc lợi tiểu khi thận có “vấn đề” khiến việc đi tiểu lúc thì “bí bách”, lúc lại “nhỏ giọt”. Nhưng, công dụng của thuốc còn nhiều hơn thế và việc dùng nó không hề đơn giản.

Bằng cách tăng bài tiết nước tiểu, thuốc lợi tiểu làm giảm lượng nước trong hệ thống tuần hoàn và do đó làm giảm phù (phù gây khó thở, sưng mắt cá chân ở người suy tim, hội chứng thận hư và suy gan). Thuốc lợi tiểu còn làm giảm hiện tượng sưng và căng ngực cho chị em trong những ngày trước “đèn đỏ” và làm giảm áp suất máu (điều trị bệnh cao huyết áp)…

Có bao nhiêu loại thuốc lợi tiểu?

Thuốc lợi tiểu được chia làm 5 nhóm:

– Nhóm thiazide: Thuốc gây lợi tiểu vừa (tăng sản xuất nước tiểu) và thích hợp cho việc dùng thời gian dài.

– Nhóm quai thận: Là những thuốc tác dụng nhanh- mạnh, đặc biệt khi dùng bằng đường tiêm. Vì vây, thuốc rất hữu dụng trong các trường hợp cấp cứu (như suy tim…).

– Nhóm chứa K+ (Potassium): K+ là loại khoáng chất có lợi cho người huyết áp cao và tim mạch có nhiều trong trái cây và rau xanh. Nhóm thuốc này được dùng kèm với nhóm thiazide và nhóm lợi tiểu quai thận (vì cả hai làm thiếu K+).

– Nhóm ức chế men Carbonic hydrase (Diamox): Thuốc gây lợi tiểu vừa phải nhưng chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn.

– Nhóm thẩm thấu: Có tác dụng lợi tiểu mạnh được dùng để duy trì sự sản xuất nước tiểu sau chấn thương nặng hoặc phẫu thuật lớn.

nhung-dieu-can-biet-ve-thuoc-loi-tieu

Khi bác sĩ kê đơn

Hiển nhiên bạn không thể tự ý dùng thuốc lợi tiểu, dù nó thuộc nhóm nào. Tuy nhiên, việc hiểu công dụng của những thuốc mà bác sĩ kê theo toa cũng sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc điều trị. Thông thường thì thuốc lợi tiểu được chỉ định dùng trong một số bệnh lý sau:

– Tăng huyết áp: tùy theo mức độ và giai đoạn để chọn đơn trị liệu hay đa trị liệu (phối hợp với thuốc hạ áp). Trong đó:

+ Nhóm thiazid được chỉ định trong tăng huyết áp đơn thuần, bệnh lý thận nhẹ, chưa suy thận.

+ Nhóm quai thận dùng trong tăng huyết áp của các bệnh thận, kể cả đã suy thận.

– Suy tim: Lợi tiểu là thuốc điều trị bước đầu và cơ bản trong suy tim. Song chúng cũng gây ra tác dụng phụ có hại cho tim như: làm giảm kali huyết, giảm magie huyết dẫn tới loạn nhịp tim. Để “điều hòa” có thể kết hợp tương thích với thuốc lợi niệu tiết kiệm kali.

– Suy thận: Thuốc lợi tiểu bài tiết natri và kali dùng đối với bệnh nhân suy thận sẽ bị giữ lại trong cơ thể lâu hơn làm cho việc tăng kali huyết thêm nghiêm trọng. Do đó, chỉ có thể dùng thuốc nhóm quai thận, tuyệt đối không dùng nhóm thuốc khác.

– Thiên đầu thống: Thuốc ức chế men Carbonic anhydraza được chỉ định để điều trị bệnh này.

Nhận biết tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu

Tùy thuộc vào cơ địa và bệnh lý của từng người mà thuốc lợi tiểu có thể gây các tác dụng phụ như: Dị ứng thuốc (với những biểu hiện: nổi mẩn, ngứa, đau bụng, đi ngoài…); Hạ huyết áp, gây mất nước; Rối loạn điện giải; Rối loạn chuyển hóa và nội tiết (tăng hàm lượng đường, lipid và acid uric trong máu; gây liệt dương, vú to ở nam giới, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới).

Vì vậy cần dùng thuốc lợi tiểu hợp lý, không tự động dùng khi chưa có ý kiến của thầy thuốc, đặc biệt đối với người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em để đề phòng các tai biến.

Bên cạnh đó, khi dùng thuốc lợi tiểu, một lượng lớn kali sẽ bị đào thải. Nhưng, bạn không nên quá lo lắng vì có thể tăng cường ăn chuối và uống nước cam… để bổ sung lại lượng kali bị mất. Bạn cũng nên lưu ý, nếu thấy mỏi mệt, buồn nôn, khát nước, mạch nhanh… phải đến ngay bác sĩ để khám xem có phải do tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu không và có hướng điều chỉnh thuốc thích hợp.

Những ai không nên dùng thuốc lợi tiểu?

– Bị rối loạn nước và điện giải, không điều chỉnh được.

– Bệnh nhân suy thận: Không dùng loại thiazid và loại làm tăng kali.

– Có bệnh về não, gan, bệnh gút, tiểu đường.

– Chỉ dùng cho người cao tuổi khi rất cần thiết.

– Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú có thể dùng được Lasilix nhưng phải rất hạn chế.

Những tương tác nguy hiểm khi dùng thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu tương tác xấu với những thuốc nào?

– Giảm tác dụng, dễ gây suy thận chức năng cấp nếu dùng cùng với thuốc chống viêm không đặc hiệu.

– Làm tăng độc tính của digital và các thuốc chống loạn nhịp nếu tương tác với chúng.

– Gây tụt huyết áp nặng hoặc suy thận cấp khi dùng cùng với thuốc ức chế men chuyển.

– Tăng tác hại của các thuốc aminosid (như streptomycin, gentamycin…), céphalosporin và thuốc cản quang lên thận nếu được dùng đồng thời với các thuốc này.

Theo Nhất Nam/Suckhoegiadinh.com.vn

7 điều cần biết về thuốc kháng sinh

Theo trang Naturalnews, kể từ lần đầu tiên ra đời vào đầu thế kỷ 20, thuốc kháng sinh đã cứu sống vô số người. Tuy nhiên, việc sử dụng tràn lan và lạm dụng thuốc kháng sinh đã dẫn đến các vấn đề sức khỏe như nhiễm nấm hoặc tiêu hóa kém vì thuốc kháng sinh có thể giết chết vi khuẩn tốt cùng với các xấu.

7-dieu-can-biet-ve-thuoc-khang-sinh

1. Thuốc kháng sinh không thể điều trị tất cả các loại nhiễm trùng

Thuốc kháng sinh loại Antiobiotics điều trị các trường hợp bị nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn. Chúng không có hiệu quả đối với những người bị bệnh virus hoặc tác nhân gây bệnh khác. Nhiều người tin rằng thuốc kháng sinh sẽ giúp điều trị được bệnh cảm lạnh hoặc cúm, nhưng nó không giúp ích được gì.

2. Thuốc kháng sinh cần phải dùng đủ liều

Nhiều người sẽ chỉ dùng thuốc kháng sinh cho đến khi các triệu chứng của họ đã hết. Tuy nhiên, hãy uống đủ liều để đảm bảo rằng các triệu chứng nhiễm trùng đã hoàn toàn bị xóa sổ. Nếu chỉ sử dụng một phần của toa thuốc cũng có thể giúp thúc đẩy vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

3. Kháng sinh nên được uống đều đặn

Ví dụ, nếu thuốc kháng sinh của bạn cần phải được dùng 3 lần/ngày, bạn không nên dùng tất cả 3 viên thuốc cùng một lúc mà khoảng cách giữa mỗi lần uống thuốc cách nhau khoảng 8 tiếng. Đây là khoảng thời gian thích hợp làm cho thuốc có hiệu quả hơn trong điều trị các trường hợp nhiễm trùng.

4. Có sự khác biệt giữa các loại thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có thể được tạm chia thành 2 loại chính: phổ rộng và phổ hẹp. Thông thường, khi mới chẩn đoán, bác sĩ sẽ thử nghiệm mẫu đờm để xác định loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng.

Trong khi chờ đợi kết quả, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng kháng sinh phổ rộng có thể giết chết nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Khi có kết quả chính xác, bác sĩ sẽ áp dụng loại kháng sinh phổ hẹp (đặc hiệu với một loại vi khuẩn xác định).

5. Tốt nhất là uống thuốc kháng sinh với nước

Dùng thuốc kháng sinh với nước là tốt nhất. Điều này sẽ thúc đẩy hydrat hóa và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Ngoài ra, một số thuốc kháng sinh như Ciprofloxican không nên dùng với đồ uống sữa, vì nó cản trở hiệu quả của thuốc.

Thuốc kháng sinh không bao giờ được uống với rượu. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc và thời gian nó được hấp thụ và được bài tiết khỏi cơ thể.

6. Nguy hiểm khi dùng thuốc kháng sinh của người khác

Nhiều người sẽ chỉ sử dụng một số thuốc kháng sinh nhất định và đặt chúng trong tủ thuốc của họ để các thành viên trong gia đình sử dụng khi cần. Điều này là rất nguy hiểm.

Không phải ai cũng có phản ứng giống nhau với cùng một loại thuốc và thậm chí thuốc kháng sinh đó có thể không điều trị loại nhiễm trùng mới.

Hãy để bác sĩ kê toa thuốc mới là cách tốt nhất để bạn điều trị bệnh.

7. Kháng sinh không có tác dụng tránh thai

Trong một số loại thuốc kháng sinh không có tác dụng ngăn ngừa thụ thai, việc sử dụng lâu dài cho mục đích này là rất nguy hiểm. Thay vào đó, sử dụng các biện pháp tránh thai như thuốc tránh thai hoặc đặt vòng đã được bộ y tế kiểm duyệt để ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn.

Thuốc kháng sinh, nếu được sử dụng một cách hợp lý vẫn có tác dụng điều trị tuyệt vời. Nhớ kỹ những hướng dẫn sử dụng sẽ giúp bạn dùng chúng một cách an toàn và tránh các biến chứng nghiêm trọng có thể phát sinh từ việc sử dụng sai.

Theo Vân Anh/Suckhoegiadinh.com.vn

Tác dụng phụ của thuốc thấp khớp

Làm sao để “người bạn đường” này không gây rắc rối cho “chủ nhân” thật không hề đơn giản.

Người bị bệnh thấp khớp được ví như “cái máy dự báo thời tiết” bởi mỗi khi “trái gió chở trời” hay trong những ngày đông rét buốt là các khớp lại đau nhức, có khi sưng vù khiến họ bứt rứt, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt. Đó là khi họ phải nhờ đến sự trợ giúp của thuốc.

Những người “bạn đồng hành” được chia làm 2 nhóm: Nhóm có chứa corticoid (như Prednisolone, Dexamethasone hay Beta-methasone…) và Nhóm kháng viêm không steroid (gồm nhiều chủng loại khác nhau).

tac-dung-phu-cua-thuoc-thap-khop

Cảnh giác với tác dụng phụ

Thuốc thấp khớp cũng là một trong những loại có nhiều tác dụng phụ nhất và điều đó lý giải vì sao việc dùng nó được bác sĩ nhắc nhở phải hết sức cẩn trọng.

– Nhóm có chứa corticoid giúp giảm đau rất nhanh nhưng tác dụng không lâu, do đó người bệnh thường phải sử dụng liên tiếp và kéo dài. Nhưng lại mâu thuẫn ở chỗ, nếu dùng lâu dài, họ sẽ bị phụ thuộc vào thuốc, không uống sẽ thấy người bải hoải, ăn ngủ không ngon, bị béo phì (do giữ nước) mặt và ngực tròn, dễ bị teo cơ, bị loãng xương, làm xương dễ gãy. Sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu bạn lạm dụng thuốc, khi đó nhiều nguy cơ bị

chảy máu và thủng dạ dày, lên cơn cao huyết áp, dễ nhiễm khuẩn, tăng đường trong máu (bệnh đái tháo đường), suy tuyến thượng thận (dẫn đến tử vong)…

Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh tuyệt đối không tự mua thuốc thuộc nhóm này để dùng. Thuốc phải được thầy thuốc thăm khám, chỉ định và theo dõi chặt chẽ khi sử dụng. Ngoài ra, các bác sĩ chuyên khoa cũng lưu ý thêm: Tuy một số người tiêm thuốc trực tiếp vào ổ khớp mang lại hiệu quả tốt nhưng về lâu dài cách làm này có thể gây nên biến chứng khó lường và tốt nhất không nên điều trị theo cách này.

– Nhóm kháng viêm không steroid gây nhiều tác hại trên đường tiêu hóa như làm viêm loét nặng hơn, chảy máu hay thủng dạ dày tá tràng gây tiêu chảy; ảnh hưởng đến gan, thận và gây rối loạn đông máu.

Gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra nhóm kháng viêm không steroid ức chế chuyên biệt COX2 ít gây hại hơn. Tuy nhiên những bệnh nhân có tiền sử bị viêm loét dạ dày tá tràng, các rối loạn về chức năng gan, thận và đông máu phải hết sức cẩn thận khi sử dụng.

Ngoài ra, cần thận trọng khi sử dụng thuốc (ở cả hai nhóm) với bệnh nhân trên 60 tuổi, phụ nữ mang thai, đang cho con bú hay trẻ em dưới 13 tuổi. Đặc biệt là không nên sử dụng thuốc một cách bừa bãi, tự điều trị bằng thuốc bắc, thuốc nam hay các thuốc gia truyền… dễ gây nhiều biến chứng khôn lường.

Việc điều trị bệnh thấp khớp không chỉ bằng thuốc mà còn kết hợp các phương pháp khác. Khoa học cũng chứng minh rằng, châm cứu, bấm huyệt có tác dụng giảm đau, giãn cơ, điều chỉnh vận mạch… nhờ đó làm hiệu quả điều trị của thuốc, đồng thời còn giúp cho quá trình phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân thấp khớp.

Ngoài ra, bệnh nhân phải có chế độ ăn uống kiêng khem, không uống rượu (kể cả rượu ngâm thuốc), hạn chế bia, không ăn các phủ tạng động vật (lòng, tim, gan, tiết, bầu dục), thịt chó, dê, chim, thú rừng, tôm, cá biển… thì mới mong đẩy lùi bệnh lâu dài.

Theo Vũ Anh/Suckhoegiadihn.com.vn

Những loại thuốc có thể gây ra loãng xương

Đó là khi các khoáng chất trong xương của cơ thể bị chính những viên thuốc mà bạn đang uống đánh cắp mất.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), loãng xương là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây nên bệnh tật, chỉ sau bệnh tim mạch. Loãng xương là tình trạng có sự giảm khối lượng và hư hoại vi cấu trúc của hệ thống xương dẫn đến giảm sức mạnh của xương và có nguy cơ gãy xương. Người ta đã chỉ ra việc sử dụng kéo dài một số dược phẩm sau có thể gây ra loãng xương, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe con người.

nhung-loai-thuoc-co-the-gay-ra-loang-xuong Những loại thuốc có thể gây ra loãng xương nhung loai thuoc co the gay ra loang xuong

1. Thuốc chống viêm Glucocorticoid

Thuốc này còn gọi là corticoid, chúng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của xương. Rất nhiều người dùng nhóm thuốc này do nó có tác dụng tốt trị các bệnh lý liên quan đến viêm mạn tính phổ biến như hen suyễn, viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp hay liên quan đến các bệnh tự miễn như luput, vẩy nến, chàm…

Dùng corticoid lâu ngày có thể bị loãng xương vì loại thuốc này làm tăng đào thải calci qua nước tiểu gây nên hiện tượng thiếu calci, sẽ làm giảm quá trình tạo xương. Ngoài ra thuốc còn gây thoái hóa protein, vốn là một chất cơ bản của xương.

2. Thuốc chống động kinh

Nếu các thuốc như: phenobarbital, phenitoin, carbamazepin… (dùng trong bệnh động kinh) được sử dụng lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ bị loãng xương. Đó là do chúng có tác dụng gây cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc ở gan, làm cho hệ enzym chuyển hoá thuốc hoạt động mạnh hơn trong cơ thể. Từ đó dẫn đến việc làm mất hoạt tính của bất cứ thuốc nào dùng sau đó, thậm chí có thể còn làm tăng độc tính. Không những thế, chính các chất có trong cơ thể lại bị chuyển hoá ở gan để trở thành chất khác. Ví dụ như vitamin D bị chuyển hoá ở gan trở thành nên mất tác dụng của vitamin, không còn chuyển hóa tốt calci để tạo xương nữa.

3. Thuốc tránh thai

Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) mới đây đã cảnh báo mạnh mẽ đối với người tiêu dùng rằng thuốc tránh thai Depo-Provera, loại dùng để tiêm, có thể gây yếu xương cho người sử dụng.

FDA cho biết, họ sẽ yêu cầu hãng sản xuất dược Pfizer in thêm lời cảnh báo này trên vỏ thuốc. Tuy nhiên, loại dược phẩm này sẽ không bị đình chỉ lưu hành trên thị trường vì nó vẫn an toàn và hiệu quả.

Các quan chức FDA khuyến cáo: phụ nữ chỉ nên dùng Depo-Provera nếu không muốn lựa chọn các biện pháp tránh thai khác hoặc khi các loại thuốc khác không đạt hiệu quả như mong muốn. Depo-Provera là loại thuốc tránh thai dùng để tiêm theo chu kỳ 13 tuần.

Bạn có biết?

– Theo số liệu của Tổ chức Chống loãng xương quốc tế (IOF), trên thế giới, cứ 3 phụ nữ thì có 1 người bị loãng xương. Ở nam giới, tỉ lệ này là 1/5. Ở Việt Nam, theo số liệu khảo sát bước đầu của Viện Dinh dưỡng, có 2,5 triệu người bị loãng xương và có trên 150.000 trường hợp bị gãy xương do loãng xương. Căn bệnh này ảnh hưởng tới 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông trên 50 tuổi.

– Trong khi đó, khẩu phần ăn của người Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu hạn chế loãng xương. Lượng calci đưa vào cơ thể trung bình là 524mg/người/ ngày, thấp hơn nhiều so với nhu cầu trung bình 800-1.000mg/người/ngày đối với người lớn. Thêm vào đó, việc dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ là rất phổ biến, góp phần làm nguy cơ loãng xương tăng cao.

– Đến năm 2050, ước tính toàn thế giới sẽ có khoảng 6,3 triệu trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương và châu Á chiếm 51%.

Theo Nguyễn Nam/Suckhoegiadinh.com.vn

Thuốc tránh thai dạng chứa hormone sinh dục làm tăng nguy cơ bị trầm cảm

Khảo sát quy mô lớn của các nhà khoa học Đan Mạch tại ĐH Copenhagen mới được công bố trên tờ JAMA Psychiatry xác nhận nghi vấn về việc uống thuốc tránh thai dạng chứa hormone sinh dục làm tăng nguy cơ bị trầm cảm.

thuoc-tranh-thai-dang-chua-hormone-sinh-duc-lam-tang-nguy-co-bi-tram-cam Thuốc tránh thai dạng chứa hormone sinh dục làm tăng nguy cơ bị trầm cảm thuoc tranh thai dang chua hormone sinh duc lam tang nguy co bi tram cam

Nguy cơ trầm cảm tăng cao hơn do uống thuốc ngừa thai chứa hormone, đặc biệt ở thiếu nữ Ảnh: THE TELEGRAPH

Đồng tác giả khảo sát, TS Oevind Lidegaard, nói rằng một vài nghiên cứu trước đây nêu khả năng những thay đổi về mức độ estrogen và progesterone – mà đặc biệt là progesterone – có vai trò liên quan với chứng trầm cảm nhưng ít có khảo sát cho thấy việc dùng thuốc ngừa thai chứa loại hormone này làm tăng nguy cơ trầm cảm. Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của hơn 1 triệu phụ nữ từ 15 đến 34 tuổi và nhận thấy tỉ lệ nguy cơ bị chẩn đoán trầm cảm lần đầu hoặc được kê toa thuốc chống trầm cảm lần đầu tăng cao ở những phụ nữ đang hoặc mới vừa ngưng uống thuốc ngừa thai dạng chứa hormone (thuốc progestin hay progestin có kết hợp). Theo đó, ở độ tuổi từ 20 đến 34, việc dùng thuốc này làm tăng nguy cơ trầm cảm lên thêm từ 1,23 lần đến 1,34 lần. Nghiêm trọng hơn, tỉ lệ nguy cơ nêu trên ở lứa tuổi từ 15 đến 19 tăng thêm trong khoảng từ 1,8 lần đến 2,2 lần so với những người không dùng thuốc. Nhóm nghiên cứu đặc biệt lưu ý ảnh hưởng của dạng thuốc ngừa thai chứa hormone lên thiếu nữ.

Theo Trúc Lâm/nld.com.vn

Tác dụng chữa bệnh từ cây cúc gai

Từ một loài cây dại, giờ đây cúc gai đang được y học thế giới ghi nhận như một loài thuốc quý có tác dụng tốt với nhiều bệnh nan y.

Truyền thuyết châu Âu kể rằng, những vân trắng trên mặt lá cúc gai là vết tích dòng sữa trắng óng, mềm mại của Đức mẹ Đồng trinh nhỏ xuống. Vì thế, loài cây này có tác dụng dùng để kích sữa cho phụ nữ sau khi sinh. Nhưng khoa học hiện đại lại khám phá thêm một chức năng kì diệu khác của cúc gai là bảo vệ gan.

tac-dung-chua-benh-tu-cay-cuc-gai Tác dụng chữa bệnh từ cây cúc gai tac dung chua benh tu cay cuc gai

Cây cúc giai – Bí ẩn loài cây dại

Cây cúc gai (còn gọi là kế sữa, kế thánh, kế đức mẹ…). Cây có vị đắng, tính hàn, mọc nơi có khí hậu mát mẻ. Dân gian thường lấy cây giã nước uống hạ nhiệt, cầm máu, trừ lỵ, đắp vào mụn nhọn… Có người hái lá nấu canh, nướng hạt làm đồ uống giống như cafe hoặc trộn vào các loại bánh. Hoa cúc gai rất lạ và đẹp nên còn được nâng niu như một loại cây cảnh quý hiếm.

Tuy nhiên, sự kì diệu của cúc gai không chỉ có vậy, khoa học đã vén được tấm màn bí mật về công dụng tuyệt vời của nó trong điều trị các bệnh hiểm nghèo như: gan nhiễm mỡ, suy gan, viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan.

Từ một loại cây hoang dại đến nay cúc gai đã được trồng thu hoạch phục vụ sức khỏe con người. Trên thế giới có rất nhiều thuốc được chiết xuất từ cây cúc gai như: Milk Thistle, Spark-Milk Thistle, Swanson, Milk Thistle Extract…. Các sản phẩm này có dạng viên nén, viên nhộng, dạng cao nước.

Ở Việt Nam, cây cúc gai có mặt trong sách đỏ từ lâu. Mấy năm qua, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dao (Viện Khoa học công nghệ Việt Nam) tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học của cúc gai và trồng ở vườm ươm Hà Nội, Tam Đảo. Kết quả là hàm lượng Silymarin (chống ôxy hóa, giải độc gan) trong cúc gai trồng ở Hà Nội không khác với trồng ở Sa Pa và giống mới nhập khẩu của Đức. Kết luận quan trọng này nhanh chóng được ứng dụng chế tạo viên nang uống. Dược phẩm này bán rộng khắp trên thị trường và được nhiều người ưa chuộng vì có nguồn gốc thiên nhiên.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, việc điều trị các bệnh gan với cúc gai cho kết quả tốt và đặc biệt là tính an toàn cao.

Tạm biệt tử thần

Sự kiện cứu sống được 5 thành viên trong một gia đình người Mỹ nhờ thuốc chiết xuất từ cây cúc gai đã mở ra những cuộc nghiên cứu lớn về loại cây này trong y học.

5 người này đã nhập viện Dominican (Santa Cruz, California, Mỹ) trong tình trạng ngộ độc nấm Amanita Phalloides. Bác sĩ cho biết, nếu không được điều trị kịp thời, loại nấm dại này sẽ hủy hoại và làm suy kiệt chức năng gan chỉ trong vài ngày, dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Ông tìm được thông tin về một loại thuốc tiêm truyền với hoạt chất chiết xuất từ cây cúc gai có khả năng giải độc do nấmAmanita Phalloides gây ra. Nhưng đây là sản phẩm của Madaus (Bỉ), lúc đó chưa lưu hành ở Mỹ. Do vậy, các bác sĩ tìm mọi cách liên hệ với Madaus xin viện trợ thuốc khẩn cấp. Trong khi chờ thuốc chuyển đến, họ phải đối mặt với tình trạng hết sức nguy kịch của các bệnh nhân. Họ quyết định sử dụng dược phẩm có hoạt chất tương tự chiết xuất từ cúc gai nhưng bằng đường uống cho các bệnh nhân này. May mắn là không lâu sau, thuốc của Madaus đã đến nơi. Thật kỳ diệu, 5 bệnh nhân đã hồi phục và được xuất viện. Kết quả này một lần nữa chứng minh tác dụng tuyệt vời của cúc gai đối với gan-một cơ quan quan trọng của cơ thể con người.

Cúc gai có nhiều đóng góp quan trọng cho y học và hứa hẹn không ít tiềm năng điều trị mới. Hiện nay các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu quy mô về loại thuốc quý này, không chỉ dừng lại ở tác dụng với các bệnh gan mật mà còn có khả năng chống ung thư và điều trị cho bệnh nhân HIV.

Khả năng chứa bệnh của cúc gai

– Ổn định màng tế bào gan, ngăn cản sự xâm nhập của các chất độc vào bên trong gan.

– Tăng tổng hợp protein ở tế bào gan do kích thích hoạt động của RNA polymerase, góp phần giải độc cho gan.

– Thúc đẩy sự phục hồi các tế bào gan đã bị hủy hoại và kích thích sự phát triển của các tế bào gan mới thay thế các tế bào gan đã bị hủy hoại.

– Ức chế sự biến đổi của gan thành các tổ chức xơ, giảm sự hình thành và lắng đọng của các sợi collagen dẫn đến xơ gan.

– Chống peroxyd hóa lipid, tăng khả năng ôxy hóa axit béo của gan, làm ổn định các tế bào gây viêm, ức chế phản ứng viêm, giảm các nồng độ enzym gan, làm cải thiện các triệu chứng của bệnh gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan.

– Ngăn cản quá trình ôxy hóa LDL cholesterol thành các mảng bám vào thành động mạch là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch.

Theo Hoàng Lan/Suckhoegiadinh.com.vn