Lưu trữ cho từ khóa: trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da là một hiện tượng nhiều trẻ sơ sinh gặp phải. Nếu là vàng da sinh lý, bé sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn, song có nhiều trường hợp vàng da biểu hiện bệnh lý của bé

Chất bilirubin chính là nguyên nhân gây ra bệnh vàng da. Trong cơ thể con người, các tế bào máu mới luôn được hình thành và các tế bào cũ bị phá hủy. Bilirubin là chất nằm trong nhóm các tế bào cũ bị phá hủy. Bình thường, chất này qua gan và được đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, với cơ thể non nớt của bé sơ sinh, gan hoạt động chưa tốt, điều này khiến chất này tích tụ trong cơ thể trẻ.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên vàng da song chủ yếu là: vàng da sinh lý, vàng da do nhiễm khuẩn, vàng da do giang mai, vàng da do virus, vàng da tan máu do bất đồng yếu tố Rh, vàng da nhân, vàng da tan máu do bất đồng nhóm máu A, B, O, vàng da do tắc mật bẩm sinh.

Vàng da sinh lý

Đây là hiện tượng rất nhiều trẻ sơ sinh gặp phải, chứng này xuất hiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 sau khi bé ra đời và bình thường sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần đầu tiên. Biểu hiện của bệnh là da trẻ có màu vàng nhạt và không kèm theo bất kỳ một dấu hiệu nào khác. Vàng da sinh lý thường chỉ thoáng qua và tự khỏi, khác hoàn toàn với những trường hợp vàng da bệnh lý khác (được nêu dưới đây). Nếu như hiện tượng này là bình thường thì vàng da bệnh lý lại có thể khiến trẻ bị nhiễm độc thần kinh hoặc tử vong rất nhanh.

Nếu sau 3 tuần, da bé vẫn bị vàng thì chứng tỏ đây là bệnh lý chứ không phải do sinh lý. Cha mẹ nên theo dõi và đưa trẻ ngay tới bệnh viện để khám.

nguyen-nhan-gay-vang-da-o-tre-so-sinh

Vàng da là một hiện tượng nhiều trẻ sơ sinh gặp phải, thường là vàng da sinh lý, bé sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn, song có nhiều trường hợp vàng da biểu hiện bệnh lý của bé. (Ảnh minh họa)

Vàng da do bé bị nhiễm khuẩn

Đây là một dạng bệnh lý mà không ít trẻ gặp phải. Bé bị vàng da do sau khi sinh ra, da hoặc rốn của bé bị nhiễm khuẩn. Phần lớn là do sự chăm sóc không đúng cách của cha mẹ. Biểu hiện của bệnh xuất hiện có thể sớm mà cũng có thể muộn. Bé bị vàng da do nhiễm khuẩn thường vàng da kèm sốt, nước tiểu vàng, khóc chơi không nhiệt tình, ăn ít, nôn mửa tiêu chảy liên tục. Vì vậy, nếu bé gặp phải những triệu chứng trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới viện để điều trị, mẹ cần cho bé ăn càng nhiều càng tốt (đặc biệt là tăng cường bú mẹ).

Vàng da nhân

Bệnh nhi có các biểu hiện thần kinh như cứng hàm, cứng người, tím tái, vật vã, không chịu ăn, quấy khóc, hôn mê li bì, co giật, rối loạn thần kinh thực vật… Những trường hợp này thường nặng, dễ tử vong nếu không được theo dõi sớm, chẩn đoán kịp thời. Trẻ cần phải được điều trị tại các trung tâm nhi khoa chuyên sâu bằng nhiều phương pháp chăm sóc tích cực.

Vàng da nhân để lại di chứng thần kinh khá rõ nét. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện nêu trên, cha mẹ cần đưa bé tới bệnh viện để khám trực tiếp để đánh giá mức độ phát triển về tâm thần, vận động, phản xạ, trương lực cơ, đo thính lực…

Vàng da do bệnh giang mai mẹ truyền sang con

Sau sinh, bé bị vàng da tuy nhẹ, nhạt màu song kéo dài, khi khám bé sẽ có biểu hiện gan to. Bệnh này cần được chẩn đoán kịp thời để phát hiện ra bé bị bệnh vàng da do bệnh giang mai lây từ người mẹ. Bệnh này rất nguy hiểm, tuy nhiên nếu được phát hiện kịp thời, bé sẽ được hạn chế khả năng bệnh nặng lên. Tốt hơn cả, người mẹ nên khám sức khỏe kỹ trước khi có em bé.

Vàng da do bất đồng nhóm máu

Thường gặp ở những trường hợp người mẹ mang nhóm máu O, trẻ nhóm A hoặc B. Đây là tình trạng tán huyết đồng miễn dịch gây nên khi có bất đồng nhóm máu ABO giữa bà mẹ và trẻ. Biểu hiện bệnh đó là trẻ bỏ bú hoặc bú kém, xuất hiện những cơn co giật lạ. Nếu được điều trị sớm, bé có khả năng tránh được tình huống nguy hiểm.

Vàng da do tắc mật bẩm sinh

Đây là một bệnh bẩm sinh chưa rõ nguyên nhân. Trẻ sinh ra bị teo đường mật nếu không điều trị hoặc điều trị không kịp thời thì biểu hiện bệnh sẽ nặng dần, gây xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch, dễ dẫn tới tử vong. Khi bị tắc mật, mật bị ứ lại và gây vàng da. Bệnh lý này có thể xảy ra trong thời kỳ phôi thai. Biểu hiện bệnh là: vàng da, mắt vàng, phân có màu xanh, vàng của mật ở những ngày đầu sau đẻ, nước tiểu màu vàng, gan to, cứng ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của bệnh, các tĩnh mạch giãn nổi lên dưới da bụng, bụng chướng to. Cha mẹ nên để ý tới con và nếu có những triệu chứng trên cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện để chẩn đoán, cần tiến hành xét nghiệm máu, phân, siêu âm.

Vàng da do virus viêm gan

Bệnh này là do bé bị lây từ người mẹ. Biểu hiện của bệnh là vàng da ít nhưng kéo dài, nước tiểu vàng đặc, gan to, phân bạc màu. Cha mẹ nên nhạy cảm và quan sát những biểu hiện bất thường của con để kịp thời đưa tới viện điều trị sớm. Vàng da do virus viêm gan gây ra nếu phát hiện sớm, có khả năng trị dứt bệnh.

Vàng da tan máu do bất đồng yếu tố Rh

Bệnh lý vàng da xảy ra khi người mẹ có yếu tố Rh (-), người bố có yếu tố Rh (+), con sinh ra có yếu tố Rh (+). Trong trường hợp này, khi người mẹ đang mang thai, một số hồng cầu của thai nhi Rh (+) vào máu của mẹ Rh (-). Cơ thể người mẹ phản ứng lại bằng cách sinh ra những kháng thể chống Rh (+). Các kháng thể này vào cơ thể của thai nhi và gây nên tan máu. Biểu hiện bệnh đó là trẻ ngoài bị vàng da còn bị thiếu máu, xuất huyết, gan to, lách to.

Theo Afamily.vn

Khí độc thoát ra từ đệm nôi rất hại cho trẻ sơ sinh

Nghiên cứu đệm xốp ở nôi trẻ, nhóm khoa học nhận thấy đệm thoát ra một lượng đáng kể các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs), các hóa chất này cũng được tìm thấy trong đồ gia dụng, chất tẩy rửa và thuốc xịt thơm.

Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu mẫu bọt xốp polyurethane và polyester từ 20 tấm đệm nôi cả cũ lẫn mới. Nghiên cứu sinh Brandon Boor tại khoa Kiến trúc và Công nghệ môi trường thuộc trường Cockrell, đã thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo sư trợ giảng Ying Xu và phó giáo sư Atila Novoselac. Boo còn nghiên cứu cùng nhà khoa học cao cấp Helena Järnström làm việc tại trung tâm nghiên cứu kĩ thuật VTT của Phần Lan.

Nhà nghiên cứu nhận thấy đệm mới thoát khí độc hại cao gấp 4 lần so với đệm nôi cũ. Nhiệt tăng làm khí thoát mạnh, ô nhiễm khí thải nhiều nhất là ở vị trí trẻ nằm ngủ, đệm xuất khí độc bé lại hít ngay vào cơ thể. Kết quả cho thấy, trung bình đệm mới phát lượng khí VOCs độc hại với tốc độ 87,1 micrograms/m2/giờ, trong khi nệm cũ là 22,1 micrograms/m2/giờ. Boo kết luận, tấm đệm nôi cũ xuất ra khí VOCs ở mức tương đương với nhiều sản phẩm tiêu dùng khác và các vật liệu trong nhà như: sàn gỗ (20-35 micrograms/m2/giờ) và tường bao (51micrograms/m2/giờ).

khi-doc-thoat-ra-tu-dem-noi-rat-hai-cho-tre-so-sinh

Khí độc thoát ra từ đệm nôi rất hại cho trẻ sơ sinh

Boo càng có thêm động lực nghiên cứu khi phát hiện trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 50-60% tổng thời gian trong ngày. Bên cạnh đó, nhiều kết quả cho thấy sức khỏe của trẻ rất dễ bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà.

Nghiên cứu sinh cho biết thêm: “Tôi muốn tìm hiểu kĩ hơn các hóa chất mà trẻ có thể hít phải khi ngủ trong giai đoạn đầu đời. Điều này cũng giúp người tiêu dùng nhận thức rõ về các hóa chất độc hại trong đệm nôi mà nhà sản xuất không bao giờ đề cập đến.”

Nghiên cứu được tiến hành từ 20 mẫu đệm của 10 nhà sản xuất. Các nhà khoa học quyết định không tiết lộ tên thương hiệu để người tiêu dùng có cái nhìn tổng quan hơn.

Theo Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường cho biết, hiện chưa có thông tin gì về tác hại do hàm lượng VOCs thải ra trong nhà. Rất nhiều hóa chất được xem là VOCs gồm: formaldehyde, benzene, toluene, perchlorethylene và acetone. Tuy nhiên, đệm nôi được phân tích trong nghiên cứu không chứa các hợp chất hữu cơ kể trên.

Các nhà khoa học đã xác định được 30 hợp chất VOCs trong đệm, trong đó có phenol, neodecanoic acid và linalool. Hóa chất phổ biến có trong đệm như limonene (hoá chất tạo hương chanh) rất thông dụng trong các sản phẩm tẩy rửa và tiêu dùng.

Nhà hóa học kiêm chuyên gia về chất lượng không khí nhà ở Charles J. Weschler, trợ giảng trong  lĩnh vực y học môi trường và lao động tại trường đại học Rutgers nhận định, ông cho rằng hàm lượng hóa chất trong đệm chưa đến mức đáng báo động, tuy nhiên kết quả nghiên cứu vẫn rất có giá trị.

“Trên thực tế, việc cảnh báo hóa chất độc hại trong đêm nôi của trẻ là rất hữu ích”, một người rất quan tâm đến kết quả nghiên cứu này, ông Weschler nói.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy lượng khí VOCs xuất ra từ chỗ bé thở cao hơn đáng kể so với không gian trong phòng rộng. Ngoài ra, do trẻ hít vào một lượng khí cao hơn khá nhiều so với cơ thể người lớn và ngủ trong thời gian dài, vì vậy trẻ thường hít phải khí độc qua đường hô hấp cao gấp 10 lần so với người lớn.

Giáo sư trợ giảng Ying Xu cho hay: “Những phát hiện này có thể áp dụng cho đệm người lớn hoặc góp phần giảm thiểu rủi ro tiếp xúc với khí VOCs của trẻ”.

Mặc dù sử dụng đệm là một lựa chọn tốt, tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng lưu ý đệm dành cho người lớn cũng có thể chứa hóa chất độc hại khác như chất chống cháy hiện đang bị cấm.

Trưởng khoa Kiến trúc và Kĩ thuật môi trường, ông Richard Corsi cho biết thêm, hiểu biết về giấc ngủ là rất quan trọng đối với sức khỏe trẻ nhỏ cũng như người lớn. “Chúng tôi cần nghiên cứu sâu hơn về môi trường giấc ngủ phức tạp để có thể cải thiện và giảm thiểu tác hại chất gây ô nhiễm cho trẻ sơ sinh.”

Theo Vietq.vn

8 nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Để trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện, các bà mẹ thông thái không thể bỏ qua 8 lời khuyên về giá trị dinh dưỡng sau.

1. Sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và dễ hấp thụ nhất cho trẻ nhỏ. Đó là lý do vì sao Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyên các bà mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú ngay sau khi sinh và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên.

8-nguyen-tac-dinh-duong-cho-tre-so-sinh

Các bà mẹ không nên cai sữa trước khi em bé được 12 tháng tuổi.

Các bác sĩ dinh dưỡng cũng tư vấn cho các bà mẹ không cai sữa trước khi em bé được 12 tháng tuổi và nếu có thể, bạn nên cho trẻ sơ sinh bú mẹ trong khoảng thời gian 18 – 24 tháng.

2. Đa dạng hóa thực đơn

Tất cả các bà mẹ thông thái nên biết rằng mỗi loại thực phẩm chỉ có một chức năng và nó sẽ cung cấp một số vitamin nhất định. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển của não, cần phải cung cấp cho trẻ nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Do đó, các bà mẹ cần phải kết hợp nhiều loại thực phẩm và thay đổi món ăn thường xuyên để giúp trẻ sơ sinh cảm thấy ngon miệng.

Nếu các bà mẹ chỉ cho em bé ăn một số thực phẩm sẽ dẫn đến tình trạng thừa chất này nhưng lại thiếu chất khác… gây tác động xấu đến sự phát triển của em bé.

3. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Hầu hết các bà mẹ đều hiểu được tầm quan trọng của sữa và các sản phẩm từ sữa đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, uống sữa bừa bãi và không điều độ sẽ gây tác hại cho sự phát triển của trẻ mà các mẹ không thể lường trước.

Các bác sĩ dinh dưỡng cho thấy, trẻ em 1-3 tuổi nên uống khoảng 500ml sữa bò (pha theo công thức) mỗi ngày; trẻ trên 3 tuổi nên uống khoảng 300-400ml. Mặc dù sữa là thực phẩm rất tốt cho trẻ em, nhưng nếu chỉ cho con bạn uống sữa thôi thì chưa đủ. Bạn cần đa dạng hóa các loại thực phẩm tự nhiên thông qua chế biến tinh bột, canh và cơm cho trẻ. Như vậy mới đảm bảo cung cấp đầy đủ thành phần dinh dưỡng đáp ứng như cầu phát triển của trẻ.

Thành phần dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng) được bổ sung trong sữa cũng chỉ đáp ứng một phần cho nhu cầu hàng ngày của trẻ em. Sữa ít chất xơ nên nếu chỉ uống sữa trẻ sẽ dễ bị táo bón.

4. Protein và chất béo

Các bà mẹ nên biết rằng protein là nguồn cung cấp axit amin dẫn truyền thần kinh. Do đó, nếu các bà mẹ muốn con thông minh thì không nên bỏ qua việc thêm các chất này vào thực đơn của trẻ.

Nguồn thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành và các loại đậu…

Khoảng 60% não của bé được hình thành từ chất béo. Chất béo giúp ngăn cách dây thần kinh, cải thiện khả năng học tập cũng như phát triển các chức năng của mắt. Hơn nữa, chất béo còn cung cấp năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ vitamin.Trong ngày, các mẹ nên sử dụng kết hợp cả chất béo động vật (mỡ, bơ) và chất béo thực vật (dầu thực vật) cho trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, các bà mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ sơ sinh các chất khác nhau như kẽm, iốt, sắt … có trong nhiều loại thực phẩm.

8-nguyen-tac-dinh-duong-cho-tre-so-sinh

Protein và chất béo cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.

5. Lưu ý với muối

Các bác sĩ dinh dưỡng cho biết, các em bé từ 1 đến 6 tuổi chỉ cần lượng muối đó không quá 2g mỗi ngày. Bác sĩ dinh dưỡng cho biết, bé từ 1 – 6 tuổi mỗi ngày chỉ cần một lượng muối không quá 2g. Nếu các bà mẹ cho trẻ ăn mặn trong một thời gian dài thì không chỉ ảnh hưởng đến khẩu vị của bé sau này mà còn dẫn theo rất nhiều vấn đề khác về bệnh tật như huyết áp cao, thận, tim và ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.

6. Thận trọng với đồ uống có ga

Một lời khuyên về dinh dưỡng cho các bà mẹ là hãy hạn chế cho trẻ sử dụng đồ uống có ga. Lạm dụng đồ uống có ga có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ em. Điều nguy hiểm nhất khi cho trẻ uống quá nhiều đồ uống có ga  là sẽ làm tăng việc loại bỏ canxi qua nước tiểu. Những trẻ thiếu canxi, chiều cao sẽ chậm phát triển, trong khi đó bề ngang lại phát phì vì hàm lượng đường trong nước ngọt rất cao.

7. Rau, củ, quả

Ngũ cốc và các loại rau xanh chứa rất nhiều vitamin nhóm B (B1, B5, B6). Các loại rau có lá màu xanh đậm, các loại hạt, súp lơ, cam chanh, lòng đỏ trứng … chứa rất nhiều vitamin B9 (axit folic). Đây là những dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể, đặc biệt là não bộ của trẻ.

8-nguyen-tac-dinh-duong-cho-tre-so-sinh

Rau, củ, trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất cho trẻ sơ sinh.

Ăn nhiều rau, củ, và trái cây chín sẽ giúp bổ sung rất nhiều loại vitamin cần thiết và khoáng chất cho cơ thể. Ngoài ra, còn có tác dụng giải độc và làm giảm cholesterol dư thừa trong hệ thống tiêu hóa.

8. An toàn thực phẩm

Các bà mẹ cần phải lựa chọn và sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống đảm bảo an toàn vệ sinh, không là nguồn gây bệnh cho trẻ.

Lựa chọn các loại thực phẩm có chứa các giá trị dinh dưỡng cao và không chứa chất bảo quản, hóa chất, không mang lại mầm bệnh đường tiêu hóa.

Theo Yeutretho.tinmoi.vn

Điều trị thận ứ nước ở trẻ sơ sinh

Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang. Nguyên nhân hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh là do hẹp khúc nối bể thận niệu quản.

Ngày nay, sự phát triển của chẩn đoán tiền sản, trong đó vai trò siêu âm, đã giúp phát hiện thận nước từ rất sớm, có thể từ tuần lễ thứ 16 của thai kỳ. Điều trị thận ứ nước ở trẻ sơ sinh tùy theo mức độ, có thể phẫu thuật giải phóng nơi bế tắc nhằm tránh tác hại đưa đến suy thận.

dieu-tri-than-u-nuoc-o-tre-so-sinh

Thận ứ nước xảy ra ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Trong giai đoạn bào thai, quá trình phát triển của hệ niệu có những bất thường như: thiểu sản niệu quản có thể gây nhu động bất thường qua khúc nối. Bất đối xứng của thành cơ có thể ức chế nhu động niệu quản tống xuất nước tiểu ra khỏi bể thận. Sự cắm niệu quản vào bể thận cao quá có thể làm thay đổi hình dạng và cản trở sự tống xuất nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản. Do bất thường của mạch máu cực dưới thận làm kẹt niệu quản, cản trở nước tiểu từ trên thận xuống. Mạch máu quanh khúc nối thường có kèm với hẹp khúc nối. Thận xoay và thận di động quá mức có thể gây tắc nghẽn từng hồi phụ thuộc vào vị trí tương đối của thận và niệu quản. Hậu quả nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang bị ứ trệ, lâu ngày làm cho các bể thận giãn căng và gây ứ nước ở thận. Do vậy, trong quá trình khám thai, siêu âm có độ phân giải cao có thể phát hiện thận ứ nước.

dieu-tri-than-u-nuoc-o-tre-so-sinh

Hình ảnh mô phỏng trường hợp thận ứ nước

Chẩn đoán thận ứ nước

Các trường hợp siêu trong quá trình mang thai, thai nhi siêu âm có ghi nhận thận ứ nước, cần tầm soát thêm các yếu tố bất thường nặng nề khác đi kèm, tùy theo mức độ cần có ý kiến bác sĩ sản khoa và bác sĩ niệu khoa đưa ra quyết định cần chấm dứt thai kỳ hay chỉ đơn thuần một tình trạng ứ nước thận mức độ nhẹ.

Khi trẻ sinh ra, nhất thiết siêu âm lại xác định thận ứ nước. Cần làm thêm xét nghiệm, chụp bàng quang – niệu quản ngược dòng, để loại trừ trào ngược bàng quang – niệu quản. Một khi không có trào ngược bàng quang niệu quản, chỉ định chụp CT-scan niệu thận, để lượng giá chức năng thận và xác định mức độ tắc nghẽn niệu quản. Đồng thời làm các xét nghiệm máu cơ bản.

Trên lâm sàng, những trẻ sơ sinh có sốt, kèm tiểu ít, trước đó tiền sản có thận ứ nước, nước ối ít hay thiểu ối, cần nghĩ đến khả năng hẹp khúc nối bể thận nên cho trẻ đi siêu âm ngay.

Theo dõi và điều trị thận ứ nước ở trẻ sơ sinh

Hẹp khúc nối bể thận – niệu quản ở trẻ sơ sinh gây thận ứ nước: siêu âm thận xạ hình thận động sau 1 tháng, tiếp tục theo dõi vào thời điểm 3 – 6 tháng. Trong quá trình làm các xét nghiệm chụp bàng quang – niệu quản, cần thiết dùng thuốc kháng sinh để ngừa nhiễm trùng như: Augmentin, Zinnat.

Theo dõi và điều trị bảo tồn cho kết quả tốt ở những trẻ có thận ứ nước mức độ nhẹ như ứ nước độ 1 và độ 2, do khả năng tự cải thiện trong quá trình rỗng hóa. Vì vậy, việc theo dõi còn tiếp tục sau sinh cho đến khi trẻ được một tuổi. Các mức độ ứ nước cao, cần làm xạ hình thận để đánh giá chức năng và độ tắc nghẽn để có điều trị phù hợp.

Phẫu thuật can thiệp nếu cần: khi có triệu chứng, chức năng thận giảm >10% và tình trạng ứ nước thận càng tệ hơn. Với phương pháp phẫu thuật bằng kỹ thuật tạo hình bể thận-niệu quản qua nội soi sau phúc mạc.

BS. NGUYỄN THUẬN HẢI

Theo Suckhoedoisong.vn

Cách chọn gối cho trẻ sơ sinh

Gối cho trẻ sơ sinh không chỉ đem đến cho bé giấc ngủ ngon mà còn giúp bé thư giãn cơ thể khi nằm, vì vậy việc lựa chọn chiếc gối phù hợp là điều rất quan trọng.

Để bé có một giấc ngủ sâu và thật sự thoải mái thì chiếc gối là vật dụng đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nó chỉ là một đồ dùng nho nhỏ nhưng nó lại có sự ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và sự phát triển của bé nếu như bố mẹ không biết cách chọn gối cho trẻ sơ sinh.

Trẻ dưới 3 tháng tuổi không nên cho nằm gối

Các bác sĩ nhi khoa đều cho rằng trẻ sơ sinh không cần thiết phải nằm gối bởi lúc này kích thước đầu bé tương đương với chiều rộng của ngực. Hãy gối đầu cho trẻ bằng chiếc khăn mềm mại cao khoảng 1mm hoặc đặt bé lên một chiếc nệm vừa đủ êm để trẻ có những giấc ngủ sâu. Bố mẹ nên cho bé nằm gối khi bé được khoảng 3 tháng tuổi vì khi đó xương cổ của bé cũng khá cứng cáp và bé cũng đã biết được cách điều khiển các đốt sống cổ của mình hơn.

cach-chon-goi-cho-tre-so-sinh

Bé dưới 3 tháng tuổi chưa nên cho nằm gối. Ảnh minh họa

Chọn kích thước gối

Khi chọn mua gối các mẹ nên chú ý đến chiều rộng, chiều dài, độ dày cũng như chất liệu gối, vỏ gối. Khổ gối không nên quá rộng, chỉ chọn vừa đủ đầu trẻ để tránh gây ngạt thở cho trẻ. Không chọn gối cao quá hay thấp quá vì sẽ gây tác động đến hệ hô hấp và quá trình tuần hoàn máu ở cổ, khiến trẻ khó ngủ. Về chiều rộng, chỉ cần bằng hoặc lớn hơn một chút so với độ dài vai bé. Về độ dày khoảng 1 – 2 cm cho bé dưới 4 tháng tuổi, 3 – 4 cm cho bé 6 tháng tuổi và 3 – 9 cm cho bé từ 3 tuổi trở lên.

cach-chon-goi-cho-tre-so-sinh

Gối cho trẻ sơ sinh nên có phần lõm ở giữa. Ảnh minh họa

Chọn chất liệu gối

Ruột gối, bao gối với chất liệu mềm mại là điều quan tâm đầu tiên trong bí kíp chọn gối cho con trẻ. Ngày nay, chất liệu ruột gối rất đa dạng, từ các chất liệu tự nhiên đến các loại sợi nhân tạo, cho nên các bậc cha mẹ nên chọn những nhãn hàng có uy tín chất lượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho con trẻ. Các mẹ nên chọn ruột gối nhẹ, thông thoáng, dễ khô để tiện cho việc thường xuyên giặt giũ, làm vệ sinh ruột gối.

cach-chon-goi-cho-tre-so-sinh

Gối cho trẻ sơ sinh nên có độ cứng và mềm vừa phải. Ảnh minh họa

Nhưng các mẹ cũng không nên chọn ruột gối quá mềm đến mức khi đặt trẻ nằm lên, gối lún hẳn xuống. Cần chọn ruột gối có độ cứng và độ mềm vừa phải. Vì gối cứng sẽ không tốt cho hộp sọ của trẻ, còn gối mềm và lún quá có thể sẽ áp sát vào mũi bé, gây ngạt thở. Đặc biệt những bé đang tập lẫy, khi bé úp mặt xuống thì sẽ rất khó để bé lật lại và khả năng bé bị ngạt thở rất cao.

Cách đặt gối cho trẻ sơ sinh

Theo các chuyên gia, việc đặt gối sâu về phía gáy, sát với cổ vai, cổ hơi ưỡn, ngửa ra sau 10 – 15 độ sẽ cho trẻ tư thế nằm dễ chịu nhất và an toàn nhất. Ngoài ra, tuyệt đối không nên cho trẻ nằm gối của người lớn vì dễ ngây ngạt thở và lún đầu khi ngủ và không nên dùng quá nhiều chăn gối, hay các tấm chắn mềm trong giường bé, bởi nếu bé vô tình quờ tay, vít vào mặt sẽ có nguy cơ gây cho bé khó thở.

Khi mua gối cho con, bố mẹ hãy gạt yếu tố “dễ thương” của chiếc gối sang một bên mà chú trọng đến chiều rộng, chiều dài, độ dày cũng như chất liệu gối để chọn được chiếc gối tốt nhất cho bé.

Theo Vietq.vn

9 điều thú vị về trẻ sơ sinh

Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết 9 điều tuyệt vời sau đây về trẻ sơ sinh.

1. Bé có nhiều xương hơn người lớn

Nếu bạn mặc định là người lớn có nhiều xương hơn trẻ em vì chúng la lớn hơn, cao hơn thì bạn đã sai.

Em bé sinh ra có 270 cái xương và khi trưởng thành thì giảm xuống còn 206 . Lý do của việc số lượng  xương giảm đi là bởi vì càng lớn lên thì xương của chúng ta càng “nhập” vào nhau.

9-dieu-thu-vi-ve-tre-so-sinh

2. Trẻ sơ sinh nhìn rất gần

Trẻ sơ sinh không nhìn được xa, vì lý do này bé chỉ có thể nhìn rõ được người hay vật ở khoảng cách từ 20-30 cm.

3. Trẻ sơ sinh sẽ tăng gấp đôi trọng lượng trong vòng 5 tháng

Nói về thành tích vượt trội, trẻ sơ sinh sẽ tăng trọng lượng gấp đôi trọng vòng 5 tháng dầu đời.

4. 1/3 trẻ sơ sinh có bớt

Có thể bạn không ngạc nhiên với việc trẻ sơ sinh có bớt nhưng có thể bạn không hề biết rằng 1/3 trẻ mới sinh có bớt, và ở bé gái thì nhiều gấp đôi bé trai.

5. Trẻ sơ sinh thở nhiều lần hơn người lớn

Trẻ sơ sinh thở nhanh hơn người lớn rất nhiều, trung bình là 40 nhịp một phút trong khi người lớn chỉ là 12-20 lần.

6. Trẻ sơ sinh không khóc ra nước mắt

Dù trẻ có thể khóc rất nhiều nhưng sự thật là trẻ sơ sinh không khóc ra nước mắt. Vì sao vậy? Mặc dù tuyến lệ hoạt động bình thường, trẻ chỉ đủ nước mắt để bôi trơn và bảo vệ mắt. Trẻ sẽ khóc ra nước mắt sau khi sinh từ 1-3 tháng.

9-dieu-thu-vi-ve-tre-so-sinh

7. 1 giây có 4 trẻ em ra đời

Đã bao giờ bạn tự hỏi, mỗi phút có bao nhiều trẻ em trên thế giới ra đời chưa? Câu trả lời là cứ trung bình 1 giây có 4 trẻ em ra đời.

8. Trẻ sơ sinh có thể trườn ngay khi vừa được sinh ra

Chính xác hơn là 1 giờ sau khi sinh thì bé có khả năng này. Kết quả nghiên cứu của viện Karolinska ở Thuỵ Điển năm 1987, ngay sau khi sinh và được vệ sinh sạch sẽ, nếu đặt bé lên trên ngực mẹ bé có thể trườn và tìm thấy đầu ti trong vòng 1 giờ.

9. Trẻ sơ sinh nhận ra tiếng mẹ đầu tiên

Khi trẻ mới sinh, khả năng nghe của bé chưa được 100%, ở trong tai vẫn còn một số chất dịch làm cản trở thính giác của em. Bé chỉ nhận ra được tiếng mẹ và phản ứng với tiếng mẹ đầu tiên.

Theo Afamily.vn

Nhận biết vàng da bệnh lý hay vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh

Vàng da là 1 dấu hiệu hay gặp ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân là do hiện tượng hồng cầu vỡ, chức năng chuyển hóa bilirubin của gan chưa hoàn thiện.
Vàng da bệnh lý có thể gây biến chứng vàng da nhân não, có thể khiến trẻ tử vong hoặc để lại di chứng chậm phát triển thể chất tinh thần vận động ở trẻ. Do vậy, người chăm sóc trẻ đặc biệt là các bà mẹ nên nhận biết được 1 số dấu hiệu của vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh.

Một số biểu hiện của vàng da sinh lý:

- Vàng da sinh lý thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến 5 sau đẻ
- Thường không kéo dài quá 1 tuần ở trẻ đủ tháng và 2 tuần ở trẻ non tháng
- Vàng nhẹ, thường từ mặt đến thân, chi, vàng nhạt dần
- Thể trạng chung: bình thường
- Phân vàng, tiểu trong
nhan-biet-vang-da-benh-ly-hay-vang-da-sinh-ly-o-tre-so-sinh
Ảnh minh họa – Internet

Một số biểu hiện của vàng da bệnh lý:

- Vàng da xuất hiện sớm hoặc muộn, kéo dài trên 14 ngày
- Vàng nhẹ hoặc đậm. Xuất hiện ngay vàng toàn thân. Vàng tăng dần
- Thể trạng chung: kém
- Phân vàng hoặc bạc màu, nước tiểu vàng
Khi trẻ có 1 trong số các dấu hiệu sau thì gia đình nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và tìm nguyên nhân điều trị kịp thời:
- Vàng da xuất hiện sớm trước 48 giờ tuổi
- Vàng toàn thân, vàng đến cả lòng bàn tay, lòng bàn chân
- Vàng da kéo dài trên 1 tuần đối với trẻ đủ tháng, trên 2 tuần với trẻ non tháng
- Trẻ bị vàng da kèm các dấu hiệu bất thường khác như bú kém, co giật, sốt, phân bạc màu …
Để nhận định được đúng dấu hiệu vàng da ở trẻ nhỏ yêu cầu cần bộc lộ vùng da của trẻ dưới ánh sáng tự nhiên là tốt nhất hoặc ánh sáng trắng. Do vậy, các bà mẹ cần quan sát màu sắc da của con mình hàng ngày dưới ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng đèn trắng để phát hiện sớm dấu hiệu vàng da.

BS Đinh Xuân Hoàng

Theo Suckhoedoisong.vn
The post Nhận biết vàng da bệnh lý hay vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh appeared first on Tin Sức Khỏe.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Nhiều phụ huynh băn khoăn với chế độ dinh dưỡng cho con ở giai đoạn sơ sinh. Dưới đây là một vài lưu ý với chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh.

1. Chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ

Trong điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh cần lưu ý, sữa mẹ chính là thức ăn tốt nhất cho con trong tất cả các trường hợp. Không nên cho bé sơ sinh uống nước, nước ép hay loại chất lỏng khác. Không nên để bé dưới 6 tháng tuổi ăn, uống các loại chất lỏng khác vì nó có thể ảnh hưởng tới thói quen bú sữa mẹ ở con.
che-do-dinh-duong-cho-tre-so-sinh
Không nên cho bé sơ sinh uống nước, nước ép

Tin liên quan:

  • 8 nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
  • Dinh dưỡng cho bé khi bị ho
  • Những thói quen không tốt cho trẻ sau khi ăn

2. Cho bé ăn theo nhu cầu

Đa số trẻ sơ sinh bú từ tám đến mười hai lần 1 ngày, tương đương 2-3 giờ 1lần. Khi 2 – 3 tháng, con sẽ quen với chế độ ăn 6-8 lần 1 ngày. Khi dùng sữa bột, bạn nên cho con ăn ít hơn bình thường vì quá trình tiêu hóa sữa bột sẽ lâu hơn sữa mẹ.

3. Bổ sung vitamin D

Hãy tham khảo tư vấn từ bác sĩ về bổ sung vitamin D cho con. Sữa mẹ, sữa công thức không cung cấp đủ lượng vitamin D cần giúp cơ thể con hấp thụ can-xi, phốt-pho để xương chắc khỏe. Khi thiếu vitamin D sẽ dẫn đến còi xương, mềm, yếu xương.

4. Nhận biết bé đã no hay còn đói

Trong điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh cần lưu ý, khi con dừng bú và ngậm chặt miệng hay quay đi khỏi đầu vú, bình sữa, lúc này có thể là con đã no hay muốn nghỉ một lát. Nên thử vỗ về con hay đợi vài phút trước khi cho con bú thêm hay ăn thêm sữa bột. Bên cạnh đó, nếu con đã bú mẹ, hay bú hết bình sữa mà vẫn đói, con sẽ “chép chép” môi, cũng có thể là khóc. Do vậy, phụ huynh nên chú ý những biểu hiện trên khuôn mặt con khi cho bé bú để tránh để bé bị đói.
che-do-dinh-duong-cho-tre-so-sinh
Nếu con đã bú mẹ, hay bú hết bình sữa mà vẫn đói, con sẽ “chép chép” môi

5. Hãy tin ở bản năng của bạn và trẻ

Trong điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh cần lưu ý, không nên lo lắng con sẽ đói vì trẻ có khả năng nhận biết lượng sữa giúp con cảm thấy no. Tránh tập trung hàm lượng hoặc tần suất ăn của con, nên tạo hứng thú giữa các bữa ăn. Nên theo dõi xem con có đi tiểu ít nhất 6-8 lần 1 ngày không, sự tỉnh táo và làn da tươi sáng cũng như tăng cân đều là dấu hiệu con đang phát triển tốt.
Theo Thegioiphunu.net
The post Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh appeared first on Tin Sức Khỏe.

Nhu cầu thiết yếu của trẻ sơ sinh

“Trẻ em thì biết gì?”, nếu bạn nghĩ thế thì đã hoàn toàn sai lầm.
Trên thực tế, từ sơ sinh, trẻ đã có nhận thức nhất định. Những năm đầu đời là ‘bản lề’ của quá trình phát triển tâm lý và hình thành tính cách của trẻ. Do đó, biết được những nhu cầu thiết yếu của trẻ và đáp ứng với thái độ tích cực không chỉ giúp cha mẹ nuôi con khỏe và còn là cách kích thích não bộ cho con thông minh, để tương lai con ‘sáng’.

Nhu cầu cơ bản

Cảm giác được cha mẹ, người thân thương yêu luôn khiến trẻ hạnh phúc. Và yêu thương ở đây chính là thái độ của mẹ khi đáp ứng nhu cầu hàng ngày của chúng như:
- Cho ăn khi trẻ đói
- Ủ ấm cơ thể trẻ khi lạnh hoặc làm mát khi nóng
- Ôm ấp trẻ khi chúng khóc òa, run rẩy vì sợ hãi
- Giúp trẻ vui cười khi chúng buồn bã, lo lắng
Đặc biệt, khi trẻ sơ sinh khóc là chúng đang ngầm nói với mẹ rằng: Con chỉ là một đứa con nít thôi! Con sẽ khóc trung bình 2-5 giờ/ngày và đó là ‘ngôn ngữ’ đặc biệt của con để trò chuyện với mẹ, để nói cho mẹ biết tất cả các nhu cầu và mong muốn của con. Vì vậy, mẹ đừng giận cũng đừng cáu nhé! Con yêu mẹ, nhiều hơn mẹ tưởng đấy! Và khi con khóc, mẹ hãy:
- Vui lòng kiểm tra tã của con, xem con có ‘bỉm’ ra tã chưa
- Sờ trán, sờ người xem con có nóng sốt không
- Đảm bảo rằng con không bị đói quá
- Quấn con bằng một tấm chăn mềm mại; ôm con thật chặt để con cảm thấy được an toàn và ngủ ngon giấc.
- Bật cho con nghe một khúc nhạc du dương hoặc hát cho con nghe cũng là ý tưởng không tồi.
- Đặt con vào nôi và khẽ đu đưa…
nhu-cau-thiet-yeu-cua-tre-so-sinh
Khóc là ‘ngôn ngữ’ đặc biệt của con để trò chuyện với mẹ. (Ảnh minh họa).

Yêu thương và ôm ấp

Ngay từ khi lọt lòng, bé đã có những nhu cầu gắn bó với người khác, đặc biệt là với mẹ. Bé luôn muốn được ôm ấp, vỗ về. Phản xạ rúc đầu vào bụng, vào ngực mẹ, một mặt là tìm ti để bú, nhưng mặt khác là muốn áp sát vào da thịt mẹ để được ôm ấp, vỗ về. Có thể nói quan hệ với người mẹ qua xúc giác là quan trọng vào bậc nhất và cũng xuất hiện sớm nhất.
Do đó, thường xuyên được cha mẹ âu yếm, vuốt ve… trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu sâu sắc cha mẹ dành cho chúng. ‘Trò chơi’ đặt trẻ ngồi lên đùi rồi ‘tám’ cùng chúng là cách dễ dàng nhất để bạn ngầm nói: “Mẹ yêu con thật nhiều!”.

Trò chuyện

Mẹ có biết, việc trò chuyện giúp bé xây dựng và phát triển trí tuệ sau này? Ngoài ra, nó còn là nền tảng cho mối quan hệ của bé với cha mẹ và thế giới xung quanh. Vì vậy đừng lơ là việc nói chuyện với con ngay từ khi bé mới sinh ra.
Mẹ có thể cảm thấy ‘ngớ ngẩn’ khi độc thoại với bé nhưng đừng vội buồn hay ngại bởi vì càng nói chuyện nhiều với bé thì vốn từ vựng của bé càng được mở rộng hơn. Nhờ đó, khả năng giao tiếp cũng phát triển tốt và phong phú hơn khi trưởng thành.
Tranh thủ trò chuyện với bé sơ sinh bất kỳ khi nào có thể là ‘bí kíp’ nuôi con thông minh của mẹ thông thái đấy!

Chơi

Muốn trẻ sơ sinh phát triển tốt nhất thể chất và trí tuệ, ngoài những chăm sóc và cưng nựng hàng ngày, mẹ còn cần dành thời gian để quan tâm và chơi với trẻ. Khi bé thức giấc, nếu không có người chơi cùng, bé sẽ rất buồn chán và cô đơn. Vì vậy, thời gian trẻ chơi với cha mẹ cũng chính là lúc bé thư giãn sau những lần ăn-ngủ-khóc-thay tã.

Nhưng chơi với trẻ như thế nào?

Nếu bạn nghĩ rằng trẻ sơ sinh rất ít hoạt động thì đã nhầm. Thực tế, trẻ đang tập trung quan sát và cảm thấy rất tò mò với thế giới xung quanh. Hãy nhớ rằng, trẻ từ 0-3 tháng tuổi rất thích sờ mó, tiếng động và mùi thơm dù cho nhận thức của trẻ còn rất hạn chế.
Để phát triển khả năng quan sát của trẻ sơ sinh, tốt nhất bạn nên chọn những đồ chơi có hình ảnh tương phản cao. Đồ chơi cho bé từ 0-3 tháng tuổi nên là những món đồ bằng cao su mềm hoặc búp bê bằng vải cũng rất lý tưởng để phát triển xúc giác. Với bé 6 tuần tuổi, có thể chọn một hộp nhạc giai điệu du dương, êm dịu.

Được an toàn và che chở

Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, chúng sẽ tin tưởng bạn tuyệt đối và vô điều kiện. Trong trường hợp trẻ không được cảm thấy được yêu thương, âu yếm… chúng sẽ cực kỳ lo lắng và bất an. Điều này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Do đó, hãy làm những việc sau để đảm bảo an toàn cho trẻ:
- Giữ trẻ tránh xa những mối nguy có thể đến từ đồ trang trí nội thất: Đặt chiếc giường cũi của trẻ tránh xa cửa kính, dây kéo rèm và những vật dụng treo trên cao để trẻ khỏi bị vướng, bị rơi trúng khi có sự cố bất ngờ.
- Đóng chặt những vật dụng dễ bị lung lay: Hãy chắc chắn những vật dụng dễ đổ trong nhà đã được cất đi hoặc đã được đóng chặt vào tường.
- Giữ chặt trẻ trong tay: Khi bồng trẻ, một cái trượt tay vô ý cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Để phòng ngừa việc này, bạn phải đảm bảo mình luôn vững vàng và cẩn thận.
Theo Eva.vn
The post Nhu cầu thiết yếu của trẻ sơ sinh appeared first on Tin Sức Khỏe.

Vì sao em bé khi sinh ra ở phần dưới mông thường bị xanh?

Tại sao các em bé khi sinh ra ở phần dưới mông thường bị xanh, có phải em bé bị thiếu chất gì không? Khi lớn màu xanh đó có hết không? – Huỳnh Thị Nga, Tiên Phước, Quảng Nam
vi-sao-em-be-khi-sinh-ra-o-phan-duoi-mong-thuong-bi-xanh
Ảnh minh họa – Internet
Trẻ sơ sinh thường có một bớt xanh ở mông hay ở lưng, xương cụt, đó là do các tế bào lắng đọng lại, sau lớn lên sẽ mất đi, không có gì đáng ngại và không liên quan đến việc thiếu chất này chất khác như nhiều người lầm tưởng.
Vết đốm màu hồng cam là dạng cụm mạch máu làm xuất hiện những vết nhỏ, hồng, phẳng trên da. 1/3 số trẻ sơ sinh có loại vết này với vùng da thông thường ở sau gáy, vùng giữa mắt, trên trán, mũi, môi trên hay mí mắt. Chúng sẽ mờ dần khi trẻ lớn, nhưng vết đỏ sau gáy thường không hết. Loại này không cần phải điều trị.
Một số vết chàm cần kiểm tra để điều trị sớm là các vết phẳng màu hồng đỏ nhưng dần dần sậm màu hơn và có thể chuyển sang màu tím đỏ và cũng có thể lan rộng hơn và dày hơn.
Các vết bớt màu “cà phê sữa” nếu đồng thời xuất hiện các vết bớt lớn hơn đồng xu thì có khả năng liên quan đến các u nhọt thần kinh, u máu màu dâu tây là một nhóm mạch máu nhỏ, cuộn chặt với nhau, hay xuất hiện trên bề mặt da tại mặt, da đầu, lưng hay ngực…

GS Nguyễn Lân Dũng

Theo Nongnghiep.vn
The post Vì sao em bé khi sinh ra ở phần dưới mông thường bị xanh? appeared first on Tin Sức Khỏe.