Lưu trữ cho từ khóa: cát cánh

Một số bài thuốc Đông y điều trị ho kéo dài

Thời tiết thay đổi kèm theo sự ô nhiễm môi trường khiến các bệnh về đường hô hấp gia tăng. Nhiều người bị ho, viêm mũi, ngứa họng, khạc đờm…, mặc dù đã dùng nhiều thuốc nhưng bệnh vẫn không khỏi làm người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc. Xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y điều trị hiệu quả chứng bệnh này.

Ho do phế nhiệt

Người bệnh ho khan, không có đờm, hơi thở nóng, miệng khô khát, rát họng, khô họng. Ho kéo dài nhiều ngày, mắt đỏ, da khô, đại tiện táo… Dùng một trong các bài:

Bài 1: ngân hoa 10g, liên kiều 12g, tang diệp 20g, rau má 20g, cỏ mực 20g, thiên môn 16g, mạch môn 12g, trần bì 10g, tía tô 16g, xương bồ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: cát cánh 16g, trần bì 12g, bán hạ 10g, mơ muối 12g, đinh lăng 16g, sâm đại hành 16g, rễ xương sông 16g, tang bạch bì 16g, cam thảo 12g, rễ chanh 12g, bạch mao căn 16g, mã đề 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

mot-so-bai-thuoc-dong-y-dieu-tri-ho-keo-dai

mot-so-bai-thuoc-dong-y-dieu-tri-ho-keo-dai

Cát cánh và kim ngân hoa là 2 vị thuốc trị ho phế nhiệt.

Ho do cảm nhiễm phong hàn

Người bệnh đau đầu, đau người, gai sốt, hắt hơi, ngạt mũi, ho nặng tiếng, mắc đờm, người mệt mỏi. Dùng một trong các bài:

Bài 1: phòng phong 12g, kinh giới 16g, tế tân 12g, bạch truật 16g, đương quy 16g, vỏ quế 8g, thiên niên kiện 10g, hà thủ ô 16g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 12g, cẩu tích 12g, ngũ vị 10g, xương bồ 16g, cát cánh 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần (uống nóng).

Bài 2: trần bì 12g, bán hạ 10g, phòng phong 10g, kinh giới 16g, sinh khương 6g, ngải diệp 16g, xuyên khung 10g, tế tân 12g, vỏ quế 8g, thiên niên kiện 10g, đương quy 16g, sâm bố chính 16g, cam thảo 12g, đại táo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Ho do viêm họng

Người bệnh có biểu hiện họng sưng đau, ho rát họng, có khi ho suốt ngày không dứt, có thể sốt, người mệt mỏi. Dùng một trong các bài:

Bài 1: ngân hoa 10g, liên kiều 12g, bồ công anh 20g, rau tần dày lá (húng chanh) 16g, phòng phong 10g, kinh giới 16g, bán hạ 10g, tía tô 16g, hậu phác 10g, trần bì 10g, huyền sâm 12g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: đinh lăng 16g, tang diệp 20g, cát cánh 16g, mạch môn 16g, bối mẫu 10g, trần bì 10g, cam thảo 12g, xạ can 8g, huyền sâm 12g, sa sâm 12g, bạch linh 10g, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ho do viêm thanh quản

Người bệnh ho kéo dài nhiều ngày, tiếng nói khàn có khi mất tiếng, đau họng, khô họng. Dùng một trong các bài:

Bài 1: đậu đen sao thơm 30g, huyền sâm 16g, sâm bố chính 16g, tang bạch bì 16g, cát cánh 16g, tang ký sinh 16g, xương sông 16g, rau má 20g, ngũ vị 10g, cam thảo 12g, xương bồ 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: lá mã đề 16g, xương sông 20g, lá nhót 20g, cát cánh 16g, mạch môn 16g, kinh giới 16g, đậu đen (sao) 30g, huyền sâm 16g, cam thảo 16g, ngũ vị 10g, tang bạch bì 16g, cát căn 16g, sâm hành 16g, đương quy 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Theo Suckhoedoisong.vn

Thời tiết giao mùa, trẻ dễ bị bệnh

Miền Nam không có mùa đông lạnh giá, tiết trời ấm áp quanh năm, nhưng khi độ ẩm tăng cao cũng vẫn sẽ là điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Đặc biệt, những trẻ hiếu động dễ sinh mồ hôi, không được lau kịp thời khiến các bệnh về đường hô hấp, ho cảm gia tăng.

PGS-TS Nguyễn Văn Bàng (phó trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai) chia sẻ, thời tiết thay đổi, giao mùa khiến trẻ thường mắc các bệnh như: ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, sốt, toàn thân khó chịu, viêm mũi, viêm V.A, viêm họng cấp… và ho thường là dấu hiệu cho các bệnh này. Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho trẻ. Phương pháp chữa trị chủ yếu là làm long đờm, ăn uống đầy đủ. Nếu được chăm sóc tốt, nhiều trẻ sẽ tự khỏi sau đó vài ba ngày. Nếu trẻ đang bú mẹ, giai đoạn này, bạn nên tăng cường cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Khi trẻ bị ngạt mũi, trước bữa ăn, bạn nên nhỏ mũi cho trẻ (dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ) để làm thông mũi trẻ. Trong những ngày thời tiết như thế này, cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Nhi cung cấp)

PGS Bàng nhấn mạnh, các mẹ cần tránh các tác nhân gây dị ứng và cách ly trẻ với môi trường khói thuốc, hóa chất hoặc không nên để trẻ tiếp xúc với chó, mèo. Phòng ngủ của trẻ cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm. Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá. Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ.

PGS Dương Trọng Hiếu (nguyên BS bệnh viện YHCT TW) chia sẻ, khi trẻ bị cảm, ho, các bà mẹ cần chú ý chữa trị kịp thời và triệt để. Thực tế hiện nay có nhiều loại thuốc Tân dược được bào chế dưới dạng siro để trẻ nhỏ dễ uống và liều lượng đã được điều chỉnh nhưng không phải vì thế mà các tác dụng phụ của thuốc không đáng ngại. Chức năng đào thải các chất độc của gan, thận còn kém, trẻ lại rất hay bị cảm, ho nên sử dụng thuốc rất thường xuyên. Nếu không cẩn trọng các mẹ sẽ bắt gan, thận của bé làm việc vất vả trong khi chức năng của các cơ quan này còn chưa được hoàn chỉnh. Các mẹ nên tìm các loại thuốc thảo dược an toàn cho bé. Nhưng ngay các thuốc Đông dược cũng có các vị thuốc không khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ như tinh dầu bạc hà, tỳ bà diệp, bạc hà diệp… Thế nên các mẹ chỉ nên lựa chọn các sản phẩm thảo dược được đặc chế dành riêng cho các bé. Cũng cần tìm các thuốc có mùi vị thơm, ngon, dễ uống. Siro Ích Nhi là một sản phẩm đáp ứng được tất cả các điều kiện này. Là sản phẩm được nghiên cứu và đặc chế dành riêng cho trẻ, với thành phần từ kinh giới, mật ong và các thảo dược nhanh giải cảm, giảm ho cho bé mà lại rất an toàn, mùi vị thì thơm ngon, thích hợp với khẩu vị của trẻ. Khi dùng kết hợp với các kháng sinh ở những bé bị cảm, ho nặng, Ích Nhi còn giúp các bé nâng cao sức đề kháng, giảm được các tác dụng phụ của kháng sinh và giúp bé nhanh khỏi bệnh. Đây là sản phẩm được nhiều bác sĩ khoa nhi khuyên dùng.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Nhi cung cấp)

Thành phần: xuyên khung 8g, cát cánh 8g. kinh giới 8g, tử uyển 8g, bách bộ 8g, xuyên bối mẫu 8g, hương phụ 8g, cam thảo 8g, trần bì 8g, mật ong 15g, phụ liệu vừa đủ 100ml. Tác dụng: giải biểu, trừ ho, trừ đờm. Chỉ định: thuốc được sử dụng trong các trường hợp điều trị các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, trị các chứng ho do lạnh, ho đờm nhiều. Liều lượng và cách dùng: trẻ sơ sinh – dưới 3 tuổi uống 3ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; trẻ em 3 – 7 tuổi uống 5 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; trẻ em 7 – 12 tuổi uống 7,5 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; từ 12 tuổi trở lên uống 10 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày. Có thể pha loãng với nước ấm cho dễ uống. Chống chỉ định: bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, phụ nữ có thai. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: + Thời kỳ mang thai: Không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai. + Thời kỳ cho con bú: Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú. Trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sỹ. Tác dụng không mong muốn của thuốc: chưa có báo cáo. Chú ý: thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Bảo quản: Trong bao gói kín, nơi khô mát, tránh ánh sáng. Tiêu chuẩn sản phẩm: tiêu chuẩn cơ sở. Quy cách đóng gói: hộp 1 lọ 100ml.

Điện thoại tư vấn sản phẩm: 043.9953901

Website: www.chamsoctre.vn

Hồ sơ đăng ký quảng cáo số: 1322/10/QLD-TT

Thái hóa đốt sống cổ

Y học cổ truyền quan niệm rằng, bệnh này do tình trạng phong hàn thấp bên ngoài xâm nhập vào làm cho khí huyết trong kinh lạc cơ thể bị bế tắc gây nên.


Ảnh minh họa.

Các thể bệnh

Bệnh hay gặp ở người cơ thể yếu, người có tuổi… gây nên đau, cử động khó khăn. Tùy theo thể bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Chẳng hạn, do phong hàn, thì triệu chứng gồm: đầu, gáy, vai và phần lưng bên trên đau, gáy cứng, có nhiều điểm đau ở cổ, có cảm giác như nhịp đập ở cổ, cử động khó khăn, tay chân tê, đau, mỏi, chi trên có cảm giác nặng, không có sức, thích ấm, sợ lạnh, lưỡi trắng nhạt… Thể can thận âm hư thì có những triệu chứng: gáy, vai, vai-lưng đau, có khi đau lan lên đầu, tay chân tê, mất cảm giác, thắt lưng đau, đầu gối mỏi, chóng mặt, hoa mắt, hai gò má đỏ, ra mồ hôi trộm, họng khô, lưỡi đỏ… Thể khí trệ huyết ứ thì có các biểu hiện: đầu, gáy, vai, vai-lưng bị đau, tê, đau ê ẩm, đau vùng nhất định, ban ngày đau ít, ban đêm đau nhiều hơn, ấn vào thấy đau, chân tay tê mỏi, co rút (ban đêm bị nhiều hơn ban ngày), miệng khô, lưỡi đỏ tím hoặc có điểm ứ huyết… Với thể khí huyết đều hư, biểu hiện gồm: đầu, gáy khó cử động, yếu, tay chân yếu, nhất ở các đầu ngón tay, vai và tay tê, mệt mỏi, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, chóng mặt, hồi hộp, nhịp thở ngắn, da mặt xanh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng…

Còn thể đờm thấp ngăn trở kinh mạch, thì triệu chứng xuất hiện là, đầu, gáy, vai, lưng đều đau, chóng mặt, đầu nặng, cơ thể nặng, không có sức, nôn ói, ngực và hông sườn đầy tức, lưỡi trắng nhạt…

Các phép chữa

Với trường hợp do phong hàn y học cổ truyền dùng phép trị “khứ phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc”, dùng bài thuốc “Quế chi gia cát căn thang gia giảm”, gồm các vị: 15g cát căn; quế chi, bạch thược, đương quy, xuyên khung, thương truật, mộc qua (cùng 9g), 6g cam thảo, 3g tam thất, 3 lát gừng tươi, và 3 quả đại táo. Nếu trường hợp cử động khó, đau nhiều thì gia thêm nhũ hương, một dược (đều 6g). Nếu có biểu hiện phong nhiều, đau nhiều chỗ, sợ gió, thì thay bài “Quế chi gia cát căn thang gia giảm” bằng bài “Phòng phong thang gia giảm”, gồm các vị thuốc: phòng phong, cát căn (cùng 12g), tần giao, uy linh tiên, khương hoạt (đều 9g), phục linh, đương quy, quế chi (đồng 6g), và 3g ma hoàng.


Ảnh minh họa.

Thể can thận âm hư thì phép trị là “tư bổ can thận, hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc”, dùng bài “hổ tiềm hoàn gia giảm”, gồm các vị thuốc: ngưu tất, thục địa, đan sâm (đều 12g), đương quy, bạch thược, tỏa dương, tri mẫu, hoàng bá, quy bản, thố ty tử, kê huyết đằng (cùng 9g).

Với thể khí huyết đều hư, huyết ứ thì phép trị là “bổ khí, dưỡng huyết, thông kinh hoạt lạc”, dùng bài thuốc “Hoàng kỳ quế chi ngũ thang gia vị”, gồm: quế chi, cát căn (cùng 9g), xích thược, bạch thược (cùng 12g), hoàng kỳ 18g, kê huyết đằng 15g, sinh khương 6g, và 4 trái đại táo.

Còn thể đờm thấp ngăn trở kinh mạch thì phép trị là “hóa đờm, trừ thấp, hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc”, dùng bài “phục linh hoàn gia giảm”, gồm các vị: phục linh, trần bì, địa long (cùng 12g), đởm nam tinh, bán hạ, bạch giới tử, ngũ vị tử (cùng 10g), cát cánh 6g, và 3g tam thất.

Lương y Như Tá

Meo.vn (Theo Khoemoingay)

9 bài thuốc chữa bệnh khàn tiếng

Đông y cho rằng khàn tiếng phần lớn do ngoại tà cảm nhiễm, liên quan đến kinh Phế và thường phát sinh đột ngột, đó là do ngoại tà lấn Phế làm cho khí phế âm bị tổn thương mà sinh bệnh. Điều trị khàn tiếng phải tùy theo thể bệnh. Xin giới thiệu một số bài thuốc:

Bài 1: Khàn tiếng do phong nhiệt, người bệnh có cảm giác khát nước, họng sưng đau, ngũ tâm phiền nhiệt, tà uất ở phế, dùng: sinh kha tử 10g, liên kiều 10g, thuyền thoái 6g, xuyên khung 6g, cát cánh 10g, bạc hà 6g, cam thảo 6g, nam hoàng bá (núc nác) 12g, ngưu bàng tử 10g, mạch môn đông 10g, sắc uống.

Bài 2: Trường hợp khàn tiếng do đàm nhiệt uất kết, dùng: xạ can 6g, hạt bí đao 9g, mã đậu lình 6g, thuyền thoái 3g, qua lâu bì 9g, sa sâm 9g, tỳ bà diệp 9g, sinh ngưu bàng tử 9g, sinh cam thảo 3g, xuyên bối mẫu 3g.

Bài 3: Nếu khàn tiếng kéo dài, họng khô, đau rát, đờm dính, sốt nhẹ thường do âm hư nội nhiệt, dùng: sa sâm 12g, huyền sâm 10g, bạch quả 10g, câu kỷ tử 10g, núc nác 6g, mạch môn đông 10g, bạc hà 10g, đan bì 10g, sinh cam thảo 10g. Có thể dùng la hán 1/2 quả, đười ươi 3-4 quả, ngày 1 thang, sắc đặc ngậm rồi nuốt ngày 3-4 lần.


Quả la hán chữa rát họng, đờm nhiều, sốt.

Bài 4:Trường hợp tiếng nói nhỏ, không phát âm thành tiếng, thanh đới co giãn kém, dùng bài Gia vị bổ trung ích khí thang: đương quy 16g, hoàng kỳ 16g, bạch truật 16g, đảng sâm 16g, sài hồ 10g, cam thảo trích 6g, kha tử 10g, thiên trúc hoàng 10g, trần bì 8g, thăng ma 10g, cát cánh 10g, xuyên bối mẫu 6g.

Bài 5: Nếu khí âm hư, huyết lạc bị ứ trệ, dùng: nhân sâm 12g, đan sâm 12g, sinh địa 12g, bạch cương tàm 12g, mạch môn 12g, hoàng kỳ 12g, xuyên khung 12g, cam thảo 6g, thuyền thoái 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 6: Trường hợp khàn tiến do phế hư, dùng phương Thanh âm thang: nhân sâm 12g, bạch linh 12g, đương quy 12g, sinh địa 12g, thiên môn đông 10g, mạch môn đông 10g, kha tử 10g, ô mai 10g, a giao 10g, ngưu nhũ 16g, mật ong 10g, lê tươi 1 quả. Sắc uống.

Bài 7: Dùng bài Dưỡng kim thang để dưỡng phế gồm sinh địa 12g, tang bạch bì 12g, hạnh nhân 10g, a giao 10g, tri mẫu 10g, sa sâm 12g, mạch môn đông 12g, phong mật 10g.

Bài 8: Nếu ho nhiều, khàn tiếng dùng: bách hợp 30g, khoản đông hoa 15g nghiền thành bột mịn rồi dùng mật luyện hoàn viên, chia 2-3 lần, uống sau bữa ăn trong 5 ngày. Hoặc dùng sinh kha tử 10g, cát cánh 10g, sinh thảo 6g sắc uống.

Bài 9. Trường hợp do phong hàn, nói không thành tiếng, họng đau, hơi thở thô, phát sốt, dùng: tiền hồ 8g, tô diệp 6g, trần bì 6g, cam thảo 4g, cát cánh 8g, thuyền thoái 6g, hạnh nhân 10g. Sắc uống.

DSCKI.Phạm Hinh

Meo.vn (Theo SKĐS)

Long nhãn, nhân sâm tăng trí nhớ

Vì nhiều lý do khác nhau như thiên bẩm, thể chất, tuổi tác, môi trường sống, điều kiện giáo dục, chế độ ăn uống… nên khả năng ghi nhớ của mỗi người cũng khác nhau. Để bảo vệ và tăng trí nhớ, thuốc cổ truyền cũng đóng một vai trò quan trọng.Long nhãn:

Là cùi quả, có tác dụng ích trí, an thần, được dùng trong các trường hợp trí nhớ suy giảm, hay quên. Còn có tác dụng bổ huyết, dùng khi cơ thể thiếu máu, da xanh, gầy. Khi dùng có thể phối hợp với hoàng kỳ, đương quy… hoặc phối hợp với cao ban long trong cổ phương “Nhị long ẩm”: Long nhãn 32g, cao ban long 32g. Cách dùng: long nhãn nấu kỹ với nước, vắt lấy một bát nước (300 ml), nhân lúc còn nóng, cho các miếng cao ban long vào, quấy cho tan đều. Uống ấm, cách 2 ngày uống một lần. Phương thuốc này tốt cho những người trí nhớ suy giảm, hay quên, kém ăn, kém ngủ, ra nhiều mồ hôi trộm, hay sốt về chiều, đại tiện táo kết, sắc mặt vàng vọt, da khô, phụ nữ lượng kinh nguyệt ít.

Nhân sâm:

Là vị thuốc bổ khí, đứng đầu trong 4 vị quý nhất của Đông y (sâm, nhung, quế, phụ), có tác dụng “định thần ích trí”, tức làm cho tinh thần ổn định và tăng trí nhớ, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Dùng dưới dạng thuốc hãm, thuốc sắc, thuốc rượu, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong cổ phương “Thiên vương bổ tâm đan”: nhân sâm 8g, sinh địa 6g, đan sâm 8g, huyền sâm 8g, bạch linh 8g, ngũ vị tử 12g, cát cánh 8g, đương quy 12g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, bá tử nhân 12g, toan táo nhân (sao đen) 12g. Phương này có thể bào chế dưới dạng viên hoàn, ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 12-16 g, uống với nước ấm, hoặc dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang. Uống 2 tuần liền. Phương thuốc thích hợp cho những trường hợp tâm huyết bất túc, tinh thần bất an, thiếu máu, tim hồi hộp, mất ngủ, hay quên, trí nhớ suy giảm.

Theo SK$ĐS

Những bài thuốc hay chữa đau đầu

Y học cổ truyền cho rằng, đau đầu có nhiều chứng, hoặc vì âm hư, hoặc vì dương hư, hoặc vì khí huyết hư, hoặc vì phong đờm, hỏa.
Có khi đau ở giữa, khi đau hai bên, trước trán, phía sau, đau thiên về một bên… Cần phân biệt cho rành thì chữa mới có thể khỏi được, chứ không đơn giản uống thuốc giảm đau là hết. Y học cổ truyền chia ra làm nhiều thể đau đầu như:Âm hư đầu thống

Chứng này thường đau rải rác quanh năm, có lúc lại như không đau, là vì thận thủy kém, hỏa tà xông lên, nên dùng bài thuốc “tư âm giáng hỏa”, gồm: thục địa, ngọc trúc (đều 40g), thù nhục 16g, hoài sơn, huyền sâm, xuyên khung (đều 12g), mạch môn 9g, ngũ vị 8g. Đem sắc với 3 chén nước còn nửa chén, uống lúc ấm trước khi ăn, thuốc sắc 3 lần, uống như nhau. Mới uống thang đầu, đầu càng đau thêm, phải uống đến thang thứ hai thì mới đỡ.

Khí hư đầu thống

Chứng này đau đầu về bên phải, thì dùng bài gồm các vị: hoàng kỳ (sao mật) 16g, nhân sâm, bạch truật, trần bì, đương quy, xuyên khung, cao bản, chích cam thảo, thăng ma, hoàng bá, tế tân (mỗi vị 12g) và bán hạ 12g (tẩm nước gừng sao). Đem sắc với cùng với 3 lát gừng sống, sắc uống như các bài thuốc trên.

Huyết hư đầu thống

Chứng này thường đau về bên trái, là vì huyết hư thuộc về phong, ban đêm lại càng đau nặng, nên dùng bài gồm các vị: đương quy, xuyên khung, bạch thược, sinh địa, hoàng cầm, mạn kinh, sài hồ, phòng phong, cao bản (mỗi vị 12g), hương phụ chế 8g. Sắc uống như các bài thuốc trên.

Khí huyết lưỡng hư đầu thống

Chứng này đau cả hai bên đầu vì khí huyết đều kém cả, thường dùng bài thuốc gồm: hoàng kỳ 16g, nhân sâm, bạch truật, chích cam thảo, xuyên khung, thăng ma, sài hồ, trần bì, hoàng bá, mạn kinh, đương quy (mỗi vị 12g), tế tân 8g. Sắc uống như trên.

Đàm hỏa đầu thống

Chứng đau đàm hỏa phần nhiều vì người gầy huyết hư mà sinh ra, thường dùng bài gồm: trần bì, bán hạ, tế tân (cùng 8g), bạch linh, hoàng cầm, xuyên khung, khương hoạt, cam thảo, cát cánh (cùng 12g) và 3 lát gừng. Sắc uống như bài thuốc trên.

Phong hàn đầu thống

Đau chứng này vì gặp phải gió lạnh, thường dùng bài gồm: bạch linh, bán hạ (mỗi vị 12g), trần bì 8g, chích cam thảo 6g. Thêm 3 lát gừng sống, sắc uống như các bài thuốc trên.

Huyễn vựng đầu thống

Chứng này khiến đầu quay, hoa mắt, tai ù, người lảo đảo như đứng trên xe, tàu hỏa, nhiều khi muốn ngã, thường dùng bài gồm: trần bì, chỉ thực, bạch linh, xuyên khung (mỗi vị 12g), bán hạ, bạch chỉ (cùng 10g), hoàng cầm, nam tinh, phòng phong, tế tân, cam thảo (cùng 8g). Sắc uống như các bài thuốc trên.

Theo TNO

Tử uyển, vị thuốc chữa ho, hen

Tử uyển (Aster tataricú L.J), thuộc họ Cúc (Adteraceae), tên khac là thanh uyển, dã ngưu bàng.Bộ phận dùng làm thuốc của tử uyển là rễ, thu hái quanh năm, tốt nhất là vào mùa thu, đào về rửa sạch, để ráo nước rồi chế biến dưới các dạng sau:

Theo Đông y tử uyển có vị đắng, cay, tính ôn, không độc có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, chỉ phái, hạ khí, chữa ho có đờm, hen suyễn, viêm họng, viêm phế quản cấp và mạn tính. Liều dùng hàng ngày 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác theo những phương thức sau:

– Chữa ho, hen có đờm khò khè: Tử uyển 12g, bách bộ 12g, cát cánh 8g, mạch môn 8g, kinh giới 8g, trần bì 6g, cam thảo dây 6g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

– Chữa ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính: Tử uyển 10g, khoản đông hoa 10g, thổ bối mẫu 10g, hạnh nhân 10g, cát cánh 10g, cam thảo 3g, sắc uống ngày 1 thang.

– Chữa ho gà ở giai đoạn hồi phục: Tử uyển 8g, bách bộ 8g, rễ qua lâu 16g, sa sâm 12g, mạch môn 12g, sắc uống trong ngày.

– Chữa lao phổi: Tử uyển 12g, bạch truật 12g, đảng sâm 12g, cỏ nhọ nồi 12g, thổ phục linh 8g, bách hợp 8g, cam thảo 6g, ngũ vị tử 6g, thổ bối mẫu 6g, sắc uống ngày 1 thang.

– Chữa hen phế quản: Tử uyển 12g, tế tân 12g, khoản đông hoa 12g, đại táo 12g, ma hoàng 10g, ngũ vị tử 10g, bán hạ chế 8g, xạ can 6g, gừng sống 4g, sắc uống trong ngày.

– Chữa suy nhược cơ thể do phế hư: Tử uyển 12g, ngũ vị tử, tang bạch bì, thục địa, đản sâm, hoàng kỳ mỗi vị 10g, sắc uống trong ngày.

Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) còn dùng tử uyển để chữa kinh nguyệt không đều với bài thuốc gồm tử uyển , hồng hoa, nga truật, quế chi (bỏ vỏ thô), hương phụ (sao giấm), lượng bằng nhau, phơi khô tán nhỏ, dây bột mịn. Ngày uống 2 lần mỗi lần 8g với rượu.

suckhoe&doisong

Đông y điều trị mất tiếng

Mất tiếng còn gọi là hầu âm (thất âm). Tuỳ mức độ có thể là khàn giọng hoặc mất tiếng hẳn (nói không ra tiếng). Nếu đột nhiên mất tiếng gọi là cấp hầu âm, bệnh kéo dài lâu ngày gọi là mạn hầu âm. Mất tiếng thường do bệnh ngoại cảm nhưng cũng có thể là bệnh nội thương do tạng phủ suy nhược. Theo y học cổ truyền “phế là cửa ngõ của thanh âm, thận là gốc của thanh âm”. Như vậy tắt hay là mất giọng có liên quan đến phế và thận.

Theo y học cổ truyền, mất tiếng do những nguyên nhân sau:

Ngoại cảm phong hàn làm phế lạc bị bế tắc sinh nhiệt, sinh đờm, làm cho phế khí mất tuyên thông nên nói không ra tiếng.

Nhiệt tà bế phế: Phong nhiệt độc bên ngoài xâm nhập vào qua miệng, mũi, làm tổn thương phế, phế khí không thông, ôn nhiệt bốc lên ủng trệ ở họng, khí huyết bị ủng trệ, kèm cảm lục dâm bên ngoài. Hoặc do ăn uống thức ăn cay nóng quá, hoả bốc lên làm tổn thương phế khí, gây nên mất tiếng.

Phế táo, tân dịch khô háo hoặc thận âm hư không nhuận được phế sinh ra mất tiếng.

Do tình chí bị uất ức: Con người mỗi khi có việc lo sợ và tức giận một cách đột ngột, tiếng nói sẽ bị mất âm thanh.

Bị bệnh lâu ngày, hư yếu: Âm thanh phát ra do ở phế mà gốc ở thận. Tỳ là nguồn của khí, thận là gốc của khí. Thận tinh mạch, phế tỳ thịnh thì âm thanh sẽ rõ. Nếu do lao nhọc quá sức, bệnh lâu ngày, phế thận âm bị suy, âm hư sẽ sinh nội nhiệt, đờm hoả bốc lên nhiệt nung nấu, họng sẽ gây nên mất tiếng.

Ngoài ra, do nói to, nói nhiều làm hao phế khí, bệnh vùng hầu họng cũng ảnh hưởng đến phát âm.

Theo y học cổ truyền thì bệnh mới mắc phần lớn là chứng thực, bệnh lâu ngày thường là chứng hư. Việc điều trị tùy theo chứng bệnh và thể bệnh mà dùng bài thuốc thích hợp.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới


Chứng thực

Ngoại cảm phong hàn: Cảm lạnh, người mát, mũi nghẹt hoặc chảy mũi nước trong, giọng khàn hoặc nói không ra tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoãn.

Bài thuốc: Quế chi 12g, sinh khương 12g, thêm kinh giới để ôn thông phế khí, bạch thược 24g, cam thảo 4g, đại táo 12g, đường phèn 80g. Sắc uống ngày 1 thang.

Phế nhiệt: Giọng khàn hoặc nói không ra tiếng, miệng khát, họng đau, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác.

Bài thuốc: Cát cánh 12g, cam thảo 6g, kinh giới 12g, thuyền thoái 6g, tiền hồ 12g, tang diệp 12g.

Đờm nhiệt: Nói khó, tiếng nặng, đờm nhiều vàng, miệng đắng, họng khô, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác.

Bài thuốc: Cát cánh 12g, tiền hồ 12g, tang bì 12g, tri mẫu 8g, hoàng cầm 10g, chi tử 10g, ngưu bàng 10g, thuyền thoái 6g, bối mẫu 10g, cam thảo 6g, qua lâu 10g, hạnh nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Đờm uất ngưng lấp: Tiếng nói nặng, nghe không rõ, ngực đầy, ho ra nhiều đờm, cơ thể mập, người mỏi mệt, tay chân không có sức, rêu lưỡi vàng bệu, mạch hoạt.

Bài thuốc: Hoàng cầm 10g, chi tử 10g, tiền hồ 10g, bối mẫu 8g, cát cánh 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Phong tà uất bế: Đột nhiên âm thanh bị xáo trộn, khó nói ra tiếng kèm họng hơi đau, ngứa, nuốt khó, ho, ngực khó chịu, mũi nghẹt, sổ mũi, sốt, sợ lạnh, đầu đau, lưỡi đỏ, rêu lưỡi nhạt, mạch phù.

Bài thuốc: Ma hoàng 12g, hạnh nhân 8g, cam thảo 6g, cát cánh 12g. Sắc uống.

Chứng hư

Phế âm hư: Nói giọng khàn, miệng khô, họng đau, ho khan không có đờm, chất lưỡi đỏ, khô, mạch nhỏ sác.

Bài thuốc: Tang diệp, hồ ma nhân, mạch môn, thạch cao, a giao, tỳ bà diệp, hạnh nhân, nhân sâm, cam thảo. Sắc uống ngày 1 thang.

Thận âm hư: Họng khô, giọng khàn, nói không ra tiếng, bứt rứt khó ngủ, lưng gối nhức mỏi, lòng bàn chân tay nóng, nặng có thể kèm ù tai, hoa mắt, lưỡi thon đỏ, mạch tế, sác, nhược.

Bài thuốc: Sinh địa 16g, đơn bì 12g, trạch tả 12g, mạch môn 12g, ngũ vị tử 10g, phục linh 12g, hoài sơn 6g, sơn thù 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Uất nộ khí nghịch: Bình thường vốn uất ức hoặc thường giận dữ, khí uất không giải, đột nhiên mất tiếng, ngực và hông sườn đầy trướng hoặc nhẹ thì vú căng, mạch huyền.

Bài thuốc: Tử tô 12g, ô dược 12g, trần bì 12g, bạch thược 12g, sinh khương 8g, đại táo 5 quả, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chú ý: Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang. Cho 750ml nước vào thang thuốc, sắc kỹ chắt lấy 250ml nước thuốc, chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 30 phút.

suckhoe&doisong

Chữa chảy máu cam bằng đông y

Khi bi chảy máu cam, bạn có thể nhờ tới các phương thuốc từ đông y nhé!
Chảy máu cam là tình trạng xuất huyết ở mũi. Đông y gọi là “tỵ nục”-một trong những chứng “nục huyết”, bệnh phát sinh do huyết nhiệt vong hành nghĩa là huyết phận có nhiệt gây nên…

Nguyên nhân gây chảy máu cam thường không chỉ do tổn thương ở mũi mà còn do chức năng hoạt động các tạng phế, can, thận, tỳ, vị thiếu điều đạt mà sinh bệnh. Có nhiều phương thuốc chữa chảy máu cam, trong điều trị thường phải kết hợp trị liệu tại chỗ với điều trị toàn thân.Thuốc tại chỗ:

Khi bị chảy máu cam thường dùng thuốc tại chỗ để chỉ huyết, có thể dùng  một trong các phương sau;

– Dùng một củ gừng tươi gọt nhọn, đem nướng qua rồi nhét vào lỗ mũi.

– Sơn chi tử (quả dành dành) hoặc tông lu bì (bẹ móc), đốt cháy tán bột mịn rồi rắc vào lỗ mũi.

– Thanh tương tử (hạt mào gà trắng) sắc đặc nhỏ vào trong mũi sẽ cầm được huyết.

– Ngoài ra có thể dùng một ít tỏi và hồng đơn đồng lượng giã nhừ trộn đều, nếu xuất huyết mũi trái thì đắp vào lòng bàn tay phải và ngược lại mũi phải thì đắp tay trái, huyết sẽ được cầm

Các thuốc đường uống:

Trong mọi trường hợp khi xuất huyết đường mũi dùng:

– Ngó sen tươi ninh với móng giò lợn, ăn vài lần.

– Ngải diệp tươi 12g, trắc bá diệp 10g, sinh địa 12g sắc uống ngày 1 thang, 2 -3 ngày liền hoặc lấy một nắm rau muống rửa sạch, giã nát thêm ít đường và pha chút nước sôi vào uống, ngày 1 lần.Nếu chảy máu cam liên tục dùng một trong các bài sau:

– Vương bất lưu hành  30g, sắc đặc, uống nóng, ngày 1 thang.

– Đăng tâm 40g sao vàng tán bột, hoà với 4g chu sa, chia 2- 3  lần uống với nước cơm.

– Rễ hẹ tươi 30g, rửa sạch sắc với 200 ml nước đến còn phân nửa thêm đường đỏ 10g, uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. sẽ có tác dụng chỉ huyết.

– Tam thất  6g, (hoặc tông lư bì 6g), tóc người 6g (sao tồn tính), tán bột ,  mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần với nước sắc trắc bách diệp, ngẫu tiết mỗi thứ 12g.

– Nhân trung bạch (cặn nước tiểu) đem để lên hòn ngói mới cho khô, nghiền nhỏ pha thêm một ít xạ hương, hoà rượu nóng cho uống.

Trường hợp chảy máu cam do nhiệt

Dùng bài Tứ sinh (bốn loại lá tươi) gồm tiên sinh địa hoàng 24g, ngải cứu tươi 6g, trắc bá diệp tươi 9g, hà diệp tươi (hoặc bạc hà tươi) 9g, sắc uống

– Hoặc trúc nhự 8g, sinh địa 8g, hoàng cầm 6g, bạch thược 6g, mạch môn đông 8g. Sắc uống ngày một thang.

– Có thể dùng thiến thảo căn 10g, trắc bách diệp 5g, sinh địa 15g, ngũ vị tử 10g, hoàng cầm 5g, cam thảo 5g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần.

Trường hợp đổ máu cam do ảnh hưởng chức năng hoạt động của các tạng trong cơ thể

– Do ăn nhiều thứ cay nóng làm cho vị nhiệt gây nên bệnh dùng thạch cao 24g, thục địa 24g, mạch môn đông 16g, tri mẫu 12g, ngưu tất 12g, lô căn 12g, mao căn 12g. Sắc uống.
Củ tỏi.

– Trường hợp âm hư hoả vượng gây chảy máu cam  dùng  thục địa 24g, mạch môn đông 24g, tri mẫu 24g, ngưu tất 24g, huyền sâm 12g, a giao 12g, thiên môn đông 24g, ngẫu tiết 24g, sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần.- Nếu do can hoả vượng bốc lên dùng bài: sinh địa 16g, đương quy 12g, hoàng cầm 8g, trắc bá diệp 8g, xích phục linh 10g, cam thảo 6g, xích thược 12g, hương phụ 10g, sơn chi 10g, hoàng liên 6g, cát cánh 10g, ngưu tất 12g, sắc uống.

– Nếu say sưa quá độ làm thương tổn đến phế mà  nục huyết dùng  bách thảo sương 20g, hoè hoa 80g, tán thành bột, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần, chiêu với 60ml nước sắc  bạch mao căn..

–  Trường hợp chảy máu cam do phế nhiệt  dùng  bạc hà 6g, hoàng kỳ 10g, sinh địa 16g, a giao 8g, mao căn 12g, mạch môn đông 12g, bồ hoàng 6g, bối mẫu 8g, tang bạch bì 10g, cát cánh 10g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một  thang chia 2-3 lần.

Theo KHĐS

Lá xương sông trị ho tiêu đờm

Xương sông là loại cây được nhân dân trồng khắp nơi, dùng để ăn uống, làm gia vị và làm thuốc chữa cảm cúm, sổ mũi, ho hen, viêm họng, đau họng, nhức răng, loét lưỡi loét miệng, cam sài trẻ em…

Theo Đông y lá xương sông có tác dụng bổ phế, chống co thắt phế quản, tiêu đờm đặc biệt là những trường hợp do phế nhiệt.

Sau đây là một số bài thuốc có dùng lá xương sông:

Ho do phế nhiệt: Ho khan, ho kéo dài, người bệnh không ngừng được: lá xương sông, lá dâu, lẫm đề, mỗi thứ một nắm nấu nước uống (cách 30 phút uống 1 lần)

Cảm cúm nhức đầu sổ mũi, đau họng rát họng, ho mắc đờm: Lá xương sông 24g, cát cánh 12g, tía tô 16g, trần bì 12g, mạch môn 16g, cam thảo 12g, sinh khương 6g sắc uống hoặc lá xương sông 24g, mạch môn 16g, ngũ vị 12g, xa tiền 12g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, mơ muối 12g, trần bì 12g, đại táo 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trẻ nhỏ bị ho, sốt nhẹ: Lá xương sông 6g, lá hẹ 6g, hai thứ rửa sạch thái nhỏ bỏ vào chén con, đường trắng 1 thìa, mật ong 4 thìa. Đưa bát thuốc hấp vào nồi cơm khi chín mang ra để nguội, lấy nước thuốc trong bát cho trẻ uống 4 – 5 lần trong ngày

Khi dùng phải thức ăn không hợp vệ sinh gây đau bụng đầy bụng, nôn mửa: Lá xương sông 30g, tía tô 30g, sinh khương 10g, hậu phác 10g, trần bì 10g, chỉ xác 10g. Cho các vị vào ấm, đổ 3 bát nước, nấu sôi 10 phút, rót ra bát uống dần.

Trong vú có u cục đau nhức: Lá xương sông và lá đinh lăng mỗi thứ một nắm, giã nhỏ đắp tại chỗ, băng lại, đồng thời cho uống: Rễ xương sông 12g, nam tục đoạn 12g, kinh giới 12g, hoa hòe (sao vàng) 16g, củ đinh lăng 16g, trinh nữ 16g, cho các vị vào ấm đổ 3 bát nước, sắc còn 1,5 bát chia 2 lần uống trong ngày (uống khi thuốc còn ấm).

Người cao tuổi bị đau răng nhức răng, tụt lợi: Rễ xương sông rửa sạch phơi khô 20g, hoàng liên 10g, hai thứ cho vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm, ngâm khoảng 10 ngày là có thể dùng dược, dùng bông chấm thuốc bôi vào răng lợi.

(suckhoe-doisong)