Lưu trữ cho từ khóa: tác dụng phụ

Tác dụng phụ không ngờ từ dưa hấu

Vào mùa hè, dưa hấu là trái cây yêu thích của trẻ em lẫn người lớn. Dưa hấu chứa nhiều nước, có thể “đánh tan” cơn khát tức thì. Ngoài ra, chúng còn dồi dào vitamin A, C, B6 và kali; giàu chất hóa học thực vật như citrulline và lycopene. Tuy nhiên, dưa hấu cũng có những tác dụng phụ mà bạn không ngờ nếu tiêu thụ nhiều.

1. Rối loạn đường ruột

Trong dưa hấu có chứa một loại đường đặc biệt có tên gọi sorbitol. Nếu cơ thể không dung nạp được sorbitol thì sẽ gây tiêu chảy và đầy hơi khi ăn dưa hấu.

Ngoài ra, loại quả này còn có chứa chất lycopene gây buồn nôn, sưng phù, ói mửa, khó tiêu và đầy hơi. Vì vậy, bạn không nên ăn nhiều dưa hấu trong một lần, nếu ghiền loại trái cây này thì bạn nên “chẻ nhỏ” bữa ăn. Với người lớn tuổi, càng hạn chế hơn vì hệ tiêu hóa hóa không còn hoạt động tốt.

tac-dung-phu-khong-ngo-tu-dua-hau

2. Rối loạn tim mạch

Hàm lượng kali cao có trong dưa hấu sẽ gây rối loạn tim mạch nếu ăn quá nhiều. Triệu chứng có thể làm tim đập nhanh hoặc chậm, rối loạn nhịp tim, tim ngừng đập…và ảnh hưởng đến sự vận động cơ, hệ thần kinh của cơ thể.

3. Không tốt cho người bệnh tiểu đường

Khi cơ thể đề kháng với chất insulin thì lượng đường trong máu thường có xu hướng tăng cao vì chất insulin không thể thâm nhập vào các tế bào. Thiếu hụt glucose trong tế bào sẽ dẫn đến việc sản xuất insulin nhiều hơn.

Hơn nữa, dưa hấu có chứa chất đường tự nhiên, làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, người bị bệnh tiểu đường nên tránh ăn dưa hấu.

tac-dung-phu-khong-ngo-tu-dua-hau

4. Hạ huyết áp

Huyết áp trong cơ thể sẽ tăng cao nếu ăn dưa hấu quá nhiều. Nếu đang bị huyết áp thấp thì bạn đừng nên tiêu thụ dưa hấu dưới mọi hình thức.

5. Gây dị ứng

Ăn dưa hấu cũng có thể gây ra dị ứng ở một số người; gây sốt phát ban nặng hay nhẹ, sốc phản vệ và mặt sưng phù. Những người dị ứng với cà-rốt, su hào và dưa chuột cũng dễ bị dị ứng với dưa hấu.

6. Không nên ăn khi mang thai

Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và phổ biến ở phụ nữ đang mang thai. Tiêu thụ một lượng dưa hấu quá nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu và dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Vì thế, chị em chỉ nên ăn một lượng nhỏ dưa hấu khi đang mang thai.

tac-dung-phu-khong-ngo-tu-dua-hau

7. Bất lực

Ăn dưa hấu mỗi ngày với số lượng lớn có thể gây ra tình trạng bất lực và rối loạn chức năng cương dương ở nam giới.

8. Gây mệt mỏi

Thận hoạt động yếu làm giảm quá trình thanh lọc và bài tiết chất độc hại ra khỏi cơ thể và dẫn đến hiện trạng sưng phù ở chân. Hơn nữa, ăn nhiều dưa hấu sẽ làm tăng lượng nước trong cơ thể. Nếu lượng nước dư thừa không được bài tiết ra khỏi cơ thể, thì khối lượng máu sẽ tăng và tiếp tục gây nghiêm trọng cho tình trạng sưng tấy, dẫn đến kiệt sức và mệt mỏi. Và dưa hấu được xem là chống chỉ định với người bị cảm lạnh, vì dưa hấu có tính hàn.

Theo Phunuonline.com.vn

Những loại thuốc gây ảnh hưởng đến việc lái xe

Một số loại thuốc trên thị trường thường gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến quá trình lái xe an toàn của người sử dụng.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã đưa ra cảnh báo về một số loại thuốc OTC gây buồn ngủ và mất tập trung ảnh hưởng đến quá trình lái xe an toàn của người dùng.

OTC là tên gọi chung của các loại thuốc không cần kê đơn, nghĩa là người dùng có thể dễ dàng mua chúng từ các hiệu thuốc mà không cần sự cho phép của bác sĩ. Vì mua thuốc OTC rất dễ dàng nên người dùng thường xuyên dùng chúng trong cuộc sống hàng ngày để điều trị các bệnh thông thường như cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi…

Việc sử dụng thuốc OTC quá dễ dàng khiến người sử dụng thường lơ là trong việc lựa chọn thuốc và kiểm tra kĩ càng hướng dẫn sử dụng kèm theo. Người dùng chỉ mô tả qua loa căn bệnh của mình với dược sĩ để mua thuốc và dùng chúng mà không hề để ý đến hướng dẫn sử dụng.

Ali Mohamadi – nhân viên y tế tại FDA cho biết: “Bạn có thể cảm nhận được tác động một số loại thuốc OTC khi lái xe trong một thời gian ngắn sau khi bạn dùng chúng, những tác động của chúng có thể kéo dài đến vài giờ. Trong một số trường hợp, thuốc OTC gây cảm giác nôn nao và ảnh hưởng đến việc lái xe của bạn cả ngày hôm sau”.

“Nếu bạn không ngủ đủ, uống thuốc OTC có tác dụng phụ là gây buồn ngủ sẽ càng làm cho bạn mệt mỏi hơn. Việc buồn ngủ sau tay lái là cực kì nguy hiểm đối với sự an toàn của chính bạn”.

nhung-loai-thuoc-gay-anh-huong-den-viec-lai-xe

Tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến việc lái xe an toàn. Ảnh minh họa

Dưới đây là một số loại thuốc OTC phổ biến nhất mà có thể gây buồn ngủ hoặc mất tập trung ảnh hưởng đến việc lái xe do FDA khuyến cáo:

Histamin: đây là loại thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi hay cổ họng, mắt ngứa hoặc chảy nước mắt. Một số thuốc kháng sinh histamin được bán trên thị trường để làm giảm ho do cảm lạnh thông thường. Một số khác thì giúp giảm chứng mất ngủ thường xuyên.

Thuốc kháng sinh histamin cũng có thể được bổ sung vào với các thành phần khác giúp giảm ho, giảm nghẹt mũi, giảm đau và hạ sốt. Một số thuốc kháng histamin như diphenhydramine, benadryl có thể làm cho bạn cảm thấy buồn ngủ, không tập trung và phản ứng chậm chạp.

Antidiarrheals: là loại thuốc điều trị hoặc kiểm soát triệu chứng của bệnh tiêu chảy, có thể gây ra buồn ngủ và ảnh hưởng đến lái xe. Một số loại thuốc tiêu biểu gồm loperamide, imodium,…

Anti-emetics: thuốc chống nôn, điều trị chứng buồn nôn, nôn và chóng mặt liên quan đến say tàu xe, có thể gây ra buồn ngủ và làm ảnh hưởng đến việc lái xe.

Theo Vietq.vn

Tác dụng phụ của thuốc Statin

Có những thuốc khi ra đời, được đưa vào sử dụng nhưng phải trải qua quá trình sử dụng người ta mới phát hiện thêm ra những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc. Statin là một trong những thuốc như vậy. Vì thế, cần phải cập nhật các thông tin này để thận trọng khi sử dụng, phòng tránh tối đa những tai biến do thuốc gây ra…

Các tác dụng phụ đã biết

Statin là nhóm thuốc chuyên dùng để điều trị rối loạn lipid máu. Các tác dụng phụ đã được biết đến của nhóm thuốc này bao gồm:

Gây tiêu cơ vân: Thuốc gây tổn thương, tiêu cơ vân, giải phóng ra các chất bên trong tế bào trong đó có myoglobulin làm nghẽn thận dẫn đến suy thận gây tử vong. Các yếu tố thuận lợi làm xuất hiện, tăng nặng tác dụng phụ này là: người vốn có bệnh viêm cơ lan tỏa, bị nhiễm khuẩn nặng, hạ huyết áp, có các tổn thương lớn, có bất thường về chuyển hóa, đặc biệt khi dùng phối hợp với một số thuốc khác.

Làm thay đổi chức năng gan: Statin chuyển hóa, không tích lũy ở gan, không gây độc cho gan. Tuy nhiên, một số người dùng statin bị tăng enzym gan. Sau khi ngừng dùng, enzym gan có người trở về bình thường, nhưng cũng có người không trở về mức bình thường. Cần kiểm tra enzym gan trước khi dùng, trong vòng 12 tuần sau khi điều trị hay sau khi tăng liều, sau đó kiểm tra định kỳ mỗi 4 tuần/lần trong thời gian dùng. Nếu thấy enzym gan tăng bất thường, cần theo dõi chặt chẽ, ngừng hẳn thuốc nếu enzym gan tăng gấp 3 lần so với mức bình thường. Thận trọng với người nghiện rượu, viêm gan tắc mật do chức năng gan suy giảm, thuốc khó dung nạp, chuyển hóa.

Với người có thai, cho con bú: Cholesterol là nguyên liệu cần thiết để tổng hợp các chất khác (như hormon), statin ức chế tổng hợp cholesterol gây hại cho quá trình phát triển thai. Statin còn tiết vào sữa… Vì vậy, không dùng cho người có thai, cho con bú.

tac-dung-phu-cua-thuoc-statin

Và tác dụng phụ mới phát hiện

Cách đây 2 năm (2012), FDA đã đưa ra khuyến cáo toàn bộ nhóm thuốc statin có nguy cơ gây mất trí nhớ, nhầm lẫn, tăng đường huyết, gây bệnh tiểu đường typ 2. Như vậy, statin là thuốc chống hội chứng chuyển hóa nhưng lại gây ra bệnh trong hội chứng chuyển hóa. Nghịch lý này được PGS. Beatrice Golomb, đại học y khoa San Diego (Mỹ), sau khi hồi cứu phân tích 900 công trình nghiên cứu, lý giải: Ty lạp thể sản xuất ra phần lớn các gốc tự do có hại. Tại đó, cơ thể sinh ra các chất chống oxy hóa nội sinh như coenzym- 10 để vô hiệu hóa chúng. Statin ức chế tổng hợp cholesterol đồng thời cũng ức chế sự tổng hợp, chuyên chở coenzym- 10 và những chất chống oxy hóa hòa tan trong mỡ khác. Sự sụt giảm coenzym- 10 dẫn đến sụt giảm năng lượng tế bào, giảm bớt sự sản xuất năng lượng, tăng thêm gốc tự do. Đến lượt mình, những gốc tự do tăng thêm này lại làm hư hại ty lạp thể. Khi ty lạp thể bị hư hại thì quá trình mất năng lượng tăng thêm gốc tự do lại tiếp tục. Đó là vòng lẩn quẩn và việc dùng liều cao sẽ không dứt ra khỏi vòng lẩn quẩn này. Vì thế, Beatrice Golomb đưa ra lời khuyên là chỉ nên dùng liều tối thiểu đạt đến mức có hiệu lực.

Theo đó, FDA yêu cầu các hãng sản xuất statin phải ghi cảnh báo này lên nhãn và ghi khuyến cáo nếu người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ăn mất ngon, tiểu vàng, đau bụng, bị vàng da, phải thông báo ngay cho thầy thuốc.

Tóm lại, khi dùng statin, đơn chỉ được phép dùng trong khung liều qui định, khi dùng statin phối hợp với các thuốc chế cytochrom P-450 hay fibrat…, phải dùng ở liều thấp hơn nhiều, cần thăm dò liều để chỉ dùng ở liều tối thiểu có hiệu lực, an toàn.

DS. Hà Thủy Phước

Theo Suckhoedoisong.vn

Thuốc và những phản ứng có hại

Phản ứng có hại của thuốc (ADR) là tên gọi chung cho mọi tác dụng không mong muốn xảy ra khi dùng thuốc đúng liều. Có rất nhiều nguyên nhân làm xuất hiện ADR, trong đó có một nguyên nhân cần phải nhắc tới là tương tác giữa các thuốc với nhau, đặc biệt là các loại thuốc bổ sung hàng ngày lại đang ít được quan tâm.

Vitamin A

Vitamin A là dạng vitamin tan trong dầu, có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể giúp tế bào thực hiện hoạt động sao chép bình thường, cần thiết cho sức khỏe thị giác, giúp cho các tế bào trong một loạt cấu trúc của mắt luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, nó còn rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển bình thường của phôi thai và thai nhi, cần thiết cho chức năng sinh sản.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, nếu như sử dụng không đúng cách, chúng ta sẽ gặp phải những tác dụng bất lợi của vitamin A mà điển hình là tình trạng viêm gan cấp hoặc mạn do dùng liều cao kéo dài, đặc biệt với trẻ em. Ở trẻ em, có 2 lý do rất dễ dẫn tới ngộ độc vitamin A, đó là trẻ đang uống sữa công thức (bởi vì bản thân trong sữa công thức mà bé đang dùng đã có một lượng vitamin A phù hợp) và trẻ được các bà mẹ cho uống các loại vitamin bổ sung khác mà không biết trong các thuốc bổ sung này cũng có lượng vitamin A. Tất cả các tình huống này nếu tiếp tục bổ sung mà không có ý kiến của bác sĩ sẽ dẫn tới tình trạng tích tụ vitamin A trong gan.

Ngoài tình trạng ngộ độc trên, cũng cần lưu ý một số tương tác thuốc có thể xảy ra như dùng vitamin A với các thuốc hạ huyết áp có thể làm tăng tác dụng của các thuốc này và dẫn tới hạ huyết áp quá mức; dùng vitamin A cùng thuốc tránh thai sẽ làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai; dùng vitamin A với thuốc chống đông sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu.

vitamin 

Vitamin tan trong dầu cũng gây tác hại nếu dùng không đúng.

Calci

Calci là chất cần thiết cho sự phát triển của bộ xương. Tuy nhiên, khi bổ sung calci, cần lưu ý: để calci hấp thụ tốt, cần phải có vitamin D. Vitamin D có nhiều trong bơ, sữa, trứng, gan… Tắm nắng là nguồn cung cấp vitamin D quan trọng cho cơ thể.

Bên cạnh các ưu điểm, khi bổ sung calci cần hết sức lưu ý, chia nhỏ liều và uống với nhiều nước; nếu sử dụng cùng các thực phẩm bổ sung khác cũng có calci sẽ dễ dẫn tới nguy cơ gây táo bón hoặc dễ kết tủa gây sỏi thận, đặc biệt, với những người đang bổ sung calci mà có chế độ ăn nhiều đạm sẽ làm gia tăng lượng bài tiết calci qua nước tiểu và do đó sẽ dẫn tới sỏi thận. Ngoài ra, nếu uống calci mà có sử dụng cafein và nicotin cũng là một tác nhân làm tăng lượng thải calci qua đường nước tiểu.

Lưu ý: Calci có thể làm giảm sự hấp thu của cơ thể đối với nhiều loại thuốc, bao gồm cả thuốc theo toa loãng xương được gọi là bisphosphonates, thuốc kháng sinh tetracyclin fluoroquinolon và levothyroxin.

Nếu không cẩn thận khi dùng calci chung với các loại thuốc khác, bạn có thể bị sỏi do các thuốc tác dụng với nhau gây kết tủa.

Vitamin D

Vitamin D là một vitamin có vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể người. Tuy vậy, uống nhiều vitamin D quá không tốt cho cơ thể, thậm chí là gây nguy hại. Dùng vitamin D liều cao dài ngày gây tích lũy thuốc, làm tăng calci trong máu, gây mệt mỏi, chán ăn, nôn, tiêu chảy, đau nhức xương khớp. Ngoài ra còn có thể gây tổn thương thận, tăng huyết áp.

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ rất nhạy cảm với sự thừa vitamin D. Trẻ em dưới 1 tuổi được cho ăn các hỗn hợp thay thế sữa mẹ có bổ sung vitamin D ở liều không thích hợp với lứa tuổi có thể bị thừa vitamin này. Việc bổ sung thường xuyên vitamin D với liều > 400 IU/ngày cho trẻ dưới 1 tuổi khỏe mạnh làm tăng calci trong máu, thậm chí còn có thể gây suy thận và tử vong. Trẻ nhỏ bị ngộ độc vitamin D sẽ biếng ăn, buồn nôn và ói mửa. Trẻ luôn luôn khát nước và tiểu nhiều. Ngộ độc vitamin D ở trẻ thường là do cha mẹ tùy tiện cho uống dài ngày các loại thuốc bổ sung vitamin và chất khoáng, trong đó có chứa vitamin D liều cao hoặc cho trẻ uống cùng lúc các loại thuốc có chứa vitamin D.

Ngoài ra, cần lưu ý, vitamin D có thể làm giảm hiệu quả của thuốc làm hạ cholesterol khi cùng sử dụng. Dùng vitamin D liều cao cùng với một loại thuốc lợi tiểu có thể dẫn đến tăng đào thải calci qua nước tiểu sẽ dẫn tới sỏi thận.

ThS.Vân Anh

Theo Suckhoevadoisong.net

Tác dụng phụ của miếng dán tránh thai là gì?

Bên cạnh những phương pháp tránh thai phổ biến thì miếng dán là một trong những biện pháp tránh thai được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn liệu miếng dán có gây tác dụng phụ hay không và việc sử dụng nó có hiệu quả như thế nào.

Miếng dán tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai đang được khá nhiều chị em phụ nữ lựa chọn vì tính tiện dụng của nó. Miếng dán tránh thai là một miếng dán có diện tích nhỏ, bao gồm 2 loại hormone estrogen và progesterone, phóng thích hoạt chất qua da vào máu, có tác dụng ngừa thai trong vòng 1 tuần.

Miếng dán giải phóng một lượng hormone vào máu thông qua da, từ đó ngăn chặn sự rụng trứng hàng tháng ở người phụ nữ. Miếng dán tránh thai còn làm tăng chất nhầy ở tử cung, làm mỏng niêm mạc tử cung khiến cho tinh trùng khó tiếp cận trứng và thụ thai.

Miếng dán bao gồm 2 loại hormone estrogen và progesterone, phóng thích hoạt chất qua da vào máu, có tác dụng ngừa thai trong vòng 1 tuần. Về lý thuyết, đây là phiên bản “ngoài da” của thuốc viên tránh thai hàng ngày. Tuy nhiên cách sử dụng khác nhau dẫn đến một số điểm khác biệt trong công dụng ngừa thai và các tác dụng phụ đi kèm.

miengdan

Miếng dán tránh thai cũng có tác dụng giống như thuốc tránh thai

Miếng dán thường có màu da, hình vuông, kích cỡ khoảng 5cm mỗi chiều, được dán vào một vị trí kín đáo trên cơ thể như phần mặt trong cánh tay, mặt trong đùi, bụng dưới, trên vai, sau lưng hoặc mông (không dán lên ngực). Sử dụng miếng dán đầu tiên vào ngày đầu tiên của kỳ kinh, sau đó mỗi tuần thay miếng dán một lần, liên tục trong 3 tuần. Sau 3 tuần sử dụng, ngưng dán 1 tuần và sẽ có kinh nguyệt trong tuần đó. Cũng như thuốc viên ngừa thai hàng ngày, miếng dán tác động theo 3 cơ chế: ngăn chặn sự rụng trứng, giảm độ dày nội mạc tử cung và làm đặc dịch cổ tử cung, do đó cản trở sự xâm nhập của tinh trùng vào tử cung. Miếng dán có tác dụng ngừa thai cao tương đương thuốc viên ngừa thai hàng ngày trong trường hợp sử dụng đúng hướng dẫn.

Tuy nhiên, miếng dán ngừa thai cũng có những tác dụng phụ (mặc dù hiếm gặp) như:

– Kích ứng nhẹ da ở vùng dán

– Đau đầu

– Cương vú

– Ra máu âm đạo bất thường

– Tăng cân nhẹ

– Buồn nôn và nôn

– Chướng bụng

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng do cơ chế thẩm thấu hormone trực tiếp vào máu, miếng dán có thể tăng nguy cơ gây huyết khối và bệnh tim mạch. Điều này là do lượng estrogen trong miếng dán ngừa thai và viên thuốc tránh thai hàng ngày tương đương nhau nhưng khi uống thuốc, hormone được chuyển hóa trong ruột trước khi đi vào mạch máu, còn khi dùng miếng dán, hormone đi trực tiếp vào mạch máu. Vì vậy, đối với những phụ nữ bị bệnh mãn tính như: bướu cổ, huyết áp cao, hoặc có khối u, tiểu đường, một số bệnh về tim mạch… không nên dùng miếng dán tránh thai vì có thể gây ra tai biến.

Để tránh tai biến này cần:

– Khám xác định xem mình có bị hoặc có nguy cơ bị bệnh tim mạch không. Nếu có không nên dùng miếng dán ngừa thai chứa 2 hormone.

– Nhờ bác sĩ tư vấn cho dùng loại có hàm lượng thích hợp. Miếng dán có kích thước nhất định chứa một lượng hoạt chất nhất định.

– Chẳng hạn miếng dán ngừa thai có kích thước 4cm x 5cm có bản hướng dẫn dùng kèm theo, chỉ dùng đúng theo hướng dẫn ấy.

Như vậy nếu sau khi được thầy thuốc xác định bạn không bị bệnh hay có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao thì bạn có thể dùng miếng dán ngừa thai. Nhưng nếu bạn bị bệnh hay có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao thì không dùng được miếng dán và dĩ nhiên cũng không được dùng viên uống ngừa thai hỗn hợp có chứa estrogen nhất là loại có hàm lượng cao. Lúc này, bạn cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc để chọn phương pháp ngừa thai thích hợp cho mình.

Có nên sử dụng miếng dán sau khi sinh?

Sau thời kỳ sinh nở, bạn có thể có thai lại ngay, do đó nghĩ đến một phương pháp tránh thai an toàn cho thời kỳ này là việc nên làm.

Nhiều người lo lắng, sau khi sinh con, bị sẩy thai hay phá thai, sử dụng miếng dán có ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều này hoàn toàn không có căn cứ. Bởi kể cả khi bạn vừa phá thai, sảy thai hay sinh con sau ba tuần bạn vẫn có thể sử dụng miếng dán tránh thai an toàn.

Tuy nhiên, nếu cho con bú, bạn nên chờ một thời gian sau sáu tuần để bắt đầu, vì trong sáu tuần đầu tiên khi cho con bú, miếng dán có thể làm giảm số lượng và chất lượng sữa mẹ. Ngoài ra, sữa sẽ chứa kích thích tố của miếng dán, dù chất này ít có khả năng ảnh hưởng đến con bạn, nhưng để yên tâm bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về những phương pháp ngừa thai phù hợp với bạn sau khi sinh.

Theo Megafun.vn

Tác dụng phụ có thể gặp từ những thói quen lành mạnh

Bạn đang dùng vitamin, tập thể dục và cung cấp rất nhiều chất xơ cho cơ thể. Vậy tại sao bạn lại thấy tình hình xấu đi? Đôi khi một số thói quen lành mạnh có thể gây tác dụng phụ không mong muốn. Hãy tìm hiểu và tìm cách tránh những tác dụng phụ này.

tac-dung-phu-co-the-gap-tu-nhung-thoi-quen-lanh-manh
Ảnh minh họa – Internet

Ăn quá nhiều chất xơ có thể dẫn tới đầy hơi

Nếu bạn thay thế gạo trắng bằng gạo lứt, bánh mỳ trắng bằng ngũ cốc nguyên hạt, bạn sẽ thấy có cảm giác đầy hơi và khó chịu. “Sự đầy hơi gây ra do sự tương tác giữa vi khuẩn đường ruột và chất xơ đi qua ruột”.
Chỉ nên hấp thụ 14 gam chất xơ cho mỗi 1.000 calo tiêu thụ để làm giảm chứng đầy hơi.

Tập luyện quá mức dẫn tới nước tiểu sẫm màu

Đừng lờ đi tình trạng này. Theo David Kruse, một chuyên gia y học thể thao California, tập luyện với cường độ cao có thể dẫn đến “tiêu cơ vân” một vấn đề xảy ra khi các chất trong mô cơ bị rò rỉ vào máu.
Để giảm thiểu những nguy cơ nói trên, bạn hãy uống đủ nước và tập luyện trong khả năng của bản thân. Hãy tập luyện chậm và điều độ, đừng cố gắng theo kịp một ai đó tiến bộ hơn bạn, tiến sĩ Kruse đưa ra lời khuyên.

Chạy nhiều có thể dẫn tới móng chân có màu xanh hoặc đen

Áp lực lặp đi lặp lại vào ngón chân có thể dẫn đến chảy máu và tụ máu ở bên dưới móng chân. Theo Kibrom Asrat, chuyên gia về chân và mắt cá chân : “Sự tụ máu ở bên dưới có thể dẫn đến mất màu ở móng chân và gây đau dữ dội.” Hãy đến gặp bác sĩ để tìm hiểu về dấu hiệu bị nhiễm trùng, bao gồm viêm, sốt và cảm thấy ớn lạnh.
Nên cắt và vệ sinh móng chân thường xuyên và đi giày sẽ giúp làm giảm nguy cơ tụ máu ở móng chân.

Uống quá nhiều nước có thể khiến cơ thể mệt mỏi

Bạn biết rằng, cơ thể cần rất nhiều nước để hoạt động. Tuy nhiên, nếu lạm dụng nước có thể dẫn đến hạ natri trong máu. Lượng nước thừa sẽ làm loãng natri trong máu.
Hạ natri máu có thể gây buồn nôn, chuột rút cơ bắp, mất thăng bằng thậm chí tử vong. Trung bình, một phụ nữ cần khoảng 2 lít chất lỏng mỗi ngày, số lượng nước tiêu thụ phụ thuộc vào mức độ hoạt động, điều kiện sức khỏe và khí hậu.

Ăn quá nhiều protein gây táo bón

Đồ ăn nhanh không chỉ ít chất xơ mà còn thiếu chất dinh dưỡng thường có trong một bữa ăn đầy đủ, ngày cả khi người ta đã tăng cường vitamin và khoáng chất trong những đồ ăn nhanh đó. Hãy chọn trái cây bơ đậu phộng tự nhiên hoặc sữa chua, đó là thực phẩm ít chất béo.

Lạm dụng nước rửa tay có thể làm hại đến hệ thống miễn dịch

Thật là tiện khi sử dụng gel kháng khuẩn trong 5 phút, đặc biệt là trong mùa cúm. Nhưng dùng nước rửa tay quá nhiều sẽ gây hại. Ông Michael Schmidt, tiến sĩ vi trùng học tại Đại học Y Khoa Nam Carolina cho biết: “Thường xuyên rửa tay sẽ giết chết các vi khuẩn có lợi và làm hệ miễn dịch của chúng ta yếu đi.
Trong thực tế, một nghiên cứu về y tế công cộng của Đại học Michigan đã cho thấy, những người trẻ tuổi tiếp xúc với nhiều với xà phòng kháng khuẩn có khả năng bị dị ứng hoặc sốt.
Tránh sử dụng gel rửa tay nhiều hơn 6 lần mỗi ngày. Tối nhất nên dùng xà phòng và nước.
Theo Suckhoedoisong.vn
The post Tác dụng phụ có thể gặp từ những thói quen lành mạnh appeared first on Tin Sức Khỏe.

Tác dụng phụ về mặt tâm lý của thuốc chống trầm cảm

Khảo sát của nhóm nghiên cứu người Anh tại ĐH Liverpool ghi nhận những tác dụng phụ về mặt tâm lý của thuốc chống trầm cảm mà trên thực tế cho thấy nghiêm trọng hơn người ta vẫn tưởng.

tac-dung-phu-ve-mat-tam-ly-cua-thuoc-chong-tram-cam

Nhiều tác dụng không mong muốn về mặt tâm lý xảy ra ở người dùng thuốc chống trầm cảm Ảnh: Science Daily

Trang tin Science Daily dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu, GS John Leed: “Tác dụng phụ về sinh học của thuốc chống trầm cảm như tăng cân, buồn nôn đã được ghi nhận nhưng ảnh hưởng về tâm lý và giao tiếp chưa được nhận biết rõ. Chúng tôi thấy những ảnh hưởng đó phổ biến một cách đáng báo động”. Các nhà khoa học đã khảo sát trên 1.829 người uống thuốc chống trầm cảm theo toa của bác sĩ. Bệnh nhân được yêu cầu điền vào để trả lời bảng câu hỏi về 20 tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Kết quả cho thấy hơn một nửa cho biết họ có ý định tự sát. Tỉ lệ người cảm thấy trở ngại trong sinh hoạt tình dục là 62%, tê liệt về cảm xúc là 60%, cảm giác không giống như chính mình là 52%, giảm cảm giác tích cực là 42% và ít quan tâm chăm sóc người khác là 39%. Khảo sát cũng cho thấy bệnh nhân ít khai báo những điều nêu trên với thầy thuốc.

Nhóm nghiên cứu khuyến cáo các bác sĩ nên cân nhắc khi ra toa thuốc chống trầm cảm, đồng thời khuyến khích nghiên cứu thêm về lợi ích và khả năng tác hại do có đến 82% người trong số này cho rằng chứng trầm cảm của họ thuyên giảm nhờ dùng thuốc.

Theo nld.com.vn

Có cách nào hạn chế tác dụng phụ của thuốc chống say xe?

Tôi đi tàu xe thường xuyên bị say nên rất mệt mỏi mỗi khi phải di chuyển. Vì vậy khi phải đi ôtô, tôi thường uống 2 viên thuốc có chứa cinnarizine 25mg trước khi đi xe chừng 20 phút.

Nhưng sau khi dùng thuốc, tôi thường khô miệng nên không muốn ăn uống gì. Xin quý báo giải thích giùm đó có phải là phản ứng phụ của thuốc không? Có cách nào để hạn chế? – Ngọc Mai (Hà Nội)

coc-cach-nao-han-che-tac-dung-phu-cua-thuoc-chong-say-xe

Ảnh minh họa – Internet

Cinnarizine (thuốc kháng histamin, tên khác cinarizin) là hoạt chất chính trong những thuốc điều trị rối loạn tiền đình và phòng say tàu xe. Biểu hiện chóng mặt, buồn nôn và nôn là một phản ứng bình thường trước những kích thích xảy ra khi đi tàu xe mà bản thân không thích nghi được. Cinnarizine có tác dụng tốt trong điều trị rối loạn tiền đình.

Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên. Đây là một hệ thống giữ vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng tư thế, điệu bộ và các phối hợp khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình. Khi tiền đình bị kích thích khác thường, bị rối loạn sẽ gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế với các biểu hiện như chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn và nôn…

Trong điều trị rối loạn tiền đình, tốt nhất là uống thuốc cinnarizine sau bữa ăn để giảm kích ứng dạ dày. Dùng thuốc để phòng say xe nên uống trước từ 30 phút – 2 giờ trước khi đi tàu xe. Thuốc có thể gây ngủ gà, đặc biệt lúc khởi đầu điều trị nên khi uống phải tránh những công việc cần sự tỉnh táo như lái xe, làm việc trên cao…

Tránh dùng cinnarizine dài ngày ở người cao tuổi vì có thể xuất hiện những triệu chứng ngoại tháp. Khi dùng thuốc này cần lưu ý, không uống cinnarizine cùng với rượu (chất ức chế thần kinh trung ương), hay thuốc chống trầm cảm 3 vòng vì có thể làm tăng tác dụng an thần của mỗi thuốc nêu trên hoặc của cinnarizine.

Không dùng cho người mẫn cảm với cinnarizine hoặc bất cứ một thành phần nào của thuốc, người rối loạn chuyển hóa porphyrin… Khi dùng, thuốc cũng có thể gây những tác dụng không mong muốn như: nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, khô miệng, ra mồ hôi, phản ứng dị ứng, giảm huyết áp (nếu dùng liều cao)…

Bạn bị khô miệng và chán ăn là do gặp phải tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng này chỉ xảy ra trong thời gian dùng thuốc thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu phản ứng đó kéo dài ngay cả khi đã ngưng dùng thuốc thì bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để dùng loại thuốc chống say tàu xe khác.

DS. Hải Thanh

Theo Suckhoedoisong.vn

Tác dụng phụ sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp?

Khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, nhiều chị em thấy có hiện tượng căng ngực, buồn nôn, rối loạn kinh nguyệt. Đó là do thuốc giữ nước dưới tác dụng của hormon nữ.

Thưa bác sĩ, cách đây 2 tuần, vợ chồng tôi có “quan hệ” không bảo vệ. Ngay ngày hôm sau tôi đã uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Thế nhưng, sau hôm uống thuốc, tôi thấy ngực mình rất căng tức, khó chịu và cực kì buồn nôn. Tình trạng này kéo dài 2 ngày liền khiến tôi nghĩ rằng mình đã có bầu. Tôi dùng que thử 2 lần nhưng chỉ thấy 1 vạch. Vì không yên tâm, tôi uống tiếp 1 viên thuốc tránh thai khẩn cấp (loại 120 giờ) và vẫn tiếp tục gặp tình trạng trên.

Sau 5 ngày, tôi thấy có kinh nguyệt xuất hiện. Theo đúng lịch thì phải 1 tuần nữa mới đến ngày “đèn đỏ” của tôi. Tôi vô cùng lo lắng vì sợ mình có thai nhưng uống nhiều thuốc tránh thai khẩn cấp quá nên bị sẩy thai. Tôi ra máu liên tục trong 7 ngày, đến nay vẫn còn 1 ít. Tôi dùng que thử thai để thử thì vẫn thấy 1 vạch. Tôi muốn chờ đến khi không ra máu nữa thì đi khám. Nhưng tình trạng này kéo dài khiến tôi đứng ngồi không yên.

Bác sĩ cho tôi hỏi, liệu có phải tôi đã bị sẩy thai hay không? Tôi xin nói thêm rằng, tôi ra máu không nhiều, nhưng dai dẳng như thể rong kinh. Tôi xin cảm ơn bác sĩ! (P. Mai)

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Bạn P. Mai thân mến,

Trong các biện pháp tránh thai thường được sử dụng như bao cao su, đặt vòng, uống thuốc… thì việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp được xem là biện pháp cứu nguy trong trạng thái bất đắc dĩ. Thuốc tránh thai khẩn cấp có tác dụng trong 72 giờ hoặc 120 giờ sau khi quan hệ, tuỳ theo loại thuốc. Nhưng nhìn chung, càng uống gần thời điểm sau khi quan hệ thì hiệu quả càng cao.

thuoc

Khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, nhiều chị em thấy có hiện tượng căng ngực, buồn nôn, rối loạn kinh nguyệt… Ảnh minh họa

Thuốc tránh thai khẩn cấp có tác dụng ngăn sự rụng trứng và sự bám của trứng trực tiếp nên dùng càng sớm càng tốt. Biện pháp tránh thai này cũng được coi là an toàn (với hiệu quả tránh thai đạt trên 75%) nhưng nó không được khuyến khích sử dụng thường xuyên vì càng dùng liên tục, hiệu quả tránh thai càng giảm. Vì vậy, trong 1 tháng, chị em không nên dungnf quá 2 lần.

Ngoài ra, bởi vì đây là biện pháp tránh thai có tác động tới hormone nên nó có những tác dụng phụ. Những dấu hiệu mà bạn gặp phải có thể là 3 tác dụng phụ phổ biến nhất do thuốc gây ra.

Có tới 50% phụ nữ khi dùng thuốc tránh thau khẩn cấp bị buồn nôn và nôn. Nếu như bị nôn ngay sau khi uống thuốc thì phải uống liều khác để thay thế. Còn nếu sau 2 giờ uống thuốc mới nôn thì không cần thiết phải uống thay thế liều khác.

Khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, nhiều chị em thấy có hiện tượng căng ngực. Đó là do thuốc giữ nước dưới tác dụng của hormone nữ. Khi thuốc hết tác dụng, hiện tượng này sẽ tự hết.

Ngoài ra, uống thuốc tránh thai khẩn cấp còn gây ra một số tác dụng phụ như làm rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, rong huyết, nhức đầu, chóng mặt. Hiện tượng thấy ra máu như của bạn có thể là do tác dụng phụ gây rối loạn kinh nguyệt khi uống liên tiếp 2 viên thuốc tránh thai khẩn cấp.

Bạn không nên lo lắng quá về tình trạng mang thai rồi sẩy thai mà không biết, vì trước đó bạn đã dùng que thử thai tới 2 lần đều cho kết quả 1 vạch (không có thai) thì sẽ không có khả năng sẩy thai ngay sau đó vài hôm.

Trường hợp bạn thấy kinh sớm hơn hàng tháng có thể là do tác dụng phụ của thuốc tránh thai gây nên chứ không phải là rong kinh (thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây ra tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn kinh nguyệt…).

Rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài hơn nhiều so với những ngày có kinh các tháng trước đó và không có dấu hiệu thuyên giảm cả về lượng máu và ngày có kinh. Rong kinh nếu không điều trị sớm sẽ gây ra những tác hại lớn cho sức khỏe nói chung của chị em (thiếu máu) và sức khỏe sinh sản riêng (viêm nhiễm “vùng kín”…).

Nếu các biểu hiện buồn nôn, chóng mặt, căng tức ngực, ra máu âm đạo kéo dài nhiều ngày không đỡ cho dù bạn không uống thuốc tránh thai khẩn cấp thì bạn nên đi khám tại các cơ sở sản phụ khoa để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chúc bạn vui, khỏe!

Theo Phapluatxahoi.vn

Nguyên nhân gây phản ứng có hại của thuốc

Phản ứng có hại của thuốc (ADR) là tên gọi chung cho mọi tác dụng không mong muốn xảy ra khi dùng thuốc đúng liều, gây ra những tương tác nguy hiểm.
Có rất nhiều nguyên nhân làm xuất hiện ADR, trong đó có một nguyên nhân cần phải nhắc tới là tương tác giữa các thuốc với nhau, đặc biệt là các loại thuốc bổ sung hàng ngày lại đang ít được quan tâm.

Vitamin A

Vitamin A là dạng vitamin tan trong dầu, có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể giúp tế bào thực hiện hoạt động sao chép bình thường, cần thiết cho sức khỏe thị giác, giúp cho các tế bào trong một loạt cấu trúc của mắt luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, nó còn rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển bình thường của phôi thai và thai nhi, cần thiết cho chức năng sinh sản.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, nếu như sử dụng không đúng cách, chúng ta sẽ gặp phải những tác dụng bất lợi của vitamin A mà điển hình là tình trạng viêm gan cấp hoặc mạn do dùng liều cao kéo dài, đặc biệt với trẻ em. Ở trẻ em, có 2 lý do rất dễ dẫn tới ngộ độc vitamin A, đó là trẻ đang uống sữa công thức (bởi vì bản thân trong sữa công thức mà bé đang dùng đã có một lượng vitamin A phù hợp) và trẻ được các bà mẹ cho uống các loại vitamin bổ sung khác mà không biết trong các thuốc bổ sung này cũng có lượng vitamin A. Tất cả các tình huống này nếu tiếp tục bổ sung mà không có ý kiến của bác sĩ sẽ dẫn tới tình trạng tích tụ vitamin A trong gan.
Ngoài tình trạng ngộ độc trên, cũng cần lưu ý một số tương tác thuốc có thể xảy ra như dùng vitamin A với các thuốc hạ huyết áp có thể làm tăng tác dụng của các thuốc này và dẫn tới hạ huyết áp quá mức; dùng vitamin A cùng thuốc tránh thai sẽ làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai; dùng vitamin A với thuốc chống đông sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu.
nguyen-nhan-gay-phan-ung-co-hai-cua-thuoc
Vitamin tan trong dầu cũng gây tác hại nếu dùng không đúng

Calci

Calci là chất cần thiết cho sự phát triển của bộ xương. Tuy nhiên, khi bổ sung calci, cần lưu ý: để calci hấp thụ tốt, cần phải có vitamin D. Vitamin D có nhiều trong bơ, sữa, trứng, gan… Tắm nắng là nguồn cung cấp vitamin D quan trọng cho cơ thể.
Bên cạnh các ưu điểm, khi bổ sung calci cần hết sức lưu ý, chia nhỏ liều và uống với nhiều nước; nếu sử dụng cùng các thực phẩm bổ sung khác cũng có calci sẽ dễ dẫn tới nguy cơ gây táo bón hoặc dễ kết tủa gây sỏi thận, đặc biệt, với những người đang bổ sung calci mà có chế độ ăn nhiều đạm sẽ làm gia tăng lượng bài tiết calci qua nước tiểu và do đó sẽ dẫn tới sỏi thận. Ngoài ra, nếu uống calci mà có sử dụng cafein và nicotin cũng là một tác nhân làm tăng lượng thải calci qua đường nước tiểu.
Lưu ý: Calci có thể làm giảm sự hấp thu của cơ thể đối với nhiều loại thuốc, bao gồm cả thuốc theo toa loãng xương được gọi là bisphosphonates, thuốc kháng sinh tetracyclin fluoroquinolon và levothyroxin.
Nếu không cẩn thận khi dùng calci chung với các loại thuốc khác, bạn có thể bị sỏi do các thuốc tác dụng với nhau gây kết tủa.

Vitamin D

Vitamin D là một vitamin có vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể người. Tuy vậy, uống nhiều vitamin D quá không tốt cho cơ thể, thậm chí là gây nguy hại. Dùng vitamin D liều cao dài ngày gây tích lũy thuốc, làm tăng calci trong máu, gây mệt mỏi, chán ăn, nôn, tiêu chảy, đau nhức xương khớp. Ngoài ra còn có thể gây tổn thương thận, tăng huyết áp.
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ rất nhạy cảm với sự thừa vitamin D. Trẻ em dưới 1 tuổi được cho ăn các hỗn hợp thay thế sữa mẹ có bổ sung vitamin D ở liều không thích hợp với lứa tuổi có thể bị thừa vitamin này. Việc bổ sung thường xuyên vitamin D với liều > 400 IU/ngày cho trẻ dưới 1 tuổi khỏe mạnh làm tăng calci trong máu, thậm chí còn có thể gây suy thận và tử vong. Trẻ nhỏ bị ngộ độc vitamin D sẽ biếng ăn, buồn nôn và ói mửa. Trẻ luôn luôn khát nước và tiểu nhiều. Ngộ độc vitamin D ở trẻ thường là do cha mẹ tùy tiện cho uống dài ngày các loại thuốc bổ sung vitamin và chất khoáng, trong đó có chứa vitamin D liều cao hoặc cho trẻ uống cùng lúc các loại thuốc có chứa vitamin D.
Ngoài ra, cần lưu ý, vitamin D có thể làm giảm hiệu quả của thuốc làm hạ cholesterol khi cùng sử dụng. Dùng vitamin D liều cao cùng với một loại thuốc lợi tiểu có thể dẫn đến tăng đào thải calci qua nước tiểu sẽ dẫn tới sỏi thận.
Theo Afamily.vn
The post Nguyên nhân gây phản ứng có hại của thuốc appeared first on Tin Sức Khỏe.