Cháu N.T.D. (15 tuổi ở huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) phải chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM vì ngộ độc thuốc chống say tàu xe.
Cháu N.T.D. (15 tuổi ở huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) phải chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM vì ngộ độc thuốc chống say tàu xe. Đi chơi về mệt nên lấy nhầm thuốc chống say tàu xe uống cùng một lúc cả chục viên thuốc cinarizin 25mg. Sau đó D. ngủ li bì, nói sảng, đi loạng choạng khi chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 thì cháu D. hôn mê, thở yếu, tím tái, môi và da khô, đỏ, nhịp tim nhanh…
Lời bàn
: BSCK II Nguyễn Minh Tiến, Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu & Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM cho biết, cinarizin là thuốc kháng histamin H1. Phần lớn những thuốc kháng histamin H1 cũng có tác dụng chống tiết acetylcholin và an thần. Thuốc kháng histamin có thể chặn các thụ thể ở cơ quan tận cùng của tiền đình và ức chế sự hoạt hóa quá trình tiết histamin và acetylcholin…
Thuốc ức chế sự co tế bào cơ trơn mạch máu bằng cách chẹn các kênh canxi. Thuốc này có chỉ định phòng say tàu xe, rối loạn tiền đình như chóng mặt, ù tai. Tác dụng không mong muốn khi dùng quá liều gồm: Ngủ gà, lơ mơ, nhức đầu, hôn mê, triệu chứng ngoại tháp như ưỡn cổ, trợn mắt, ưỡn người, tăng trương lực cơ, nói sảng, khô môi miệng, khô da, đỏ da, tụt huyết áp, ngưng thở dẫn đến tử vong nếu không can thiệp kịp thời. Thuốc chống say tàu xe cinarizin có những tác dụng phụ rất nguy hiểm nếu dùng quá liều.
Nếu không muốn ăn bữa nào thì thay bằng 1 cốc sữa giảm cân vào bữa đó là đủ. Giữa các bữa, nếu bị đói, có thể dùng 200 – 250g trái cây ít ngọt hoặc rau đậu luộc chia đều trong ngày.
Em nặng hơn 60kg, cao 1m60. Hồi lúc ôn thi đại học bị bồi bổ nhiều nên em tăng 10kg. Gần 10 năm rồi nhưng em không có cách nào cho giảm cân. Em gắng tập thể dục, ăn rau củ chủ yếu, không ăn cơm, chỉ ăn rau củ và cá, uống thuốc giảm cân chỉ giữ cân mà không giảm. Xin bác sĩ tư vấn giúp cách ăn uống, thể dục và uống thuốc sao để giảm cân? – Tạ Kim Nga (quận 3, TPHCM).
Ảnh minh họa.
BSCK I Nguyễn Thị Ánh Vân
, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM:
Với chiều cao cân nặng hiện tại, bạn thừa gần 3kg. Về chế độ ăn, bạn vẫn nên ăn đủ 3 bữa chính nhưng ít tinh bột (giảm cơm), chọn loại gạo không xát kỹ, ăn đầy đủ thịt cá nhưng phải bỏ da, không ăn mỡ, ăn đậu phụ luộc; 200 – 250g (1 bát đầy vun) các loại rau củ luộc hoặc nấu canh mỗi bữa. Nếu không muốn ăn bữa nào thì thay bằng 1 cốc sữa giảm cân vào bữa đó là đủ. Giữa các bữa, nếu bị đói, có thể dùng 200 – 250g trái cây ít ngọt hoặc rau đậu luộc chia đều trong ngày.
Song song đó, mỗi ngày bạn cần tập thể dục 45 – 60 phút mỗi ngày hoặc ít nhất phải được 5 ngày trong tuần. Nếu bạn đã nỗ lực nhưng vẫn chưa thể giảm cân. Để có thể điều trị hiệu quả, bạn nên đến trung tâm dinh dưỡng hoặc các khoa dinh dưỡng để được bác sĩ tư vấn và điều trị.
Dùng nhiều thuốc bệnh cùng lúc song không đúng cách, sẽ bị thừa hay tương tác thuốc
.
Một số thí dụ:
Bị đau dạ dày, khó chịu, mất ngủ. Vừa dùng thuốc giảm tiết dịch vị cimetidin vừa dùng thuốc ngủ seduxen. Cimetidin vốn có tác dụng phụ gây lú lẫn, kích động, hoang tưởng, dùng thêm seduxen sẽ làm cho tác dụng phụ này tăng lên, gây buồn ngủ kéo dài, không chủ động được, dễ bị ngã.
Đang dùng thuốc trầm cảm sertralin. Mất ngủ lại dùng thêm thuốc ngủ triazolam. Trầm cảm vốn là do thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh trong syap; người bệnh ở trong trạng thái thần kinh trung ương bị ức chế (không ham thích, không muốn làm việc, buồn chán). Thuốc trầm cảm làm cho cơ thể phục hồi các chất dẫn truyền trong synap ngang với ngưỡng sinh lý, được coi như là thuốc kích thích thần kinh trung ương. Thuốc ngủ triazolam ức chế hệ thần kinh trung ương. Dùng cả thuốc ngủ và thuốc trầm cảm là dùng hai thuốc có tác dụng ngược, làm mất hiệu quả của nhau.
Bị cao huyết áp, dùng thuốc huyết áp nhưng lại bị hen nên dùng thêm thuốc chữa hen chứa ephedrin hoặc corticoid tiêm hay uống kéo dài. Ephedrin là thuốc tăng cường hoạt động của thần kinh giao cảm làm cho tim đập mạnh, co mạch ngoại vi, gây tăng huyết áp. Corticoid tác động giữ muối và nước, làm cho nước trong máu trong dịch gian bào tăng, tác dụng lên sự chuyển hóa glucid làm glucose – máu tăng… dẫn tới tăng huyết áp. Như vậy, các thuốc chữa hen làm mất tác dụng của thuốc chữa cao huyết áp.
Dùng thuốc “bổ dưỡng” kèm với thuốc chữa bệnh không đúng, gây trở ngại cho việc chữa bệnh:
Người bị bệnh mắt đã dùng mỗi ngày 2 viên tobicom (chứa vitamin A, 2.500 IU/viên). Trong thời gian này, lại dùng thêm mỗi ngày 1 viên thuốc bổ pharmaton (cũng chứa vitamin A, 2664 IU/viên).
Tính cộng lại, người bệnh đã dùng liều vitamin A đến 7664IU/ngày, cao hơn nhu cầu cần thiết (tối đa chỉ 5.000IU/ngày). Vitamin A (dưới dạng acid retinoic, một chất chuyển hóa có hoạt tính của vitamin A) kích thích sự hoạt động của các tế bào hủy xương dẫn đến tăng sự tiêu xương, dẫn đến giảm mật độ chất khoáng xương, xương thiếu độ chắc, dòn, kém dẻo dai, sức chịu lực kém, dễ gãy đồng thời tăng sự hình thành xương màng gây nên phì đại xương.
Các nghiên cứu cho thấy: những người bổ sung vitamin A trên 5.000 IU/ngày có mật độ chất khoáng xương thấp hơn 10% so với những người bổ sung ít hơn 5.000IU/ngày; có nguy cơ gãy cổ xương đùi gấp 2,1 lần so với người chỉ bổ sung mỗi ngày ít hơn 1.666 IU/ngày. Như vậy, trong trường hợp đã dùng tobicom, việc dùng pharmaton gây thừa vitamin A, dẫn đến hại xương.
Người cao tuổi cần khám, dùng thuốc theo chỉ định
Trong khi dùng thuốc chữa cao huyết áp, nghe nói dùng vitamin C làm tăng cường khả năng miễn dịch nên thường xuyên dùng viên sủi vitamin C, có khi dùng thường xuyên như một loại nước giải khát. Viên sủi chứa nhiều natribicarbonat (NaHCO3) làm tăng lượng Na+ như khi ăn mặn muối Natrichorid (NaCl). Na+ kéo ion canxi (Ca+2) vào nhiều trong nội bào. Chính Ca+2 khi vào nội bào nhiều sẽ gắn kết với phức tropomin C, làm thay đổi cấu trúc không gian của phức này, bộc lộ actin, tạo điều kiện cho actin kết hợp với myosin gây co cơ. Sự co cơ thành tiểu động mạch tăng sẽ cản trở lưu thông máu, dẫn tới cao huyết áp. Như vậy, tá dược NaHCO3 trong viên sủi C làm giảm hiệu lực của thuốc chữa cao huyết áp.
Nghe nói canxi là “chiếc gậy của tuổi già”, có lợi cho người loãng xương, có người đã dùng canxi vitamin D quá nhiều. Tại Mỹ, nghiên cứu WHI (Women Health Intitative) trên 36.000 người mãn kinh (50 – 70 tuổi) thấy: dùng mỗi ngày 1.000mg canxi, 400IU vitamin D có làm tăng mật độ xương lên chút ít so với nhóm chứng, nhưng không giảm nguy cơ gãy xương.
Các nhà nghiên cứu Australia phân tích lại các nghiên cứu WHI, thống nhất với kết luận này; đồng thời thấy thêm: việc dùng canxi làm tăng 31% nguy cơ nhồi máu cơ tim (số liệu từ 5 nghiên cứu trên 8.000 người); tăng 27% nhồi máu cơ tim (số liệu từ 11 nghiên cứu trên 12.000 người).
Theo đó, Hội nghị xương khoáng chất tại Mỹ năm 2001 kết luận: “Dùng canxi điều trị loãng xương không có lợi ích mà còn nguy hại”. Như vậy, việc dùng thuốc bồi bổ canxi vitamin D quá nhiều không đem lại lợi ích gì cho việc chữa loãng xương mà lại có nguy cơ gây hại cho tim mạch.
Muốn phòng loãng xương cần cung cấp đủ nhu cầu canxi ngay từ khi còn trẻ mà không đợi đến lúc già. Ở tuổi già nếu cần bổ sung canxi vitamin D vì thiếu hụt thì chỉ bổ sung vừa đủ, khi bổ sung đủ nhu cầu thì dừng lại ngay.
Dùng phối hợp nhiều thuốc cùng cơ chế dược lý để chữa một bệnh không tăng thêm lợi ích mà tăng độ độc:
Trong điều trị, thầy thuốc cho phối hợp các thuốc chữa cùng một bệnh nhưng phải có cơ chế khác nhau. Ví dụ: trong bệnh đái tháo đường dùng riêng sulfonylure (glibenclamid) thì chỉ kích thích tuyến tụy, dùng riêng biguanid (metformin) thì chỉ ức chế gan phóng thích glucose từ glycogen. Dùng chung, sẽ phối hợp hai cơ chế này, tụy và gan không phải làm việc quá sức mà vẫn kiểm soát được đường huyết. Dùng riêng, phải dùng liều cao, sulfonylure có thể gây hạ đường huyết, biguanid có thể tăng acid lactic máu. Dùng chung, liều mỗi thành phần chỉ còn bằng 40 – 60% liều dùng đơn, nên không gây các tác dụng phụ này.
Nếu phối hợp hai thuốc chữa bệnh cùng cơ chế sẽ không lợi. Ví dụ: khi nhiễm khuẩn hô hấp cấp nặng, thầy thuốc đã cho dùng amikacin với liều thích hợp sẽ ức chế được vi khuẩn. Người bệnh sốt ruột dùng thêm cả gentamycin tiêm. Dùng thêm gentamycin không tăng thêm hiệu lực (vì riêng amikacin đã đủ ức chế vi khuẩn rồi), trong khi đó sẽ tăng thêm độc tính với thính giác, gây điếc (vì cả amikacin và gentamycin đều có độc tính này).
Dùng biệt dược trùng lặp nên quá liều, gây độc:
Người bệnh khi bị sốt mới dùng paracetamol thấy chưa đỡ vội vàng dùng thêm panadol, một biệt dượcchứa paracetamol và ibuprofen. Như vậy là dùng liều paracetamol gấp đôi liều bình thường. Nếu dùng đúng liều paracetamol là thuốc lành tính, nhưng dùng liều cao paracetamol có thể gây viêm gan cấp.
Dùng tăng liều lượng, kéo dài thời gian dùng theo cảm tính… gây ra tai biến:
Do sợ tăng đường huyết, đôi khi người bệnh tự ý tăng liều thuốc đái tháo đường lên để phòng dư. Việc tăng liều thuốc phòng dư này sẽ gây hạ đường huyết quá mạnh, xuống dưới mức an toàn sẽ gây hạ huyết áp, trụy mạch.
Mục đích dùng thuốc chữa cao huyết áp là để hạ huyết áp xuống mức chấp nhận được gọi là huyết áp mục tiêu. Người bệnh khi thấy trong người khó chịu, nhức đầu thì cho rằng vì huyết áp tăng cao rồi tự ý dùng tăng liều thuốc cao huyết áp. Thực ra trong người khó chịu hay nhức đầu chưa hẳn là do cao huyết áp mà có khi do một lý do khác. Tăng liều thuốc hạ huyết áp không đúng có khi gây tụt huyết áp đột ngột thậm chí trụy mạch nguy hiểm.
Trong viêm khớp dạng thấp, kháng viêm không steroid (aspirin, ibufrofen, diclofenac) chỉ làm giảm đau, giảm viêm. Trong bệnh mạn này, chỉ khi đau và viêm không chịu được mới dùng kháng viêm không steroid. Có người cứ hơi đau chưa đến mức cần đã vội dùng thuốc, kết quả là dùng nhiều đợt, những đợt đó rất gần nhau. Lẽ ra, khi giảm đau giảm viêm đến mức cơ thể có thể chịu đựng được thì ngừng dùng. Một số người muốn khỏi hẳn bệnh nên kéo dài thời gian dùng ra.
Do đó, thuốc phát sinh tác dụng phụ đầu tiên là gây viêm loét dạ dày vi thể (phải soi mới thấy, không có biểu hiện lâm sàng) về sau thì viêm loét dạ dày thực sự (có dấu hiệu lâm sàng, X-quang rõ).
Làm sao để tránh dùng nhiều thuốc?
Về người bệnh: cần khám, dùng thuốc theo chỉ định. Tùy trường hợp, thầy thuốc sẽ:
– Chỉ dùng thuốc chữa bệnh chính, khi bệnh chính đỡ, theo đó, bệnh chứng phụ cũng hết. Ví dụ: chỉ cần dùng thuốc chống tiết dịch vị cimetidin; khi bệnh dạ dày đỡ, không còn khó chịu, sẽ ngủ được, mà không nhất thiết phải dùng seduxen.
– Trong trường hợp cần dùng cùng lúc hai thuốc chữa hai bệnh khác nhau, thầy thuốc sẽ chọn các thuốc thích hợp để chúng không cản trở nhau.Ví dụ: thầy thuốc cho dùng thuốc chữa cao huyết áp, vẫn cho dùng thuốc kiểm soát hen nhưng không dùng ephedrein, corticoid tiêm uống… mà dùng corticoid hít. Corticoid hít thường dùng liều nhỏ, có tác dụng tại chỗ, không gây tác dụng phụ tăng huyết áp.
– Cũng có khi thầy thuốc cho xê dịch thời gian dùng sẽ tránh được thừa thuốc. Ví dụ: khi thầy thuốc cho dùng tobicom (chứa vitamin A) thì không cho dùng pharmaton (cũng chứa vitamin A).
– Khi chữa một bệnh, nếu cần phối hợp thuốc thì thầy thuốc sẽ kết hợp hai thuốc có cơ chế dược lý khác nhau sẽ tăng hiệu quả mà độc tính sẽ giảm.Ví dụ như phối hợp 3 – 4 kháng sinh có cơ chế tác dụng khác nhau trên vi khuẩn lao để chữa bệnh lao.
– Thầy thuốc có khi dùng cách khác mà không tăng, hoặc nếu cần tăng liều thì có tính toán cụ thể để tránh quá liều. Ví dụ: một nghiên cứu tại các phòng khám Pháp cho biết người cao huyết áp đến viện khi nhức đầu khó chịu hay có tăng huyết áp chút ít thì chỉ cần cho nghỉ yên tĩnh ở phòng đợi, sẽ có 80 – 90% trường hợp trở lại trạng thái huyết áp bình thường mà không cần dùng thuốc hay nhập viện.
Về phía bệnh viện:
Riêng các bệnh viện có tổ chức nhiều đơn nguyên khám chuyên khoa cần bố trí thầy thuốc (đúng ra là bố trí phòng tổng hợp cuối cùng) xem lại các đơn mà các chuyên khoa đã cho, trao đổi lại với thầy thuốc, lược bỏ các thuốc thừa, các thuốc gây tương tác.
Chủ động hơn, khi bị nhiều bệnh mạn, người bệnh nên đến phòng nội tổng hợp khám khai luôn cùng lúc các bệnh, nếu thầy thuốc thấy có thể chữa kết hợp được ngay ngay với chuyên khoa nào thì gửi khám tại chuyên khoa đó, bệnh mạn nhưng chưa chữa được ngay sẽ dành chữa vào thời gian thích hợp khác.
Thuốc là con dao hai lưỡi, có khả năng gây nên nhiều loại tác dụng phụ khác nhau. Một trong những tác dụng mặt trái của thuốc là gây run tay chân, trong đó, thuốc có thể là nguyên nhân trực tiếp gây run hoặc là yếu tố thúc đẩy tình trạng run đã tiềm tàng.
Vì sao uống thuốc lại run?
Chứng run do thuốc là một rối loạn vận động không chủ ý xảy ra khi người bệnh sử dụng một số loại thuốc khiến việc di chuyển, điều khiển cánh tay, bàn tay, chân trở nên khó khăn, thậm chí ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Các triệu chứng run có thể xuất hiện ở bàn tay, cánh tay, đầu, hoặc trên mí mắt, chân bị ảnh hưởng ít hơn. Trong hầu hết các trường hợp, run do thuốc thường đối xứng, xảy ra chủ yếu ở người lớn tuổi, người có suy giảm chức năng gan thận hoặc các bệnh lý thực thể ở hệ thần kinh trung ương (như nhồi máu não, bệnh xơ cứng rải rác), người có tâm lý hay lo lắng hoặc người phải sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc…
Ảnh minh họa – Internet
Các thuốc có thể gây run
Thuốc giãn phế quản: Các thuốc cường bêta giao cảm tác dụng nhanh như salbutamol, isoprenaline, terbutalin được ghi nhận gây run. Run do các thuốc này phụ thuộc liều và thường xảy ra sau dùng đường tiêm truyền và đường uống. Các thuốc cường bêta 2 tác dụng kéo dài như salmeterol ít có nguy cơ gây run hơn so với các thuốc trên. Theophylline và aminophylline cũng có thể khởi phát tình trạng run tiềm tàng khi được dùng đường tiêm truyền.
Các thuốc an thần: Các thuốc an thần kháng dopamin như thioridazine, fluphenazine và chlorpromazine có tỷ lệ gây run cho người sử dụng khá cao, có thể run khi vận động hoặc cả lúc nghỉ, phụ thuộc vào thuốc và liều dùng. Các thuốc an thần không điển hình như risperidone, olanzapine, quetiapine và ziprasidone ít gây run hơn các thuốc trên, thường chỉ ở liều cao.
Nội tiết tố: Run là một biểu hiện thường gặp khi dùng quá liều levothyroxine và cũng là một trong những tác dụng phụ rất hay gặp của adrenalin (hormon của tuỷ thượng thận) và medroxyprogesterone acetate. Thuốc chống trầm cảm: Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng như amitriptyline có thể gây biểu hiện run khi vận động ở một số bệnh nhân, triệu chứng này thường giảm dần trong quá trình điều trị. Run cũng là một tác dụng phụ thường gặp nhất của các thuốc ức chế chọn lọc serotonin như fluoxetine… Run cũng có thể xảy ra khi ngưng dùng đột ngột các thuốc này (hội chứng cai thuốc).
Thuốc chống loạn nhịp tim: Amiodarone có thể gây run ở khoảng 1/3 số người dùng thuốc, cơ chế hiện còn chưa được biết rõ. Run do amiodarone thường phụ thuộc vào tư thế và tăng lên khi tập trung làm việc. Procainamide và mexiletine cũng được ghi nhận có liên quan với biểu hiện run, trong đó, mexiletine có thể gây run, chóng mặt và giảm trí nhớ ở khoảng 10% số người dùng thuốc. Run do procainamide tương đối hiếm gặp.
Thuốc kháng khuẩn, diệt virut: Một số thuốc diệt virut như vidarabine, aciclovir cũng được ghi nhận gây ra biểu hiện run ở một số bệnh nhân dùng thuốc, thường xuất hiện sau điều trị 5-7 ngày và giảm dần sau khi ngưng thuốc vài ngày. Kháng sinh co-trimoxazole có thể gây ra biểu hiện run cả lúc nghỉ ngơi và khi vận động.
Thuốc chống động kinh: Mặc dù các thuốc chống động kinh có thể được sử dụng trong điều trị một số thể run tiên phát nhưng đa số các thuốc này lại cũng có khả năng gây run. Valproic acid có thể gây run ở khoảng 80% số người dùng thuốc. Run do valproic acid thường liên quan đến vận động và thay đổi tư thế, có thể run ở cả đầu và thân mình, liên quan với liều dùng và thường giảm dần trong vòng vài tuần sau khi giảm liều hoặc ngưng thuốc. Một số thuốc chống động kinh khác như tiagabine, gabapentin, lamotrigine và oxcarbazepine cũng được ghi nhận gây run ở gần 20% số người dùng thuốc.
Cần làm gì khi bị run do thuốc?
Khi hiện tượng run xuất hiện cùng với thời điểm dùng thuốc thì cũng có thể nghĩ đến nguyên nhân gây run là do thuốc điều trị. Nếu gặp trường hợp này, hãy trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng, đặc biệt là những thuốc có chứa chất kích thích hoặc theophylline. Ngoài ra, nếu bạn bị run, cần tránh sử dụng các loại chất kích thích như cafein và các đồ uống chứa caffein như cà phê, trà, soda vì có thể làm cho biểu hiện run tăng nặng hơn.
Run do thuốc thường sẽ giảm và hết khi ngừng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu run kéo dài hoặc không dừng lại khi ngừng thuốc thì cần kiểm tra để loại trừ các lý do khác gây run như: bệnh Parkinson, rối loạn thần kinh thực vật, bệnh cường giáp…
Thuốc Đông y được dùng khá phổ biến và uống là hình thức phổ biến nhất. Tuy nhiên, mỗi loại bệnh lại có thời điểm và cách uống thuốc khác nhau.
Uống trước khi ăn:
Thường dùng cho các loại bệnh gan thận hư tổn hoặc những bệnh có vị trí phía dưới như các bệnh từ eo lưng trở xuống và các bệnh về đường ruột. Vì lúc này, dạ dày đang rỗng, thuốc tiếp xúc chủ yếu với niêm mạc đường tiêu hóa sẽ hấp thu nhanh và đạt được hiệu quả chữa trị.
Uống sau khi ăn:
Thường áp dụng đối với nhưng loại thuốc có tác dụng kích thích đường tiêu hóa hay những loại thuốc trị bệnh có vị trí ở trên như bệnh tim, gan, phổi… Theo các thầy thuốc Đông y, đây là những loại thuốc có dược tính mạnh nên cần phải uống sau khi ăn để khỏi bị hấp thu quá nhanh dẫn tới trúng độc.
Uống nguội:
Thuốc giải độc, cầm nôn, giải nhiệt đều nên uống nguội. Ví dụ như thuốc chữa trị sốt cao nên để thật nguội hãy uống.
Uống thuốc Đông y đúng cách sẽ có hiệu quả điều trị cao. (Ảnh minh họa)
Uống ấm:
Những loại thuốc có tính bồi bổ thường có vị ôn hòa nên thường được chỉ định dùng khi ấm nhằm tăng cường tác dụng bổ khí và bổ dưỡng. Với thuốc bổ, sắc xong để nguội khoảng 35% thì uống là vừa.
Uống nóng
: Thuốc trúng gió, cảm cúm, giải độc trừ hòa, nên uống lúc còn nóng để cho ra mồ hôi; Khi cần loại trừ hàn, tăng cường thông huyết mạnh, thường được chỉ định uống lúc nóng để phát huy hết tác dụng của thuốc.
Uống hết ngay một lần:
Những loại thuốc mạnh liều lượng ít được sử dụng để uống một lần cho hết nhằm tập trung sức mạnh của thuốc, phát huy hiệu quả tối đa như thuốc thông đại tiểu tiện, tan máu ứ…
Uống nhiều lần:
Những người bị bệnh về yết hầu, hay nôn mửa, cần uống thuốc làm nhiều lần và từ từ để thuốc có thời gian ngấm vào cơ thể và dạ dày.
Uống khi đói:
Thuốc bổ cũng được khuyên dùng nên uống vào buổi sáng, lúc bụng đói để hấp thu được hết.
Uống trước khi ngủ:
Thuốc an thần gây ngủ vì thế uống trước khi ngủ khoảng 30 phút sẽ giúp thuốc phát huy hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, người mắc bệnh tích trệ, đau ngực sau khi uống thuốc nên nằm ngửa; người mắc bệnh ở đầu, não, tai, mắt, sau khi uống thuốc nên tĩnh dưỡng tại chỗ. Đối với người mắc bệnh đau hai bên suờn sau khi uống thuốc nên nằm nghiêng.
Uống cách nhật:
Thường sử dụng đối với các loại thuốc tẩy giun sán. Trước khi đi ngủ uống một lần, sáng hôm sau uống một lần nữa khi bụng đói để giun sán bị tiêu diệt và dễ bài tiết ra ngoài.
Có nhiều người khi đi khám bệnh, bác sĩ kê đơn cho dùng 1 – 2 loại thuốc thì có vẻ không hài lòng và đánh giá trình độ của bác sĩ còn hạn chế. Vậy việc dùng nhiều thuốc cùng một lúc có lợi hay không
?
Nguyên nhân dẫn tới dùng nhiều thuốc
Không biết, vô ý dùng trùng thuốc: Một thuốc gốc có nhiều tên biệt dược khác nhau. Khi đang dùng thuốc này thấy chưa đỡ, người bệnh lại dùng thêm thuốc khác. Song thực chất hai thuốc này lại chứa cùng một hoạt chất. Hay gặp nhất là các thuốc có chứa paracetamol (hạ sốt, giảm đau).
Bị nhiều bệnh, dùng cùng lúc nhiều loại thuốc: Lẽ ra khi bị nhiều bệnh, cần đi khám. Thầy thuốc xem bệnh nào là bệnh chính, cấp thiết, cần tập trung điều trị trước, bệnh nào thứ yếu có thể tự khỏi khi chữa xong bệnh chính hoặc chỉ dùng thuốc phụ trợ chữa triệu chứng, theo nguyên tắc chữa bệnh này không làm nặng thêm bệnh kia. Người già thường bị nhiều bệnh lại hay tự ý dùng thuốc và theo kiểu “đau đâu chữa đó”. Các thuốc này có khi làm mất tác dụng của nhau hay ngược lại làm tăng tác dụng, đặc biệt là tác dụng không mong muốn (chuyên môn gọi là tương tác). Một ví dụ: bị đau dạ dày đã dùng cimetidin, khi thấy mất ngủ lại tự dùng thêm thuốc ngủ. Cimetidin vốn có tác dụng phụ gây lú lẫn, kích động, hoang tưởng khi dùng thêm thuốc ngủ thì các tác dụng phụ này nặng thêm làm cho buồn ngủ kéo dài, lú lẫn, không chủ động được, đi lại dễ bị ngã. Thực tế, có trường hợp dùng nhiều thuốc phức tạp hơn nhiều. Nếu đi khám, thầy thuốc sẽ cân nhắc cho ít loại thuốc hơn (ví dụ như có thể thay một thứ thuốc tiểu đường thế hệ mới có tác dụng giảm bớt sự tăng huyết áp và nếu có cho thuốc hạ huyết áp cũng chỉ cho ở mức vừa đủ.)
Tư vấn cho người bệnh về những nguy cơ xảy ra khi dùng thuốc.
Hiểu nhầm một số thuốc là thuốc bổ, dùng kéo dài: Thường có quảng cáo thuốc bổ dưỡng cho gan, thận, phổi… chế từ các thảo mộc. Có người bị bệnh liên quan đến các bộ phận đó, dùng theo quảng cáo với ý muốn làm cho chúng mạnh lên, nhưng kết quả thì ngược lại. Ví dụ: khi bị viêm gan B, vào giai đoạn virut đã ổn định, thầy thuốc cho thuốc tăng cường chức năng gan (như các sản phẩm có diệp hạ châu). Khi chức năng gan đã bình thường thì cắt thuốc này. Người bệnh tưởng thuốc đó là thuốc bổ gan, cứ mua dùng, làm cho gan mệt thêm (vì gan phải làm việc để chuyển hóa thuốc).
Sẵn có thuốc trong nhà, khi thấy có khó chịu thì dùng tăng liều: Đối với người bị tăng huyết áp, dùng mỗi ngày một viên thuốc hạ huyết áp là đủ. Khi ồn ào hay khi suy nghĩ căng thẳng sẽ bị nhức đầu, huyết áp tăng nhẹ, chỉ cần nghỉ ngơi yên tĩnh là huyết áp quay về mức đã kiểm soát mà không phải dùng thêm thuốc hoặc tăng liều thuốc cũ. Tuy nhiên, một số người tự ý dùng thêm 1 – 2 lần. Dùng liều quá cao như thế, huyết áp tụt đột ngột, nguy hiểm.
Kê đơn, bán thuốc không đúng: Do thời gian khám eo hẹp, thiếu phương tiện xét nghiệm, trình độ chuyên môn chưa cao, chẩn đoán chưa chính xác bệnh nên một số thầy thuốc cho dùng thuốc bao vây. Ví dụ, một người khi bị ho không có sốt, ngoài việc dùng thuốc ho, cộng thêm kháng sinh (nhằm dự phòng nhiễm khuẩn), thuốc kháng histamin, corticoid (nhằm dự phòng có thể ho do dị ứng), thuốc an thần gây ngủ (làm cho ngủ đi, đỡ bị ho). Phổ biến nhất hiện nay là khi bị một bệnh nhiễm khuẩn chưa chẩn đoán chắc chắn lại cho dùng kháng sinh phổ rộng hay cho dùng nhiều loại kháng sinh. Dùng như vậy là chưa theo đúng nguyên tắc, sẽ làm tăng sự kháng thuốc.
Do muốn kê đơn nhiều thuốc sẽ có hoa hồng, bán nhiều thuốc sẽ có nhiều lãi nên thầy thuốc, người bán thuốc cố ý cho người bệnh dùng rất nhiều thuốc. Trung bình mỗi đơn thuốc, mỗi lần bán thuốc có đến 5 – 6 loại, có không ít đơn 8 – 9 loại, thậm chí 10 – 15 loại.
Điều cần phải làm
Các nghiên cứu trên thế giới cho biết, nếu dùng 2 loại thuốc chỉ có 5% nguy cơ xảy ra tương tác thuốc. Nếu dùng 5 loại thuốc, nguy cơ này là 50%, nếu dùng 8 loại thuốc, nguy cơ này lên tới 100%.
Tại nước ta chưa có nghiên cứu chung nhưng những đơn thuốc cho đến 8 – 9 loại thuốc không phải là hiếm. Khuyến cáo của WHO và thực tế một số nước công nghiệp phát triển (như Thụy Điển) đã thực hiện được thì trung bình mỗi đơn thuốc chỉ có 1,5 loại (một thứ thuốc chính, cần lắm mới thêm một thứ hỗ trợ). Chi phí tiền thuốc trong chi phí chung chỉ chiếm 25 – 30%. Ở nước ta, theo khảo sát tại một số bệnh viện, mỗi đơn thuốc trung bình có tới 5 – 6 loại, chi phí tiền thuốc chiếm tới 60 – 70%. Như vậy, dùng nhiều thuốc còn gây cả tác hại về sức khỏe và kinh tế.
Khi bị bệnh cần khám mới dùng thuốc. Mục tiêu đặt ra khi khám là để biết bệnh, dùng đúng thuốc chứ không phải là để được cấp nhiều thuốc. Có nhiều người bệnh BHYT khi thấy cho ít thuốc thì cho rằng không đối xử tốt, đơn chẳng có gì. Đây là quan niệm hết sức sai lầm.
Theo qui chế kê đơn, thầy thuốc chỉ được kê đơn vì mục đích chữa bệnh. Nếu vì mục đích chưa trong sáng mà kê nhiều thuốc là vi phạm qui định. Điều này bản thân người kê đơn thuốc, người bán thuốc cần tự giác khắc phục, mặt khác, về quản lý cần có chế tài xử lý thích đáng.
Tôi 43 tuổi, bị viêm đường hô hấp mạn tính (tháng nào cũng bị 1 lần) nên phải uống thuốc kháng sinh để điều trị. Tôi rất băn khoăn nên uống kháng sinh trước hay sau bữa ăn, đang uống kháng sinh có phải kiêng thức ăn gì không? Xin quý báo giải thích giùm. Tôi xin cảm ơn.
Thu Lan (Hà Nam)
Ảnh minh họa – Internet
Trong các tờ hướng dẫn sử dụng thuốc có ghi thời gian dùng: trước, trong hay sau khi ăn, nhưng không nói rõ là ăn gì. Tuy nhiên, thức ăn mà chúng ta sử dụng trong thời gian dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Khi dùng thuốc kháng sinh đường uống, hệ vi sinh trong đường ruột sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế, có một số loại thực phẩm mà bạn nên tránh ăn uống trong thời gian dùng kháng sinh. Đó là các thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột vì chúng rất khó tiêu hóa, đặc biệt là khi vi khuẩn trong hệ tiêu hóa bị thiếu hụt vì kháng sinh. Trong thời gian uống thuốc kháng sinh, cần hạn chế thói quen sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa (phô mai, sữa chua…). Bởi vì, canxi trong sữa kết hợp với thuốc kháng sinh, tạo ra muối canxi không tan trong nước. Hậu quả là thuốc không phát huy được tác dụng vì đã bị canxi kìm hãm, giảm đáng kể hiệu quả điều trị. Khi uống các kháng sinh như tetracycline, doxycyclin, không được ăn tôm cua. Khi đang dùng kháng sinh, nhiều người lại uống nước cam quýt để giảm sự khó chịu khi dùng thuốc. Thế nhưng, nước cam có chứa nhiều axit, cần uống xa thời gian dùng thuốc kháng sinh (khoảng 3 giờ) vì các kháng sinh kém bền vững ở môi trường axit.
Khi dùng kháng sinh, chị cũng nên lưu ý thời gian uống thuốc để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
Những loại kháng sinh nên uống xa bữa ăn: Là những loại thuốc kém bền vững trong môi trường dịch vị hoặc bị giảm hấp thu do thức ăn. Nên uống 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Gồm có: nhóm penicillin (penicillin V, ampicillin, amoxycillin… ). Nhóm cephalosporin (cefuroxime, cefixim…). Nhóm macrolid (clarythromycin, azithromycin, erythromycin…).
Những loại kháng sinh uống trong hoặc ngay sau bữa ăn: Là những loại không bị giảm hấp thu do thức ăn, gồm có: nhóm quinolon (milosacin, rosoxacin, ciprofloxacin…). Nhóm nitroimidazol (metronidazol, tinidazol…). Nhóm cyclin (tetracyclin, doxycyclin…).
Riêng loại viên bao tan trong ruột, không kể thuộc nhóm kháng sinh nào đều không bị ảnh hưởng bởi bữa ăn nhưng tốt nhất vẫn nên uống lúc đói với 1 cốc nước nguội).
DS. Hà Thanh
Theo Suckhoedoisong.vn
The post Đang uống kháng sinh có phải kiêng thức ăn gì không? appeared first on Tin Sức Khỏe.
Một số loại thuốc không được khuyến khích sử dụng khi chị em có kinh nguyệt, vì nó có thể ảnh hưởng đến lưu lượng kinh nguyệt nội tiết, cơ quan sinh sản… Thưa bác sĩ, em nghe nói trong thời gian có kinh nguyệt thì không được uống thuốc một cách tùy tiện vì nó có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu và nội tiết trong cơ thể. Bác sĩ cho em hỏi vậy khi có kinh nguyệt thì không nên uống các loại thuốc nào, vì sao? Em xin cảm ơn bác sĩ! – (L. Mai)
Một số loại thuốc không được khuyến khích sử dụng khi chị em có kinh nguyệt, vì nó có thể ảnh hưởng đến lưu lượng kinh nguyệt nội tiết, cơ quan sinh sản… Ảnh minh họa
Trả lời:
Bạn L. Mai thân mến!
Một trong những “đặc trưng” của người phụ nữ, khác hẳn với nam giới là có những ngày “đèn đỏ”. Đây là những ngày đặc biệt và vô cùng quan trọng của người phụ nữ vì nó có thể gây ra những thay đổi không nhỏ trong cơ thể họ. Vào những ngày này, sự thay đổi về nội tiết có thể khiến cho người phụ nữ nhạy cảm hơn, dễ mắc bệnh và thay đổi tâm trạng. Vì vậy, khi có “đèn đỏ“, chị em cần hết sức lưu ý để bảo vệ sức khỏe của mình. Một trong những việc chị em cần làm là lưu ý khi sử dụng bất kì loại thuốc nào.
Một số loại thuốc không được khuyến khích sử dụng khi chị em đang trong những ngày “đèn đỏ”, vì nó có thể ảnh hưởng đến lưu lượng kinh nguyệt nội tiết, cơ quan sinh sản… Bất kì chị em nào cũng cần nắm được điều này để bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.
Những loại thuốc bạn nên tránh dùng khi đến kì kinh nguyệt bao gồm:
– Thuốc trị viêm nhiễm phụ khoa: Trong thời kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung bị bong ra ngoài, cổ tử cung giãn ra, môi trường âm đạo cũng ẩm ướt tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển. Nếu sử dụng các loại thuốc chống nhiễm khuẩn, nấm “vùng kín” sẽ dẫn đến khả năng khoang tử cung bị vi khuẩn xâm lấn ngược lên trên do cổ tử cung đã bị giãn ra.
– Thuốc nội tiết: Trong những ngày có “đèn đỏ”, nội tiết trong cơ thể người phụ nữ không được ổn định, nếu dùng thêm các loại thuốc nội tiết sẽ có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt và ảnh hưởng sức khỏe.
– Thuốc chống đông máu: Nếu dùng thuốc này có thể gây ra hiện tượng rong kinh, thậm chí chảy máu nặng hơn trong kỳ kinh nguyệt.
– Thuốc chống thèm ăn, thuốc giảm béo: Các loại thuốc này chứa thành phần ức chế sự thèm ăn, nếu dùng trong chu kì kinh nguyệt có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt, tiểu khó, hay đánh trống ngực, lo âu và có thể dẫn tới vô kinh.
– Thuốc cầm máu: Thuốc cầm máu như vitamin K… có thể làm giảm tính thấm của mao mạch, gây co thắt các mao mạch để thúc đẩy việc tống máu ra ngoài dẫn đến ứ huyết.
Nếu trong kì kinh nguyệt bạn gặp những rắc rối thì nên đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc chứ không nên tự ý điều trị bằng các loại thuốc nói trên.
Chúc bạn vui khỏe!
BS. Hoa Hồng
Theo Afamily.vn
The post Khi có kinh nguyệt thì không nên uống các loại thuốc nào? appeared first on Tin Sức Khỏe.
Dung dịch oresol đã cứu hàng triệu trẻ em bị tiêu chảy cấp khỏi tử vong. Thế nhưng nếu pha oresol không đúng cách, bé cũng có thể tử vong vì ngộ độc oresol mà nhiều mẹ chưa biết đến.
Sáng tạo nguy hiểm
Trường hợp bệnh nhi Xuân Hà, 9 tháng tuổi (Văn Điển – Thanh Trì) được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu. Theo mẹ bé Hà thì bé bị tiêu chảy trên 20 lần, nôn 4-5 lần và sốt cao từ hôm trước. Sốt ruột gia đình cho bé nhập viện. Sau khi được đưa vào viện các bác sĩ chẩn đoán cháu bị tiêu chảy cấp mất nước độ C. Hỏi kỹ bà mẹ sau khi có kết quả điện giải đồ và được biết là mẹ đã cho trẻ uống hết hơn 3 gói oresol, bằng cách pha từng ít một ra chén và cho trẻ uống liên tục vì thấy trẻ vẫn còn rất khát, cứ hễ khát là mẹ bé lại cho bé uống oresol và cho thêm chút đường để cháu dễ uống.
Cũng giống như trường hợp bé Hà, bé Mai con anh chị Vân Anh (Đan Phượng – Hà Nội) cũng có triệu chứng sốt cao, li bì, đi ngoài liên tục… được gia đình cho uống nước oresol nhưng tình trạng của bé không cải thiện và càng trở nên trầm trọng. Bé không tỉnh táo, khát nước dữ dội, đòi uống liên tục, vật vã. Thấy bé đòi uống nước mẹ tiếp tục cho uống dung dịch oresol gia đình pha sẵn mang theo. Cho đến khi hết oresol pha sẵn, mẹ bé pha tiếp gói khác thì bác sỹ trực phát hiện mẹ pha sai, mẹ đổ khoảng nửa gói oresol để pha với 1 lít nước, lắc kỹ và tiếp tục cho trẻ uống. Bác sĩ hỏi lại cách pha oresol ở nhà, bà mẹ trẻ khẳng định là đã pha tương tự.
Theo BS Vũ Vân Anh (Sở Y tế Hà Nội) cho biết, trẻ tiêu chảy cấp chủ yếu do mất nước và muối, đường… Oresol pha vào nước theo đúng quy định khi cho trẻ uống sẽ có tác dụng bù lượng nước, muối, đường đã mất. Nhưng nếu pha không đúng quy định sẽ càng gây rối loạn nước và điện giải, tình trạng tiêu chảy càng nặng hơn, thậm chí trẻ có thể tử vong.
Trên thực tế, rất nhiều bậc phụ huynh không biết cách pha cũng như cho trẻ uống oresol đúng cách đã khiến trẻ bị nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều mẹ có cách pha Oresol rất khác người như tự ý chia nhỏ lượng thuốc, mỗi lần cho vào một cái chén con cho bé uống khiến tỷ lệ pha là rất đặc.
Nếu uống Oresol với nồng độ quá đặc sẽ khiến hàm lượng muối trong máu tăng lên, gây tình trạng ưu trương, tạo nên áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường. Tình trạng này kéo dài có thể gây biến chứng teo não, nếu không cấp cứu kịp thời, trẻ rất dễ tử vong.
Ngoài ra, nước uống Oresol này có vị rất khó uống nên có rất nhiều trẻ không uống được, để tìm mọi cách cho con uống nhiều mẹ còn cho thêm đường, hay mật ong tạo độ ngọt cho bé dễ uống, không tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của thuốc nên không lường hết những hiểm họa có thể xảy đến với trẻ.
Để hiểu đúng, hiểu đủ khi pha dung dịch nước uống Oresol cho trẻ
Theo BS Vân Anh mỗi gói Oresol được định liều để pha với đúng 1 lít nước. Vì thế, bạn nên sử dụng các bình có chia vạch để xác định chính xác lượng nước cần để pha chứ không nên áng chừng.
Mỗi lần, bạn cần pha nguyên một gói cho dù có thể không dùng hết. Nếu chia nhỏ gói thuốc để pha từng ít một, không bảo đảm là lượng nước cần thiết là đủ để sử dụng.
Mẹ nên dùng nước đun sôi để nguội (không dùng nước ấm hay nước lạnh) để pha dung dịch Oresol, tránh dùng nước khoáng hoặc các loại nước khác vì trong các dung dịch này đã có các ion kim loại, sẽ làm công thức điện giải trong nước Oresol bị mất cân bằng.
Trước khi cho trẻ uống, mẹ phải khuấy cho bột thuốc tan hẳn. Dung dịch đã pha nếu không dùng hết trong 24 giờ thì bỏ đi, thay gói mới, tuyệt đối không sử dụng lại.
Cha mẹ nên cho bé uống từ từ từng ít một, liều lượng do bác sĩ quy định theo lứa tuổi và tình trạng bệnh. Không nên ép uống nhiều một lúc vì bé sẽ dễ bị nôn.
Bản thân dung dịch Oresol đã có muối, đường nên các mẹ không nên cho thêm bất cứ thành phần đường hay các vị khác tạo mùi khác.
Điều quan trọng nhất đó là phát hiện những dấu hiệu bất thường của bé, đưa bé đi khám, tư vấn kịp thời với bác sỹ và đặc biệt hơn đó là phải biết cách theo dõi, xử lý, chăm sóc ban đầu cho bé. Khi có dấu hiệu ngộ độc Oresol cần nhanh chóng đưa trẻ tới viện để bác sĩ điều trị, tránh nguy hiểm cho bé.
Nhiều loại nước hoa quả có vị chua, ngọt như nước cam, nước chanh cũng không tốt cho người đang uống thuốc.
Tôi tuổi cao thường xuyên phải uống thuốc, nhất là kháng sinh. Các con tôi suốt ngày pha, xay nước hoa quả cho tôi uống. Xin hỏi, khi đang uống thuốc dùng nhiều nước hoa quả có ảnh hưởng gì không? – Nguyễn Hồng Anh (Đống Đa, Hà Nội).
ThS Lê Quốc Thịnh
, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện 71 Thanh Hóa:
Nếu bạn đang uống thuốc kháng sinh, tốt nhất không nên sử dụng các loại nước uống hoặc chất lỏng có tính kiềm quá hoặc axit quá.
Nhiều loại nước hoa quả có vị chua, ngọt như nước cam, nước chanh cũng không tốt cho người đang uống thuốc. Thuốc kháng sinh amoxycilin, erythromycin bị phá vỡ hoạt tính nếu bạn dùng kèm với các loại nước hoa quả có độ axit cao. Nhiều người ốm thường được tặng quà là hoa quả như cam, táo, bưởi… nên nhớ sử dụng chúng cách xa giờ uống thuốc.
Tốt nhất nên tránh dùng các loại nước hoa quả ngay sau khi uống thuốc hoặc trước khi dùng thuốc. Đa số các loại thuốc đều nên uống lúc dạ dày rỗng và phải uống với nhiều nước (ít nhất một cốc nước đun sôi để nguội khoảng 200ml cho mỗi lần uống thuốc). Trong một số trường hợp đặc biệt cần uống thuốc lúc no, ví dụ như các loại thuốc kích ứng đường tiêu hóa cần tuân theo chỉ dẫn của thầy thuốc.