Lưu trữ cho từ khóa: thể dục

Những sai lầm về tập thể dục giảm béo

Chúng ta hy vọng việc luyện tập thể dục khiến cho các tế bào mỡ dư thừa sẽ bị đốt cháy và giai đoạn trao đổi chất trong suốt 24 giờ sau có thể giúp giảm cân đáng kể.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, không ít người đã mắc phải sai lầm trong việc tập thể dục khiến cho việc giảm béo không đạt hiệu quả mà còn tăng cân hơn hoặc mang bệnh vào người.

Tập, tập… và ăn

Chị Nguyễn Thị Nguyệt, tòa nhà N07, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội tâm sự chiều cao của chị là 1m58 nhưng chị nặng tới gần 70kg. Không cam lòng với thân hình đẫy đà, chị Nguyệt cũng đưa ra kế hoạch giảm cân. Mới đầu là giảm ăn, mỗi bữa thay vì ăn 2 – 3 bát cơm thì chị chỉ ăn một bát, để chống đói chị ăn thêm rau, hoa quả và uống nước. Tuy nhiên, cách này không giúp chị giảm cân được bao nhiêu nên chị đổi sang chạy bộ 5 – 7km mỗi ngày vào sáng sớm. Tuy nhiên, theo chị việc tập luyện đã giúp giảm cân rồi nên không cần phải có chế độ ăn kiêng nữa vì thế, chị mặc sức “tung hoàng” ăn uống. Buổi sáng trước khi đi tập chị ăn cái gì đó cho ấm dạ rồi đi chạy, chạy nửa đường qua hàng bún, phở, thấy đói bụng là chị tạt vào “nạp” thêm năng lượng rồi mới chạy tiếp, chạy xong có hôm chị lại tạt vào quán xôi, thậm chí cao hứng chị ăn thêm 2 quả trứng vịt lộn. Kết quả sau 3 tháng tập luyện, không những không giảm cân mà số kg của chị còn tăng hơn nữa.

Nghiên cứu của Edward Melanson, giáo sư cộng tác về y học của trường Đại học Colorado (Hoa Kỳ) được đăng trên Tạp chí Khoa học luyện tập thể dục và thể thao (Exercise and Sport Sciences Review), đã vạch ra sai lầm tai hại mà người ta thường nghĩ đó là: Những người luyện tập thể dục có thể không cần chú ý đến chế độ ăn kiêng nữa vì sự trao đổi chất trong cơ thể họ đang trong trạng thái rất tốt sau tập luyện. “Nếu nói rằng tập thể dục không giúp giảm béo là sai. Nhưng nếu mọi người cho rằng họ có thể ăn bất cứ thứ gì họ muốn sau khi miệt mài luyện tập lại là điều không hề đúng. Bạn có thể dễ dàng làm hỏng kế hoạch giảm béo mà mình đã đặt ra bởi suy nghĩ này”.

Những sai lầm về tập thể dục giảm béo

Ông Edward Melanson cho rằng: “Nếu bạn muốn tập luyện để giảm cân hay để giảm béo thì bạn phải cân nhắc xem mình đang tiêu tốn bao nhiêu calo và đang nạp bao nhiêu vào trong cơ thể. Lượng cân bằng năng lượng hằng ngày hay lượng calo “ra – vào” cơ thể luôn là phương thức tối ưu nhất cho việc giảm cân”. Theo ông, người tập nên vứt bỏ điều hoang tưởng rằng chỉ cần tập luyện thể dục chăm chỉ và vất vả sẽ giúp giảm cân. Rõ ràng dù có tập luyện chăm đến đâu mà không có chế độ ăn kiêng khoa học thì sẽ không bao giờ thu lại được kết quả mong muốn. Vì thế, trước khi ăn những cái bánh pho mát hay những món quay, bạn nên nghĩ xem bạn phải leo bao nhiêu bậc thang để có thể cân bằng mức calo trong cơ thể mình. Hãy có một chế độ ăn kiêng phù hợp kết hợp với việc tập luyện đều đặn”.

Đồng quan điểm, chuyên gia tư vấn Nguyễn Phương Trang, Trung tâm Thẩm mỹ Trúc Lâm, cho hay, điều quan trọng là lượng thực phẩm bạn “nạp” vào phải ít calo hơn lượng calo đã đốt cháy, từ đó gây thiếu hụt calo sẽ giúp giảm cân. Ngoài ra, cần chọn những loại thực phẩm giúp ngăn chặn việc hình thành tế bào mỡ mới, tạo mỡ thừa. Những thực phẩm nhiều dinh dưỡng và chất xơ giúp không tạo nên mỡ thừa, phải kể đến cá hồi, trứng, sữa, dầu oliu, sữa chua, bột yến mạch…

Đừng tưởng tập đâu thon đó

Theo chuyên gia Nguyễn Phương Trang, một trong những sai lầm nữa của những người tập thể dục giảm béo đấy là muốn thon ở đâu thì sẽ tập trung tập ở chỗ đó. Đây lại là một quan điểm không đúng của nhiều người. Người tập có thể lắc hông, lườn, nghiêng hai bên, gập bụng, đá chân… tuy nhiên những động tác này lại có tác dụng giúp vận động xương sống nhiều hơn giúp tan mỡ vùng bụng.

Theo chuyên gia Nguyễn Phương Trang, để giảm mỡ vùng bụng hay bất cứ vùng nào trên cơ thể một cách hiệu quả, thay vì chỉ tập trung vào một vài động tác nào đó thì bạn nên vận động toàn cơ thể để giảm lượng mỡ một cách đồng đều chứ không phải chỉ tích cực giảm mỡ ở một vùng. Vì vậy, người tập cần chú ý tập luyện hợp lý với các bài tập toàn thân, và kết hợp với đó là ăn uống theo một chế độ hợp lý.

Cũng không nên nghĩ luyện tập nhiều sẽ hiệu quả, bởi thực chất tập nhiều không có tác dụng bằng luyện tập với thời gian ngắn nhưng cường độ cao và duy trì đều đặn. Việc duy trì bài tập kéo dài dễ khiến cơ thể mệt mỏi, các cơ bắp rã rời, khó phục hồi. Cách luyện tập tốt nhất là duy trì đều đặn 3 ngày/ tuần, mỗi lần không nên quá 90 phút.

Theo Kienthuc.net.vn

Ăn uống, thể dục và uống thuốc sao để giảm cân?

Nếu không muốn ăn bữa nào thì thay bằng 1 cốc sữa giảm cân vào bữa đó là đủ. Giữa các bữa, nếu bị đói, có thể dùng 200 – 250g trái cây ít ngọt hoặc rau đậu luộc chia đều trong ngày.

Em nặng hơn 60kg, cao 1m60. Hồi lúc ôn thi đại học bị bồi bổ nhiều nên em tăng 10kg. Gần 10 năm rồi nhưng em không có cách nào cho giảm cân. Em gắng tập thể dục, ăn rau củ chủ yếu, không ăn cơm, chỉ ăn rau củ và cá, uống thuốc giảm cân chỉ giữ cân mà không giảm. Xin bác sĩ tư vấn giúp cách ăn uống, thể dục và uống thuốc sao để giảm cân?Tạ Kim Nga (quận 3, TPHCM).

an-uong-the-duc-va-uong-thuoc-sao-de-giam-can

Ảnh minh họa.

BSCK I Nguyễn Thị Ánh Vân

, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM:

Với chiều cao cân nặng hiện tại, bạn thừa gần 3kg. Về chế độ ăn, bạn vẫn nên ăn đủ 3 bữa chính nhưng ít tinh bột (giảm cơm), chọn loại gạo không xát kỹ, ăn đầy đủ thịt cá nhưng phải bỏ da, không ăn mỡ, ăn đậu phụ luộc; 200 – 250g (1 bát đầy vun) các loại rau củ luộc hoặc nấu canh mỗi bữa. Nếu không muốn ăn bữa nào thì thay bằng 1 cốc sữa giảm cân vào bữa đó là đủ. Giữa các bữa, nếu bị đói, có thể dùng 200 – 250g trái cây ít ngọt hoặc rau đậu luộc chia đều trong ngày.

Song song đó, mỗi ngày bạn cần tập thể dục 45 – 60 phút mỗi ngày hoặc ít nhất phải được 5 ngày trong tuần. Nếu bạn đã nỗ lực nhưng vẫn chưa thể giảm cân. Để có thể điều trị hiệu quả, bạn nên đến trung tâm dinh dưỡng hoặc các khoa dinh dưỡng để được bác sĩ tư vấn và điều trị.

Theo Kienthuc.net.vn

Thở đúng cách giúp trí óc minh mẫn, cơ thể sảng khoái

Thở đúng cách không chỉ giúp bạn tẩy độc cho cơ thể mà còn tăng cường ô-xy lên não, giúp trí óc minh mẫn hơn, cơ thể sảng khoái hơn. Vì vậy, hãy bỏ thói quen thở ngắn và nông như hằng ngày để làm quen với cách thở sâu và đều đặn.

Phương pháp rất đơn giản, bạn chỉ việc kết hợp giữa bước chân và nhịp thở, tức là khi bước một bước lên thì thở ra; bước tiếp sau đó thì hít vào. Cùng với nhịp bước chân, lặp đi lặp lại ”thở ra, hít vào – hít vào, thở ra”. Rất đơn giản mà lại vô cùng hiệu quả đấy!

Nếu mỗi ngày bạn tập luyện từ 20 đến 30 phút thì sau 2 – 3 tháng, lượng serotonin – một chất được não sản xuất ra quyết định tâm trạng và khả năng tập trung của con người, sẽ tăng lên rất nhiều khiến bạn không cảm thấy mệt, khả năng tập trung cao, tính cách vững vàng và chịu áp lực tốt.

tho-dung-cach-giup-tri-oc-minh-man-co-the-sang-khoai

Luyện tập 20-30 phút/ ngày sẽ giúp bạn giảm mệt mỏi, tinh thần dễ tập trung hơn

Khi con người thở đúng cách, hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể bạn. Độc tố N2, CO2 tích tụ ở tim, do đó khi bạn hít vào và nín thở, khí độc trong người hòa trộn vào hơi thở sau đó máu thải khí độc và đẩy chúng ta ngoài qua hơi thở.

Thở, suy nghĩ và tư tưởng có mối liên hệ sâu xa. Tư tưởng bình yên nhờ sự luân phiên vào ra của việc thở sâu, điều hòa. Đó là lý do tại sao “thở bụng bốn thì”, duy trì nhịp nín thở khi hít vào và thở ra bằng nhau, là bài học đầu tiên và tối cần thiết khi bạn đến với Yoga để có được sự thanh tịnh trong tâm hồn và thoải mái trong tư tưởng.

Nhịp thở và cảm xúc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể bạn không chú ý đến nhưng thực tế đã minh chứng cho điều này. Chẳng hạn khi bạn giận, nhịp thở sâu và nhanh; khi gặp người yêu thì nhịp thở ngắn, dồn dập; cảm xúc của bạn bình tĩnh thì hơi thở trở nên điều hòa, sâu và chậm hơn; khi chán nản thì hơi thở lại trở nên nông và dài…

Nên tập thở đúng với việc kiểm soát tư tưởng sẽ giúp bạn có cuộc sống vui khỏe hơn. Điều ngạc nhiên rằng: bạn có thể dễ dàng thay đổi tâm trạng của mình, trở nên tươi vui và phấn chấn chỉ bằng cách thở đúng…

Còn chần chừ gì nữa, hãy luyện tập “”thở ra, hít vào – hít vào, thở ra” ngay từ bây giờ nhé!

Theo Motthegioi.vn

Tập luyện ở độ tuổi sau 40

Bước qua ngưỡng 40 tuổi, nhiều người trở nên “phát tướng”. Nóng lòng lấy lại vóc dáng chuẩn, họ không ngần ngại lựa chọn các môn thể dục thể thao (TDTT) vốn chỉ dành cho tuổi trẻ như tập tạ, bơi đua, chạy bộ…

BS Lê Văn Vĩnh – huấn luyện viên Câu lạc bộ Khí công TP.HCM cho biết, trong luyện tập TDTT, có hai độ tuổi cần phải lựa chọn kế hoạch tập luyện thích hợp. Dưới 40 tuổi, bạn có thể tập luyện bất cứ bộ môn nào (trừ người bệnh tim mạch bẩm sinh) vì cơ thể chưa lão hóa. Từ tuổi 40 trở lên, bạn cần chọn bộ môn tập, nếu không sẽ nguy hiểm cho sức khỏe.

tap-luyen-o-do-tuoi-sau-40

Ảnh minh họa: internet

Với người độ tuổi sau 40, các hoạt động thể lực tác động lớn lên bộ xương. Sau một năm luyện tập đúng, chất khoáng trong xương có thể tăng cao hơn từ 5-10% so với trước lúc luyện tập hoặc so với người chưa luyện tập. Việc luyện tập thường xuyên ở độ tuổi này giúp hệ cơ xương rắn chắc, tránh được chứng loãng xương. Tuy nhiên, hiện tượng lão hóa các cơ quan cũng bắt đầu tăng dần, chức năng, cấu tạo của xương khớp có nhiều thay đổi như: tế bào khớp thoái hóa, trở nên kém linh động; gân, dây chằng kém bền bỉ, kém co giãn; sụn đục màu, hóa xơ, rạn nứt; màng hoạt dịch mỏng và khô dần. Việc luyện tập chỉ có hiệu quả nếu là những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức lực. Ngược lại, người tập dễ gặp chấn thương như đau khớp, tràn dịch ổ khớp, rách hoặc đứt dây chằng và tốc độ thoái hóa khớp, diễn tiến cũng rất nhanh.

Với một số cơ quan, nhất là hệ tim mạch, nếu không thích ứng với tập luyện nặng sẽ dẫn tới nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Các tuyến nội tiết có nhiệm vụ tiết các chất làm trẻ cơ thể, nếu vận động quá mạnh và quá lâu, sẽ gây suy yếu các tuyến nội tiết, từ đó, quá trình lão hóa đến rất nhanh.

Theo BS Lê Văn Vĩnh “Trẻ luyện thể lực, già luyện khí”. Dưới 40 tuổi, bạn có thể luyện tập mọi bộ môn. Trên 40 tuổi, chỉ nên luyện tập những môn nhẹ nhàng, không cần gắng sức như đi bộ, đánh cầu lông ngắn hạn, luyện khí công…

Bệnh nhân cơ xương khớp có một hình thức tập gọi là kháng lực (nâng vật nặng lên giống như tập tạ) với mục đích cải thiện sức chịu đựng của cơ và xương. Tuy nhiên, trong suốt quá trình tập, phải có sự hướng dẫn, giám sát chặt chẽ của chuyên gia về cách hít vào thở ra khi nâng vật, khoảng cách giữa các lần nâng, trọng lượng tập, thời gian nghỉ ngơi giữa các lần nâng… Riêng việc tự ý tập tạ với mục đích giảm vòng bụng rất nguy hiểm. “Để đảm bảo sức khỏe, người có tuổi trước khi luyện tập cần tầm soát các bệnh lý tim mạch, mỡ trong máu, huyết áp, các bệnh về cơ xương khớp… sau đó cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại hình luyện tập phù hợp. Nếu chủ quan luyện tập những bộ môn không thích hợp với người có tuổi (trên 40) sẽ có nguy cơ gặp rủi ro, hại sức khỏe” – BS Lê Văn Vĩnh khuyến cáo.

Theo Phunuonline.com.vn

Phương pháp giúp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe

Xu hướng bệnh tật đang thay đổi. Nếu trước đây bệnh cấp tính lây (truyền nhiễm) như lao như sốt rét, dịch hạch, nhiễm khuẩn hay gặp thì ngày nay các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường đường, gout, khớp, tiêu hóa, ung thư… ngày càng gia tăng.

Theo chuyên gia Hồ Lê Ái Xuân – Trung Tâm Tầm Soát Sức Khỏe HCS, bệnh mạn tính cần điều trị lâu dài, uống thuốc thường xuyên và thay đổi lối sống, hạn chế tối đa những biến chứng xảy ra. Để phòng và điều trị bệnh mãn tính, chúng ta cần tham khảo 7 cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe dưới đây:

1. Trang bị kiến thức

Với người bệnh, việc tự trang bị kiến thức sẽ giúp họ tự chăm sóc bản thân; hiểu biết về bệnh sẽ giúp họ tự tin hơn, kiểm soát và thích ứng tốt hơn với căn bệnh của mình.

Các kiến thức về sức khỏe có thể được cập nhật từ:

– Kinh nghiệm của những người khỏe mạnh, người đang điều trị bệnh.

– Sách, phương tiện truyền thông (báo, đài, internet, truyền hình).

– Bác sĩ, chuyên gia y tế.

– Tham gia các chương trình tư vấn sức khỏe.

2. Xây dựng chế độ ăn khoa học

Cơ thể chúng ta cần dung nạp năng lượng hàng ngày từ thức ăn. Do đó, nếu không có kiến thức về thực phẩm, rất dễ rơi vào tình huống: “Ăn thì thừa, không ăn thì thiếu”.

suckhoe2

Để xây dựng chế độ ăn lành mạnh, cần:

– Kiểm soát thực phẩm: Đảm bảo thực phẩm sạch, tránh nhiễm khuẩn, chất bảo quản, tăng trọng, chất phụ gia,…

– Hạn chế bia rượu, chất kích thích và đồ cay nóng.

– Cách chế biến: Hạn chế các món nướng, chiên, xào

– Tránh dùng thực phẩm chế biến sẵn vì chứa nhiều đường, muối, chất bảo quản.

– Hạn chế sử dụng nước ngọt, nước có gaz

– Hạn chế ăn mặn, nhiều muối. Đường và muối được coi là 2 “chất trắng” có hại cho sức khỏe nếu lạm dụng

– Nên ăn theo cách của người Nhật: dùng đồ tươi sống, các loại cá

– Trái cây: Nên dùng trước bữa ăn từ 10-20 phút

– Nên dùng 1 muỗng canh trước bữa ăn 5-10 phút để kích thích hệ tiêu hóa

– Làm phong phú thực phẩm, thực đơn hàng ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

– Không hút thuốc lá

3. Uống đủ nước

– Bổ sung nước thường xuyên, uống từ từ và từng ngụm nhỏ; không để cơ thể có cảm giác “khát” mới uống.

– Đảm bảo vệ sinh nguồn nước và dụng cụ đựng nước; uống nước đun sôi để nguội, và dùng trong vòng 1 ngày là tốt nhất.

suckhoe1

– Nhiệt độ lý tưởng nhất của nước uống là từ 10-30°C; không nên uống nước quá nóng hoặc quá lạnh.

– Nên uống nước trước và sau bữa ăn từ 30 phút-1 giờ.

– Một cốc nước ấm trước khi đi ngủ sẽ có lợi cho sự tuần hoàn mạch máu; một cốc nước ấm sau khi ngủ dậy sẽ giúp thanh lọc cơ thể, tốt cho lưu thông máu và hệ tiêu hóa.

– Hạn chế tối đa các loại nước ngọt có đường và gas.

4. Vận động khoa học

suckhoe

– Chọn hình thức luyện tập phù hợp với sở thích, tuổi tác, nghề nghiệp và điều kiện sức khỏe.

– Tập vừa sức. Phải luôn cảm thấy thoải mái, khỏe khoắn với cách vận động của mình.

– Khởi động từ từ và cũng ngừng từ từ

– Phải hết sức kiên trì và đều đặn. Tốt nhất hãy dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập luyện.

– Lựa chọn thời gian vận động thích hợp; tuyệt đối tập luyện tránh xa bữa ăn.

5. Giảm stress

Stress là căn bệnh hiện đại mà nhiều người mắc phải. Mỗi người đều có thể chịu đựng một lượng stress nhất định, nhưng quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Nó có thể dẫn đến cao huyết áp, trầm cảm, thậm chí là các triệu chứng đau tim cũng như các bệnh lý khác…

Để tránh stress:

– Vận động thường xuyên, kết hợp với ngủ đủ giấc và ăn uống lành mạnh.

– Kiểm soát thời gian tốt hơn bằng cách lên lịch làm việc, sinh hoạt và giữ lịch trình đó.

– Gần gũi với môi trường thiên nhiên.

– Suy nghĩ tích cực; chấp nhận bản thân mình, không cầu toàn; dành thời gian cho bản thân để thực hiện các sở thích, nghỉ ngơi, giải trí

– Chấp nhận người khác, xây dựng mối quan hệ thân thiện xung quanh.

6. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Khi thực hiện khám sức khỏe định kỳ, các chức năng của cơ thể sẽ được kiểm tra, từ đó:

– Có thể phát hiện sớm đến 90% bệnh lý có nguy cơ tiềm ẩn. Đó là tác dụng tầm soát, giúp chúng ta được “bảo vệ từ xa”

– Được bác sĩ tư vấn những yếu tố nguy cơ mình có thể gặp, từ đó có biện pháp bảo vệ sức khỏe

– Được đưa phác đồ điều trị để can thiệp sớm, tăng khả năng khỏi bệnh lên cao. Đó là tác dụng phát hiện, xác định bệnh điều trị kịp thời, chính xác: là yếu tố quan trọng bậc nhất trong trị bênh.

– Với người khỏe mạnh, đặc biệt người trên 50 tuổi nên kiểm tra sức khỏe tổng quát ít nhất 6 tháng/lần.

– Với những người có yếu tố nguy cơ bệnh tật, nên kiểm tra và xét nghiệm thường xuyên hơn, thường là 3 tháng/lần.

– Với người bị bệnh mãn tính, việc thăm khám càng quan trọng và theo chỉ định của bác sĩ. Đó là tác dụng theo dõi điều trị, ngăn ngừa biến chứng của việc khám sức khỏe định kỳ.

7. Sử dụng dược phẩm

Khi các liệu pháp về ăn uống, vận động,… không đáp ứng được việc chữa bệnh thì cũng ta cần sử dụng công cụ mạnh hơn là dược phẩm.

Tiến bộ y học đã giúp cho việc điều trị bệnh trở nên tiện lợi và đưa ra kết quả điều trị nhanh, đặc biệt với bệnh cấp tính.

Tuy vậy, phần lớn người bệnh mạn tính phải dùng thuốc hằng ngày, đồng nghĩa với việc phải dung nạp một lượng lớn hóa chất. Với thời gian kéo dài đó là gánh nặng cho thận, gan, bao tử và xương. Hơn nữa, càng lớn tuổi, chức năng gan và thận càng suy giảm cộng thêm việc phải phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau,… nên nguy cơ bị tác dụng phụ sẽ càng cao.

Theo Suckhoevadoisong.com

Đi bộ 1h/ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú

Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS) khẳng định, đi bộ mỗi ngày 1 giờ có thể giúp phụ nữ trung niên giảm 14% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

di-bo-1hngay-giup-giam-nguy-co-mac-benh-ung-thu-vu

Đi bộ 1 giờ/ngày có thể giúp phụ nữ trung niên giảm 14% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Các nhà khoa học đã tiến hành theo dõi sức khỏe của 73.615 phụ nữ mãn kinh trong vòng 17 năm, trong đó có 4.760 phụ nữ mắc bệnh ung thư vú. Những người thường xuyên đi bộ 1h/ngày có thể giảm 14% nguy cơ mắc căn bệnh này so với những người đi bộ ít nhất 3 giờ/tuần.

Theo nghiên cứu, 47% phụ nữ được khảo sát đều thích tham gia vào các hoạt động tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, khiêu vũ, thể dục nhịp điệu và bỏ qua các môn chạy, bơi lội và quần vợt. Trong khi đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người tham gia các hoạt động thể thao mạnh sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú xuống 25% so với những người ít tập thể dục.

Tiến sĩ Alpa Patel, chuyên gia nghiên cứu dịch tễ học cao cấp của ACS nhấn mạnh, nghiên cứu này khẳng định mối quan hệ giữa các hoạt động thể chất với bệnh ung thư vú. “Chúng tôi mừng thông báo rằng không cần tập bất cứ hoạt động nào nữa, chỉ cần đi bộ trung bình một giờ mỗi ngày cũng sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Thậm chí, tham gia các hoạt động thể chất mạnh có thể giảm nhiều hơn nữa”.

Theo Kienthuc.net.vn

5 cách đơn giản chống lại mệt mỏi

6060-healthy-women-1374194500_500x0.jpg
Ảnh: Freegreatpicture.com

Chọn bữa ăn sáng

Bữa sáng đóng vai trò rất quan trọng, mang lại cho bạn sức khỏe tinh thần lành mạnh. Một bữa sáng tốt sẽ giúp trí óc bạn luôn tỉnh táo. Khởi động ngày mới với một bữa ăn sáng lành mạnh bao gồm chất xơ, tinh bột, protein…, cơ thể không bị mệt mỏi, căng thẳng giữa buổi sáng.

Tập thể dục

Dù công việc có bận rộn tới đâu, bạn cũng nên dành ra một khoảng thời gian thích hợp để có thể tập thể dục. Tập thể dục giúp cơ thể tăng endorphin và năng lượng thông qua chuyển động. Tập thể dục cũng là cách tốt nhất chống lại mệt mỏi liên tục. Tập thể dục phù hợp có thể giúp bạn ngủ ngon và thức dậy tỉnh táo hơn.

Nước

Cơ thể đủ nước chính là một trong những chìa khóa để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, làn da sáng và chiến đấu lại mệt mỏi. Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng mất nước. Vì vậy, khi đi đường, bạn cũng nên mang theo nước.

Cho phép bản thân nghỉ ngơi

Công việc yêu cầu cần tập trung đến cao độ, bạn cảm thấy mệt mỏi. Đó là phản ứng đầu tiên của cơ thể muốn được nghỉ ngơi. 5 phút rời khỏi bàn làm việc đi bộ trong không khí trong lành và ánh sáng tự nhiên có thể cải thiện tâm trạng và giúp bạn sảng khoái hơn. Nếu bạn không thể rời khỏi văn phòng, có thể thực hiện một vài di chuyển nhỏ sẽ làm giảm căng thẳng ở vai, cổ, lưng và cổ tay.

Tắt thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Rõ ràng ngủ đủ giấc mỗi đêm, bạn thức dậy luôn tỉnh táo. Nếu bạn luôn bật thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại…, nó sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Tốt nhất bạn nên tắt các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Rời máy tính 20 phút trước khi đặt lưng vào giường sẽ cho phép cơ thể bạn có thời gian điều chỉnh đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên.

Theo Dân Việt/News

Mẹo chống lại cơn buồn ngủ

buon-ngu-1373938559_500x0.jpg
Ảnh: istoke

Có một bữa ăn sáng tốt

Bỏ bữa ăn sáng có thể là lý do vì sao bạn luôn buồn ngủ ngay sau bữa ăn trưa. Những người không có một bữa ăn sáng thích hợp thường ăn nhiều vào bữa trưa, điều đó có thể dẫn đến buồn ngủ. Vì vậy, nếu bạn có một bữa ăn sáng lành mạnh thì sẽ hoạt động suốt cả ngày.

Ăn những bữa nhỏ

Nếu có bữa ăn nhỏ trong ngày, bạn sẽ không cần phải ăn nhiều vào bữa ăn trưa. Các bữa ăn nhỏ nên có chất béo lành mạnh và ngũ cốc nguyên hạt… Sau đó bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng suốt cả ngày.

Tránh rượu, bia

Không cần phải nói, các chất kích thích như bia hoặc rượu uống vào bữa trưa sẽ làm cho bạn cảm thấy buồn ngủ sau đó. Nếu có thể, bạn nên tránh uống rượu trong ngày. Có thể uống vào đêm, bạn sẽ thấy thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Đi bộ

Để giải quyết cơn buồn ngủ sau bữa ăn trưa, bạn có thể đi bộ ngắn. Đi lang thang xung quanh văn phòng hay đi những đoạn nhỏ tại chỗ ngồi của bạn. Chỉ cần làm một cái gì đó mà làm cho bạn cảm thấy tích cực. Bằng cách làm này, lưu thông máu của bạn sẽ tăng lên và nó sẽ tăng cường tiêu hóa.

Trò chuyện

Trò chuyện với những người làm cho bạn cười hoặc nghĩ rằng sẽ giúp thoát khỏi cơn buồn ngủ.

Tập thể dục

Tập thể dục vào buổi sáng giúp cho bạn thoải mái và không thấy buồn ngủ ngay sau bữa ăn trưa. Thói quen tập thể dục thích hợp sẽ cải thiện lưu thông máu của bạn và giữ cho bạn hoạt động. Vì vậy, cố gắng kết hợp đi bộ, chạy bộ hoặc đi xe đạp vào buổi sáng.

Có một không gian văn phòng sống động

Đôi khi cách bài trí không gian văn phòng của bạn có thể làm bạn buồn ngủ. Hãy thử sử dụng màu sắc tươi sáng khi trang trí không gian của bạn. Thêm hình ảnh của những người thân yêu của bạn, một chậu hoa nhỏ… giúp cho bạn cảm thấy thoải mái.

Theo Dân Việt

13 nguyên tắc thể dục an toàn trong thai kỳ

(Webtretho) Tập thể dục trong thai kỳ có nhiều lợi ích tuyệt vời, giúp cơ thể bạn chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ và sinh nở đồng thời giúp nâng đỡ tinh thần của bạn, nhưng bạn cần phải cẩn trọng nhiều hơn khi luyện tập để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Dù bạn đã luyện tập thường xuyên trước khi mang thai hay chỉ bắt đầu tập khi đã mang thai, hãy tuân thủ 13 nguyên tắc giữ an toàn trong luyện tập thể dục khi mang thai dưới đây nhé!

1- Hỏi ý kiến của bác sĩ phụ sản

Nếu bạn đã có thói quen luyện tập từ trước khi mang thai và thai kỳ của bạn không có gì đáng lo, bạn hầu như có thể tiếp tục tập thể dục như trước đó với một số lưu ý về an toàn sẽ được liệt kê bên dưới. Trong một số trường hợp, bà mẹ mang thai có thể không phù hợp lắm với việc tập thể dục trong thai kỳ, vì vậy hãy hỏi ý kiến của bác sĩ phụ sản mà bạn đang theo khám để chắc chắn rằng việc luyện tập của bạn sẽ không gây rủi ro cho sức khoẻ của bạn và em bé trong bụng.

Nếu bạn không tập thể dục từ trước, hãy nhờ bác sĩ tư vấn cho bạn một vài bài tập phù hợp với thai phụ, hoặc có thể tham khảo danh sách các cách luyện tập phù hợp cho thai phụ của chúng tôi.

2- Nạp thêm calorie

Thể dục đốt cháy calorie, vì vậy hãy chắc rằng bạn ăn uống đầy đủ để giúp nuôi dưỡng và tăng cường sức mạnh của cơ thể. Khi mang thai, bạn sẽ tăng cân tự nhiên cùng với sự phát triển của em bé trong bụng. Cân nặng tăng thêm còn tuỳ thuộc vào cân nặng trước khi mang thai của bạn.

Nếu chỉ số khối BMI của bạn nằm trong ngưỡng lành mạnh (từ 18.5 đến 24.9), bạn sẽ cần ăn thêm khoảng 300 calorie hoặc hơn so với khẩu phần mỗi ngày trước khi bạn mang thai – và con số này có thể tăng thêm một chút nếu bạn tập thể dục. Nếu bạn thiếu hoặc thừa cân từ trước khi mang thai, bạn sẽ cần phải tăng cân nhiều hoặc ít hơn một chút so với các bà mẹ có BMI lành mạnh và điều chỉnh lượng calorie cần nạp thêm cho phù hợp.

Bạn cần phải nạp thêm năng lượng để đủ sức nuôi em bé trong bụng… và tập thể dục nữa chứ. Ảnh: Gettyimages.

Bác sĩ sẽ theo dõi cân nặng của bạn trong quá trình mang thai và tư vấn cho bạn cách kiểm soát cân nặng bằng chế độ ăn uống và luyện tập.

3- Tránh các môn thể thao nguy hiểm

Hãy tránh các môn thể thao có thể khiến bạn rơi vào điều kiện mất thăng bằng như đạp xe địa hình hoặc leo núi. Đi xe đạp trong giai đoạn đầu của thai kỳ thường là an toàn nếu bạn cảm thấy thoải mái, nhưng tốt nhất bạn chỉ nên tập đạp xe đạp cố định trong phòng tập hay vì đi xe đạp ngoài phố.

Ngay cả khi bình thường bạn khá dẻo dai, hãy nhớ rằng trong thai kỳ, nồng độ hormone có tác dụng làm giãn cơ khớp sẽ tăng cao, làm lỏng khớp chậu để chuẩn bị cho quá trình sinh nở cũng như làm giãn tất cả các dây chằng và khớp, khiến bạn dễ bị bong gân và chấn thương do té ngã.

4- Mặc đồ tập phù hợp

Hãy mặc quần áo rộng và dễ thở. Ngoài ra, bạn có thể mặc nhiều lớp để dễ dàng cởi bớt khi cơ thể trở nên quá nóng trong quá trình tập luyện. Bạn cũng cần đảm bảo chọn áo ngực có đủ độ nâng đỡ và chọn giày tập vừa vặn và hỗ trợ tốt cho bàn chân. Nếu bàn chân bạn tăng size do phù nề, đừng tiếc đôi giày tập cũ mà hãy mua một đôi giày mới.

5- Khởi động đầy đủ

Khởi động giúp các cơ bắp và khớp của bạn sẵn sàng cho bài tập và làm nhịp tim của bạn tăng từ từ. Nếu bạn bỏ qua bước khởi động và tập nặng ngay khi cơ thể bạn chưa sẵn sàng, cơ bắp và dây chẳng của bạn sẽ bị kéo căng quá mức và kết quả là bạn sẽ bị đau nhức nhiều hơn sau khi tập.

6- Uống nhiều nước

Hãy uống nước trước, trong và sau khi tập. Nếu không uống đủ nước, cơ thể bạn có thể bị mất nước, có thể gây co thắt và làm nhiệt độ cơ thể bạn tăng cao, đôi khi tới mức độ nguy hiểm cho bạn và em bé của bạn.

Uống nhiều nước để tránh mất nước do tập luyện và ổn định thân nhiệt của mẹ. Ảnh: Gettyimages.

Mặc dù chưa có khuyến nghị cụ thể nào về lượng nước mà một thai phụ nên uống trong quá trình luyện tập, nhưng bạn có thể uống nước theo hướng dẫn sau: 1 ly nước (240ml) trước khi tập, 1 ly cho mỗi 20 phút tập, và 1 ly sau khi bạn hoàn thành bài tập. Nếu tập trong thời tiết nóng ẩm, bạn có thể cần nhiều nước hơn.

7- Đừng nằm ngửa

Hãy tránh nằm ngửa từ sau tam cá nguyệt thứ nhất. Tư thế nằm ngửa gây ra áp lực lên tĩnh mạch chủ làm giảm lưu lượng máu về tim và có thể làm giảm lượng máu đến não và tử cung của bạn, khiến bạn chóng mặt, thở gấp và buồn nôn.

Một số phụ nữ cảm thấy thoải mái ở tư thế này khi mang thai, nhưng đó không phải là một bằng chứng tốt về việc máu đến tử cung của bạn không bị ảnh hưởng. Hãy đặt một chiếc gối ở dưới hông hoặc mông phải của bạn để cho cảm giác gần như nằm ngửa mà không làm nghẽn tĩnh mạch chủ.

8- Liên tục vận động

Đúng yên một chỗ trong thời gian dài – như khi bạn nâng tạ hoặc thực hành một động tác yoga – có thể làm giảm lượng máu đến tử cung và dồn máu ở chân, khiến bạn chóng mặt. Hãy vận động bằng cách đổi tư thế hoặc đi bộ tại chỗ.

9 – Đừng tập quá sức

Đừng tập thể dục đến mức kiệt sức. Một nguyên tắc bỏ túi bạn nên nhớ là: hãy giảm cường độ lại nếu bạn không thể nói chuyện bình thường (hoặc hụt hơi khi nói). Hãy lắng nghe cơ thể mình, vì đó chính là chỉ dẫn tốt nhất. Khi bạn cảm thấy đau, dù ở bất kỳ bộ phận nào, đó có nghĩa là bạn đã tập sai hoặc có gì đó không ổn, hãy dừng tập ngay! Hãy nhớ là bạn tập luyện để tốt cho cơ thể, chứ không phải để hành hạ nó.

Hãy tập vừa với sức mình! Ảnh: Gettyimages.

10- Đừng để cơ thể quá nóng

Tránh để cơ thể bạn trở nên quá nóng, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên khi em bé trong bụng đang hình thành và phát triển các bộ phận quan trọng của cơ thể. Thân nhiệt tăng quá 38.5 độ C trong hơn 10 phút có thể làm hại đến em bé của bạn.

Lượng máu tăng lên và tốc độ trao đổi chất cao hơn trong thai kỳ có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy người ấm nóng hơn so với bình thường, và điều này đặc biệt rõ rệt khi bạn tập thể dục. Với thân nhiệt cao hơn bình thường, các bà mẹ mang thai cũng tăng nhiệt nhanh hơn so với bình thường, kể cả khi bạn chỉ mới mang thai mấy tháng đầu và cơ thể chưa nặng nề lắm.

Dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn quá nóng phụ thuộc nhiều vào mỗi người, nhưng hãy để ý nếu bạn đổ mồ hôi quá nhiều hoặc cảm thấy nóng một cách khó chịu, kèm theo buồn nôn, chóng mặt hoặc thở gấp. Để làm hạ nhiệt nhanh, hãy ngừng tập, cởi bớt quần áo, và thay đổi môi trường bằng cách giảm nhiệt độ điều hoà không khí hoặc lau mình bằng khăn mát. Giữ cho cơ thể đủ nước là quan trọng, vậy nên hãy nhớ uống đủ nước.

11- Ngồi (hoặc đứng) dậy từ từ

Khi bụng bạn lớn dần, trọng tâm cơ thể bạn không còn như trước nữa. Đó là lý do vì sao bạn nên cẩn thận khi thay đổi tư thế. Ngồi (hoặc đứng) dậy quá nhanh có thể khiến bạn chóng mặt và có thể loạng choạng hoặc nặng hơn là té ngã.

Đừng đứng hoặc ngồi dậy đột ngột vì lúc này trọng tâm của bạn đã không còn như trước với chiếc bụng lớn. Ảnh: Gettyimages.

12- Thả lỏng

Vào cuối bài tập, hãy dành khoảng 10 phút để đi bộ tại chỗ hoặc thực hành vài động tác kéo giãn người phù hợp với bà mẹ mang thai. Các động tác này giúp cho nhịp tim của bạn trở lại bình thường và phòng ngừa đau cơ.

13- Tạo thói quen

Hãy đưa việc tập thể dục vào kế hoạch các việc làm thường xuyên của bạn. Tạo thói quen tập thể dục giúp cơ thể bạn quen với cường độ tập luyện thay vì đột nhiên phải vận động cường độ cao. Bạn có thể duy trì chế độ tập luyện an toàn với khoảng 30 phút tập mỗi ngày cho tất cả các ngày trong tuần nếu bác sĩ của bạn không có chỉ định nào khác.

Chỉ cần 30 phút cho 3 bài tập mỗi ngày để tránh tăng cân

Chỉ cần 30 phút cho 3 bài tập, bạn sẽ không phải lo đến việc rèn luyện sức khỏe và duy trì trọng lượng khỏe mạnh của cơ thể, tránh tăng cân.

Đừng lo lắng chuyện “có thể giảm cân nhờ thể dục” cho dù bạn chỉ có 30 phút để tập thể dục mỗi ngày. Hãy chia ra, 10 phút cho mỗi bài tập. Chỉ với 3 bài tập sau trong khoảng 30 phút là bạn đã tác động rất tích cực đến cơ thể, giúp duy trì trọng lượng khỏe mạnh và tránh được nguy cơ tăng cân.

Nếu không thể tập luyện đều đặn mỗi ngày thì bạn hãy cố gắng tập 3buổi/tuần, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về sức khỏe và trọng lượng của mình. 3 bài tập này có tác dụng chủ yếu với các cơ mông, bắp tay, bắp chân, đùi… nên sẽ giúp bạn giảm thiểu sự tích tụ chất béo trong cơ thể. Chất béo lúc này sẽ được “tận dụng” để xây dựng cơ bắp khỏe mạnh.

1. Bài tập 1: Bước và đá chân

Tác dụng với: Các cơ mông, gân ở kheo chân và bắp tay

bai tap 1 buoc va da chan

1. Mỗi tay cần một quả tạ nhẹ, đứng với chân rộng bằng vai, giữa cho ngực ưỡn ra phía trước trong khi lưng thẳng.

2. Bước chân phải ra phía sau và hạ thấp người xuống cho tới khi cả hai đầu gối đạt được một góc 90 độ (đầu gối phải không chạm sàn). Co thắt các cơ mông, đồng thời tay phải nâng quả tạ lên, tay trái để thẳng.

3. Đẩy mình lên, kéo chân phải về phía trước và đá ra phía trước mặt mà không chạm sàn. Ngoài ra, thả quả tạ bên phải xuống, co tay trái lên.

– Tiếp tục đưa chân phải về phía sau và đổi tay. Làm 10-15 lần như vậy thì đổi bên. Mỗi bên có thể làm 2-3 lần.

2. Bài tập 2: Ngồi xổm

Tác dụng với: Các cơ mông, đùi và bắp chân

bai tap 2 ngoi xom

1. Đứng thẳng, chân rộng hơn so với hông, ngón chân hướng sang hai bên. Mỗi tay cầm một quả tạ nhẹ, đặt phía trước đùi. Ngực ưỡn, vai ngang và lưng thẳng.

2. Từ từ ngồi xuống cho đến khi 2 đầu gối của bạn đạt đến một góc 90 độ, đảm bảo đầu gối không rộng hơn các ngón chân. Co thắt các cơ hông, đồng thời, nâng cao tạ đến ngang ngực, giữ cho khuỷu tay khuỳnh ra và cao hơn so với bàn tay của bạn.

3. Vẫn dồn sức ép xuống phần thân dưới, nhấc gót chân lên khỏi sàn. Sau đó hạ gót chân xuống đất và đưa tạ xuống, quay trở lại tư thế ban đầu.

– Làm 15-20 lần như vậy.

3. Ngồi xổm vắt chéo chân

Tác dụng với: Các cơ mông và đùi

bai tap 3 cheo chan

1. Mỗi tay giữ một quả tạ nhẹ, đứng thẳng lưng, ngực ưỡn ra trước. Bước chân phải chéo sang phía sau chân trái và ngồi xổm xuống hết sức có thể. Đồng thời hai tay nâng2 quả tạ lên ngang vai, bắp tay co lại sát với cánh tay.

2. Kéo chân trái rộng ra bên trái, đảm bảo cả hai chân ngang nhau để cảm thấy các cơ ở mông đang được co thắt.
Hạ thấp người xuống để uốn cong đầu gối bên phải một góc 90 độ. Khi bạn làm điều này, hạ2 cánh tay đang cầm tạ xuống phía dưới sàn nhà.

– Làm 15-20 lần thì đổi bên, mỗi bên làm 2-3 lần.

(Theo Tri Thức Trẻ)