Lưu trữ cho từ khóa: bổ khí

Hy vọng cho người bệnh run chân tay

Run là một vận động cơ không chủ ý của một hay nhiều phần cơ thể xảy ra khi không bị tác động của môi trường, cảm xúc được coi là bệnh và cần điều trị sớm để phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.

Nguyên nhân chính gây run là sự suy giảm chức năng (tiếp nhận, xử lý, dẫn truyền thông tin) của hệ thần kinh vận động – điều tiết hoạt động của cơ xương trong các bệnh Parkinson (thoái hóa tế bào nhân xám); hội chứng Parkinson (tổn thương tế bào thần kinh do chấn thương, đột quỵ não, viêm não, thuốc và một số bệnh); rối loạn thần kinh thực vật; run vô căn hoặc lão hóa, thoái hóa não ở người cao tuổi.

Việc điều trị chứng run hiện gặp nhiều khó khăn do khó chẩn đoán chính xác nguyên nhân, đồng thời không có thuốc đặc hiệu cho mọi chứng run. Có một số ít thuốc từ hóa dược đáp ứng với điều trị như các chất dẫn truyền thần kinh trong điều trị run do bệnh Parkinson, hội chứng Parkinson. Tuy nhiên, người bệnh phải sử dụng thuốc suốt đời và việc điều trị mới dừng ở triệu chứng. Nhiều nghiên cứu cho thấy acid alpha –lipoic, l-carnitin, magiê được sử dụng trong điều trị giúp tăng cường sự nuôi dưỡng, bảo vệ tế bào thần kinh sẽ giảm quá trình thoái hóa, lão hóa và tăng cường chất lượng hoạt động của hệ thần kinh, cho kết quả khả quan.

Quan điểm của y học cổ truyền về nguyên nhân gây nên chứng run là do ảnh hưởng của tuổi tác, do can huyết và thận âm bị suy yếu. Từ đó làm cho huyết kém không nuôi dưỡng được các khớp và các mạch máu gây nên co rút, co cứng, run giật. Vì thế các bài thuốc đông y sử dụng cho chứng run, rung giật không thể thiếu câu đằng, thiên ma để trị triệu chứng. Đồng thời sự có mặt của một số vị dược liệu như hà thủ ô đỏ, câu kì tử, đinh lăng, mẫu lệ, xà sàng tử, nhục thung dung giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường sự nuôi dưỡng hệ thần kinh, để tác động vào một phần vào nguyên nhân sinh bệnh. Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị chứng run để tận dụng tối đa lợi thế của hai phương pháp là xu hướng được nhiều thầy thuốc và người bệnh lựa chọn.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc điều trị (Ảnh do nhãn hàng Vương Lão Kiện cung cấp)

Thực phẩm chức năng Vương Lão Kiện chứa các thảo dược câu đằng, thiên ma, hà thủ ô đỏ, câu kì tử, đinh lăng, mẫu lệ, xà sàng tử, nhục thung dung và các hoạt chất acid alpha -lipoic, l-carnitin, magiê. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa y học cổ truyền và y học hiện đại với ưu điểm nổi bật là giúp giảm dần các chứng run do mọi nguyên nhân như: run do bệnh Parkinson, hội chứng Parkinson, run sau tai biến mạch não, run ở người cao tuổi, rối loạn thần kinh thực vật,… đồng thời giúp tăng cường sức khỏe toàn trạng và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể. Sản phẩm an toàn, thích hợp để sử dụng lâu dài. Đây là hy vọng mới cho những người không may mắc bệnh cũng như những người có nguy cơ cao bị chứng run.

Ds. Lê Việt Ánh

Tư vấn: 0906.268.403 – 04.3775.9866

Website: dongtay.net.vn

Cây trâu cổ chữa di tinh liệt dương

Cành và lá, quả non trâu cổ phơi khô 100g, đậu đen 50g. Xay thô 2 thứ và ngâm trong 250ml rượu trắng…

Trâu cổ là loại cây được trồng làm cảnh, che mát và làm thuốc chữa bệnh. Tên khác: xộp, vẩy ốc, bị lệ, mác pốp. Tên khoa học: Ficus pumila L.

Trâu cổ có tác dụng bổ khí huyết nên nhiều người dùng thay vị hoàng kỳ trong 1 số đơn thuốc.

Một số cách dùng sau:

– Quả trâu cổ 40g, bồ công anh 15g, lá mua 15g. Sắc uống; Chữa tắc tia sữa, sưng vú, ít sữa. Kết hợp dùng: lấy lá bồ công anh giã nhỏ cho ít dấm, chưng nóng chườm hay đắp ngoài.

Cây trâu cổ

– Cao quả trâu cổ: quả chín thái nhỏ, nấu với nước, lọc bỏ bã, cô thành cao. Ngày uống 5 – 10g. Dùng chữa đau xương, đau người ở người già, làm thuốc bổ, điều kinh, giúp tiêu hoá.

– Rượu bổ chữa di tinh liệt dương: cành và lá, quả non phơi khô 100g, đậu đen 50g. Xay thô 2 thứ và ngâm trong 250ml rượu trắng, ngâm 10 ngày, ngày uống 10 – 30 ml.

– Chữa thấp khớp mạn tính: Cành lá trâu cổ 20g, rễ cỏ xước 20g, phục linh 20g, rễ tầm xuân 20g, dây rung rúc 12g, thiên niên kiện 10g, rễ gấc 10g, lá lốt 10g, dây đau xương 10g, tang chi 10g. Sắc 2 lần, lấy khoảng 400ml, sau cô lại cho thật đặc. Hòa với rượu chia uống 3 lần trong ngày.

– Thanh nhiệt giải khát: Lấy quả chín, rửa sạch, giã nát hay xay nghiền bằng máy cho vào túi vải, ép lấy nước. Nước để yên sẽ đông lại như thạch; thái dạng sợi, cho thêm đường, nước đá và hương liệu.

Theo TS Nguyễn Đức Quang

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

7 món ăn dưỡng máu, bồi bổ cơ thể!

Nếu cơ thể bị thiếu máu, ngoài bổ sung sắt, nên ăn thêm các món ăn sau.

Hạt sen hầm long nhãn táo tàu

Nguyên liệu: Hạt sen, long nhãn mỗi loại 30g, vài quả táo tàu, đường phèn lượng vừa đủ.

Cách làm: Ngâm hạt sen cho nở, bỏ tâm, rửa sạch. Sau đó cho hạt sen, long nhãn, vài quả táo tàu vào nồi đun với lượng nước vừa đủ. Thêm đường phèn sau khi sen đã nhừ.

Công hiệu: Món này có tác dụng bổ máu, kiện tì vị, thích hợp cho những người bị thiếu máu, thần kinh suy nhược, tâm bất an, hay quên, ngủ không ngon…Có thể ăn 1-2 lần/ngày, dùng thường xuyên.

Canh gan gà cà chua

Nguyên liệu: Gan gà, cà chua mỗi loại 200g, mộc nhĩ 12 nhánh, dầu ăn, mì chính, nước dùng, muối ăn, hạt tiêu.

Cách làm: Cà chua và gan gà rửa sạch, thái miếng. Đun sôi nước dùng, sau đó cho gan gà, mộc nhĩ, cà chua, hạt tiêu, muối ăn, mì chính, và một chút dầu ăn vào nấu cho tới khi gan gà chín.

Công hiệu: Món này có tác dụng bổ huyết, tăng cường sức khoẻ, thích hợp với người hay bị hoa mắt chóng mặt do thiếu máu.

Táo tàu hấp mộc nhĩ đen


Nguyên liệu: Táo tàu 50g, mộc nhĩ đen 15g, đường phèn lượng vừa đủ.

Cách làm: Ngâm mộc nhĩ đen và táo tàu trong nước ấm. Sau đó cho vào một bát con, với lượng đường phèn vừa đủ. Đặt bát vào nồi hấp trong 1 giờ.

Công hiệu: Món này có tác dụng bồi bổ khí huyết, thích hợp với người hay bị chóng mặt, ù tai, sắc mặt nhợt nhạt, hay hụt hơi, hay tê mỏi, thiếu sức lực…do thiếu máu.

Canh đậu phụ nấm hương


Nguyên liệu: Nấm hương khô 25g, đậu phụ 400g, dầu ăn, muối ăn, hạt tiêu, hành hoa.

Cách làm: Ngâm rửa sạch nấm hương với nước ấm, sau đó thái sợi. Đun sôi nước nấm hương cùng chút dầu ăn, sau đó cho nấm hương đã thái sợi, đậu phụ, muối ăn, hạt tiêu vào nấu chín.

Công dụng: Món này có tác dụng kiện tì vị, bồi bổ cơ thể suy nhược, thích hợp cho người bị thiếu máu, thiếu canxi, hoặc người mới ốm dậy.

Canh gan lợn kỳ tử trứng gà

Nguyên liệu: Gan lợn 100g, kỳ tử 20g, trứng gà 1 quả, gừng tươi, muối ăn.

Cách làm: Gan lợn rửa sạch, thái miếng. Kỳ tử rửa sạch. Đun sôi nước, cho thêm ít gừng tươi và muối ăn, sau đó cho kỳ tử vào đun, khoảng 10 phút thêm gan lợn. Sau khi sôi đạp trứng vào món canh.

Công hiệu: Món này có tác dụng bổ máu, dưỡng gan, làm sáng mắt, thích hợp cho người hay hoa mắt, chóng mặt do suy gan, thiếu máu.

Canh gan lợn mộc nhĩ  rau chân vịt

Nguyên liệu: Gan lợn 50g, mộc nhĩ đen 10g, rau chân vịt 50g, hành hoa, dầu ăn, muối ăn.

Cách làm: Gan lợn rửa sạch, thái miếng. Mộc nhĩ ngâm rửa sạch với nước ấm. cho gan lợn và mộc nhĩ vào nồi đun với lượng nước vừa đủ. Sau khi sôi cho rau chân vịt, đun khoảng vài phút rồi thêm mắm muối gia vị.

Công dụng: Món này có tác dụng dưỡng máu, bổ máu, thích hợp cho người bị thiếu máu. Có thể dùng hàng ngày.

Tỏi tây xào gan lợn


Nguyên liệu: Gan lợn 100g, tỏi tây 50g, hành tây 80g

Cách làm: Gan lợn rửa sạch, thái miếng,  sau đó cho vào nồi nấu chín 7 phần. Xào hành tây, tỏi tây cùng gia vị vừa đủ, gần chín cho gan lợn vào đảo qua có thể dùng.

Công dụng: Món này có tác dụng bổ gan, sáng mắt, dưỡng máu, thích hợp cho người bị thiếu máu, viêm gan mãn tính…

Meo.vn (Theo Dantri)

Trị huyết áp thấp bằng thảo dược

Huyết áp (HA) thấp được biểu hiện bằng trị số HA tâm thu dưới 90mmHg và HA tâm trương dưới 60mmHg. HA thấp theo Đông y thuộc thể hư của chứng huyễn vựng.

Trên lâm sàng dù HA thấp do nguyên nhân nào thì biểu hiện chủ yếu là lúc đứng dậy đột ngột đều sinh hoa mắt, chóng mặt, nặng đầu, mắt mờ, người mệt mỏi, chân tay lạnh, thậm chí hôn mê, đột quỵ, HA tụt rõ rệt. Người bệnh có lúc đứng lâu tụt HA, ra mồ hôi, buồn nôn, tim đập chậm. Những người HA thấp nguyên phát tư thế đứng thẳng (phần nhiều người lớn tuổi) có thể kèm theo liệt dương, tiểu tiện không tự chủ, sau một thời gian có thể phát sinh nói khó, sụp mi mắt, đi không vững, chân tay run, tê dại… Hội chứng HA thấp nặng phát sinh tụt HA đột ngột, sắc mặt trắng bệch, ra mồ hôi lạnh, buồn nôn, không ngồi đứng dậy được dẫn tới hôn mê, tay chân lạnh, mạch tế huyền sác. Đối với những người cao tuổi cần cảnh giác với hội chứng này.

Sa nhân là vị thuốc trong bài “Hương sa lục quân gia giảm”.

Điều trị chứng HA thấp phải tùy theo thể bệnh mà dùng bài thuốc thích hợp. Sau đây xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

– Nếu do “tâm dương bất túc”: thường gặp ở tuổi thanh nữ và người cao tuổi. Biểu hiện lâm sàng là váng đầu, hoa mắt, tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ, ngón tay lạnh, chất lưỡi nhạt, thân lưỡi bệu, rêu trắng nhuận, mạch hoãn vô lực hoặc trầm tế.

Phép trị: Ôn bổ tâm dương. Dùng bài “Quế chi cam thảo thang gia giảm” gồm: nhục quế, quế chi, chích cam thảo đều 10g, mỗi ngày 1 thang sắc uống liên tục 9 – 12 thang, hoặc hãm nước sôi uống như nước trà.

Gia giảm: trong trường hợp chất lưỡi đỏ, rêu vàng khô là chứng khí âm bất túc, gia mạch môn, ngũ vị để ích khí dưỡng âm.

Trường hợp khí hư, ít nói, ra mồ hôi thì dùng bài trên gia hồng sâm để bổ khí trợ dương. Trường hợp HA tâm thu dưới 60mmHg, chân tay lạnh, có triệu chứng vong dương, dùng bài thuốc trên bỏ quế chi, gia hồng nhân sâm, phụ tử chế để hồi dương cứu thoát.

– Nếu do “trung khí bất túc, tỳ vị hư nhược”: biểu hiện lâm sàng như váng đầu, tim hồi hộp, hơi thở ngắn, tinh thần mệt mỏi, chân tay mềm yếu, sợ lạnh, dễ ra mồ hôi, ăn kém, ăn xong đầy bụng, chất lưỡi nhợt, rêu trắng hoạt, mạch hoãn vô lực.

Phép trị: bổ trung ích khí, kiện tỳ vị. Dùng bài “Hương sa lục quân gia giảm” gồm: hồng sâm 8g, bạch truật 10g, bạch linh 10g, đương quy 12g, hoàng kỳ 12g, bạch thược 12g, chỉ thực 8g, trần bì 8g, mộc hương 6g, sa nhân 6g, quế chi 6g, chích thảo 4g, đại táo 12g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.

– Nếu do “tỳ thận dương hư”: biểu hiện lâm sàng như váng đầu, ù tai, mất ngủ, mệt mỏi, hơi thở ngắn, ăn kém, đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh hoặc di tinh, liệt dương, tiểu đêm, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm nhược.

Phép trị: ôn bổ tỳ thận dương.Dùng bài “Chân vũ thang gia vị” gồm: đảng sâm 12g, chế phụ tử 6-8g (sắc trước), bạch truật 12g, bạch thược 12g, bạch linh 12g, nhục quế 6g, câu kỷ tử 12g, liên nhục 12g, bá tử nhân 12g, ích trí nhân 10g, toan táo nhân (sao) 20g, dạ giao đằng 12g, gừng tươi 3 lát, sắc uống.

– Nếu do khí âm lưỡng hư: biểu hiện lâm sàng: đau đầu, chóng mặt, miệng khát, họng khô, lưỡi thon đỏ, ít rêu, khô, mạch tế sác.

Phép trị: ích khí dưỡng âm. Dùng bài “Sinh mạch tán gia giảm” gồm: tây dương sâm 20g, mạch môn 16g, ngũ vị tử 4g, hoàng tinh 12g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Phụ tử chế là vị thuốc chữa huyết áp thấp do tỳ thận dương hư.

Những phương thuốc kinh nghiệm đã được nghiên cứu theo dõi:

– Trà quế cam (Vương Hưng Quốc, tỉnh Sơn Đông, Sở Nghiên cứu trung y tế Ninh) gồm: quế chi, cam thảo đều 8g; quế tâm 3g; ngày 1 gói hãm nước sôi uống. 50 ngày là 1 liệu trình.

– Quế chi cam phụ thang:quế chi, cam thảo, xuyên phụ tử đều 15g, ngày 1 thang hãm nước sôi uống thay trà trong ngày.

Gia giảm: Lúc dùng thuốc bệnh nhân ngủ kém gia dạ giao đằng 50 – 70g. Trường hợp nặng có thể gia hồng sâm 15 – 25g, phụ tử gia đến 30g, sắc trước 1 giờ.

– Thục địa hoàng kỳ thang: gồm thục địa 24g; sơn dược 24g; đơn bì, trạch tả, phục linh, mạch môn, ngũ vị tử đều 10g; sơn thù 15g; hoàng kỳ 15g; nhân sâm 6g (đảng sâm 12g). Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Gia giảm:khí hư rõ dùng hoàng kỳ 20-30g; khí âm lưỡng hư thay nhân sâm bằng thái tử sâm 20g; huyết hư gia đương quy; váng đầu nặng gia cúc hoa, tang diệp; âm hư hỏa vượng gia hoàng bá, tri mẫu, kiêm thấp: trọng dụng phục linh; lưng gối nhức mỏi, chân sợ lạnh gia phụ tử, nhục quế.

BS. Hoàng Xuân Đại

Meo.vn (Theo SKĐS)

Món ăn bổ dưỡng cho mùa thu

Không khí mùa thu thường thiếu độ ẩm, dễ gây bệnh đường ruột và táo bón nên cần bồi bổ sức khỏe bằng thực phẩm nhuận táo, dưỡng phế.

Mùa hè oi bức đi qua nhường chỗ cho mùa thu mát mẻ, khô hanh khiến con người cảm thấy sảng khoái, phấn chấn, linh hoạt. Tuy nhiên, do mùa thu không khí thiếu độ ẩm nên nhiều người dễ tiêu khát, mũi, miệng và da dẻ khô… thuận tiện cho các bệnh đường ruột, táo bón. Đông y cho rằng, khí mùa thu dễ gây thương tổn dẫn đến âm hư. Vì vậy, nên sử dụng thực phẩm hoặc dược liệu bổ dưỡng có tác dụng tư âm, nhuận táo, dưỡng phế. Sau đây là một số món ăn tốt cho sức khỏe trong mùa thu.

Hoài sơn bồi dưỡng khí lực

Hoài sơn (củ mài) mang tính bình hòa, chứa nhiều chất dinh dưỡng; có tác dụng bồi dưỡng khí lực, thủy giải tinh bột, trợ giúp tiêu hóa, bổ khí kiện tì. Hoài sơn có thể chế thành món ăn bồi bổ cơ thể, tăng cường đề kháng khi trời khô hanh.

Lấy 150g hoài sơn rửa sạch, gọt vỏ, xắt lát, cho vào nồi thêm ít nước nấu lấy nước cốt và ăn hoài sơn, uống nước. Món này dùng cho người bị lao phổi, ho, ra mồ hôi trộm hay tự ra mồ hôi.
Món cháo hoài sơn cũng rất tốt, được chế biến từ nguyên liệu gồm hoài sơn sống 120g, xắt lát; gạo tẻ 50g vo sạch. Đem hai thứ nấu cháo, chia ăn nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, cũng có thể dùng hoài sơn sống 60g, ý dĩ nhân sống 60g, hồng khô 30g và gạo tẻ 50g, nấu thành cháo nhừ để ăn trong ngày.

Món ăn bổ dưỡng cho mùa thu
Cá chép là nguyên liệu rất tốt để chế biến các món ăn bổ phổi trong mùa thu.

Thịt vịt bổ phế, trừ ho

Hai món ăn sau đây chế biến từ nguyên liệu chính là thịt vịt, rất tốt cho người cần bổ phế, trừ ho

– Vịt hầm hạt sen: Vịt một con làm sạch, ướp gừng, hành, tỏi đập dập; hạt sen 50g; cải bẹ trắng 50g ; gừng 5g ; hành 5g ; tỏi 10g và một ít muối. Hạt sen ngâm nước ấm; cải ngâm nước, rửa sạch. Bỏ vịt và hạt sen vào nồi, đổ vào chừng nửa lít nước, dùng lửa lớn nấu sôi. Sau đó, vặn lửa nhỏ nấu thêm 45 phút thì cho cải vào, nấu đến khi nước sôi lại là được. Mỗi tuần ăn món này một lần sẽ giúp bổ thận âm, bổ phế, trừ ho, hạ huyết áp.

– Vịt hầm hoài sơn: Thịt vịt 100g làm sạch, câu kỷ tử 10g, hoài sơn 30g, gia vị các loại. Cho vịt vào nồi đất cùng các dược liệu, thêm nước vừa đủ để hầm nhừ rồi nêm gia vị. Những người phế khí suy, ho suyễn, cơ thể suy nhược, gầy còm, ốm yếu có thể ăn nhiều lần trong ngày.

Bách hợp dưỡng tâm, an thần

Bách hợp (củ tỏi rừng) có vị đắng, mang tính hàn, tác dụng nhuận phế, tiêu đàm, trừ ho, thanh nhiệt, dưỡng tâm, an thần, lợi tiểu; thường dùng trong trường hợp trị phế hư, lao phổi, ho khan hoặc ho có đàm vàng đặc, ho ra máu, viêm phế quản, suy nhược thần kinh, tim đập mạnh, hồi hộp, phù thũng. Để chế biến món nước bách hợp, dùng 2-3 củ bách hợp tươi (thân hành), tách múi làm đôi, rửa sạch, vắt lấy nước, uống với nước ấm.

Làm món bách hợp nấu đường, dùng bách hợp lượng vừa đủ, tách múi làm đôi rửa sạch, cho vào nồi với nước và nấu nhừ rồi thêm đường trắng, dùng lượng vừa đủ và tùy lúc.
Làm món bách hợp nấu mía, lấy 60g bách hợp, tách múi làm đôi rửa sạch, cho vào nồi thêm nước nấu chín, nước mía, cà rốt vắt lấy nước, mỗi thứ nửa ly, trộn đều. Uống sáng và chiều, ngày một thang, dùng cho người lao phổi do hư nhiệt.

Dùng thức ăn bổ dưỡng phổi

Mùa thu là mùa mà các bệnh phổi, phế quản dễ phát triển bởi các tác nhân dễ gây dị ứng như phấn hoa, vi khuẩn, nấm mốc nên cần thường xuyên dùng thức ăn bổ dưỡng phổi. Người bệnh có thể dùng món cá chạch nấu tỏi: Lấy một củ tỏi lột vỏ, cá chạch 2 con, bỏ nội tạng, rửa sạch. Tất cả cùng cho vào nồi với nước nấu thành canh. Ăn cá, uống nước canh này mỗi ngày một lần.

Món canh cá chép nấu táo đỏ cũng rất tốt. Chế biến bằng cách lấy một con cá chép đánh cạo vảy, bỏ nội tạng, rửa sạch; táo đỏ 10 quả bỏ hột. Cho táo cùng với cá vào nồi nấu thành canh. Cách một ngày ăn một lần.

Lương y ĐINH CÔNG BẢY (Tổng Thư ký Hội Dược liệu TPHCM)

Meo.vn (Theo NLĐ)

Súp an thai tuyệt ngon cho mẹ bầu

Khi mang thai, bạn thường dễ bị nghén và không thích ăn cơm. Các món súp bổ dưỡng sẽ là lựa chọn giúp mẹ bầu đổi vị mà vẫn cung cấp đủ chất cho con.

Chúng tôi xin giới thiệu những món súp dễ làm, có tác dụng an thai dành cho bà bầu. Bạn hãy tham khảo nhé!

1. Súp đầu cá chép

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn cần 300g hải sản mỗi tuần. Và cá chép là loại thủy sản nước ngọt được lựa chọn nhiều nhất, đúng theo tiêu chí Ngon – Bổ – Rẻ. Súp có vị ngọt của thịt, cá chép và trứng cua, chứa nhiều protein, khoáng chất, có tác dụng an thai, bổ khí huyết, lợi sữa.

Nguyên liệu: (cho 4 người ăn)

–  1 đầu cá chép to
–  900 g nước hầm thịt
– 1 quả trứng gà
–  38g trứng cua
–  2 cây cải ngọt
–  1/2 muỗng cà phê muối
–  1 muỗng hạt nêm gà
–  75 g bột củ ấu (đã pha với nước)


Thực hiện:

– Đầu cá rửa sạch và hấp khoảng 10 phút. Sau đó, bạn lấy ra, để nguội và tách bỏ phần xương và giữ lại phần thịt.

– Đánh trứng gà với 75g nước hầm thịt và khuấy đều. Hấp hỗn hợp trứng cho đến khi chín.

– Rau cải ngọt cắt khúc và trần sơ qua nước nóng đến khi gần chín thì vớt ra.

– Ngâm trứng cua trong nước sôi cho đến khi chín.

– Với phần nước dùng còn lại, bạn cho vào nồi và đun sôi. Cho thịt cá vào nồi và thêm muối, hạt nêm. Đun sôi trở lại, khuấy đều và cho từ từ dung dịch tinh bột củ ấu vào nồi nước đang sôi. Khuấy nhanh tay cho đến khi súp sôi trở lại và đổ súp ra tô.

– Dùng một muỗng nhỏ múc một ít trứng chín mềm xếp lên trên mặt súp thành hình bông hoa. Tiếp theo, dùng thân cải làm thân hoa và cho một ít trứng cua vào giữa hoa để làm nhụy.

Với món súp này, bạn không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi mà còn có thể làm để cả gia đình thưởng thức vào ngày cuối tuần đấy!

2. Súp cua trứng gà

Là món khai vị dễ ăn, lại không mất nhiều thời gian nấu nướng, súp cua trứng gà cung cấp can xi, axit folic, protein và các vitamin, khoáng chất khác rất cần thiết cho bạn trong thai kỳ.


Nguyên liệu: (cho 10 người ăn)

– 100g thịt cua
– 2 quả trứng gà
– 1,2 lít nước hầm xương
– 20g gạch cua
– 90g bột năng
– 1 thìa cà phê dầu mè
– Gia vị, hạt nêm, tiêu, đường, rau mùi.

Thực hiện:

– Thịt cua hấp nóng, gạch cua băm nhỏ

– Tách riêng lòng trằng, lòng đỏ trứng và tráng thật mỏng. Sau đó, thái nhỏ thành sợi.

– Đun sôi nước dùng và cho gia vị vừa ăn. Cho ½ phần trứng đã thái vào nồi.

– Đổ phần bột năng đã hòa tan với nước lạnh hơi sền sệt vào nồi và dùng đũa khuấy tan, nhanh tay. Đến khi súp hơi sánh lại, bạn cho thêm một chút dầu mè vào.

– Đổ súp vào chén và trang trí trên bề mặt bằng gạch cua, sợi trứng thái nhỏ, hạt tiêu, rau mùi.

Bạn có thể dùng món súp này với chút giấm hoặc chanh.

3. Súp tôm và nấm tuyết

Tôm là thực phẩm có chứa nhiều can xi và nấm tuyết giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Món súp tôm và nấm tuyết thanh mát, bổ dưỡng sẽ là bữa ăn nhẹ buổi tối phù hợp với chị em hay bị nghén đầu thai kỳ.


Nguyên liệu:

– 500g nước hầm xương
– 1 nấm tuyết
– 100g tôm
– 1 lòng trứng gà
– Bột nêm, hạt tiêu, hành, rau mùi.

Thực hiện:

– Ngâm nấm tuyết trong nước cho mềm và rửa sạch, thái nhỏ.

– Tôm hấp chín, bóc vỏ và xé nhỏ hoặc thái sợi.

– Nước dùng đun sôi và nêm gia vị cho vừa ăn.

– Cho nấm vào nồi đun nấu sôi lại. Sau đó, cho tôm và lòng trắng trứng vào, dùng đũa khuấy tan.

– Đổ súp ra chén và cho tiêu, hành, rau mùi lên trên.

Nếu muốn súp sánh hơn thì bạn có thể quấy thêm chút bột bắp hòa tan với nước lạnh rồi cho vào lúc súp đang nóng và đun sôi lại.

Meo.vn (Theo Eva)

Đông y trị chứng huyết áp thấp

Đông y cho rằng, chứng huyết áp thấp do bất kỳ nguyên nhân nào đều thuộc chứng hư. Cách trị liệu còn tùy thuộc vào thể bệnh.

Điều trị theo thể bệnh

Tâm dương bất túc

Thường gặp ở tuổi thanh nữ và người cao tuổi. Biểu hiện lâm sàng là váng đầu, hoa mắt, tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ, ngón tay lạnh, chất lưỡi nhạt, thân lưỡi bệu, rêu trắng nhuận, mạch hoãn vô lực hoặc trầm tế.

Phép trị: ôn bổ tâm dương.

Dùng phương “Quế chi cam thảo thang gia vị”, gồm nhục quế, quế chi, chích cam thảo đều 10g, mỗi ngày 1 thang, sắc uống liên tục 9 – 12 thang, hoặc hãm nước sôi uống như nước trà. Gia giảm: trong trường hợp chất lưỡi đỏ, rêu vàng khô, là chứng khí âm bất túc, gia mạch môn, ngũ vị để ích khí dưỡng âm.

Trường hợp khí hư, ít nói, ra mồ hôi thì bổ khí, gia hồng sâm để bổ khí trợ dương.

Trường hợp huyết áp tâm thu dưới 60mmHg, chân tay lạnh, có triệu chứng vong dương, đơn trên bỏ quế chi gia hồng sâm, phụ tử chế để hồi dương cứu thoát.

Trung khí bất túc, tỳ vị hư nhược

Biểu hiện lâm sàng như váng đầu, tim hồi hộp, hơi thở ngắn, tinh thần mệt mỏi, chân tay mềm yếu, sợ lạnh, dễ ra mồ hôi, ăn kém, ăn xong đầy bụng, chất lưỡi nhợt, rêu trắng hoạt, mạch hoãn vô lực.

Phép trị cần bổ trung ích khí, kiện tỳ vị.

Dùng phương “Hương sa lục quân gia giảm”, gồm hồng sâm 8g, bạch truật 10g, bạch linh 10g, đương quy 12g, hoàng kỳ 12g, bạch thược 12g, chỉ thực 8g, trần bì 8g, mộc hương 6g, sa nhân 6g, quế chi 6g, chích thảo 4g, đại táo 12g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.

Tỳ thận dương hư

Biểu hiện lâm sàng như váng đầu, ù tai, mất ngủ, mệt mỏi, hơi thở ngắn, ăn kém, đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh hoặc di tinh, liệt dương, tiểu đêm, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm nhược.

Phép trị là ôn bổ tỳ thận dương.

Dùng phương “Chân vũ thang gia vị”, gồm đảng sâm 12g, chế phụ tử 6 – 8g (sắc trước), bạch truật 12g, bạch thược 12g, bạch linh 12g, nhục quế 6g, câu kỷ tử 12g, liên nhục 12g, bá tử nhân 12g, ích trí nhân 10g, toan táo nhân (sao) 20g, dạ giao đằng 12g, gừng tươi 3 lát, sắc uống.


Khí âm lưỡng hư

Biểu hiện lâm sàng: đau đầu, chóng mặt, mồm khát, họng khô, lưỡi thon đỏ, ít rêu, khô, mạch tế sác. Phép trị là ích khí dưỡng âm. Dùng phương “Sinh mạch tán gia vị”, gồm tây dương sâm 20g, mạch môn 16g, ngũ vị tử 4g, hoàng tinh 12g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Những phương thuốc kinh nghiệm

– Trà Quế cam(Vương Hưng Quốc, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc): quế chi, cam thảo đều 8g, quế tâm 3g, ngày 1 gói hãm nước sôi uống. 50 ngày là 1 liệu trình.

– Quế chi cam phụ thang(Dương Vạn Lâm, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc): quế chi, cam thảo, xuyên phụ tử đều 15g, ngày 1 thang hãm nước sôi uống thay trà trong ngày.

Gia giảm lúc dùng thuốc bệnh nhân ngủ kém gia dạ giao đằng 50 – 70g. Trường hợp nặng có thể gia thêm hồng sâm 15 – 25g, phụ tử gia đến 30g sắc trước 1 giờ.

– Thục địa hoàng kỳ thang (Vương Triệu Khuê, Hà Bắc, Trung Quốc): thục địa 24g, sơn dược 24g, đơn bì, trạch tả, phục linh, mạch môn, ngũ vị tử đều 10g, sơn thù 15g, hoàng kỳ 15g, nhân sâm 6g (đảng sâm 12g) sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Biện chứng gia giảm: khí hư rõ dùng hoàng kỳ 20 – 30g, khí âm lưỡng hư: thay nhân sâm bằng thái tử sâm 20g, huyết hư gia đương quy, váng đầu nặng gia cúc hoa, tang diệp, âm hư hỏa vượng gia hoàng bá, tri mẫu, kiêm thấp: trọng dụng phục linh, lưng gối nhức mỏi, chân sợ lạnh: gia phụ tử, nhục quế.

– Trương thị thăng áp thang (Trương Liên Ba, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc): đảng sâm 12g, hoàng tinh 12g, nhục quế 10g, đại táo 10 quả, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Liệu trình: 15 ngày.

Theo BS. Hoàng Xuân Đại

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

4 bài thực dược từ tỏi

Từ xa xưa, loài người đã biết dùng củ tỏi làm gia vị và làm thuốc chữa bệnh. Sau đây là một số bài thực dược từ tỏi chữa bệnh, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.

Bài 1: Tỏi hầm bồ câu: tỏi 30g, bồ câu thịt 1 con. Bồ câu làm thịt, mổ bỏ ruột rửa sạch. Tỏi đập nát trộn ít muối, rượu, cho vào bụng chim, khâu lại cho vào nồi hầm cách thủy vừa chín mềm lấy ra ăn nóng. Tác dụng ích khí sinh tinh.

Bài 2: Tỏi hầm dạ dày lợn: tỏi 100g, dạ dày lợn 1 cái, sa nhân 3g. Rửa sạch dạ dày lợn, tỏi bóc vỏ đập dập, cùng sa nhân nhét vào dạ dày lợn, khâu kín. Tất cả cho vào nồi thêm ít rượu, muối, nước vừa đủ hầm nhỏ lửa đến khi dạ dày chín mềm là được. Ăn trong ngày.Tác dụng bổ tỳ vị trừ hư tổn.


Tỏi không chỉ là gia vị cần thiết trong nhiều món ăn mà còn là vị thuốc chữa bệnh.

Bài 3: Óc lợn hấp tỏi: tỏi 20g, óc lợn 100g, hành củ, gừng, xì dầu vừa đủ. Trước hết nhặt hết gân máu của óc lợn rửa sạch, để ráo. Hành cắt đoạn, gừng giã nhỏ, tỏi giã nhuyễn, trộn với ít rượu, rải lên đĩa. Đặt óc lợn lên trên, hấp trong 30 phút, lấy ra để nguội, chế thêm xì dầu, trộn đều là được, ăn trong ngày. Tác dụng bổ não sinh tinh.

Bài 4: Tỏi nấu thịt dê: tỏi 50g, thịt dê 250g. Thịt dê thái miếng vừa phải, ướp 1 ít tỏi, phi tỏi thơm trong dầu ăn, rồi rán thịt chín tới.Đổ vào một lượng nước vừa đủ nấu thịt chín. Cho toàn bộ tỏi đã bóc vỏ vào nấu tiếp một lúc nữa, thêm gừng, mắm muối, bột ngọt rồi lấy ra ăn. Tác dụng: ôn thận tráng dương, bổ khí sinh tinh .

Lương y  Minh Chánh

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

4 món ăn thêm tỏi để chữa bệnh

Óc lợn hấp thêm tỏi sẽ bổ não sinh tinh.

Bài 1: Tỏi hầm bồ câu: tỏi 30g, bồ câu thịt 1 con. Bồ câu làm thịt, mổ bỏ ruột rửa sạch. Tỏi đập nát trộn ít muối, rượu, cho vào bụng chim, khâu lại cho vào nồi hầm cách thủy vừa chín mềm lấy ra ăn nóng. Tác dụng ích khí sinh tinh.


Bài 2: Tỏi hầm dạ dày lợn: tỏi 100g, dạ dày lợn 1 cái, sa nhân 3g. Rửa sạch dạ dày lợn, tỏi bóc vỏ đập dập, cùng sa nhân nhét vào dạ dày lợn, khâu kín. Tất cả cho vào nồi thêm ít rượu, muối, nước vừa đủ hầm nhỏ lửa đến khi dạ dày chín mềm là được. Ăn trong ngày.Tác dụng bổ tỳ vị trừ hư tổn.

Tỏi không chỉ là gia vị cần thiết trong nhiều món ăn mà còn là vị thuốc chữa bệnh.

Bài 3: Óc lợn hấp tỏi: tỏi 20g, óc lợn 100g, hành củ, gừng, xì dầu vừa đủ. Trước hết nhặt hết gân máu của óc lợn rửa sạch, để ráo. Hành cắt đoạn, gừng giã nhỏ, tỏi giã nhuyễn, trộn với ít rượu, rải lên đĩa. Đặt óc lợn lên trên, hấp trong 30 phút, lấy ra để nguội, chế thêm xì dầu, trộn đều là được, ăn trong ngày. Tác dụng bổ não sinh tinh.

Bài 4: Tỏi nấu thịt dê: tỏi 50g, thịt dê 250g. Thịt dê thái miếng vừa phải, ướp 1 ít tỏi, phi tỏi thơm trong dầu ăn, rồi rán thịt chín tới.Đổ vào một lượng nước vừa đủ nấu thịt chín. Cho toàn bộ tỏi đã bóc vỏ vào nấu tiếp một lúc nữa, thêm gừng, mắm muối, bột ngọt rồi lấy ra ăn. Tác dụng: ôn thận tráng dương, bổ khí sinh tinh .

Theo Lương y Minh Chánh

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Thục hoàng sinh tân, ích huyết

Thục hoàng là dạng chế biến của củ hoàng tinh (Polygonatum kingianum Coll.et Hemsley) còn gọi là củ cơm nếp, một dược liệu quý của y học cổ truyền.

Củ hoàng tinh được thu hái vào mùa thu – đông, khi phần trên mặt đất sắp tàn lụi, lúc này dược liệu chứa ít nước rất thuận lợi cho việc chế biến, bảo quản. Củ hoàng tinh phải được chế biến mới dùng được vì rất ngứa.

Dược liệu có tính bình, vào các kinh tỳ, phế, thận, có tác dụng bổ khí, dưỡng âm, kiện tỳ, nhuận phế, ích thận, chữa tỳ vị hư nhược, suy kiệt, mệt mỏi, miệng khô, kém ăn, phế hư, háo khát, tinh huyết bất túc, nội nhiệt, tiêu khát.

Theo kinh nghiệm dân gian, thục hoàng thường được dùng phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

Cây hoàng tinh cho vị thuốc thục hoàng.

Thuốc bổ chống mệt mỏi, sinh tân dịch:

Thục hoàng 25g, ba kích 20g, đẳng sâm 10g, thục địa 10g. Tất cả thái mỏng, ngâm với 1 lít rượu 350, thỉnh thoảng lắc đều. Khi dùng pha thêm 100ml sirô đơn. Ngày uống 3 lần trước hai bữa ăn và khi đi ngủ, mỗi lần một chén nhỏ. Hoặc thục hoàng 10g, ý dĩ 10g, sa sâm 8g, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống 1 lần trong ngày.

Chữa thiếu máu: thục hoàng 20g; hà thủ ô, thục địa, rễ đinh lăng, mỗi vị 10g; tam thất 8g. Tất cả tán bột, mỗi ngày dùng 10g sắc uống.

Chữa yếu sinh lý: thục hoàng 20g; hà thủ ô, ý dĩ, rễ đinh lăng, hoài sơn, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa ho ra máu: thục hoàng 50g, bách bộ 25g, bạch cập 25g. Tất cả tán bột mịn, luyện với mật làm viên. Ngày 3 lần, mỗi lần 6g.

Ở Trung Quốc, thục hoàng cũng được dùng phổ biến để chữa những bệnh sau:

Chữa đau thắt ngực, bệnh mạch vành tim: thục hoàng, côn bố, mỗi vị 15g; bá tử nhân, thạch xương bồ, uất kim, mỗi vị 10g; diên hồ sách 6g, sơn tra 24g. Ngày dùng một thang, sắc uống, chia làm 3 lần. Mỗi đợt điều trị 4 tuần.

Chữa đái tháo đường: thục hoàng 20g, sinh địa 20g, hoàng kỳ 20g, trạch tả 10g, hoàng liên 10g, nhân sâm 10g, địa cốt bì 10g. Tất cả tán bột, rây mịn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 5g.

Chữa huyết áp thấp: thục hoàng 30g, đẳng sâm 30g, cam thảo (chích) 10g. Sắc nước uống ngày một thang.

Chữa rối loạn thần kinh thực vật: thục hoàng 180g; câu kỷ, sinh địa, bạch thược, hà thủ ô mỗi vị 90g; đương quy, hoàng kỳ, đẳng sâm, táo nhân (sao) mỗi vị 60g; mạch môn, cúc hoa, hồng hoa, bội lan, xương bồ, viễn chí mỗi vị 30g. Tất cả ngâm với 6.000ml rượu trắng trong 2-4 tuần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5-10ml.

TTUT. DSCK II.Đỗ Huy Bích