Con tôi chín tháng tuổi. Khi nấu cháo cho cháu, tôi thường cho vài lát gừng tươi vào vì nghe nói gừng tươi làm ấm bụng và giúp trẻ không bị rối loạn tiêu hóa.
Xin BS cho biết, nấu như vậy có phù hợp với trẻ nhỏ không? – (Thái Thanh Ngọc, Q.1, TP.HCM)
Chào bạn,
Gừng tươi hay còn gọi là sinh khương là thân rễ (củ) của cây gừng. Gừng có vị cay, the, tính ấm nóng, là gia vị có thể sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày, giúp tiêu hóa và hấp thu tốt thức ăn, nhất là các thức ăn khó tiêu như dầu mỡ, thức ăn quá lạnh.
Tuy nhiên cần chú ý đến liều lượng, thời gian sử dụng, tính hàn nhiệt của từng cơ thể. Đối với trẻ nhỏ (chín tháng tuổi như con của bạn) có thể cho một-hai lát gừng vào cháo. Lưu ý, khi dùng gừng liên tục nhiều ngày, cần xem cháu có bị táo bón, có bị ra nhiều mồ hôi… Nếu có, bạn chỉ nên dùng hạn chế.
PGS-TS Nguyễn Thị Bay
Theo Phunuonline.com.vn
The post Có nên cho trẻ 9 tháng tuổi dùng gừng tươi? appeared first on Tin Sức Khỏe.
Những bài thuốc này dễ làm, dễ dùng. Đặc biệt, như đã nói, nó có hiệu quả không ngờ.
Dưới đây là 10 bài thuốc hay từ tỏi và gừng mà bạn nên tham khảo:
1. Tỏi với gừng chữa bệnh chân dương kém (suy yếu tình dục nam). Dùng 2 củ tỏi và 30g gừng rang lẫn cùng nhau. Sau đó ăn riêng hoặc ăn cùng (bí quyết là rang cùng). Sau khi ăn liên tục 1 tuần thì sẽ thấy hiệu quả, đặc biệt với người trẻ và suy giảm nhất thời.
2. Cảm cúm lây nhiễm, đầu đau phát sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi, hôi buồn nôn: gừng tươi 15g, tỏi 6 nhánh, đường một ít. Cho cả 3 thứ này vào sắc nước uống, tranh thủ uống lúc nóng, uống xong, lên gường nằm đắp chăn kín. Mỗi ngày uống 1 thang như trên. Tác dụng giải cảm.
3. Chữa cảm nắng, hôn mê: gừng tươi, tỏi, rau hẹ mỗi thứ mộtl ượng vừa phải. Rửa sạch 3 thứ trên, gừng tỏi bỏ vỏ, cùng giã nát lấy nước chắt ra uống.
4. Bệnh cảm do gió lạnh: gừng 100g, tỏi 400g, mật ong 10ml, chanh 3 – 4 quả, rượu 800ml. Tỏi bóc vỏ đập dập, chanh và gừng bỏ vỏ xắt miếng cùng đun trong 5ml mật ong. Sau đó đổ rượu vào dung dịch trên ngâm trong vò. Ba tháng sau, lọc lấy nước để uống.
Mỗi lần uống 3-5cc pha với nước lọc nguội. Không uống quá nhiều.
Ảnh minh họa
5. Nôn mửa do bị cảm lạnh nôn ra nước hoặc một lượng thức ăn nhỏ, sắc mặt tái nhợt, mệt mỏi rã rời, rêu lưỡi trắng, mạch đập yếu: gừng 1 củ, tỏi 1 củ; gừng trộn tỏi giã nát thành bánh, đắp băng ở huyệt Đan điền (dướirốn) và huyệt nội quan (ở cổ tay).
6. Thông kinh hoạt huyết, khử phong tán hàn, trừ tê thấp. Nước gừng tươi, nước hành, nước tỏi, nước lá hẹ, dầu vừng, mỗi thứ 120g, nước lá ngải cứu 30g, rượu trắng 600g. Trước tiên cho nước gừng, hành, tỏi, hẹ, lá ngải vào ấm, trộn đều, rồi cho rượu trắng vào đun to lửa cho sôi. Sau đó rót dầu vừng vào, khuấy đều, rồi đun nhỏ lửa, cho đến khi thật sánh, cho thêm ít tùng hương, hồng đơn vào khuấy đều thành cao, cho vào lọ dùng dần. Khi dùng phải hâm nóng, bôi vào khăn đắp vào chỗ tê, đau. Cứ 1 – 2 ngày thay 1 lần.
7. Tác dụng thông kinh lạc, giảm tê, giảm đau. Đau ngực, phần lớn nguyên nhân là do hàn ngưng tâm mạch, khí đọng trong lồng ngực. Triệu chứng thường thấy, ngực đầy tức, thỉnh thoảng thấy đau, cũng có khi đau dữ dội… Tỏi 2 củ, gừng tươi 8g, khoai môn 60g, sơn dược 60g. Tất cả các thứ trên đem giã nát, đắp vào chỗ đau, lấy gạc đặt lên, dùng băng dính cố định lại.
8. Tuyên lợi, phế khí, khai âm, mất tiếng, phần lớn do nhiệt, phong hàn xâm nhập cổ họng dẫn đến: tỏi 6g, gừng tươi 3g, lá ngải 20g, lòng trắng trứng gà 1 quả. Cả 3 vị thuốc, đem giã nát nhuyễn, cho lòng trắng trứng gà vào trộn đều, đắp vào huyệt đại trùy (nằm chỗ lõm vào đốt sống thứ 7, khi ngồi cúi xuống), và huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân. Sau đó dùng băng băng chặt lại.
9. Giáng hỏa, giảm đau, đau răng: gừng tươi 6g, tỏi 6g, lá chè 12g, uy linh tiên 12g. Tất cả đem giã nát nhuyễn, cho một ít dầu vừng lòng trắng trứng vào, trộn đều đem đắp vào huyệt hợp cốc (chỗ lõm giữa ngón cái vàngón trỏ) và đắp vào huyệt dũng tuyền (chỗ lõm dưới gan bàn chân, nằm ở điểm1/3 từ đầu ngón cái đến gót chân). Sau đó dùng băng dính cố định lại.
10. Kiện tỳ, lợi tiểu, chủ trị viêm thận mãn: gừng tươi 3lát, hành hoa 1 cây, tỏi 3 nhánh. Đem ba vị trên giã nát, nặn thành bánh dánquanh rốn. Mỗi ngày thay băng 3 lần.
Không cần tới những loại thuốc, bạn có thể chữa trị những cơn đau răng cho người thân trong gia đình bằng củ gừng tươi tại nhà.
Được biết những tính chất kháng khuẩn được tìm thấy trong củ rễ gừng có thể chữa lành các bệnh nhiễm trùng, vết thương nhỏ, vết thương tấy đỏ và sưng có liên quan trực tiếp đến tình trạng đau răng.
Và để điều trị đau răng bằng gừng tươi, các bạn hãy làm như sau:
– Gừng tươi rửa sạch sau đó thái mỏng thành từng lát.
– Đặt chúng lên những chiếc răng đau và cắn dập nát để chiết xuất nước ép từ củ gừng. Lắc đều nước gừng xung quanh răng đau bằng cách dùng lưỡi của mình.
– Nhai những miếng gừng này cho đến khi chúng bắt đầu mềm và nhuyễn ra. Tiếp tục nhai trong năm phút, sau đó nuốt hoặc nhổ bột gừng vào một chiếc khăn giấy ăn để loại bỏ. Lặp lại quá trình nhiều lần trong ngày.
– Lưu ý:
+ Nếu bạn không thể chịu đựng được việc nhai nhỏ những miếng gừng tươi, bạn có thể đặt những lát gừng mới thái ở dưới đáy của cốc. Đổ nước sôi lên cốc nước có chứa gừng để tạo thành một loại trà gừng và cho phép chúng được ngâm trong nước nóng ít nhất 20 phút.
+ Sau đó, uống trà gừng và làm sạch xung quanh răng bị đau trước khi nuốt.
+ Gói phần chưa sử dụng của củ gừng trong một mảnh bọc nhựa và lưu trữ nó trong tủ lạnh khi không sử dụng.
+ Tiếp tục chịu khó áp dụng biện pháp này trong nhiều ngày. Nếu tình trạng đau răng không cải thiện, hãy đến gặp nha sĩ.
Gừng có vị cay, tính ấm, được dùng nhiều trong chế biến thực phẩm làm cho các món ăn thơm ngon, dễ tiêu và có tác dụng giải độc, làm mất tính gây dị ứng của thực phẩm, giúp tiêu hoá tốt thức ăn, chống bệnh đường ruột.
Gừng tươi không chỉ là thực phẩm có lợi cho sức khỏe mà còn có nhiều công dụng hữu ích trong đời sống hằng ngày. Ảnh: Khánh Hòa.
Vị thuốc dân gian
– Gừng có tác dụng kích thích nhu động ruột nhưng lại không gây nên sự co thắt quá mức ở bộ máy tiêu hóa, giúp dễ tiêu, chống đầy hơi và nôn ói.
– Nhai một củ gừng nhỏ với muối trước khi đi tàu xe khoảng 30 phút sẽ tránh được chuyện say tàu xe.
– Khi bị cảm cúm, dùng lá gừng, tía tô, lá sả… nấu nước xông cho ra mồ hôi hạ sốt. Hoặc cho người bệnh uống nước sắc gừng gồm gừng củ, lá cam thảo, vỏ cam quýt…
– Ngừa cảm lạnh sau khi dầm mưa nhiều giờ: gừng tươi giã nát, cho vào ly nước sôi hoặc trà nóng, có thể cho thêm ít đường để dễ uống.
– Chữa mất tiếng hoặc khan tiếng: giã nhuyễn gừng tươi và củ cải trắng, vắt lấy nước cốt uống 2 đến 3 lần trong ngày.
– Trong gừng có nhiều tinh dầu có tính diệt nấm và diệt khuẩn nên thường được dùng làm thuốc chữa các chứng viêm đường hô hấp trên (giã nát gừng tươi với muối ngậm hay vắt lấy nước nhỏ mũi) và giảm đau kháng viêm (dùng xoa bóp với muối khi đau nhức).
Những lợi ích trong đời sống hằng ngày
– Gừng có tác dụng khử mùi tanh rất tốt nên đối với các loại gà, vịt, cá, hải sản… có thể làm sạch bằng cách dùng gừng giã nhỏ trộn với rượu trắng và muối, xát đều hai mặt.
– Trước khi rán các loại thịt gia cầm hay hải sản đã để đông lạnh, hãy ngâm chúng vào nước gừng, thực phẩm sẽ có vị tươi ngon như mới mua về.
– Lấy nước gừng bôi lên quần áo bị ố bùn sau đó giặt sạch, vết bẩn sẽ không còn.
– Chà một ít gừng tươi và dầu vừng lên lưỡi dao là có thể cắt được dễ dàng các loại cá khô, cá muối…
– Giúp chiên cá không bị dính chảo (với chảo thường): để chảo nóng, dùng gừng tươi xát mạnh vào đáy và thành chảo sau đó mới cho dầu vào. Dầu và gừng sẽ tạo ra một lớp màng trơn giữa da cá và thành chảo làm da cá không thể bám dính vào.
– Giặt sạch màn cửa: lấy 100g gừng tươi thái lát cho vào nước, luộc khoảng 3 phút, sau đó cho màn vào ngâm trong nước gừng, ngoài ra cho thêm vài hạt axit oxalic, vài giọt mực xanh, dùng tay ấn mạnh màn vài lần, rồi giặt màn như bình thường, màn cũ sẽ lại trắng như mới.
2 lát gừng tươi giã nhỏ, đun sôi cùng 200 ml nước rồi lọc bỏ bã, cho thìa đường nhỏ khuấy đều. Bạn vừa uống vừa đếm từ 1 đến 9, uống 1-2 lần trong ngày.
Uống liên tục từng ngụm nước nhỏ, hoặc uống nước có ga, hoặc nuốt nước bọt liên tục.
Dùng ngón trỏ và ngón cái bàn tay, bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng, phồng má rồi dồn khí lên hai tai, mỗi lần làm như vậy 2-3 giây, nghỉ 2-3 giây, lặp lại khoảng 15-20 lần.
2 lát gừng tươi giã nhỏ, đun sôi cùng 200 ml nước rồi lọc bỏ bã, cho thìa đường nhỏ khuấy đều. Bạn vừa uống vừa đếm từ 1 đến 9, uống 1-2 lần trong ngày.
Nhắm hờ hai mắt, dùng hai ngón tay trỏ ấn nhẹ, sâu vào hai nhãn cầu 1-2 giây rồi nhấc hờ hai ngón tay trỏ ra. Làm như vậy 15-20 lần.
Theo y học cổ truyền, đậu phụ vị ngọt, tính mát, vào ba kinh tỳ, vị và đại tràng, có công dụng ích khí khoan trung, kiện tỳ lợi thấp, sinh tân nhuận táo, thanh nhiệt giải độc và kháng nham.
Y học hiện đại cũng chứng minh, đậu phụ giàu chất đạm, nhiều axit amin, đặc biệt không chứa cholesterol nên có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipit máu, chữa cao huyết áp và tim mạch.
Canh đậu phụ mộc nhĩ: Đậu phụ 100g, mộc nhĩ đen 15g, dầu thực vật, hành, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ, mộc nhĩ ngâm nước và rửa sạch. Đặt chảo lên bếp, đổ dầu thực vật vào và phi hành gừng cho thơm, tiếp đó cho đậu phụ và một lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho cạn bớt nước rồi cho mộc nhĩ và gia vị cho vừa rồi dùng làm canh ăn.
Công dụng: Ích khí hoà trung, sinh tân nhuận táo, dùng thích hợp cho những người bị cao huyết áp, vữa xơ động mạch, đau thắt ngực do thiểu năng tuần hoàn động mạch vành.
Đậu phụ giàu chất đạm, nhiều axit amin, đặc biệt không chứa cholesterol nên có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipit máu, chữa cao huyết áp và tim mạch. Ảnh minh họa: IE.
Măng tươi, đậu phụ: Đậu phụ 300g, nấm hương 30g, măng tươi 30g, rau cải 100g, dầu thực vật, xì dầu, bột đao, nước dùng và gia vị vừa đủ. Măng và nấm rửa sạch thái phiến; Đậu phụ xắt thành khối vuông nhỏ rồi chần qua nước sôi, để ráo nước. Đổ dầu thực vật vào chảo, phi hành cho thơm rồi cho nấm hương, măng, đậu phụ, nước dùng, xì dầu và gia vị vào đun to lửa cho sôi rồi lại tiếp tục dùng lửa nhỏ đun liu riu cho đến khi đậu phụ ngấm gia vị, tiếp đó cho rau cải thái nhỏ và một chút bột đao vào, đảo nhẹ tay rồi bắc ra, dùng làm canh ăn hằng ngày.
Công dụng: Bổ khí sinh tân, làm hạ mỡ máu, điều hoà huyết áp và chống ung thư, dùng cho người cơ thể suy nhược, tỳ vị hư yếu, cao huyết áp, rối loạn lipit máu, thiểu năng mạch vành và các bệnh ung thư.
Để ngăn ngừa và giảm thiểu những mỏi mệt vào sáng sớm, buồn bực khi đến kỳ, đau bụng, nhức đầu… hãy thử uống các loại nước sau:
Nước chanh tươi: Tăng nguồn năng lượng
Dù là tạo nguồn sinh lực dồi dào vào buổi sớm, hay muốn “đánh tan” cảm giác “xuống dốc” vào buổi trưa, nước chanh tươi luôn là lựa chọn không tồi.
Một nghiên cứu từ Chicago cho biết, hương chanh có thể thông qua kích thích thần kinh khứu giác mang lại tác dụng chống lại cảm giác mệt mỏi, khiến tinh thần sảng khoái.
Cà phê đen: Thức tỉnh táo trí não buổi sáng sớm
Một ly cà phê vào buổi sáng sẽ giúp trí não bạn trở nên minh mẫn, tư duy nhạy bén hơn. Tuy nhiên, tuỳ vào sở thích cá nhân, bạn chỉ nên thêm một chút sữa tách béo hoặc sữa có hàm lượng chất béo thấp vào ly cà phê. Bởi lượng lớn chất đường, hoặc sữa có chất béo sẽ ảnh hưởng đến vòng eo của bạn.
Sữa lắc (milk shake): Trị hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
Chị em mỗi khi đến kỳ đèn đỏ thường rất thích ăn đồ ngọt. Bởi vậy, tốt nhất nên tận dụng những ngày này để uống một vài thức uống ngọt có tác dụng ngăn ngừa và làm giảm cảm giác khó chịu sắp tới. Nghiên cứu đã chỉ ra, những thực phẩm có chứa vitamin D và can-xi có khả năng cải thiện nồng độ hoóc môn giới tính nữ trong cơ thể, từ đó làm giảm 40% tỉ lệ mắc chứng PMS.
Chỉ cần trộn lẫn 1 ly sữa tươi tách béo và 1 ly dâu tây lạnh, bạn đã có một thức uống với hàm lượng kalo thấp. Thức uống này chỉ chứa 160 kalo, nhưng lại cung cấp cho bạn 25% lượng vitamin D và can-xi cần thiết cho cơ thể.
Nước táo ép: Làm giảm chứng đau đầu
Sau một ngày làm việc, đầu bạn cảm giác căng như dây đàn, áp lực công việc khiến bạn cảm thấy khó thở? Nước ép táo hoặc rượu táo có thể làm giảm rõ rệt cảm giác đau đầu khó chịu này. Thời gian có tác dụng của loại đồ uống này thậm chí không kém 1 viên aspirin.
Trà gừng – Điều tiết dạ dày và ruột
Khi bạn bị nhiễm lạnh, có cảm giác đau bụng, trà gừng là một lựa chọn không tồi.
Gừng tươi có tác dụng trị chứng ợ chua, hoặc cảm giác nôn nao khó chịu. Thêm một vài lát gừng tươi vào ly trà nóng, hoặc đun sôi gừng tươi thành nước uống sẽ mang lại tác dụng rất hữu ích.
Trà hoa cúc và trà bạc hà cũng có công hiệu tương tự với việc trị liệu chứng đau bụng, Tuy nhiên, nếu bạn bị nóng dạ dày, nên tránh dùng bạc hà.
Khi vụ mùa kết thúc, lũ trẻ chúng tôi lại háo hức chờ đón để được ăn những phên bánh bỏng mật làm từ những gạt lúa mới thơm lừng.
So với bỏng gạo tẻ thì bánh bỏng mật là thứ “xa xỉ” và “đẳng cấp” hơn vì bánh có thêm đường mật, ngọt và thơm mà không nhạt như bỏng gạo. Nguyên liệu làm bánh rất đơn giản, chỉ gồm thóc nếp và đường.
Làm bánh bỏng, người ta chọn gạo nếp cái hoa vàng, rộng gạo, nghĩa là hạt gạo phải đều tăm tắp, không bị gãy, không bị đớn. Như thế khi làm bánh mới ngon mà nhìn lại đẹp mắt. Gạo nếp cho vào máy bật bỏng để làm chín gạo. Mỗi hạt gạo sẽ cho ra một hạt bỏng trắng tinh, to gấp đôi, gấp ba gạt gạo ban đầu.
Tiếp theo là công đoạn nấu đường. Đường cho vào chảo, đun nhỏ lửa đến khi nước đường ngả màu vàng hổ phách, màu cánh gián thì đổ vào đó một chén nước gừng tươi giã nhỏ. Sau đó đổ bỏng nếp vào nước đường, đảo đều nhanh tay cho đường dính đều và kết dính từng hạt bỏng với nhau, tiếp theo nhanh tay đổ ngay hỗn hợp ấy vào khuôn bánh hình vuông hay chữ nhật hay hình tròn khi đường chưa đông lại.
Bánh càng lèn chặt thì càng đặc và ngon, khi thành phẩm càng dễ cắt. Do vậy, khi đổ vào khuôn, họ thường dùng dao, phên gỗ hay mặt sau của thìa múc canh để lèn bánh. Sau khi lèn bánh xong thì lấy bánh ra khỏi khuôn và để bánh nguội bớt. Cắt bánh nhỏ theo ý muốn bằng dao mỏng và sắc. Cho bánh vào túi nilon để bánh giữ được độ giòn thơm.
Vị ngọt của đường, vị ấm và mùi thơm của gừng, vị xôm xốp của bỏng nếp đem đến cảm giác quen thuộc và ấm áp cho người thưởng thức. Ăn bánh cũng là một nghệ thuật mà không phải ai cũng biết, cầm làm sao cho bánh không dính tay, cắn miếng bánh sao cho bánh không bị bở, đường không dính vào môi!
Ngày nay, những hàng rong bán bánh bỏng mật trên những con phố Hà Nội lại nhắc tôi nhớ về một thời tuổi thơ và những kỉ niệm với món bánh dân dã này. Nếu ai chưa một lần được thưởng thức thứ quà vặt này, hãy thử để cảm nhận hương vị của bánh, sự hấp dẫn ngay từ cái tên!
Môi trường ô nhiễm, nội tiết thay đổi, lạm dụng mỹ phẩm, da lão hóa…là những nguyên nhân khiến lỗ chân lông ngày càng to và thô, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
Giải pháp nào vừa tiết kiệm lại hiệu quả giúp làm se khít lỗ chân lông?
Những nguyên liệu sẵn có khi kết hợp đúng sẽ tạo ra những hiệu ứng bất ngờ cho làn da
1. Chuối + sữa bò
Cách làm: Cho chuối vào xay nhuyễn, thêm chút sữa bò tươi hợp lý sau đó đắp lên mặt khoảng 20 phút. Rửa sạch bằng nước lạnh.
Công dụng: Giúp da mềm mại, láng bóng, se khít lỗ chân lông.
2. Lòng trắng trứng gà + mật ong
Cách làm: Lấy lòng trắng trứng gà trộn đều cùng mật ong, sau đó đắp mặt nạ khoảng 15-20 phút. Rửa lại bằng nước ấm.
Công dụng: Kích thích sản sinh sắc tố da, giúp da trơn bóng và giảm các vết nhăn, vết chân chim quanh mắt.
3. Bột gừng + sữa bò
Cách làm: Lấy bột gừng (gừng tươi phơi khô, xay thành bột) trộn đều với sữa bò, sau đó dùng hỗn hợp này làm mặt nạ. Đắp buổi tối trước khi đi ngủ.
Công dụng: Giúp thu nhỏ lỗ chân lông, giảm các vết thâm nám do đi nắng quá nhiều.
4. Gừng tươi + kem ( sữa chua) + nước ép cà chua
Cách làm: Lấy mấy lát gừng tươi thái bản mỏng trộn đều với kem (sữa chua) và nước ép cà chua, đắp lên mặt khoảng 20 phút. Sau đó rửa sạch bằng nước lạn.
Công dụng: Tăng cường sắc tố trên da, kích thích quá trình tái tạo da (da tổn thương do tia cực tím, hóa chất…), giúp da nhẵn bóng, mềm mại.
5. Mặt nạ khoai tây
Cách làm: Rửa sạch khoai tây, gọt vỏ sau đó thái lát mỏng. Rửa mặt bằng nước lạnh, đắp những lát mỏng khoai tây đều lên mặt, để khoảng 10-15 phút, sau đó rửa lại bằng nước lạnh.
Công dụng: Làm mờ các vết thâm nám do sắc tố da, ánh nắng mặt trời hoặc mụn trứng cá để lại. Làm se lỗ chân lông, tăng cường độ ẩm cho da.
6. Nước ép hoặc mặt nạ dưa chuột
Cách làm: Dưa chuột thái lát mỏng hoặc ép thành nước rồi bôi đều lên da, khoảng 15 phút sau thì rửa sạch mặt bằng nước lọc.
Công dụng: Làm se lỗ chân lông, sạch vi khuẩn, giúp da mềm mại, láng bóng.
7. Đá sạch
Cách làm: Lấy một vài viên đá sạch bọc vào túi trườm sau đó mát-xa đều lên mặt khoảng 10-15 phút.
Công dụng: Kích thích vòng tuần hoàn máu, nhanh chóng làm se khít các lỗ chân lông., giúp da mịn màng, căng đầy sức sống.
8. Mật ong
Cách làm: Rửa sạch mặt, đắp một lớp giấy mỏng, dai lên mặt. Sau đó bôi đều lớp mỏng mật ong( tốt nhất là mật ong tự nhiên) lên mặt và cổ. Để như vậy khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
Công dụng: Bổ sung dưỡng chất cho da, giúp da trơn bóng, giảm thiểu các vết nhăn.
9. Cam chua
Cách làm: Thái lát mỏng hoặc ép lấy nước sau đó đắp hoặc bôi đều lên mặt khoảng 5-10 phút. Rửa sạch bằng nước ấm.
Công dụng: Cam ép được coi là “chất làm trắng tự nhiên”, nó phát huy tác dụng tối ưu khi bạn muốn làm trắng da và se khít lỗ chân lông. Lượng nhỏ axit trong cam chua là “chất tẩy rửa” lợi hại, đánh bật các vi khuẩn còn “ẩn nấp” trong các lỗ chân lông, khiến da mặt khô thoáng và sáng bóng hơn. Nó đặc biệt tốt cho loại da nhờn.
Nếu cơ thể bị thiếu máu, ngoài bổ sung sắt, nên ăn thêm các món ăn sau.
Hạt sen hầm long nhãn táo tàu
Nguyên liệu: Hạt sen, long nhãn mỗi loại 30g, vài quả táo tàu, đường phèn lượng vừa đủ.
Cách làm: Ngâm hạt sen cho nở, bỏ tâm, rửa sạch. Sau đó cho hạt sen, long nhãn, vài quả táo tàu vào nồi đun với lượng nước vừa đủ. Thêm đường phèn sau khi sen đã nhừ.
Công hiệu: Món này có tác dụng bổ máu, kiện tì vị, thích hợp cho những người bị thiếu máu, thần kinh suy nhược, tâm bất an, hay quên, ngủ không ngon…Có thể ăn 1-2 lần/ngày, dùng thường xuyên.
Canh gan gà cà chua
Nguyên liệu: Gan gà, cà chua mỗi loại 200g, mộc nhĩ 12 nhánh, dầu ăn, mì chính, nước dùng, muối ăn, hạt tiêu.
Cách làm: Cà chua và gan gà rửa sạch, thái miếng. Đun sôi nước dùng, sau đó cho gan gà, mộc nhĩ, cà chua, hạt tiêu, muối ăn, mì chính, và một chút dầu ăn vào nấu cho tới khi gan gà chín.
Công hiệu: Món này có tác dụng bổ huyết, tăng cường sức khoẻ, thích hợp với người hay bị hoa mắt chóng mặt do thiếu máu.
Táo tàu hấp mộc nhĩ đen
Nguyên liệu: Táo tàu 50g, mộc nhĩ đen 15g, đường phèn lượng vừa đủ.
Cách làm: Ngâm mộc nhĩ đen và táo tàu trong nước ấm. Sau đó cho vào một bát con, với lượng đường phèn vừa đủ. Đặt bát vào nồi hấp trong 1 giờ.
Công hiệu: Món này có tác dụng bồi bổ khí huyết, thích hợp với người hay bị chóng mặt, ù tai, sắc mặt nhợt nhạt, hay hụt hơi, hay tê mỏi, thiếu sức lực…do thiếu máu.
Canh đậu phụ nấm hương
Nguyên liệu: Nấm hương khô 25g, đậu phụ 400g, dầu ăn, muối ăn, hạt tiêu, hành hoa.
Cách làm: Ngâm rửa sạch nấm hương với nước ấm, sau đó thái sợi. Đun sôi nước nấm hương cùng chút dầu ăn, sau đó cho nấm hương đã thái sợi, đậu phụ, muối ăn, hạt tiêu vào nấu chín.
Công dụng: Món này có tác dụng kiện tì vị, bồi bổ cơ thể suy nhược, thích hợp cho người bị thiếu máu, thiếu canxi, hoặc người mới ốm dậy.
Canh gan lợn kỳ tử trứng gà
Nguyên liệu: Gan lợn 100g, kỳ tử 20g, trứng gà 1 quả, gừng tươi, muối ăn.
Cách làm: Gan lợn rửa sạch, thái miếng. Kỳ tử rửa sạch. Đun sôi nước, cho thêm ít gừng tươi và muối ăn, sau đó cho kỳ tử vào đun, khoảng 10 phút thêm gan lợn. Sau khi sôi đạp trứng vào món canh.
Công hiệu: Món này có tác dụng bổ máu, dưỡng gan, làm sáng mắt, thích hợp cho người hay hoa mắt, chóng mặt do suy gan, thiếu máu.
Canh gan lợn mộc nhĩ rau chân vịt
Nguyên liệu: Gan lợn 50g, mộc nhĩ đen 10g, rau chân vịt 50g, hành hoa, dầu ăn, muối ăn.
Cách làm: Gan lợn rửa sạch, thái miếng. Mộc nhĩ ngâm rửa sạch với nước ấm. cho gan lợn và mộc nhĩ vào nồi đun với lượng nước vừa đủ. Sau khi sôi cho rau chân vịt, đun khoảng vài phút rồi thêm mắm muối gia vị.
Công dụng: Món này có tác dụng dưỡng máu, bổ máu, thích hợp cho người bị thiếu máu. Có thể dùng hàng ngày.
Tỏi tây xào gan lợn
Nguyên liệu: Gan lợn 100g, tỏi tây 50g, hành tây 80g
Cách làm: Gan lợn rửa sạch, thái miếng, sau đó cho vào nồi nấu chín 7 phần. Xào hành tây, tỏi tây cùng gia vị vừa đủ, gần chín cho gan lợn vào đảo qua có thể dùng.
Công dụng: Món này có tác dụng bổ gan, sáng mắt, dưỡng máu, thích hợp cho người bị thiếu máu, viêm gan mãn tính…