Lưu trữ cho từ khóa: bách hợp

Món ăn bổ dưỡng cho mùa thu

Không khí mùa thu thường thiếu độ ẩm, dễ gây bệnh đường ruột và táo bón nên cần bồi bổ sức khỏe bằng thực phẩm nhuận táo, dưỡng phế.

Mùa hè oi bức đi qua nhường chỗ cho mùa thu mát mẻ, khô hanh khiến con người cảm thấy sảng khoái, phấn chấn, linh hoạt. Tuy nhiên, do mùa thu không khí thiếu độ ẩm nên nhiều người dễ tiêu khát, mũi, miệng và da dẻ khô… thuận tiện cho các bệnh đường ruột, táo bón. Đông y cho rằng, khí mùa thu dễ gây thương tổn dẫn đến âm hư. Vì vậy, nên sử dụng thực phẩm hoặc dược liệu bổ dưỡng có tác dụng tư âm, nhuận táo, dưỡng phế. Sau đây là một số món ăn tốt cho sức khỏe trong mùa thu.

Hoài sơn bồi dưỡng khí lực

Hoài sơn (củ mài) mang tính bình hòa, chứa nhiều chất dinh dưỡng; có tác dụng bồi dưỡng khí lực, thủy giải tinh bột, trợ giúp tiêu hóa, bổ khí kiện tì. Hoài sơn có thể chế thành món ăn bồi bổ cơ thể, tăng cường đề kháng khi trời khô hanh.

Lấy 150g hoài sơn rửa sạch, gọt vỏ, xắt lát, cho vào nồi thêm ít nước nấu lấy nước cốt và ăn hoài sơn, uống nước. Món này dùng cho người bị lao phổi, ho, ra mồ hôi trộm hay tự ra mồ hôi.
Món cháo hoài sơn cũng rất tốt, được chế biến từ nguyên liệu gồm hoài sơn sống 120g, xắt lát; gạo tẻ 50g vo sạch. Đem hai thứ nấu cháo, chia ăn nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, cũng có thể dùng hoài sơn sống 60g, ý dĩ nhân sống 60g, hồng khô 30g và gạo tẻ 50g, nấu thành cháo nhừ để ăn trong ngày.

Món ăn bổ dưỡng cho mùa thu
Cá chép là nguyên liệu rất tốt để chế biến các món ăn bổ phổi trong mùa thu.

Thịt vịt bổ phế, trừ ho

Hai món ăn sau đây chế biến từ nguyên liệu chính là thịt vịt, rất tốt cho người cần bổ phế, trừ ho

- Vịt hầm hạt sen: Vịt một con làm sạch, ướp gừng, hành, tỏi đập dập; hạt sen 50g; cải bẹ trắng 50g ; gừng 5g ; hành 5g ; tỏi 10g và một ít muối. Hạt sen ngâm nước ấm; cải ngâm nước, rửa sạch. Bỏ vịt và hạt sen vào nồi, đổ vào chừng nửa lít nước, dùng lửa lớn nấu sôi. Sau đó, vặn lửa nhỏ nấu thêm 45 phút thì cho cải vào, nấu đến khi nước sôi lại là được. Mỗi tuần ăn món này một lần sẽ giúp bổ thận âm, bổ phế, trừ ho, hạ huyết áp.

- Vịt hầm hoài sơn: Thịt vịt 100g làm sạch, câu kỷ tử 10g, hoài sơn 30g, gia vị các loại. Cho vịt vào nồi đất cùng các dược liệu, thêm nước vừa đủ để hầm nhừ rồi nêm gia vị. Những người phế khí suy, ho suyễn, cơ thể suy nhược, gầy còm, ốm yếu có thể ăn nhiều lần trong ngày.

Bách hợp dưỡng tâm, an thần

Bách hợp (củ tỏi rừng) có vị đắng, mang tính hàn, tác dụng nhuận phế, tiêu đàm, trừ ho, thanh nhiệt, dưỡng tâm, an thần, lợi tiểu; thường dùng trong trường hợp trị phế hư, lao phổi, ho khan hoặc ho có đàm vàng đặc, ho ra máu, viêm phế quản, suy nhược thần kinh, tim đập mạnh, hồi hộp, phù thũng. Để chế biến món nước bách hợp, dùng 2-3 củ bách hợp tươi (thân hành), tách múi làm đôi, rửa sạch, vắt lấy nước, uống với nước ấm.

Làm món bách hợp nấu đường, dùng bách hợp lượng vừa đủ, tách múi làm đôi rửa sạch, cho vào nồi với nước và nấu nhừ rồi thêm đường trắng, dùng lượng vừa đủ và tùy lúc.
Làm món bách hợp nấu mía, lấy 60g bách hợp, tách múi làm đôi rửa sạch, cho vào nồi thêm nước nấu chín, nước mía, cà rốt vắt lấy nước, mỗi thứ nửa ly, trộn đều. Uống sáng và chiều, ngày một thang, dùng cho người lao phổi do hư nhiệt.

Dùng thức ăn bổ dưỡng phổi

Mùa thu là mùa mà các bệnh phổi, phế quản dễ phát triển bởi các tác nhân dễ gây dị ứng như phấn hoa, vi khuẩn, nấm mốc nên cần thường xuyên dùng thức ăn bổ dưỡng phổi. Người bệnh có thể dùng món cá chạch nấu tỏi: Lấy một củ tỏi lột vỏ, cá chạch 2 con, bỏ nội tạng, rửa sạch. Tất cả cùng cho vào nồi với nước nấu thành canh. Ăn cá, uống nước canh này mỗi ngày một lần.

Món canh cá chép nấu táo đỏ cũng rất tốt. Chế biến bằng cách lấy một con cá chép đánh cạo vảy, bỏ nội tạng, rửa sạch; táo đỏ 10 quả bỏ hột. Cho táo cùng với cá vào nồi nấu thành canh. Cách một ngày ăn một lần.

Lương y ĐINH CÔNG BẢY (Tổng Thư ký Hội Dược liệu TPHCM)

Meo.vn (Theo NLĐ)

Mới lạ phở cuốn kiểu Trung Quốc

Khác hoàn toàn với món phở cuốn trong làng Ngũ Xã quen thuộc, món phở cuốn ở phố Ngọc Khánh này dễ ăn mà lại đậm đà hơn nhiều.

Tuy nằm ở vị trí khá khuất trên phố Ngọc Khánh, nhưng đã 4-5 năm nay, không ít thực khách chịu khó "mò mẫm" cho kì được ra quán Vượng Vương, bởi họ biết đây là nơi hội tụ nhiều đặc sản đúng chất Trung Quốc mà quan trọng là giá cả khá dễ chịu.

Vẫn có câu "Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật", song nhắc đến ẩm thực Trung Hoa, nhiều người lại nhăn mặt bảo: "Thức ăn gì mà vừa ngọt, vừa nhiều dầu mỡ, dễ ngán lắm!". Nhưng có đến tiệm Vượng Vương một lần, bạn sẽ thấy đồ ăn Tàu chẳng "khó nhằn" đến thế. Phở cuốn nạm bò chính là một trong những món tiêu biểu minh chứng cho điều này.

Chủ quán bật mí, đây là món được đa số thanh niên rất "khoái". Nó khác hoàn toàn với món phở cuốn trong làng Ngũ Xã quen thuộc, món phở này cũng dễ ăn mà lại đậm đà hơn nhiều.


Mới lạ phở cuốn kiểu Trung Quốc Phở cuốn nạm bò

Vẫn là thứ bánh phở to bản song được cuốn vê nhỏ lại chỉ bằng đầu ngón tay. Sau đó, đầu bếp sẽ cho vào chảo, để lửa thật to, không cần dùng chút dầu mỡ nào mà chỉ "lắc lắc" lên một cách điệu nghệ khiến các cuộn phở có độ cháy cạnh nhất định, ăn chỗ giòn, chỗ mềm rất thú vị chứ không gây ớn ngấy như những kiểu phở chiên thông thường.

Tất nhiên, như thế thôi thì đơn điệu quá. Loại phở cuốn "chay" này ăn chung với thịt bò nạm được chế biến nhừ nhưng vẫn không mất đi độ sần sật vốn có, kèm một chút nước sốt đậm đà hơi có vị cay cay, ngòn ngọt. Nếu đem so sánh thì có thể nói, phở cuốn nạm bò "nhặt được hết nét đẹp" của 2 món phở cuốn và phở chiên phồng quen thuộc. Chẳng thế mà phở cuốn nạm bò đã lấy lòng được các thực khách trẻ tuổi.


Mới lạ phở cuốn kiểu Trung Quốc
Phở cuốn chỉ nhỏ bằng ngón tay


Mới lạ phở cuốn kiểu Trung Quốc

Mới lạ phở cuốn kiểu Trung Quốc Nạm bò nhừ nhưng vẫn có độ sần sật vốn có

Ngoài phở cuốn nạm bò thì sụn gà xào củ bách hợp cũng ấn tượng không kém. Cùng thuộc một họ với hoa ly nhưng chỉ hoa bách hợp mới có thứ củ ngọt, bùi, bở chế biến được thành món ăn rất ngon, kết hợp với những miếng sụn gà vừa béo vừa giòn, sẽ khiến người ta cảm nhận được đầy đủ cái gọi là "thú vui ăn uống". Chủ quán cho hay, món này thường chỉ xuất hiện trong menu khách sạn lớn, chứ ở các nhà hàng "mèng mèng" thì chẳng thể có.


Mới lạ phở cuốn kiểu Trung Quốc
Sụn gà xào củ bách hợp


Mới lạ phở cuốn kiểu Trung Quốc

Củ bách hợp trắng phau, có vị ngọt, bùi tự nhiên


Mới lạ phở cuốn kiểu Trung Quốc Sụn gà béo giòn

Nhắc đến "cơm Tàu" người ta không thể bỏ qua được dimsum - món đặc trưng phổ biến của người Hoa. Canh sủi cảo cũng được coi là một loại dimsum. Đây là món canh ngọt mát, dễ ăn, vị khá giống với canh cải xanh Việt Nam, với những viên sủi cảo vỏ dày, dai, nhân bên trong chứa nhiều thịt cùng rau hẹ, cải thảo. Món này được đánh giá là hợp gu với người lớn tuổi và lí tưởng cho dân nhậu "chốt hạ" sau một bữa tiệc đã ngà ngà, "tây tây".


Mới lạ phở cuốn kiểu Trung Quốc
Canh sủi cảo cũng được coi là một loại dimsum
Mới lạ phở cuốn kiểu Trung Quốc

Ở quán Vượng Vương còn khá nhiều món độc đáo, đặc trưng nữa như: ngỗng hun khói, trứng hấp caramen, quẩy hải sản, bò xào wang wang... Nhưng điểm làm người ta "vote" nhiều cho quán đó là đồ ăn tại đây đúng chất Trung Quốc (do chính đầu bếp người Hoa làm) song chế biến rất khéo léo, ít dầu mỡ để hợp khẩu vị người Việt. Mức giá nhà hàng cũng vừa tầm, các món dao động khoảng 70.000 đồng/món.


Mới lạ phở cuốn kiểu Trung Quốc
Mới lạ phở cuốn kiểu Trung Quốc

Địa chỉ: Quán Vượng Vương, 102A Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

Meo.vn (Theo BĐVN)

Thực phẩm thuốc trị mất ngủ

Mất ngủ nhất thời thường do thời tiết, do công việc bề bộn, lo nghĩ hoặc do cơ thể suy nhược… mà sinh ra chứ chưa phải là bệnh.

Chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách khoa học, không nên lạm dụng thuốc ngủ. Việc tập thể dục, đi bộ, xoa bóp và thường xuyên dùng các món cháo, canh thuốc dưới đây sẽ giúp thần kinh ổn định, giấc ngủ sẽ trở lại với chúng ta.

Cháo long nhãn hạt dẻ: long nhãn 15g, hạt dẻ đã bóc vỏ 20g, gạo tẻ 50g, đường một ít. Đập vụn hạt dẻ, đem nấu với gạo thành cháo; khi cháo chín tới cho long nhãn vào khuấy đều, đun sôi, cháo chín thì cho đường vào ăn.

Cháo trứng gà, hạt kê: trứng gà 1 quả, hạt kê 100g. Hạt kê vo sạch đổ vào nồi với 1 lít nước, đun to lửa sau nhỏ lửa nấu thành cháo, khi cháo gần chín thì đánh trứng gà vào, đun tiếp một lúc nữa là được. Mỗi tối ăn 1 lần. Công hiệu: bổ tim, an thần, chữa thiếu máu, bồn chồn mất ngủ.

Cháo nhân táo chua, hạt kê: hạt kê 100g, nhân táo chua 30g, mật ong 30g. Trước hết xay giã nhân táo chua thành bột. Hạt kê vo sạch, đổ vào nồi cùng với 1 lít nước, đun to lửa cho sôi, sau nhỏ lửa, khi cháo sắp chín đổ mật ong vào. Ngày ăn 2 lần. Công hiệu: bổ tỳ vị, an thần, chữa mất ngủ, ăn không ngon, đại tiện táo.

Canh thịt nấu hạt sen, khiếm thực: thịt lợn 200g, hạt sen 50g, khiếm thực 50g, muối vừa đủ. Thịt rửa sạch cho vào nồi cùng hạt sen, khiếm thực, nước vừa đủ, nấu chín thành canh, cho gia vị, ăn trong ngày. Công hiệu: bổ thận cố tỳ, ninh tâm an thần, chữa tâm phiền mất ngủ, hồi hộp, lo âu, mộng mị, tiểu đêm nhiều.

Canh hến nấu bách hợp, ngọc trúc: thịt hến 50g, bách hợp 30g, ngọc trúc 20g, muối, bột ngọt vừa đủ. Thịt hến rửa sạch, thái nhỏ, bách hợp, ngọc trúc rửa sạch cho vào túi, tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi, rồi chuyển đun nhỏ lửa tới chín nhừ, bỏ túi thuốc, cho muối, gia vị, ăn kèm trong bữa, ăn thịt, uống canh. Công hiệu: bổ âm, dưỡng tâm, trị mất ngủ, khát nước, gan bàn tay bàn chân nóng.

Canh vịt trắng, bí xanh, phục thần: vịt trắng 1 con, bí xanh 500g, phục thần 30g, mạch môn 30g. Vịt mổ bỏ ruột làm sạch, chặt miếng cho vào nồi cùng túi vải đựng phục thần, mạch môn, nước, đun sôi một lúc, cho tiếp bí xanh thái miếng vào, đun đến khi thịt, bí chín nhừ nêm vị là được. Ngày ăn 2 - 3 lần. Công hiệu: bổ âm, an thần, thanh nhiệt, ninh tâm, chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược.

Canh hạt sen: hạt sen 30g, nước vừa đủ nấu chín thành canh, cho gia vị vừa ăn. Ăn, uống trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ. Công hiệu: bổ tỳ vị, an thần, làm ngủ ngon.

Canh hàu, thịt lợn: thịt hàu tươi 150g, thịt lợn nạc 150g, gia vị vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch, thái miếng, hàu làm sạch, cho thịt hàu cùng thịt lợn vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu canh, thịt chín thì cho gia vị là được. Ăn trong bữa cơm.

Nấm mèo hấp đường phèn: nấm mèo đen 10g, nấm mèo trắng 10g, đường phèn 30g. Nấm ngâm cho nở, bỏ tạp chất, rửa sạch cho vào bát cùng đường phèn, nước vừa đủ, đem hấp hoặc chưng cách thủy khoảng 1 giờ. Ăn cả cái và nước. Công hiệu: bồi dưỡng cơ thể, giải độc, ngủ tốt.

Gà giò hầm long nhãn: gà giò 1 con làm sạch cho vào nồi với long nhãn 30g, một ít rượu, giấm, hành, gừng, muối, gia vị, đặt trên bếp hầm nhỏ lửa trong khoảng 1 giờ. Ăn trong ngày. Công hiệu: bổ tỳ vị, an thần, ngủ ngon.

Nước quả dâu, đường phèn: quả dâu tươi 50g, đường phèn vừa đủ. Quả dâu rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu chín cho đường vào đánh tan là được. Ngày dùng 1 thang. Công hiệu: bổ âm huyết, nhuận tràng, thông tiện, chữa mất ngủ do can thận âm hư, hay quên.

Nước cam thảo, tiểu mạch, táo tàu: tiểu mạch 60g, cam thảo 6g, táo tàu 30g. Tiểu mạch xát vỏ, táo ngâm nở bỏ hạt, cho vào nồi cùng cam thảo, đổ nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi chuyển nhỏ lửa đun khoảng 1 giờ, chắt lấy nước, bỏ bã. Uống trong ngày. Công hiệu: bổ dưỡng tâm can, an thần định chí, chữa mất ngủ, hồi hộp, buồn chán, tinh thần hoảng hốt.

Lương y Minh Chánh

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Cháo, canh thuốc trị mất ngủ

Mất ngủ nhất thời thường do thời tiết, do công việc bề bộn, lo nghĩ hoặc do cơ thể suy nhược… mà sinh ra chứ chưa phải là bệnh. Chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách khoa học, không nên lạm dụng thuốc ngủ.

Việc tập thể dục, đi bộ, xoa bóp và thường xuyên dùng các món cháo, canh thuốc dưới đây sẽ giúp thần kinh ổn định, giấc ngủ sẽ trở lại với chúng ta.

Cháo long nhãn hạt dẻ: long nhãn 15g, hạt dẻ đã bóc vỏ 20g, gạo tẻ 50g, đường một ít. Đập vụn hạt dẻ, đem nấu với gạo thành cháo; khi cháo chín tới cho long nhãn vào khuấy đều, đun sôi, cháo chín thì cho đường vào ăn.

Cháo trứng gà, hạt kê: trứng gà 1 quả, hạt kê 100g. Hạt kê vo sạch đổ vào nồi với 1 lít nước, đun to lửa sau nhỏ lửa nấu thành cháo, khi cháo gần chín thì đánh trứng gà vào, đun tiếp một lúc nữa là được. Mỗi tối ăn 1 lần. Công hiệu: bổ tim, an thần, chữa thiếu máu, bồn chồn mất ngủ.

Cháo nhân táo chua, hạt kê: hạt kê 100g, nhân táo chua 30g, mật ong 30g. Trước hết xay giã nhân táo chua thành bột. Hạt kê vo sạch, đổ vào nồi cùng với 1 lít nước, đun to lửa cho sôi, sau nhỏ lửa, khi cháo sắp chín đổ mật ong vào. Ngày ăn 2 lần. Công hiệu: bổ tỳ vị, an thần, chữa mất ngủ, ăn không ngon, đại tiện táo.


Canh hạt sen

Canh thịt nấu hạt sen, khiếm thực: thịt lợn 200g, hạt sen 50g, khiếm thực 50g, muối vừa đủ. Thịt rửa sạch cho vào nồi cùng hạt sen, khiếm thực, nước vừa đủ, nấu chín thành canh, cho gia vị, ăn trong ngày. Công hiệu: bổ thận cố tỳ, ninh tâm an thần, chữa tâm phiền mất ngủ, hồi hộp, lo âu, mộng mị, tiểu đêm nhiều.

Canh hến nấu bách hợp, ngọc trúc: thịt hến 50g, bách hợp 30g, ngọc trúc 20g, muối, bột ngọt vừa đủ. Thịt hến rửa sạch, thái nhỏ, bách hợp, ngọc trúc rửa sạch cho vào túi, tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi, rồi chuyển đun nhỏ lửa tới chín nhừ, bỏ túi thuốc, cho muối, gia vị, ăn kèm trong bữa, ăn thịt, uống canh. Công hiệu: bổ âm, dưỡng tâm, trị mất ngủ, khát nước, gan bàn tay bàn chân nóng.

Canh vịt trắng, bí xanh, phục thần: vịt trắng 1 con, bí xanh 500g, phục thần 30g, mạch môn 30g. Vịt mổ bỏ ruột làm sạch, chặt miếng cho vào nồi cùng túi vải đựng phục thần, mạch môn, nước, đun sôi một lúc, cho tiếp bí xanh thái miếng vào, đun đến khi thịt, bí chín nhừ nêm vị là được. Ngày ăn 2 - 3 lần. Công hiệu: bổ âm, an thần, thanh nhiệt, ninh tâm, chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược.

Canh vịt nấu bí xanh.

Canh hạt sen: hạt sen 30g, nước vừa đủ nấu chín thành canh, cho gia vị vừa ăn. Ăn, uống trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ. Công hiệu: bổ tỳ vị, an thần, làm ngủ ngon.

Canh hàu, thịt lợn: thịt hàu tươi 150g, thịt lợn nạc 150g, gia vị vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch, thái miếng, hàu làm sạch, cho thịt hàu cùng thịt lợn vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu canh, thịt chín thì cho gia vị là được. Ăn trong bữa cơm.

Nấm mèo hấp đường phèn: nấm mèo đen 10g, nấm mèo trắng 10g, đường phèn 30g. Nấm ngâm cho nở, bỏ tạp chất, rửa sạch cho vào bát cùng đường phèn, nước vừa đủ, đem hấp hoặc chưng cách thủy khoảng 1 giờ. Ăn cả cái và nước. Công hiệu: bồi dưỡng cơ thể, giải độc, ngủ tốt.

Gà giò hầm long nhãn: gà giò 1 con làm sạch cho vào nồi với long nhãn 30g, một ít rượu, giấm, hành, gừng, muối, gia vị, đặt trên bếp hầm nhỏ lửa trong khoảng 1 giờ. Ăn trong ngày. Công hiệu: bổ tỳ vị, an thần, ngủ ngon.

Nước quả dâu, đường phèn: quả dâu tươi 50g, đường phèn vừa đủ. Quả dâu rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu chín cho đường vào đánh tan là được. Ngày dùng 1 thang. Công hiệu: bổ âm huyết, nhuận tràng, thông tiện, chữa mất ngủ do can thận âm hư, hay quên.

Nước cam thảo, tiểu mạch, táo tàu: tiểu mạch 60g, cam thảo 6g, táo tàu 30g. Tiểu mạch xát vỏ, táo ngâm nở bỏ hạt, cho vào nồi cùng cam thảo, đổ nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi chuyển nhỏ lửa đun khoảng 1 giờ, chắt lấy nước, bỏ bã. Uống trong ngày. Công hiệu: bổ dưỡng tâm can, an thần định chí, chữa mất ngủ, hồi hộp, buồn chán, tinh thần hoảng hốt.

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Đông dược và thịt gà giảm mắt kém, tai ù

Những người cao tuổi thường có một số chứng bệnh làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống như bạc tóc, rụng tóc, đau lưng, mắt kém... Các món ăn từ thịt gà có thể giúp người cao tuổi cải thiện tình hình bệnh tật.

Mắt kém: Dùng gan gà xào hoặc nấu canh, cháo với 2g lạc hay 50g câu kỷ. 1 tuần dùng 2 - 3 lần.

Ù tai, nặng tai: Gà trống đen 1 con, rượu nếp vàng 1kg hầm cho đến khi gà mềm. Thêm ít muối vào ăn gà, uống nước hầm. 1 tuần nên dùng 2 lần.

a

Các món ăn từ thịt gà có thể giúp người cao tuổi cải thiện tình hình bệnh tật

Đi tiểu đêm nhiều lần: Ruột gà 2 bộ, hầm với 15 - 20g ba kích cho chín nhừ, nêm gia vị. Ăn ruột gà, uống nước canh. Ăn trong 2 - 3 ngày.

Mất ngủ: Lòng đỏ trứng gà 2 cái, bách hợp 30g, đường phèn vừa đủ - nấu bách hợp chín thì cho lòng đỏ và đường phèn vào. Ăn trứng, uống nước, 2 ngày ăn 1 lần.

Xơ cứng động mạch, mỡ máu cao: Thịt gà 100g, nhân sâm 10g, tam thất 5g, đun cách thủy. Ăn cái, uống nước, tuần 2 - 3 lần.

Meo.vn (Theo Bee)

Những món ăn chữa suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh kéo dài có thể dẫn đến nhiều bệnh trong khi nhiều loại rau xanh có tác dụng an thần như rau cần, củ cải, hành củ... có thể chữa suy nhược thần kinh khá hiệu quả.

Suy nhược thần kinh là căn bệnh phổ biến của thời đại văn minh, nếu để kéo dài sẽ dẫn đến nảy sinh nhiều bệnh tật trong cơ thể. Hiện tượng nhức đầu, căng thẳng, mất ngủ xuất hiện khi bị suy nhược thần kinh. Suy nhược thần kinh còn làm tim đập loạn nhịp. Triệu chứng hồi hộp, loạn nhịp tim là do nguyên nhân tim không được chăm sóc tốt nhưng cũng có thể do thần kinh căng thẳng gây nên.

Dưới đây là một vài món ăn chữa suy nhược thần kinh:

http://bee.net.vn/dataimages/201109/original/images773248_T8_mon_an_suy_nhuoc_than_kinh.jpg
Suy nhược thần kinh là căn bệnh phổ biến của thời đại văn minh, nếu để kéo dài sẽ dẫn đến nảy sinh nhiều bệnh tật trong cơ thể.

Canh táo đỏ, hành củ: Táo đỏ 20g, hành củ 6 củ. Táo đỏ, hành củ rửa sạch. Hành thái đoạn. Cho táo đỏ vào nồi, đổ nước đun sôi, sau đó cho hành vào nấu cùng.

Nộm củ cải: Củ cải trắng, xì dầu đủ dùng. Củ cải rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái sợi. Trộn xì dầu với củ cải đã thái.

Canh bách hợp, rau cần: Rau cần 50g, bách hợp 40g. Rửa sạch hai thứ trên, cho vào nồi, đổ nước ninh kỹ. Ngày uống 1 lần.

Canh măng, củ cải: Măng 120g, củ cải 250g, rau câu 25g, muối vừa đủ. Đem các loại rau trên rửa sạch, thái nhỏ. Cho cả vào nồi, đổ nước nấu kỹ, sau đó nêm muối.

Canh rau cải, hạt sen: Rau cải 120g, hạt sen 12g, đường đỏ 25g. Rau cải rửa sạch, hạt sen rửa sạch ngâm nước. Cho hai thứ trên vào nồi, đổ nước đun kỹ, sau đó tra đường khuấy đều.

Canh khoai tây, củ mài: Khoai tây 60g, củ mài 40g, mạch nha 12g. Khoai tây, củ mài rửa sạch, cạo vỏ, thái miếng. Cho khoai tây, củ mài và mạch nha vào nồi, đổ nước nấu kỹ. Ngày ăn 1 - 2 lần.

Meo.vn (Theo Bee)

9 bài thuốc chữa bệnh khàn tiếng

Đông y cho rằng khàn tiếng phần lớn do ngoại tà cảm nhiễm, liên quan đến kinh Phế và thường phát sinh đột ngột, đó là do ngoại tà lấn Phế làm cho khí phế âm bị tổn thương mà sinh bệnh. Điều trị khàn tiếng phải tùy theo thể bệnh. Xin giới thiệu một số bài thuốc:

Bài 1: Khàn tiếng do phong nhiệt, người bệnh có cảm giác khát nước, họng sưng đau, ngũ tâm phiền nhiệt, tà uất ở phế, dùng: sinh kha tử 10g, liên kiều 10g, thuyền thoái 6g, xuyên khung 6g, cát cánh 10g, bạc hà 6g, cam thảo 6g, nam hoàng bá (núc nác) 12g, ngưu bàng tử 10g, mạch môn đông 10g, sắc uống.

Bài 2: Trường hợp khàn tiếng do đàm nhiệt uất kết, dùng: xạ can 6g, hạt bí đao 9g, mã đậu lình 6g, thuyền thoái 3g, qua lâu bì 9g, sa sâm 9g, tỳ bà diệp 9g, sinh ngưu bàng tử 9g, sinh cam thảo 3g, xuyên bối mẫu 3g.

Bài 3: Nếu khàn tiếng kéo dài, họng khô, đau rát, đờm dính, sốt nhẹ thường do âm hư nội nhiệt, dùng: sa sâm 12g, huyền sâm 10g, bạch quả 10g, câu kỷ tử 10g, núc nác 6g, mạch môn đông 10g, bạc hà 10g, đan bì 10g, sinh cam thảo 10g. Có thể dùng la hán 1/2 quả, đười ươi 3-4 quả, ngày 1 thang, sắc đặc ngậm rồi nuốt ngày 3-4 lần.


Quả la hán chữa rát họng, đờm nhiều, sốt.

Bài 4:Trường hợp tiếng nói nhỏ, không phát âm thành tiếng, thanh đới co giãn kém, dùng bài Gia vị bổ trung ích khí thang: đương quy 16g, hoàng kỳ 16g, bạch truật 16g, đảng sâm 16g, sài hồ 10g, cam thảo trích 6g, kha tử 10g, thiên trúc hoàng 10g, trần bì 8g, thăng ma 10g, cát cánh 10g, xuyên bối mẫu 6g.

Bài 5: Nếu khí âm hư, huyết lạc bị ứ trệ, dùng: nhân sâm 12g, đan sâm 12g, sinh địa 12g, bạch cương tàm 12g, mạch môn 12g, hoàng kỳ 12g, xuyên khung 12g, cam thảo 6g, thuyền thoái 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 6: Trường hợp khàn tiến do phế hư, dùng phương Thanh âm thang: nhân sâm 12g, bạch linh 12g, đương quy 12g, sinh địa 12g, thiên môn đông 10g, mạch môn đông 10g, kha tử 10g, ô mai 10g, a giao 10g, ngưu nhũ 16g, mật ong 10g, lê tươi 1 quả. Sắc uống.

Bài 7: Dùng bài Dưỡng kim thang để dưỡng phế gồm sinh địa 12g, tang bạch bì 12g, hạnh nhân 10g, a giao 10g, tri mẫu 10g, sa sâm 12g, mạch môn đông 12g, phong mật 10g.

Bài 8: Nếu ho nhiều, khàn tiếng dùng: bách hợp 30g, khoản đông hoa 15g nghiền thành bột mịn rồi dùng mật luyện hoàn viên, chia 2-3 lần, uống sau bữa ăn trong 5 ngày. Hoặc dùng sinh kha tử 10g, cát cánh 10g, sinh thảo 6g sắc uống.

Bài 9. Trường hợp do phong hàn, nói không thành tiếng, họng đau, hơi thở thô, phát sốt, dùng: tiền hồ 8g, tô diệp 6g, trần bì 6g, cam thảo 4g, cát cánh 8g, thuyền thoái 6g, hạnh nhân 10g. Sắc uống.

DSCKI.Phạm Hinh

Meo.vn (Theo SKĐS)

Linh chi – Vị thuốc quý

Nấm linh chi là một trong những vị thuốc quý của y học cổ truyền. Ở nước ta, trong những năm gần đây, linh chi đã được người ta biết đến và sử dụng ngày càng nhiều. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh có dùng linh chi.

Bổ khí hoạt huyết dùng ở trường hợp đau tim do khí hư, huyết tụ: Linh chi 60g, nhân sâm 30g, đan sâm 90g. Tất cả tán bột. Mỗi lần 3g. Ngày 2 lần hoà nước nóng hoặc sữa, nước cơm (đau ê ẩm vùng ngực trước tim, hồi hộp, tim khó thở).

Dưỡng khí bổ âm hoạt huyết, trị bệnh đau tim do khí âm hư và tụ máu:

tây dương sâm 30g, linh chi 60-90g, tam thất 30g, đan sâm 45. Đem 4 vị thuốc trên rửa sạch, sao khô, nghiền thành bột, bỏ vào lọ đậy kín để dùng dần. Mỗi lần uống với nước ấm.

Bệnh viêm gan do can thận đều hư: Linh chi 10-12g, nữ trinh tử 15g, màng mề gà 9g. Cho nước vào sắc, nước sôi 60 phút, gạn lấy nước uống. Ngày 1 thang chia 2 lần (sáng, chiều), uống nóng.

Viêm gan cấp, mạn: Nấm linh chi rang sấy khô tán bột. Mỗi lần uống 3g, chiêu với nước trà hoa cúc.

Suy nhược thần kinh, ăn ngủ kém: Linh chi 100g thái nhỏ ngâm vào 500ml rượu trắng sau 7 ngày uống được. Ngày uống vào 2 bữa cơm, mỗi lần 15-20ml.

Viêm khí phế quản, ho gà, hen suyễn: Linh chi 10g, bách hợp 10g, trần bì 8g. Sắc kỹ uống thay nước trong ngày.

Bổ khí huyết tỳ vị, tiêu viêm giảm đau, chữa ung bướu: Linh chi 30g, tây dương sâm 30g, thạch hộc 30g, hoài sơn 30g, mộc nhĩ trắng 30g, nấm hương 30g. Tất cả tán thành bột. Mỗi lần uống 2 – 3g. Ngày uống 1-2 lần hoà với nước nóng, hoặc sữa, hoặc nước cơm đủ nhuyễn để dễ nuốt.

Theo SK$DS

6 bài thuốc chữa bệnh mất ngủ

Món canh này thích hợp với mọi người, nhất là những người mất ngủ lâu ngày, hoặc thường xuyên phải làm việc căng thẳng.

Bạn đã sử dụng rất nhiều các phương pháp khác nhau để tìm lại giấc ngủ nhưng vẫn không có hiệu quả. Những bài thuốc dân gian vừa đơn giản vừa hiệu quả dưới đây sẽ giúp bạn chống lại căn bệnh này.

1. Táo chua

Dùng 50g hạt táo chua, giã nhỏ. Đun sôi kỹ với 300ml nước trong 15 phút. Dùng nước này uống hàng ngày trước khi đi ngủ giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Tinh dầu có trong hạt táo có tác dụng dưỡng não, an thần.

2. Quả nhãn

Lấy 100g cùi nhãn tươi với 200ml nước, nấu thành canh, để nguội. Dùng hàng ngày, trước khi đi ngủ 30phút.

Canh từ cùi nhãn tươi giúp cho việc lưu thông máu lên não trở nên dễ dàng, tránh suy nhược thần kinh, giúp giảm căng thẳng và đau đầu.

3. Hoa bách hợp (hoa loa kèn)

Hấp chín 200gram hoa bách hợp. Cho thêm 1 lòng đỏ trứng gà và 50 gram đường phèn rồi trộn đều.

Sau đó tiếp tục hấp cách thuỷ trong vòng 10 phút. Nên dùng nóng trước khi đi ngủ 1 tiếng.

Hoa bách hợp có tính hàn, giúp ngủ ngon và điều hoà hoạt động của hệ thần kinh. Dùng thường xuyên có thể tránh được các bệnh như: đau đầu, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ…

4. Táo đỏ

Dùng 200 gram táo đỏ tươi và 500ml nước, sắc lấy nước. có thể dùng nước này thay nước uống hàng, giúp bổ thận, mát gan, tinh thần thoải mái.

5. Quế

Lấy 10gram quế khô trộn với 100 gram hạt sen tươi và 300ml nước. Nấu kĩ thành canh. Có thể cho thêm một chút đường phèn.

Quế và hạt sen có tác dụng an thần, ngủ ngon, dưỡng sắc. Người già, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh nên thường xuyên dùng loại canh này.

6. Đậu xanh

Dùng 50gram đậu xanh và 10 gram đường phèn nấu kỹ với 200ml nước. Dùng khi còn nóng. Khi dùng có thể cho thêm chút sữa.

Món canh này thích hợp với mọi người, nhất là những người mất ngủ lâu ngày, hoặc thường xuyên phải làm việc căng thẳng.

Theo Dân Trí

Tử uyển, vị thuốc chữa ho, hen

Tử uyển (Aster tataricú L.J), thuộc họ Cúc (Adteraceae), tên khac là thanh uyển, dã ngưu bàng.Bộ phận dùng làm thuốc của tử uyển là rễ, thu hái quanh năm, tốt nhất là vào mùa thu, đào về rửa sạch, để ráo nước rồi chế biến dưới các dạng sau:

Theo Đông y tử uyển có vị đắng, cay, tính ôn, không độc có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, chỉ phái, hạ khí, chữa ho có đờm, hen suyễn, viêm họng, viêm phế quản cấp và mạn tính. Liều dùng hàng ngày 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác theo những phương thức sau:

- Chữa ho, hen có đờm khò khè: Tử uyển 12g, bách bộ 12g, cát cánh 8g, mạch môn 8g, kinh giới 8g, trần bì 6g, cam thảo dây 6g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

- Chữa ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính: Tử uyển 10g, khoản đông hoa 10g, thổ bối mẫu 10g, hạnh nhân 10g, cát cánh 10g, cam thảo 3g, sắc uống ngày 1 thang.

- Chữa ho gà ở giai đoạn hồi phục: Tử uyển 8g, bách bộ 8g, rễ qua lâu 16g, sa sâm 12g, mạch môn 12g, sắc uống trong ngày.

- Chữa lao phổi: Tử uyển 12g, bạch truật 12g, đảng sâm 12g, cỏ nhọ nồi 12g, thổ phục linh 8g, bách hợp 8g, cam thảo 6g, ngũ vị tử 6g, thổ bối mẫu 6g, sắc uống ngày 1 thang.

- Chữa hen phế quản: Tử uyển 12g, tế tân 12g, khoản đông hoa 12g, đại táo 12g, ma hoàng 10g, ngũ vị tử 10g, bán hạ chế 8g, xạ can 6g, gừng sống 4g, sắc uống trong ngày.

- Chữa suy nhược cơ thể do phế hư: Tử uyển 12g, ngũ vị tử, tang bạch bì, thục địa, đản sâm, hoàng kỳ mỗi vị 10g, sắc uống trong ngày.

Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) còn dùng tử uyển để chữa kinh nguyệt không đều với bài thuốc gồm tử uyển , hồng hoa, nga truật, quế chi (bỏ vỏ thô), hương phụ (sao giấm), lượng bằng nhau, phơi khô tán nhỏ, dây bột mịn. Ngày uống 2 lần mỗi lần 8g với rượu.

suckhoe&doisong