Lưu trữ cho từ khóa: không độc

Giữ an toàn cho trẻ nhỏ với gói hút ẩm như thế nào?

Với phương châm “Sức khỏe của người tiêu dùng là sự sống còn của công ty”, từng sản phẩm công ty Cổ phần Thực phẩm One.One Việt Nam đưa ra đều dựa trên các tiêu chí tốt cho sức khỏe người tiêu dùng – sản phẩm hoàn toàn tự nhiên không chất tạo màu, không chiên qua dầu, không chất bảo quản, không Cholesterol, tốt cho sức khỏe. Hơn thế nữa, những chiếc bánh gạo One.One được làm từ nguồn nguyên liệu là những hạt gạo Việt Nam trù phú. Chính vì điều đó mà năm 2013 nhãn hàng Bánh Gạo One.One tiếp tục đạt danh hiệu HVNCLC do Người Tiêu Dùng bình chọn.

Ảnh được cung cấp bởi Bánh gạo One One

Vừa qua, trang báo mạng kienthuc.net.vn có đăng tải thông tin “Cháy da, bỏng mắt, loét miệng vì gói chống ẩm trong bánh gạo”, trong đó có một vài thông tin cung cấp không chính thống, không chính xác. Chính vì thế, công ty Cổ phần Thực phẩm One.One Việt Nam chính thức có thông tin phản hồi để người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm:

1. Hai loại chất chống ẩm đang được Công ty sử dụng song song là silicagen (SiO2) và vôi bột (CaO) với trọng lượng rất nhỏ 3-8gam/túi (và không tiếp xúc trực tiếp với bánh gạo) – đây là những chất chống ẩm không nằm trong danh mục cấm và được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và thế giới. Chất chống ẩm mà bài báo đề cập là vôi bột (CaO), là chất có độ hút ẩm tốt, an toàn cho thực phẩm và được sử dụng ngày càng nhiều vì có nguồn gốc từ thiên nhiên và gần gũi với con người, không độc hại. Cho đến nay, phần lớn các loại bánh gạo của Nhật cũng đang sử dụng vôi bột (CaO) làm chất hút ẩm cho sản phẩm bánh gạo (vui lòng tham khảo thông tin của công ty sản xuất chất chống ẩm từ CaO lớn nhất Nhật Bản http://www.yabashi.jp/vi/industries03-2.html). Vì vậy Công ty Cổ phần Thực phẩm One.One Việt Nam khẳng định tất cả các chất chống ẩm mà công ty đang sử dụng là hoàn toàn hợp pháp và không nằm trong danh sách hoá chất cấm cũng như là độc hại của Việt Nam.

2. Về trường hợp hy hữu đáng tiếc của cháu bé ở Hà Nội nghịch gói chống ẩm bị bay vào mắt, khi xảy ra sự cố người nhà của cháu bé đã liên hệ với Công ty qua điện thoại đường dây nóng, Công ty đã giải thích và hướng dẫn người nhà đem cháu bé đến bác sĩ chữa trị đúng cách và kịp thời.

Vì phương châm bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng mà ngay sau sự việc đáng tiếc đó, Công ty Cổ phần Thực phẩm One.One Việt Nam đã yêu cầu bộ phận R&D tìm các biện pháp để hạn chế tối đa các tác dụng phụ của chất chống ẩm; đồng thời cũng ngay lập tức phối hợp với các báo viết bài tư vấn tiêu dùng “Cảnh báo tai nạn do hạt chống ẩm trong thực phẩm”, đăng tại các báo uy tín nhất trên toàn quốc như: báo Tuổi Trẻ ra ngày ra ngày 05/02/2013, báo Hà Nội Mới ra ngày 02/02/2013, An Ninh Thủ Đô ra ngày 02/02/2013, Phụ Nữ Việt Nam ra ngày 02/02/2013 và Phụ Nữ Hồ Chí Minh ra ngày 04/02/2013… với mục đích giúp người tiêu dùng trên toàn quốc hiểu rõ hơn về gói chống ẩm và tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra trong quá trình sử dụng.

Gói hút ẩm là gì?

Để bảo quản bánh kẹo và thực phẩm khô ráo, tất cả các công ty thực phẩm trên thế giới thường sử dụng “gói hút ẩm” đóng gói trong bao bì chứa bánh kẹo và thực phẩm cần bảo quản. Gói hút ẩm thường là các túi không thấm nước, có cấu tạo đặc biệt cho khí ẩm dễ dàng xuyên qua, bên trong túi chứa các hóa chất có khả năng hút ẩm cao so với trọng lượng của nó như: Silicagen (SiO2), Ôxít Canxi (CaO – vôi sống), đất sét Bentonite… trong đó Silicagen và Ôxít Canxi là được sử dụng nhiều nhất do độ hút ẩm tốt, giá rẻ và an toàn với thực phẩm. Đặc biệt Ôxít Canxi được sử dụng ngày càng nhiều vì đó là chất có nguồn gốc từ thiên nhiên và gần gũi với con người, ít độc hại. Từ thời xa xưa, các cụ đã biết dùng vôi tôi cho vào lo, chai, hũ… để bảo quản các loại bánh, mứt, kẹo cũng như để “Ăn miếng trầu là đầu câu chuyện”…

Các nguy cơ từ gói hút ẩm

Như chúng ta đã biết, hoá chất trong gói hút ẩm sẽ an toàn với thực phẩm và người sử dụng khi để trong gói hút ẩm, cách ly với thực phẩm, nhưng lại không an toàn khi ăn hoặc tiếp xúc trực tiếp vào mắt mũi miệng… chính vì vậy mà hiện nay tất cả các gói hút ẩm thường ghi cảnh báo là Chất chống ẩm không ăn được, Không được xé, Tránh xa tầm tay trẻ em, Bỏ ngay vào sọt rác… Người lớn đã có kinh nghiệm hoặc người biết chữ sẽ làm theo chỉ dẫn của cảnh báo, nhưng đối với trẻ em hoặc người không biết chữ thì lại có nguy cơ nếu không tuân thủ theo cảnh báo. Đã có nhiều trẻ nhỏ phải đi tẩy ruột, bỏng mắt, miệng… khi xé và ăn hóa chất hút ẩm bên trong do không biết hoặc do nghịch nghợm.

Giữ an toàn cho trẻ nhỏ với gói hút ẩm như thế nào?

Chính vì vậy để bảo vệ trẻ nhỏ, tại mỗi gia đình chúng ta nên giảng cho trẻ biết tác hại của gói hút ẩm, khuyên trẻ có thói quen bỏ đi, không nghịch xé, nuốt… gói hút ẩm có trong các gói bánh, kẹo hoặc thực phẩm nói chung. Đối với các trẻ nhỏ hơn, chúng ta nên cẩn thận bỏ gói hút ẩm trước khi đưa cho trẻ gói bánh hoặc kẹo.

Trong trường hợp trẻ ăn phải, tốt nhất chúng ta làm cho trẻ nôn ra và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để bác sĩ xử lý kịp thời. Trường hợp trẻ nghịch, bị hạt hút ẩm bay vào mắt thì các bác sĩ khuyên chúng ta nên rửa ngay bằng nước sạch sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ điều trị.

Mong rằng một vài thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp ngăn chặn được những tổn hại đáng tiếc xảy ra, đặc biệt đối với các gia đình có trẻ nhỏ, cũng như yên tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm, trong đó có bánh gạo One.One.

 
 
 

Kỹ năng ứng phó khi gặp rắn

Mấy ngày nay, hàng loạt rắn xuất hiện ở Phú Quốc (Kiên Giang), rắn bò vào bếp, giường ngủ, vườn, nhà… làm người dân hoang mang. Theo các chuyên gia, người dân cần có kỹ năng ứng phó khi gặp rắn để tránh khỏi những tai họa không đáng có.

Ban đêm con người dễ bị rắn tấn công

ThS Nguyễn Thiện Tạo, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cho biết, Việt Nam hiện là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn thuộc 69 giống, 8 họ. Trong số đó ghi nhận tổng số 53 loài rắn độc. Trong những loài rắn độc có khoảng 20 loài sống ở trên cạn.

Những loài rắn mà người dân thường hay gặp trong cuộc sống hằng ngày bao gồm cả rắn độc lẫn rắn không độc. Rắn độc gồm có rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang… Rắn không độc mà mọi người  hay gặp có rắn nước, rắn ráo, rắn mòng… Những loài rắn này sống tại các bụi cây, bụi rậm, ngoài đồng ruộng…

Khi bị rắn thường cắn, chúng ta có thể bị ngứa, cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, nếu bị rắn độc tấn công, nọc độc của rắn có thể gây tử vong.

Tuy nhiên, thỉnh thoảng, người dân lại bắt gặp chúng là vì rắn là loài động vật biến nhiệt. Vào những ngày nắng chúng thường bò ra bên ngoài để tiếp nhận ánh nắng mặt trời, vì thế có thể người dân vô tình bắt gặp.

GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam cho biết, có nhiều nguyên nhân để rắn trong tự nhiên bỗng dưng bò ra khỏi hang vào nhà dân như biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi đột ngột như quá nắng nóng hoặc mưa quá nhiều, nguồn thức ăn cạn kiệt. Đặc biệt cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, khi có lũ lụt, mùa màng thu hoạch và thời gian ban đêm bởi đây là thời điểm con người dễ bị rắn tấn công nhất. Rắn rất thích cư trú hoặc thích đến các đống gạch vụn, đống đổ nát, đống rác, tổ mối, nơi nuôi các động vật của gia đình

Liên quan đến thông tin ở Kiên Giang thời gian gần đây xuất hiện rắn bò vào nhà, ThS Nguyễn Thiện Tạo cho biết, cũng mới chỉ đọc thông tin trên báo và đang nhờ đồng nghiệp ở đó xác minh. Qua mô tả ông thấy các loài rắn này không giống với các loài rắn thông thường vẫn hay sống ở gần người dân. “Chỉ khi nào chúng tôi chụp được ảnh, từ đó chúng tôi mới tìm hiểu và nhận biết được đấy là loài rắn nào, có độc không…”, ThS Nguyễn Thiện Tạo cho hay.

Đừng tấn công

ThS Nguyễn Thiện Tạo cũng phân tích thêm, thông thường các loài rắn không tự nhiên tấn công con người. Mỗi khi thấy rắn, người dân thường hay nghĩ chúng rất độc và phải đập chết chúng chứ không nghĩ đến việc tránh xa hay xua đuổi. Khi bị con người tấn công, đương nhiên rắn sẽ tấn công lại như một biện pháp tự vệ. Cách tốt nhất là khi thấy rắn, nên tìm cách tránh xa chúng hoặc tìm cách xua đuổi chúng như cầm cành cây hoặc các vật có kích thước dài xua đuổi chúng đi xa.

Người dân cũng phải lưu ý rằng, đối với những loài rắn thường, khi cắn, chúng ta có thể bị ngứa, cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, nếu bị rắn độc tấn công, nọc độc của rắn có thể gây tử vong. Hiện nay, khoa học đã sáng tạo ra các kit thử lâm sàng nhằm giúp phát hiện độc tố trong vết thương của người bị rắn cắn đưa tới bệnh viện thuộc nhóm độc tố nào thì mới có hướng điều trị tiếp.

Đối với người dân, khi bị rắn cắn, cách tốt nhất là dùng dây, khăn buộc chặt chỗ bị cắn để không làm chất độc lan rộng ra cơ thể. Ngoài ra, người bị rắn độc cắn cố gắng ghi nhớ hình dạng của giống rắn vừa bị cắn. Thông qua việc mô tả, ít nhiều các bác sĩ sẽ phân biệt được loài đó, từ đó tìm ra nhóm độc tố để có biện pháp điều trị thích hợp.

GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh cũng cho rằng, mọi người không nên nằm ngủ trực tiếp dưới nền đất và thường xuyên kiểm tra nhà ở xem có rắn không. Nếu có thể thì tránh các kiểu cấu trúc nhà tạo điều kiện thuận lợi cho rắn ở (như nhà mái tranh, tường xây bằng rơm, bùn với nhiều hang, hốc hoặc vết nứt, nền nhà nhiều vết nứt).

Khi phát hiện có rắn xuất hiện trong khu vực khép kín, mọi người cũng không nên bắt, đuổi hoặc dồn ép rắn mà nên để chúng trườn ra khu vực rộng rãi mới tiến hành đuổi bắt. Khi rắn đã chết cũng không nên cầm hoặc trêu vì đầu rắn đã chết vẫn còn nọc độc.

Meo.vn (Theo Bee)

Những lưu ý khi chọn hộp đựng cơm cho trẻ

Hiện nay, có rất nhiều loại hộp đựng cơm trên thị trường. Tất nhiên, không phải tất cả đều giống nhau.

Vậy phải chọn lựa thế nào để có một hộp đựng không độc hại, cũng như dễ lau rửa, gọn nhẹ, dễ đóng mở cho bé?


Hộp đựng cơm không giữ nhiệt

Loại hộp này thường làm bằng bao vải dầu, cotton hoặc vải nhựa vinyl (Nếu lo lắng tới sự không an toàn của nhựa vinyl bởi có chứa PVC, hãy lựa chọn các vật liệu khác).

Lợi: Kích thước nhỏ giúp bé có thể gập và dễ dàng cất vào ba lô. Thêm vào đó, hộp phù hợp với bàn tay bé bởi chúng nhẹ và thường dễ đóng mở. Thêm một tiện ích nữa: rất dễ lau chùi hộp chỉ với một miếng vải.

Hại: Không có lớp cách nhiệt bên trong. Bạn sẽ cần mua một hộp đá rời nếu đựng sữa hoặc thịt cũng như các túi hoặc hộp nhựa để đựng sandwich và nhiều đồ ăn khác.

Hộp đựng cơm giữ nhiệt

Thường được làm bằng polyester hoặc neoprene – loại vật liệu co giãn dùng làm đồ lặn. Loại hộp này giữ được thức ăn tươi ngon trong thời gian dài mà không cần túi đá.

Lợi: Hộp không độc và có thể rửa bằng máy cộng thêm sự đa dạng các mẫu mã dễ thương cho trẻ.

Hại: Hộp dễ bị hoen ố và cần thêm túi hoặc đồ đựng bằng nhựa bên trong hộp. Một điểm bất lợi nữa: Rất nhiều hộp có khóa, khiến trẻ gặp đôi chút khó khăn khi mở và đóng hộp.

Hộp đựng cơm thông thường

Loại hộp bằng nhựa và kim loại thông thường này đã có từ rất lâu trước thời của bé. Và trong khi những nhân vật hoạt hình ưa thích thời của bạn không còn giúp loại hộp này thu hút với trẻ nữa, các loại còn lại vẫn đảm bảo là đồ chơi hấp dẫn của bé.

Lợi: Bền và dễ lau rửa

Hại: Một số loại hộp ăn trưa bằng nhựa kiểu này chứa BPA, PVC, phthalate (loại hóa chất công nghiệp thường cho vào nhựa để tăng độ dẻo), chì và một vài loại khác bằng kim loại có chứa chì. Tất cả các vật liệu trên đều nguy hại cho sức khỏe.

Bởi vậy, hãy tìm cho bé một loại hộp được dán nhãn không chứa những chất này, và tránh những hộp kim loại có màu sắc sặc sỡ- đặc biệt là hộp màu vintage (cổ điển) hoặc những loại hộp xuất xứ Trung Quốc- bởi chúng nhiều khả năng có chứa chì. Tuy nhiên, thậm chí những hộp đựng an toàn cũng vẫn tiềm ẩn nguy cơ: bàn tay nhỏ bé của trẻ có thể gặp vấn đề khi mở và đóng móc cài. Thêm một vấn đề nữa đó là hộp này cần có một túi đá lạnh, bởi chúng chỉ có mức cách nhiệt trung bình.

Hộp đựng cơm kiểu Nhật

Con bạn có thích ăn trưa với nhiều món khác nhau? Hộp đựng kiểu Nhật thật sự phù hợp, với nhiều ngăn cho các loại món ăn khác nhau.

Lợi: Không cần có túi hay đồ đựng bằng nhựa đi kèm, bởi vì các ngăn đựng thức ăn an toàn và có thể rửa bằng máy đã có sẵn trong hộp. Các ngăn thiết kế khéo léo giữ riêng từng vị thơm ngon của các món ăn; đặc biệt tốt nếu bé không thích mùi vị lẫn lộn của thức ăn.

Hại: Chúng không giữ nhiệt tốt cho lắm, bởi vậy, sẽ phải giữ hộp kiểu Nhật trong một túi giữ nhiệt lớn hơn nếu bạn mang sữa hoặc thịt. Một điểm bất lợi: Hộp không có ngăn đựng canh.

Việc lựa chọn loại hộp phù hợp nhất cho nhóc tỳ nhà bạn là quyết định của bạn. Tuy nhiên, hãy để bé tự chọn trong 2 hay 3 kiểu bởi sau cùng chính bé sẽ là người sử dụng chúng hàng ngày. Và nếu mang hộp đựng cơm đến trường, bé có thể có được bữa ăn trưa tuyệt vời và đảm bảo vệ sinh.

Chúc các bé ngon miệng!

Meo.vn (Theo Dantri)

Tẩy trắng răng bằng kỹ thuật Lazer: an toàn và không gây ê buốt

Không đau, không độc hại và có độ bền cao… Đó mới chỉ là bề nổi trong rất nhiều những giá trị mà phương pháp tẩy trắng bằng lazer mang lại cho hàm răng của bạn.

Cái răng cái tóc là gốc con người, một hàm răng trắng bóng không chỉ mang lại cho người ta sức khỏe, vẻ đẹp mà còn là nền tảng tạo nên những ấn tượng trong giao tiếp. Bởi vậy nên từ cổ chí kim người ta chưa bao giờ thôi ước mong được sở hữu một nụ cười rạng rỡ với hàm răng trắng như ngọc. Có điều nếu ngày xưa ước mong này không phải ai cũng đạt được thì ngày nay với kỹ thuật tẩy trắng bằng lazer của nha khoa hiện đại, đây không còn là nỗi bận tâm của riêng ai. Vậy tẩy trắng răng bằng lazer là gì và quy trình của nó ra sao?

Tẩy trắng răng tại phòng nha là quá trình làm màu răng của bạn trắng sáng hơn bằng phương pháp dùng thuốc kết hợp năng lượng ánh sáng Lazer để tạo phản ứng oxy hóa cắt đứt các nối đôi tạo màu trong răng. Quá trình này kéo dài khoảng 1 giờ và hoàn toàn không gây bất kỳ tổn hại nào cho răng.

Hãy cùng xem quy trình tẩy trắng tại Nha Khoa Thẩm Mỹ 126:

Sau khi răng bạn được cạo vôi đánh bóng, nha sĩ sẽ tiến hành bôi thuốc và chiếu đèn lazer để bắt đầu quá trình tẩy trắng. Với tiêu chí ‘3 không’: không đau, không kim tiêm, không mũi khoan, bạn sẽ hoàn toàn cảm thấy bình thường trong suốt quá trình tẩy trắng và thực sự hài lòng với hàm răng ngọc trắng đều của mình sau 1 giờ nằm thư giãn trên ghế.

Vẻ đẹp của hàm răng còn có thể kéo dài trong nhiều năm nếu bạn có một chế độ sinh hoạt, vệ sinh răng miệng hợp lý, đặc biệt trong những ngày đầu sau khi ‘thay áo’ cho răng. Trong khoảng một tuần đầu, hàm răng của bạn vẫn sẽ tiếp tục trắng thêm, vì vậy không nên để răng của bạn tiếp xúc với với những chất có màu như coffee, trà, pepsi, coca, xá xị,… Hãy sử dụng ống hút khi bắt buộc phải dùng các loại nước này và xúc miệng thật sạch sau khi uống. Bạn cũng không nên sử dụng đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh trong thời gian này vì nhiệt độ cao và thấp đều có thể gây cảm giác ê buốt răng.

Hiệu quả và nhanh chóng, vô hại và không gây tổn thương cho men răng cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe, tẩy trắng răng bằng lazer hiện đang được tin dùng ở nhiều nước trên thế giới. Còn tại Sài Gòn, với 2 triệu đồng, bạn có thể có được dịch vụ này tại Nha khoa Thẩm Mỹ 126.

Một số vấn đề có thể bạn quan tâm khi tẩy trắng:

–  Tẩy trắng răng có gây ảnh hưởng đến men răng không?

Về cơ bản, răng được cấu tạo gồm 3 lớp: Men răng ở bên ngoài bảo vệ lớp ngà răng và tủy răng ở bên trong. Trong quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, răng sẽ bị thực phẩm có màu bám dính thêm một lớp màu thứ 4. Trong quá trình làm trắng răng, thành phần hoạt động trong chất Gel – hydrogen peroxide – phân hủy thành nước và oxygen, tạo phản ứng oxy hóa cắt đứt những nối đôi tạo màu này và làm sạch chúng. Cấu trúc của răng sẽ không thay đổi mà chỉ có các vết ố, mảng màu bám trên răng là được tẩy đi và răng sẽ trở nên sáng bóng hơn.

– Liệu có bất cứ tác dụng phụ nào không, có ê buốt không ?

Nha Khoa Thẩm mỹ 126 cam kết hoàn toàn không gây bất kỳ ê buốt nào trong suốt quá trình tẩy trắng răng. Trong một vài trường hợp, một số người có răng nhạy cảm có thể có cảm giác răng tê nhẹ, răng và lợi hơi nhạy cảm một chút trong khoảng thời gian ngắn. Điều này là hoàn toàn bình thường và sẽ biến mất ngay sau đó.

– Có phải tất cả mọi răng sẫm màu đều có thể tẩy trắng không?

Không phải tất cả mọi loại răng sẫm màu đều có thể tẩy trắng. Cần phân biệt hai loại răng sẫm màu:

1. Do di truyền, do nhiễm Tetracycline, nhiễm Fluor. Trong những trường hợp này, răng thường có màu xám xanh, nâu đen, trắng đục hay bề mặt men răng lốm đốm, có những vết rỗ. Răng thuộc trường hợp này, độ lên màu khi tẩy rất thấp và cần phải thực hiện từ 3 đến 4 lần tẩy liên tiếp mới có thể lên màu. Trường hợp này, nếu muốn răng trắng sáng tự nhiên bạn nên chọn phương pháp đắp mặt men răng nhân tạo hoặc bọc sứ cho răng.

2. Răng có màu vàng sậm tự nhiên do thức ăn, đồ uống, khói thuốc lá bám dính. Đây là loại răng mà thuốc tẩy trắng sẽ phát huy tác dụng tốt nhất.
Nếu nghi ngờ màu răng của mình thuộc trường hợp thứ 1, bạn nên đến Nha Khoa Thẩm mỹ 126 để được khám và tư vấn cụ thể (miễn phí) trước khi quyết định sử dụng dịch vụ

– Kết quả chung cho hầu hết mọi người là gì?

100% số người sử dụng công nghệ này có răng trắng sáng hơn nhiều so với màu răng ban đầu của họ.

– Kết quả kéo dài được bao lâu?

Tùy theo chế độ sinh hoạt và giữ gìn răng miệng của từng người mà thời gian có thể duy trì từ 1 năm đến 3 năm. Đối với hầu hết mọi người, kết quả thường kéo dài được khoảng từ 2 năm. Với những người thường tiếp xúc với cà phê, trà, thuốc lá… dẫn tới việc làm răng nhanh chuyển màu trở lại theo thời gian. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng thêm bộ tẩy trắng răng tại nhà để duy trì độ trắng sáng của răng và ngăn chặn việc răng bị nhiễm màu trở lại.

– Bao lâu sau khi diều trị thì tôi có thể ăn hay uống ?

Trong vòng 24 giờ đầu tiên, chúng tôi khuyên bạn nên tránh dùng các loại thức ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh. Trong khoảng 1 tuần sau khi tẩy, bạn hạn chế dung thực phẩm có màu như: cà phê, trà, soda màu thẫm, rượu vang đỏ, bia, kẹo, nước xốt đỏ, nước tương, càri hay bất cứ thức ăn nào có xu hướng làm ố màu răng bạn.

Liên hệ: Nha Khoa Thẩm Mỹ 126 – 126 Nguyễn Cư Trinh P. NCT, Q.1.

Tel: (08) 3838 9660 – Hotline: 0982 365 000

Website: www.nhakhoathammy126.com.vn – Email: [email protected]

 

Meo.vn (Theo Nha khoa tham my 126)

 

 

10 cách nhận biết hóa mỹ phẩm có thật sự ‘tự nhiên’

“Tự nhiên”, “không độc hại” hay “An toàn sinh thái” là những cụm từ bạn thường bắt gặp trên dầu gội, đồ trang điểm…, thường khiến bạn tưởng chúng được làm từ những thành phần an toàn, tốt cho sức khỏe… Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy.

Khác với thuốc, Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm của Mỹ – FDA – (cũng như nhiều nước khác) – không xem xét độ an toàn của các thành phần trong mỹ phẩm hoặc đồ chăm sóc cá nhân trước khi chúng ra thị trường (mà doanh nghiệp sẽ tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm, và cơ quan quản lý hậu kiểm).

Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất thường dùng các chiêu quảng cáo để gây hiểu nhầm, dùng từ ngữ mơ hồ, hoặc thậm chí là những khẳng định sai lệch về các sản phẩm được gọi là sinh thái/tốt cho sức khỏe.

Các nghiên cứu tới nay cho thấy nhiều loại sản phẩm chứa các hóa chất liên quan với bệnh ung thư, vô sinh, mất cân bằng hoóc môn, dị tật thai nhi, các vấn đề về thần kinh hoặc gây ra những trục trặc sức khỏe khác.

Nên nhớ da của chúng ta không phải là một rào chắn cứng nhắc. Nó cho phép các phân tử hóa chất thấm vào máu, và có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý. Điều gì xảy ra trong cơ thể chúng ta khi chúng ta tiếp xúc với một lượng nhỏ hóa chất ngày qua ngày, trong nhiều năm? Không ai biết chính xác sẽ ra sao. Vì thế, cách tốt nhất là hãy sử dụng chúng an toàn và chọn những sản phẩm natural, nontoxic (tự nhiên, không độc hại).

Tuy nhiên, nhầm lẫn rất dễ xảy ra khi bạn tìm kiếm thông tin trên bìa sản phẩm. Để giúp bạn, chuyên gia của huffingtonpost đưa ra “Top 10 cụm từ cần lưu ý về sản phẩm xanh”. Chúng là các từ và thuật ngữ giúp bạn nâng cao cảnh giác về những khác biệt khó nhận thấy đang được sử dụng trên các nhãn hàng hiện nay.

1. “Environmentally Friendly” và “Eco-Safe” (hay là “Thân thiện với môi trường” và “an toàn sinh thái”). Hiện tại ở Mỹ cũng chẳng có tiêu chuẩn chính thức hoặc quy định cụ thể nào của chính phủ về những thuật ngữ này. Ngoài ra, Ủy ban thương mại liên bang Mỹ (FTC) còn cho những thuật ngữ này là quá mơ hồ.

2. “Đã được bác sĩ kiểm nghiệm”, “Đã kiểm nghiệm độ nhạy cảm” và “Giảm dị ứng“. Theo Cơ quan Thuốc và Thực phẩm Mỹ, các nhà sản xuất không buộc phải thực hiện bất cứ kiểm nghiệm nào hoặc cung cấp bằng chứng rằng sản phẩm đã được một bác sĩ kiểm nghiệm. Vì thế, bạn hãy tìm kiếm tên tổ chức đằng sau các tuyên bố này, thay vì xem tên công ty làm ra sản phẩm.

3. “Allergy-Friendly Fragrance” và “Fragrance-Free” (Hay “Hương thơm không gây dị ứng” và “Không mùi thơm”). Những sản phẩm này có thể được làm từ tinh dầu chứ không phải từ dầu tổng hợp không mùi (vốn có thể gây dị ứng), nhưng cũng chứa các hóa chất như DEA, SLS và màu nhân tạo. “Không mùi thơm” không nhất thiết là chẳng có mùi hương, mà có thể nó chứa mùi thơm tổng hợp để lấn át mùi của các thành phần hóa chất khác.

4. “Nontoxic” (“Không độc”). Cụm từ này không có nghĩa là sản phẩm không có chất độc, hoặc là vô hại. Mà nó chỉ ra rằng sản phẩm này là một sự thay thế an toàn hơn một số thành phần độc hại khác, và việc dùng nó sẽ không gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe. Nhưng, không có quy định cụ thể nào của chính phủ hoặc các tiêu chuẩn chính thức nào cho thuật ngữ này.

5. “Chiết xuất từ…”, chẳng hạn sản phẩm có ghi “Chiết xuất từ dầu dừa” là thuật ngữ lừa dối, bởi để tạo ra cocamide DEA từ dầu dừa, người ta cần dùng đến DEA – một hóa chất tổng hợp sinh ung thư. Vì thế, nó chẳng còn tự nhiên hay là an toàn nữa.

6. “Không chứa…”. Chẳng hạn, một chất khử mùi có ghi “Không CFCs”. Thực chất, CFCs (hay Chloro-fluorocarbons ) đã bị cấm từ năm 1978, vì thế sản phẩm nào chứa chất này sẽ là bất hợp pháp.

Hoặc giả một loại kem khẳng định “Không Parabens”, nhưng lại thay thế bằng Phenoxethanol, mà theo tiêu chuẩn an toàn Mỹ, chất này hấp thụ qua da (ở hàm lượng 100%) và có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Kem bôi da và sữa tắm trẻ em thường chứa ở mức 1%. Liệu điều đó có khiến nó an toàn?

7. “Được chứng nhận xanh”. Thuật ngữ “xanh” áp dụng cho một sản phẩm có lợi cho môi trường hoặc không gây hại cho môi trường. Nhưng Hiệp hội tiêu chuẩn quốc tế (ISO) cho rằng nó quá mơ hồ và không có nghĩa. Vì thế, hãy tìm kiếm những con dấu có giá trị cho điều đó, ai chứng nhận cho việc này?

8. “Natural” (hay “Tự nhiên”). Từ này có thể khiến bạn hiểu rằng sản phẩm là “từ thiên nhiên”, trong khi thực tế không phải vậy. Một công ty có nhãn hàng lớn khẳng định “100% tự nhiên” trên nhãn kem dưỡng ẩm của mình nhưng sử dụng chất hoạt tính bề mặt tổng hợp, chất bảo quản và dầu thơm. Khi đó nó không còn “rất tự nhiên” nữa. Tuy nhiên, không phải tất cả các sản phẩm “tự nhiên” đều xấu. Hãy kiểm tra bản tiêu chuẩn tự nhiên của các sản phẩm chăm sóc cá nhân.

9. “Organic” (hay “Hữu cơ”). Một vài nhãn hàng lớn ghi “hữu cơ” nhưng lại chứa rất ít hoặc không hề có thành phần hữu cơ. Một công ty dầu gội khẳng định sản phẩm của họ tạo ra một “trải nghiệm hữu cơ thật sự”, tuy nhiên lại chứa sodium lauryl sulfate, propylene glycol và mầu D&C, là những hóa chất tổng hợp có nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Một nghiên cứu từ Trung tâm Sức khỏe Môi trường Mỹ đã tìm thấy vài sản phẩm hóa mỹ phẩm bị dán nhãn “hữu cơ” sai như vậy.

10. “Được làm từ…”. Chẳng hạn, sản phẩm ghi “Được làm từ hoa oải hương”, hoặc “Làm từ chanh nguyên chất” có thể chỉ chứa 1% các thành phần đó, và phần còn lại là chất tổng hợp. Hoặc “Được làm từ tinh dầu” có thể chỉ chứa 1-2 giọt tinh dầu tốt. Hãy tìm kiếm làm lượng ghi trên nhãn để chắc chắn.

Vậy đấy, để tìm được sản phẩm ưng ý, bạn hãy đọc kỹ các thành phần ghi trên nhãn, học cách tránh các hóa chất.

Meo.vn (Theo VNE)

Vì sao uống viên thuốc sắt dễ bị ngộ độc?

Tôi bị thiếu máu, đi khám bác sĩ cho uống viên sắt, nhưng nghe người bán thuốc dặn phải cẩn thận kẻo bị ngộ độc sắt. Mong bác sĩ tư vấn? – (Nguyễn Thị Mây – Nghệ An)


Trả lời:

Thuốc viên sắt bổ máu thường chứa FeSO4 có 20% nguyên tố sắt, gluconate sắt chứa 12% nguyên tố sắt.

– Liều an toàn không độc là dưới 10-20mg/kg.

– Liều độc: trên 20mg/kg.

– Liều chết: trên 180 – 300mg/kg.

Sắt gây độc do các gốc tự do và tổn thương đường tiêu hoá, gan, thận, tim và phổi, nguyên nhân tử vong thường là sốc và suy gan.

Triệu chứng ngộ độc: sau 2 giờ uống viên sắt: bệnh nhân bị nôn, tiêu chảy, ngủ lịm, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp. Sau 12-48 giờ bệnh nhân có biểu hiện chảy máu đường tiêu hoá, hôn mê, co giật, phù phổi, trụy tim mạch; suy gan và suy thận, rối loạn đông máu, hạ đường huyết, toan chuyển hoá trầm trọng.

Xử trí: thải bỏ chất độc khỏi đường tiêu hoá bằng cách gây nôn, rửa dạ dày nếu phát hiện bệnh nhân mới uống thuốc quá liều, hoặc dùng thuốc tẩy rửa ruột non nếu uống đã lâu, những viên sắt đã qua dạ dày và không thể loại bỏ bằng cách rửa dạ dày.

Ở phòng cấp cứu dùng giải độc đặc hiệu là deferoxamine. Lọc máu trong trường hợp ngộ độc nặng. Bạn nên uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh ngộ độc sắt.

Theo BS Bùi Thị Thu Hương

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Ngộ độc sắt do thuốc

Tôi bị thiếu máu, đi khám bác sĩ cho uống viên sắt, nhưng nghe người bán thuốc dặn phải cẩn thận kẻo bị ngộ độc sắt. Mong bác sĩ tư vấn?

Nguyễn Thị Mây (Nghệ An)

Thuốc viên sắt bổ máu thường chứa FeSO4 có 20% nguyên tố sắt, gluconate sắt chứa 12% nguyên tố sắt. Liều an toàn không độc là dưới 10-20mg/kg. Liều độc: trên 20mg/kg. Liều chết: trên 180 – 300mg/kg. Sắt gây độc do các gốc tự do và tổn thương đường tiêu hoá, gan, thận, tim và phổi, nguyên nhân tử vong thường là sốc và suy gan. Triệu chứng ngộ độc: sau 2 giờ uống viên sắt: bệnh nhân bị nôn, tiêu chảy, ngủ lịm, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp. Sau 12-48 giờ bệnh nhân có biểu hiện chảy máu đường tiêu hoá, hôn mê, co giật, phù phổi, trụy tim mạch; suy gan và suy thận, rối loạn đông máu, hạ đường huyết, toan chuyển hoá trầm trọng. Xử trí: thải bỏ chất độc khỏi đường tiêu hoá bằng cách gây nôn, rửa dạ dày nếu phát hiện bệnh nhân mới uống thuốc quá liều, hoặc dùng thuốc tẩy rửa ruột non nếu uống đã lâu, những viên sắt đã qua dạ dày và không thể loại bỏ bằng cách rửa dạ dày. Ở phòng cấp cứu dùng giải độc đặc hiệu là deferoxamine. Lọc máu trong trường hợp ngộ độc nặng. Bạn nên uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh ngộ độc sắt.

 

BS. Bùi Thị Thu Hương

Meo.vn (Theo SKĐS)

Sương mù có độc không?

Nhiều người lo ngại rằng môi trường ngày càng bị ô nhiễm sẽ làm sương mù lẫn các chất độc hại.

Theo các chuyên gia, vào những ngày có sương mù để tránh hít phải các chất độc bay lơ lửng trong không khí, người dân nên tránh ra đường vào lúc sáng sớm. Nếu phải ra đường thì tốt nhất là nên đeo khẩu trang để tránh bụi, khói, các chất độc có trong không khí.

Giảm tầm nhìn, ảnh hưởng tới hoạt động giao thông

Ông Lê Thanh Hải, phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn TƯ giải thích, không có gì bất thường khi vào các tháng 10, 11 và 12 lúc nửa đêm hoặc sáng sớm có sương mù xuất hiện. Ở nước ta phổ biến có 2 loại sương mù là sương mù bức xạ và sương mù bình lưu.

Sương mù bức xạ hình thành khi mặt đất lạnh đi do bức xạ vào ban đêm trời quang mây, lặng gió. Nó xuất hiện vào nửa đêm và rạng sáng, đây là sương mù nhẹ và thường không tồn tại được lâu khi mặt trời xuất hiện. Loại sương mù này thường có vào các tháng 10 – 12.


Sương mù làm giảm tầm nhìn ảnh hưởng lớn tới hoạt động giao thông

 

So với sương mù vào các tháng 10 – 12, sương mù bình lưu (là kiểu sương mù được hình thành khi không khí ẩm di chuyển ngang qua nơi có bề mặt lạnh) xảy ra vào các tháng 3 – 4 nguy hiểm hơn. Sương mù bình lưu xuất hiện khá đậm đặc và có khi xuất hiện cả ngày lẫn đêm.

Loại sương mù này làm giảm tầm nhìn ảnh hưởng lớn tới hoạt động giao thông. “Đôi khi các chuyến bay cũng buộc phải hủy chuyến vì sương mù quá nhiều. Tàu thuyền trên sông vào các ngày sương mù đậm đặc có thể va chạm với nhau do tầm nhìn bị hạn chế”, ông Lê Thanh Hải phân tích.

Tránh ra đường vào lúc sáng sớm

Hiện nay, chưa có công nghệ nào giúp xua tan sương mù. Ngay cả ở những nước có sương mù nhiều, dày đặc, người dân cũng chấp nhận “chung sống với lũ”. Các chuyên gia cho biết, muốn biết trong sương mù có lẫn các chất độc hại có trong không khí hay không cần phải lấy mẫu sương mù về phân tích. Ở nước ta hiện chưa có nghiên cứu sâu nào về vấn đề này.

Ông Lê Thanh Hải cho biết, bản chất của sương mù là không độc bởi sương mù chỉ là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí.

Sự nguy hiểm lớn nhất của sương mù là làm giảm tầm nhìn. Ngoài ra, đối với một số người bị bệnh về đường hô hấp cũng có thể bị ảnh hưởng nếu bị dính các “hạt nước nhỏ”.
Bản thân sương mù không chứa các chất độc cũng là quan điểm của ông Bùi Hoài Thanh, trưởng phòng Quan trắc môi trường, Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng lưu ý là khi sương mù xuất hiện chúng có thể cản quá trình khuếch tán của các bụi, khói… có trong không khí, khiến các chất này bị “lưu giữ” lại ở tầng thấp lâu hơn.

Vì thế, cách tốt nhất vào những ngày có sương mù để tránh hít phải các chất độc bay lơ lửng trong không khí, người dân nên tránh ra đường vào lúc sáng sớm, thời điểm sương mù xuất hiện nhiều. Nếu phải ra đường thì tốt nhất là nên đeo khẩu trang để tránh bụi, khói, các chất độc có trong không khí nhưng không thoát được do bị sương mù cản lại.

Ngoài ra, nên mặc thêm quần áo ấm để tránh nhiễm lạnh khi bị các hạt nước bám vào đặc biệt là những người bị các bệnh về đường hô hấp. Nếu tiếp xúc với sương mù thì sau đó nên nhỏ mũi, mắt, súc miệng bằng nước muối nhạt.

Các chuyên gia cảnh báo, vào những ngày có sương mù, các phương tiện giao thông nhất là các phương tiện giao thông đường thủy cần phải giảm tốc độ do sương mù hạn chế tầm nhìn. Đối với việc đóng kín nhà cửa để hạn chế sương mù thì không quá cần thiết vì khi sương mù “xâm nhập” vào nhà sẽ bị các đồ dùng trong gia đình (quạt, điều hòa…) cản lại và đẩy ra.

Meo.vn (Theo KH & ĐS)

Gừng giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng

Gừng có tác dụng điều trị bệnh tiêu hóa, phòng ngừa ung thư đại tràng, là một vị thuốc quý của Đông y được Tây y xác nhận.

Gừng chẳng những thêm hương vị cho món ăn mà còn giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng. Gừng vốn là vị thuốc quý trong Đông y. Người Ấn Độ, Trung Quốc rất coi trọng gừng.

Các lương y dùng gừng làm vị thuốc chữa các bệnh: ăn không tiêu, nôn mửa, đi ngoài, cảm mạo, phong hàn, làm thuốc uống cho ra mồ hôi, chữa ho mất tiếng, đi lị ra máu, người chửa ốm nghén…

 

GS. TS. Suzanna M. Zich, thuộc Đại học Y Michigan, Mỹ và đồng nghiệp đã nghiên cứu 30 bệnh nhân, một nhóm dùng 2g gừng mỗi ngày và một nhóm dùng giả dược trong 28 ngày liên tục. Sau đó họ xác định mức độ viêm ruột kết và thấy giảm đáng kể ở những người dùng gừng.

Bà Suzanna M. Zich nhận định: “Chúng ta cần áp dụng gừng trong nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng. Gừng chỉ tăng khả năng ngăn ngừa ung thư mà không độc hại, chắc chắn cải thiện sức khoẻ, mà chi phí không đáng kể”.

Người ta đã thấy rõ đặc tính tiềm năng chữa bệnh của gừng. Trong gừng có chứa zingibain, một loại chất có đặc tính kháng viêm mạnh. Khả năng làm giảm tình trạng viêm của gừng có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng. Chất này mang đến cho gừng tác dụng giảm viêm khớp, giảm đau cho người bệnh.

Cho đến nay Trung tâm Y học bổ sung thay thế Quốc gia Hoa Kỳ (NCCAM) đã kết luận, gừng có thể làm giảm bớt buồn nôn sau phẫu thuật và giảm gây nôn bởi hóa trị liệu, ốm nghén khi mang thai và người say tàu xe.

Nếu bị lạnh, khi bị dầm ngoài mưa bão, hay mùa đông, nên làm cho cơ thể nóng lên thì gừng là vị thuốc nâng nhiệt độ cơ thể an toàn nhất.

Meo.vn (Theo Vietnamnet)

Vị thuốc từ hoa phù dung

Hoa phù dung thường dùng chữa mụn nhọt, sưng vú, bỏng, rong kinh, viêm khớp, chữa chắp lẹo, làm hết mủ……

Phù dung có tên khoa học là Hibiscus mutabilis L., thuộc họ Bông (Malvaceae). Phù dung còn gọi là mộc liên, cự sương…là một loài thực vật cho hoa đẹp được trồng để làm cảnh.

Cành phù dung mang lông ngắn hình sao. Lá có năm cánh, cuống lá hình tim, mép có răng cưa, đường kính có thể tới 15cm, mặt dưới nhiều lông hơn, năm thùy hình ba cạnh ngắn có bảy gân chính. Hoa phù dung lớn, có hai loại: Hoa đơn (năm cánh), hoa kép (nhiều cánh), khi nở xòe to bằng cái chén, chất cánh xốp, trông như hoa giấy. Màu sắc của phù dung thay đổi từ sáng đến chiều (sáng trắng, trưa hồng, chiều đỏ) vì trong cánh hoa có chất anthoxyan bị oxy hóa dần khi tiếp xúc với không khí.

Lá và hoa phù dung được dùng làm thuốc từ lâu theo kinh nghiệm dân gian, hoa thu hái lúc mới nở, dùng tươi hoặc phơi khô và lá thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô, sấy khô.


Theo Đông y, cả lá và hoa phù dung có vị cay, khí bình. Có tác dụng lương huyết (mát máu), giải độc, tiêu thũng (chữa phù thũng), chỉ thống (giảm đau). Thường dùng chữa mụn nhọt, sưng vú, bỏng, rong kinh, viêm khớp, chữa chắp lẹo, làm hết mủ……

Hoa phù dung được dùng để chữa các chứng bệnh sau:

– Tổn thương do chấn thương: Dùng hoa phù dung tươi giã nát đắp vào nơi tổn thương, hoặc dùng bột hoa phù dung khô trộn với giấm, rượu và nước trà thành dạng cao rồi đắp lên chỗ đau.

– Chữa bỏng: Dùng hoa hoặc lá phù dung 18g, đại hoàng 12g, bạch chỉ 9g, cam thảo 9g. Tất cả sấy khô, nghiền thành bột mịn rồi trộn với dầu trà hoặc dầu vừng bôi lên chỗ bị tổn thương. Hoặc hoa phù dung 15g, thanh đại 9g, hai thứ tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào nơi bị bỏng. Ngày bôi 3 lần vào vùng bị tổn thương do bỏng.

– Viêm khớp: Dùng hoa phù dung và đậu đỏ (hạt nhỏ) mỗi thứ 15g, nghiền nhỏ, trộn với mật ong rồi đắp lên khớp đau.

– Chắp và lẹo mắt: Dùng hoa phù dung tươi và bạc hà tươi, mỗi thứ 3g, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên chỗ chắp hoặc lẹo, mỗi ngày 2-3 lần.

– Mắt sưng đau do chấn thương: Dùng một nắm hoa phù dung và 6g sinh địa nghiền nát, trộn với sữa người rồi đắp lên mắt bị bệnh.

– Viêm kết mạc: Lấy 9-30g hoa phù dung sắc uống.

– Cảm mạo: Lấy 30g hoa phù dung và 3g hậu phác, sắc kỹ 2 lần, lấy 2 nước hòa đều, chia uống 3 lần trong ngày.

– Zona, vết thương do ong đốt, rết, rắn không độc và côn trùng cắn: Dùng hoa phù dung phơi khô trong bóng râm, tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào vết thương.

– Mụn nhọt, đinh độc, hậu bối, chín mé: Dùng hoa phù dung sấy khô tán bột, trộn với vaseline thành cao mềm tỷ lệ 1/4, rồi đắp lên chỗ tổn thương, thay thuốc hằng ngày hoặc cách ngày.

– Chữa sưng vú: Hoa hoặc lá phù dung 50g, mầm húng dũi 50g. Hai vị dùng tươi, rửa sạch, giã đắp. Ngày đắp một lần vào buổi trưa, đắp liên tục trong 3 ngày.

– Kinh nguyệt ra nhiều: Hoa phù dung (loại mới nở) phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày, uống trong 7 ngày. Hoặc hoa phù dung phơi khô đem tán bột mịn, gương sen đốt tồn tính, tán mịn. Trộn đều hai thứ với lượng bằng nhau. Ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với nước cơm, uống trước bữa ăn. Uống trong 5 -7 ngày.

Theo DS Mỹ Nữ

Meo.vn (Theo Nongnghiepvietnam)