Lưu trữ cho từ khóa: loét miệng

Mẹo nhỏ khi bị loét miệng

Loét miệng là một căn bệnh phổ biến, thường gặp ở mọi lứa tuổi. Loét miệng không nguy hiểm nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Biểu hiện khi bị loét miệng đó là khi ăn, uống rất khó khăn do đau, rát và mệt mỏi nhất là ở người cao tuổi và trẻ em. Theo Đông y thì loét miệng là do nhiệt có nghĩa là cơ thể bị nóng và phát ra nhiệt gây loét niêm mạc miệng. Còn theo Tây y, người ta cho rằng loét miệng có thể còn do virút Herpes hoặc đôi khi còn do virút thủy đậu.

Ở một số trường hợp do thiếu chất hoặc do hấp thu kém, nhất là người cao tuổi và trẻ em, sẽ gây nên thiếu một số chất cần thiết như vitamin PP, vitamin C, vitamin B12, acid folic, chất sắt cũng có thể gây loét miệng…Loét miệng cũng có thể do chấn thương làm viêm, dập niêm mạc miệng. Loét miệng cũng có thể do ăn thức ăn, nước uống nóng quá gây bỏng. Ngoài ra, một số người bị rối loạn chức năng miễn dịch làm suy giảm miễn dịch như trong bệnh AIDS hoặc gặp stress liên tục cũng có thể bị loét miệng.

meo-nho-khi-bi-loet-mieng

Ảnh minh họa.

Làm gì khi bị loét miệng

 

PGS.TS. Bùi Mai Hương cho biết, loét miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau, có loại có thể có và biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi bị loét miệng nên đi khám bệnh, nhất là người cao tuổi và trẻ em để bác sĩ xác định nguyên nhân trên cơ sở đó có hướng điều trị hữu hiệu hơn. Loét miệng gây đau, rát cho nên dùng thuốc giảm đau là rất cần thiết nhưng dùng loại gì là công việc của bác sĩ khám bệnh cho người bệnh. Người bệnh hoặc người nhà người bệnh không nên tự mua thuốc để dùng.

Dưới đây là một số mẹo nhỏ khi bị loét miệng:

– Không nên ăn các loại thực phẩm nhiều gia vị, dầu và đồ uống nóng. Nên ăn các loại trái cây tươi có chứa vitamin C và rau củ vào chế độ ăn uống hằng ngày.

– Hạn chế ăn kẹo, nhai kẹo cao su và các đồ uống có ga.

– Không nên ăn các loại thực phẩm rắn. Thay vào đó, nên chọn thức ăn mềm dễ nhai.

– Nên bổ sung sữa chua, bơ, phô mai và các chế phẩm từ sữa khác vào chế độ ăn uống của bạn.

– Đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt. Sử dụng bàn chải mềm khi đánh răng.

– Bạn có thể nhai vài lá húng quế cùng với một ít nước khoảng 3-4 lần mỗi ngày,giúp cho vết loét mau lành.

– Bôi chút mật ong lên vết loét miệng hoặc trộn với một ít bột nghệ để thoa lên chỗ bị loét. Mật ong giúp giữ ẩm và ngăn ngừa mất nước. Nó cũng giúp giảm sẹo và kích thích mô mới phát triển.

– Hạn chế căng thẳng, thư giãn bằng cách tập yoga, thiền hoặc tập thể dục.

– Súc miệng bằng nước muối vài lần trong ngày, có thể sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Các loại quả ngăn ngừa loét miệng:

Dưa hấu: Theo Đông y, dưa hấu có công dụng thanh nhiệt giải giải độc, lợi tiểu tiện và được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như mụn nhọt, viêm loét miệng, phù do viêm thận, đái đường, cao huyết áp.

Lê: Vitamin C trong quả lê giúp tăng cường khả năng đề kháng và chống viêm cho cơ thể. Vitamin B, đặc biệt là vitamin B12 là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo cho da và niêm mạc khỏe mạnh, không bị tổn thương.

Mơ: Quả mơ có tác dụng kích thích làm tiết nước bọt, chữa khô miệng do nhiệt. Trong những ngày hè nóng bức, uống nước mơ giúp giúp chống mệt mỏi, giảm mồ hôi và mệt mỏi cho cơ thể.

Táo: Hàm lượng lớn vitamin C trong táo có tác dụng gia tăng sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, sau bữa ăn tráng miệng bằng bằng táo sẽ tránh được các bệnh về răng miệng, chống sâu răng bởi trong táo có chứa nhiều chất xenlulô giúp làm sạch lợi và ngăn ngừa hình thành mảng bám ở răng.

Hồng: Hồng là loại quả chứa nhiều vitamin C, dưỡng chất giúp cơ thể chống đỡ với các loại virus, trong đó có các loại virus gây nên các bệnh răng miệng.

Đào: Ăn đào thường xuyên có thể ngăn chặn sự sinh sôi của các vi khuẩn trong cơ thể, đặc biệt là những vi khuẩn bám trên răng và nướu, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh ở miệng.

Theo VnMedia.vn

Biện pháp tự nhiên trị loét miệng mùa hè

Trong Đông y, bệnh loét miệng còn gọi là “khẩu sang” tuy chỉ trong khoang miệng nhưng liên quan đến tạng, phủ trong cơ thể, nhất là tâm và tỳ. Có hai nguyên nhân gây ra loét miệng là do “tâm tỳ tích nhiệt” và “âm hư hỏa vượng”.

Chuyên gia dinh dưỡng Neelanjana Singh (Ấn Độ) nói: “Mỗi người chúng ta bị ảnh hưởng bởi loét miệng ít nhất một lần trong đời”.

Bệnh loét miệng thường kéo dài 7-10 ngày rồi tự khỏi. Loét miệng không để lại sẹo, nhưng rất hay tái phát, gây khó chịu trong khi nói và nhai thức ăn, nhất là khi ăn đồ cay, mặn. ​Vào mùa hè, nhiệt cộng nhiệt làm cơ thể bức bối hơn.

Theo chuyên gia, các lý do sau gây ra loét miệng:

– Do cắn phải miệng hay bất kỳ tổn thương nào khác cũng có thể gây ra lở loét, nhất là khi ăn vội.

– Tuy nhiên bệnh cũng có thể là do sự thiếu hụt vitamin như B12, vitamin C, chất sắt.

– Loét miệng cũng là biểu hiện một bệnh lý đường ruột, ví dụ như bệnh viêm đại tràng.

hon hop bot nghe
Trộn hỗn hợp bột nghệ với mật ong bôi lên vùng bị nhiệt miệng. Ảnh: ladycarehealth.com

Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác. “Nhiều loại thực phẩm có đặc tính mài mòn, chẳng hạn như hạt cau, hạnh nhân. Một số loại rau quả chứa nhiều axit như dâu tây, cà chua cũng có thể gây viêm loét cho những người nhạy cảm. Ngay cả pho mát, chocolate và cà phê cũng là nguyên nhân gây bệnh. Thêm vào đó kem đánh răng, nước xúc miệng, đồ mặn cũng làm lở loét miệng”, chuyên gia nói.

Ngoài một số bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm hạ hỏa, người bệnh có thể dùng một số cách tự nhiên rất hiệu quả.

– Dầu dừa: Dầu dừa có đặc tính chống vi khuẩn, đó là lý do tại sao nó là một trong những biện pháp khắc phục hiệu quả. Trộn dầu dừa với mật ong, bôi hỗn hợp này lên vết loét nhiều lần trong ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy một lượng lớn bột nghệ trộn với mật ong, bôi lên vùng bị loét. Theo y học cổ truyền, nghệ vàng có vị cay đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu và giảm đau, trị mụt nhọt, sưng do viêm… cùng với mật ong có tính sát khuẩn cao sẽ giúp các vùng bị nhiệt bị “đánh bại” nhanh chóng.

Theo Vnexpress

Giữ an toàn cho trẻ nhỏ với gói hút ẩm như thế nào?

Với phương châm “Sức khỏe của người tiêu dùng là sự sống còn của công ty”, từng sản phẩm công ty Cổ phần Thực phẩm One.One Việt Nam đưa ra đều dựa trên các tiêu chí tốt cho sức khỏe người tiêu dùng – sản phẩm hoàn toàn tự nhiên không chất tạo màu, không chiên qua dầu, không chất bảo quản, không Cholesterol, tốt cho sức khỏe. Hơn thế nữa, những chiếc bánh gạo One.One được làm từ nguồn nguyên liệu là những hạt gạo Việt Nam trù phú. Chính vì điều đó mà năm 2013 nhãn hàng Bánh Gạo One.One tiếp tục đạt danh hiệu HVNCLC do Người Tiêu Dùng bình chọn.

Ảnh được cung cấp bởi Bánh gạo One One

Vừa qua, trang báo mạng kienthuc.net.vn có đăng tải thông tin “Cháy da, bỏng mắt, loét miệng vì gói chống ẩm trong bánh gạo”, trong đó có một vài thông tin cung cấp không chính thống, không chính xác. Chính vì thế, công ty Cổ phần Thực phẩm One.One Việt Nam chính thức có thông tin phản hồi để người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm:

1. Hai loại chất chống ẩm đang được Công ty sử dụng song song là silicagen (SiO2) và vôi bột (CaO) với trọng lượng rất nhỏ 3-8gam/túi (và không tiếp xúc trực tiếp với bánh gạo) – đây là những chất chống ẩm không nằm trong danh mục cấm và được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và thế giới. Chất chống ẩm mà bài báo đề cập là vôi bột (CaO), là chất có độ hút ẩm tốt, an toàn cho thực phẩm và được sử dụng ngày càng nhiều vì có nguồn gốc từ thiên nhiên và gần gũi với con người, không độc hại. Cho đến nay, phần lớn các loại bánh gạo của Nhật cũng đang sử dụng vôi bột (CaO) làm chất hút ẩm cho sản phẩm bánh gạo (vui lòng tham khảo thông tin của công ty sản xuất chất chống ẩm từ CaO lớn nhất Nhật Bản http://www.yabashi.jp/vi/industries03-2.html). Vì vậy Công ty Cổ phần Thực phẩm One.One Việt Nam khẳng định tất cả các chất chống ẩm mà công ty đang sử dụng là hoàn toàn hợp pháp và không nằm trong danh sách hoá chất cấm cũng như là độc hại của Việt Nam.

2. Về trường hợp hy hữu đáng tiếc của cháu bé ở Hà Nội nghịch gói chống ẩm bị bay vào mắt, khi xảy ra sự cố người nhà của cháu bé đã liên hệ với Công ty qua điện thoại đường dây nóng, Công ty đã giải thích và hướng dẫn người nhà đem cháu bé đến bác sĩ chữa trị đúng cách và kịp thời.

Vì phương châm bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng mà ngay sau sự việc đáng tiếc đó, Công ty Cổ phần Thực phẩm One.One Việt Nam đã yêu cầu bộ phận R&D tìm các biện pháp để hạn chế tối đa các tác dụng phụ của chất chống ẩm; đồng thời cũng ngay lập tức phối hợp với các báo viết bài tư vấn tiêu dùng “Cảnh báo tai nạn do hạt chống ẩm trong thực phẩm”, đăng tại các báo uy tín nhất trên toàn quốc như: báo Tuổi Trẻ ra ngày ra ngày 05/02/2013, báo Hà Nội Mới ra ngày 02/02/2013, An Ninh Thủ Đô ra ngày 02/02/2013, Phụ Nữ Việt Nam ra ngày 02/02/2013 và Phụ Nữ Hồ Chí Minh ra ngày 04/02/2013… với mục đích giúp người tiêu dùng trên toàn quốc hiểu rõ hơn về gói chống ẩm và tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra trong quá trình sử dụng.

Gói hút ẩm là gì?

Để bảo quản bánh kẹo và thực phẩm khô ráo, tất cả các công ty thực phẩm trên thế giới thường sử dụng “gói hút ẩm” đóng gói trong bao bì chứa bánh kẹo và thực phẩm cần bảo quản. Gói hút ẩm thường là các túi không thấm nước, có cấu tạo đặc biệt cho khí ẩm dễ dàng xuyên qua, bên trong túi chứa các hóa chất có khả năng hút ẩm cao so với trọng lượng của nó như: Silicagen (SiO2), Ôxít Canxi (CaO – vôi sống), đất sét Bentonite… trong đó Silicagen và Ôxít Canxi là được sử dụng nhiều nhất do độ hút ẩm tốt, giá rẻ và an toàn với thực phẩm. Đặc biệt Ôxít Canxi được sử dụng ngày càng nhiều vì đó là chất có nguồn gốc từ thiên nhiên và gần gũi với con người, ít độc hại. Từ thời xa xưa, các cụ đã biết dùng vôi tôi cho vào lo, chai, hũ… để bảo quản các loại bánh, mứt, kẹo cũng như để “Ăn miếng trầu là đầu câu chuyện”…

Các nguy cơ từ gói hút ẩm

Như chúng ta đã biết, hoá chất trong gói hút ẩm sẽ an toàn với thực phẩm và người sử dụng khi để trong gói hút ẩm, cách ly với thực phẩm, nhưng lại không an toàn khi ăn hoặc tiếp xúc trực tiếp vào mắt mũi miệng… chính vì vậy mà hiện nay tất cả các gói hút ẩm thường ghi cảnh báo là Chất chống ẩm không ăn được, Không được xé, Tránh xa tầm tay trẻ em, Bỏ ngay vào sọt rác… Người lớn đã có kinh nghiệm hoặc người biết chữ sẽ làm theo chỉ dẫn của cảnh báo, nhưng đối với trẻ em hoặc người không biết chữ thì lại có nguy cơ nếu không tuân thủ theo cảnh báo. Đã có nhiều trẻ nhỏ phải đi tẩy ruột, bỏng mắt, miệng… khi xé và ăn hóa chất hút ẩm bên trong do không biết hoặc do nghịch nghợm.

Giữ an toàn cho trẻ nhỏ với gói hút ẩm như thế nào?

Chính vì vậy để bảo vệ trẻ nhỏ, tại mỗi gia đình chúng ta nên giảng cho trẻ biết tác hại của gói hút ẩm, khuyên trẻ có thói quen bỏ đi, không nghịch xé, nuốt… gói hút ẩm có trong các gói bánh, kẹo hoặc thực phẩm nói chung. Đối với các trẻ nhỏ hơn, chúng ta nên cẩn thận bỏ gói hút ẩm trước khi đưa cho trẻ gói bánh hoặc kẹo.

Trong trường hợp trẻ ăn phải, tốt nhất chúng ta làm cho trẻ nôn ra và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để bác sĩ xử lý kịp thời. Trường hợp trẻ nghịch, bị hạt hút ẩm bay vào mắt thì các bác sĩ khuyên chúng ta nên rửa ngay bằng nước sạch sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ điều trị.

Mong rằng một vài thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp ngăn chặn được những tổn hại đáng tiếc xảy ra, đặc biệt đối với các gia đình có trẻ nhỏ, cũng như yên tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm, trong đó có bánh gạo One.One.

 
 
 

Cách chữa lành vết lở miệng

Vết loét lở hình thành bên trong miệng có thể gây khó khăn, đau đớn cho bạn trong việc ăn uống.

Theo healthday.com, các chuyên gia thuộc Hiệp hội Nha khoa Mỹ đưa ra một số gợi ý sau để giúp chữa lành vết lở loét miệng:

Bôi thuốc gây tê để vô hiệu hóa cơn đau từ vết loét;

Dùng nước súc miệng kháng khuẩn;

Tránh các loại thực phẩm có thể làm trầm trọng hơn vết loét, đặc biệt là thực phẩm cay, nóng hoặc có tính a xít;

Đi nha sĩ nếu vết loét lở không tự lành sau hai tuần; sử dụng thuốc kháng sinh theo khuyến cáo của nha sĩ để giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.

(Theo Thanhnien)

Chữa tưa lưỡi, loét miệng cho bé như thế nào là đúng cách?

Vừa qua, nhiều trẻ bị ngộ độc chì do người nhà bôi “thuốc cam” chữa tưa lưỡi. Vậy nếu không chữa theo cách này thì cho bé dùng thuốc gì?

Chào BS của AloBacsi,

Vừa qua, em đọc bài viết này Nhiều trẻ ngộ độc chì khi bôi “thuốc cam” và được biết hiện có nhiều cháu bé bị ngộ độc chì do người nhà bôi “thuốc cam” chữa tưa lưỡi, nóng trong mình.

Vậy nếu không chữa theo cách ấy thì nên cho bé dùng thuốc gì, ăn món ăn nào để chữa tưa lưỡi? Xin bác sĩ hướng dẫn giúp em cũng như những bà mẹ đang có con nhỏ. Em xin cảm ơn. – (Phương Anh – Hà Nội)

Với bé nhỏ khi dùng bất cứ loại thuốc nào, các bà mẹ cần thận trọng dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào các bà mẹ đang có con nhỏ,

Đối với bé nhỏ có thể ngộ độc tất cả các loại thuốc hoặc các thực phẩm khác chứ không riêng ngộ độ chì, nếu chúng ta sử dụng không đúng liều, không đúng cách hoặc dùng theo sự mách bảo mà không có sự kiểm chứng của cơ quan y tế.

Trường hợp con của chị Nguyễn Thị Thu ở Phúc Thọ – Hà Nội là một bằng chứng, dùng thuốc bôi cho con từ một thầy lang mà chưa có kiểm duyệt của các cơ quan chức năng, dẫn đến hậu quả vừa qua là bé nhiễm độc chì do nồng độ chì trong thuốc bôi miệng cao gấp 6 lần hàm lượng cho phép.

Vậy tại sao trẻ nhỏ dễ bị ngộ độc hơn trẻ lớn và người lớn?

Theo đặc điểm sinh lý bình thường của trẻ nhỏ rất dễ bị ngộ độc hơn trẻ lớn và người lớn vì những lý do sau:

– Sự chuyển hóa các chất độc trong cơ thể chưa hoàn chỉnh

– Chức năng gan và thận hoạt động còn kém…

Trở lại vấn đề tưa lưỡi ở trẻ em, tưa lưỡi là những màng giả màu trắng ở niêm mạc miệng, nằm trên bề mặt của lưỡi, trong trường hợp nhiều có thể xuất hiện ở niêm mạc miệng và hai bên má. Làm cho trẻ rất đau, dễ quấy khóc và ăn uống sẽ kém, sợ bú. Nguyên nhân thường gặp là do một loại nấm có tên Candida albicans.

Các bạn có thể sử dụng bột gói Nyst hoặc Daktarin Oral Gel rơ miệng cho bé ngày 2 – 3 lần. Tuy nhiên, Daktarin Oral Gel theo khuyến cáo không nên dùng cho bé dưới 6 tháng tuổi.

Để phòng tránh bệnh này, các bà mẹ cần lưu ý trước và sau khi cho con bú cần lau sạch đầu vú, sau khi bé bú xong nhỏ cho bé một ít nước để sữa không đọng lại ở miệng gây lên men. Bình sữa, núm vú cũng cần vệ sinh sạch sẽ, vô trùng sau mỗi lần bú.

Tóm lại, để tránh những sự cố đáng tiếc vừa qua, bác sĩ có lời khuyên cho các bà mẹ: với bé nhỏ khi dùng bất cứ loại thuốc nào (kể cả Tây y lẫn Đông y), các bà mẹ cần thận trọng dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ “cần đúng liều, đúng ngày”, tuyệt đối không dùng thuốc theo sự mách bảo, thuốc không rõ nguồn gốc hoặc thuốc từ những người hành nghề lang băm không có kiểm duyệt của ngành y tế.

Thân chào!

BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo

Meo.vn (Theo alobacsi)

Loét niêm mạc miệng – Trị cách gì?

Niêm mạc miệng là lớp bao phủ khoang miệng và lưỡi. Tổn thương viêm loét niêm mạc miệng có thể có mủ hoặc không có mủ. Bệnh gây đau đớn và khó khăn cho bệnh nhân khi ăn uống, nói năng.

Vì sao lại bị viêm loét niêm mạc miệng?

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm loét niêm mạc miệng, bao gồm:        

Chấn thương: bỏng nhiệt do ăn uống thức ăn quá nóng, tổn thương hay gặp ở vòm miệng, chỗ cung răng hàm trên; do đụng dập, té ngã, bị đánh; do các thủ thuật nha khoa như khoan trám răng, hàn răng, nhổ răng, lắp răng giả nhưng không vừa, răng bị mẻ, gãy…; trẻ em bị que kem, bút viết, hoặc vật sắc nhọn đâm vào miệng lưỡi.

Do tác động của các chất hóa học như axít, nước vôi, nước súc miệng quá đậm đặc, dùng nhiều kem đánh răng nhưng súc miệng chưa kỹ…

Nhiễm khuẩn: nhiều loại vi khuẩn gây viêm loét lợi răng hoại tử cấp tính quanh ổ răng, thường  gặp ở người thiếu dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, người bị mệt mỏi suy nhược cơ thể, hút thuốc, vệ sinh kém.

Ăn cam, chanh phòng chống loét miệng.

Nhiễm virut:

viêm miệng do virut Herpes với triệu chứng là mụn nước lan rộng rồi tạo thành vết loét, gặp ở môi, mép, niêm mạc miệng, có thể có sốt, viêm họng, nổi hạch. Varicella zoster virut (VZV): gặp trong bệnh thủy đậu, bệnh gây loét, mụn nước ở niêm mạc miệng. VZV tiềm ẩn trong mô thần kinh, gây phát ban da tương ứng với rễ thần kinh và ảnh hưởng nhánh dây thần kinh số V gây loét miệng, rất đặc trưng vì cùng bên với đau và dị cảm. Các mụn nước thường ở vòm miệng, má, lưỡi, họng vỡ nhanh tạo vết loét. Coxsackie virus: là loại virut gây bệnh tay – chân – miệng ở trẻ em; tổn thương mụn nước trên nền đỏ tạo thành loét, gặp ở niêm mạc miệng, lưỡi gà, đặc biệt ở khẩu cái, lưỡi, niêm mạc má. Rubella: gây ra bệnh sởi, dấu hiệu ở miệng chính là dấu Koplik, với dát hồng ban nhỏ ở niêm mạc má, trung tâm hoại tử trắng, thường xuất hiện 1-2 ngày trước triệu chứng toàn thân. Epstein – Barr virus (EBV): gây hội chứng sốt, loét miệng vùng sau miệng hầu.

Ngoài ra còn có các yếu tố khác gây viêm loét miệng như: ảnh hưởng của nội tiết tố; do yếu tố di truyền; do dị ứng thức ăn, thuốc chữa bệnh; do thiếu các loại vitamin: C, PP, B6, B12; thiếu sắt; do bệnh tự miễn…

Dấu hiệu viêm loét miệng

Khi bị viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi, có thể biết được nguyên nhân nhưng cũng có khi không biết được nguyên nhân mà chỉ thấy tự nhiên xuất hiện các vết loét kèm theo các dấu hiệu: sưng nóng đỏ đau, có vết lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống; có thể là những áp-xe ở dưới lưỡi, dưới niêm mạc; nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm. Đặc biệt, các vết loét cấp ở niêm mạc miệng lưỡi thường tái phát, gây đau đớn và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các tổn thương viêm loét khá đa dạng: loét dạng aphthe nhỏ là hay gặp nhất, chiếm khoảng 80%, điển hình là có một vài đến nhiều vết loét đường kính dưới 1cm, nông, nằm rời rạc hoặc thành đám, tự lành trong khoảng 7 – 14 ngày và  không để lại sẹo. Loét dạng aphthe lớn, còn gọi là bệnh Sutton hoặc hoại tử niêm mạc miệng tái phát có viêm hạch ngoại biên, chiếm khoảng 10%. Vết loét có kích thước lớn hơn 1cm, gồm một hay nhiều vết loét, chậm liền có khi kéo dài nhiều tuần, để lại sẹo do hoại tử lan rộng. Loét dạng Herpes, nhưng không liên quan đến virus Herpes, số lượng vết loét nhiều từ 10 – 100 vết, tổn thương kết thành chùm, nhiều vết loét nhỏ nhanh chóng kết hợp lại thành mảng lớn, lành trong khoảng 7 – 30 ngày. Đặc điểm là vết loét có màu đỏ ở xung quanh, trung tâm có mảng mục màu vàng, đau nhiều trong 2 – 3 ngày đầu, dần dần giảm đau khi bắt đầu lành.

Lưu ý trong điều trị và phòng bệnh

Điều trị viêm loét miệng lưỡi chủ yếu là giảm đau vì đau là triệu chứng khó chịu nhất. Đa số các trường hợp không cần điều trị mà bệnh sẽ tự khỏi sau 7 – 14 ngày.

Những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể sử dụng các thuốc điều trị như: dùng các loại thuốc hạ sốt; cho bệnh nhân súc miệng bằng dung dịch hydrogen peroxide 1%; giảm đau tại chỗ bằng thuốc tê lidocain; sử dụng thuốc kháng viêm, sát khuẩn răng miệng bằng các dung dịch như: orabase, zilactin…; dùng thuốc kháng virut như: acyclovir, famciclovir, alcyclovir; khi có nhiễm khuẩn dùng kháng sinh.

Có thể áp dụng những cách tự chăm sóc khi bị loét miệng như: ngưng uống rượu bia, bỏ hút thuốc lá. Không nên ăn thức ăn cay, mặn, chua, chát, nóng. Khi bị đau nhiều, có thể dùng ống hút để uống nước, nhưng không uống nước nóng. Chỉ chải răng ở những chỗ không đau, không chải răng ở những chỗ đau do viêm loét, tránh gây chấn thương thêm cho niêm mạc miệng lưỡi do chải răng. Đi khám bệnh khi có các biểu hiện sau: vết loét phát triển nhiều, lớn hơn một cách bất thường so với các triệu chứng đã nêu ở trên; vết loét kéo dài trên 3 tuần; không giảm đau mặc dù đã dùng các thuốc giảm đau; sốt cao hoặc sốt vừa nhưng kéo dài nhiều ngày.

Phòng bệnh: Cần chú ý xem loại thức ăn nào đã gây dị ứng và gây viêm loét miệng thì không bao giờ ăn loại thức ăn đó nữa. Đối với các loại thuốc chữa bệnh gây dị ứng phải ghi nhớ để không dùng loại thuốc đó mới tránh được viêm loét miệng do dị ứng thuốc. Ngoài ra cần ăn uống đủ chất, nhất là các loại thức ăn chứa nhiều các vitamin C, PP, B6, B12 như: rau xanh các loại, hoa quả chín, cam, chanh, bưởi, thịt, cá, trứng, sữa… để phòng viêm loét miệng do thiếu vitamin loại này.

ThS. Bùi Hữu Thời

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Bệnh tay chân miệng dễ nhầm với bệnh khác

Ngay sau khi bệnh nhi 3 tuổi tại Hà Nội được công bố tử vong, trong những ngày qua, Bệnh viện Nhi TƯ quá tải vì mọi người lo sợ con bị tay chân miệng (TCM) nên đưa đến khám, điều này rất nguy hiểm vì làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

TS Trần Minh Điển, phó giám đốc Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, trong gần 5.000 cháu bé đến khám chỉ có 3 trường hợp TCM phải nhập viện. Bản chất bệnh TCM là bệnh lý lây nhiễm liên quan đến virus, nhưng hầu hết tự khỏi. Chỉ một nhóm nhỏ bệnh nhân bị bệnh do nhiễm loại virus có tên EV71. Trong số này cũng chỉ rất ít cháu cháu bé có đáp ứng miễn dịch không tốt mới có thể bị tiến triển nặng, còn hầu hết sẽ vượt qua được.

a
Bộ trưởng Bộ Y tế cảnh báo, bệnh cũng dễ nhầm với bệnh khác nên các bậc phụ huynh và bác sĩ cũng cần chú ý phân biệt.
Tại Bệnh viện Nhi TƯ hiện có 9 trẻ bị TCM, trong đó có 3 ca nặng và nguy cơ cao. Một bệnh nhi 1 tuổi, ở Hà Nội được xác định là bị TCM do EV71 với biến chứng viêm não nặng, hôn mê, kèm theo suy hô hấp nhưng nhờ cấp cứu kịp thời tình trạng của cháu bé đã khá hơn, tự thở được.

Biểu hiện của bệnh TCM có 4 giai đoạn gồm: Ủ bệnh từ 3 – 7 ngày; Khởi phát từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày; Toàn phát từ 3 – 10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như loét miệng (vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2 – 3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt), phát ban dạng phỏng nước (lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; Tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm).

TS Nguyễn Thị Kim Tiến, bộ trưởng Bộ Y tế cảnh báo, bệnh cũng dễ nhầm với bệnh khác nên các bậc phụ huynh và bác sĩ cũng cần chú ý phân biệt.

Cụ thể như: Các bệnh có biểu hiện loét miệng (viêm loét miệng (áp-tơ) với vết loét sâu, có dịch tiết, hay tái phát); Các bệnh có phát ban da (sốt phát ban (hồng ban) xen kẽ ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai); Dị ứng (hồng ban đa dạng, không có phỏng nước); Viêm da mủ (đỏ, đau, có mủ); Thủy đậu (phỏng nước nhiều lứa tuổi, rải rác toàn thân); Nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu (mảng xuất huyết hoại tử trung tâm); Sốt xuất huyết Dengue (chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc) và các bệnh viêm não – màng não do vi khuẩn, virus, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi…

Meo.vn (Theo Bee)

Dễ mắc HIV từ thức ăn nhai sẵn

Một cuộc nghiên cứu từ Nam Phi cho thấy hơn 2/3 bà mẹ và người chăm sóc trẻ thường xuyên nhai lại thức ăn rồi mớm cho trẻ. Họ không biết rằng làm như thế là đang đặt trẻ vào mối nguy cơ mắc bệnh HIV qua đường răng miệng.


Tiến sĩ Elke Maritz của ĐH Stellenbosch và các đồng sự đã phỏng vấn 154 người chăm sóc trẻ sơ sinh, phần lớn là các bà mẹ trẻ. Hơn 2/3 trong số họ (106 người) cho biết thường nhai nhuyễn thức ăn trước khi mớm cho con. Trong số này, 55 người gặp vấn đề về răng miệng như chảy máu nướu răng, lở loét miệng và 41 người thấy máu trong thức ăn nhai cho trẻ.

Nhai nhuyễn thức ăn cho con đã trở thành thói quen ở nhiều nơi trên thế giới vì nhờ đó, người chăm sóc trẻ có thể kiểm tra nhiệt độ và khẩu vị thức ăn của trẻ. Tuy nhiên, các bà mẹ không hề biết rằng họ đang đặt con mình vào mối nguy cơ mắc bệnh HIV nếu người chăm sóc trẻ dương tính với căn bệnh này.

Nhiều người chăm sóc trẻ đã nhai lại thức ăn khi bị nướu răng hoặc chảy máu và báo cáo cho thấy có máu lẫn trong thức ăn, gây nên đường truyền bệnh nguy hiểm nếu trẻ bị xước miệng hoặc ăn phải thức ăn nhiễm máu HIV.

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo các bà mẹ cần thận trọng, chú ý phòng ngừa HIV cho trẻ từ người chăm sóc, đặt biệt những khu vực tỉ lệ người nhiễm HIV và viêm gan B cao.

Meo.vn (Theo NLĐ)

Đừng coi thường chứng viêm loét miệng

Viêm loét miệng gây đau rát, tuy bệnh không nguy hiểm nhưng là dấu hiệu cảnh báo những suy yếu của cơ thể.

Thông thường viêm loét miệng gây đau đớn ở dưới môi, nhưng cũng có trường hợp viêm loét miệng xuất hiện ở vùng lưỡi, lợi hoặc bên trong má. Viêm loét miệng có thể chỉ là một vùng nhỏ nhưng cũng có thể lan rộng.

Vì sao bị loét miệng?

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm loét miệng như ăn đồ quá nóng, do thói quen ăn uống nhiều gia vị cay nóng, do thiếu vi chất trong cơ thể, đặc biệt là những loại vi chất như sắt, folate, vitamin B12, dị ứng thực phẩm. Thường cứ ba người mắc bệnh bị loét miệng thì có một người bị do di truyền. Ngoài ra bệnh còn do sự thay đổi hormone trong cơ thể gây nên. Điều này lý giải vì sao một số chị em trước khi xuất hiện kinh nguyệt thì gặp phải rắc rối này.

Các bác sỹ cho biết 80% người viêm loét miệng tự lành sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu thấy liên tục bị viêm loét thì đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn đã gặp rắc rối liên quan đến gan hoặc chứng bệnh do virus HPV gây nên, thậm chí là bạn đã mắc chứng bệnh ung thư khoang miệng.

Ngừa viêm loét miệng


Vệ sinh răng miệng thường xuyên là cách tốt để ngừa  viêm loét miệng.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để ngừa viêm loét miệng nên tránh ăn những gia vị cay nóng, muối hoặc những đồ ăn có vị chua gắt. Nếu ai đang bị viêm loét miệng, trước khi ăn nên súc miệng bằng nước lạnh, sẽ có tác dụng làm giảm cảm giác đau đớn. Nên lựa chọn những món ăn mềm, dễ nhai, dễ tiêu hoá. Cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn để tránh nhiễm trùng, có thể sử dụng nước súc miệng để diệt khuẩn khoang miệng. Tránh xa những đồ uống có chứa cồn trong giai đoạn bị viêm loét miệng vì nó sẽ khiến cho tình trạng viêm loét ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Cần  giải toả stress vì đây là một trong những “kẻ thù” của chứng viêm loét miệng.

Súc miệng nước ấm cùng với nước ép của cây húng quế 2 lần mỗi ngày hoặc có thể dùng lá húng quế giã nát, đắp lên vùng bị viêm loét. Hành có chứa chất hoá học sulfur giúp nhanh làm lành vết loét miệng,vì thế nên ăn hành. Tinh dầu bạc hà cũng có tác dụng giảm đau, làm lành vết thương. Vì vậy, có thể thoa tinh dầu bạc hà lên vùng bị viêm loét. Nếu không có tinh dầu bạc hà, có thể sử dụng tinh dầu dừa.

Meo.vn (Theo BĐV)

Phân biệt bệnh tay chân miệng với sốt virus nổi ban

Thời điểm này tại Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc có nhiều trẻ bị sốt virus, trong khi đó dịch tay chân miệng vẫn đang lưu hành. Sốt, nổi ban đều là triệu chứng thường gặp ở cả hai bệnh, và cha mẹ nếu không lưu ý có thể nhầm lẫn.

Như trường hợp tử vong mới đây ở Hà Nội, bé khởi bệnh với triệu chứng mệt mỏi, nôn, sốt và được chẩn đoán theo dõi sốt virus. Tuy nhiên, một ngày sau bé vẫn không hết sốt, bắt đầu xuất hiện nốt ban đỏ dạng chấm ở bàn tay, nghi mắc tay chân miệng. Sau đó thì có kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của trẻ dương tính với virus tay chân miệng EV71.

Tiến sĩ Trần Minh Điển, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, chẩn đoán bệnh tay chân miệng dựa chủ yếu vào các biểu hiện lâm sàng, chứ không chờ vào xét nghiệm. Vì thế, bác sĩ, thậm chí người dân có thể phân biệt được 2 bệnh này. Cụ thể:

Sốt virus:

– Bắt đầu từ giai đoạn 6 tháng tuổi là trẻ có thể bị sốt virus, đôi khi sốt cao 38,5 độ, 39,5 độ, sốt liên tục. Dùng thuốc hạ sốt thì trẻ đỡ, nhưng sau đó lại sốt, sốt có thể kéo dài 2-4 ngày, thậm chí là 6 ngày.

– Ngoài sốt, trẻ có thể kèm theo các biểu hiện viêm đường hô hấp trên như: ho, sổ mũi…

– Tuy nhiên xét về toàn trạng thì trẻ vẫn tỉnh táo, chơi tốt, khám không thấy dấu hiệu nhiễm trùng ở họng, phổi, đường ruột…

– Sau khi hết sốt, trẻ có thể nổi ban nhưng ban mỏng, rải rác, nhưng cũng có thể mọc toàn thân, hồng ban xen kẽ, ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai.

– Sốt virus có thể tự khỏi trong 2-4 ngày. Trẻ có thể bị sốt virus trở lại với tần xuất 2-3 lần, thậm chí 5-6 lần một năm.

– Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi.

Ảnh:

 

Cha mẹ thấy con sốt cao liên tục thì dù là sốt do nguyên nhân gì cũng cần đưa đi khám ngay. Ảnh: Thiên Chương.

Tay chân miệng

– Tùy từng thể bệnh mà có biểu hiện điển hình hay không. Trẻ có thể sốt cao liên tục 39, 40 độ C và không đáp ứng thuốc hạ sốt, nhưng có trẻ lại chỉ sốt nhẹ.

Chẳng hạn với thể tối cấp thì bệnh diễn tiến rất nhanh, có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong trong 2-4 ngày. Với thể không điển hình thì dấu hiệu phát ban không rõ hoặc chỉ có vết loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban loét miệng.

– Tuy nhiên, đa phần trẻ sẽ trải qua 4 giai đoạn điển hình của bệnh gồm ủ bệnh, khởi phát (sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng… ), giai đoạn toàn phát (loét miệng, ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối…) và giai đoạn lui bệnh. Ngoài ra, dù đang sốt nhưng sờ chân, tay trẻ lại thấy lạnh.

– Trẻ thường phát ban cùng với sốt, trong khi sốt virus là nổi ban sau khi hết sốt.

– 3-5 ngày sau khi khởi bệnh, trẻ hồi phục hoàn toàn mà không có biến chứng.

– Nếu có biến chứng thì thường xảy ra ngay ngày đầu tiên hoặc thứ 2 như viêm não (dấu hiệu tri giác xấu, trẻ nôn thốc nôn tháo…), viêm cơ tim, trẻ mệt xỉu, nhịp tim nhanh…

– Thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi.

Ngoài sốt virus, cũng cần phân biệt tay chân miệng với các bệnh có phát ban da khác như:

– Dị ứng: hồng ban đa dạng, không có phỏng nước.

– Viêm da mủ: đỏ, đau, có mủ.

– Thủy đậu: phỏng nước, gặp ở nhiều lứa tuổi, rải rác toàn thân.

– Sốt xuất huyết Dengue: chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc.

Cũng vì có một số trường bệnh tay chân miệng không điển hình nên tiến sĩ Điển cũng khuyến cáo, nếu con sốt cao liên tục thì dù là sốt gì cũng nên đưa đi khám ngay. Điều quan trọng là khi bị trẻ sốt, cha mẹ không nên chỉ phụ thuộc vào thuốc hạ sốt mà cần phải cho trẻ ở trong môi trường thoáng khí, lấy khăn ấm lau nách, bẹn, trán… để hạ sốt cho bé.

Với những trường hợp được chỉ định điều trị tại nhà (chỉ loét miệng, có thể kèm theo tổn thương da) thì cha mẹ cần chú ý cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ, hạ sốt cách 6 tiếng một lần, vệ sinh răng miệng. Ngoài ra cần cho bé nghỉ ngơi, tránh kích thích, 1-2 ngày lại tái khám trong 5-10 ngày đầu của bệnh.

Bên cạnh đó, khi thấy có dấu hiệu nặng như: sốt cao hơn 39 độ C, thở nhanh, khó thở, rung giật cơ, chới với, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, co giật hôn mê.. thì cần tái khám ngay.

Với những trẻ nhà xa, không có điều kiện tái khám, có các biểu hiện nặng như mạch nhanh, rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, sốt cao… thì sẽ được chỉ định nhập viện.

Meo.vn (Theo Vne)