Lưu trữ cho từ khóa: giảm đau

Phương án giảm đau khi vượt cạn

Các thống kê cho thấy chỉ có khoảng 14% thai phụ không cảm thấy đau đớn khi vượt cạn.

Thế những người mẹ tương lai còn lại phải làm thế nào bây giờ? Các bác sĩ có một loạt các phương án giảm đau cho họ.

Tác dụng của hoóc-môn

Bạn bắt đầu chuyển dạ và cảm thấy sợ hãi? Nếu vậy, phải tìm mọi cách để bình tĩnh lại. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, mỗi khi sợ hãi, lượng hoóc-môn adreanalin sản sinh ra trong cơ thể tăng rõ rệt, mà hoóc-môn này lại ức chế sự sản sinh của một hoóc-môn khác là oxytocin có tác dụng giúp dạ con co bóp tốt hơn.

Nếu người mẹ tương lai bình tĩnh, cố gắng nghĩ tới đứa con sắp chào đời với những tình cảm âu yếm nhất thì cơ thể sẽ sản sinh ra một loại hoóc-môn khác gọi là endorphyn “hoóc-môn hạnh phúc” có tác dụng giảm đau rất tốt.

Hãy tự giúp mình!

Để giảm nhẹ các cơn đau đẻ, các bác sĩ đưa ra vài biện pháp hữu hiệu sau đây cho các thai phụ:

– Nằm ngửa và dùng các đầu ngón tay vuốt nhẹ bụng, bắt đầu từ dưới, lên phần giữa rồi từ từ theo hai bên bụng và lên phía trên.

– Co các ngón tay lại thành hai nắm đấm rồi kê sau hông. Khi cơn đau để tới, hãy dùng hai nắm đấm này ép mạnh vào khu vực xương cùng.

– Nằm ngửa và dùng hai ngón tay cái ấn mạnh lên hai gai chậu trước, từ phía bên trái và bên phải.

Sức mạnh của nước

Để cổ tử cung mở nhanh hơn, các bác sĩ có thể khuyên bà mẹ tương lai một phương pháp rất thú vị là.. nằm trong bể bơi. Các nghiên cứu cho thấy nước làm giảm các cơn đau, và điều này nghĩa là cơ thể thai phụ sẽ không còn tăng cường sản sinh ra quá nhiều hoóc-môn adreanalin nữa.

Kết quả là hoóc-môn oxytocin sẽ được sản sinh ra, khiến cho dạ con co bóp tốt hơn và cổ tử cung mở nhanh hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên các bà mẹ tương lai không nên nằm trong bể bơi quá 1-2 tiếng vì trong trường hợp này, các cơn đau đẻ sẽ có thể bị suy yếu đi.

phuong-an-giam-dau-khi-vuot-can

Để cổ tử cung mở nhanh hơn, các bác sĩ có thể khuyên bà mẹ tương lai một phương pháp rất thú vị là.. nằm trong bể bơi. (ảnh minh họa)

Thuốc giảm đau

Nếu các phương pháp kể trên không có tác dụng đối với thai phụ, các bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau chuyên dụng. Thông thường, thuốc giảm đau được sử dụng sau khi thai phụ đã bước vào giữa giai đoạn chuyển dạ, nghĩa là khi các cơn đau đẻ đã trở thành thường xuyên và cổ tử cung mở ít nhất 4cm. Vậy đó là những thuốc giảm đau dạng gì?

Một số bệnh viện sản hiện nay vẫn tiếp tục áp dụng phương pháo giảm đau cho các sản phụ bằng cách cho họ đeo mặt nạ rồi qua đó truyền một loại khí ga có tên là Nitrous oxide (N2O). Chất này có tác dụng trong thời gian ngắn và nhanh chóng được loại bỏ khỏi cơ thể. Mặt nạ sẽ được tháo ra khi thai phụ bắt đầu dặn đẻ.

Nếu thai phụ quá hoảng sợ khi chuyển dạ, các bác sĩ có thể chỉ định cho uống các loại thuốc an thần, chẳng hạn như Seduxen.

Trong một số trường hợp khác, thai phụ có thể được chỉ định dùng một lúc vài loại thuốc như promedol cùng với Seduxen và No Spa.

Đối với thai phụ dễ bị thôi miên, có thể áp dụng biện pháo châm cứu và thôi miên để giảm đau.

Trường hợp đặc biệt

Ngày nay, phương pháp gây tê ngoài mang cứng ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các bệnh viện sản. Đây là cách áp dụng cho các thai phụ quá đau đớn khi chuyển dạ, cũng như các thai phụ có huyết áp cao, bị mắc các chứng bệnh về tim hoặc các biến chứng khi mang thai như tiền sản giật.

Gây tê được thực hiện như thế nào?

Bác sĩ chích ra một lỗ ở vùng liên đốt sống L3-L4 rồi đặt một ống vào vùng ngoài màng cứng. Khi cổ tử cung đã mở được 3-4cm, bác sĩ sẽ đưa thuốc giảm đau vào cơ thể qua ống này. Tuy nhiên, khi thai phụ bắt đầu rặn đẻ thì thuốc giảm đau sẽ được ngừng truyền vào để thai phụ có thể tự rặn đẻ.

Lưu ý: Phương pháp gây tê ngoài màng cứng có nhược điểm như sau: Trong khi tiến hành gây tê, các cơn đau để bị suy yếu dần và hậu quả là có thể thai phụ phải đẻ mổ.

Nếu trong khi tiến hành gây tê ngoài mang cứng, kim tiêm chọc vào sâu quá mức cần thiết một chút thì dịch tủy sống sẽ tràn vào vùng ngoài màng cứng. Hậu quả là sau khi sinh, người mẹ có thể bị đau đầu. Để tránh tình trạng này, các bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc giảm đau thông thường.

Trong khi đau đẻ, thai phụ có thể nằm trong bể bơi, nhưng khi bắt đầu rặn đẻ thì thai phụ cần “lên cạn”. Nguyên nhân là vì do tác dụng của nước, các cơn đau đẻ có thể bị suy yếu đi và giai đoạn rặn đẻ kéo dài hơn bình thường, điều này có thể dẫn đến nguy cơ của các biến chứng trong khi sinh.

Theo Mevabe.vn

Những thói quen giúp bạn giảm đau

Tập thể dục

Bạn đang bị thương, do đó bạn không tập thể dục; nhưng không tập thể dục, bạn có thể mất trương lực và sức mạnh cơ, làm cơn đau nặng hơn.

Thở, thiền, và phản hồi sinh học

Hít thở sâu, phản hồi sinh học và thiền định là các kỹ thuật quản lý căng thẳng để thư giãn cơ thể, giúp giảm đau. Việc đơn giản trước tiên là từ từ nhắm mắt lại… hít vào… thở ra.

nhung-thoi-quen-giup-ban-giam-dau

Tránh rượu bia

Mặc dù rượu bia có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ, nhưng nó chuyển hóa, tạo ra giấc ngủ nông, thậm chí có thể làm bạn thức giấc bất kỳ lúc nào.

Bỏ hút thuốc

Một số người tìm ra cách tạm thời giảm căng thẳng và đau đớn bằng việc hút thuốc. Điều trớ trêu là hút thuốc thực sự làm cơ thể đau hơn trong thời gian dài. Nó làm chậm quá trình lưu thông máu, làm tăng nguy cơ thoái hóa đĩa đệm, gây ra đau lưng.

Ăn tốt hơn

Bạn đang bị đau mạn tính, cách để giữ cho cơ thể mạnh mẽ là chế độ ăn uống cân bằng. Ăn uống đúng giúp cải thiện lượng đường trong máu, duy trì trọng lượng, làm giảm nguy cơ bệnh tim.

Hỗ trợ bác sĩ

Giữ sổ ghi chép cơn đau là cách tuyệt vời để giúp bác sĩ hiểu và điều trị hiệu quả hơn. Vào cuối mỗi ngày, ghi lại “điểm đau” từ 1 đến 10. Sau đó lưu ý những gì bạn đã làm ngày hôm đó, và bạn cảm thấy thế nào khi làm các việc này. Khi gặp bác sĩ, đưa bác sĩ xem và thảo luận về những phát hiện của bạn.

Lên lịch thư giãn, thiết lập giới hạn

Bằng cách chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất, bạn có thể quản lý tốt hơn cơn đau. Hãy nói không với những sự kiện như tiệc tùng nếu bạn cần nghỉ ngơi.

Tự đánh lạc hướng

Tập trung vào cơn đau chỉ có thể làm cho nó tồi tệ hơn. Đó là lý do tại sao bạn cần phải bận rộn với các hoạt động như học nấu ăn, tham gia câu lạc bộ trồng vườn, thể thao nhẹ, học cắm hoa… để cho tâm trí bạn không để ý đến cơn đau.

Hiểu rõ về thuốc

Hiểu rõ các loại thuốc đang dùng rằng chúng hỗ trợ cơ thể thế nào và tác dụng phụ của chúng. Phải hiểu kỹ để có thể tìm cho mình các lựa chọn điều trị khác.

Chia sẻ

Nhiều người đang đối phó với cơn đau mạn tính, vì vậy bạn không đơn độc. Nói với bạn bè và gia đình những gì bạn đang cảm thấy, chia sẻ những gì bạn biết với những người khác.

Theo Phunuonline.com.vn

Phương pháp giảm đau không dùng thuốc

Khi bị đau, phần lớn ai cũng “cầu cứu” thuốc, song thuốc là con dao hai lưỡi, trị được chứng đau thì lại tiềm tàng nguy cơ suy gan, suy thận. vì vậy, với những cơn đau thông thường, không phải bệnh cấp tính, nên dùng những phương pháp giảm đau của người xưa.

Làm nóng khu vực trọng điểm

Sáng thức dậy cảm thấy người đau nhức, nhất là vùng cổ, vai, gáy, chân, tay. Gặp trường hợp này, bạn hãy dùng đồ chườm nóng chườm lên vùng bị đau. Nên giữ độ nóng ấm đều. Sau khoảng 10 phút cơn đau “bay biến”. Đơn giản, do lúc nằm ngủ cơ thể bị lạnh (nằm máy điều hòa) hoặc nằm “oặt oẹo” không ngay ngắn nên máu huyết lưu thông khó khăn, khi chườm nóng, nhiệt độ làm cho mạch máu dãn nở, máu chạy đến vùng đau cung cấp dưỡng chất, lấy bớt chất thải (axit lactic) tạo cảm giác dễ chịu.

phuong-phap-giam-day-khong-dung-thuoc

Tấn công huyệt đạo

Bấm huyệt giảm đau là cách mà các lương y sử dụng. Lương y Đinh Công Bảy – Hội Dược liệu TP.HCM hướng dẫn: “Khi đau đầu, nhấn huyệt bách hội, thái dương, phong trì, sau đó chà xát vùng gáy. Đau cổ thì bấm huyệt phong trì và xoa, miết hai cơ dọc hai bên đốt sống cổ. Ngoài ra cần tập động tác cổ: cúi, gập, nghiêng trái, nghiêng phải, xoay cằm sang hai bên. Đau lưng, dùng hai bàn tay xát dọc hai bên cột sống, vùng từ eo xuống (huyệt thận du). Khi bị đau bụng, do ăn không tiêu, đầy bụng, nên xoa bụng theo chiều kim đồng hồ quanh rốn…

Muốn tự ấn huyệt giảm đau cần học thuộc vị trí một số huyệt.

– Bách hội: ở đỉnh đầu

– Thái dương: cách đuôi mắt khoảng 5cm, có chỗ hõm xuống.

– Phong trì: huyệt được coi là ao (trì) chứa gió (phong) từ ngoài xâm nhập vào. BS Trần Văn Năm – Viện Y dược dân tộc TP.HCM hướng dẫn vị trí như sau: “Ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ. Hoặc kéo một đường ngang từ sau trái tai hướng vào đường chân tóc, huyệt là chỗ lõm nơi gặp nhau của đường chân tóc và đường này”.

– Thừa sơn: ở bắp chân, chỗ lõm của khe hai bắp thịt (cơ sinh đôi). Để tìm huyệt này cần kiễng chân lên, khi bắp chân nổi lên thì bấm, xoa điểm giữa bắp.

Khi bị nhức mỏi mắt, xốn mắt… do ngồi nhìn màn hình, xem sách thường xuyên, chỉ cần dùng hai bàn tay chà xát thật mạnh đến khi nóng, đặt vào hai bên mắt. Lặp lại động tác này từ năm-sáu lần kết hợp dõi mắt ra xa. Hơi ấm từ tay sẽ giúp máu huyết ở mắt tuần hoàn mạnh hơn.

Thiền giảm đau

Theo bác sĩ Lương Lễ Hoàng – Trung tâm Oxy cao áp TP.HCM, một tỷ lệ đáng kể người đau đầu mạn tính có thể giảm khoảng phân nửa lượng thuốc sau bốn tuần tập thiền. Giảm được thuốc đồng nghĩa với bớt phản ứng phụ và chi phí mua thuốc.

Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận sự thay đổi trên vỏ não sau khi thiền, không chỉ dẫn truyền thần kinh được hoàn chỉnh mà ngay cả hàm lượng dưỡng khí trong tế bào chất xám cũng gia tăng. Thêm vào đó, thiền mang lại cảm giác phấn chấn, sảng khoái, tự tin… Điều này có được là nhờ nội tiết tố endorphin gia tăng nhiều lần sau khi ngồi thiền. Cơn đau vì vậy cũng lui dần.

Ngồi bán hoa sen hay hoa sen, hít – thở bụng, chú ý vào hơi thở, tạm gác mọi sự đời… Đơn giản là thế nhưng trích ra 10 phút thiền mỗi ngày không dễ vì làm chủ suy nghĩ cực kỳ khó. Nên tập trung vào nhịp hít – thở. Nếu tập thiền như một thói quen vào đúng giờ nhất định, một căn phòng yên tĩnh, sẽ thấy tinh thần phấn chấn, yêu đời và cơn đau không cần đuổi vẫn phải chạy dài…

Theo Phunuonline.com.vn

Thực phẩm giúp giảm đau ngày “đèn đỏ”

Đó là các món ăn không chỉ giúp giảm đau mà còn rất tốt cho sức khỏe đấy!

Tin liên quan:

  • Dinh dưỡng ngày “đèn đỏ”
  • Thực phẩm khiến bạn đau bụng trong kỳ đèn đỏ
  • Có phải nên kiêng ăn đồ tanh trong ngày đèn đỏ?

Ngũ cốc và các loại hạt

Trong thời gian “đèn đỏ”, chúng mình thường bị mất đi một lượng máu khá lớn. Vì thế, các bạn nên bổ sung magie và sắt thông qua các loại hạt và ngũ cốc. Chúng không chỉ có tác dụng bổ sung thêm các chất cần thiết cho cơ thể mà còn góp phần đẩy lùi đi những cơn đau trong thời gian này.
Đặc biệt, các loại hạt như hạt bí ngô, hướng dương và hạt vừng có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau cho XX. Các hạt này chứa một hàm lượng kẽm khá cao, vì thế rất hiệu quả trong việc làm giảm triệu chứng đau bụng trong những ngày kinh nguyệt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các bạn nên mua hạt về tự rang thay vì mua hạt rang sẵn nhé!

Trà thảo mộc

Các loại trà như trà xanh, trà bạc hà, trà mùi tây… không chỉ có tác dụng giảm đau rất tốt cho XX trong thời gian kinh nguyệt mà nó còn là nguồn bổ sung nước, vitamin và các chất có lợi cho cơ thể.
giamdau1
Theo chứng minh khoa học, các loại trà thảo mộc này có tác dụng giảm đau, giảm tình trạng chuột rút, làm dịu dạ dày, đánh bật tình trạng đầy hơi, chướng bụng… Bên cạnh đó, nó còn giúp kích thích máu ra nhanh hơn, làm cho thời kỳ “đèn đỏ” của các bạn nữ trở nên dễ chịu hơn. Đồng thời, các loại trà này còn rất tốt cho da, tóc và hệ tiêu hóa của chúng ta.

Cá hồi

giamdau2
Trong cá hồi có chứa rất nhiều axit béo omega-3 và vitamin D. Đây là hai chất có khả năng làm giảm các cơn đau và triệu chứng khó chịu trong kỳ nguyệt san một cách vô cùng hiệu quả. Đồng thời, nó cũng loại bỏ tình trạng đầy hơi, chướng bụng và chuột rút. Do đó, các bạn đừng quên bổ sung thực phẩm này vào thực đơn trong thời gian “đèn đỏ” nhé!

Quả bơ, dứa, chuối

Đây là các loại quả có khả năng giảm đau rất hiệu quả cho nữ giới trong thời kỳ kinh nguyệt. Nó không chỉ làm giảm đi các cơn đau bụng mà còn giúp cơ bắp thư giãn, giảm tình trạng chuột rút, đầy hơi, chướng bụng…
giamdau3
Nguyên nhân là do trong các loại quả này có chứa các chất giảm đau như bromelain, các chất chống viêm, chống lại sự phát triển của tế bào ung thư… Không những thế, nó còn cung cấp rất nhiều vitamin quan trọng và các chất có lợi cho cơ thể. Nhờ đó, chúng mình vừa có thể giảm các cơn đau, sự khó chịu trong ngày “đèn đỏ”, vừa có thể chăm sóc cơ thể rất hiệu quả.

Các loại rau có màu xanh đậm

giamdau4
Các loại rau có màu xanh đậm, đặc biệt là rau chân vịt, cải xoăn và bông cải xanh rất tốt cho các bạn nữ trong thời kỳ “đèn đỏ”. Chúng có khả năng giúp bạn thoát khỏi các cơn đau bụng, đầy hơi, chuột rút… Không những thế, đó còn là nguồn bổ sung sắt, vitamin và rất nhiều chất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, các bạn nên tăng cường các loại rau này trong thực đơn những ngày “đèn đỏ”.

Nước

Uống nước là cách đơn giản nhất để giảm tình trạng đau bụng, đầy hơi, khó chịu trong những ngày “đèn đỏ”. Nguyên nhân của điều này là trong những ngày nguyệt san, chúng ta bị mất rất nhiều nước. Việc uống nước vừa giúp bổ sung lượng nước vừa mất, giải phóng muối và các chất điện giải trong cơ thể, tránh tình trạng giữ nước… Từ đó làm giảm đi các cơn đau và sự khó chịu.
Đối với ngày thường, các bạn nên uống từ 2 – 2,5 lít nước. Tuy nhiên, trong những ngày đèn đỏ, chúng mình hãy tăng cường lên từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày. Điều này không chỉ giúp giảm đau mà còn rất tốt cho sức khỏe đấy nhé!
Theo TTVN.vn
The post Thực phẩm giúp giảm đau ngày “đèn đỏ” appeared first on Tin Sức Khỏe.

Có nên dùng hormon để giảm đau?

Hiện nay mỗi lần bị đau như đau đầu, đau do ngã… tôi rất sợ dùng thuốc giảm đau vì tôi đọc thấy các loại thuốc giảm đau đều có tác dụng phụ. Mới đây có thông tin có thể dùng hormon để giảm đau. Xin quý báo tư vấn giúp liệu có nên dùng hormon để giảm đau. Nếu dùng thì dùng như thế nào? Xin chân thành cảm ơn quý báo!Trần Diệu Hà (Bến Tre)
co-nen-dung-hormon-de-giam-dau
Ảnh minh họa – Internet
Thông tin về công trình nghiên cứu sử dụng hormon để giảm đau của các nhà khoa học Mỹ đăng trên tạp chí Americain Academy of Pain Medicin tháng 3/2014 đã sử dụng hai loại thuốc chứa hormon là oxytocin và human chorionic gonadotropin thấy có tác dụng giảm đau tương đối tốt và chưa thấy tác dụng phụ. Tuy nhiên, đây là một thí nghiệm nhỏ chỉ có 7 người nên chỉ có tác dụng định hướng cho những nghiên cứu rộng hơn. Mặt khác, thuốc có chứa hormon là loại thuốc phải được bác sĩ chỉ định mới được dùng, vì vậy không được tự ý mua dùng, tai họa sẽ khôn lường.
Oxytocin là hormon thùy sau tuyến yên. Thuốc tiêm dùng để gây sẩy thai; gây chuyển dạ đẻ; thúc đẻ khi tử cung bị đờ; phòng và điều trị chảy máu sau đẻ và ho ra máu do lao phổi; chỉ có bác sĩ chuyên khoa trong bệnh viện có sẵn phương tiện phẫu thuật mới được dùng oxytocin.
Human chorionic gonadotropin, biệt dược IVF- C 5000UI hormon hướng sinh dục ở nhau thai người (được chiết xuất và tinh chế từ nước tiểu của người mang thai) là thuốc tiêm bắp dùng để kích thích phóng noãn, chữa suy sinh dục do tuyến yên, tinh hoàn ẩn trước tuổi dậy thì; kích thích tạo tinh trùng cho người tinh trùng yếu hoặc không có tinh trùng; ít kinh nguyệt; đa huyết kinh hoặc tử cung chảy máu; đe dọa sẩy thai; sẩy thai liên tiếp; vô kinh nguyên phát hoặc thứ phát.
Hormon nội sinh trong cơ thể người trưởng thành có tác dụng giảm đau như oxytocin, endorphin do não tiết ra (endorphin là morphin nội sinh có tác dụng giảm đau nhưng không gây nghiện và không độc hại như tiêm morphin) đã được các nhà khoa học biết đến từ nhiều năm trước đây, nó được đặt tên là “hormon tình yêu” do được sinh ra nhiều trong các hoạt động như: hoạt động tình dục như ôm nhau, hôn nhau, làm tình (kích thích các vùng nhạy cảm trên cơ thể); khi đạt đến “cực khoái” cơ thể tiết ra nhiều DHEA (dehydroepiandrosterone) thì lượng oxytocin tăng gấp 5 lần; khi mẹ cho con bú; khi được an ủi, vỗ về, chia sẻ nỗi bất hạnh… cũng kích thích não tiết ra oxytocin.
Endorphin còn được tiết ra khi đau đẻ, khi ăn ớt thật cay, khi ăn một mẩu socola đen khoảng 7g, khi vận động cơ thể tập luyện thể dục thể thao… Đặc biệt là trong nụ hôn cháy bỏng của nam nữ yêu nhau thì lượng endorphin tiết ra càng nhiều.
Như vậy, muốn sử dụng hormon để giảm đau bạn hãy tạo ra hormon nội sinh bằng nhiều cách nói trên, sẽ lợi cả đôi đường và an toàn nhất.

DS. Trần Xuân Thuyết

Theo Suckhoedoisong.vn
The post Có nên dùng hormon để giảm đau? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Lợi ích giảm đau từ tư thế ngủ

Giấc ngủ là một quá trình kì diệu giúp cơ thể con người phục hồi sau những căng thẳng, mỏi mệt.

Và tư thế khi ngủ cũng có những ích lợi không ngờ với sức khỏe của chúng ta, hãy xem tư thế ngủ đúng mang lại gì cho chúng ta:

loi-ich-giam-dau-tu-tu-the-ngu

Ảnh minh họa – Internet

Cải thiện tiêu hóa

Theo nghiên cứu tại Graduate Hospital, Philadelphia, bạn nên nằm ngủ ở vị trí phục hồi nghiêng trái để làm giảm chứng ợ nóng. Thực quản nối với dạ dày bên tay phải, do đó, hãy ngủ với vị trí nghiêng trái để sử dụng trọng lực nhằm ngăn trào ngược axit dạ dày thực quản.

Giảm đau khớp

Theo giáo sư Sammy Margo cho biết, tư thế ngủ nằm ngửa giúp bạn giảm nguy cơ viêm khớp và đau khớp. Sở dĩ tư thế ngủ như thế này ích lợi vì nó phân phối trọng lượng đồng đều khắp cơ thể, từ đó làm giảm trạng thái căng thẳng.

Phục hồi cơ thể

Hãy nằm ngủ với tư thế khi còn trong bụng mẹ và các đường cong cơ thể bạn sẽ làm giảm áp lực lên đĩa đệm cột sống, đồng thời luân chuyển dịch đến các đĩa đệm để thúc đẩy sự phục hồi.

Theo Danong.com

Liệu pháp tự nhiên giảm đau cho răng khôn

Mọc răng khôn luôn kèm theo những cơn đau nhức “hành hạ” chúng mình.

lieu-phap-tu-nhien-giam-dau-cho-rang-khon

Lưu ý!

– Đinh hương không chỉ có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa mà còn có khả năng gây tê giúp giảm đau răng và chống nhiễm trùng.

– Các bạn có thể thay thế dầu olive bằng dầu dừa hoặc các loại dầu thực vật khác.

– Đừng quên thử một phần nhỏ hỗn hợp trước khi sử dụng để đảm bảo mình không bị dị ứng với thành phần nào nhé!

*Công thức được tham khảo từ top10homeremedies.

Theo Kenh14.vn

Bài thuốc đặc trị bệnh trĩ của người H’Mông Tây Bắc

Theo đông y, việc các búi trĩ hình thành là do khí huyết ứ trệ. Nghĩa là, máu từ tim theo động mạch đi đến nuôi các mô vùng hậu môn và tiếp tục theo tĩnh mạch lại trở về tim. Nhưng vì khí huyết ứ trệ máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết sẽ dồn tích lại dần dần làm tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng đi (khi đi đại tiện đôi khi phân cọ sát vào tĩnh mạch làm vỡ tĩnh mạch gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu), và đến khi sa xuống tạo thành búi trĩ.
Nếu chỉ phẫu thuật cắt búi trĩ thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn và không sớm thì muộn, một thời gian sau bệnh trĩ sẽ lại tái phát.

Ngược lại, bài thuốc đặc trị bệnh trĩ của người H’Mông Tây Bắc lại giải quyết triệt để vấn đề này và điều trị từ nguyên nhân gây nên bệnh.

Bài thuốc đặc trị bệnh trĩ của người H’Mông Tây Bắc

1. Thuốc uống:

BÀI THUỐC BÍ TRUYỀN CHỮA BỆNH TRĨ CỦA NGƯỜI H''''MÔNG
Bài thuốc bí truyền chữa bệnh trĩ của người H’Mông

Thành phần: Nghệ, tam thất, địa du, đương quy, thăng ma, sài hồ và một số thảo dược ở vùng núi Tây Bắc.

Công dụng: Cầm máu, giảm đau, chống viêm, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Giúp bảo vệ và tăng sức bền của thành tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa; nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.

Hỗ trợ điều trị và giúp phòng ngừa bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ (chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa…) và các biến chứng của bệnh trĩ (sa trực tràng, viêm nứt hậu môn…); kháng viêm, kháng khuẩn mạnh; Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón;

Bài thuốc đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh, người bị bệnh đường ruột, dạ dày đồng thời mắc bệnh trĩ.

Công dụng của từng thành phần: 

Nghệ: Nghệ có vị cay đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau. Uất kim (củ con của cây nghệ) vị cay ngọt, tính mát, làm mát máu, an thần, tan máu ứ, giảm đau. Nghệ còn có tác dụng khử trùng, ức chế nhiều loài vi khuẩn và nấm gây bệnh trong đó có trực khuẩn lao, các trực khuẩn lỵ, phế cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn coli, nấm candida albicans.

Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, và có tác dụng làm đẹp như làm sáng da, liền sẹo…

Tam thất: Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào Kinh, Can, Vị, Tâm, Phế, Đại tràng. Có tác dụng hoá ứ, cầm máu (chữa thổ huyết, băng huyết, rong huyết, sau đẻ máu hôi không ra hết, lỵ ra máu), tiêu thũng, giảm đau, bổ khí huyết, đau tức ngực, u bướu, huyết ứ, bế kinh, thống kinh, sản hậu huyết hư gây đau bụng, ung nhọt, sưng do chấn thương, thiếu máu nặng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ngủ ít. Kinh nghiệm dân gian Tam thất có thể chữa được một số trường hợp ung thư (ung thư vú, ung thư máu…).

Địa du: Được dùng cả trong Đông y và Tây y. Tây y dùng để cầm máu, giúp sự tiêu hoá, rửa các vết loét. Đông y dùng để cầm máu trong các trường hợp: nôn ra máu, chảy máu cam, trị tiêu ra máu, kiết lỵ ra máu, rong kinh do huyết nhiệt, trĩ ra máu, bỏng do nóng…

Đương quy: Tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Ngoài ra, có tác dụng chữa bệnh kinh nguyệt không điều, đau bụng khi thấy kinh, người thiếu máu, tay chân đau nhức và lạnh.

Thăng ma: Tác dụng thăng khí (làm lưu thông khí huyết) chữa các chứng sa giáng (sa trĩ, sa dạ dày, dạ con, trực tràng…), nhức đầu nóng rét, đau họng, mụn lở trong miệng, tả lỵ lâu ngày, ban sởi không mọc hết, hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, chống co giật, giải độc.

Sài hồ: vị đắng, tính mát; Có tác dụng tán nhiệt giải biểu, làm thông lợi gan, giảm đau, thăng cử dương khí và cắt cơn sốt rét. Dùng cho trường hợp sốt nóng, sốt rét, cảm cúm (hàn nhiệt vãng lai), đau vùng ngực bụng, kinh nguyệt không đều, trung khí hạ hãm (các loại thoát vị, sa dạ dày, ruột, tử cung, sổ bụng), viêm gan mạn tính, sốt rét cơn.

2. Thuốc xông

Công dụng: Thuốc xông có tác dụng đào thải cặn bã, thúc đẩy thăng khí (lưu thông khí huyết) giúp máu lưu thông không bị ứ trệ ở hậu môn, cải thiện vòng tuần hoàn đưa máu đến nuôi dưỡng các mô, cơ tĩnh mạch giúp tĩnh mạch bền chặt và làm tăng tính đàn hồi của thành mạch, giúp búi trĩ co dần lên, đồng thời làm tiêu sưng giảm đau. (Dùng cho trường hợp bị sa búi trĩ)

Ưu điểm của bài thuốc:

● Điều trị triệt để bệnh trĩ (trị bệnh tận gốc), hiệu quả lâu dài.
● Điều trị được tất cả các dạng trĩ (nội, ngoại, hỗn hợp, trĩ vòng, rò hậu môn).
● Chi phí thấp
● Bệnh nhân không bị đau đớn
● Không gây tổn thất đến cấu trúc hậu môn
● Bệnh nhân không bị mất máu
● An toàn nhất cho bệnh nhân, không gây nhiễm trùng, biến chứng (như phẫu thuật) và không gây phản ứng phụ.
● Với thành phần 100% là các thảo dược tự nhiên có tính mát rất lành và tốt cho cơ thể.
● Bài thuốc được bào chế dưới dạng bột (dùng để hòa với nước ấm uống) nên rất tiện cho việc sử dụng.

Nghiên cứu mới về điều trị đau bụng kinh ở phụ nữ

Đau bụng kinh (còn gọi là thống kinh) rất phổ biến, chiếm tới trên 50% phụ nữ trong độ tuổi có kinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt, học tập và lao động. Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định tác dụng điều trị chứng đau bụng kinh của một số loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên.

Nổi bật gần đây là nghiên cứu “Đánh giá tác dụng của Phụ Lạc Cao trong điều trị thống kinh cơ năng tuổi trẻ” do bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Trang – trường đại học Y Hà Nội thực hiện. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chứng đau bụng kinh và những kết quả mà công trình nghiên cứu mang lại, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Thị Hiền – nguyên phó Trưởng khoa Y học cổ truyền, đại học Y Hà Nội, người hướng dẫn đề tài nghiên cứu này.

(Ảnh do Phụ Lạc Cao cung cấp)

– Xin PGS cho biết nguyên nhân và những ảnh hưởng của chứng đau bụng kinh cũng như phương pháp điều trị chứng bệnh này?

– PGS.TS Lê Thị Hiền: Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng dưới khi hành kinh và có thể lặp đi lặp lại theo chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Thông thường, đau bụng kinh được chia làm hai loại chính: đau bụng kinh nguyên phát (thường gặp ở lứa tuổi vị thành niên) và đau bụng kinh thứ phát (thường gặp ở phụ nữ đã sinh đẻ, do các nguyên nhân thực thể như tử cung đổ sau, chít lỗ cổ tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung…). Đau bụng kinh ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người phụ nữ. Nhiều trường hợp phải nghỉ học, nghỉ làm vì những cơn đau dữ dội trước hoặc trong kỳ kinh.

Để điều trị đau bụng kinh, chị em có thể dùng các thuốc chống co thắt, thuốc giảm đau và thuốc nội tiết… Trong y học cổ truyền, người bệnh thường được dùng các vị thuốc có tính chất hành khí, hoạt huyết, tiêu ứ giúp giảm đau với ưu điểm ít gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.

– Được biết PGS phụ trách hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá tác dụng của Phụ Lạc Cao trong điều trị thống kinh cơ năng tuổi trẻ”. Vậy PGS có thể chia sẻ một số kết quả của đề tài này ?

– PGS.TS Lê Thị Hiền: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 60 sinh viên nữ trong độ tuổi 18-25, có đau bụng kinh, được dùng thuốc Phụ Lạc Cao điều trị trong 3 kỳ kinh liên tiếp. Kết quả cho thấy: 90% trường hợp giảm đau bụng kinh; 100% đối tượng sau điều trị có lượng kinh nhiều hơn, màu đỏ sẫm, không có cục và duy trì cả khi đã ngừng sử dụng thuốc 2 tháng. Phụ Lạc Cao không ảnh hưởng tới chức năng gan, thận và cơ quan tạo máu. Kết quả nghiên cứu này đã chứng minh tác dụng điều trị đau bụng kinh của thuốc Phụ Lạc Cao. Những thông tin này cần được phổ cập để các chị em bị đau bụng kinh có thể lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả cho mình.

– Xin PGS cho một vài lời khuyên đối với chị em phụ nữ khi bị đau bụng kinh?

– PGS.TS Lê Thị Hiền: Khi có đau bụng kinh (trong 3 chu kỳ kinh liên tiếp), chị em nên đến bệnh viện khám để kiểm tra, chẩn đoán tìm nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp. Chị em có thể dùng thuốc giảm đau của y học hiện đại hoặc các thuốc có nguồn gốc thiên nhiên như Phụ Lạc Cao để điều trị. Ngoài dùng thuốc thì châm cứu cũng có tác dụng giảm đau bụng kinh.

– Xin cảm ơn PGS!

Kinh nghiệm giảm đau do co dạ con sau sinh

(Webtretho) Sau sinh, cơ thể người mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn hồi phục, trong đó, một số phản ứng phục hồi thực sự đau đớn và khó chịu, điển hình là phản ứng co hồi tử cung (dạ con). Phản ứng này gây ra những cơn đau quặn bụng tương tự như chuột rút và chúng có thể vô cùng đau đớn.

>> Thảo luận và chia sẻ phương pháp giảm đau do co hồi tử cung sau sinh.