Lưu trữ cho từ khóa: khí huyết

Bài tập đơn giản giúp giảm đau nhức xương khớp

Những người bị đau nhức xương khớp thường có cảm giác đau mỏi nên càng ngại hoạt động hơn. Nhưng chính vì “ngại” mà họ lại vô tình làm bệnh nặng hơn. Để đau nhức xương khớp không còn là nỗi lo, nên tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để giúp cơ thể được thoải mái, khí huyết lưu thông dễ dàng, dần rời xa những cơn đau nhức…

Dưới đây là một vài bài tập đơn giản, có khả năng giảm bớt đau nhức xương khớp bạn có thể tham khảo.

Kéo căng khớp vai

Đứng thẳng người, chân mở rộng bằng vai, đan các ngón tay vào nhau, lòng bàn tay ngửa lên trên, từ từ đưa thẳng hai tay lên trên qua đầu gối rồi gồng vươn tay hết mức. Đếm giữ ở tư thế này 10 giây rồi thả lỏng lại. Bạn sẽ thấy cảm giác kéo căng ở cánh tay, vai và phần trên của lưng. Làm từ 3 – 5 lần.

Kéo căng cánh tay

Đứng thẳng người, hai chân mở rộng bằng vai. Dùng bàn tay bên phải nhẹ nhàng kéo khuỷu tay bên trái choàng qua ngực đến vai bên phải, lực kéo mạnh dần. Đếm giữ 10 giây rồi thả lỏng lại. Tiếp tục đổi bên, làm từ 3 – 5 lần mỗi bên.

bai-tap-don-gian-giup-giam-dau-nhuc-xuong-khop

Kéo căng gối – ngực

Nằm ngửa trên nệm cứng, đan ngón tay vào nhau, kéo đầu gối bên trái co lên ép vào ngực trong khi đầu vẫn giữ áp sát mặt nệm. Đếm giữ 20 – 30 giây rồi thả lỏng lại. Tiếp tục đổi bên.

Kéo căng gân cơ Asin và cẳng chân

Đứng sau ghế tựa, cách khoảng 60cm, hai bàn tay vịn chặt vào vai ghế, bàn chân phải đặt trước chân trái khoảng một bàn chân, gập gối phải trong khi chân trái vẫn duỗi thẳng. Hạ thân mình xuống từ từ, gối phải gập sâu hơn, lưng vẫn thẳng và chân trái vẫn duỗi thẳng trên sàn, bàn chân áp sát mặt đất. Đếm giữ 10 – 20 giây rồi thả lỏng lại và đổi bên.

Kéo căng cơ đùi trước và sau

Tay phải vịn chặt vào thành ghế, đứng trên một chân trái. Dùng tay trái nắm giữ bàn chân phải, kéo dần gót chân lên phía mông. Đếm giữ 20 – 30 giây rồi thả lòng lại. Đổi bên.

Tiếp theo, ngồi trên nệm, duỗi thẳng hai chân ra trước, dùng khăn bông dài quàng vào mũi bàn chân, thẳng hai tay, cầm khăn kéo và hơi gập phần trên thân người tới trước. Đếm giữ 20 – 30 giây rồi thả lỏng lại. Đổi bên.

bai-tap-don-gian-giup-giam-dau-nhuc-xuong-khop

Ngồi xổm tương đối

Đứng phía trước ghế, hai chân mở rộng bằng vai, dạng hai bàn chân nhẹ sang hai bên, trọng lực dồn đều hai chân. Hai tay đặt chéo trước ngực, lưng thẳng, từ từ ngồi xuống ghế. Làm từ 8 – 12 lần, sau đó nghỉ 30 – 60 giây rồi tiếp tục tập động tác kế tiếp.

Ngồi xuống và đưa hai chân sang bên

Đứng nghiêng người sau ghế, vịn tay phải vào thành ghế để giữu thăng bằng, đứng dạng hai chân ngang bằng hai vai. Từ từ ngồi xuống như ngồi ghế cho đến khi đùi song song với mặt đất. Giữ lưng thẳng, không chồm người tới trước. Dừng lại từ 10 – 20 giây, sau đó từ từ đứng dậy trên chân phải, nhấc chân trái lên khỏi mặt đất và sang bên. Dừng một lúc rồi trở lại tư thế ban đầu. Lặp lại 5 – 8 lần mỗi chân, nghỉ 30 – 60 giây và sau đó đổi bên.

Theo An Nguyên/Benh.vn

Bài thuốc đặc trị bệnh trĩ của người H’Mông Tây Bắc

Theo đông y, việc các búi trĩ hình thành là do khí huyết ứ trệ. Nghĩa là, máu từ tim theo động mạch đi đến nuôi các mô vùng hậu môn và tiếp tục theo tĩnh mạch lại trở về tim. Nhưng vì khí huyết ứ trệ máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết sẽ dồn tích lại dần dần làm tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng đi (khi đi đại tiện đôi khi phân cọ sát vào tĩnh mạch làm vỡ tĩnh mạch gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu), và đến khi sa xuống tạo thành búi trĩ.
Nếu chỉ phẫu thuật cắt búi trĩ thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn và không sớm thì muộn, một thời gian sau bệnh trĩ sẽ lại tái phát.

Ngược lại, bài thuốc đặc trị bệnh trĩ của người H’Mông Tây Bắc lại giải quyết triệt để vấn đề này và điều trị từ nguyên nhân gây nên bệnh.

Bài thuốc đặc trị bệnh trĩ của người H’Mông Tây Bắc

1. Thuốc uống:

BÀI THUỐC BÍ TRUYỀN CHỮA BỆNH TRĨ CỦA NGƯỜI H''''MÔNG
Bài thuốc bí truyền chữa bệnh trĩ của người H’Mông

Thành phần: Nghệ, tam thất, địa du, đương quy, thăng ma, sài hồ và một số thảo dược ở vùng núi Tây Bắc.

Công dụng: Cầm máu, giảm đau, chống viêm, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Giúp bảo vệ và tăng sức bền của thành tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa; nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.

Hỗ trợ điều trị và giúp phòng ngừa bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ (chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa…) và các biến chứng của bệnh trĩ (sa trực tràng, viêm nứt hậu môn…); kháng viêm, kháng khuẩn mạnh; Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón;

Bài thuốc đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh, người bị bệnh đường ruột, dạ dày đồng thời mắc bệnh trĩ.

Công dụng của từng thành phần: 

Nghệ: Nghệ có vị cay đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau. Uất kim (củ con của cây nghệ) vị cay ngọt, tính mát, làm mát máu, an thần, tan máu ứ, giảm đau. Nghệ còn có tác dụng khử trùng, ức chế nhiều loài vi khuẩn và nấm gây bệnh trong đó có trực khuẩn lao, các trực khuẩn lỵ, phế cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn coli, nấm candida albicans.

Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, và có tác dụng làm đẹp như làm sáng da, liền sẹo…

Tam thất: Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào Kinh, Can, Vị, Tâm, Phế, Đại tràng. Có tác dụng hoá ứ, cầm máu (chữa thổ huyết, băng huyết, rong huyết, sau đẻ máu hôi không ra hết, lỵ ra máu), tiêu thũng, giảm đau, bổ khí huyết, đau tức ngực, u bướu, huyết ứ, bế kinh, thống kinh, sản hậu huyết hư gây đau bụng, ung nhọt, sưng do chấn thương, thiếu máu nặng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ngủ ít. Kinh nghiệm dân gian Tam thất có thể chữa được một số trường hợp ung thư (ung thư vú, ung thư máu…).

Địa du: Được dùng cả trong Đông y và Tây y. Tây y dùng để cầm máu, giúp sự tiêu hoá, rửa các vết loét. Đông y dùng để cầm máu trong các trường hợp: nôn ra máu, chảy máu cam, trị tiêu ra máu, kiết lỵ ra máu, rong kinh do huyết nhiệt, trĩ ra máu, bỏng do nóng…

Đương quy: Tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Ngoài ra, có tác dụng chữa bệnh kinh nguyệt không điều, đau bụng khi thấy kinh, người thiếu máu, tay chân đau nhức và lạnh.

Thăng ma: Tác dụng thăng khí (làm lưu thông khí huyết) chữa các chứng sa giáng (sa trĩ, sa dạ dày, dạ con, trực tràng…), nhức đầu nóng rét, đau họng, mụn lở trong miệng, tả lỵ lâu ngày, ban sởi không mọc hết, hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, chống co giật, giải độc.

Sài hồ: vị đắng, tính mát; Có tác dụng tán nhiệt giải biểu, làm thông lợi gan, giảm đau, thăng cử dương khí và cắt cơn sốt rét. Dùng cho trường hợp sốt nóng, sốt rét, cảm cúm (hàn nhiệt vãng lai), đau vùng ngực bụng, kinh nguyệt không đều, trung khí hạ hãm (các loại thoát vị, sa dạ dày, ruột, tử cung, sổ bụng), viêm gan mạn tính, sốt rét cơn.

2. Thuốc xông

Công dụng: Thuốc xông có tác dụng đào thải cặn bã, thúc đẩy thăng khí (lưu thông khí huyết) giúp máu lưu thông không bị ứ trệ ở hậu môn, cải thiện vòng tuần hoàn đưa máu đến nuôi dưỡng các mô, cơ tĩnh mạch giúp tĩnh mạch bền chặt và làm tăng tính đàn hồi của thành mạch, giúp búi trĩ co dần lên, đồng thời làm tiêu sưng giảm đau. (Dùng cho trường hợp bị sa búi trĩ)

Ưu điểm của bài thuốc:

● Điều trị triệt để bệnh trĩ (trị bệnh tận gốc), hiệu quả lâu dài.
● Điều trị được tất cả các dạng trĩ (nội, ngoại, hỗn hợp, trĩ vòng, rò hậu môn).
● Chi phí thấp
● Bệnh nhân không bị đau đớn
● Không gây tổn thất đến cấu trúc hậu môn
● Bệnh nhân không bị mất máu
● An toàn nhất cho bệnh nhân, không gây nhiễm trùng, biến chứng (như phẫu thuật) và không gây phản ứng phụ.
● Với thành phần 100% là các thảo dược tự nhiên có tính mát rất lành và tốt cho cơ thể.
● Bài thuốc được bào chế dưới dạng bột (dùng để hòa với nước ấm uống) nên rất tiện cho việc sử dụng.

Chữa suy nhược thần kinh, ho khan… bằng rau má

Rau má là loài rau dại ăn được, là vị thuốc thông dụng giúp sát trùng giải độc, thanh nhiệt lương huyết, có tính bổ dưỡng rất cao…

Rau má

Rau má có tên khoa học Centella asiatica (L.), là thứ rau dại ăn được, thường mọc ở những nơi ẩm ướt. Trong y học cổ truyền, rau má là vị thuốc thông dụng có tác dụng sát trùng giải độc, thanh nhiệt lương huyết, có tính bổ dưỡng rất cao…

Suy nhược thần kinh: nghiền bột lá rau má đã phơi khô trong râm, uống mỗi ngày 30 – 60g, chia ba lần mỗi ngày cho người lớn và 7,5 – 25g cho trẻ em.

Say nắng, say nóng: lấy khoảng 100g rau má tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm chút muối ăn, khuấy đều rồi uống.

Rôm sảy, mẩn ngứa: hàng ngày ăn rau má tươi, hoặc giã nát vắt lấy nước uống. Nếu trẻ nhỏ, có thể thêm chút đường hoặc mật ong cho dễ uống.

Ho khan, ho lâu ngày, ho thể nhiệt: rau má tươi 100g, rửa sạch, vắt lấy dịch uống.

Suy giảm trí nhớ, thị lực: lá rau má sấy khô tán bột, uống chung với sữa mỗi ngày 3 – 5g.

Trẻ bị đau bụng, tiêu chảy: lấy 3 – 4 lá rau má sắc chung vài cọng thì là, thêm ít đường cho trẻ uống, cùng lúc giã vài lá rau má đắp lên rốn trẻ.

Thanh lọc cơ thể phụ nữ: rau má nhổ cả rễ, phơi khô trong mát, xay thành bột. Mỗi ngày hai lần, sáng và chiều, mỗi lần 3g bột uống chung với sữa bò tươi, uống liên tục trong ba ngày, ngay sau khi hết kinh. Bài thuốc này còn chữa được các chứng đau bụng kinh. Nhờ tính thanh lọc mà rau má giúp phụ nữ trẻ lâu, da dẻ hồng hào, khí huyết lưu thông tốt, phòng chống được nhiều bệnh tật.

Lưu ý, không dùng rau má quá nhiều vì có thể làm bệnh nhân say thuốc, dẫn đến hôn mê. Rau má có tính lạnh nên những người có tỳ vị hư hàn, hay đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng. Những trường hợp này chỉ nên dùng vài lá mỗi lần hoặc khi dùng kèm theo một vài lát gừng sống. Dùng ngoài da không giới hạn.

Theo ThS.BS Võ Thị Thu
Giảng viên học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam

Meo.vn (Theo Saigontiepthi)

Bệnh thấp khớp và cách điều trị ở phụ nữ.

Bệnh thấp khớp hay còn gọi là phong thấp thường gặp ở phụ nữ đã trải qua giai đoạn sinh nở, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, khí huyết ít nhiều cũng đã giảm sút khai thông kém, hay tắc nghẽn khi gặp thời tiết lạnh, ẩm thấp, mưa bão.

Khiến các khớp xương ở tay chân hay bị tê mỏi, sưng tấy, đau nhức dai dẳng. Bệnh thấp khớp hay tái phát và rất khó điều trị dứt hẳn.

Bệnh thấp khớp ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống chị em

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, thấp khớp xảy ra chủ yếu ở phụ nữ, để lại những tổn thương nặng, khó khắc phục hơn so với nam giới, quy trình chữa trị cũng kéo dài hơn. Nguyên nhân là do phụ nữ có thể trạng yếu hơn nam giới, lại phải trải qua các thời kỳ sinh nở, tiền mãn kinh, mãn kinh. Mỗi giai đoạn này đều có những sự thay đổi lớn về huyết, sức khỏe bị giảm sút, dễ phát sinh nhiều bệnh tật.

Theo quan điểm của Y học cổ truyền, có hai nguyên nhân gây ra thấp khớp, đó là khí huyết hư và Phong, hàn, thấp tà xâm nhập.

Khí huyết hư là khí huyết không đầy đủ, hay bị ứ trệ dễ sinh ra nhiều chứng bệnh, phụ bệnh. Khí huyết hư không cung cấp đủ dưỡng chất để nuôi gân xương cốt, dẫn tới xương cốt dần bị thoái hóa, gây đau nhức, là dấu hiệu của bệnh thấp khớp. Phong, hàn,Thấp tà xâm nhập là khi gặp thời tiết ẩm ướt, gió, lạnh, mưa nhiều làm bệnh thấp khớp càng dễ hình thành và có cơ hội phát triển. Ngoài yếu tố thời tiết thì môi trường làm việc của chị em, nếu tiếp xúc với khói bụi, bẩn, môi trường nhiễm khuẩn… cũng là điều kiện lý tưởng cho thấp tà xâm nhập, gây nên bệnh thấp khớp.

Bệnh thấp khớp có thể biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều vị trí, với mức độ là khác nhau như viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, đau cột sống, đau vai gáy, đau dây thần kinh tọa… . Khi mới xuất hiện, bệnh thường không có những dấu hiệu đặc trưng, chỉ là những biểu hiện như: cảm giác hơi đau, nhức mỏi chân tay, hạn chế trong cử động, cứng khớp buổi sáng nên nhiều chị em thường bỏ qua, chỉ đến khi các dấu hiệu “sưng, nóng, đỏ đau, biến dạng khớp” xuất hiện, chị em mới để ý và tính đến chuyện đi khám chữa thì lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn cấp tính, theo thời gian bệnh sẽ thành mãn tính, tiến trình phát triển bệnh diễn ra rất nhanh chóng và để lại nhiều biến chứng. Do vậy, chị em cần hết sức chú ý những biểu hiện dù là đơn giản của bệnh.

Bệnh thấp khớp dễ tái khi liệu trình điều trị không đúng cách. Vì thế để ngăn ngừa bệnh quay trở lại cần phải có liệu trình điều trị thích hợp, tránh để xảy ra biến chứng!

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TẬN GỐC CĂN BỆNH THẤP KHỚP

Theo y học cổ truyền, “Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tất diệt”, ý nói khi khí huyết không đủ, không lưu thông, ứ trệ, sẽ gây bệnh tật. Ngược lại bổ huyết hành huyết, khí huyết lưu thông, cơ thể khỏe mạnh, thì bệnh tật tự khắc sẽ được đẩy lùi. Khí huyết đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe người phụ nữ.

Dựa trên nguyên tắc cơ bản đó, trải qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm lâu dài về các bài thuốc chữa phong thấp, công ty cổ phần Dược Trung ương Mediplantex (đơn vị hàng đầu, chuyên nghiên cứu về dược liệu, với nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP – WHO), đã cho ra đời thuốc thấp khớp thế hệ mới Tuzamin F, có hiệu quả điều trị cao đối với các bệnh thấp khớp ở phụ nữ.

Thuốc thấp khớp Tuzamin F là sự kết hợp chọn lọc từ bài thuốc cổ phương “Độc hoạt tang ký sinh” chủ trị phong thấp với dược tính giảm đau của  mã tiền cùng với các vị thảo dược có tác dụng hoạt huyết dưỡng khí.

Trong thành phần Tuzamin F bao gồm các vị thuốc khu phong trừ thấp, các vị thuốc hoạt huyết giúp giải trừ phong thấp, tiêu viêm giảm sưng tấy, đau nhức, chống viêm và các vị thuốc bổ huyết giúp bổ huyết dưỡng khí, bồi bổ gan thận, gân cốt, từ đó kích thích sự lưu thông máu mang dưỡng chất đến nuôi các khớp xương và phòng ngừa quá trình thoái hóa khớp. Đặc biệt với công nghệ bào chế hiện đại, được kiểm soát chặt chẽ, hạt mã tiền phát huy mạnh tác dụng giảm đau, nhanh chóng cắt cơn đau nhức, giảm tê buốt chân tay ở phụ nữ mắc bệnh thấp khớp.

Khí huyết được vận hành đầy đủ, cơ thể khỏe mạnh thì bệnh tật ắt sẽ tiêu tán “Nhân cường thì tật nhược”. Thuốc thấp khớp thế hệ mới Tuzamin F giúp phụ nữ giải trừ các bệnh viêm khớp do phong thấp, giúp giảm đau xương khớp, trị phong thấp hiệu quả.

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm xin liên hệ:

Tại miền Bắc: Công ty CP Dược trung ương Mediplantex – 358 Giải phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 04.36686111, website: thuockhop.com, mediplantex.com

Tại miền Nam: Chi nhánh công ty CP Dược trung ương Mediplantex  – 284/7/17 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 08.38682186

(Theo 24h)

Biểu hiện bệnh mất trí nhớ?

Tôi 45 tuổi, gần đây thường hay quên các sự việc, quên tên một vài bạn thân. Có phải tôi đã bị mất trí nhớ không? Dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ là gì? – Mai Thị Cải (Hưng Yên)

Trái cây chứa nhiều chất chống lão hóa và mất trí nhớ.

Vào độ tuổi  40, có nhiều người đã bị bệnh mất trí nhớ, với biểu hiện ban đầu là hay quên tên một ai đó, hoặc quên cả cách tiến hành những công việc vẫn làm hằng ngày.

Theo nhiều nghiên cứu thì dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ thường là: đối với người lao động chân tay thì quên các kỹ năng nghề nghiệp, thực hiện không suôn sẻ các công việc hằng ngày. Rối loạn về ngôn ngữ như nói năng lộn xộn, không còn tính logic, kém lưu loát so với trước đây. Nhầm lẫn hoặc quên địa điểm hay thời gian tiến hành công việc.

Lý giải các vấn đề một cách khó khăn, khó suy nghĩ các vấn đề trừu tượng. Cất đồ đạc không đúng chỗ, hoặc cất ở đâu cũng không nhớ. Thay đổi tính tình và thái độ cư xử, không nhớ nổi những người đã từng quen trước đây. Không hoặc rất ít có sáng kiến trong công việc so với trước…

Để cải thiện tình trạng mất trí nhớ bạn cần thực hiện một số biện pháp sau đây: ăn uống đầy đủ, đúng giờ. Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả chín để hạn chế các gốc tự do gây lão hóa và làm mất trí nhớ. Ngủ đủ từ 7-8 giờ mỗi ngày. Năng vận động cơ thể, tập thể dục đều đặn để khí huyết lưu thông, chống thiếu máu não. Bỏ thuốc lá, rượu, tránh làm việc quá sức…

BS. Nguyễn Bằng Việt

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Cây trâu cổ chữa di tinh liệt dương

Cành và lá, quả non trâu cổ phơi khô 100g, đậu đen 50g. Xay thô 2 thứ và ngâm trong 250ml rượu trắng…

Trâu cổ là loại cây được trồng làm cảnh, che mát và làm thuốc chữa bệnh. Tên khác: xộp, vẩy ốc, bị lệ, mác pốp. Tên khoa học: Ficus pumila L.

Trâu cổ có tác dụng bổ khí huyết nên nhiều người dùng thay vị hoàng kỳ trong 1 số đơn thuốc.

Một số cách dùng sau:

– Quả trâu cổ 40g, bồ công anh 15g, lá mua 15g. Sắc uống; Chữa tắc tia sữa, sưng vú, ít sữa. Kết hợp dùng: lấy lá bồ công anh giã nhỏ cho ít dấm, chưng nóng chườm hay đắp ngoài.

Cây trâu cổ

– Cao quả trâu cổ: quả chín thái nhỏ, nấu với nước, lọc bỏ bã, cô thành cao. Ngày uống 5 – 10g. Dùng chữa đau xương, đau người ở người già, làm thuốc bổ, điều kinh, giúp tiêu hoá.

– Rượu bổ chữa di tinh liệt dương: cành và lá, quả non phơi khô 100g, đậu đen 50g. Xay thô 2 thứ và ngâm trong 250ml rượu trắng, ngâm 10 ngày, ngày uống 10 – 30 ml.

– Chữa thấp khớp mạn tính: Cành lá trâu cổ 20g, rễ cỏ xước 20g, phục linh 20g, rễ tầm xuân 20g, dây rung rúc 12g, thiên niên kiện 10g, rễ gấc 10g, lá lốt 10g, dây đau xương 10g, tang chi 10g. Sắc 2 lần, lấy khoảng 400ml, sau cô lại cho thật đặc. Hòa với rượu chia uống 3 lần trong ngày.

– Thanh nhiệt giải khát: Lấy quả chín, rửa sạch, giã nát hay xay nghiền bằng máy cho vào túi vải, ép lấy nước. Nước để yên sẽ đông lại như thạch; thái dạng sợi, cho thêm đường, nước đá và hương liệu.

Theo TS Nguyễn Đức Quang

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Bí kíp “nhẹ” đầu sau ngày làm việc căng thẳng

Những căng thẳng trong cuộc sống, công việc dễ khiến mọi người có cảm giác “điên đầu” thường xuyên.

Kiểm soát hơi thở kết hợp day ấn một số huyệt vị có thể giúp thư giãn, giảm stress và an thần. Nhờ đó, giảm được những nguy cơ xấu cho hệ thần kinh và sức khỏe.

Ảnh minh họa

Vuốt ấm vành tai

Dùng ngón tay trỏ và ngón cái vuốt dọc vành tai cùng bên từ trên xuống dưới. Vuốt chậm và nhẹ khoảng 21 lần, cho hai vành tai ấm lên. Tác động này giúp tái lập cân bằng bên trong cơ thể, điều hoà thần kinh, thư giãn toàn thân, khí huyết lưu thông.

Vuốt dọc xương chân mày

Dùng hai ngón tay trỏ và giữa vuốt từ đầu chân mày, dọc theo xương chân mày ra đến chân tóc phía ngoài đuôi mắt. Vuốt chậm và nhẹ khoảng 21 lần.

Động tác này tạo thư giãn cơ bắp giữa vùng cánh tay và bàn tay. Hai bàn tay có những huyệt vị quan trọng liên quan đến nhiều bộ phận cơ thể nên nếu được thư giãn, toàn thân cũng sẽ dễ chịu.

Vuốt dọc hai bên mũi

Dùng ngón trỏ vuốt lần lượt mỗi bên mũi, rồi dùng hai bàn tay vuốt cùng lúc hai bên. Vuốt dọc từ điểm giữa hai chân mày, dài theo hai bên thân mũi, qua khoé miệng đến tận góc cằm. Vuốt chậm và nhẹ khoảng 21 lần. Động tác này giúp khí huyết lưu thông ra ngoài, làm gia tăng tác dụng thư giãn.

Day ấn huyệt ấn đường

Dùng ngón trỏ của bàn tay phải ấn nhẹ vào điểm giữa hai chân mày, phía trên sống mũi trong vài giây, day thành vòng tròn chung quanh điểm này khoảng 21 vòng. Khi tác động vào huyệt ấn đường, cơ thể sẽ tiết ra chất endorphine nội sinh, có tác dụng giảm đau, an thần.

Kích thích vùng sau đầu

Đặt nguyên hai bàn tay vào hai vùng gáy ở sau đầu, sát cạnh phía sau tai. Vuốt nhẹ từ trên xuống dưới phía sau hai vành tai. Vuốt khoảng 21 lần. Động tác này có tác dụng điều trị thần kinh suy nhược và làm đầu óc nhẹ nhõm.

Quan sát hơi thở

Sau khi thực hành năm động tác trên (mỗi động tác kéo dài khoảng năm hoặc sáu phút), ngồi thoải mái trên một cái ghế có chỗ tựa lưng, hai tay đặt nhẹ trên đùi hoặc nằm xuống nghỉ ở một nơi yên tĩnh, thoáng mát.

Trong thời gian này, quan sát hơi thở bằng cách tập trung tư tưởng ở vùng bụng dưới, hoặc tại vùng đan điền (dưới rốn khoảng ba phân). Lúc hít vào, bụng dưới hơi phồng lên. Lúc thở ra, bụng dưới hơi xẹp xuống.

Nên nhớ là chúng ta cần thư giãn, vì vậy không cần quan tâm đến hơi thở sâu hay cạn, nhiều hơi hay ít hơi. Chỉ cần thở nhẹ, thở bình thường là đủ. Điều quan trọng là phải quan sát để biết rõ ta đang hít vào hay đang thở ra thông qua chuyển động phồng lên hay xẹp xuống của làn da bụng.

Động tác này có thể thực hành trong một buổi tập cùng năm động tác trên, cũng có thể tập riêng lẻ, tuỳ theo ý thích và điều kiện thời gian của mỗi người.

Chậm, nhẹ và tập trung tâm ý vào từng động tác là điều cần thiết để phương pháp đạt được hiệu quả. Chú tâm quan sát sự lên xuống của da bụng để cảm giác âu lo hoặc căng thẳng mất đi.

Việc chú tâm này còn giúp tạo nên quán tính thở sâu của cơ thể, rất hữu ích cho dưỡng sinh, tăng cường sức khỏe về lâu dài.

Theo Lương y Võ Hà

Meo.vn (Theo Saigontiepthi)

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2011/11/11/nhe-dau.jpg

Bài thuốc chữa lãnh cảm tình dục ở phụ nữ

Nhiều phụ nữ sau khi kết hôn trong thời gian dài vẫn không thấy có yêu cầu ham muốn tình dục, hoặc có nhưng khi giao hợp thì không thấy khoái cảm.


Theo y học cổ truyền, bệnh này có quan hệ mật thiết với các bệnh về gan, thận. Một là thận dương hư suy, không thể ôn dưỡng hạ tiêu, mệnh môn hỏa suy, xung nhâm không đầy đủ thì sinh ra lãnh đạm tình dục. Hai là tình chí phiền muộn, can mạch mất thư thái điều hòa, dương khí không thể phân bố đến âm hộ, cho nên sinh ra ham muốn tình dục bị suy giảm.
Sau đây xin giới thiệu những phương thuốc độc đáo hiệu nghiệm chữa bệnh lãnh cảm tình dục ở phụ nữ:

Bài Long phượng tán: gồm mật cá 4 cái, mật gà trống 1 cái. Hai loại mật này phơi khô trong trời râm, nghiền thành bột, mỗi lần uống 1-2g, liên tục uống trong 1 tháng. Thích dụng điều trị đối với những phụ nữ bị lãnh cảm ham muốn tình dục do can thận bất túc, mệnh môn hỏa suy, những phụ nữ sợ, không muốn sinh hoạt tình dục.

Bài Mãn lân châu gia vị: Nhân sâm 15g, bạch truật 12g, phục linh 9g, bạch thược 9g, xuyên khung 6g, cam thảo nướng 6g, đương quy 12g, thục địa 12g, thỏ ti tử 15g, đỗ trọng 12g, sừng hươu 12g, xuyên tiêu 9g, hà xa 15g, đan sâm 12g, hương phụ 9g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang chia 2 lần uống lúc thuốc còn nóng. Thích dụng điều trị giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ do xung nhâm huyết hư suy.

Bài Đạt uất thang: Thăng ma, sài hồ, xuyên khung, hương phụ, bạch tật lê, hợp hoan hoa (hoa dạ hợp), thỏ ti tử, mỗi thứ lượng bằng nhau, sắc lấy nước uống, ngày một thang chia ra 2 lần uống. Thích dụng điều trị lãnh cảm tình dục ở phụ nữ do tình chí bị tổn thương, can uất khí trệ.
Bài Thất phúc ẩm gia vị: Nhân sâm, thục địa, đương quy, bạch truật đều 12g, cam thảo nướng 6g; táo nhân, viễn chí, hoàn tinh, nhục thung dung, dâm dương hoắc đều 8g. Sắc lấy nước uống, ngày 1 thang, chia 2 lần uống. Thích dụng điều trị chứng bệnh suy giảm tình dục ở phụ nữ do khí huyết hư tổn, cơ thể mất dinh dưỡng, mệnh môn suy giảm dần.

Bài Hoa đà âm ủy thần phương: Thục địa 31g, bạch truật 15g, sơn thù du 12g, nhân sâm 9g, câu khởi tử 9g, nhục quế 6, linh chi 60g, viễn chí 3g, ba kích thiên 3g, nhục thung dung, đỗ trọng đều 3g, nấu lấy nước uống ngày 1 thang, chia ra 2 lần uống.

Bài Hà xa thỏ ti thang: Đảng sâm 12g, thục địa 12g, phục linh 9g, bạch truật 9g, bạch thược 9g, ngưu tất 9g, cao sừng hươu 9g, tử hà xa 9g, thỏ ti tử 9g, tử thạch anh 9g, đương quy 6g, hương phụ 6g, xuyên khung 5g, xuyên tiêu 2g. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang. Thích dụng điều trị chứng bệnh lãnh cảm tình dục ở phụ nữ do thận âm hư tổn, mệnh môn hỏa suy.

Theo BS. Nguyễn Hải Diệp

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Đông y phòng chữa rối loạn kinh nguyệt

Bình thường kinh nguyệt trong 3 ngày thì sạch. Nếu quá 10 ngày gọi là kinh nguyệt kéo dài – gây mất máu nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngày nay, do nhiều tác động của đời sống kinh tế xã hội, hành kinh có thể xuất hiện từ tuổi 12 – 13 và kéo dài đến độ tuổi  54 – 55.

Kinh mỗi tháng thấy một lần nên gọi là kinh nguyệt. Bình thường kinh nguyệt trong 3 ngày thì sạch. Nếu quá 10 ngày gọi là kinh nguyệt kéo dài – gây mất máu nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe. Các kỳ kinh thường kéo dài từ 28 – 30 ngày.
Nếu chu kỳ kinh chênh nhau trên 5 – 10 ngày gọi là không đều hay rối loạn kinh nguyệt.

Rối loạn chu kỳ kinh cần tìm nguyên nhân để chữa trị.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Do căng thẳng trong cuộc sống

Điều khiển hoạt động của cơ thể có hai hệ thống và hai hệ thống này liên quan chặt chẽ với nhau. Khi căng thẳng, thần kinh tiết chất kích thích, buồng trứng bị rối loạn. Do vậy hoạt động của buồng trứng cũng bị rối loạn, dẫn đến kinh nguyệt không đều.

Tạng người

Béo quá hay gầy quá cũng làm thay đổi hoạt động của buồng trứng, gây rối loạn chu kỳ kinh. Người bị nhiễm trùng hay nhiễm độc đặc biệt là nhiễm trùng đường sinh dục (tử cung, buồng trứng).

Tạng thận

Chức năng tạng thận là tàng tinh sinh tinh.

Thiên quí đầy đủ, kinh nguyệt đều. Thiên quí thiếu, thận hoạt động yếu thì kinh nguyệt rối loạn.

Cây ích mẫu

Phòng và chữa rối loạn kinh nguyệt

Cách phòng và chữa bệnh của đông y là:

Một là: không lao động quá nặng, quá mệt, kéo dài. Không chơi bời quá mức sẽ hao tinh. Tinh hao kinh nguyệt rối loạn.

Hai là: trong quan hệ cuộc sống cần biết đủ (chi túc), có lòng vị tha để hòa đồng, giải tỏa uất ức buồn phiền cùng người thân, kinh nguyệt sẽ đều.

Ba là: ăn uống đủ ngũ vị: cay, chua, mặn, đắng, ngọt. Không quá nhiều vị nào trong bữa ăn hàng ngày. Trên mâm cơm đủ ngũ sắc là màu xanh, màu đỏ, màu vàng, màu đen và màu trắng. Đủ ngũ vị và ngũ sắc khí huyết sẽ đầy đủ và lưu thông, kinh nguyệt sẽ đều.

Để chữa bệnh, thầy thuốc cần khám để tìm nguyên nhân – thuốc chữa tùy địa phương, tùy kinh nghiệm mỗi thầy thuốc – nhưng đều tuân theo các quy luật chung là:

Nếu khí huyết kém dùng bài: xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược, đảng sâm.

Nếu có yếu tố buồn phiền uất ức, dùng các vị: sài hồ, bạch thược, đan bì, hoàng cầm, đương quy, tô ngạch, hương phụ chế.

Nếu đau bụng khi hành kinh dùng các vị tăng lưu thông khí huyết như: đan sâm, hồng hoa, ích mẫu, ngải cứu.

Nếu kinh ra nhiều kéo dài 6, 7 ngày, dùng các vị bổ máu và cầm máu như: đương quy, ngải diệp xao đen, hòe hoa, cỏ nhọ nồi, azao…

Nếu kinh nguyệt ra quá ít có thể tăng bổ thận và bổ huyết dùng các vị như: thục địa, hoài sơn, sơn thù, đan bì, hoàng kỳ, ích mẫu, ngải diệp, xuyên khung.

Nếu chậm kinh, kinh quá 5 – 10 ngày không ra, (nhưng không phải do có thai) thì dùng thêm các vị ích mẫu, hồng hoa, đào nhân, đan sâm…

Nếu kinh nguyệt không đều có thể dùng bài xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược, hương phụ, ích mẫu, ngải cứu.

Nếu có khí hư ra nhiều, mùi hôi; khí hư màu vàng hay đen, cần dùng thêm thuốc ngâm rửa dùng bài: hoàng bá, phèn phi, lá móng, tô mộc, linh lang – đun ngâm rửa 7 đến 10 ngày liền.

Tóm lại, phòng chữa bệnh không quá khó. Cần người bệnh có hiểu biết để phối hợp với thầy thuốc.

Theo GS.TS. Dương Trọng Hiếu

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Trị chứng vẹo cổ bằng đông y

Hàng ngày, chúng ta rất hay gặp những người mà khi gọi, họ thường phải quay cả người lại, chứ không thể ngoái cổ sau xem ai gọi phía sau.

Y học cổ truyền gọi bệnh này là lạc chẩm, là một loại bệnh thường gặp làm khó chịu khi chuyển động cổ.

Triệu chứng chính:

Bệnh vẹo cổ khi ngủ dậy thường là do tư thế lúc ngủ không hợp lý

Ngủ 1 đêm sáng thức dậy thấy cổ và các vùng gân cơ lân cận có cảm giác vướng, cứng đau, co cứng so với bên lành, không thể xoay trở qua phải hoặc trái được. Nếu cố gắng quay thì đau nhói ở đốt sống cổ làm cho bệnh nhân vừa đau đớn vừa khó chịu, toàn thân hơi sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù.

Nguyên nhân:

– Do lúc ngủ tư thế không thích hợp (lệch gối, hoặc gối quá cao…) làm cho khí huyết không điều hòa.

– Do phong hàn xâm nhập vào kinh lạc làm cho kinh khí bị ngăn trở.

Dưới đây là bài thuốc chữa vẹo cổ:

Bài 1: Bạch chỉ 8g, cam thảo 6g, ma hoàng 8g, phòng phong 8g, quế chi 8g, gừng 4g, đại táo 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Chính thảo 6g, độc hoạt 8g, đương quy 12g, hoàng kỳ 16g, khương hoàng 12g, khương hoạt 8g, xích thược 12g, gừng 4g, đại táo 12g. Sắc uống ngày một thang.

Theo Lương y Quốc Trung

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)