Các nhà nghiên cứu Mỹ nói rằng việc tiếp xúc với bức xạ trong không gian có thể làm tăng sự phát triển bệnh Alzheimer ở các phi hành gia, theo hãng tin UPI.
Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ M. Kerry O’Banion tại Khoa Sinh học Thần kinh và Giải phẫu học của Trung tâm Y khoa Đại học Rochester (Mỹ) và các cộng sự cho biết, không gian chứa đầy bức xạ, nhưng từ trường của Trái đất thường bảo vệ hành tinh cùng loài người.
Phát hiện mới có thể đe dọa các sứ mệnh tương lai đến sao Hỏa – Ảnh: NASA
Tuy nhiên, một khi các phi hành gia rời quỹ đạo, họ phải tiếp xúc với một cơn mưa các hạt bức xạ khác nhau liên tục, và phi hành gia nào càng đi sâu vào không gian, sự phơi nhiễm càng lớn.
Một phần nghiên cứu đã được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Bức xạ Vũ trụ của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Brookhaven ở Long Island, New York, để tận dụng các máy gia tốc hạt, vốn bằng cách cho vật chất va chạm với nhau ở tốc độ cao để tạo ra các hạt bức xạ vốn được tìm thấy trong không gian.
Tại Brookhaven, các con chuột bị phơi nhiễm với nhiều liều bức xạ khác nhau, bao gồm các mức tương đương với những gì mà các phi hành gia trải nghiệm trong một sứ mệnh chinh phục sao Hỏa.
Các con vật sau đó trải qua các cuộc thử nghiệm, trong đó chúng phải nhớ đặt các đồ vật ở những vị trí nhất định.
Cuộc nghiên cứu cho thấy các con chuột hầu hết không thể làm được những bài tập trên. Chúng có sự tổn hại thần kinh sớm hơn so với thời điểm những triệu chứng này xuất hiện.
Não của chúng cũng có những dấu hiệu thay đổi về mạch và một sự tích tụ lớn hơn bình thường beta amyloid, chất vốn có liên quan đến bệnh Alzheimer.
“Phát hiện này rõ ràng cho thấy việc phơi nhiễm bức xạ trong vũ trụ có thể làm tăng tốc độ phát triển bệnh Alzheimer”, ông O’Banion nói.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên chuyên san PLOS ONE.
Trời nóng khiến bạn khó chịu, thậm chí là nguy hiểm cho sức khỏe nếu bạn không biết cách giải nhiệt.
1. Không uống quá nhiều nước chứa cồn hay đường bởi chúng chỉ làm cơ thể bạn mất nước nhanh hơn.
2. Không để trẻ nhỏ hay súc vật ở trong ô tô dù chỉ là chốc lát. Nóng bức có thể gây tử vong rất nhanh.
3. Uống thật nhiều chất lỏng. Nếu bác sĩ hạn chế lượng chất lỏng bạn uống hằng ngày hoặc bạn đang uống thuốc lợi tiểu thì cần phải có sự tư vấn của bác sĩ về lượng nước có thể uống.
4. Tránh uống nước lạnh bởi chúng sẽ gây cản trở hoạt động của dạ dày và nhu động ruột.
5. Nếu bạn ra nhiều mồ hôi, hãy uống nước có pha thêm chút muối hay nước khoáng. Nước chuyên dùng cho người hoạt động thể thao cũng rất tốt tuy nhiên bạn sẽ phải hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc lợi tiểu.
6. Khi bạn ở nhà, hãy chọn trang phục có chất liệu nhẹ, sáng màu và rộng rãi.
7. Nếu phải ra ngoài hãy hạn chế tối đa các hoạt động và luôn tìm bóng râm, mang trang phục chống nắng, mũ rộng vành và kính râm.
8. Không chủ quan. Hãy ngừng tất cả mọi hoạt động nếu cảm thấy tim như bị đè nặng hay hơi thở trở nên khó nhọc trong cái nắng nóng bức.
9. Làm việc theo nhóm nếu buộc phải lao động ngoài trời nắng để có thể nhận được trợ giúp khi bạn có vấn đề.
10. Ở trong nhà và nếu có thể hãy ở trong phòng điều hòa.
Những ảnh hưởng tới sức khỏe của bức xạ từ ĐTDĐ lâu nay vẫn là đề tài gây nhiều tranh cãi. Nhưng theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Đan Mạch, bức xạ từ ĐTDT không làm tăng nguy cơ u não.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Theo một nghiên cứu kéo dài suốt 17 năm của một nhóm các nhà khoa học Viện Dịch tễ học ung thư tại Copenhagen, điện thoại di động không làm tăng nguy cơ ung thư não. Kết quả này vừa được công bố trên Tạp chí Y học Anh.
Được biết, để có kết quả này, những người thực hiện nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên 358.403 chủ thuê bao điện thoại di động của Đan Mạch trong khoảng thời gian 17 năm liên tục. Đây là nghiên cứu có quy mô lớn nhất của loại hình này cho đến nay.
Kết luận của nhóm tác giả là: Những người có 13 năm trở lên tiếp xúc với điện thoại di động phải đối mặt với nguy cơ ung thư tương tự như những người không dùng điện thoại di động. Theo nghiên cứu, không có dấu hiệu liên quan nào giữa việc dùng điện thoại và vị trí các khối u trong não.
Kết quả này phần nào trái ngược với một báo cáo sau đó của Tổ chức Y tế Thế giới khi người ta khẳng định trong báo cáo này là: các thiết bị di động có thể làm tăng nguy cơ phát triển u thần kinh đệm, một loại ung thư não.
Cũng liên quan đến tranh cãi liệu điện thoại di động có ảnh hưởng đến não hay không, hồi tháng 6/2011, một nhóm 31 nhà khoa học từ 14 quốc gia đã có mặt tại Viện Nghiên cứu quốc tế về Ung thư (IARC) ở Lyon (Pháp) và xem xét hàng trăm bài báo khoa học để thảo luận về khả năng những tiếp xúc có thể gây ra các ảnh hưởng lâu dài cho sức khỏe, đặc biệt là tăng nguy cơ ung thư.
Mặc dù báo cáo không khẳng định điện thoại di động gây ra ung thư, các nhà khoa học vẫn đề xuất thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để rút ra kết luận rõ ràng hơn nữa về ảnh hưởng sức khỏe của thiết bị này.
Trong một thông cáo báo chí trước đây cũng về vấn đề này, Tiến sĩ Jonathan Samet, Đại học Nam California cũng khẳng định: “Bằng chứng khi vẫn đang được tìm kiếm cũng đủ trọng lượng để bổ trợ cho một kết luận. Điều đó có nghĩa là có thể có một số nguy cơ đối với ung thư não từ điện thoại di động. Do đó chúng tôi cần phải theo dõi chặt chẽ mối liên quan giữa điện thoại di động và nguy cơ ung thư”.
Các nghiên cứu mới nhất nhấn mạnh rằng, kết quả chưa đến hồi kết và khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu nhiều hơn nữa về chủ đề này.
“Bận, bận, bận đến “bạc cả đầu”” và kết quả là lối sống của họ cũng quay cuồng trong sự bận rộn không dứt đó. Vậy điều này ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Kết quả điều tra 932 nam giới sau đây sẽ chỉ ra điều đó.
1. Ít luyện tập thể thao
Trong 932 người tham gia phỏng vấn, chỉ có 96 người tập luyện thể thao vào một thời gian cố định, còn 68% “hầu như không luyện tập”. Đây chính là thủ phạm dẫn tới hiện tượng mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, từ đó dẫn tới các chứng bệnh liên quan tới mạch máu não và béo phì ở nam giới.
2. “Sợ” không đi khám bác sỹ
Điều tra chỉ rõ, gần một nửa nam giới vì “bận” nên khi bị bệnh không đi khám bác sỹ mà tự “kê đơn” mua thuốc. Có 1/3 nam giới cho rằng đó chỉ là “bệnh vặt vãnh” không đáng phải để tâm. Rất nhiều bệnh do bị “kéo dài” thời gian, làm lỡ mất thời cơ trị liệu tốt nhất, thậm chí còn thành bệnh “lớn” do bị tác dụng giảm bệnh “bên ngoài” của thuốc “che đậy”.
3. Không chủ động kiểm tra sức khoẻ
Trong 932 người, có 219 người chưa bao giờ kiểm tra sức khoẻ.
4. Không ăn sáng
Cùng với tiết tấu cuộc sống hiện đại tăng nhanh, ăn một bữa sáng “thịnh soạn” có đầy đủ chất dinh dưỡng đã trở thành một “việc xa xỉ” của nam giới.
Trong những người “bị” điều tra thì chỉ có 218 người là ăn sáng đều đặn và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, còn lại đa phần là không ăn sáng hoặc là cho vào bụng những thứ linh tinh để không bị đói là được.
5. Ít giao lưu với người thân
Có hơn 41% nam giới là “dân” văn phòng rất ít giao lưu với người thân, thậm chí nếu có người thân chủ động quan tâm thì cũng có 32% nam giới có thái độ “đối phó”, kết quả là áp lực tinh thần của nam giới ngày một tăng thêm.
6. Thường xuyên ở trong phòng “điều hoà”
Khi đi làm, có khoảng 70% nam giới ngoài thời gian phải đi ra ngoài vì công việc, còn lại toàn ngồi liền tù tì trong phòng “điều hoà” làm việc, khả năng điều tiết và kháng bệnh trong cơ thể người “ở trong phòng ấm” sẽ bị suy yếu.
7. Chỉ ngồi một chỗ
Trong số những người bị điều tra thì có 542 người có thói quen làm việc là khi ngồi vào máy tính thường không “dễ” đứng dậy, đương nhiên ngoài thời gian đi vệ sinh ra.
Ngồi quá lâu sẽ không có lợi cho tuần hoàn máu, dễ gây ra ngưng trệ trao đổi chất cũ mới và các bệnh về huyết quản tim. Thời gian ngồi lâu cố định ở một tư thế cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng, đau cột sống.
8. “Ôm” lấy máy tính
31% nam giới dùng máy tính quá 8 tiếng mỗi ngày. Sử dụng quá nhiều hoặc quá “dựa” vào máy tính, ngoài tia bức xạ máy tính có hại cho cơ thể ra, còn gây ra các bệnh về mắt, cột sống và thần kinh.
9. Ngủ không đủ
Nam giới làm việc ở văn phòng có tới 60% ngủ không đủ 8 tiếng và 70% thường xuyên mất ngủ.
10. Một ngày 3 bữa không quy luật
Có 1/3 nam giới không đảm bảo được thời gian biểu và dinh dưỡng của 3 bữa ăn hàng ngày. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của nam giới.
Bạn ngủ 1 giấc dài nhưng khi tỉnh dậy hoàn toàn không hề khỏe khoắn, vui vẻ. Hãy cùng loại trừ các nguyên nhân dưới đây nhé
Tức giận trước khi ngủ
Trước khi ngủ mà tức giận sẽ làm cho tim đập nhanh, hơi thở gấp gáp, tâm trạng thấp thỏm nên khó chìm vào giấc ngủ.
Ăn no trước khi ngủ
Ăn quá no trước khi ngủ, dạ dày đường ruột đẩy nhanh tiêu hóa, dạ dày chứa đầy thức ăn sẽ không ngừng kích thích não, làm cho não hưng phấn, từ đó không thể chìm vào giấc ngủ, giống như Đông y đã nói: “Dạ dày không tốt chắc chắn sẽ ngủ không ngon”.
Gối quá cao
Nhìn từ góc độ sinh lý, gối có kích thước từ 8-12cm là tốt nhất.
Gối quá thấp dễ gây ra đau cổ hoặc do máu chảy vào não quá nhiều làm cho ngày hôm sau thức dậy mí mắt sưng, đầu nặng.
Còn nếu gối quá cao sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông của đường hô hấp, khi ngủ hay ngáy, ngoài ra gối quá cao trong thời gian dài sẽ dẫn đến đau nhức xương cổ hoặc còng lưng.
Kê tay làm gối ngủ
Khi ngủ, 2 tay kê làm gối dưới đầu, ngoài ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, gây ra đau nhức, tê mỏi ở chi trên, mà còn làm cho áp lực trong bụng tăng cao, thời gian dài sẽ gây ra “viêm thực quản trào ngược”.
Đeo nữ trang khi ngủ
Đeo nữ trang khi ngủ rất nguy hiểm. Thứ nhất, một số nữ trang thuộc kim loại, thời gian dài sẽ gây tổn hại cho da, thông thường sẽ gây ra chứng hấp thụ mãn tính thậm chí là trúng độc do tích lũy dài ngày (ví dụ như trúng độc nhôm).
Thứ hai, một số nữ sang có tác dụng phát sáng thường sinh ra bức xạ tia laser. Mặc dù lượng ít nhưng thời gian dài tích lũy sẽ gây ra hậu quả không tốt. Thứ ba, đeo nữ trang khi ngủ sẽ gây trở ngại cho tuần hoàn trong cơ thể, không có lợi cho sự trao đổi chất, đây cũng là một nguyên nhân dễ làm cho da bị suy thoái cục bộ.
Uống say khi ngủ
Theo y học nghiên cứu chứng minh, trước khi ngủ, uống rượu dễ gây ra nghẹt thở, thông thường 2 lần mỗi tối, mỗi lần nghẹt thở khoảng 10 phút, thời gian dài như thế dễ gây ra các bệnh về tim mạch và cao huyết áp.
Ngủ không tẩy trang
Khi ngủ không tẩy trang, đồ mỹ phẩm còn lưu lại trên da sẽ chắn và làm tắc lỗ chân lông, gây ra chướng ngại cho tuyến mồ hôi bài tiết, từ đó dễ gây ra mụn, thời gian dài còn làm tổn thương cho da, làm tăng nhanh tốc độ lão hóa.
Mặc áo ngực khi ngủ
Áo ngực có tác dụng bảo vệ ngực. Tuy nhiên, mặc áo ngực khi ngủ sẽ gây ra bệnh tật, đặc biệt là bệnh u nang tuyến sữa.
Chuyên gia nghiên cứu phát hiện, mỗi ngày mặc áo ngực quá 17 tiếng thì nguy cơ mắc bệnh u nang tuyến sữa cao gấp 20 lần so với phụ nữ mặc áo ngực với thời gian ít hơn hoặc không mặc áo ngực. Điều này là kết quả của việc ngực chịu chèn ép trong thời gian dài, bạch huyết lưu thông trở ngại và chất có hại ngừng đọng lại trong ngực.
Uống trà trước khi ngủ
Trong lá trà có các chất như cafein, kiềm sẽ kích thích thần kinh trung ương, làm cho chúng ta hưng phấn. Trước khi ngủ uống trà, đặc biệt là trà đặc sẽ làm cho chúng ta thức đến tận sáng.
Vận động mạnh trước khi ngủ
Vận động mạnh sẽ làm cho tế bào thần kinh não ở trong trạng thái hưng phấn, sự hưng phấn này trong thời gian ngắn không thể trấn tĩnh lại được, cho nên chúng ta cũng sẽ không thể chìm vào giấc ngủ được.
Khi ngủ trùm kín mặt
Do thời tiết lạnh, nhiều người khi ngủ trùm kín đầu, nhưng chúng ta không biết rằng, trùm kín mặt khi ngủ sẽ gây khó khăn cho hô hấp, cùng với nồng độ CO2 thở ra trong chăn tăng cao, nồng độ ô-xy giảm đi, thời gian dài hít vào không khí ô nhiễm, gây nguy hại rất lớn cho não.
Thời gian lâu dần sẽ dẫn đến thiếu ô-xy, làm cho ngủ không ngon, dễ gặp ác mộng, sau khi ngủ dậy sẽ cảm thấy choáng váng, mất sức, mệt mỏi, tinh thần bất ổn.
Há miệng thở
Ngậm miệng thở là biện pháp tốt nhất để bảo dưỡng nguyên khí, há miệng thở không những sẽ hít vào bụi bặm mà còn dẽ làm cho huyết quản, phổi bị kích thích vì không khí lạnh.
Ngủ nơi gió lùa
Cơ thể khi ngủ thì khả năng thích ứng với sự thay đổi môi trường bên ngoài hạ thấp, ngủ ở nơi gió lùa dễ bị lạnh, dễ sinh bệnh. Vì vậy, chỗ ngủ nên tránh chỗ gió lùa, giường cách cửa sổ, của chính một cự ly nhất định.
Ngủ ngồi
Không ít người do công việc căng thẳng, khi về nhà cảm thấy rất mực mệt mỏi, ăn xong cơm bèn ngồi lên sofa, xem tivi và ngủ gật. Ngồi ngủ sẽ giảm chậm nhịp tim, làm cho mạch máu giãn nở, gây thiếu ô-xy não, từ đó dẫn đến chóng mặt, tai ù…
Ngủ kề sát mặt vào nhau
Mặt sát mặt sẽ làm cho mất ngủ, gặp ác mộng, chóng mặt, mệt mỏi do não thiếu dưỡng khí vì hít phải “khí thải” của người kia.
Nhiều người lo ngại rằng môi trường ngày càng bị ô nhiễm sẽ làm sương mù lẫn các chất độc hại.
Theo các chuyên gia, vào những ngày có sương mù để tránh hít phải các chất độc bay lơ lửng trong không khí, người dân nên tránh ra đường vào lúc sáng sớm. Nếu phải ra đường thì tốt nhất là nên đeo khẩu trang để tránh bụi, khói, các chất độc có trong không khí.
Giảm tầm nhìn, ảnh hưởng tới hoạt động giao thông
Ông Lê Thanh Hải, phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn TƯ giải thích, không có gì bất thường khi vào các tháng 10, 11 và 12 lúc nửa đêm hoặc sáng sớm có sương mù xuất hiện. Ở nước ta phổ biến có 2 loại sương mù là sương mù bức xạ và sương mù bình lưu.
Sương mù bức xạ hình thành khi mặt đất lạnh đi do bức xạ vào ban đêm trời quang mây, lặng gió. Nó xuất hiện vào nửa đêm và rạng sáng, đây là sương mù nhẹ và thường không tồn tại được lâu khi mặt trời xuất hiện. Loại sương mù này thường có vào các tháng 10 – 12.
Sương mù làm giảm tầm nhìn ảnh hưởng lớn tới hoạt động giao thông
So với sương mù vào các tháng 10 – 12, sương mù bình lưu (là kiểu sương mù được hình thành khi không khí ẩm di chuyển ngang qua nơi có bề mặt lạnh) xảy ra vào các tháng 3 – 4 nguy hiểm hơn. Sương mù bình lưu xuất hiện khá đậm đặc và có khi xuất hiện cả ngày lẫn đêm.
Loại sương mù này làm giảm tầm nhìn ảnh hưởng lớn tới hoạt động giao thông. “Đôi khi các chuyến bay cũng buộc phải hủy chuyến vì sương mù quá nhiều. Tàu thuyền trên sông vào các ngày sương mù đậm đặc có thể va chạm với nhau do tầm nhìn bị hạn chế”, ông Lê Thanh Hải phân tích.
Tránh ra đường vào lúc sáng sớm
Hiện nay, chưa có công nghệ nào giúp xua tan sương mù. Ngay cả ở những nước có sương mù nhiều, dày đặc, người dân cũng chấp nhận “chung sống với lũ”. Các chuyên gia cho biết, muốn biết trong sương mù có lẫn các chất độc hại có trong không khí hay không cần phải lấy mẫu sương mù về phân tích. Ở nước ta hiện chưa có nghiên cứu sâu nào về vấn đề này.
Ông Lê Thanh Hải cho biết, bản chất của sương mù là không độc bởi sương mù chỉ là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí.
Sự nguy hiểm lớn nhất của sương mù là làm giảm tầm nhìn. Ngoài ra, đối với một số người bị bệnh về đường hô hấp cũng có thể bị ảnh hưởng nếu bị dính các “hạt nước nhỏ”. Bản thân sương mù không chứa các chất độc cũng là quan điểm của ông Bùi Hoài Thanh, trưởng phòng Quan trắc môi trường, Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng lưu ý là khi sương mù xuất hiện chúng có thể cản quá trình khuếch tán của các bụi, khói… có trong không khí, khiến các chất này bị “lưu giữ” lại ở tầng thấp lâu hơn.
Vì thế, cách tốt nhất vào những ngày có sương mù để tránh hít phải các chất độc bay lơ lửng trong không khí, người dân nên tránh ra đường vào lúc sáng sớm, thời điểm sương mù xuất hiện nhiều. Nếu phải ra đường thì tốt nhất là nên đeo khẩu trang để tránh bụi, khói, các chất độc có trong không khí nhưng không thoát được do bị sương mù cản lại.
Ngoài ra, nên mặc thêm quần áo ấm để tránh nhiễm lạnh khi bị các hạt nước bám vào đặc biệt là những người bị các bệnh về đường hô hấp. Nếu tiếp xúc với sương mù thì sau đó nên nhỏ mũi, mắt, súc miệng bằng nước muối nhạt.
Các chuyên gia cảnh báo, vào những ngày có sương mù, các phương tiện giao thông nhất là các phương tiện giao thông đường thủy cần phải giảm tốc độ do sương mù hạn chế tầm nhìn. Đối với việc đóng kín nhà cửa để hạn chế sương mù thì không quá cần thiết vì khi sương mù “xâm nhập” vào nhà sẽ bị các đồ dùng trong gia đình (quạt, điều hòa…) cản lại và đẩy ra.
Điện thoại di động (ĐTDĐ) không gây ra bệnh ung thư, dù bạn có kè kè “chiếc alô” trong thời gian dài.
Nghiên cứu này do các nhà khoa học Đan Mạch thực hiện trên 358.403 người ở lứa tuổi 30 trở lên, trong khoảng thời gian từ năm 1990 – 2007. Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí BMJ hôm 20/10/2011 cho thấy, không hề có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh ung thư của những người sử dụng ĐTDĐ trong gần 10 năm và những người không dùng thiết bị này.
Ngoài ra, ĐTDĐ cũng không gây khối u trong não (ở khu vực người ta thường xuyên áp ĐTDĐ). ĐTDĐ phát tín hiệu thông qua sóng vô tuyến. Tuy nhiên, bức xạ điện từ này không thể phá hủy trực tiếp ADN. Ở mức độ cao, sóng vô tuyến từ ĐTDĐ có thể làm nóng mô của cơ thể, nhưng không phá hủy tế bào.
Nhận thức các yếu tố nguy cơ giúp bạn phòng tránh căn bệnh ung thư vú.
1. Béo phì
Béo phì là một yếu tố nguy cơ phát triển ung thư vú, đặc biệt là khi béo phì có liên quan tới tình trạng mãn kinh của phụ nữ, Viện Ung thư quốc gia Mỹ cho biết. Trước tuổi mãn kinh, phụ nữ béo phì có nguy cơ nhỏ mắc ung thư vú so với phụ nữ khỏe mạnh trong độ tuổi này. Đến thời kỳ mãn kinh, phụ nữ béo phì phát triển ung thư vú nhiều gấp 1,5 lần và cũng có nguy cơ tử vong cao hơn vì bệnh này.
2. Tuổi tác
Tuổi tác là một trong những yếu tố cơ bản của ung thư vú. Theo Hiệp hội ung thư Mỹ, ở phụ nữ dưới 45 tuổi, tỷ lệ mắc ung thư vú chỉ là 1/8, trong khi đó ở tuổi 55 trở lên, tỷ lệ này là 2/3.
3. Di truyền học
Khoảng 5-10% trường hợp ung thư vú là kết quả của đột biến di truyền. Phổ biến nhất là những đột biến trong gene BRCA 1 hay 2.
4. Có kinh sớm hoặc mãn kinh muộn
Phụ nữ có kinh nguyệt trước 12 tuổi hoặc những người mãn kinh sau tuổi 55 có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.
5. Sinh con sau tuổi 35
Một nghiên cứu tại Bệnh viện Mayo cho thấy, phụ nữ sinh con đầu lòng sau tuổi 35 làm tăng nguy cơ ung thư vú.
6. Bức xạ
Phụ nữ ở độ tuổi còn trẻ đã tiếp xúc với bức xạ sẽ làm ung thư vú phát triển.
7. Lịch sử gia đình
Phụ nữ có tiền sử gia đình mắc ung thư vú cũng có nguy cơ bị bệnh này.
8. Giới tính
Phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư vú cao hơn rất nhiều lần so với nam giới.
9. Uống rượu
Theo hội ung thư Mỹ, uống 2-5 ly rượu mỗi ngày làm tăng 1,5 lần nguy cơ bị ung thư vú so với những người không uống rượu.
10. Điều trị hormone
Sử dụng các biện pháp hormone để điều trị đã được chứng minh là làm tăng phát triển ung thư vú.
Các nhà khoa học Anh đã tìm ra một phương pháp xử lý rác thải sinh học qua lò vi sóng để sản xuất ra năng lượng sinh học và những hoá chất quý.
Giáo sư James Clark, trường Đại học York vừa giới thiệu một phương pháp mới, có thể dùng trong công nghiệp cũng như trong sinh hoạt. Với công nghệ này sẽ giảm được các chất phế thải của công nghiệp thực phẩm và công nghiệp hoá chất.
Những chiếc lò vi sóng có thể biến vỏ cam thành năng lượng sinh học. Ảnh minh họa.
Ai cũng biết rằng công nghiệp thực phẩm trên quy mô toàn cầu tạo ra hàng triệu tấn phế thải hữu cơ. Một nguồn phế thải khác có bản chất hoá học tương tự là nông sản. Ví dụ ngành trồng sắn ở châu Phi đã để lại 228 triệu tấn tinh bột không được tận thu, vỏ của hạt cà phê trồng ở Ethiopia lên tới 3 triệu tấn.
Tại Braxin ngành sản xuất nước cam đóng hộp, chỉ dùng được một nửa số quả, còn một nửa do nhiều nguyên nhân trở thành phế thải. Riêng vỏ cam cũng đã lên tới 8 triệu tấn. Công ty Orange Peel Exploitation Company/OPEC (Công ty tận dụng vỏ cam) được lập ra với mục đích dùng công nghệ của các chuyên gia Đại học York để sản xuất nhiên liệu sinh học và các chất hoá học có giá trị từ vỏ cam.
Giáo sư Clark cho biết rằng, “Công nghệ gồm các giai đoạn: Nghiền vỏ cam, sau đó đặt vào trường vi sóng, như lò vi sóng gia dụng, dĩ hiên công suất lớn hơn rất nhiều. Các bức xạ của lò vi sóng phá vỡ xenlulôzơ, giải phóng ra nhiều loại hợp chất hoá học”.
Ông đưa ví dụ, Limolin là một nguyên liệu rất quý của công nghiệp hương liệu, điều chế nước hoa. Ngoài ra những sản phẩm phụ của việc xử lý bằng sóng cực ngắn cũng có thể dùng làm nhiên liệu sinh học hoặc cồn kỹ thuật. Phương pháp này có hiệu quả nhất khi xử lý phế liệu của công nghiệp giấy-xenlulôzơ.
Các nhà nghiên cứu dự kiến cuối năm sau sẽ khởi động tại York một thiết bị thử nghiệm đầu tiên với công suất 10kg phế thải trong 1 giờ.
Công nghệ mới có khả năng áp dụng cho các dây chuyền có thiết kế tương tự, với những thông số kỹ thuật và kích thước rất khác nhau, thậm chí cả các thiết bị xách tay. Về lâu dài, người ta đã nghĩ đến một chiến lược bao quát gồm tạo ra những công nghệ sinh học mới nhất với mục đích tăng sản lượng sinh khối cũng như tăng sản xuất etanol.
Sự phát triển của công nghiệp sẽ hoàn thiện cả khâu thu hoạch. Chiến lược nói trên sẽ làm giảm việc dùng mía để sản xuất bioetanol mà thay vào nguyên liệu “cầu kỳ” đó bằng các phế liệu của nông nghiệp và lâm nghiệp.
Năm 2011 tại Frankfurt CHLB Đức, cuộc triển lãm ô tô rất lớn được tổ chức. Nét độc đáo nhất của cuộc triển lãm này là đa số mẫu ô tô trưng bày có khả năng hoạt động bằng nguồn năng lượng thay thế, không phải xăng dầu truyền thống mà là điện, pin nhiên liệu, năng lượng mặt trời, và chủ yếu là nhiên liệu lượng sinh học.
Có thể dự đoán trong những thập kỷ tới đây, ngành công nghiệp ô tô sẽ chuyển sang một thế hệ sản phẩm mới: ngoại hình gọn nhẹ, an toàn, đầy những linh kiện điện tử để tự động hoá nhiều khâu và nhiên liệu sẽ là khí sinh học, diesel sinh học, hydro và điện.
Mức độ an toàn phụ thuộc vào vùng nào trên cơ thể cần chụp, và lượng tia X. Thai nhi chỉ bị tác động khi tiếp xúc trên 10 rads (rads là đơn vị đo lường bức xạ tia X).
Trên thực tế, các thai phụ không cần quá lo lắng, vì rất hiếm một chẩn đoán nào cần chụp X-quang quá 5 rads.
Khi bà mẹ chụp một phim X-quang nha khoa (một loại phim nhỏ đặt trong miệng) thì lượng bức xạ mà thai nhi hấp thu chỉ khoảng 0,01 millirad. 1rad bằng 1.000millirads.
Để thai nhi hấp thu 1 rad thì phải chụp 100.000 phim X-quang nha khoa.
Điều này cho thấy, những rủi ro từ X-quang nha khoa là rất thấp đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, chỉ chụp X-quang khi thật cần thiết, và phải mặc áo chì để bảo vệ thai nhai khi chụp X-quang.
Có nên trì hoãn điều trị nha khoa sau khi sinh con?
Các thai phụ nên đến bác sĩ để kiểm tra răng miệng, ít nhất một lần trong thời kì mang thai. Thời gian ba tháng giữa của thai kì là thời gian lí tưởng để thực hiện các thủ tục nha khoa. Vì ở giai đoạn này, sức khỏe bà mẹ và thai nhi ổn định nhất, thai phụ không có cảm giác mệt mỏi, hay buồn nôn…
Bác sĩ là người quyết định việc điều trị ngay trong thời gian mang thai có cần thiết hay không. Một số thủ thuật điều trị nha khoa đơn giản, thời gian bạn nằm trên ghế không quá lâu như: cạo vôi răng, trám răng, thậm chí nhổ răng vẫn có thể thực hiện được.
Chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng trong thời kỳ mang thai như thế nào?
Chăm sóc giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt trong thời kì mang thai góp phần đảm bảo an toàn sức khỏe của bà mẹ và thai nhi:
– Đánh răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ với kem đánh răng có Fluor.
– Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẻ răng ít nhất là mỗi ngày một lần.
– Thai phụ nên đến bác sĩ để làm sạch răng, ít nhất một lần trong suốt thời gian mang thai, tốt nhất là sau 3 tháng đầu của thai kì. Thời gian tốt nhất để thai phụ đi khám và điều trị răng miệng là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6.
– Điều quan trọng là bà mẹ cần ăn một lượng đầy đủ các chất dinh dưỡng, giàu chất đạm, vitamin, chất khoáng,…Vitamin C, Canxi, tốt cho sức khỏe răng và nướu.
– Hạn chế những thức ăn có chứa nhiều đường, nhiều chất béo. Tránh các đồ uống có ga trong khi mang thai.
Lưu ý: Khi khám răng miệng, thai phụ cần nói cho bác sĩ biết là bạn đang mang thai.