Lưu trữ cho từ khóa: người cao tuổi

Biểu hiện biến chứng bệnh khí phế thũng

 Bệnh khí phế thũng là một bệnh phổi tiến triển rất hay gặp ở người cao tuổi (NCT) do căng giãn thường xuyên làm giảm khả năng đàn hồi, thậm chí làm mất khả năng hồi phục của thành các tiểu phế quản, phế quản tận và phế nang. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên, hoàn toàn có thể phòng ngừa được.

Những yếu tố gây bệnh khí phế thũng

Nguyên nhân gây nên khí phế thũng rất đa dạng, nổi bật nhất là viêm phế quản, tiểu phế quản, phế nang mạn tính, kéo dài. Những viêm nhiễm này có thể do vi khuẩn, virut, ký sinh trùng nhưng cũng có thể do tác động của hóa chất, bụi bẩn, khói do các chất đốt (than đá, khói bếp, thuốc lá, thuốc lào), khói thải ra từ các động cơ (ôtô, xe máy, máy nổ). Nghiên cứu cho thấy, người nghiện thuốc lá, thuốc lào, đặc biệt là NCT, tỷ lệ mắc bệnh khí phế thũng rất cao. Lý do là khói của thuốc lá, thuốc lào có thể làm tê liệt tạm thời các lông chuyển của thành phế quản, tiểu phế quản và phế nang (ở người bình thường, các lông chuyển này có tác dụng đẩy các chất gây kích ứng và các mầm bệnh ra khỏi đường hô hấp). Khi các lông chuyển bị tê liệt thì các chất gây kích ứng sẽ bị ứ đọng lại ở phế quản, dần dần thâm nhiễm vào các phế nang gây viêm và cuối cùng làm xơ hóa các sợi chun.

nct1

Tổn thương phổi do khí phế thũng.

Ngoài ra, do tuổi cao nên thiếu một loại protein có tên là AAt (anpha1- antitripsin) có tác dụng bảo vệ các cấu trúc chun của phổi tránh tác động của một số men (enzym). Nếu thiếu protein AAt có thể dẫn đến tổn thương phổi tiến triển và hậu quả là bị bệnh khí phế thũng. Một số bệnh mạn tính như bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản mạn tính cũng làm căng giãn thường xuyên các thành phế quản, phế nang và cả hệ thống mao mạch của tổ chức phổi gây nên khí phế thũng. Lao phổi cũng là một trong những nguyên nhân gây khí phế thũng vì vi khuẩn lao làm tổn thương và xơ hóa thành phế nang. Ngoài ra, bệnh khí phế thũng cũng gặp ở những nghệ sĩ thổi kèn, công nhân thổi bóng đèn thủy tinh hoặc bị bệnh bụi phổi do phải thường xuyên tiếp xúc với bụi của hầm lò, nhà máy, công ty may, công ty bông vải, sợi…

Biểu hiện và biến chứng của bệnh như thế nào?

Biểu hiện chính của bệnh khí phế thũng là khó thở ra, nhất là lúc mang, vác nặng, lên cầu thang hoặc làm việc nặng, quá sức, mệt mỏi và giảm khả năng hoạt động thể lực. Khó thở có thể tăng lên khi nằm hoặc đang bị viêm phế quản, viêm phế quản – phổi, áp-xe phổi, hen suyễn… Khám bệnh có thể thấy người bệnh có biểu hiện khó thở, môi tím (do thiếu ôxy), lồng ngực biến dạng (người ta gọi là lồng ngực có dạng hình thùng), gõ vang, rì rào phế nang giảm, nghe phổi có ran ẩm, ran ngáy, ran rít, ran nổ. Trường hợp nặng có thể xuất hiện phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi (khi đã biến chứng).

Các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết như Xquang phổi, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), đo chức năng hô hấp, xét nghiệm máu ngoại vi, xét nghiệm đờm, điện tim… rất cần được thực hiện để giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Lưu ý một số bệnh về phổi có thể nhầm với khí phế thũng như hen suyễn, tràn khí màng phổi, kén phổi, COPD… Bệnh khí phế thũng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể để lại biến chứng nguy hiểm như tâm phế mạn (dẫn đến suy tim), suy hô hấp, tràn khí màng phổi (do vỡ bóng khí) hoặc gây tắc nghẽn động mạch phổi. Tuy vậy, nếu được phát hiện sớm, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được.

nct2

Tập thở đúng cách giúp phòng bệnh khí phế thũng.

Phòng bệnh vẫn là cách tốt nhất

Vệ sinh cá nhân hàng ngày có ý nghĩa rất quan trọng trong phòng bệnh viêm đường hô hấp nói chung và bệnh khí phế thũng đối với NCT nói riêng. Cần đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ buổi tối, những người mang răng giả cũng rất cần vệ sinh hàm răng hàng ngày. Khi bị viêm đường hô hấp, cần đi khám bệnh để được điều trị đúng và không tái phát. NCT, đặc biệt là những người đã và đang mắc bệnh đường hô hấp thì tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào bởi thuốc lá, thuốc lào gây nên nhiều bệnh về phổi, đặc biệt càng làm nặng thêm bệnh khí phế thũng, COPD và ung thư phổi.

Cần trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi (khai thác than đá, đá, vệ sinh môi trường, người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, công nhân may, làm đường). Hàng ngày, nên tập thể dục đều đặn, nhất là các động tác thở làm tăng tính đàn hồi cho tổ chức phổi. Cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, không để cảm lạnh dễ dẫn đến bệnh viêm đường hô hấp.

ThS. MAI HƯƠNG

Theo Suckhoevadoisong.net

Phòng ngừa bệnh trĩ ở người cao tuổi

Bệnh trĩ rất thường gặp, đặc biệt ở người cao tuổi (NCT) nhưng do bệnh ở vị trí đặc biệt và không gây nguy hiểm nên đến khi bệnh phát triển đến giai đoạn muộn khi trĩ phình to, thòi ra ngoài hậu môn, gây chảy máu, đau đớn thì người bệnh mới đi khám. Theo ước tính, có tới 50% dân số mắc bệnh trĩ ở một vài thời điểm nào đó trong cuộc đời, tỷ lệ này tăng theo độ tuổi, cao nhất ở độ tuổi 45-65 (tới 70%).

Tại sao NCT dễ mắc bệnh trĩ?

NCT dễ bị trĩ hơn là do cùng với tuổi tác, chức năng co bóp, bài tiết và hấp thu của ruột yếu gây rối loạn đại tiện; trương lực cơ trơn đại tràng, cơ thắt hậu môn và dây chằng bị suy giảm, hệ thống tĩnh mạch hậu môn – trực tràng bị suy yếu cùng với thói quen ít vận động, ăn uống không điều độ, mắc một số bệnh mạn tính như tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, bệnh dạ dày – ruột, ho kéo dài gây tăng áp lực ổ bụng…

phong-ngua-benh-tri-o-nguoi-cao-tuoi

Người cao tuổi nên ăn nhiều rau quả để tăng chất xơ và uống đủ nước để tránh táo bón, giúp giảm chèn ép có thể gây trĩ.

Biểu hiện của bệnh trĩ như thế nào?

Người bệnh có triệu chứng điển hình là đại tiện ra máu, thường là máu đỏ tươi ngay sau khi đi đại tiện và chỉ kéo dài một khoảng ngắn rồi tự cầm; trĩ lòi ra: nếu nhẹ thì chỉ khi đi đại tiện mới lòi ra, đại tiện xong tự co lại. Nếu nặng thì không thể tự co vào được mà thường phải dùng tay ấn vào. Muộn hơn, chỉ cần rặn nhẹ cũng thò ra ngoài và co vào rất khó khăn; người bệnh ngứa rát, đau và khó chịu ở hậu môn. Thuyên tắc là biến chứng thường gặp nhất. Khi đó sẽ thấy một búi ở hậu môn, bệnh nhân rất đau, ngồi hoặc di chuyển khó khăn. Sau vài ngày, bệnh nhân sẽ bớt đau, bớt sưng, trĩ trở vào trong hậu môn. Một vài trường hợp có thể loét, hoại tử gây nhiễm khuẩn nặng ở vùng chậu.

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện nay

Về nguyên tắc có thể chữa xuất huyết bằng cách tiêm xơ hóa để chặn đứng chảy máu. Các cơn trĩ cấp tính có thể điều trị bảo tồn vì đau và sưng sẽ hết sau vài tuần. Các cơn đau có thể điều trị bằng thuốc bôi hoặc viên đạn đặt để giảm đau hoặc uống daflon hoặc thuốc có rutin làm tăng sức bền thành mạch.

Dùng phương pháp nội khoa như tiêm xơ hóa búi trĩ, chỉ áp dụng cho bệnh trĩ nội chưa có biến chứng và chỉ ra máu khi đi đại tiện. Liệu pháp làm đông bằng tia hồng ngoại là cách điều trị hiệu quả nhất cho búi trĩ độ I, II nhưng tương đối đắt tiền. Đốt điện hiệu quả với trĩ độ III hoặc nhẹ hơn.

Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ thường áp dụng khi bệnh đã tiến triển nặng ở độ III, IV, gồm: cắt trĩ bằng laser; cắt trĩ ST. Mark: nong hậu môn, kéo búi trĩ ra và cắt; phương pháp dòng điện cao tần: làm cho đường cấp máu bị tắc nghẽn, khô và búi trĩ teo rụng trong thời gian ngắn; phương pháp Longo: kéo trĩ về vị trí bình thường, khôi phục lại dây chằng. Đây là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay vì thời gian phẫu thuật nhanh, bệnh nhân ít đau, chưa thấy biến chứng nặng hoặc tái phát.

Kết hợp với y học cổ truyền: có thể dùng dạng thuốc uống, thuốc ngâm trĩ hoặc tiêm thuốc, liệu pháp đinh trĩ khô,…

phong-ngua-benh-tri-o-nguoi-cao-tuoi

Phẫu thuật cắt trĩ bằng Longo là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay.

Phòng ngừa thế nào?

Bệnh trĩ hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt khoa học hàng ngày như:

Chế độ ăn: ăn uống điều độ, không quá no, không quá đói, đúng giờ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Ăn nhiều rau quả giúp phân mềm, tăng khối phân, bệnh nhân bớt phải rặn và gián tiếp tránh được bệnh trĩ. Uống nhiều nước giúp phân mềm dễ đại tiện. Hạn chế các chất kích thích như rượu, chè, cà phê, chất cay nóng. Giữ vệ sinh ăn uống để phòng tránh các bệnh đường tiêu hóa dễ phát sinh bệnh trĩ như rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa,…

Chế độ sinh hoạt: tập thể dục đều đặn. Tránh đứng hoặc ngồi lâu, không nên ngồi xổm, nếu phải ngồi lâu không nên lót gối mềm dưới mông vì sẽ làm tăng chèn ép các tĩnh mạch. Tránh rặn nhiều khi đi ngoài làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch trĩ. Tập thói quen đại tiện đúng giờ, đại tiện ngay khi cảm thấy muốn đại tiện, tốt nhất mỗi ngày đi đại tiện một lần vào buổi sáng. Giữ vệ sinh tầng sinh môn, nhất là sau mỗi lần đại tiện. Điều trị tích cực các bệnh làm tăng áp lực ổ bụng (như ho kéo dài, rối loạn đại tiêu hóa) hoặc cản trở máu trở về tim (như giãn tĩnh mạch cửa, xơ gan,…).

Khi có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi phải đi khám sớm. Độ nặng của bệnh phụ thuộc vào mức độ suy của hệ tĩnh mạch trĩ nên chữa càng sớm thì bệnh càng nhanh khỏi, càng đơn giản, giảm đau đớn, biến chứng và chi phí điều trị.

ThS.BS. Nguyễn Hải Yến

Theo Suckhoedoisong.vn

Hen phế quản ở người cao tuổi

Hen phế quản (HPQ) có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, hiện nay bệnh được coi là một vấn đề sức khỏe toàn cầu. Trước đây HPQ ở người cao tuổi chưa được quan tâm đúng mức do có những quan niệm sai lầm cho rằng HPQ chỉ chủ yếu xảy ra ở những người trẻ tuổi.

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây ở nhiều quốc gia cho thấy, tỷ lệ người cao tuổi bị HPQ khoảng 4,5-9%. Số bệnh nhân HPQ ở nhóm tuổi trên 65 chiếm khoảng 10% tổng số các trường hợp HPQ trên toàn thế giới. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong do HPQ ở nhóm tuổi trên 65 cao gấp 14 lần và tần xuất nhập viện do HPQ nhằm ở nhóm tuổi trên 65. Khoảng một nửa số trường hợp HPQ ở người cao tuổi xuất hiện từ lúc trẻ và kéo dài đến tuổi già, số còn lại là trường hợp mới mắc, tỷ lệ HPQ mắc mới ở những người trên 65 tuổi khoảng 0,1% mỗi năm. Nói chung, HPQ ở người cao tuổi thường nặng do không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời cũng như sự kém nhạy cảm của người bệnh trong việc nhận biết sớm triệu chứng.

hen-phe-quan-o-nguoi-cao-tuoi

Ngoài ra, một số thuốc thường dùng trong điều trị các bệnh mạn tính ở người cao tuổi như thuốc chống viêm giảm đau, thuốc chẹn bêta giao cảm, nội tiết tố nữ cũng như thói quen hút thuốc lá ở nhóm tuổi này có thể làm tình trạng HPQ nặng lên và khó kiểm soát hơn.

NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CHẨN ĐOÁN

Có nhiều lý do khác nhau làm cho việc chẩn đoán HPQ ở người cao tuổi thường gặp nhiều khó khăn và dễ bỏ sót. Bên cạnh quan niệm sai lầm lâu nay về độ lưu hành của hen phế quản ở nhóm tuổi này làm cho chẩn đoán ít được nghĩ tới, các triệu chứng của bệnh cũng rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh mạn tính thường xảy ra ở người cao tuổi như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), suy tim hoặc xơ phổi. Ngoài ra, việc mắc đồng thời một số bệnh mạn tính ở người cao tuổi như đái tháo đường, suy tim, bệnh mạch vành, thoái hóa khớp… hoặc việc dùng một số loại thuốc để điều trị những bệnh này có thể làm mờ hoặc che lấp các triệu chứng của HPQ.

hen-phe-quan-o-nguoi-cao-tuoi

Rượu và thuốc lá làm hen phế quản nặng hơn.

ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Việc điều trị cũng phải bắt đầu từ việc tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh. Cần khai thác cẩn thận tiền sử dùng thuốc trước đây và hiện nay của người bệnh. Aspirin và các thuốc chống viêm giảm đau không steroid có thể làm khởi phát các cơn cấp hoặc làm cho cơn nặng lên. Một số thuốc sử dụng trong điều trị các bệnh tim mạch có thể gây các cơn HPQ cấp hoặc làm cho tình trạng khó kiểm soát hơn. Việc sử dụng các thuốc an thần gây ngủ có thể gây ức chế hô hấp và làm cho tình trạng HPQ nặng lên.

Tác dụng phụ của các thuốc điều trị HPQ cũng thường gặp ở người cao tuổi hơn so với người trẻ tuổi. Người bệnh thường rất nhạy cảm với các tác dụng phụ của thuốc cường bêta giao cảm như run tay, nhịp tim nhanh, nhất là những người có bệnh tim mạch kết hợp. Khả năng đào thải thuốc kém cũng làm cho bệnh nhân có nguy cơ cao bị ngộ độc theo phyllin và do đó nếu dùng phải giảm liều. Những bệnh nhân sử dụng glucocorticoid thường xuyên có nguy cơ bị loãng xương và cần được phối hợp với các biện pháp dự phòng loãng xương như bổ sung canxi và vitamin D. Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung nội tiết tố nữ có thể làm tăng nguy cơ các đợt bùng phát của HPQ nhưng điều trị này vẫn là cần thiết để dự phòng loãng xương ở những bệnh nhân nữ có nguy cơ cao.

BS. NGUYỄN HỮU TRƯỜNG

Theo Suckhoedoisong.vn

Phình động mạch chủ bụng ở người cao tuổi

Căn bệnh này có thể dẫn đến tắc mạch do huyết khối. Túi phình động mạch cũng có thể vỡ ra gây mất máu trầm trọng, khiến bệnh nhân có thể tử vong trong vòng vài phút…

Động mạch chủ là mạch máu xuất phát từ tim và là động mạch lớn nhất của cơ thể (từ đây có các động mạch nhỏ hơn để đi đến các cơ quan), gồm hai đoạn ngực và bụng. Động mạch chủ bụng cung cấp máu chủ yếu cho các cơ quan trong ổ bụng và phần dưới cơ thể. Bình thường, đường kính của động mạch chủ bụng khoảng 2 cm.

Vì lí do nào đó, kích thước của nó có thể phình to bất thường, tạo thành cái túi, máu dễ tạo huyết khối gây tắc mạch. Vách túi phình cũng yếu hơn chỗ khác, dễ nứt vỡ (nhất là ở người bị cao huyết áp). Do đó, túi phình động mạch được ví như một “quả bom” có thể vỡ bất cứ lúc nào.

Vì ở gần tim và có kích thước lớn nên khi túi phình vỡ, máu sẽ thoát ra ngoài ồ ạt, gây tình trạng mất máu trầm trọng, có thể gây chết người nhanh chóng. Trong trường hợp túi phình bị nứt hoặc bong các lớp áo, diễn tiến trên sẽ chậm hơn; nhưng tính mạng bệnh nhân vẫn bị đe dọa nghiêm trọng; vì túi phình sớm muộn cũng sẽ vỡ nếu không điều trị kịp.

phinh-dong-mach-chu-bung-o-nguoi-cao-tuoi

Ảnh minh họa – Internet

Phình động mạch chủ bụng thường gặp ở NCT có kèm xơ vữa mạch máu và cao huyết áp. Tình trạng thành mạch bị xơ vữa, chịu áp lực cao liên tục, kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn đến hình thành túi phình.

Trong phần lớn trường hợp, túi phình không gây bất cứ triệu chứng nào nên bệnh nhân không biết để đi khám. Thường chỉ khi túi sắp vỡ hay vỡ đột ngột, bệnh mới được phát hiện, nhưng đã muộn. Dấu hiệu phình động mạch chủ bụng là sờ thấy một khối u, thường ở trên rốn, nảy theo nhịp đập của tim. Trên thực tế, một số bệnh nhân đã phát hiện ra dấu hiệu này nhưng thường bỏ qua vì u ít gây đau hay khó chịu.

Khi túi phình vỡ vào xoang bụng (xuất huyết nội), huyết áp đang cao sẽ tụt xuống đột ngột, bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc nặng do mất nhiều máu và thường dẫn đến tử vong. Nếu túi phình chưa vỡ hẳn mà chỉ bị nứt hay bị bóc tách các lớp áo (dọa vỡ hay sắp vỡ), bệnh nhân đau bụng đột ngột, đôi khi bị chẩn đoán lầm với các nguyên nhân gây đau bụng cấp. Trong một số ít trường hợp, túi phình “rò rỉ” vào lòng tá tràng làm bệnh nhân nôn ra máu và tiêu phân đen; hoặc vỡ vào ruột già gây triệu chứng đi tiêu phân màu đỏ.

Phình động mạch chủ bụng được xác định bằng thăm khám, siêu âm và chụp một phim CT-Scan có tiêm thuốc cản quang. Khi đã khẳng định bệnh, bệnh nhân cần được phẫu thuật. Các túi phình lớn dù chưa gây triệu chứng nào cũng sẽ đều được loại bỏ để tránh nguy cơ vỡ đột ngột. Sau khi cắt túi phình, bác sĩ sẽ dùng một đoạn mạch máu nhân tạo để nối vào thay thế.

Do tình trạng chung của bệnh nhân thường kém (tuổi cao sức yếu, kèm bệnh lí tim mạch và các bệnh nội khoa mạn tính khác, dinh dưỡng kém…), cuộc mổ lại nặng nề, mất máu nhiều, đường mổ kéo dài… nên nguy cơ của ca phẫu thuật này rất lớn.

Sau mổ, bệnh nhân dễ có biến chứng và chậm hồi phục. Chính vì lí do này mà trong các trường hợp túi phình dọa vỡ phải mổ cấp cứu, tỉ lệ thất bại trong và sau mổ còn cao.

Hiện y học chưa tìm được cách phòng ngừa thật hiệu quả chứng bệnh này. Tuy nhiên, do bệnh có liên quan đến xơ vữa động mạch và cao huyết áp nên NCT cần phòng ngừa và điều trị hai yếu tố trên

BS Lê Phi Long

Theo nguoicaotuoi.org.vn

Bổ sung vitamin cho người cao tuổi

Vitamin chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong cơ thể nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống con người.

bo-sung-vitamin-cho-nguoi-cao-tuoi

Người cao tuổi nên ăn nhiều rau xanh để bổ sung vitaminNgười cao tuổi nên ăn nhiều rau xanh để bổ sung vitamin

Vitamin bảo đảm cho các phản ứng sinh hóa giúp cho quá trình chuyển hóa các chất, trong đó các quá trình phản ứng men rất hệ trọng, mà các quá trình đó vốn đã giảm sút theo tuổi tác. Bởi vậy, với người già, việc quan tâm cung cấp đầy đủ vitamin là rất cần thiết.

Vì sao người cao tuổi dễ bị thiếu vitamin?

Hầu như tất cả chúng ta đều bị thiếu hụt một hay nhiều loại vitamin, đặc biệt với lứa tuổi “quá trưa sang chiều” là dễ bị thiếu vitamin hơn cả. Đó là do đặc trưng của tuổi già: khả năng bài tiết dịch vị giảm, đặc biệt giảm HCl làm trở ngại cho các hoạt động của các vi khuẩn lên men ở ruột, giảm khả năng tổng hợp một số vitamin của chúng, do đó gây cho cơ thể người cao tuổi thiếu một số vitamin.

Mặt khác, đối với người cao tuổi nhu cầu về nhiều loại vitamin đều tăng lên. Các vitamin có tác dụng lớn trong việc ngăn ngừa những suy nhược cơ thể, ngăn ngừa sự lão hóa… Nhiều nhà khoa học đã tổng kết những số liệu nghiên cứu cho thấy sự thấm vitamin qua màng ruột người cao tuổi giảm sút, sự hấp thu và chuyển hóa vitamin bị biến đổi nặng. Nếu có bệnh lý dạ dày – ruột, sự hấp thu vitamin càng kém hơn nữa.

Nhiều nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ teo dạ dày ở người cao tuổi rất cao, sự kém tiết dịch dạ dày và ruột sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu thức ăn, các chất khoáng và vitamin. Người cao tuổi còn hay mắc nhiều bệnh mạn tính cũng làm tăng nhu cầu vitamin hơn so với lúc trẻ.

Ngoài ra, cũng cần phải nói đến nhiều người cao tuổi ít được chăm sóc về ăn uống, ăn những thức ăn không chứa đầy đủ vitamin.

Vai trò của vitamin trong cơ thể

Phần lớn các vitamin hoạt động như một phức hợp hoạt hóa men, tham gia vào quá trình biến đổi dự trữ năng lượng trong cơ thể. Một số khác ảnh hưởng tới quá trình ôxy hóa. Nhiều loại có tác dụng cấu tạo nên hormon tham gia vào quá trình tăng trưởng và khoáng hóa xương, hoạt động nhân lên của tế bào, tham gia vào quá trình miễn dịch của cơ thể, tổng hợp các chất trung gian của hệ thần kinh, đào thải, trung hòa các chất độc, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.

Nhiều công trình điều tra dịch tễ học trên quy mô lớn đã cho thấy ảnh hưởng của nhiều loại vitamin đối với bệnh tật người cao tuổi.

Thiếu nhiều vitamin thường làm cho người già có một số triệu chứng dễ mệt, ăn kém ngon, người gầy, bụng đầy có nhiều hơi, hay ợ hơi, đau vùng thượng vị, đau vùng trước tim, giấc ngủ không sâu, giảm trí nhớ, chóng mặt, đau đầu, người xanh xao, đau lưng, mỏi khớp, khả năng làm việc giảm, sức đề kháng với bệnh tật kém, mắt mờ, tai nghe kém, sinh dục suy yếu…

Từ giảm sút hàm lượng vitamin của cơ thể tất yếu đưa đến rối loạn chuyển hóa các chất dễ dẫn tới bệnh này tật khác. So với người trẻ, ở người cao tuổi hàm lượng vitamin A giảm sút có chừng mực, nhưng vitamin nhóm B và C giảm sút rất nhiều.

Cần bổ sung thế nào?

Hiện nay, việc bảo vệ sức khỏe cho người cao tuổi bằng các vitamin rất được coi trọng. Xu hướng là phối hợp nhiều loại vitamin khác nhau dưới dạng thuốc hoặc thực phẩm chức năng để đáp ứng nhu cầu vitamin của cơ thể.

Với người cao tuổi ăn uống kém nên chú ý bổ sung thường xuyên chế phẩm polyvitamin, có kèm theo một số nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng (selen, Mn, Cu, Zn, S, Br…).

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở những người độ tuổi trung bình 48 – 78 tuổi thì sau 4 – 10 tuần bổ sung vitamin và chất khoáng có cải thiện rõ rệt về sức khỏe như: giảm được mệt mỏi, tập trung tư tưởng tốt hơn, ăn ngon miệng hơn, dễ ngủ và thời gian ngủ kéo dài hơn.

Những người cao tuổi mạnh khỏe ăn uống được thì nên bổ sung vitamin bằng cách ăn nhiều những thực phẩm giàu vitamin. Trong thực tế nên có một cách ăn nhiều thức ăn tươi hỗn hợp, nếu có điều kiện thì nên tìm ăn những thức ăn giàu vitamin này hay vitamin khác.

Thí dụ, vitamin E có nhiều trong mầm giá đỗ, hành, rau xà lách, trứng, dầu thực vật… Vitamin A có nhiều ở mỡ cá, gan gia súc gia cầm; và carotene (tiền chất vitamin A) có nhiều trong gấc, cà rốt, cà chua, bí đỏ, đu đủ, xoài… Vitamin B1 có nhiều trong men bia, thịt (gà, bò, lợn…), lớp ngoài của hạt gạo (cám). Còn vitamin C thì có nhiều trong rau quả tươi. Người cao tuổi ăn nhiều rau quả tươi rất tốt, nó có tác dụng chống xơ mỡ động mạch, chống táo bón, điều hòa tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng.

Đối với những người cao tuổi bệnh nặng kéo dài, sức khỏe quá suy giảm, cần bổ sung những vitamin nào với liều lượng nào, uống trong bao lâu… thì cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định.

BS. Vũ Hướng Văn

Theo Suckhoedoisong.vn

Phương pháp giúp giảm đau tim ở người cao tuổi

Những người già từ 65 tuổi trở lên cố gắng đi thêm một quãng, hoặc vừa đi vừa thực hiện các thao tác vươn duỗi người trong lúc luyện tập đi bộ bình thường hàng ngày, có thể giúp giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.

phuong-phap-giup-giam-dau-tim-o-nguoi-cao-tuoi

Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch đối với người lớn tuổi (ảnh: internet)

Đó là tin vui được được rút ra từ cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học Trường Y tế Cộng đồng Harvard (Mỹ), vừa được công bố trên Tạp chí Circulation (của Hiệp hội Tim Mỹ).

Luisa Soares – Miranda – nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Cộng đồng Harvard nói: “Nếu bạn cảm thấy thoải mái trong lúc thực hiện các hoạt động thể chất bình thường hàng ngày, không nên làm chậm lại khi bạn lớn tuổi. Ví dụ, đối với những người thường xuyên luyện tập đi bộ vào mỗi buổi sáng, hãy cố gắng đi thêm một quãng nữa với tốc độ nhanh hơn”.

Các nhà nghiên cứu cho biết, những người già đi bộ nhiều, nhanh đồng thời thực hiện nhiều hoạt động thể chất khác trong lúc rảnh rỗi, có thể giúp giảm tình trạng rối loạn nhịp tim và các vấn đề khác liên quan đến tim mạch hơn so với những người ít hoạt động.

Trong cuộc nghiên cứu, Soares – Miranda và các đồng sự đã tiến hành kiểm tra và đánh giá tình trạng tim của 985 người, có độ tuổi từ 65 trở lên, trong vòng 24 tiếng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, bất kỳ hoạt động thể chất nào cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe hơn là không hoạt động. Tuy nhiên, việc duy trì hoặc gia tăng các hoạt động thể chất hàng ngày thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim hơn ở những người già.

Các nhà nghiên cứu tính toán rằng, những người già có mức hoạt động thể chất cao có thể giảm 11% nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột tử do tim hơn so với những người già ít hoặc lười hoạt động thể chất.

Theo Phunuonline.com.vn

Bệnh hen suyễn ở người cao tuổi

Hen suyễn là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở những người trẻ và ít gặp hơn ở người già

Các nghiên cứu gần đây ở nhiều quốc gia cho thấy tỉ lệ người cao tuổi bị hen suyễn khoảng 4,5-9%. Bệnh hen suyễn ở người cao tuổi thường nặng do không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời cũng như sự kém nhạy cảm của người bệnh trong việc nhận biết sớm triệu chứng.

Đặc điểm bệnh ở người cao tuổi

Bệnh hen suyễn ở người già có những điểm khác với người trẻ như sau:

- Cấu trúc và chức năng của đường hô hấp ở người già bị biến đổi và suy giảm do quá trình lão hóa nên sự đáp ứng với thuốc cũng kém đi.

- Người già thường kém minh mẫn nên không nhận biết sớm các triệu chứng cảnh báo bệnh trở nặng.

- Người già dễ bị tác dụng phụ khi dùng thuốc hơn người trẻ. Các tác dụng phụ của thuốc hen suyễn thường gặp ở người già như run tay, nhịp tim nhanh, nhất là những người có bệnh tim mạch kết hợp.

- Người già thường hay quên uống thuốc hoặc bỏ thuốc làm cơn hen suyễn tái phát mặc dù trước đó bệnh đã được kiểm soát.

- Người già thường khó bỏ được các thói quen lâu đời như hút thuốc lá hay ăn những món ăn ưa thích vốn là yếu tố khởi phát cơn hen suyễn cấp.

- Người già thường gặp khó khăn trong việc sử dụng các thuốc đường hít cũng như các thiết bị máy móc. Vì vậy, thuốc đưa vào cơ thể thường dưới mức cần thiết nên hiệu quả điều trị thấp và chậm.

- Người già thường mắc nhiều bệnh đồng thời như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim… nên hằng ngày vẫn dùng đều đặn nhiều thứ thuốc, đôi khi sự tương tác giữa các thuốc này với thuốc điều trị hen suyễn làm giảm hiệu quả và gây ra tác dụng phụ.

- Khả năng đào thải thuốc ở người già kém làm cho người bệnh dễ bị ngộ độc thuốc hen suyễn loại theophyllin.

benh-hen-suyen-o-nguoi-cao-tuoi

Ảnh minh họa – Internet

Những lưu ý

Vì các lý do nêu trên, chữa trị bệnh hen suyễn ở người cao tuổi ngoài những nguyên tắc chung còn cần phải có một số lưu ý đặc biệt:

- Điều đầu tiên phải lưu ý đến vấn đề tâm lý tuổi già. Phải khéo léo thuyết phục các cụ hiểu được đây là bệnh mạn tính và việc chữa trị đòi hỏi phải đều đặn và kéo dài. Người thân trong gia đình cũng cần nhắc nhở các cụ bỏ thuốc lá hoặc các thói quen không tốt cho căn bệnh, giúp các cụ dùng thuốc đều đặn đúng giờ và phát hiện thay cho các cụ các dấu hiệu cảnh báo bệnh sẽ diễn tiến nặng.

- Điều thứ hai cần lưu ý là vấn đề tương tác thuốc. Khi đi khám bệnh nên báo cho bác sĩ biết các bệnh lý khác của mình và mang theo đầy đủ đơn thuốc của các loại thuốc đã và đang sử dụng. Có một số thuốc điều trị bệnh khác nhưng có thể làm cho bệnh hen suyễn nặng lên như aspirin, các thuốc giảm đau, một số thuốc điều trị cao huyết áp, nội tiết tố nữ điều trị mãn kinh và một số thuốc an thần gây ngủ. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến các tác dụng phụ hay gặp của thuốc trị hen suyễn như run tay, hồi hộp, tim đập nhanh, vọp bẻ, tiểu đêm, khó ngủ, tiểu gắt… và thông báo cho bác sĩ để bác sĩ có thể cân nhắc việc giảm liều thuốc hoặc đổi thuốc khác.

- Điều cần lưu ý thứ ba là sử dụng thuốc đường hít sao cho đúng cách để thuốc có thể vào phổi đầy đủ và đạt được hiệu quả điều trị. Do tuổi già kém minh mẫn hoặc kém linh hoạt, việc dùng thuốc đường hít có thể gặp nhiều khó khăn. Người thân trong gia đình cần kiên nhẫn giúp các cụ tập luyện để có thể dùng thuốc đường hít sao cho có hiệu quả nhất. Nếu dùng bình xịt định liều nên lưu ý sự phối hợp đồng thời giữa động tác bóp (bình xịt) và động tác hít, nếu là bình hít bột khô thì luồng khí hít vào bằng miệng phải đủ mạnh để đưa các hạt bột li ti vào phổi đến tận các phế nang. Máy phun khí dung dễ sử dụng hơn cả nhưng bất tiện, cồn

g kềnh và dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn nếu không biết vệ sinh các dụng cụ đúng cách. Khi hít thuốc qua mặt nạ, cần phải há to miệng khi hít vào để cho lượng thuốc vào phổi tối ưu. Sử dụng thuốc đường hít đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng giúp chữa trị hen suyễn thành công.

Tóm lại, bệnh hen suyễn ở người già có những khó khăn nhất định, cần hết sức lưu ý và biết cách xử trí mới có thể giúp cho các cụ kiểm soát hen tốt.

TS-BS ĐỖ THỊ TƯỜNG OANH

(Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch)

Theo nld.com.vn

Hen suyễn là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở những người trẻ và ít gặp hơn ở người già

Làm gì khi gặp cơn hen suyễn cấp tính?

Hen suyễn vào mùa khởi phát

Tránh dược phẩm “châm ngòi” hen suyễn

Các nghiên cứu gần đây ở nhiều quốc gia cho thấy tỉ lệ người cao tuổi bị hen suyễn khoảng 4,5-9%. Bệnh hen suyễn ở người cao tuổi thường nặng do không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời cũng như sự kém nhạy cảm của người bệnh trong việc nhận biết sớm triệu chứng.

Đặc điểm bệnh ở người cao tuổi

Bệnh hen suyễn ở người già có những điểm khác với người trẻ như sau:

- Cấu trúc và chức năng của đường hô hấp ở người già bị biến đổi và suy giảm do quá trình lão hóa nên sự đáp ứng với thuốc cũng kém đi.

- Người già thường kém minh mẫn nên không nhận biết sớm các triệu chứng cảnh báo bệnh trở nặng.

- Người già dễ bị tác dụng phụ khi dùng thuốc hơn người trẻ. Các tác dụng phụ của thuốc hen suyễn thường gặp ở người già như run tay, nhịp tim nhanh, nhất là những người có bệnh tim mạch kết hợp.

- Người già thường hay quên uống thuốc hoặc bỏ thuốc làm cơn hen suyễn tái phát mặc dù trước đó bệnh đã được kiểm soát.

- Người già thường khó bỏ được các thói quen lâu đời như hút thuốc lá hay ăn những món ăn ưa thích vốn là yếu tố khởi phát cơn hen suyễn cấp.

- Người già thường gặp khó khăn trong việc sử dụng các thuốc đường hít cũng như các thiết bị máy móc. Vì vậy, thuốc đưa vào cơ thể thường dưới mức cần thiết nên hiệu quả điều trị thấp và chậm.

- Người già thường mắc nhiều bệnh đồng thời như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim… nên hằng ngày vẫn dùng đều đặn nhiều thứ thuốc, đôi khi sự tương tác giữa các thuốc này với thuốc điều trị hen suyễn làm giảm hiệu quả và gây ra tác dụng phụ.

- Khả năng đào thải thuốc ở người già kém làm cho người bệnh dễ bị ngộ độc thuốc hen suyễn loại theophyllin.

Những lưu ý

Vì các lý do nêu trên, chữa trị bệnh hen suyễn ở người cao tuổi ngoài những nguyên tắc chung còn cần phải có một số lưu ý đặc biệt:

- Điều đầu tiên phải lưu ý đến vấn đề tâm lý tuổi già. Phải khéo léo thuyết phục các cụ hiểu được đây là bệnh mạn tính và việc chữa trị đòi hỏi phải đều đặn và kéo dài. Người thân trong gia đình cũng cần nhắc nhở các cụ bỏ thuốc lá hoặc các thói quen không tốt cho căn bệnh, giúp các cụ dùng thuốc đều đặn đúng giờ và phát hiện thay cho các cụ các dấu hiệu cảnh báo bệnh sẽ diễn tiến nặng.

- Điều thứ hai cần lưu ý là vấn đề tương tác thuốc. Khi đi khám bệnh nên báo cho bác sĩ biết các bệnh lý khác của mình và mang theo đầy đủ đơn thuốc của các loại thuốc đã và đang sử dụng. Có một số thuốc điều trị bệnh khác nhưng có thể làm cho bệnh hen suyễn nặng lên như aspirin, các thuốc giảm đau, một số thuốc điều trị cao huyết áp, nội tiết tố nữ điều trị mãn kinh và một số thuốc an thần gây ngủ. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến các tác dụng phụ hay gặp của thuốc trị hen suyễn như run tay, hồi hộp, tim đập nhanh, vọp bẻ, tiểu đêm, khó ngủ, tiểu gắt… và thông báo cho bác sĩ để bác sĩ có thể cân nhắc việc giảm liều thuốc hoặc đổi thuốc khác.

- Điều cần lưu ý thứ ba là sử dụng thuốc đường hít sao cho đúng cách để thuốc có thể vào phổi đầy đủ và đạt được hiệu quả điều trị. Do tuổi già kém minh mẫn hoặc kém linh hoạt, việc dùng thuốc đường hít có thể gặp nhiều khó khăn. Người thân trong gia đình cần kiên nhẫn giúp các cụ tập luyện để có thể dùng thuốc đường hít sao cho có hiệu quả nhất. Nếu dùng bình xịt định liều nên lưu ý sự phối hợp đồng thời giữa động tác bóp (bình xịt) và động tác hít, nếu là bình hít bột khô thì luồng khí hít vào bằng miệng phải đủ mạnh để đưa các hạt bột li ti vào phổi đến tận các phế nang. Máy phun khí dung dễ sử dụng hơn cả nhưng bất tiện, cồn

g kềnh và dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn nếu không biết vệ sinh các dụng cụ đúng cách. Khi hít thuốc qua mặt nạ, cần phải há to miệng khi hít vào để cho lượng thuốc vào phổi tối ưu. Sử dụng thuốc đường hít đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng giúp chữa trị hen suyễn thành công.

Tóm lại, bệnh hen suyễn ở người già có những khó khăn nhất định, cần hết sức lưu ý và biết cách xử trí mới có thể giúp cho các cụ kiểm soát hen tốt.

TS-BS ĐỖ THỊ TƯỜNG OANH (Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch)

Phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp ở người cao tuổi

Thời tiết thay đổi người cao tuổi dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp… nhất là với những người cao tuổi mắc bệnh mạn tính. Nếu không điều trị kịp thời, các bệnh về đường hô hấp dễ gây ra những biến chứng khó lường.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến người cao tuổi mắc bệnh trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là sự thay đổi thời tiết làm tái phát các bệnh mạn tính của hệ hô hấp, các yếu tố ô nhiễm môi trường, các bệnh lý nhiễm khuẩn vùng răng miệng… đặc biệt các bệnh do tuổi tác như: đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận… làm hệ miễn dịch cơ thể suy yếu khiến dễ mắc bệnh hô hấp.

phong-ngua-cac-benh-ve-duong-ho-hap-o-nguoi-cao-tuoi

Biểu hiện

Rất nhiều người cao tuổi khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp không có biểu hiện trên lâm sàng điển hình, chẳng hạn như không sốt, hoặc sốt không cao; ho ít, đôi khi chỉ ho thúng thắng là dễ bỏ sót; người bệnh lại ít có khả năng khạc đờm. Một số người bệnh thậm chí chỉ có biểu hiện rối loạn ý thức, chậm chạp, lú lẫn… Tuy nhiên, một số bệnh nhân có các biểu hiện như: chảy mũi, ho, đờm, sốt, đau ngực, lạnh run… Nếu các viêm nhiễm ở đường hô hấp dưới thường có các triệu chứng như: thở dốc, khó thở, lạnh run, sốt liên tục; thở nhanh và đau ngực; ho nhiều kèm theo đờm có thể lẫn máu; đau ngực; ra nhiều mồ hôi vào ban đêm và sụt cân.

Do tuổi cao khi sốt nhiệt độ sẽ không tăng cao như ở người trẻ nên dễ bị nhầm bệnh nhẹ nhưng khi có viêm phổi thì tình trạng tổn thương phổi, suy hô hấp sẽ diễn tiến nhanh hơn và nặng nề hơn, triệu chứng lâm sàng sẽ đi trước các biến đổi tổn thương trên X-quang. Mặt khác, bệnh gặp ở người cao tuổi thường lại nặng hơn ở người trẻ rất nhiều nhất là đối với trường hợp không có triệu chứng lâm sàng điển hình, do đó người cao tuổi lại thường đi khám bệnh muộn, khi bệnh đã nặng.

Phòng ngừa

Nhiều người có quan niệm, do cao tuổi không tiếp xúc với môi trường và công việc nên ít quan tâm đến vệ sinh đôi bàn tay. Quan niệm trên hoàn toàn sai. Người cao tuổi cũng cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhất là khi xì mũi, sau khi đi vệ sinh, trước khi chuẩn bị ăn uống để phòng bệnh hô hấp.

Không nên hút thuốc lá vì có thể gây hại cho sức khỏe. Thường xuyên tập thể dục nâng cao thể lực nhưng không nên tập quá gắng sức, giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, kiểm soát điều trị tốt các bệnh mạn tính sẵn có. Người cao tuổi cần chú ý uống nhiều nước, uống nước đầy đủ giúp tuần hoàn cơ thể tốt.

Đối với người cao tuổi mắc bệnh mạn tính hoặc bị tai biến mạch não người nhà thường xuyên trợ giúp vỗ lưng tránh ứ đọng dịch tiết hô hấp gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Khi người cao tuổi có các biểu hiện nghi ngờ cần đưa ngay đến điều trị tại các cơ sở y tế, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán chính xác cũng như xác định các bệnh căn bản kèm theo để có hướng điều trị thích hợp. Thời điểm điều trị càng sớm và thích hợp thì khả năng hồi phục cũng như giảm đi tỷ lệ tử vong càng nhiều.

BS. Xuân Minh

Theo Suckhoedoisong.vn

Dinh dưỡng cho người cao tuổi

Với người già, có nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ cao… nên càng phải được quan tâm nhiều hơn về chế độ ăn. Nhất là các thực phẩm chứa nhiều chất béo, các món ăn phải nấu đi nấu lại nhiều lần… có hại cho sức khỏe.

Tránh các món ăn nhiều dầu mỡ

Đối với người lớn tuổi, việc ăn nhiều chất béo luôn không tốt cho sức khỏe vì đó chính là mầm mống của những căn bệnh mà tuổi già hay mắc phải.

dinh-duong-cho-nguoi-cao-tuoi

Với người lớn tuổi, việc ăn nhiều chất béo luôn không tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Tin liên quan:

  • Dinh dưỡng mùa hè cho người cao tuổi
  • Lời khuyên dinh dưỡng cho người cao tuổi
  • Uống sữa đúng cách cho người cao tuổi

Những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như thịt kho nước dừa, thịt nấu đông, các loại thịt quay, nội tạng động vật (tim, gan, ruột)… đều chứa nhiều cholesterol động vật. Nếu sử dụng nhiều các loại thực phẩm này sẽ làm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Khi lượng cholesterol tăng đến một mức không thể kiểm soát thì các cơn đột quỵ tim mạch hoặc tai biến mạch máu não có thể xảy ra, rất nguy hiểm. Thực tế, hàng năm, vào những ngày Tết, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vì các cơn tai biến thường tăng cao nên các cụ và người thân trong gia đình cần hết sức chú ý đến vấn đề này.

Ngoài việc hạn chế các món ăn trên, các cụ có thể bổ sung chất béo, đạm động vật từ cá vì cá dễ tiêu hóa, hàm lượng Omega 3 cao. Một tuần, nên bổ sung từ hai đến ba bữa cá và ăn kèm với các loại đậu, muối mè.

Có nên ăn nhiều rau củ quả muối chua?

Các loại dưa cải muối chua, kim chi… thường kích thích vị giác (do có vị chua), nên tạo sự ngon miệng và thèm ăn cho các cụ. Tuy nhiên, loại thực phẩm này được làm chủ yếu từ các loại rau củ quả đã qua quá trình lên men và mất đi lượng vitamin cần thiết, không nên cho các cụ ăn nhiều vì không đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin cần thiết.

Nên chọn các loại rau, trái cây tươi như: cam, bưởi…, cung cấp nhiều vitamin C và giúp tăng sức đề kháng, mau lành vết thương. Những trái cây có màu đỏ như dưa hấu, hồng, đu đủ… cũng là nguồn dồi dào vitamin A.

Kết hợp bổ sung vitamin C và A sẽ hết sức có lợi vì vitamin C giúp hấp thu vitamin A tốt hơn, ngăn ngừa các bệnh về mắt như khô mắt, mỏi mắt, hạn chế bệnh lão hóa về mắt.

Không dùng thức ăn nấu lại nhiều lần

Các món ăn trong mùa đông thường phải nấu đi nấu lại nhiều lần, lượng vitamin mất dần theo mỗi lần nấu, lại đồng thời làm tăng vị mặn cho món ăn. Đối với người già, ăn mặn là “kẻ thù” gây ra các bệnh thận, tăng huyết áp. Do vậy, không nên cho các cụ ăn những thức ăn nấu lại nhiều lần. Thức ăn tốt, đảm bảo vitamin, khoáng chất là phải ăn ngay sau khi nấu, lúc này hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn còn cao.

dinh-duong-cho-nguoi-cao-tuoi

Ảnh minh họa – Internet

Cân bằng giữa ăn và uống

Ngoài việc ăn sao cho tốt, đúng khoa học, đảm bảo sức khỏe thì việc uống cũng không nên xem nhẹ. Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể nên các cụ phải uống nước thường xuyên. Nguồn nước tốt nhất vẫn là nước lọc đun sôi để nguội.

Ăn uống hợp lý, cân bằng là điều quan trọng để giúp các cụ tránh được nguy cơ phát triển bệnh tật, tăng tuổi thọ…

Trong không khí vui tươi, đầm ấm ngày Tết, con cháu sum họp thì tinh thần kích thích vị giác, các cụ có thể ăn được nhiều hơn so với ngày bình thường nhưng đó chưa hẳn là tốt. Nên ăn trong tinh thần thoải mái, giữ mức độ ăn đều đặn, vừa phải, không nên ăn quá no và có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để tạo cảm giác thích thú khi ăn.

Theo Suckhoedoisong.vn

Bệnh người cao tuổi dễ mắc do nắng nóng

Nắng nóng kéo dài liên tiếp những ngày qua, có ngày lên tới 38-39oC đã làm gia tăng các bệnh về tiêu hóa, về đường hô hấp, huyết áp, tim mạch…, đặc biệt là ở người cao tuổi (NCT), nhất là trong giai đoạn hiện nay, bệnh sốt xuất huyết đang có nguy cơ bùng phát. Làm thế nào để ngăn ngừa những nguy cơ này?

Một số bệnh người cao tuổi dễ mắc do nắng nóng

Mất nước và điện giải: Thời tiết nóng nực, NCT bị ra mồ hôi nhiều rất dễ bị mất nước và chất điện giải sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ tim mạch (tim đập nhanh hơn, huyết áp có thể bị tụt). Với những người tuổi trung niên, NCT còn sức lao động, nhất là lao động nặng nhọc hoặc tắm biển lúc nắng nóng có thể bị say nắng. Đối với NCT, khi cơ thể bị mất nước và chất điện giải thì khả năng tự điều chỉnh là rất khó khăn, do đó, nếu nhẹ thì làm cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, bủn rủn tay chân, chóng quên và hay cáu gắt, nặng hơn, có thể truỵ tim mạch.

benh-nguoi-cao-tuoi-de-mac-do-nang-nong

Thời tiết nắng nóng dễ gây bệnh tăng huyết áp, đột quỵ ở người cao tuổi, vì vậy khi ra nắng cần che ô, đội mũ nón để phòng bệnh… Ảnh: TM

Sốt xuất huyết, sốt rét: Hiện nay, ở một số địa phương, nhất là các tỉnh, thành phía Nam đang có dịch sốt xuất huyết, NCT lúc đi ngủ (cả ngủ ban ngày, cả ngủ ban đêm) nếu không nằm màn hoặc để muỗi đốt bất cứ lúc nào (do mặc quần áo ngắn để hở da) thì rất có nguy cơ mắc các bệnh sốt xuất huyết. Nếu ở vùng đang có bệnh sốt rét lưu hành cũng có nguy cơ mắc bệnh do muỗi đốt. Nếu NCT bị mắc các bệnh này thì sẽ ảnh hưởng xấu cho sức khỏe do sốt cao làm mất nước chất điện giải, xuất huyết có thể dễ bị trụy tim mạch (bệnh sốt xuất huyết), bị thiếu máu, gan bị tổn thương, hậu quả về sau có thể bị xơ gan (bệnh sốt rét).

Bệnh đường hô hấp: NCT có thể bị cảm lạnh do chế độ sinh hoạt hàng ngày không hợp lý (đang đi ngoài nắng về lại tắm ngay), nếu nhẹ có thể gây viêm đường hô hấp trên, nếu nặng có thể viêm phế quản, viêm phổi. Một số bệnh như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản hoặc hen suyễn khi nóng, lạnh đột ngột cũng sẽ tái xuất hiện, nhất là hen ác tính rất nguy hiểm đến tính mạng.

Tăng huyết áp, tim mạch: NCT nếu có bệnh tăng huyết áp mà bị lạnh đột ngột (tắm nước lạnh, nằm máy lạnh nhiệt độ thấp quá) rất có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm, nếu nhẹ huyết áp tăng gây hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, nôn, nhức đầu, loạn nhịp tim; nặng có thể xuất huyết não, đột quỵ. Cần lưu ý là đột quỵ ở NCT xảy ra vào mùa nắng chiếm một tỷ lệ đáng kể do thay đổi nhiệt độ, thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống và nhất là ở những người có bệnh tim mạch, bệnh tăng huyết áp.

Rối loạn tiêu hóa: Mùa nắng nóng NCT cũng rất dễ bị rối loạn tiêu hóa do thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh (ăn rau sống, uống nước đá nhiễm khuẩn, ăn tiết canh hoặc thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất) gây nên đi ngoài làm mất nước và chất điện giải. Trong khi đó họ lại ngại uống nước hoặc uống rất ít nước cho nên hậu quả cũng sẽ đưa đến là mạch nhanh, huyết áp tụt, thậm chí truỵ tim mạch. Mặt khác, do lượng nước uống vào không đủ trong khi đó mất nước do ra mồ hôi, nhất là một số NCT rất ít ăn rau, trái cây, ngại uống sữa làm cho phân rắn lại khiến NCT bị táo bón.

Do nắng nóng nên các loại nước giải khát luôn được quan tâm, nhất là bia lạnh, bia hơi sẽ làm bệnh tái xuất hiện hoặc bệnh tăng nặng (bệnh dạ dày, tim mạch, hen suyễn, viêm họng, viêm phế quản). Nếu NCT có các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp mà sử dụng bia quá mức cho phép cũng nguy cơ cao gây đột quỵ.

benh-nguoi-cao-tuoi-de-mac-do-nang-nong

Người cao tuổi nên tham gia các bài tập thể dục như chơi cầu lông, đi bộ để phòng bệnh mùa nắng nóng.

Làm gì để ngăn ngừa?

Những NCT có sức khỏe kém hay bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, viêm da hoặc mắc bệnh về tim mạch thì cần hết sức lưu ý là không tắm nước lạnh hoặc dùng máy lạnh ở nhiệt độ thấp, nhất là đang nóng, ra nhiều mồ hôi mà vào phòng máy lạnh đột ngột. Nên tắm nước ấm và dùng quạt điện hay quạt bằng tay, nếu ở phòng máy lạnh thì nên để ở 26 – 28 độ. Khi đi ra ngoài nắng cần đội mũ rộng vành, không tắm biển lúc trời nắng nóng, nhất là buổi trưa, chiều. Làm việc trong điều kiện nắng nóng cần uống thêm nước có pha một ít muối ăn là rất tốt.

Lúc ngủ cần nằm màn để tránh muỗi đốt. Những địa phương đang có bệnh sốt xuất huyết thì tránh muỗi đốt, diệt muỗi, bọ gậy (loăng quăng) bằng mọi hình thức là biện pháp phòng bệnh tốt nhất.

Không nên dùng thực phẩm lạnh quá (chè đá, uống nước có đá hoặc dùng hoa quả lấy ra từ tủ lạnh…). Không nên uống bia lạnh quá đà nhất là người có bệnh tim mạch, tăng huyết áp, hen suyễn. Nên tham gia các bài tập thể dục dành cho NCT (tập thể dục dưỡng sinh hoặc đi bộ, chơi cầu lông, bơi) hoặc đi bộ tùy theo sức khỏe. Cần uống đủ lượng nước hàng ngày không để tình trạng khát nước. Nên ăn nhiều rau, trái cây, nhất là các loại rau, quả dễ tiêu hóa vừa để cung cấp thêm nước, các vi chất, vừa để chống táo bón. Quần áo mặc mùa hè nên rộng, mỏng, thoáng. Nhà ở nên thoáng mát, đủ ánh sáng. Người mắc bệnh mạn tính cần uống thuốc theo đơn và chỉ dẫn của bác sĩ khám bệnh cho mình để tránh bệnh tái phát, nặng thêm.

TS.BS. Đặng Bùi Phương Linh

Theo Suckhoedoisong.vn