Lưu trữ cho từ khóa: sinh cơ

Thời tiết giao mùa, trẻ dễ bị bệnh

Miền Nam không có mùa đông lạnh giá, tiết trời ấm áp quanh năm, nhưng khi độ ẩm tăng cao cũng vẫn sẽ là điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Đặc biệt, những trẻ hiếu động dễ sinh mồ hôi, không được lau kịp thời khiến các bệnh về đường hô hấp, ho cảm gia tăng.

PGS-TS Nguyễn Văn Bàng (phó trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai) chia sẻ, thời tiết thay đổi, giao mùa khiến trẻ thường mắc các bệnh như: ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, sốt, toàn thân khó chịu, viêm mũi, viêm V.A, viêm họng cấp… và ho thường là dấu hiệu cho các bệnh này. Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho trẻ. Phương pháp chữa trị chủ yếu là làm long đờm, ăn uống đầy đủ. Nếu được chăm sóc tốt, nhiều trẻ sẽ tự khỏi sau đó vài ba ngày. Nếu trẻ đang bú mẹ, giai đoạn này, bạn nên tăng cường cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Khi trẻ bị ngạt mũi, trước bữa ăn, bạn nên nhỏ mũi cho trẻ (dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ) để làm thông mũi trẻ. Trong những ngày thời tiết như thế này, cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Nhi cung cấp)

PGS Bàng nhấn mạnh, các mẹ cần tránh các tác nhân gây dị ứng và cách ly trẻ với môi trường khói thuốc, hóa chất hoặc không nên để trẻ tiếp xúc với chó, mèo. Phòng ngủ của trẻ cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm. Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá. Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ.

PGS Dương Trọng Hiếu (nguyên BS bệnh viện YHCT TW) chia sẻ, khi trẻ bị cảm, ho, các bà mẹ cần chú ý chữa trị kịp thời và triệt để. Thực tế hiện nay có nhiều loại thuốc Tân dược được bào chế dưới dạng siro để trẻ nhỏ dễ uống và liều lượng đã được điều chỉnh nhưng không phải vì thế mà các tác dụng phụ của thuốc không đáng ngại. Chức năng đào thải các chất độc của gan, thận còn kém, trẻ lại rất hay bị cảm, ho nên sử dụng thuốc rất thường xuyên. Nếu không cẩn trọng các mẹ sẽ bắt gan, thận của bé làm việc vất vả trong khi chức năng của các cơ quan này còn chưa được hoàn chỉnh. Các mẹ nên tìm các loại thuốc thảo dược an toàn cho bé. Nhưng ngay các thuốc Đông dược cũng có các vị thuốc không khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ như tinh dầu bạc hà, tỳ bà diệp, bạc hà diệp… Thế nên các mẹ chỉ nên lựa chọn các sản phẩm thảo dược được đặc chế dành riêng cho các bé. Cũng cần tìm các thuốc có mùi vị thơm, ngon, dễ uống. Siro Ích Nhi là một sản phẩm đáp ứng được tất cả các điều kiện này. Là sản phẩm được nghiên cứu và đặc chế dành riêng cho trẻ, với thành phần từ kinh giới, mật ong và các thảo dược nhanh giải cảm, giảm ho cho bé mà lại rất an toàn, mùi vị thì thơm ngon, thích hợp với khẩu vị của trẻ. Khi dùng kết hợp với các kháng sinh ở những bé bị cảm, ho nặng, Ích Nhi còn giúp các bé nâng cao sức đề kháng, giảm được các tác dụng phụ của kháng sinh và giúp bé nhanh khỏi bệnh. Đây là sản phẩm được nhiều bác sĩ khoa nhi khuyên dùng.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Nhi cung cấp)

Thành phần: xuyên khung 8g, cát cánh 8g. kinh giới 8g, tử uyển 8g, bách bộ 8g, xuyên bối mẫu 8g, hương phụ 8g, cam thảo 8g, trần bì 8g, mật ong 15g, phụ liệu vừa đủ 100ml. Tác dụng: giải biểu, trừ ho, trừ đờm. Chỉ định: thuốc được sử dụng trong các trường hợp điều trị các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, trị các chứng ho do lạnh, ho đờm nhiều. Liều lượng và cách dùng: trẻ sơ sinh – dưới 3 tuổi uống 3ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; trẻ em 3 – 7 tuổi uống 5 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; trẻ em 7 – 12 tuổi uống 7,5 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; từ 12 tuổi trở lên uống 10 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày. Có thể pha loãng với nước ấm cho dễ uống. Chống chỉ định: bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, phụ nữ có thai. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: + Thời kỳ mang thai: Không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai. + Thời kỳ cho con bú: Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú. Trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sỹ. Tác dụng không mong muốn của thuốc: chưa có báo cáo. Chú ý: thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Bảo quản: Trong bao gói kín, nơi khô mát, tránh ánh sáng. Tiêu chuẩn sản phẩm: tiêu chuẩn cơ sở. Quy cách đóng gói: hộp 1 lọ 100ml.

Điện thoại tư vấn sản phẩm: 043.9953901

Website: www.chamsoctre.vn

Hồ sơ đăng ký quảng cáo số: 1322/10/QLD-TT

Hoạt động vì cộng đồng “Xuân yêu thương”

Trong không khí rộn ràng chuẩn bị đón xuân, các học sinh của hệ thống trường dân lập Quốc tế Việt Úc không quên hướng đến cộng đồng, với nhiều hoạt động đầy ý nghĩa gắn với thông điệp “Sẻ chia hạnh phúc” nhằm nhân rộng niềm vui đón Tết cho các bạn nhỏ đồng trang lứa có hoàn cảnh kém may mắn hơn.

Kết chặt vòng tay, hòa chung nụ cười (thăm trường chuyên biệt Cần Thạnh, Cần Giờ) (Ảnh được cung cấp bởi trường Việt Úc)

Các “sứ giả nhân ái” của trường Việt Úc mang yêu thương theo hành trình đến với các trường học ở vùng sâu vùng xa của thành phố, các mái ấm và tổ chức từ thiện – nơi rất cần sự hỗ trợ về vật chất và trên hết là tinh thần, tấm lòng sẻ chia. Trước đó, các học sinh cùng nhà trường đã tham gia thực hiện những chương trình sáng tác nghệ thuật và vui hội xuân nhằm kêu gọi sự quyên góp để thu về nhiều vật phẩm cùng với số tiền bán tranh từ cuộc thi vẽ “Sắc màu cuộc sống” nhằm chuẩn bị cho những chuyến đi “Sẻ chia hạnh phúc”.

Chuyến đi đầy ắp nghĩa tình của các học sinh cơ sở Hoàng Văn Thụ (Di Linh – Lâm Đồng) (Ảnh được cung cấp bởi trường Việt Úc)

Khởi đầu với chuyến ghé thăm các bạn học sinh khuyết tật, chậm phát triển hoặc có gia cảnh khó khăn thuộc trường Chuyên biệt Cần Thạnh (Cần Giờ). Bên cạnh việc trao tặng số tiền 32 triệu đồng cùng một số quần áo, học sinh Việt Úc và các bạn nhỏ tại đây đã có một buổi giao lưu thân tình vui vẻ, cùng chuyện trò, ca hát vui đùa hay đầy hào hứng trước các tiết mục ảo thuật do nhà trường thực hiện. Tiếp nối chuỗi hoạt động cộng đồng, các học sinh của các cơ sở thuộc hệ thống trường đã thực hiện những chuyến đi riêng biệt như hành trình đến với chùa Di Đà (Di Linh, Lâm Đồng) của cơ sở Hoàng Văn Thụ để tặng quà cho trẻ em nghèo tại nhà trẻ buôn Đăng Đừng và 100 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số Châu Mạ, trường tiểu học Liên Trung (Củ Chi), cô nhi viện Chùa Kỳ Quang và chùa Bồ Đề Đạo Tràng. Cơ sở Lê Quý Đôn thăm và gửi tặng nhu yếu phẩm đến mái ấm Tâm Đức (quận 4).

Chuyến đi của sự quan tâm sẻ chia (thăm các bạn nhỏ mồ côi, khiếm thị tại mái ấm Như Nghĩa – Cơ sở Phan Xích Long) (Ảnh được cung cấp bởi trường Việt Úc)

Thêm vui, thêm xuân gửi đến Mái ấm Tâm Đức (Cơ sở Lê Quý Đôn) (Ảnh được cung cấp bởi trường Việt Úc)

Cơ sở Phan Xích Long ghé thăm và tặng quà cho các bạn nhỏ mồ côi, khiếm thị tại mái ấm Như Nghĩa và còn rất nhiều các chuyến đi khác trước thềm năm mới của cơ sở Ba Tháng Hai ghé thăm trường Hy Vọng (quận 6), trường khuyết tật dân lập Đa Thiện (quận 7), chùa Từ Hạnh (quận Bình Tân). Cơ sở Trần Cao Vân thăm và giao lưu cùng trường tiểu học Liên minh Công Nông (Củ Chi). Cơ sở Cách Mạng Tháng Tám đến với trường chuyên biệt Ánh Dương (quận 12)… Chắc hẳn qua những hoạt động vì cộng đồng kết nối tinh thần sẻ chia yêu thương này, các em học sinh không chỉ mở rộng thêm thế giới quan mà còn đọng lại những cảm xúc rất thật về các giá trị sống – giá trị của tình yêu thương, sự tôn trọng, tính giản dị và khiêm tốn…

Cảm xúc đong đầy nơi các học trò Việt Úc sau chuyến đi (Ảnh được cung cấp bởi trường Việt Úc)

Có được mái ấm gia đình, điều kiện học tập thuận lợi và sống trong tình thương yêu nhưng vẫn biết quan tâm và chia sẻ đến xã hội bằng những hành động thiết thực là điều nhà trường mong muốn trong việc giáo dục nhân cách và lối sống cho học sinh mình. Và các thế hệ học sinh trường Việt Úc sẽ luôn tiếp nối truyền thống này bên cạnh việc học tốt, chăm ngoan để mãi là niềm tự hào của nhà trường và gia đình.

Xem thêm thông tin của trường tại www.vas.edu.vn

Củ kiệu, vị thuốc hay

Những món ăn có củ kiệu đều có thể góp phần giúp cơ thể phòng chữa nhiều bệnh của dân ta, nhất là ở nơi rừng núi, rét mướt, ẩm thấp, gió mưa.

Kiệu muối chua là một trong các loại dưa muối ăn thường ngày của các nước phương Đông như Việt Nam. Với kiệu, ngoài món muối chua còn có thể cho nhiều món ăn khác phối hợp với các thực vật hoặc động vật để nấu hoặc làm gỏi. Những món ăn có kiệu này đều có thể góp phần giúp cơ thể phòng chữa nhiều bệnh của dân ta, nhất là ở nơi rừng núi, rét mướt, ẩm thấp, gió mưa.

Kiệu có tên giới bạch, tiểu toán (tỏi nhỏ) tiểu căn toán, dã toán, đại đầu thái tử, hỏa thông… Theo Đông y, kiệu có vị cay – đắng, tính ôn, thông hoạt lợi, thông dương, tán kết, hành khí, giảm đau, an thai, bổ trung, lợi thủy, sinh cơ.

Sau đây là một số cách dùng củ kiệu phòng chữa bệnh.

– Thông dương, tán huyết, tức thở, khí trễ đờm tắc có khi đau ra sau lưng: Kiệu 10g, qua ủy 15g, rượu 500ml, hai thứ làm sạch, qua ủy hấp mềm thái lát, kiệu luộc chín. Cho hai thứ vào túi lụa ngâm vào rượu. Sau 1 tuần uống được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml có hoà thêm nước đun sôi để nguội.

– Tức ngực khó thở: Lấy 15g củ kiệu giã nát, thêm gia vị và nước trộn với 1 bát gạo kê thêm ít mì chính, dầu vừng rồi ăn.

– Sản phụ bị kiết lỵ: Củ kiệu xào với bầu dục lợn.

– Sưng đau cơ khớp: Củ kiệu giã nát hòa với giấm, đảo đều hâm nóng đắp lên chỗ sưng đau.

– Xích bạch lỵ: Củ kiệu 1 nắm nấu cháo.

– Bổ khí, điều hòa nội tạng: Hàng ngày ăn 15-20g kiệu muối với cơm.

– Sang lở, chứng gặp nước thì sưng đỏ ngứa tay chân: Kiệu giã nát, xào nóng đắp vào.

– Bỏng lửa, nước sôi: Kiệu lột bỏ vỏ ngoài, giã nát, trộn mật phết vào chỗ bị bỏng.

– Bỗng nhiên ngã hôn mê hoặc ngủ trúng gió bất tỉnh: Kiệu giã vắt nước cốt nhỏ vào mũi (cần kết hợp các biện pháp khác cho kịp thời).

Lưu ý:Người khí hư không dùng kiệu. Người khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều một lúc gây hư tổn khí huyết, nóng gan, đau mắt.

Theo SK&ĐS