Lưu trữ cho từ khóa: trở về

Cách để có một khung bụng thon gọn

Sở hữu vòng eo mi nhon, thon gọn là mơ ước của mọi phụ nữ. Tuy nhiên không phải ai cũng làm được điều đó.

Chắc hẳn bạn từng nghe nói rằng chỉ cần chế độ ăn khoa học, bạn sẽ có được vòng eo thon gọn? Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Chỉ bằng chế độ ăn đơn thuần, bạn sẽ khó đạt được số đo vòng eo như ý bởi áp lực từ công việc, ngồi quá lâu trước máy vi tính hay stress, vv… đều có thể góp phần gia tăng những ngấn mỡ bụng đáng ghét. Vậy làm thế nào để có được vòng eo thon gọn?

Hãy cùng cúgg tôi thực hiện bài tập làm sạch ruột và những bài tập nhỏ bổ trợ hằng ngày để có vòng eo thon thả bạn nhé!

I. Bài tập chính có tác dụng làm sạch ruột

Muốn cho vòng eo thon nhỏ thì trước hết cần giải độc cơ thể, làm sạch đường ruột, dưới đây xin giới thiệu với các bạn vài động tác có tác dụng sạch ruột, nhưng cần chú ý về thời gian và chuẩn bị khi tập, và cần chú ý động tác này không thể tập thường xuyên, 1 tháng 1 lần là đủ.

Chuẩn bị: 1 chai nước muối nhạt, ấm 3L, hơi có vị mặn là được (khoảng 12 cốc to, 20 cốc nhỏ, mọi người có thể dùng chai nước làm vật cân bằng).

Cách tập: Đầu tiên uống nhanh 2-3 cốc nước muối nhạt (khoảng 300~300ml), sau đó kết hợp vận động, thực hiện 5 động tác dưới đây, mỗi động tác làm 6 lần.

Động tác 1. Hai chân dang rộng bằng vai, ngón tay đan xen ngửa lên, cánh tay giơ cao qua đỉnh đầu, khi hít vào nâng gót chân lên, hai mắt chú ý nhìn mu bàn tay, sau đó nín thở vài giây rồi gót chân trở về tư thế ban đầu

 

 

dongtac1

 

 

Động tác 2. Hai chân khép lại, ngón tay đan chéo lật lên, hai cánh tay giơ cao qua đỉnh đầu, nhấc gót chân lên, thân trên từ từ co sang phải, giữ vài giây, sau đó co sang trái, giữ vài giây (co sang 2 bên là 1 nhịp, tổng cộng làm 6 nhịp), sau đó trở về giữa, hít thở tự nhiên. Nếu khi nhấc gót chân lên gặp khó khăn thì gót chân áp đất thực hiện động tác cũng đạt hiệu quả tốt

 

 

dongtac2

 

 

Động tác 3. Hai chân dang ra, ngón tay đan chéo, lật lên, hai cánh tay giơ lên, hít vào, khi hít vào cơ thể gập vào 90 độ, hai mắt nhìn tay, hít vào cơ thể xoay sang phải, hít vào cơ thể xoay sang trái, làm 6 lần, về vị trí ban đầu.

 

 

dongtac3

 

 

Động tác 4. Nằm úp, bàn tay đặt hai bên ngực, từ từ đỡ nửa thân trên, ngón chân chạm đất, đầu từ từ xoay sang phải, mắt cố gắng nhìn snag chân trái, giữ vài s, xoay sang bên khác làm tương tự, ổng cộng 6 lần, về vị trí ban đầu

 

 

dongtac4

 

 

Chú ý: nâng thân trên lên, nếu đau lưng thì có thể tay đặt phía trước cơ thể 1 chút

Động tác 5. Quỳ xuống, hai tay đặt trên đầu gối, đầu gối chống xuống đất. Khi hít vào thì cơ thể xoay sang phải, hít vào, đặt cằm trên vài, hai mắt nhìn ra sau người. Hít vào, quay về tư thế quỳ. Hít vào, co đầu gối phải, đổi bên.

 

 

dongtac5

 

 

Ngoài bài tập trên, bạn cần tranh thủ thời gian để có thể thực hiện những bài tập nhỏ khác để bụng lúc nào cũng thon gọn nhé!

II. Bài tập nhỏ và những bí quyết khác

1. Để cho bụng phẳng, di chuyển với mọi cơ hội

Đừng tiết kiệm với các hoạt động. Di chuyển trong mọi dịp và tạo ra các cơ hội: đi cầu thang thay vì thang cuốn, đi bộ, đi xe đạp, cũng như làm việc nhà, làm vườn, vv. Mỗi hoạt động được tính đến vì chúng góp phần vào hoạt động thể chất hàng ngày.

2. Học cách thở bằng bụng

Một cách tuyệt vời để cho cái bụng làm việc là thở bằng bụng: làm căng phồng bụng (không phải phổi) khi bạn hít vào, sau đó bắt đầu thở ra bằng cách thót bụng lại. Thở qua bụng cũng là một tập thể dục thư giãn tuyệt vời.

3. Hãy nghĩ đến việc làm co bụng thường xuyên

Trong lúc xếp hàng chờ đợi, trong công việc, trong tàu điện ngầm, hãy nghĩ đến tư thế : suy nghĩ về tư thế của bạn: phình bụng, thót bụng và co hậu môn lên. Thực hiện bài tập này thường xuyên, làm co bụng nhiều lần mỗi ngày.

 

 

Lam-the-nao-de-bung-thon-gon

 

 

4. Ăn nhẹ

Tính về chất lượng và không phải số lượng. Tránh những bữa ăn phong phú và hạn chế các sản phẩm có chất béo: bánh ngọt, khoai tây chiên giòn, bánh quy, nước sốt, thịt, bánh rán…

Tự nấu những bữa ăn với công thức đơn giản cho bụng phẳng.

Ăn nhiều trái cây và rau quả và ưu tiên ngũ cốc bổ sung: bột, gạo, bánh mì … Ba loại thực phẩm bảo đảm sự tiêu hóa tốt.

 

 

Lam-the-nao-de-bung-thon-gon-1

 

 

5. Uống nhiều nước

Cố gắng uống đủ nước: 1,5 lít / ngày. Nước là thức uống lý tưởng nhưng bạn có thể đạt được mục tiêu với trà và trà thảo dược (cho ít đường nếu cần thiết). Tuy nhiên, không có nước sô-đa hoặc rượu.

6. Massage bụng

Trên giường, trong thời gian ngủ trưa, tắm dưới vòi sen, massage bụng theo vòng tròn. Bắt đầu từ gần rốn và sau đó dần dần mở rộng kích thước vòng tròn tới hông.

(Theo Web Phụ nữ)

Dấu hiệu cảnh báo suy tim sớm

Bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, hẹp, hở van tim và rất nhiều các bệnh tim mạch khác mặc dù nguyên nhân gây bệnh không giống nhau nhưng hầu hết đều chung điểm dừng chân cuối cùng là suy tim. Suy tim khó chữa khỏi, song việc phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm sẽ giúp làm chậm tiến trình phát triển của bệnh. Hãy lắng nghe các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể để giúp bạn chẩn đoán sớm, chính xác và điều trị kịp thời.

1. Đau thắt ngực

Đau ngực thường xảy ra sau một hoạt động gắng sức (chạy bộ, leo cầu thang, làm việc nặng). Vị trí đau ở vùng ngực trái trước tim, có thể là cảm giác khó chịu, hoặc cảm giác bị đè ép sau xương ức lan đến cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái. Đau ngực thường bắt đầu từ từ, kéo dài vài giây đến vài phút. Tần suất cơn đau cũng không ổn định, có thể vài tuần, vài tháng một lần, nếu nặng hơn là vài lần trong một ngày.

Nguyên nhân là do khi động mạch vành (ĐMV) bị co thắt có thể gây tổn thương lớp tế bào nội mạc, dẫn đến lắng đọng cholesterol và tạo thành các mảng xơ vữa hoặc một cục huyết khối nhỏ có thể hình thành và cư trú bên trong ĐMV làm tắc nghẽn dòng máu chảy tới nuôi cơ tim.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Tâm Khang cung cấp)

2. Khó thở

Khó thở là triệu chứng hay gặp nhất của suy tim, thường xảy ra khi gắng sức, thậm chí khi nằm hoặc tư thế đầu thấp. Người bệnh có cảm giác như hụt hơi, hồi hộp, thở gấp, tức thở. Suy tim càng nặng người bệnh càng khó thở nhiều, có người chỉ bước lên vài bậc thềm, hoặc tự tắm giặt kỳ cọ cũng khó thở. Cuối cùng, người bệnh khó thở cả khi ngồi nghỉ.

Khi tim bị suy yếu không hút được máu từ phổi về, phổi bị ứ huyết, mất tính đàn hồi và trở nên cứng, các cơ thở phải mất nhiều công sức mới làm phổi giãn ra để không khí lọt vào được. Vì vậy gây nên tình trạng khó thở ở người bệnh.

3. Mệt mỏi

Nếu đột nhiên bạn cảm thấy kiệt sức sau một hoạt động nào đấy, mà hoạt động đó trước đây bạn thực hiện rất dễ dàng, hoặc cảm giác mệt mỏi gây khó khăn cho bạn ngay cả khi thực hiện những việc đơn giản như: leo cầu thang, xách giỏ đi chợ hay thậm chí khi đi bộ. Đó là những dấu hiệu cảnh báo trái tim của bạn đang bị suy yếu.

Do tim bị suy yếu, hoạt động bơm hút máu bị hạn chế dẫn đến tim không bơm đủ máu đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể. Thiếu máu, người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi và khó khăn trong mọi hoạt động.

4. Ho

Tình trạng ho kéo dài dai dẳng không rõ nguyên nhân có thể là một trong những triệu chứng của suy tim. Ho trong suy tim là ho khan, khó khạc đờm. Tình trạng ho kéo dài làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, có khi khàn tiếng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh bị ho khi nằm, ngả lưng là ho và bắt buộc phải ngồi dậy mới dễ chịu. Tim suy yếu không hút được máu từ phổi, gây nên ứ máu tại phổi và dẫn đến tình trạng ho. Nhiều bệnh nhân dễ nhầm với các bệnh về phổi như viêm phổi, viêm phế quản.

5. Phù

Khi mới bắt đầu, người bệnh chỉ thấy hai mí mắt nặng khi ngủ dậy, mặt hơi phù như mọng nước; buổi chiều thấy phù nhẹ hai bàn chân, giày dép đi buổi sáng vừa, buổi chiều thấy chật. Lấy ngón tay ấn lên mắt cá chân, khi nhấc ngón tay thấy da vẫn lõm. Ở mức nặng hơn, phù làm bụng trướng, khó tiêu, nặng nề. Mặt to ra như béo lên, tuy nhiên, phù do suy tim không giữ nước nhiều như người bệnh thận.

Khi lưu lượng máu qua tim bị chậm lại, máu trở về tim qua các tĩnh mạch bị ứ đọng lại làm các mao mạch căng lên và gây thoát dịch qua thành mao mạch vào các vùng lân cận, gây nên phù. Mặt khác, do thận lọc kém, nước tiểu ít đi, nước tích lại trong người cũng gây phù.

Như vậy, không nên chủ quan khi gặp các dấu hiệu: khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực,…nhất là khi bạn đang mắc một trong số các bệnh về tim mạch. Ngay khi phát hiện có một trong các dấu hiệu trên, hãy đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa để phát hiện và điều trị kịp thời trước khi trái tim bị suy yếu.

TPCN Ích Tâm Khang – có nguồn gốc từ thiên nhiên, với nhiều thành phần có lợi cho tim, giúp:

-  Làm giảm các triệu chứng của suy tim: mệt mỏi, khó thở, ho, phù, xanh xao, hồi hộp

-   Cải thiện tuần hoàn mạch vành, giúp giảm đau thắt ngực.

-   Phòng ngừa suy tim ở những người có nguy cơ cao (bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, bệnh van tim…)

Thông tin tư vấn sản phẩm: 04.3775.9865 – 08.3977.8085

(website: dongtay.net.vn)

(Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh)

 

Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy

Hầu như đứa trẻ nào cũng có thể bị tiêu chảy, đây là bệnh dễ gặp và đa phần được điều trị tại nhà. Nếu xử trí không đúng cách, bệnh có thể trầm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự tăng trưởng của trẻ, nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Biểu hiện và nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ

Khi trẻ đi ngoài phân lỏng hơn bình thường, đi nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày) là đã bị tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài. Bệnh thường xảy ra khi dùng phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với phân của người mắc bệnh, ăn uống thiếu khoa học hoặc do dùng thuốc. Một số nguyên nhân thường gây tiêu chảy ở trẻ như: nhiễm virus, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, do dùng thuốc (thường gặp khi trẻ uống kháng sinh), do dị ứng thức ăn, do không dung nạp được thức ăn, do ngộ độc…

(Ảnh được cung cấp bởi Dược phẩm Vinh Gia)

Hậu quả của bệnh tiêu chảy ở trẻ

Tiêu chảy kéo dài thường bắt đầu bằng một đợt tiêu chảy cấp và kéo dài. Hậu quả của bệnh thường dẫn đến suy dinh dưỡng nặng và dễ tử vong. Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài cao hơn trẻ lớn. Nguy cơ tiêu chảy cấp chuyển sang tiêu chảy kéo dài ở trẻ trong năm đầu là 22%, giảm xuống 10% ở năm thứ hai và 3% ở năm thứ ba.

Mối nguy hiểm lớn nhất đe dọa tới sức khoẻ với trẻ bị tiêu chảy là tình trạng mất nước. Do vậy khi bị tiêu chảy, trước hết cần bù ngay nước và chất điện giải, sử dụng men vi sinh để cân bằng vi sinh vật đường ruột. Tiêu chảy cấp nếu không được điều trị đúng cách có thể gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch, thậm chí có thể gây tử vong.

Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy

Ngay khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ uống bù nước, tốt nhất là uống Oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì), cho trẻ uống từ từ từng muỗng cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lượng dung dịch đã pha thì đổ đi pha đợt khác vì dung dịch đã pha sẽ bị hỏng.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy. Việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý sẽ có tác dụng thúc đẩy hồi phục sớm tổn thương niêm mạc ruột, giúp chức năng tiêu hóa hấp thu của ruột nhanh chóng trở về bình thường, rút ngắn thời gian tiêu chảy, cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ. Vì vậy, nên tránh sử dụng đồ ăn chứa nhiều Lactose, giảm dị ứng protein sữa bò và những thức ăn, nước uống có nồng độ đường, muối quá cao làm tăng nồng độ thẩm thấu dễ gây tiêu chảy.

Cần tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường (nếu trẻ còn bú) chú ý dùng thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với carot, khoai tây; nếu trẻ dùng sữa hộp thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường.

Bổ sung ngay men vi sinh cho trẻ, men vi sinh giúp cung cấp hệ vi khuẩn có lợi với các lợi ích sau: Các vi khuẩn có lợi sẽ nhanh chóng thiết lập sự cân bằng của hệ vi sinh đường tiêu hóa, giúp tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa, đấu tranh để kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… Điều này giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

Nếu trẻ bị tiêu chảy đến ngày thứ 3 sẽ gây ra tình trạng bất dung nạp đường Lactose thứ phát. Điều này thường làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy và là một trong những lý do gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài ở trẻ. Bổ sung sớm men vi sinh có khả năng tiêu hóa đường Lactose sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng này.

Như vậy, trẻ bị tiêu chảy nếu được bổ sung men vi sinh phù hợp sẽ nhanh chóng khỏi bệnh, nhanh hồi phục sức khỏe, giảm thiểu các biến chứng nặng của tiêu chảy như mất nước, suy dinh dưỡng, kém ăn, chuyển tiêu chảy cấp sang tiêu chảy kéo dài… Golden LAB là một trong các loại men vi sinh hiện nay được các bác sĩ khuyên dùng và các bà mẹ tin dùng với các lợi ích cho trẻ bị tiêu chảy như:

- Golden LAB chứa các vi khuẩn có lợi sinh acid lactic được phân lập từ kim chi Hàn Quốc nên rất dễ hấp thu và có hiệu quả cao để ngăn ngừa và chống lại tình trạng bất dung nạp đường Lactose.

- Golden LAB, ngoài thành phần Probiotics (các vi khuẩn có lợi), còn thành phần thứ 2 rất độc đáo là Prebiotics (chất xơ thực phẩm), đây là nguồn thức ăn lý tưởng giúp các vi khuẩn có lợi sinh sôi nhanh hơn trong ruột, do đó, giúp tăng nhiều lần hiệu quả của men vi sinh.

- Golden LAB chứa Probiotic thế hệ thứ tư, áp dụng công nghệ bao kép DUOLACTM (là công nghệ bào chế men vi sinh hiện đại nhất) giúp bảo vệ vi khuẩn chống chịu được các tác động của môi trường acid trong dạ dày và dịch mật (pH 2-4), bảo đảm cung cấp đủ lượng vi khuẩn có lợi đến đích là ruột để phát huy tác dụng hiệu quả nhất.

- Golden LAB dùng được cho trẻ sơ sinh.

- Ngoài tác dụng giúp trẻ trong điều trị bệnh tiêu chảy, Golden LAB còn giúp tăng cường hấp thu dưỡng chất, tăng sức đề kháng và kích thích trẻ ăn ngon miệng, do đó trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục khi điều trị tiêu chảy.

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có những triệu chứng như:

- Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm.

- Phân bé có lẫn máu, máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.

- Bụng đau khi sờ ấn.

- Nôn ói nhiều, không thể cho ăn uống được.

- Có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông…

- Trẻ kèm theo sốt cao.

Ðể hạn chế tình trạng tiêu chảy cho trẻ, cần lưu ý đến giữ gìn vệ sinh trong ăn uống: ăn thực phẩm sạch và nấu chín, không ăn thức ăn bán ngoài đường, sử dụng nguồn nước sạch, rửa kỹ tay trước khi chăm sóc và cho trẻ ăn, tránh để trẻ tiếp xúc với người bệnh, tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.

Xử trí đúng khi trẻ bị tiêu chảy là vấn đề mọi bà mẹ cần nắm vững.

(Ảnh được cung cấp bởi Dược phẩm Vinh Gia)

Gọi 04.39.959.969 để được Tư vấn – Giải đáp miễn phí cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy