Lưu trữ cho từ khóa: nôn ói

Vị thuốc chữa bệnh từ thịt dê

Thịt dê và các bộ phận khác của dê có tác dụng ôn bổ tỳ vị, ôn bổ can thận nên thường dùng cho người bị tỳ vị hư hàn, nôn ói, thân thể gầy còm… Tuy nhiên, theo dinh dưỡng học cổ truyền, thịt dê nói riêng và các sản phẩm lấy từ dê nói chung đều có tính ấm nóng cho nên những người thể chất thiên nhiệt và đang bị sốt do cảm mạo không nên dùng.

Thịt dê: Vị ngọt, tính ấm có công dụng bổ huyết ích khí, ôn trung noãn thận. Được dùng để chữa các chứng thiếu máu, gầy yếu, suy nhược cơ thể, chán ăn, đau bụng do hư hàn, thận dương hư gây nên đau lưng mỏi gối, liệt dương, di tinh, di niệu…

Trị các chứng suy nhược cơ thể, đau bụng do hư hàn: Thịt dê 250g thái miếng, 30g đương quy, 15g sinh khương hầm thật nhừ rồi chắt nước cốt uống.

vi-thuoc-chua-benh-tu-thit-de

Trị chứng tỳ vị hư nhược, chán ăn, nôn và buồn nôn do hư hàn: Thịt dê 250g thái vụn rồi nấu với 180g gạo thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Trị chứng liệt dương, di tinh, di niệu, lưng đau gối mỏi do thận dương hư: 250g thịt dê luộc chín, thái miếng, trộn đều với 15g tỏi giã nát và các gia vị khác vừa đủ rồi ăn…

Gan dê: Vị ngọt, tính bình có công dụng bổ huyết ích can và làm sáng mắt. Được dùng để chữa các chứng thiếu máu, gầy còm, hoa mắt, suy giảm thị lực… do can hư.

Trị chứng suy nhược cơ thể, hoa mắt chóng mặt, thong manh, thị lực giảm sút do can huyết hư: Gan dê 150g thái miếng  nấu với 50g gạo tẻ thành cháo, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Trị chứng can hỏa vượng biểu hiện bởi các triệu chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mắt đỏ… Gan dê 60g, cúc hoa 10g, cốc tinh thảo 10g, tất cả sắc kỹ, bỏ bã lấy nước, chia uống 3 lần trong ngày.

Thận dê: Vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ thận khí, ích tinh tuỷ. Được dùng dể chữa các chứng suy nhược cơ thể, lưng đau gối mỏi, tai ù tai điếc, di tinh, di niệu, liệt dương… do thận hư.

Trị chứng liệt dương, xuất tinh sớm: Thận dê 1 đôi làm sạch thái miếng, đem hầm với nhục thung dung 12g, kỷ tử 10g, thục địa 10g và ba kích 8g được gói trong túi vải, khi chín bỏ bã thuốc, chế thêm gia vị, ăn nóng.

Trị chứng gầy yếu suy nhược, tai ù tai điếc, di tinh, liệt dương, hậu sản hư lãnh: Thận dê 100g, thịt dê 100g, kỷ tử 50g, gạo tẻ 50g, gia vị vừa đủ, tất cả đem nấu thành cháo, chia ăn vài lần.

Trị chứng đau lưng mạn tính: Thận dê 1 đôi thái miếng hầm với đậu đen 60g, đỗ trọng 12g, tiểu hồi hương 3g, sinh khương 3 lát, khi chín bỏ bã thuốc, chế thêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày.

Tinh hoàn dê: Vị ngọt mặn, tình bình, có công dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh. Được dùng để chữa các chứng di tinh, liệt dương, hạ bộ hư lãnh, thiểu năng sinh dục…

Trị các chứng đau lưng do thận hư, di tinh, liệt dương, tiêu khát: Tinh hoàn dê nấu cháo ăn thường xuyên

Trị chứng liệt dương: Tinh hoàn dê 1 đôi làm sạch, bỏ màng, thái miếng, nấu với nước dùng xương lợn trong 5 phút, chế thêm gia vị, ăn nóng.

Bác sĩ Hữu Nam

Theo Suckhoedoisong.vn

Nấm miệng Candida ở trẻ em

Nấm miệng Candida là bệnh thường gặp khiến trẻ phải đến khám tại phòng khám Nhi, cũng như phải mua thuốc tại hiệu thuốc tây. Bệnh phát hiện tình cờ qua khám, hay do triệu chứng khó chịu cho bé mà bà mẹ mang bé đến khám.

1. Nấm Candida có đặc điểm gì ?

  • Bình thường nấm Candida thường trú trên cơ thể và không xâm lấn gây bệnh;
  • Có 40% – 60% dân số là người lành mang Candida trên cơ thể;
  • Candida bình thường tồn tại ở da, hệ tiêu hóa, cơ quan sinh dục nữ… và có nhiều chủng khác nhau, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là chủng Candida albicans chiếm 70%;
  • Trẻ thường nhiễm Candida trong lúc sinh khi mẹ bị nấm Candida âm đạo lúc mang thai;
  •  Nấm Candida có ở 0,5% – 20% nhũ nhi khỏe mạnh và 50% trẻ nhiễm HIV-AIDS.

2. Yếu tố thuận lợi cho nấm Candida ở miệng phát triển?

  • Hệ miễn dịch của trẻ chưa trưởng thành;
  • Vệ sinh miệng kém, đặc biệt bé mang dụng cụ chỉnh nha gây khó khăn trong vệ sinh răng miệng;
  • Trẻ bị nhiễm HIV- AIDS, ung thư, tiểu đường, suy dinh dưỡng…
  • Dùng corticoid, kháng sinh kéo dài, thuốc ức chế miễn dịch, hóa trị ung thư…
  • Chấn thương tại chỗ.

3. Nấm Candida miệng gây triệu chứng gì?

  • Không triệu chứng, hoặc tình cờ phát hiện thấy mảng trắng trên niêm mạc má hay lưỡi;
  • Trẻ biếng ăn;
  • Đau rát họng, nôn ói.

4. Khám miệng bé bị nấm miệng Candida thấy gì?

  • Các mảng trắng như sữa, hay kem, phủ trên nền hồng ban dính chặt niêm mạc lưỡi, má… khó bóc tách;
  • Đa số dạng giả mạc trắng, một số dạng bạch sản, tăng sản lưỡi, hay dạng viêm lưỡi có dạng hình thoi ở giữa lưỡi. Trẻ dùng corticoid hít trong dự phòng suyễn mà không súc miệng sau xịt có thể bị nấm miệng dưới dạng hồng ban thường thấy ở vòm họng.

Hồng ban ở vòm họng và viêm lưỡi dạng hình thoi giữa lưỡi

5. Điều trị nấm miệng ở trẻ nhũ nhi khỏe mạnh như thế nào?

  • Tăng cường vệ sinh răng miệng và loại bỏ yếu tố thuận lợi cho nấm Candida ở miệng phát triển;
  • Nystatin tại chỗ là chọn lựa an toàn;
  • Miconazole oral gel rơ miệng hiệu quả hơn nystatin và mùi vị được trẻ chấp nhận tốt hơn. Hơn nữa dạng gel thuận tiện cho bà mẹ trong sử dụng;
  • Tuyệt đối không dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ, nhất là trẻ nhũ nhi nhỏ hơn 1 tuổi vì trong mật ong có thể chứa bào tử clostradium botulinum, có thể chuyển dạng thành vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm cho trẻ.

Điều trị đẹn (tưa lưỡi) do nấm Candida albican gây ra (Nguồn hình: Công Ty Janssen Cilag VN)

6. Rơ miệng thế nào cho hiệu quả và dễ chịu cho bé ?

Vì rơ miệng có thể kích thích khiến trẻ dễ nôn ói, nên việc này thực hiện tốt nhất là lúc bụng bé đói hay trống thức ăn, và nên theo các trình tự sau:

  • Vệ sinh tay mẹ thật sạch sẽ;
  • Lấy miếng gạc rơ miệng quấn quanh ngón tay (ngón chọn để rơ miệng phải có kích cỡ phù hợp độ rộng của miệng bé), nhúng miếng gạc rơ miệng trong nước sôi để nguội để làm mềm miếng gạc, nhằm tránh ma sát làm đau bé;
  • Dùng miệng gạc thấm thuốc chống nấm nystatin đã được nghiền nát hay Miconazole oral gel với lớp mỏng, vừa đủ;
  • Nếu trẻ bị nấm miệng nhiều nơi, thì nên rơ theo thứ tự: hai bên má trước, sau đó đến vùng khẩu cái trên miệng, và lưỡi rơ sau cùng. Mẹ nên rơ từ ngoài vào trong để giảm thiểu nguy cơ nôn ói cho trẻ.

Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy

Hầu như đứa trẻ nào cũng có thể bị tiêu chảy, đây là bệnh dễ gặp và đa phần được điều trị tại nhà. Nếu xử trí không đúng cách, bệnh có thể trầm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự tăng trưởng của trẻ, nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Biểu hiện và nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ

Khi trẻ đi ngoài phân lỏng hơn bình thường, đi nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày) là đã bị tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài. Bệnh thường xảy ra khi dùng phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với phân của người mắc bệnh, ăn uống thiếu khoa học hoặc do dùng thuốc. Một số nguyên nhân thường gây tiêu chảy ở trẻ như: nhiễm virus, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, do dùng thuốc (thường gặp khi trẻ uống kháng sinh), do dị ứng thức ăn, do không dung nạp được thức ăn, do ngộ độc…

(Ảnh được cung cấp bởi Dược phẩm Vinh Gia)

Hậu quả của bệnh tiêu chảy ở trẻ

Tiêu chảy kéo dài thường bắt đầu bằng một đợt tiêu chảy cấp và kéo dài. Hậu quả của bệnh thường dẫn đến suy dinh dưỡng nặng và dễ tử vong. Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài cao hơn trẻ lớn. Nguy cơ tiêu chảy cấp chuyển sang tiêu chảy kéo dài ở trẻ trong năm đầu là 22%, giảm xuống 10% ở năm thứ hai và 3% ở năm thứ ba.

Mối nguy hiểm lớn nhất đe dọa tới sức khoẻ với trẻ bị tiêu chảy là tình trạng mất nước. Do vậy khi bị tiêu chảy, trước hết cần bù ngay nước và chất điện giải, sử dụng men vi sinh để cân bằng vi sinh vật đường ruột. Tiêu chảy cấp nếu không được điều trị đúng cách có thể gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch, thậm chí có thể gây tử vong.

Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy

Ngay khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ uống bù nước, tốt nhất là uống Oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì), cho trẻ uống từ từ từng muỗng cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lượng dung dịch đã pha thì đổ đi pha đợt khác vì dung dịch đã pha sẽ bị hỏng.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy. Việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý sẽ có tác dụng thúc đẩy hồi phục sớm tổn thương niêm mạc ruột, giúp chức năng tiêu hóa hấp thu của ruột nhanh chóng trở về bình thường, rút ngắn thời gian tiêu chảy, cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ. Vì vậy, nên tránh sử dụng đồ ăn chứa nhiều Lactose, giảm dị ứng protein sữa bò và những thức ăn, nước uống có nồng độ đường, muối quá cao làm tăng nồng độ thẩm thấu dễ gây tiêu chảy.

Cần tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường (nếu trẻ còn bú) chú ý dùng thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với carot, khoai tây; nếu trẻ dùng sữa hộp thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường.

Bổ sung ngay men vi sinh cho trẻ, men vi sinh giúp cung cấp hệ vi khuẩn có lợi với các lợi ích sau: Các vi khuẩn có lợi sẽ nhanh chóng thiết lập sự cân bằng của hệ vi sinh đường tiêu hóa, giúp tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa, đấu tranh để kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… Điều này giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

Nếu trẻ bị tiêu chảy đến ngày thứ 3 sẽ gây ra tình trạng bất dung nạp đường Lactose thứ phát. Điều này thường làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy và là một trong những lý do gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài ở trẻ. Bổ sung sớm men vi sinh có khả năng tiêu hóa đường Lactose sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng này.

Như vậy, trẻ bị tiêu chảy nếu được bổ sung men vi sinh phù hợp sẽ nhanh chóng khỏi bệnh, nhanh hồi phục sức khỏe, giảm thiểu các biến chứng nặng của tiêu chảy như mất nước, suy dinh dưỡng, kém ăn, chuyển tiêu chảy cấp sang tiêu chảy kéo dài… Golden LAB là một trong các loại men vi sinh hiện nay được các bác sĩ khuyên dùng và các bà mẹ tin dùng với các lợi ích cho trẻ bị tiêu chảy như:

- Golden LAB chứa các vi khuẩn có lợi sinh acid lactic được phân lập từ kim chi Hàn Quốc nên rất dễ hấp thu và có hiệu quả cao để ngăn ngừa và chống lại tình trạng bất dung nạp đường Lactose.

- Golden LAB, ngoài thành phần Probiotics (các vi khuẩn có lợi), còn thành phần thứ 2 rất độc đáo là Prebiotics (chất xơ thực phẩm), đây là nguồn thức ăn lý tưởng giúp các vi khuẩn có lợi sinh sôi nhanh hơn trong ruột, do đó, giúp tăng nhiều lần hiệu quả của men vi sinh.

- Golden LAB chứa Probiotic thế hệ thứ tư, áp dụng công nghệ bao kép DUOLACTM (là công nghệ bào chế men vi sinh hiện đại nhất) giúp bảo vệ vi khuẩn chống chịu được các tác động của môi trường acid trong dạ dày và dịch mật (pH 2-4), bảo đảm cung cấp đủ lượng vi khuẩn có lợi đến đích là ruột để phát huy tác dụng hiệu quả nhất.

- Golden LAB dùng được cho trẻ sơ sinh.

- Ngoài tác dụng giúp trẻ trong điều trị bệnh tiêu chảy, Golden LAB còn giúp tăng cường hấp thu dưỡng chất, tăng sức đề kháng và kích thích trẻ ăn ngon miệng, do đó trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục khi điều trị tiêu chảy.

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có những triệu chứng như:

- Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm.

- Phân bé có lẫn máu, máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.

- Bụng đau khi sờ ấn.

- Nôn ói nhiều, không thể cho ăn uống được.

- Có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông…

- Trẻ kèm theo sốt cao.

Ðể hạn chế tình trạng tiêu chảy cho trẻ, cần lưu ý đến giữ gìn vệ sinh trong ăn uống: ăn thực phẩm sạch và nấu chín, không ăn thức ăn bán ngoài đường, sử dụng nguồn nước sạch, rửa kỹ tay trước khi chăm sóc và cho trẻ ăn, tránh để trẻ tiếp xúc với người bệnh, tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.

Xử trí đúng khi trẻ bị tiêu chảy là vấn đề mọi bà mẹ cần nắm vững.

(Ảnh được cung cấp bởi Dược phẩm Vinh Gia)

Gọi 04.39.959.969 để được Tư vấn – Giải đáp miễn phí cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy

 

Chuyện của cậu bé hẹp thực quản

9 năm gặp lại, vẻ hạnh phúc vẫn hiện trên gương mặt Phong và cha mẹ cậu khi chúng tôi nhắc đến ca mổ năm xưa của Phong. Ba Phong chia sẻ: “Ngày đó nghĩ đến cảnh con mình lớn lên với việc ăn uống khó khăn, đeo ống bên hông mà đau cả lòng. Lúc đó chúng tôi đã đi nhiều bệnh viện nhưng ai cũng từ chối. May mắn thay gặp bác sỹ Dumas và các bác sỹ bệnh viện FV. Phải nói là các bác sỹ đã trả lại cho con chúng tôi hương vị của cuộc đời.”

Sau ca mổ, Phong đã có thể thưởng thức các món ăn mà mình yêu thích (Ảnh được cung cấp bởi Bệnh viện FV)

Cậu bé Phong chào đời trong niềm hy vọng và hạnh phúc của cha mẹ. Anh chị Lai chăm sóc con trai thật cẩn thận, nhưng cậu bé vẫn làm biếng ăn và hay bị ói sữa ngay sau khi vừa ăn xong. Đến khi Phong ăn dặm, cậu ăn rất chậm mới hết bát bột và thường xuyên mắc nghẹn. Thấy con không bình thường, anh chị đưa con đến bệnh viện Nhi Đồng 1 kiểm tra thì biết được con trai mình bị chứng hẹp thực quản bẩm sinh. Chính vì chứng bệnh trên mà Phong thường khó ăn và nôn ói sau khi ăn.

Hoang mang vì lần đầu tiên nghe căn bệnh này, cha mẹ Phong năn nỉ bác sỹ chữa cho con mình dù tốn bao nhiêu tiền cũng chấp nhận, nhưng bác sỹ từ chối vì vào thời điểm đó, các cơ quan y tế chưa có kỹ thuật để chữa căn bệnh của Phong. Các bác sỹ hẹn cha mẹ Phong khi nào có đoàn bác sỹ nước ngoài sang sẽ hỗ trợ chữa bệnh cho Phong. Trong thời gian chờ đợi, Phong phải ăn bằng cách đặt ống thông vào dạ dày. Ba mẹ đành nấu chín thức ăn, chắt thành nước bơm vào ống cho Phong để cậu đủ dinh dưỡng. Cậu bé lớn dần với ống thức ăn bên hông.

Năm Phong 8 tuổi, một lần vô tình đi ngang bệnh viện FV khi ấy vừa khánh thành, cha mẹ cậu ghé vào tìm hiểu thông tin. Được sự hướng dẫn tận tình của nhân viên bệnh viện, anh chị khấp khởi trong lòng. Hôm sau họ lập tức đưa con quay lại.

Thật may mắn vì thời điểm đó Tiến sĩ – bác sĩ Pierre – Joseph Dumas, chuyên gia phẫu thuật hàng đầu của Pháp đến thăm khám và làm việc tại bệnh viện. Sau khi kiểm tra cho Phong, bác sỹ Dumas hội chẩn với kíp mổ và quyết định: “Hẹp thực quản là một bệnh lý bẩm sinh cần được can thiệp ngoại khoa càng sớm càng tốt. Việc chậm điều trị có thể dẫn đến biến chứng viêm thực quản, viêm thanh quản, viêm phế quản phổi, hen suyễn, viêm tai, viêm xoang. Biến chứng muộn nguy hiểm hơn là hẹp thực quản, thậm chí ung thư thực quản…”

Với kinh nghiệm và kỹ thuật y khoa, bác sỹ Dumas đã đưa ra những quyết định khiến mọi đồng nghiệp vô cùng yên tâm. Kết quả ca mổ đã tiến hành vô cùng tốt đẹp.

Sau ca mổ, lần đầu tiên được ăn trọn vẹn một viên kẹo dẻo mà không phải nhả ra, Phong đã reo lên mừng rỡ: “Con ăn được rồi nè mẹ! Ba thấy không ba!” Cha mẹ cậu chỉ biết rưng rưng nước mắt mà bắt tay các bác sỹ cám ơn không ngừng. Cậu bé háo hức nếm và ăn tất cả những món mình ưa thích mà trước đến giờ không được ăn. Vẻ hạnh phúc hiện rõ trên gương mặt trẻ thơ của cậu.

Bây giờ Phong đã trở thành một cậu thiếu niên khỏe mạnh, cao to và mang nhiều hoài bão được làm việc cống hiến cho xã hội. Cậu chia sẻ: “Em cảm thấy cuộc đời mình đã lật sang trang mới từ sau ca mổ đó. Phép màu đó đến từ các bác sỹ.”

Sắp tới đây, từ ngày 12 đến 30 tháng 11 năm 2012 Tiến sĩ – bác sĩ Pierre – Joseph Dumas sẽ đến làm việc tại Bệnh viện FV. Một cơ hội cho các bệnh nhân tiếp cận kỹ thuật y khoa và kinh nghiệm chữa bệnh dày dạn của vị bác sỹ này.

Tiến sĩ – bác sĩ Dumas tốt nghiệp đại học Y khoa tại Pháp từ năm 1972. Với gần 40 năm kinh nghiệm và kiến thức y học uyên thâm, Tiến sĩ – bác sĩ Dumas được các đồng nghiệp nể trọng như một bậc thầy trong lĩnh vực phẫu thuật lồng ngực, mạch máu và tiêu hóa. Ngoài ra, ông còn là một trong những thành viên sáng lập Bệnh viện FV ngay từ những ngày đầu mới thành lập.

Lĩnh vực phẫu thuật chuyên sâu của Tiến sĩ – bác sĩ Dumas bao gồm:

  • Phẫu thuật tuyến giáp và cận giáp (đã thực hiện hơn 2.800 ca phẫu thuật)
  • Phẫu thuật nội tạng ít xâm lấn vùng ngực và bụng (nội soi lồng ngực, ổ bụng hoặc phẫu thuật nội soi hỗ trợ) ở các vị trí như thành bụng, thoát vị thành bụng, phổi, thực quản, dạ dày (trào ngược dạ dày thực quản do thoát vị hoành, loét, ung thư), đại tràng, trực tràng (cắt khối u, túi thừa), đường mật, túi mật, sỏi túi mật
  • Tái tạo thực quản, tạo hình thực quản dạ dày hoặc đại tràng (hẹp đường tiêu hóa, ung thư).

Trong suốt quãng thời gian công tác của mình, Tiến sĩ – bác sĩ đã đảm trách các chức vụ quan trọng tại các bệnh viện hàng đầu của Pháp như Trưởng bộ phận phẫu thuật cổ – lồng ngực và mạch máu, Trưởng bộ phận phẫu thuật tiêu hóa và nội tiết của Bệnh viện Đại học CHU, Bordeaux, Pháp từ năm 1977 – 1980. Ngoài ra, ông còn phụ trách giảng dạy về lâm sàng tại các bệnh viện ở Bordeaux về ngoại tổng quát và tiêu hóa trong năm 1980 – 1981 và làm Trưởng khoa tại Bệnh viện Đại học Riom từ tháng 10/1981. Năm 1993, ông được chính phủ Pháp giao nhiệm vụ ngoại giao tại Ả-rập Xê-út và làm trưởng khoa Ngoại của KFFMC tại Dahran.

Với kinh nghiệm dày dạn, ban giám đốc Bệnh viện FV đã tin tưởng giao trọng trách cho Tiến sĩ – bác sĩ Dumas khi đề cử ông đảm nhiệm chức vụ trưởng khoa Ngoại từ tháng 1/2003 đến tháng 4/ 2004. Sau đó, bác sĩ Dumas tiếp tục công tác tại Bệnh viện FV trong vai trò là bác sĩ làm việc định kỳ đến nay. Suốt thời gian công tác tại Bệnh viện FV. Ngoài tạo hình thực quản, một phẫu thuật phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, bác sĩ Dumas còn phẫu thuật thành công cho nhiều ca bệnh bướu máu, bướu bạch huyết, phình động mạch, dãn tĩnh mạch chi dưới, u bao tử, u phổi và các trường hợp bệnh nhân biến chứng sau phẫu thuật cơ quan tiêu hóa như gan, mật, ống tiêu hóa, dạ dày, trực tràng, hậu môn… Tất cả bệnh nhân đều rất hài lòng với kết quả điều trị.

Để biết thêm chi tiết hoặc đặt hẹn với bác sĩ Pierre – Joseph Dumas, mời bạn liên hệ với khoa Ngoại, Bệnh viện FV qua số điện thoại: (08) 5411 3333 (ext: 1250) hoặc đặt hẹn trực tuyến bằng cách bấm vào đây.

Phương pháp điều trị ngộ độc thực phẩm

Điều quan trọng nhất là gây nôn ngay lập tức cho bệnh nhân, nhưng tuyệt đối không được làm điều này nếu bệnh nhân hôn mê.

Có những việc phải làm ngay lập tức nếu phát hiện bị ngộ độc thực phẩm, nhất là ngộ độc nặng. Điều này rất quan trọng, thậm chí có ý nghĩa sống còn. Nếu bỏ qua, nạn nhân có thể mất mạng, hoặc phải chịu những di chứng nặng nề, điều trị lâu mới hồi phục.

Triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm là đau bụng quằn quại, nôn nhiều, tiêu chảy… Yêu cầu cấp bách lúc này là thải loại chất độc ra ngoài càng nhanh càng tốt, không để thức ăn nhiễm độc ở lâu trong đường tiêu hóa, ngấm vào cơ thể, gây hại trầm trọng hơn. Nói rõ hơn là phải gây nôn cho nạn nhân. Có thể dùng hai ngón tay ngoáy móc họng để kích thích nôn hết thức ăn ra ngoài, hoặc uống một cốc lớn nước muối loãng, rồi dùng tay hoặc thìa đè vào cuống lưỡi để nôn ra càng nhiều càng tốt

Khi bị ngộ độc, cần tìm cách gây nôn.

Người bị ngộ độc thường mất một lượng nước khá lớn do nôn và tiêu chảy. Sau mỗi lần như vậy, nên cho uống bù dung dịch oresol (pha một gói oresol với 1 lít nước), nước cháo, nước cam, nước dừa… Cũng có thể pha nửa thìa cà phê muối, 4 thìa cà phê đường với 1 lít nước cho bệnh nhân uống. Ngoài việc bù nước và điện giải, việc uống các dung dịch kể trên còn giúp pha loãng bớt chất độc trong cơ thể bệnh nhân, hạn chế tác hại xuống mức tối thiểu.

Nếu ngộ độc nhẹ, sau khi gây nôn, người bệnh nên nằm nghỉ ngơi, thường xuyên bù nước. Nhiều người lầm tưởng rằng người bị ngộ độc thực phẩm cần nhịn ăn, chỉ nuôi dưỡng bằng truyền đạm, truyền nước hoặc chỉ ăn cháo muối “cho nó lành”. Thực ra, bệnh nhân vẫn cần được cung cấp chất dinh dưỡng, chỉ phải lưu ý cho ăn những thứ mềm, nhẹ, dễ tiêu, không ăn quá no để tránh gây quá tải cho hệ tiêu hóa đang ốm yếu là được.

Nếu cảm thấy không yên tâm, sau khi gây nôn, nên đưa bệnh nhân đến bác sĩ để khám và rửa ruột nếu cần. Nhất thiết phải đến bệnh viện nếu bệnh nhân sốt cao, hoặc đau bụng dữ dội không giảm, tiêu chảy nhiều, mất nước nặng, phân có máu… vì những trường hợp nặng như vậy phải được điều trị bằng các biện pháp chuyên khoa đặc hiệu.

Lưu ý: Nhất thiết không được kích thích gây nôn cho những bệnh nhân đang hôn mê vì rất dễ xảy ra tình trạng sặc thức ăn vào đường thở, rất nguy hiểm.

(Theo BDT)

Cảnh giác khi trẻ đột ngột đau bụng, ói liên tục

Đang khỏe mạnh, bỗng đau bụng nôn ói ra dịch xanh và trướng bụng. Các bậc cha mẹ nên chú ý vì có thể các bé đang bị xoắn ruột.

Triệu chứng hiếm gặp khiến 2 trong 3 bệnh nhi buộc phải cắt bỏ bớt ruột vì phần ruột xoắn bị hoại tử.


Trường hợp thứ nhất, bé trai 2 tháng tuổi, ở quận 1, TP HCM, được gia đình đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốc nặng, nôn liên tục ra dịch màu vàng, kèm tiêu ra máu đỏ.

Qua siêu âm, các bác sĩ xác định do hầu hết ruột non bị xoắn, trong đó có đoạn ruột xoay 2 vòng theo chiều kim đồng hồ. Bằng phương pháp tháo xoắn, sau 3 giờ nhập viện, toàn bộ đoạn ruột xoắn của bé may mắn đã được đưa về tư thế ổn định mà không phải cắt bỏ.

Trường hợp thứ hai là bé trai 5 tuổi, được đến từ Bệnh viện đa khoa Tây Ninh. Bệnh nhân bị nôn liên tục ra dịch màu xanh kèm chướng bụng. Kết quả siêu âm sau đó cũng xác định bé bị xoắn ruột.

“Khi chúng tôi tiến hành tháo xoắn thì một đoạn ruột xoắn được phát hiện có dấu hiệu bị hoại tử. Đoạn ruột này sau đó phải bị cắt bỏ”, một bác sĩ cho biết.

Nhập viện cuối tuần qua là bệnh nhân 12 tuổi quê ở Bến Tre bị đau bụng dữ dội kèm nôn ói, uống thuốc không khỏi. Căn cứ vào triệu chứng, nghi ngờ xoắn ruột, các bác sĩ tiến hành siêu âm và kết quả như dự đoán, khoảng 60 cm ruột bị xoắn và đã hoại tử.

Đến sáng nay, cả ba bệnh nhân đều đã dần bình phục sức khỏe, có thể uống sữa, tuy nhiên các em vẫn phải nằm viện để được các bác sĩ chuyên khoa hồi sức theo dõi.

Xoắn ruột là do một một số nguyên nhân như chứng quay ruột bất thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ; người từng phẫu thuật trong ổ bụng hoặc có khối u ruột. Biểu hiện thường là đau bụng dữ dội, ói dịch xanh, bụng chướng, tiêu máu đỏ. Riêng xoắn ruột bẩm sinh xảy ra trong quá trình thai nhi xoay và cố định ruột trong giai đoạn cuối thai kỳ. Cứ 500 trẻ sơ sinh thì có một trường hợp bị xoắn ruột.

Theo các bác sĩ chuyên khoa Ngoại, xoắn ruột gây tắc nghẽn mạch máu khiến ruột bị hoại tử, bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc nặng nếu không được phẫu thuật kịp thời.

“Thời gian có thể cứu đoạn ruột bị xoắn là 6 giờ kể từ khi có triệu chứng. Sau khoảng thời gian này, khả năng phải cắt bỏ ruột cũng như tử vong do sốc nhiễm trùng nhiễm độc là rất cao. Chính vì thế, khi thấy trẻ có triệu chứng như trên, phụ huynh nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện”, bác sĩ Đặng Thanh Tuấn, khoa Hồi sức Ngoại, Bệnh viện Nhi Đồng 1, nói.

Meo.vn (Theo VnExpress)

Thực phẩm ‘vàng’ cho người đau đầu

Cho dù bạn đau đầu do căng thẳng công việc hay bất cứ lý do gì trong cuộc sống thì hay bổ sung những thực phẩm dưới đây vào cơ thể nhé.

Những loại thực phẩm này có tác dụng giảm bớt chứng đau đầu đặc biệt do thời tiết hoặc căng thẳng trong cuộc sống:

Nước

Mất nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chứng đau đầu. Vì vậy mỗi ngày, chúng ta nên bổ sung đủ từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày (tương đương với 8 ly). Thêm một lát chanh nhỏ vào ly nước cũng có tác dụng giải khát và giảm chứng đau đầu. Với những người thường xuyên tập luyện thể thao thì việc uống nhiều nước là vô cũng quan trọng đặc biệt là khi cảm thấy đuối sức và mệt mỏi trong và sau khi tập luyện.

Các loại ngũ cốc

Ngũ cốc không chỉ là nguồn chất xơ dồi dào mà còn rất giàu magie – một khoáng chất có tác dụng làm dịu những cơn đau đầu trong thời  kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Những thực phẩm giàu magie khác như hải sản, các loại hạt, bơ, nho khô và rau lá xanh cũng nên được bổ sung hàng ngày.

Cá hồi

Cá hồi cùng với cá ngừ, cá thu là nguồn dưỡng chất dồi dào omega-3, chất béo lành mạnh có tính chất kháng viêm, hạn chế các bệnh liên quan đến viêm não. Hạt lanh và dầu hạt lanh cũng có hàm lượng omega-3 cao – nên ăn thường xuyên để giảm chứng đau đầu do thời tiết.

Uống nước pha thêm một vài lát chanh nhỏ có tác dụng làm dịu cơn đau đầu. (Ảnh minh họa)

Dầu oliu

Dầu oliu được biết đến là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin E – giúp cải thiện, lưu thông, giảm viêm và cân bằng hàm lượng hooc môn trong cơ thể, làm dịu bớt cơn đau đầu. Những nguồn thực phẩm khác giàu vitamin E bao gồm dầu thực vật, các loại hạt, bơ…

Gừng

Gừng không chỉ có tác dụng giảm nôn ói mà còn rất hữu hiệu để chữa trị đau đầu vì chúng có tính chống viêm và kháng histamine. Uống một ly trà gừng hoặc nhâm nhi chiếc kẹo gừng sẽ làm bạn giảm bớt những cơn đau đầu.

Thực phẩm nên tránh khi bị đau đầu

Một số loại thực phẩm nếu ăn lúc đang đau đầu sẽ làm tăng mức độ và làm bạn cảm thấy khó chịu hơn. Vì vậy, khi đau đầu bạn nên tránh những loại thực phẩm sau:

- Phụ gia thực phẩm (bột ngọt, các chất làm ngọt nhân tạo, nitrit, chất tạo màu thực phẩm…)

- Chocolate

- Rượu

- Cà phê

- Thực phẩm chế biến sẵn

Meo.vn (Theo Eva)

Chú trọng bữa ăn dặm cho bé

Đó là những bữa ăn đầu tiên trong cuộc đời, những bữa ăn giặm. Quan trọng, bởi vì đó là sự tiếp xúc đầu tiên với một điều mà sau đó sẽ song hành cùng con người đến suốt đời.

Vì quan trọng đến thế, nên nếu thiếu một chút cẩn trọng, một chút chính xác, có khi những điều tiếp diễn sau đó trở thành nỗi buồn và những giọt nước mắt của tất cả mọi người trong cuộc (bao gồm mẹ và con và tất cả mọi thành viên khác có liên quan đến chuyện ăn uống của trẻ).

Điều ngộ nhận đầu tiên của người lớn là thức ăn sẽ giúp trẻ mau lớn, cứng cáp hơn uống sữa nên có khuynh hướng cho trẻ ăn giặm sớm và ăn càng nhiều càng tốt. Điều này không đúng. Sữa được mệnh danh là loại thực phẩm hoàn hảo nhất trong tự nhiên, nhất là với các sinh vật non nớt. Chẳng phải trẻ sinh ra đời nhỏ xíu và yếu ớt như cọng bún, chỉ cần uống sữa mà không cần bất cứ thứ gì thêm trong sáu tháng đầu đời cũng có thể lớn như thổi, cứng cáp mạnh mẽ, biết lật, trườn, cười, lẫy… đó sao? Vì vậy, chỉ nên tập ăn giặm khi trẻ được tròn sáu tháng tuổi, và từ lúc tập ăn giặm cho đến ít nhất hai tuổi, sữa sẽ giảm dần, nhưng vẫn chiếm từ 90% - 40% năng lượng khẩu phần hằng ngày, trung bình 700ml - 800ml sữa mỗi ngày.

Trong những bữa ăn giặm đầu tiên, thức ăn cần lỏng gần như sữa, chẳng mùi chẳng vị, ăn chỉ vài muỗng như bày một trò chơi mới, rồi sau đó mới tăng dần. Khi trẻ đã quen với “trò chơi”, mới bắt đầu tăng dần độ đặc và số lượng của bữa ăn lên. Thử tưởng tượng xem, cuộc gặp mặt đầu tiên mà đã đầy nước mắt, tranh luận, chống đối, la mắng ép buộc, nhợn, nôn ói… thì chắc chắn cái ký ức trẻ mang theo sẽ dễ sợ đến thế nào?

Sai lầm thường gặp tiếp theo là xay nhỏ mọi loại thức ăn. Điều bất công nhất là chỉ mỗi mình trẻ phải ăn thức ăn xay, còn tất cả mọi người thì vẫn được ăn đổi món, đa dạng và ngon lành nhất có thể. Tập ăn cũng như tập bất kỳ thứ gì khác trên đời, đều phải có giai đoạn trục trặc lúc khởi đầu, ví dụ như chuyện nhợn ói, khóc lóc ỉ ôi giọt dài giọt vắn… Cần phải vượt qua giai đoạn này bằng cách tập luyện nhiều lần cho đến khi chuyện nhai, nuốt, ăn, uống… trở thành thói quen hay bản năng thì mới hoàn thành giai đoạn tập ăn. Thứ gì cũng xay thì trẻ chẳng được tập nhai, lại mất dần khả năng nuốt thức ăn lợn cợn và sẽ nôn ói đến rất lâu sau này, chưa kể các vết sẹo tâm lý về thức ăn xay mịn với mùi vị lờ lợ được lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác.

Cho thức ăn gì vào chén bột của trẻ cũng là chuyện cần chú ý. Theo lý thuyết, trẻ cần đủ bốn nhóm thực phẩm. Nhưng đó là khi trẻ đã thật sự ăn giặm. Cả tháng tập ăn, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ nên những bữa ăn giặm đầu tiên cho trẻ chỉ cần chất bột và chất béo, tức là chỉ cần khoảng 30ml nước ấm cho vào một muỗng cà phê (3ml) dầu, rồi rắc bột vào khuấy đến khi vừa sệt là đủ. Cứ mỗi ba - năm ngày tăng thêm 10ml nước, 1ml dầu và tăng độ sệt thêm một chút, cho đến khi được 10ml dầu, 100ml nước và bột đã đặc sệt thì mới bắt đầu tính đến chuyện cho thêm chút rau, chút cá. Nước hầm xương hay nước hầm rau củ hầu như không có chất dinh dưỡng, nên chỉ cần dùng nước ấm để khuấy bột là đủ.

Sau bữa bột, nên cho trẻ ăn tráng miệng thêm ít trái cây nạo. Người lớn ăn hai chén cơm và hai chén thức ăn thì tráng miệng bằng một trái chuối, bé ăn có 30ml - 60ml bột thì tráng miệng bằng một - hai muỗng cà phê chuối. Chớ nôn nóng mà cho trẻ ăn phô mai, sữa chua, váng sữa… nói chung là tất tần tật mọi thứ từ sữa tươi. Những thức ăn này chỉ nên dùng cho trẻ sau 12 tháng tuổi.

Meo.vn (Theo Phunuonline)

Chăm tập thể dục để thai kỳ hoàn hảo

Chúng ta đều biết tập thể dục rất có lợi cho bà bầu tuy nhiên lợi ích đến đâu thì không phải ai cũng hiểu cặn kẽ được.

Lợi ích của việc vận động trong suốt thời gian mang thai không chỉ tác động trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu mà còn tốt cho chính thai nhi trong bụng bạn nữa. Dưới đây là 33 lợi ích của việc tập luyện thể thao khi mang thai, mời các bạn tham khảo.

Kiểm soát cân nặng

Khi mang thai, trọng lượng của phụ nữ thường tăng từ 10-15kg điều này khiến chị em gặp khó khăn trong vấn đề lấy lại vóc dáng sau sinh. Việc tập luyện thể thao trong và sau khi sinh nở sẽ giúp thai phụ dễ dàng giảm cân sau khi sinh em bé.

Dễ dàng vượt cạn

Tập thể dục thường xuyên và đều đặn sẽ giúp bà bầu dễ dàng vượt cạn hơn rất nhiều. Theo lời khuyên của các chuyên gia khoa sản, phụ nữ mang thai chăm chỉ tập luyện thể dục thường ít phải sinh mổ và sinh thường cũng nhanh chóng hơn.

Tập thể dục giúp bà bầu dễ dàng sinh nở hơn. (Ảnh minh họa)

Giảm nguy cơ mắc tiểu đường

Việc ăn uống quá nhiều và kém khoa học khi mang thai sẽ khiến rất nhiều bà bầu bị tiểu đường. Tiểu đường không chỉ nguy hại cho  sức khỏe mẹ bầu mà ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng thai nhi. Việc tập luyện thể thao sẽ giúp ngăn ngừa và trì hoãn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Giảm táo bón

Một trong những triệu chứng không thể thoát khỏi trong suốt quá trình mang thai là táo bón và trĩ. Căn bệnh này không thể chữa dứt điểm nhưng bằng việc tập luyện có thể làm tăng tốc độ di chuyển của thực phẩm trong dạ dầy, cải thiện tình trạng bệnh tật.

Giảm căng thẳng

Stress nặng nề khi mang thai có thể khiến bà bầu rơi vào chứng trầm cảm đặc biệt là những người thường xuyên ở nhà. Việc tập luyện thể thao thường xuyên hoặc đến lớp học thể thao vừa có tác dụng cải thiện sức khỏe thể chất, vừa giúp bạn có thêm những mỗi quan hệ mới, giảm bớt căng thẳng, lo lắng khi mang bầu.

Những môn thể thao 'số  1' cho bà bầu là yoga, đi bộ, bơi lội... (Ảnh minh họa)

Giúp bà bầu đẹp hơn

Tập thể dục làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể khiến da dẻ hồng hào và trắng mịn hơn. Vậy thì còn lý do gì để bạn không tập luyện nếu muốn trở thành một bà bầu thật quyến rũ?

Duy trì sức khỏe

Nếu bạn đã tập thể dục thường xuyên trước khi mang thai thì việc tiếp tục tập luyện sẽ giúp sức khỏe của bạn không bị ảnh hưởng nhiều từ chứng ốm nghén, mệt mỏi, nôn ói những tháng đầu thai kỳ.

Giảm đau nhức

Việc bầu bí khiến bạn phải đối mặt với rất nhiều chứng đau như đau hông, đau lưng, đau mông… Tập thể dục sẽ giúp cải thiện những chứng bệnh đau đớn do sức đè của thai nhi đến bà bầu.

Dễ dàng phục hồi sức khỏe

Tập luyện khi mang bầu còn giúp bạn nhanh chóng lấy lại được vóc dáng và sức khỏe sau khi sinh nở. Đây là cách ngắn nhất để phục hồi cơ thể sau khi có baby đấy bạn nhé.

Meo.vn (Theo Eva)

Thịt thỏ bổ trung, ích khí

Theo Đông y, thịt thỏ có vị ngọt, tính bình, vào tỳ vị và đại tràng; có tác dụng bổ trung ích khí, hoạt huyết giải độc.

Thành phần dinh dưỡng trong thịt thỏ: Hàm lượng protein 11,8%, cao hơn thịt bò, thịt dê, thịt lợn, 4,4% lipid, hàm lượng cholesterol thấp, có Ca, S, P, Na và các vitamin. Có ovophospholipid có tác dụng bảo vệ thành mạch, chống xơ hoá.

Theo Đông y, thịt thỏ: vị ngọt, tính bình, vào tỳ vị và đại tràng; có tác dụng bổ trung ích khí, hoạt huyết giải độc.

Gan thỏ: vị ngọt mặn, tính hàn tác dụng bổ gan, làm sáng mắt, chữa choáng váng, mắt mờ có màng mộng, đau mắt do gan yếu.

Tiết thỏ: vị mặn, tính hàn, không độc tác dụng hoạt huyết lương huyết, chữa các chứng ngộ độc. Da lông thỏ (thỏ bì mao) đốt tồn tính rắc vết thương, vết bỏng…

Một số thực đơn chữa bệnh có thịt thỏ:

Thịt thỏ tiềm vỏ quít: Thịt thỏ 200g, vỏ quít (trần bì) 8g. Thịt thỏ chặt miếng to, cho muối, dầu, sa lát, rượu, hành, gừng trộn đều ướp trong 30 phút; vỏ quít ngâm rửa, thái lát.

Đun sôi dầu rán, cho thịt thỏ vào rán vừa chín; tiếp tục cho vỏ quít, ớt tươi, gừng, hành vào xào với thịt thỏ, sau đó cho nước hàng (gồm mì chính, đường trắng, muối, mắm, dấm) đảo đều, đun đến khi thịt khô chuyển màu đỏ nâu sậm, đổ ra đĩa, gắp bỏ gừng hành, đổ ít dầu vừng lên.

Dùng cho bệnh nhân sau thời kỳ bệnh nặng dài ngày cơ thể suy nhược, người có mỡ máu cao.

Chữa suy nhược cơ thể sau khi ốm, phụ nữ huyết hư, người gầy yếu: Thịt thỏ 100 - 200g, đại táo 20g. Thịt thỏ chặt nhỏ, đại táo xé. Hấp cách thủy hay nấu chín. Ăn nóng, ngày 1 lần.

Nước ép thịt thỏ: Thỏ 1 con, lột da, bỏ lòng ruột, làm sạch, hầm lấy nước, để nguội. Uống khi khát. Dùng cho các trường hợp người ốm suy kiệt, tiểu đường, tiểu không cầm hoặc di niệu.

Chữa đái tháo đường: Thịt thỏ 100 - 200g, kỷ tử 15g. Thịt thỏ chặt nhỏ cho cùng với kỷ tử, đun nhỏ lửa với nước đến chín nhừ, thêm ít muối. Ngày ăn 1 lần, dùng nhiều ngày.

Thịt thỏ ăn thường ngày: Thịt thỏ nấu ăn thường ngày, nấu dạng cari. Dùng cho bệnh nhân nôn ói trào ngược, táo bón.

Súp thịt thỏ bổ tỳ: Thịt thỏ 200g, sơn dược 30g, câu kỷ tử 15g, đảng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, đại táo 30g. Nấu dạng súp ăn. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể.

+ Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn không dùng.

Meo.vn (Theo SK&ĐS)