Lưu trữ cho từ khóa: sinh nở

3 bộ phận cần quan tâm chăm sóc sau khi sinh

Bầu ngực, vùng kín và mái tóc là những bộ phận cần được quan tâm đặc biệt sau sinh nở.

Sau sinh nở, các mẹ thường có tâm lý dành nhiều thời gian cho con mà quên mất một việc quan trọng là chăm sóc chính bản thân mình. Có những bộ phận cần nhận được sự quan tâm đặc biệt bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mẹ và cả của em bé như vùng kín hay bầu ngực.

Như đối với vùng kín, sau ca sinh nở, đây là bộ phận bị tổn thương nhiều nhất. Vì vậy nếu không được chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ rất dễ có nguy cơ nhiễm trùng. Hay đối với bầu ngực, là bộ phận trực tiếp tiết ra sữa mẹ để cho con tu ti, vì vậy bộ phận này đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Dưới đây là những hướng dẫn về cách chăm sóc sức khỏe sau sinh, mẹ nên tham khảo:

Bầu ngực

Để đảm bảo việc nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ phải chú ý giữ vệ sinh và chăm sóc bầu ngực. Trước và sau khi cho con bú phải làm vệ sinh nhũ hoa sạch sẽ. Do sữa và mồ hôi tiết ra, có lúc trên đầu ti sẽ có cáu bẩn tích lại, nên dùng nước ấm rửa nhẹ nhàng cho đến khi sạch. Mẹ cho con bú phải mặc áo lót phù hợp để tránh không bị xệ ngực, bảo đảm lưu thông tuần hoàn máu.

3-bo-phan-can-quan-tam-cham-soc-sau-khi-sinh

Việc chăm sóc ngực rất quan trọng cho hành trình nuôi con bằng sữa mẹ. (ảnh minh họa)

Chị em cũng cần phải đề phòng đầu ti bị nứt hay nhiễm khuẩn. Da trên đầu ti, quầng ti của người mới sinh con rất mềm và mỏng, dễ bị nứt. Khi cho con bú phải cho cả đầu ti và quầng ti vào miệng con, không nên cho con ngậm đầu ngực trong miệng quá lâu. Nếu đầu ti bị nứt cần phải điều trị kịp thời để tránh bị nhiễm khuẩn, đồng thời tạm dừng cho trẻ bú cho đến khi vết nứt lành hẳn.

Mẹ có thể mát-xa bầu ngực trong thời kỳ sau sinh để thúc đẩy tuần hoàn máu và cung cấp dinh dưỡng cho bầu ngực, giảm bớt hoặc loại trừ nguy cơ bị tắc tia sữa. Phương pháp mát-xa cụ thể như sau: rửa sạch hai tay, dùng khăn mặt đã được khử khuẩn (bằng cách hấp) và vẫn còn hơi nóng đắp lên toàn bộ bầu ngực, xoa bóp và ấn nhẹ nhàng vào bầu ngực theo hướng từ ngoài vào trong để cho sữa tiết ra, cũng có thể phối hợp dùng dụng cụ hút sữa. Có thể tự mình làm hoặc nhờ người thân làm giúp, tuy nhiên mẹ phải chú ý không được dùng lực quá mạnh.

Vùng kín

Sau khi sinh con, tầng sinh môn của phần lớn các bà mẹ bị rách và phải khâu. Do tầng sinh môn ở khá gần niệu đạo và hậu môn nên rất dễ bị nhiễm khuẩn, vì vậy, chăm sóc giữ gìn tầng sinh môn sạch sẽ là một việc làm rất quan trọng.

Cách giữ vệ sinh như sau: mỗi ngày phải dùng dung dịch phụ nữ hoặc nếu không có thì dùng nước ấm pha chút muối loãng rửa tầng sinh môn hai lần, chăm chỉ thay băng vệ sinh, sau khi đại tiện phải rửa sạch bên ngoài bằng xà phòng và nước ấm. Cách rửa cũng rất quan trọng để tránh bị nhiễm trùng, trước tiên là rửa âm hộ và hai âm môi, sau đó mới đến hậu môn. Không nên rửa từ hậu môn rồi mới đến âm hộ để tránh đưa những chất bẩn từ hậu môn sang âm hộ. Trong vòng 6-8 tuần sau khi sinh cần tránh không sinh hoạt vợ chồng.

3-bo-phan-can-quan-tam-cham-soc-sau-khi-sinh

Tóc rụng sau sinh là hiện tượng bình thường. (ảnh minh họa)

Tóc

Sau sinh, lượng hóc-môn trong cơ thể người phụ nữ dần dần trở lại trạng thái bình thường, nên trong thời gian 2 – 7 tháng sau sinh, tóc rụng hàng loạt trong thời gian ngắn ảnh hưởng đến tâm lý sản phụ. Áp lực tinh thần tác dụng lên chức năng sinh lý làm cho rụng tóc càng nghiêm trọng.

Không cần phải điều trị khi có hiện tượng rụng tóc sau sinh. Tóc sẽ ngừng rụng trong một thời gian ngắn, tóc mới sẽ mọc lên. Tuy nhiên cần áp dụng một số trị liệu đối với những tổn thương về mặt tinh thần do rụng tóc gây ra:

– Cần tâm lý thoải mái

– Chăm sóc tốt cho tóc.

– Chú ý gội đầu cần lựa chọn dầu gội trung tính, dùng ngón tay massage da đầu, giúp tuần hoàn máu tốt hơn để nhanh mọc tóc.

– Không dùng lược cứng để chải đầu, không nên làm kiểu đầu quá phức tạp hoặc sử dụng hóa chất.

– Giữ gìn trong sinh hoạt.

– Cần nghỉ ngơi, tăng cường dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm nhiều mỡ, uống nhiều nước, vitamin liều lượng thích hợp.

Theo Chi Chi/Eva.vn

The post 3 bộ phận cần quan tâm chăm sóc sau khi sinh appeared first on Tin Sức Khỏe.

Tử cung ngả sau có ảnh hưởng đến chuyệu “yêu” và mang thai?

(Webtretho) So với tư thế tử cung trung gian và ngả trước, tư thế tử cung ngả sau có thể có những ảnh hưởng bất lợi hơn một chút cho chuyện “yêu”, khả năng thụ thai, mang thai và sinh nở của người phụ nữ. Dù vậy, đây là tư thế tử cung phổ biến và không hề bất thường, bạn không cần phải lo lắng và những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về tư thế tử cung của mình.

Thế nào là tử cung ngả sau?

Về mặt giải phẫu, âm đạo vốn không nằm thẳng đứng trong khung chậu mà hơi ngả về phía sau, hướng về phía lưng dưới và trực tràng. Kết thúc đoạn âm đạo, đường sinh dục nữ sẽ bắt đầu hơi gập từ đoạn cổ tử cung và ở đa số phụ nữ, tử cung sẽ hơi ngả về phía trước, nằm tựa lên bàng quang với đỉnh (đáy) tử cung hướng về phía thành bụng.  Ngoài tư thế ngả trước phổ biến, một tư thế bình thường khác của tử cung là tử cung trung gian, hướng thẳng đứng bên trong khoang chậu.

Các tư thế tử cung thường gặp. Ảnh: internet.

Khoảng 20-25% phụ nữ có tư thế tử cung không theo một trong hai tư thế trên mà ngả về sau, với đáy tử cung hướng về phía trực tràng. Dù chiếm tỷ lệ ít hơn, nhưng tử cung ngả sau không phải là một tư thế bất thường của tử cung. Và dù cho tử cung ngả sau có thể ảnh hưởng đôi chút đến chức năng sinh dục và sinh sản của bạn (khi so với tư thế tử cung ngả trước và trung gian), nhưng trường hợp này không phổ biến và cũng không quá đáng lo.

Nguyên nhân nào gây nên tử cung ngả sau?

Ngoài tư thế ngả sau tự nhiên, tử cung ngả sau thứ phát có thể gây ra do một số nguyên nhân sau:

– Suy yếu dây chằng vùng chậu trong thời kỳ mãn kinh khiến tử cung của phụ nữ vốn có tử cung ngả trước hoặc trung gian chuyển sang tư thế ngả sau.

– Tử cung nở lớn do mang thai cũng có thể gây đảo ngược tư thế tử cung. Thông thường sau khi sinh tử cung sẽ trở lại tư thế như trước khi sinh, nhưng có một số trường hợp tử cung không thể trở lại tư thế ban đầu mà ngả ra sau.

– U xơ tử cung cũng có thể khiến tử cung dễ bị nghiêng về phía sau hơn.

– Lạc nội mạc tử cung cũng có thể làm tử cung ngả sau do lớp tế bào nội mạc tử cung tăng trưởng bên ngoài tử cung làm cho tử cung bị lộn ngược và có thể bị “đính” vào các bộ phận vùng lưng dưới.

– Có mô sẹo vùng chậu (dính vùng chậu) cũng có thể giữ tử cung ở tư thế ngả sau. Sẹo vùng chậu có thể do các nguyên nhân: lạc nội mạc tử cung, viêm tiểu khung, viêm ống dẫn trứng, phẫu thuật vùng chậu.

Tử cung ngả sau có thể có những triệu chứng nào?

Tư thế tử cung ngả sau không phải là bất thường, do đó nó hầu như không gây ra bất kỳ triệu chứng khó chịu hay vấn đề nào. Nếu có triệu chứng khó chịu xảy ra thì thường do người phụ nữ đó mắc các vấn đề liên quan khác như lạc nội mạc tử cung. Các vấn đề này có thể gây ra các triệu chứng đau (do áp lực gây ra bởi tử cung ngả sau chèn lên trực tràng và các dây chằng quanh xương cụt) như sau:

Tử cung ngả sau thông thường không có triệu chứng, trừ khi nó đi kèm với các vấn đề về sức khoẻ sinh sản khác. Ảnh: Gettyimages.

  • Đau khi giao hợp, đặc biệt là ở tư thế giao hợp người phụ nữ ngồi trên.
  • Đau bụng kinh, đặc biệt là trong trường hợp tử cung ngả sau kết hợp với lạc nội mạc tử cung.

Ngoài ra, những phụ nữ có tử cung ngả sau cũng có thể trải qua các triệu chứng hiếm gặp sau:

  • Đau lưng dưới.
  • Tăng viêm nhiễm tiết niệu.
  • Bài tiết mất kiểm soát.
  • Đau khi sử dụng băng vệ sinh dạng ống (tampon).

Kiểm tra tư thế tử cung bằng cách nào?

Tư thế tử cung thường được phát hiện dễ dàng trong các kiểm tra phụ khoa và siêu âm vùng bụng thông thường cùng với các thông số khác, hoặc trong xét nghiệm phết bào cổ tử cung (Pap). Nếu bạn gặp vấn đề trong sinh hoạt tình dục (như khó chịu hoặc đau đớn khi giao hợp), bác sĩ sẽ không chỉ xác định tử cung của bạn có ngả sau không mà quan trọng hơn là kiểm tra các vấn đề liên quan như lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và phụ nữ đã có quan hệ tình dục nên đi khám phụ khoa định kỳ để có thể có đủ thông tin về “bộ máy” sinh dục của mình, đảm bảo sức khoẻ sinh sản và phát hiện sớm các bất thường liên quan đến hệ sinh dục và chức năng sinh sản của mình.

Tử cung ngả sau có ảnh hưởng đến “chuyện ấy”?

Thường thì ở tư thế tử cung ngả sau, các phần phụ gồm buồng trứng và ống dẫn trứng cũng bị ngả ra sau dẫn đến tình trạng tất cả các bộ phận này đều có thể bị “thúc” và chấn động khi đầu dương vật thâm nhập sâu trong khi giao hợp. Tình huống này được gọi “giao hợp đau do va chạm”. Trong trường hợp này, người phụ nữ sẽ cảm thấy đau nhất khi giao hợp ở tư thế ở trên, và việc giao hợp mạnh bạo ở tư thế này có thể gây tổn thương hoặc làm rách các dây chằng quanh tử cung.

Tử cung ngả sau đôi khi cũng gây ra những vấn đề “khó nói” cho các cặp đôi trong chuyện “yêu”. Ảnh: Gettyimages.

Tử cung ngả sau có ảnh hưởng đến khả năng mang thai và thai kỳ?

Trong hầu hết các trường hợp, tử cung ngả sau không gây bất lợi đáng kể cho việc thụ thai, trừ khi độ ngả quá lớn dẫn đến gập tử cung gây cản trở đường di chuyển của tinh trùng đến gặp trứng (tương tự với tử cung ngả trước quá nhiều). Điều đó có nghĩa là nếu bạn có tử cung ngả sau, đừng quá lo lắng vì bạn vẫn có nhiều cơ hội thụ thai và mang thai khoẻ mạnh như bất kỳ người phụ nữ nào.

Tuy nhiên, nếu tử cung ngả sau là kết quả của những vấn đề khác ở vùng chậu và cơ quan sinh dục, khả năng thụ thai và mang thai của bạn có thể bị ảnh hưởng do các vấn đề này (chứ không chỉ do tư thế ngả sau của tử cung); do vậy nếu bạn được xác định tử cung ngả sau và gặp vấn đề về mang thai, hãy đến khoa phụ sản để tiếp tục kiểm tra các vấn đề khác về sinh sản để tìm ra nguyên nhân khó mang thai của mình.

Đặc biệt, nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau, đừng chần chừ việc đi khám để kịp thời can thiệp và điều trị, tránh những hậu quả đáng tiếc cho sức khoẻ sinh sản và tổng thể của bạn:

  • Đau vùng chậu và bụng nghiêm trọng.
  • Kinh nguyệt không đều hoặc đột nhiên trở nên không đều.
  • Trứng không rụng đều hoặc không thể thụ thai (sau một thời gian).

Với đa số các bà mẹ mang thai, tử cung ngả sau hầu như không ảnh hưởng đáng kể đến thai kỳ. Sau tam cá nguyệt đầu tiên, tử cung nở lớn trồi ra khỏi khung chậu, và trong thời gian còn lại của thai kỳ, nó sẽ tiếp tục phát triển và vươn ra trước giống như ở tư thế ngả trước thông thường. Trong một số ít trường hợp, tử cung đang phát triển bị “vướng” vào khung chậu (thường là ở xương cùng) – tình trạng này được gọi là tử cung bị “giam”. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn sẽ trải qua các triệu chứng đau và khó đi tiểu trong khoảng tuần thứ 12-14 của thai kỳ.

Điều trị tử cung ngả sau như thế nào?

Nhìn chung, tử cung ngả sau không cần phải điều trị hay can thiệp. Chỉ khi bạn gặp khó khăn trong quan hệ tình dục và sinh sản, bác sĩ mới cần chỉ định điều trị để giúp bạn dễ chịu hơn và khắc phục các vấn đề liên quan. Các phương pháp điều trị gồm có:

Điều trị các vấn đề liên quan: chẳng hạn như phương pháp hormone để điều trị lạc nội mạc tử cung.

Bài tập trị liệu: Với điều kiện việc di chuyển tử cung không bị cản trở bởi mô nội mạc tử cung lạc chỗ hay u xơ và bác sĩ có thể di chuyển tử cung trong qua trình khám, bạn có thể được hướng dẫn các bài tập để hỗ trợ định hướng lại tử cung. Tuy nhiên, cách này không phải là một giải pháp lâu dài vì trong hầu hết các trường hợp, tử cung sẽ ngả sau trở lại theo hướng tự nhiên của nó.

– Đặt vòng nâng tử cung – là thủ thuật đặt một vật nhỏ bằng silicon hoặc nhựa để nâng đỡ tử cung ngả về trước tạm thời hoặc vĩnh viễn. Tuy nhiên, phương pháp này có những rủi ro nhất định là tăng nguy cơ viêm nhiễm và vật đặt thêm này có thể gây đau và khó chịu cho cả người phụ nữ và bạn tình khi giao hợp.

– Phẫu thuật nội soi để đặt lại vị trí tử cung tựa lên bàng quang là phương pháp tương đối đơn giản và có tỷ lệ thành công cao. Trong một số ít trường hợp, phẫu thuật cắt bỏ tử cung có thể được xem xét.

– Điều trị cho tử cung bị “vướng”. Bệnh nhân cần được đưa vào phòng tiểu phẫu, đặt ống thông nước tiểu để làm rỗng bàng quang và kết hợp với một vài bài tập trị liệu để đưa tử cung thoát khỏi khung chậu.

Sinh mổ lợi ích hại nhiều

Ngày nay, y học ngày càng phát triển chính vì vậy có nhiều sản phụ vẫn chọn sinh mổ thay vì có thể sinh thường với lý do ít đau và có thể chọn được khung giờ tốt để bé chào đời. Nhưng các mẹ bầu cũng nên biết rằng, sinh mổ có thể đem đến nhiều bất ổn cho mẹ và bé. Vì thế các mẹ bầu chỉ nên sinh mổ khi có chỉ định của các bác sĩ.

Sức khỏe trẻ yếu. Đây là biến chứng đầu tiên cần phải lưu ý. Thông thường thì đến đủ tháng đủ ngày, bé phát triển đầy đủ sẽ tự “tìm đường” ra. Nhưng nếu chủ động “lôi” bé ra trước thời điểm này, hệ sức khỏe của bé sẽ bị ảnh hưởng. Các ảnh hưởng bao gồm: thiếu hụt hệ miễn dịch, sức khỏe đường hô hấp chưa được đảm bảo, hệ thần kinh phải chống chọi với môi trường sớm hơn. Do đó, có thể gây ra hiện tượng suy yếu về thể lực cho một tương lai lẽ ra đã khỏe mạnh hơn nếu sinh thường.

sinh nở tự nhiên
Quá trình sinh nở tự nhiên sẽ an toàn hơn cho mẹ và bé – Ảnh: Shutterstock

Nhiễm độc thuốc. Sinh mổ phải cần tới gây mê. Đó là các thuốc được sử dụng trong lâm sàng nhằm gây mê và giúp giảm đau cho sản phụ. Thao tác trong sinh mổ rất nhanh. Nhưng dù có vậy, thuốc vẫn kịp vào mẹ và vào con. Người ta thấy rằng, thuốc gây mê có thể gây ra khó khăn cho sự hô hấp của trẻ. Trẻ bị nhiễm thuốc mê của mẹ có thể ngủ luôn, mất phản xạ khóc. Điều này dễ gây ra suy hô hấp, nhiễm trùng hô hấp mai sau. Nếu người mẹ thuộc dạng dị ứng với thuốc mê, nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng sau sinh vì tác dụng độc của thuốc mê.

Những trường hợp chỉ định sinh mổ– Thai quá to
– Ngôi ngược
– Suy thai
– Đã sinh mổ lần trước
– Sản phụ quá yếu
– Chuyển dạ chậm và có biểu hiện khó sinh thường
– Thai già tháng

Nhiễm trùng. Giống như bất cứ cuộc mổ nào, sinh mổ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng vì da bị rạch cho rách và lấy em bé ra. Chính vết rạch này sẽ tạo cửa ngõ cho vi khuẩn tấn công và xâm nhập cơ thể. Một số người mẹ do khâu chăm sóc sau mổ không tốt có thể nhiễm trùng tử cung và phần phụ sau sinh.

Chảy máu. Không khác các phẫu thuật khác trên cơ thể, chảy máu cũng là một nguy cơ cần chú ý. Nếu thao tác phẫu thuật không tốt thao tác cầm máu không tốt dễ dẫn tới nguy cơ sản phụ bị bục mạch máu và chảy máu sau mổ. Tai biến này mặc dù hiếm gặp, nhờ trình độ bác sĩ ngày càng cao và phương tiện mổ ngày càng hiện đại, nhưng khi gặp phải thì rất nghiêm trọng.

Thoát vị. Khi sinh mổ, thành bụng của người mẹ bị rạch ra và yếu đi. Việc này là bình thường nếu như người mẹ khỏe mạnh. Còn với người có cơ thể nhiều mỡ, ít cơ, thì thành bụng trở nên yếu và dễ bị thoát vị. Có thể thoát vị tại vết mổ hoặc thoát vị tại các vị trí yếu của thành bụng do tác động mổ làm suy yếu thêm.

Dễ sẩy thai và sinh non về sau. Những người sinh mổ có một khó khăn nhất định cho sinh con về sau. Vì vết mổ tạo ra vết sẹo trên thành tử cung, làm người mẹ khó mang thai lần nữa, trứng khó làm tổ và kể cả khi làm tổ thì trứng dễ bị bong ra gây ra hiện tượng sẩy thai hoặc sinh non.

Một số tác dụng phụ khác của sinh mổ có thể xảy ra: đau bụng, rối loạn quá trình tiết sữa, chấn thương con…

BS Yên Lâm Phúc

(Theo TNO)

Chi phí sinh con tại các bệnh viện ở Tp. Hồ Chí Minh

(Webtretho) Chọn sinh con tại bệnh viện nào không chỉ phụ thuộc vào mức độ thuận tiện, khoảng cách từ nhà, trình độ bác sĩ và chất lượng dịch vụ của bệnh viện mà chi phí thăm khám và sinh nở cũng là vấn đề rất lớn mà các bà mẹ mang thai quan tâm.

>> Cùng tham khảo mức chi phí sinh con trọn gói tại một số bệnh viện ở Tp. Hồ Chí Minh để chọn nơi “gửi vàng” các mẹ nhé!

Câu chuyện chào đời của các bé sinh năm 2013

(Webtretho) Thời khắc mẹ bước lên bàn sinh, thời khắc con yêu cất tiếng khóc đầu tiên để chào cuộc đời, thời khắc mẹ nhìn thấy con yêu lần đầu tiên sau 9 tháng mong đợi… đều là những khoảnh khắc không thể nào quên trong cuộc đời của mẹ. 

>> Cùng chia sẻ những câu chuyện có thật về thời khắc chào đời của các bé sinh năm 2013 do chính các mẹ Webtretho kể lại!

Bé Nho – sinh ngày 18.1.2013 – con mẹ kaorumap. Ảnh: thành viên.

 

Dấu hiệu dự báo mẹ sinh con dễ và nhanh

(Webtretho) Hông nở, đau hông về cuối thai kỳ, hay trong nhà có mẹ và chị sinh nở dễ dàng là những “điềm báo” cho thấy mẹ có thể có khả năng sinh con nhanh và dễ. Đây là những dấu hiệu mà bà mẹ mang thai nào cũng mong mình có được để có một kỳ sinh nở dễ dàng và nhanh chóng.

>> Hãy cùng tìm hiểu về những dấu hiệu tương tự cùng một số mẹo nhỏ từ dân gian giúp mẹ sinh con đỡ vất vả hơn!

Lợi ích của ôm và sức khỏe

Ôm một người thân yêu không chỉ là cách thể hiện tình yêu thương mà nó còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

loi-ich-cua-om

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng hormone oxytocin phát tán vào máu khi bạn ôm một người thân có thể làm giảm huyết áp, giảm căng thẳng và thậm chí cải thiện trí nhớ của bạn. Hormone oxytocin được sản xuất bởi tuyến yên sẽ tăng khi có sự gần gũi giữa cha mẹ với con cái, giữa các cặp vợ chồng. Ở phụ nữ, hormone này được sản sinh trong quá trình sinh nở và trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ giúp tăng sự gắn kết tình cảm giữa người mẹ và em bé. Ôm cũng có thể làm dịu cá tính của bạn, giúp những người thân yêu trở nên đồng cảm và gắn bó với nhau hơn.

Tuy nhiên theo các nhà khoa học Đại học Vienna, Australia, ôm chỉ có hiệu quả tích cực khi có sự đồng cảm và cả hai đều mong muốn và có cảm xúc. Nếu ôm người lạ, những người không biết nhau hoặc ôm mà không xuất phát từ mong muốn của cả hai thì hormone oxytocin không sản sinh mà lo lắng, căng thẳng sẽ gia tăng.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh cái ôm hoàn hảo và ấm áp nhất không phải là ôm trong bao lâu và ôm như thế nào mà quan trọng hơn cả chính là sự tin tưởng lẫn nhau.

(Theo ANTD)

14 cách giúp bạn “vượt cạn” dễ dàng hơn – Phần cuối

(Webtretho) Hầu hết phụ nữ khi nhắc đến việc sinh nở đều lo sợ vì sự đau đớn khủng khiếp mà họ phải chịu đựng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những mẹo cần thiết để vượt qua điều đó dễ dàng và nhẹ nhõm hơn.

>> Phần 1

8. Làm bạn với nước

Làn nước ấm giúp bạn thư giãn và giảm đau hiệu quả trong quá trình mang thai và sinh nở. Ảnh: Inmagine.

Nước ấm có tác dụng xoa dịu cơ thể và giúp bạn lấy lại bình tĩnh. Nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ thường xuyên ngâm mình trong nước sẽ không cần hỗ trợ thuốc gây tê lúc sinh con. Bạn hãy cố gắng tắm thật nhiều trong nước ấm vào những ngày gần sinh (khi dạ con đã giãn ra khoảng 5cm), lắp đặt bồn ngâm tại nhà nếu có điều kiện.

Cách này có hiệu quả như thế nào: Ngâm mình trong nước ấm kích thích việc sản sinh oxytocin, một loại hormone hỗ trợ sự co thắt và đẩy nhanh nhịp độ khi sinh nở. Nước ấm còn có công dụng giúp giải phóng endorphin, một loại chất giảm đau tự nhiên có trong cơ thể chúng ta.

9. Lựa chọn một bà đỡ đáng tin cậy

Biết trước và hiểu rõ về người sẽ theo sát cơn “vượt cạn” sẽ giúp làm giảm những trở ngại và gia tăng mức độ yên lòng ở sản phụ. Một vài bệnh viện còn huấn luyện cả một đội ngũ những nhân viên đỡ đẻ, cho nên cứ yên tâm đi, bạn sẽ được chăm sóc thật chu đáo!

Cách này có hiệu quả như thế nào: Tất cả các nghiên cứu đều nhận định rằng việc thấy một gương mặt quen thuộc dõi theo mình trong lúc sinh sẽ giúp thai phụ cảm thấy tự tin hơn và vượt qua được những cơn đau về thể xác.

10. Sử dụng TENS

TENS (Transcutaneous Electrical Nerve Stimulation), tạm dịch là dụng cụ kích thích thần kinh bằng xung điện qua da, là một thiết bị sản sinh ra xung điện nhằm ngăn cản những thông tin “đau” được truyền về thần kinh. Bạn sẽ đeo một sợi đai vào lưng được kết nối với hộp điều khiển, sau đó có thể chủ động điều chỉnh mức độ và tần suất rung của máy.

Thiết bị sẽ đặc biệt có hiệu quả khi bạn sử dụng nó ngay từ những ngày đầu tiên mang thai, càng về sau càng tăng mức độ mạnh dần lên.

Cách này có hiệu quả như thế nào: Những xung điện này giúp ngăn cản tín hiệu “đau” về não và kích thích cơ thể sản sinh ra endorphin.

11. Dùng nhiều bữa ăn nhẹ

Hãy ăn nhẹ trước khi quá trình sinh nở diễn ra để bạn có đủ năng lượng “vượt can”. Ảnh: Corbis.

Việc ăn uống trong quá trình sinh nở trước đây thường bị coi là điều nên kiêng cữ. Nhưng giờ đây chúng ta được khuyên nên chọn lọc và dùng nhiều thức ăn có chứa chất carbohydrate, tránh ăn những món quá béo, nên dùng nhiều chuối, bánh mì khô hoặc mì ống.

Cách này có hiệu quả như thế nào: Việc sinh nở rất căng thẳng và đòi hỏi rất nhiều năng lượng, do đó những món chứa cacbonhydrate là một nguồn thực phẩm tốt giúp bổ sung glucose cho cơ thể.

12. Làm lơ đi những cơn đau

Hãy sử dụng mọi thứ có thể nhằm giúp bạn quên đi những cơn đau đó, có thể là máy TENS, một đĩa CD nhạc, bộ DVD phim cuốn hút hay vài việc lặt vặt gì đó quanh nhà.

Cách này có hiệu quả như thế nào: Giúp bạn có việc gì đó để làm và quên đi cơn đau mà mình đang phải đối diện.

13. Dùng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau sẽ được chỉ định trong trường hợp mẹ không thể chịu nổi đau đớn trong quá trình sinh con. Ảnh: Inmagine.

Còn được biết đến dưới cái tên là entonox, hỗn hợp khí oxy và ô-xít ni-tơ có tác dụng làm giảm đau. Thuốc này rất phổ biến vì có tác dụng làm mất đi cơn đau mà không ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ, nhưng hiệu quả chỉ là nhất thời mà thôi.

Cách này có hiệu quả như thế nào: Entonox là một loại chất gây tê (có tác dụng giảm đau), đi vào máu và sau khoảng 60 giây sẽ phát huy tác dụng tốt nhất, nên hãy thử hít nó vào lần tiếp theo, khi cơn đau lại kéo đến hành hạ bạn!

14. Hãy suy nghĩ thật thoáng

Làm thế nào bạn biết được rằng việc sinh nở thật kinh khủng khi mà bạn chưa bao giờ trải qua điều đó cả? Đừng tự làm mình căng thẳng nếu như những phương pháp giảm đau thông thường chưa giúp ích gì nhiều, bạn nghĩ mình sẽ cần đến cả thuốc gây tê ư? Thư giãn đi, tất cả những phương án đó đều được tạo ra nhằm đem đến cho bạn điều tốt nhất mà thôi.

Cách này có hiệu quả như thế nào: Nếu bạn tự xây dựng nên cho mình một “kế hoạch sinh nở” thật cứng nhắc, rồi sau đó mọi việc lại không theo ý thì sẽ nhanh chóng bị rơi vào trạng thái căng thẳng, thậm chí còn làm trì trệ việc sinh nở của bạn lại và khiến bạn cảm thấy thật tồi tệ. Hãy linh hoạt hơn và cứ để mọi thứ diễn ra thật tự nhiên, rồi bạn sẽ thấy rằng, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn biết bao nhiêu!

14 cách giúp bạn “vượt cạn” dễ dàng – Phần 1

(Webtretho) Hầu hết phụ nữ khi nhắc đến việc sinh nở đều lo sợ vì sự đau đớn khủng khiếp mà họ phải chịu đựng. Tuy nhiên bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những mẹo cần thiết để vượt qua điều đó thật dễ dàng và nhẹ nhõm.

1. Đừng nằm ỳ mãi trên giường

Bạn rất dễ bị cám dỗ bởi việc cứ ngồi lì hoặc nằm dài ra ghế sofa trong những ngày sắp sinh. Nhưng hãy nhớ rằng, nếu bạn cứ giữ những tư thế thụ động như thế, em bé trong bụng sẽ không được chuẩn bị tốt về vị trí để có thể ra đời dễ dàng.

Bạn cần điều chỉnh tư thế phù hợp vì như thế sẽ giúp bé định hình được vị trí đúng cho đến lúc ra đời. Nếu bé nằm sai vị trí sẽ dễ dẫn đến những cơn đau lưng trong suốt thời gian thai nghén, hay sau đó bạn buộc phải sinh mổ để giúp bé chào đời.

Cách này có hiệu quả như thế nào:

Chỉ số OFP (chỉ số đạt chuẩn khi bé nằm trong tư thế đầu chúc xuống dưới và mặt hướng vào lưng mẹ, cằm gập lại để giúp cho phần hẹp nhất của đầu bé có thể ở vị trí đối diện với cổ tử cung của người mẹ (thông thường đường kính đầu trẻ chỗ hẹp nhất là 9.5cm và chỗ rộng nhất khoảng 11.5cm).

2. Dành thời gian tham khảo nhiều hơn

Đọc sách và tham khảo thông tin trên mạng giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị tốt hơn cho việc sinh nở. Ảnh: Corbis.

Tiếp thu càng nhiều càng tốt những hiểu biết của bạn về chuyện sinh nở bằng cách thường xuyên đọc trang tin Webtretho hoặc các website hướng dẫn sinh nở, những quyển sách chuyên đề hay các lớp học dành cho thai phụ trước khi sinh.

Cách này có hiệu quả như thế nào:

Nghiên cứu cho thấy rằng việc hiểu rõ những gì sắp phải đối diện giúp loại bỏ nỗi sợ hãi. Biết trước những việc sẽ diễn ra có thể giúp cơ thể bạn chuẩn bị sẵn sàng, bớt căng thẳng để “vào cuộc” hiệu quả hơn.

3. Tập làm quen với cảm giác ở bệnh viện

Không gian lạnh toát ở bệnh viện có thể làm việc sinh nở của bạn bị kéo chậm lại. Theo một báo cáo năm 2005 từ tổ chức National Childbirth Trust của Anh cho biết 9/10 bà mẹ cho rằng không khí trong phòng sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh con, làm nó trở nên dễ dàng hoặc khó khăn hơn.

Nếu được bạn có thể đi một vòng tham quan trước bệnh viện nơi bạn sẽ đến sinh bé nhằm làm quen trước với không khí ở đó sẽ rất có ích đấy! Nếu bạn cho rằng ở đó mọi thứ đều thiếu thốn thì hãy mang theo một vài món từ nhà mình, như chiếc gối êm ái, quả banh tập thể dục đáng yêu hay tấm khăn bông mềm mượt, thậm chí còn có thể chuẩn bị vài món đồ uống và thức ăn nhẹ nữa, xem như là nhà mình vậy! 

Cách này có hiệu quả như thế nào:

Nếu bạn sợ hãi, cơ thể sẽ tiết ra một loại hooc-môn có tên là adrenaline. Chất này có thể gây cản trở nhịp độ bình thường của quá trình thai nghén, làm cơ bắp căng ra và khiến việc sinh nở trở nên đau đớn hơn. Việc làm quen với không gian bệnh viện và thư giãn khi bước vào cuộc sinh sẽ giúp cơ thể không quá căng thẳng và việc sinh nở trở nên dễ chịu hơn.

Dành thời gian đi dạo và tham quan bệnh viện trước khi sinh giúp bạn vượt qua kỳ sinh nở dễ dàng hơn. Ảnh: Corbis.

4. Điều hòa hơi thở

Hít thở đều và sâu giúp bạn giữ được bình tĩnh và cung cấp đủ khí oxy cho tử cung co thắt tốt nhằm đẩy bé ra ngoài dễ dàng hơn.

Cách này có hiệu quả như thế nào:

Bạn càng hít thở sâu bao nhiêu, lượng oxy lưu thông trong cơ thể càng nhiều bấy nhiêu, từ đó giúp các cơ bắp được thư giãn, thả lỏng. Khi giữ được bình tĩnh bạn sẽ “vượt cạn” thành công và ít đau đớn hơn nhiều.

5. Đi dạo chậm rãi

Đồng ý rằng vào thời điểm này việc đi lại rất khó khăn đối với bạn, nhưng tư thế đứng thẳng thật sự giúp ích cho thai phụ. Nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ năng động thường sẽ trải qua thời kỳ thai nghén nhẹ nhàng và ít phức tạp hơn số còn lại nhiều. Cố gắng ngồi ghế, đi bộ chầm chậm bám theo bờ tường, nhờ chồng dìu bạn hoặc tập thể dục thường xuyên với loại banh dành riêng cho thai phụ.

Cách này có hiệu quả như thế nào:

Việc này căn cứ vào định luật Vạn vật hấp dẫn hay đơn giản là về trọng lượng. Ta có thể hiểu rằng khi bạn đứng thẳng, đầu bé sẽ được chúc xuống dưới với một lực lớn hơn, từ đó dạ con người mẹ sẽ giãn ra dần để làm quen với lúc sinh.

6. Công dụng của mát-xa

Được chồng xoa bóp, mát-xa lưng và tay chân nhẹ nhàng sẽ giúp bạn đương đầu tốt hơn với việc sinh nở. Một khảo sát gần đây cho thấy 80% phụ nữ mang thai được mát-xa thường xuyên sẽ không cần dụng cụ hỗ trợ hay phương án giảm đau nào trong lúc sinh cả.

Cách này có hiệu quả như thế nào:

Hành động vuốt ve, đụng chạm sẽ truyền xung thần kinh nhanh hơn cơn đau và giúp đóng cổng tiếp nhận thông tin vào não rằng bạn đang bị đau. Điều đó giúp vợ chồng chia sẻ với nhau để cùng nhau vượt qua được giai đoạn khó khăn này.
 
7. Hít hương hoa oải hương

Ngửi hương thơm hoa oải hương giúp bạn giảm đau và thư giãn đầu óc trước giờ "vượt cạn". Ảnh: Corbis.

Dùng tinh dầu hoa sẽ giúp bạn giảm đau vả cảm thấy tinh thần thư thái hơn. Hoa oải hương là một trong những lựa chọn tốt giúp cơ thể thư giãn, xoa dịu cơn đau và hạ huyết áp. Cây xô thơm cũng là một gợi ý để điều hòa hơi thở cho cơ thể, nhưng đừng sử dụng trong những ngày sắp sinh, tác dụng của cây đặc biệt có hiệu quả trong những ngày sau sinh.

Cách này có hiệu quả như thế nào:

Tinh dầu hoa chứa một nhóm các hoạt chất hóa học được gọi là terpenes, có công dụng vừa làm giảm đau vừa giúp tinh thần thư giãn. Cây xô thơm có tác dụng lên tử cung phụ nữ mặc dù ảnh hưởng cụ thể như thế nào vẫn chưa được hiểu biết rõ ràng.

Trung Quốc: Bé sơ sinh tý hon nặng 580gr

 

Một bà mẹ người Trung Quốc đã sinh hạ bé gái sơ sinh tí hon chỉ nặng 580gr.

Theo Tân Hoa Xã, vào ngày 13/8/2012, một bà mẹ 50 tuổi ở huyện Xương Lê tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc đã sinh hạ một bé gái tí hon sau 27 tuần mang thai (gần 7 tháng). Được biết, các bác sĩ đã phải hết sức nỗ lực mới cứu sống được tính mạng của cô bé này.


Bé Tiểu Hoa chỉ nặng 580gr

Tiểu Hoa (tên thân mật của bé gái) chỉ nặng 580gr, dài 28cm, đầu lớn bằng quả trứng ngỗng, cánh tay bằng ngón út của người trưởng thành. Thậm chí, trên da bé vẫn còn giữ một lớp màng trong suốt, các cơ quan trong cơ thể vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh. Cha mẹ Tiểu Hoa chia sẻ việc sinh nở và nuôi dưỡng con cái đối với họ hết sức khó khăn. Tiểu Hoa là con thứ 5 trong gia đình, các anh chị của bé đều đã mất sớm hoặc bị thai lưu ngay từ trong bụng mẹ.

Để cứu tính mạng của Tiểu Hoa, bệnh viện địa phương đã thành lập riêng đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa và y tá có kinh nghiệm, tận tình cứu chữa và chăm sóc cho bé. Các bác sĩ cho biết, 20 ngày sau khi sinh, các đường động mạch của Tiểu Hoa vẫn chưa khép lại, nếu không tiến hành phẫu thuật sớm sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Chi phí phẫu thuật đắt đỏ là một trở ngại lớn đối với gia đình của Tiểu Hoa. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này, bệnh viện đã miễn giảm một phần chi phí. Ngoài ra, các nhân viên trong bệnh viện cũng quyên góp được số tiền 16.400 nhân dân tệ (khoảng 57 triệu đồng) dành cho việc điều trị của bé.

Hiện tại, sức khỏe của Tiểu Hoa đã tiến triển tốt. Bé đã nặng 1,5kg và có thể bú sữa bình thường. Tuy nhiên, Tiểu Hoa vẫn phải tiếp tục nằm tại phòng điều trị đặc biệt trong một khoảng thời gian dài nữa.

(Theo TTVN)