– 1/2 kg dừa nạo; đường cát; 2 thìa canh bột năng, lá dứa.
Cách chế biến:
– Đậu ván ngâm mềm, luộc chín rồi đãi sạch vỏ. Sau đó đem đậu hấp chín mềm.
– Nấu đường với nước lạnh, thêm một ít muối, lá dứa rửa sạch cho vào để có hương thơm. Bột năng pha loãng với khoảng 100ml nước lọc, cho vào nồi nước đường và khuấy đều. Sau cùng cho đậu ván vào, dùng vá gỗ khuấy nhẹ để đậu không bị nát.
– Nêm lại vị ngọt tùy theo ý thích của bạn, cho vào một ống vani rồi tắt bếp.
– Dừa nạo vắt lấy nước, cho vào nồi đun với lá dứa, sữa tươi, ít muối. Khuấy đều đến khi nước cốt dừa sôi thì tắt bếp. Múc chè đậu ván ra ly hoặc chén, chan lên một ít nước cốt dừa và dùng nóng.
– 1kg dừa xay, 1 ống vani, đường cát trắng, 5 lá dứa.
Cách chế biến:
Dừa xay vắt lấy 1 chén nước cốt, để riêng, phần còn lại cho nước ấm vào, vắt lần 2 lấy nước nấu chè.
Nếp vo sạch, bí đỏ gọt vỏ, thái khúc vừa ăn.
Cho nước cốt dừa vắt lần 2 vào, nấu chung với bí đỏ, nếp cùng ít lá dứa.
Khi nồi chè sôi, dung và khuấy đều để bí đỏ tan ra. Cho tiếp nước cốt dừa vào, khuấy đều.
Cho đường cát vào, khuấy tan, nêm lại cho có vị ngọt vừa phải. Cuối cùng cho ống vani vào để món chè dậy hương thơm thì tắt bếp. Bạn có thể thưởng thức chè khi còn nóng hoặc để lạnh đều thích hợp.
Dưới đây là những bí quyết được đầu bếp Võ Quốc chia sẻ về việc nên dùng vang trắng hay vang đỏ, cho bao nhiêu rượu, cho khi nào để rượu không bị bay hơi… trong quá trình chế biến thức ăn:
Sử dụng rượu trong quá trình ướp hoặc chế biến thực phẩm sẽ làm tăng hương vị cho món ăn. Ảnh minh họa.
– Rượu vang đỏ: có một nguyên tắc là ‘vang đỏ đi với thịt đỏ’, đó là cách đơn giản nhất để bạn ghi nhớ. Các loại thịt thường dùng vang đỏ như thịt bò, thịt cừu, đà điểu…
– Rượu vang trắng: Thường dùng làm sốt khi nấu các loại hải sản như nghêu, sò, tôm… Bạn cần lưu ý là sau khi cho rượu vang trắng vào khoảng 5 phút, bạn nên tắt bếp để giữ được hương thơm và vị đặc trưng của rượu. Nếu món ăn có mùi vị cay nồng, hãy cho một ít rượu vang trắng Gewurztraminer, Riesling, Viognier… đó là những loại có mùi vị trái cây và hương thơm làm cân bằng vị cay.
– Lượng rượu mà bạn thêm vào các món ăn phụ thuộc vào tính đặc trưng của hương vị và khối lượng thực phẩm đang được chuẩn bị sẵn cho từng món. Nếu để ướp thì thường là 1 thìa súp rượu cho 1kg nguyên liệu chính là vừa. Quá nhiều rượu sẽ khiến món ăn mất ngon.
– Không nên chế biến món ăn với rượu dở vì rượu dở sẽ làm hỏng hương vị món, và nên nếm thử trước khi nấu để kiểm tra hương vị của rượu.
– Rượu cho vào món nướng thường được ướp rất lâu trước khi nấu, khi ấy món ăn mới đủ thời gian thấm. Trong món hấp hay luộc thì rượu được cho vào cùng lúc trong quá trình nấu.
Suy tim là hội chứng mãn tính làm cho cơ tim yếu đi, không đáp ứng đủ nhu cầu oxy của cơ thể. Nhiều người lầm tưởng nguyên nhân suy tim chỉ do những tổn thương thực thể tại tim, nhưng thực tế nhiều bệnh của mạch máu cũng có thể dẫn đến suy tim. Các chuyên gia tim mạch đã nhận định: “Suy tim là con đường chung cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch”.
Những con đường dẫn tới suy tim và biểu hiện thường gặp
Ở người trẻ, suy tim có thể do các dị tật tim bẩm sinh hoặc hẹp hở van tim, hậu quả của bệnh viêm khớp do liên cầu khuẩn ở tuổi thiếu niên không được điều trị dự phòng thích hợp. Ở người lớn tuổi, suy tim thường do các bệnh tim mạch mãn tính như: bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ vữa mạch, bệnh huyết khối, rối loạn mỡ máu, rối loạn nhịp tim…
Dấu hiệu hay gặp nhất ở người bị suy tim là khó thở. Lúc đầu chỉ khó thở khi hoạt động gắng sức, về sau khó thở xảy ra thường xuyên hơn kể cả lúc nghỉ ngơi, đặc biệt ở tư thế nằm nên người bệnh thường phải ngồi dậy để thở. Mệt mỏi, phù chi, tiểu đêm cũng là những dấu hiệu quan trọng trong chẩn đoán. Một triệu chứng khó thấy hơn và không được chú ý nhiều trong suy tim là ho không có đờm kéo dài, ho tăng khi nằm ngủ.
(Ảnh được cung cấp bởi Ích Tâm Khang)
Hậu quả nặng nề do suy tim
Không kể đến hậu quả tử vong do đột tử mà nguyên nhân chính là suy tim, thì hậu quả lâu dài đối với người bệnh chính là sự suy giảm chất lượng cuộc sống. Người bệnh suy tim thường xuyên bị mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau tức ngực do thiếu oxy, ho, phù, khó thở do ứ trệ tuần hoàn. Các triệu chứng này làm mọi hoạt động của người bệnh bị hạn chế và gây tâm lý hoang mang, bi quan về tình hình bệnh tật. Trong suy tim cấp, người bệnh có thể bị tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Ích Tâm Khang – Giải pháp an toàn cho trái tim “không khỏe”
Người bệnh suy tim buộc phải dùng thuốc suốt đời, vì thế những giải pháp từ thiên nhiên mang tính an toàn cao sẽ phù hợp cho việc sử dụng lâu dài trong hỗ trợ điều trị.
Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang với nhiều thành phần làm tăng cường các yếu tố có lợi cho tim như: tăng lưu lượng máu tới nuôi dưỡng cơ tim, giảm tình trạng ứ trệ tuần hoàn (cao đan sâm); tiêu cục máu đông (cao natto); giúp bổ sung thêm nguồn năng lượng cho tim (l-carnitin); ngăn ngừa quá trình hình thành mảng xơ vữa (cao vàng đằng). Chính vì vậy, Ích Tâm Khang giúp giảm nhanh các triệu chứng mệt mỏi, ho, phù, khó thở, xanh xao, hồi hộp; làm chậm tiến trình suy tim và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Suy tim là “điểm dừng chân” cuối cùng của nhiều bệnh tim mạch. Suy tim khó có thể chữa khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị đều hướng đến mục tiêu: giảm triệu chứng và làm chậm lại tiến trình suy tim. Vì vậy việc phát hiện và điều trị tích cực các yếu tố nguy cơ, cũng như sử dụng thêm những giải pháp an toàn và hiệu quả bền vững cho trái tim “không khỏe” là vấn đề mấu chốt để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, hẹp, hở van tim và rất nhiều các bệnh tim mạch khác mặc dù nguyên nhân gây bệnh không giống nhau nhưng hầu hết đều chung điểm dừng chân cuối cùng là suy tim. Suy tim khó chữa khỏi, song việc phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm sẽ giúp làm chậm tiến trình phát triển của bệnh. Hãy lắng nghe các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể để giúp bạn chẩn đoán sớm, chính xác và điều trị kịp thời.
1. Đau thắt ngực
Đau ngực thường xảy ra sau một hoạt động gắng sức (chạy bộ, leo cầu thang, làm việc nặng). Vị trí đau ở vùng ngực trái trước tim, có thể là cảm giác khó chịu, hoặc cảm giác bị đè ép sau xương ức lan đến cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái. Đau ngực thường bắt đầu từ từ, kéo dài vài giây đến vài phút. Tần suất cơn đau cũng không ổn định, có thể vài tuần, vài tháng một lần, nếu nặng hơn là vài lần trong một ngày.
Nguyên nhân là do khi động mạch vành (ĐMV) bị co thắt có thể gây tổn thương lớp tế bào nội mạc, dẫn đến lắng đọng cholesterol và tạo thành các mảng xơ vữa hoặc một cục huyết khối nhỏ có thể hình thành và cư trú bên trong ĐMV làm tắc nghẽn dòng máu chảy tới nuôi cơ tim.
(Ảnh do nhãn hàng Ích Tâm Khang cung cấp)
2. Khó thở
Khó thở là triệu chứng hay gặp nhất của suy tim, thường xảy ra khi gắng sức, thậm chí khi nằm hoặc tư thế đầu thấp. Người bệnh có cảm giác như hụt hơi, hồi hộp, thở gấp, tức thở. Suy tim càng nặng người bệnh càng khó thở nhiều, có người chỉ bước lên vài bậc thềm, hoặc tự tắm giặt kỳ cọ cũng khó thở. Cuối cùng, người bệnh khó thở cả khi ngồi nghỉ.
Khi tim bị suy yếu không hút được máu từ phổi về, phổi bị ứ huyết, mất tính đàn hồi và trở nên cứng, các cơ thở phải mất nhiều công sức mới làm phổi giãn ra để không khí lọt vào được. Vì vậy gây nên tình trạng khó thở ở người bệnh.
3. Mệt mỏi
Nếu đột nhiên bạn cảm thấy kiệt sức sau một hoạt động nào đấy, mà hoạt động đó trước đây bạn thực hiện rất dễ dàng, hoặc cảm giác mệt mỏi gây khó khăn cho bạn ngay cả khi thực hiện những việc đơn giản như: leo cầu thang, xách giỏ đi chợ hay thậm chí khi đi bộ. Đó là những dấu hiệu cảnh báo trái tim của bạn đang bị suy yếu.
Do tim bị suy yếu, hoạt động bơm hút máu bị hạn chế dẫn đến tim không bơm đủ máu đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể. Thiếu máu, người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi và khó khăn trong mọi hoạt động.
4. Ho
Tình trạng ho kéo dài dai dẳng không rõ nguyên nhân có thể là một trong những triệu chứng của suy tim. Ho trong suy tim là ho khan, khó khạc đờm. Tình trạng ho kéo dài làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, có khi khàn tiếng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh bị ho khi nằm, ngả lưng là ho và bắt buộc phải ngồi dậy mới dễ chịu. Tim suy yếu không hút được máu từ phổi, gây nên ứ máu tại phổi và dẫn đến tình trạng ho. Nhiều bệnh nhân dễ nhầm với các bệnh về phổi như viêm phổi, viêm phế quản.
5. Phù
Khi mới bắt đầu, người bệnh chỉ thấy hai mí mắt nặng khi ngủ dậy, mặt hơi phù như mọng nước; buổi chiều thấy phù nhẹ hai bàn chân, giày dép đi buổi sáng vừa, buổi chiều thấy chật. Lấy ngón tay ấn lên mắt cá chân, khi nhấc ngón tay thấy da vẫn lõm. Ở mức nặng hơn, phù làm bụng trướng, khó tiêu, nặng nề. Mặt to ra như béo lên, tuy nhiên, phù do suy tim không giữ nước nhiều như người bệnh thận.
Khi lưu lượng máu qua tim bị chậm lại, máu trở về tim qua các tĩnh mạch bị ứ đọng lại làm các mao mạch căng lên và gây thoát dịch qua thành mao mạch vào các vùng lân cận, gây nên phù. Mặt khác, do thận lọc kém, nước tiểu ít đi, nước tích lại trong người cũng gây phù.
Như vậy, không nên chủ quan khi gặp các dấu hiệu: khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực,…nhất là khi bạn đang mắc một trong số các bệnh về tim mạch. Ngay khi phát hiện có một trong các dấu hiệu trên, hãy đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa để phát hiện và điều trị kịp thời trước khi trái tim bị suy yếu.
TPCN Ích Tâm Khang – có nguồn gốc từ thiên nhiên, với nhiều thành phần có lợi cho tim, giúp:
– Làm giảm các triệu chứng của suy tim: mệt mỏi, khó thở, ho, phù, xanh xao, hồi hộp