Lưu trữ cho từ khóa: đo huyết áp

Vì sao lại bị huyết áp kẹt?

Tôi bị huyết áp không ổn định, một tuần nay ngày nào cũng uống 1 viên thuốc covesin. Hôm nay, đi làm việc về, tôi thấy người mệt, đo huyết áp thấy kẹt 115/100mmHg. Xin quý báo tư vấn bệnh của tôi nguyên nhân do đâu, nguy hiểm thế nào?

([email protected]
/* */
)

vi-sao-lai-bi-huyet-ap-ket

Ảnh minh họa – Internet

Chào bạn!

Huyết áp là áp suất của mạch máu biểu hiện bằng hai số: số tối đa phản ánh sức bóp của tim và số tối thiểu ghi nhận sức cản của thành động mạch. Huyết áp bình thường khi số đo huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg. Huyết áp kẹt khi huyết áp tâm thu – huyết áp tâm trương <=25mmHg (hoặc <=20mmHg).

Huyết áp kẹt thường gặp ở người có cơ địa huyết áp thấp nhưng huyết áp cao cũng gặp. Ví dụ: huyết áp tâm thu bằng 110 thì huyết áp tâm trương vào khoảng 65 – 75. Nếu huyết áp tâm trương là 85 – 90 thì có thể coi là huyết áp kẹt. Người bệnh thường thấy đau đầu, ngủ kém, mệt mỏi, khó thở, thỉnh thoảng thấy hoa mắt, chóng mặt, hơi thở ngắn, nói hụt hơi…

Nguyên nhân gây kẹt huyết áp có thể do suy tim, bệnh van tim: Hẹp van động mạch chủ: khi van động mạch chủ hẹp, lượng máu được tống ra khỏi thất trái trong thì tâm thu giảm gây giảm huyết áp tâm thu dẫn đến huyết áp kẹt; Hẹp van 2 lá: khi van 2 lá hẹp, máu sẽ bị ứ lại tâm nhĩ trái trong thì tâm trương, chính điều đó làm tăng huyết áp tâm trương.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác: Chèn ép tim (tràn máu tràn dịch màng ngoài tim). Cổ trướng cũng gây huyết áp kẹt… Huyết áp kẹt nguy hiểm là làm ứ trệ tuần hoàn, dễ gây phì đại thất trái dẫn đến suy tim.

Tóm lại, các bệnh về huyết áp đều gây nguy hiểm cho sức khỏe, vì vậy, khi đã bị bệnh về huyết áp (dù tăng áp hay huyết áp thấp) cũng cần đi khám và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ.

Trường hợp của bạn cần khám lại, không chỉ đo huyết áp mà còn làm thêm một số thăm dò tim để tìm nguyên nhân và can thiệp kịp thời, tránh chủ quan sẽ nguy hiểm tính mạng.

Theo Suckhoedoisong.vn

Vì sao đo huyết áp ở bệnh viện lại cao hơn ở nhà?

Việc người cao tuổi tự kiểm tra, theo dõi huyết áp là tốt. Tuy nhiên cũng đừng lo lắng khi thấy mỗi lần đo không giống nhau.

Khi tôi đo huyết áp ở viện, chỉ số huyết áp luôn cao hơn khi tự đo ở nhà. Làm sao để khắc phục điều này bởi huyết áp của tôi thường bình thường khi đo ở nhà, thỉnh thoảng mới cao, trong khi đo ở viện thì bị bảo là cao huyết áp. - Trần Thị Hồng (72 tuổi, Ý Yên, Nam Định).

vi-sao-do-huyet-ap-o-benh-vien-lai-cao-hon-o-nha

Ảnh minh họa.

GS.TS Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam:

Điều bà nói thường xảy ra với nhiều người. Trên máy đo huyết áp điện tử, bà có thể thấy số 135mmHg thay vì 140mmHg để xác định là tăng huyết áp, vì đó là con số ở nhà, không có nhiều ảnh hưởng của môi trường có thầy thuốc, y tá, mà ở bệnh viện, huyết áp có thể tăng cao một chút, cho nên người ta ghi số 140mmHg, tính tới ảnh hưởng tâm lý.

Tuy nhiên, có một công trình theo dõi trong 20 năm những người trẻ tuổi có hoặc không có hiện tượng “áo choàng trắng” này, người ta thấy tỷ lệ sau này mắc bệnh tăng huyết áp thực sự có cao ở nhóm khi trước có tăng huyết áp do “áo choàng trắng”.

Việc người cao tuổi tự kiểm tra, theo dõi huyết áp là tốt. Tuy nhiên, bà cũng đừng lo lắng khi thấy mỗi lần đo không giống nhau. Việc xác định có bệnh cao huyết áp hay không sẽ do bác sĩ thực hiện. Nếu bác sĩ xác định bà có cao huyết áp, bà sẽ phải điều trị theo bác sĩ để kiểm soát huyết áp xuống mức ổn định, an toàn.

Theo Kienthuc.net.vn

Kiểm tra huyết áp ở cả 2 cánh tay giúp phát hiện sớm bệnh tim

Các nhà nghiên cứu ở Bệnh viện đa khoa Massachusetts, Mỹ cho biết kiểm tra huyết áp ở cả hai cánh tay có thể phát hiện sớm nguy cơ bệnh tim hoặc đột quỵ.
Các nhà nghiên cứu đã đo huyết áp của gần 3.400 người. Tất cả những người này đều trên 40 tuổi và được đo chỉ số huyết áp ở cả hai cánh tay, không ai trong số họ có dấu hiệu bệnh tim.
kiem-tra-huyet-ap-o-ca-2-canh-tay-giup-phat-hien-som-benh-tim
Ảnh minh họa
Theo các nhà nghiên cứu, sự chênh lệch trung bình giữa cả hai cánh tay là khoảng 5 điểm về huyết áp tâm thu. Tuy nhiên, 10% những người tham gia có sự chênh lệch ≥ 10 điểm ở hai cánh tay.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi những người tham gia trong 13 năm và thấy trong giai đoạn này, những người ban đầu có sự chênh lệch huyết áp tâm thu ít nhất là 10 điểm giữa 2 cánh tay tăng 38% nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
Các nhà nghiên cứu giải thích sự chênh lệch ít giữa các chỉ số huyết áp ở các cánh tay là bình thường, nhưng sự khác biệt lớn cho thấy động mạch ở cánh tay có huyết áp cao hơn bị tắc nghẽn. Sự tắc nghẽn này là dấu hiệu sớm của bệnh động mạch và nếu các động mạch ở cánh tay bị tắc nghẽn thì có khả năng động mạch ở tim và não cũng bị tắc nghẽn một phần. Theo đó dễ xảy ra đột quỵ và đau tim.
Theo Anninhthudo.vn
The post Kiểm tra huyết áp ở cả 2 cánh tay giúp phát hiện sớm bệnh tim appeared first on Tin Sức Khỏe.

Những điều lưu ý khi đo huyết áp

Theo các bác sĩ chuyên về bệnh cao huyết áp, khi đo huyết áp, người bệnh cần lưu ý một vài điểm cơ bản dưới đây.

- Người được đo huyết áp phải nghỉ ngơi ít nhất 10 phút trước khi đo. Có thể đo ở tư thế nằm hoặc ngồi, tay trái hoặc phải, máy đo huyết áp để ngang mức với tim. Ví dụ, khi người bệnh nằm thì máy đo huyết áp nên đặt ở ngay mặt giường cùng bình diện với bệnh nhân.

nhung-dieu-luu-y-khi-do-huyet-ap

- Máy đo huyết áp: Mức zero của kim đồng hồ phải được kiểm tra lại cho đúng. Băng cuốn tay không được to quá hoặc nhỏ quá với bệnh nhân. Bình thường băng cuốn đó nên rộng bằng khoảng 2/3 chiều dài từ nếp gấp khuỷu tay tới đầu trên của xương cánh tay. Nếu băng cuốn nhỏ quá, con số huyết áp thường cao hơn thực tế

- Nên đo đều đặn vào một thời điểm nhất định trong ngày, có thể là buổi sáng, chiều hoặc tối. Trong trường hợp cảm thấy khó chịu, dù đang dùng thuốc bạn cũng nên đo huyết áp vào thời điểm đó

- Muốn kiểm tra số huyết áp của mình có thực sự thay đổi với điều trị không, bạn có thể kiểm tra huyết áp trong 24 giờ để biết sự biến thiên của huyết áp tâm thu và tâm trương trong ngày.

(Theo TTXVN)

Nên đo huyết áp vào thời điểm nào

Thường huyết áp bao nhiêu gọi là cao, hay gọi là cần lưu ý? Tương tự, huyết áp thế nào gọi là thấp, và thấp bao nhiêu thì cần lưu ý? Nên đo huyết áp kiểm tra vào thời điểm nào trong ngày thì chuẩn nhất và sau bao lâu thì nên đo lại? Cần lưu ý những gì khi kiểm tra huyết áp? Xin cảm ơn bác sĩ.

(nguyentam@…)

Theo phân loại của Hiệp hội Tim mạch Mỹ và sự đồng thuận của Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam, huyết áp được gọi là cao khi huyết áp tối đa (người dân hay gọi là huyết áp trên) hơn 140 mmHg, và huyết áp tối thiểu (huyết áp dưới) trên 90 mmHg. Còn huyết áp thấp khi huyết áp tối đa dưới 100 mmHg và huyết áp tối thiểu dưới 50 mmHg.

Để kiểm tra thì nên đo huyết áp ít nhất hai lần trong ngày, vào buổi sáng sớm và buổi chiều. Bình thường sẽ có sự khác biệt chút ít giữa huyết áp đo buổi sáng và buổi chiều – thông thường huyết áp buổi chiều thường cao hơn. Trước khi đo huyết áp cần phải nằm nghỉ ngơi hoàn toàn trong khoảng 15 phút và đo huyết áp ở tư thế nằm là chuẩn nhất. Trong điều kiện bất khả kháng có thể đo ở tư thế ngồi và cánh tay đo huyết áp phải đặt ngang mức với vị trí của tim. Nếu có nghi ngờ, chưa vừa ý có thể đo lại huyết áp sau 30 phút. Không nên đo huyết áp sát nhau quá vì sẽ gây sai lệch do yếu tố tâm lý.

Theo Thanhnien

Lời khuyên của bác sĩ

Lời khuyên của bác sĩ

Một anh chàng nghe điện thoại, đầu dây bên kia là bác sĩ.

- Về vấn đề thử máu của vợ anh, do có sự nhầm lẫn về mặt hành chính nên tôi không thể chắc mẫu máu nào là của vợ anh. Theo như hai mẫu thì cô ta hoặc bị AIDS hoặc bị đau tim nặng.
- Thế thì tôi phải làm gì đây? – Người kia hỏi.
- À, tôi đề nghị anh cho cô ta chạy cỡ 10 dặm. Nếu cô ta còn sống sót mà trở về, thì đừng có ngủ với cô ta nữa.
- !!!!!

Nghĩa vụ đàn ông

Chồng vặc lại:
- Tôi đường đường một đấng đàn ông thế này mà phải làm cái việc của đàn bà à?
Vừa nói vợ vừa lôi chồng xềnh xệch vào buồng ngủ:
- Hừ đàn ông hả? Vậy thì mau cởi quần áo, vào trong, tôi sẽ cho ông làm nghĩa vụ của đàn ông!
Ông chồng mặt bí xị có vẻ như muốn khóc:
- Thôi… được… ược… ồi… Làn đâu? Tôi sẽ đi chợ vậy.

Bệnh nhân chết hay máy hỏng?

Bác sĩ đang đo huyết áp cho bệnh nhân, chợt lắc đầu nói bâng khuâng:
- Chẳng nhẽ vừa mới loáng một cái mà đã chết rồi ư?
- Trời ơi! Anh ấy chết rồi sao?
- cô vợ bệnh nhân gào lên.
- Xin cô bình tĩnh. Tôi còn đang tự hỏi xem vấn đề ở anh ta hay ở cái đồng hồ(HA) chết tiệt này.

Chết đuối

Một lần, D. và thằng bạn thân ra bờ sông hóng mát, chợt thấy trên bờ có biển đề:
“Cứu 1 người chết đuối, thưởng 100 USD”. D. và bạn nhanh chóng nghĩ ra cách kiếm tiền
Bạn D. nói:
- Tao nhảy xuống, giả chết đuối, mày chờ một lúc, thấy tao giơ tay phải lên thì nhảy xuống cứu nhé!
- OK, nhảy đi.
Cậu bạn nhảy ngay xuống, lặn ngụp một lúc, rồi giơ tay phải lên. Thấy D. vẫn bình chân như vại trên bờ, làm như không để ý. Được một hồi lâu, mệt quá, cậu bạn đành phải tự bơi vào, trách:
- Tại sao mày không nhảy xuống cứu? Mình đã thỏa thuận trước rồi mà?
D. chỉ vào tấm biển, dưới dòng chữ lúc nãy, có viết:
“Vớt xác người chết đuối, thưởng 200 USD”

BACSI.com (Theo TCLD)

Sao tôi hay bị hồi hộp?

Tôi 28 tuổi, nhịp tim của tôi thường nhanh, trong một lần khám sức khỏe mới đây là 110 lần/phút, huyết áp thì bình thường. Trong cuộc sống, tôi thường cảm thấy hồi hộp, tim đập thình thịch, đặc biệt là những khi lo lắng, suy nghĩ nhiều, làm việc căng thẳng. Xin hỏi tôi bị bệnh gì và chữa trị ra sao? Xin chân thành cảm ơn! (Windy)

Bạn windy thân mến, trong điều kiện bình thường, nhịp tim của một người khỏe mạnh dao động trong khoảng từ 60-80 lần trong một phút. Tuy nhiên, nhịp tim có thể tăng lên đến 90-100 lần khi chúng ta làm việc, tập thể dục hay trong trạng thái xúc động... Chính vì vậy, khi đi khám bệnh hay khám sức khỏe, không nên đo huyết áp và đếm nhịp tim ngay khi vừa mới vào phòng khám, bao giờ cũng để cho bệnh nhân ngồi hay nằm nghỉ khoảng 10-15 phút, rồi mới thực hiện đo, lúc đó những kết quả thu được mới thật sự là chính xác.

Một số trường hợp dù trong trạng thái bình thường, nhịp tim của bệnh nhân vẫn tăng trên 100 lần, bệnh nhân cảm thấy hồi hộp, tim đập mạnh..., cần phải kiểm tra xem bệnh nhân có bị rối loạn thần kinh thực vật dạng cường giao cảm hay không? Bệnh nhân có bị hội chứng cường giáp, các rối loạn về chuyển hóa (như bệnh tiểu đường), hay đang sốt cao...Việc điều trị phải dựa theo nguyên nhân được xác định chính xác theo sự thăm khám của bác sĩ và các kết quả xét nghiệm. Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể luyện tập thêm yoga để ổn định hệ thống thần kinh thực vật.

PGS.TS Nguyễn Hoài Nam
(ĐH Y Dược TP.HCM)

Meo.vn (Theo Khoemoingay)

5 ngộ nhận nguy hiểm về cao huyết áp

Một số “kiến thức” khá phổ biến về bệnh cao huyết áp thực ra lại rất sai lầm, và vì thế có thể gây nguy hiểm cho bạn hoặc người thân.


Huyết áp tăng theo tuổi là bình thường

Huyết áp sẽ tăng tỷ lệ thuận với độ tuổi, đặc biệt vào giai đoạn lão hóa, huyết áp tối đa tăng rõ rệt nhất. Tuy nhiên, đây không phải là một hiện tượng bình thường, mà rất có hại sức khỏe. Người có huyết áp tối đa cao có nguy cơ gặp phải các tai biến nguy hiểm nhiều gấp 3 – 6 lần so với người có huyết áp tối đa bình thường, cần có biện pháp điều trị để phòng ngừa các bệnh về tim và mạch máu não.

Chỉ khi căng thẳng cao độ mới tăng huyết áp

Một số người cao tuổi cho rằng, “ cao huyết áp” là cụm từ dùng để chỉ những người bị kích thích về tinh thần và bị căng thẳng về thần kinh. Dựa trên quan điểm sai lầm đó, một số người mắc bệnh cao huyết áp chỉ uống thuốc khi bản thân họ cảm thấy khó chịu, căng thẳng về tinh thần. Kiểu uống thuốc này chẳng khác gì uống mấy viên tetracyclin khi cảm thấy nhức đầu.

Nhưng nên biết rằng, cao huyết áp không chỉ do đơn giản là do căng thẳng về tinh thần. Rất nhiều người sống trong điều kiện thoải mái nhẹ nhàng mà vẫn bị bệnh.

Có thể đánh giá bệnh nặng nhẹ bằng cảm giác

Triệu chứng của bệnh cao huyết áp và tình trạng bệnh tật đôi khi không giống nhau. Có khi triệu chứng rất rõ ràng nhưng huyết áp lại không cao. Ngược lại, có những người huyết áp rất cao nhưng triệu chứng lâm sàng rất nghèo nàn. Do không nhận biết được chính xác các triệu chứng của bệnh, họ không uống thuốc, dẫn tới các chứng bệnh khác cùng phát sinh như tim phì đại, nhồi máu cơ tim…

Còn với người cao huyết áp mà triệu chứng lâm sàng không có cũng cần tiến hành điều trị giảm huyết áp một cách tích cực, điều này phụ thuộc vào tuổi tác, chỉ số huyết áp, tình trạng tổn thương của các phủ tạng như: tim, não, thận và các nhân tố gây nguy hiểm khác.

Để đánh giá đúng tình trạng bệnh, cần đo huyết áp thường xuyên.

Tự chọn cách điều trị cũng không sao

Có một số người, bác sĩ khuyên song song với việc uống thuốc huyết áp hằng ngày, cần phải chú ý thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt như giảm béo, năng tập thể dục thể thao, ăn giảm muối. Nhưng họ lại cho rằng không cần uống thuốc mà chỉ cần chọn lấy một trong những cách trên để thay thế.

Trên thực tế, tuyệt đại đa số những phương pháp ngoài uống thuốc như vừa nêu chỉ là các phương pháp hỗ trợ, chứ không thể thay thế thuốc.

Bệnh có thể tự khỏi

Rất nhiều bệnh nhân sau khi uống thuốc đã trở lại mức huyết áp bình thường thì tự cho phép mình ngừng thuốc vì đã hoàn toàn khỏe mạnh trở lại. Trên thực tế, số lngười mắc bệnh cao huyết áp điều trị khỏi rất hiếm, nên cần phải cảnh giác, liên tục kiểm tra, điều chỉnh nhằm phòng chống những biến chứng do nó gây ra. Phần lớn bệnh nhân phải uống thuốc suốt đời.

Meo.vn (Theo Ytesuckhoe)

5 thiết bị y tế nên có trong gia đình

Bạn cảm thấy người hơi sốt, tụt huyết áp, chóng mặt....? Để biết nguyên nhân, bước đầu chẩn đoán tình trạng sức khỏe, bạn cần có 5 thiết bị y tế sau:

1. Máy đo huyết áp

Thiết bị điện tử này giúp phát hiện những rối loạn trong cơ thể, rất hữu ích đối với những người thường xuyên phải theo dõi huyết áp.

Chỉ cần nhấn nút Start (khởi động), chờ trong giây lát, bảng điện tử sẽ hiển thị đầy đủ, chính xác các thông số về huyết áp, nhịp tim ... và cảnh báo cho bạn những dấu hiệu của nhịp tim bất thường, có xu hướng bất thường, giúp phát hiện sớm những bệnh lý về tim mạch để điều trị kịp thời.

2. Cân điện tử

Ngoài chức năng cân trọng lượng cơ thể, thiết bị này còn có khả năng phân tích các thành phần trong cơ thể như lượng mỡ, nước, mô cơ... Trên cơ sở đó, cân điện tử sẽ tính toán và đưa ra lượng calo thích hợp cho cơ thể.

3. Nhiệt kế điện tử

Nhiệt kế điện tử rất hữu dụng và đa năng, k:ông chỉ dùng đo nhiệt độ cơ thể, mà còn đo nhiệt độ của nước, không khí, thức ăn cho trẻ nhỏ.

4. Máy làm sạch răng miệng

 



Thiết bị chăm sóc răng miệng

Bệnh huyết áp thấp ở người cao tuổi

Hầu hết người cao tuổi (NCT) bị tăng huyết áp nhưng có một tỷ lệ nhất định lại bị bệnh huyết áp thấp nên rất dễ bỏ qua. Huyết áp thấp cũng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm không khác gì với bệnh tăng huyết áp, vì vậy cần hết sức cảnh giác.

Huyết áp thấp?

Người trưởng thành nào mà có chỉ số huyết áp thấp hơn khi huyết áp trung bình 120/80mmHg (lúc nghỉ ngơi thoải mái) có thể gọi là huyết áp thấp, nặng hơn là dưới 90/60mmHg. Tuy nhiên, để đánh giá có bị huyết áp thấp hay không hay không phải được đo huyết áp đúng quy định và do người biết đo huyết áp đo, đây là tiêu chuẩn hết sức quan trọng.

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp thấp, như: rối loạn chức năng tuyến thượng thận, tuyến yên, tuyến giáp làm cho NCT thiếu hụt hormone tuyến giáp, hoặc do giảm glucoza máu và cũng có thể do thiếu hụt hemoglobin.

Tập thể dục hàng ngày là một cách phòng chống bệnh huyết áp thấp

Huyết áp thấp còn gặp ở những người bị bệnh về tim mạch, béo phì, đái tháo đường, di truyền, làm việc quá sức, người gầy yếu và có thể do stress.

Một số NCT bị chứng huyết áp thấp do chế độ ăn, uống thất thường, ăn với số lượng ít hoặc các bữa ăn cách xa nhau quá, thậm chí bỏ bữa hoặc ngại uống nước, ngại ăn rau, canh, quả… làm cho chất lượng máu bị giảm (giảm cả thể tích máu và cả chất lượng máu). Ăn uống kém tức là dinh dưỡng kém sẽ ảnh hưởng đến trương lực cơ tim, trương lực thành mạch, ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến nuôi dưỡng các cơ quan, đặc biệt là tim và não bộ gây nên hiện tượng huyết áp thấp.

Những người ít vận động hoặc lười vận động do bệnh tật, do thói quen hoặc do đặc thù của nghề nghiệp phải ngồi lâu hàng giờ một chỗ (những người đang phải làm việc)… cũng là những nguyên nhân gây huyết áp thấp.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp huyết áp thấp chưa xác định được nguyên nhân.

NCT khi bị chứng huyết áp thấp thường biểu hiện tim đập nhanh, hoa mắt mỗi khi ngồi xuống đứng lên, các biểu hiện tăng dần theo năm tháng và khi nặng ngoài hoa mắt, chóng mặt còn có thể buồn nôn, biểu hiện của rối loạn tuần hoàn não (thiểu năng tuần hoàn não do lượng máu không cung cấp đủ cho não bộ để hoạt động). Huyết áp thấp kéo dài có thể đưa đến một số biến chứng như thiếu máu cơ tim gây đau thắt ngực, thậm chí nhồi máu cơ tim, ảnh hưởng đến chức năng của mọi cơ quan như tim, thận, phổi và tổ chức thần kinh. Huyết áp thấp không được điều trị có thể dẫn đến thiếu máu não gây nhũn não, nhồi máu não.

Phòng ngừa chứng huyết áp thấp

Khi nghi ngờ bị huyết áp thấp trước tiên phải đi khám bệnh để được chẩn đoán chính xác, nhất là NCT lại có mắc các bệnh mạn tính về tim mạch, đái tháo đường. Khi được bác sĩ khám bệnh chẩn đoán chắc chắn và chỉ định điều trị thì nên tuân thủ một cách nghiêm túc.

Ngòai ra, cần ăn đủ số lượng trong mỗi bữa ăn và tốt nhất là ăn đủ lượng và chất. Mỗi ngày nên uống đủ lượng nước cần thiết (khoảng từ 1,5 - 2 lít). NCT nên ăn nhiều rau, uống thêm nước hoa quả như cam chanh, xoài,… Nếu có điều kiện có thể uống cà phê mỗi buổi sáng sau khi ăn sáng. Nếu không có các bệnh về tim mạch, đường ruột, đái tháo đường có thể mỗi bữa ăn có thể uống 1 ly nhỏ rượu vang đỏ. Nên có thói quen ăn đúng giờ và không nên bỏ bữa.

NCT nên vận động cơ thể hàng ngày bằng nhiều hình thức khác nhau và tùy theo điều kiện của từng người. Mỗi một ngày nên có sự vận động của cơ thể bằng mọi hình thức với thời gian khoảng từ 30 phút đến 60 phút chia làm 2 - 4 lần. Đi bộ, vừa đi vừa hít thở cũng là một hình thức tốt để vận động cơ thể. Tuy vậy không nên tập thể dục hoặc đi bộ vào lúc trời lạnh hoặc nắng, nóng. Nên chọn vị trí tập sao cho thuận tiện nhất đối với từng người.

Nếu sức khỏe không tốt, đi lại khó khăn có thể vận động, đi lại trong nhà. Hàng ngày nên tự xoa bóp các khớp xương, cơ bắp, nếu không tự làm được thì cần có sự hỗ trợ của người nhà.

PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

Meo.vn (Theo SKĐS)