Lưu trữ cho từ khóa: đông máu

Có phải người bị ung thư thì máu dễ bị đông?

Ba tôi mới phát hiện bị mắc bệnh ung thư (UT) nên phải phẫu thuật. Tuy nhiên, tôi nghe nói khi bị UT thì máu hay bị đông, vón cục nên rất nguy hiểm khi phẫu thuật, thậm chí có thể bị đột tử do thuyên tắc phổi. Chúng tôi hiện rất lo lắng. Có cách nào để phòng ngừa? – Mai Giang Thanh (Q.3, TP.HCM)

co-phai-nguoi-bi-ung-thu-thi-mau-de-bi-dong

Trả lời:

Bạn không nên quá lo lắng về việc gây đông máu ở bệnh nhân UT, vì không phải tất cả bệnh nhân UT đều có cục máu đông. Tuy nhiên, rõ ràng nguy cơ xuất hiện cục máu đông ở bệnh nhân UT cao gấp bốn lần so với người bình thường. Nguy cơ này thay đổi tùy theo loại UT. Các UT có nguy cơ cao xuất hiện cục máu đông bao gồm bướu não, UT tụy tạng, dạ dày và các loại UT hệ tạo huyết như lymphôm và bệnh đa u tủy. Một số khác như UT vú, cổ tử cung, da… có nguy cơ tạo cục máu đông thấp hơn. Hóa trị UT cũng làm tăng kích hoạt hệ thống đông máu của cơ thể và góp phần làm tăng nguy cơ tạo lập các cục máu đông. Các thuốc có nguy cơ cao bao gồm asparinase, cisplatin, adriamycin, 5 fluorouracil, bleomycin, mitomycin và bevacizumab.

Ngoài ra, nguy cơ dễ tạo lập cục máu đông cũng có thể gặp ở các bệnh nhân UT nằm lâu, có đặt các ống thông vào hệ tĩnh mạch trung tâm để dinh dưỡng hoặc truyền hóa chất. Đôi lúc các thầy thuốc phải đối mặt với các rủi ro của phẫu thuật như hình thành các cục máu đông gây thuyên tắc phổi, tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp, vì trước bất kỳ cuộc mổ nào bệnh nhân cũng được đánh giá một cách cẩn thận khả năng đông máu cũng như các yếu tố nguy cơ để có giải pháp phòng tránh thích hợp.

TS-BS CK II Đặng Huy Quốc Thịnh
(Phó Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM)

Theo Phunuonline.com.vn

Lợi ích bất ngờ từ trái me

Ăn me rất tốt cho hệ thần kinh chúng ta đấy các bạn ạ!

Tốt cho hệ thần kinh

Thiamin trong quả me là một loại vitamin B có vai trò quan trọng trong các hoạt động của dây thần kinh và cơ bắp. Nếu thiếu chất dinh dưỡng này, các màng bọc myelin của dây thần kinh có thể gặp phải các tổn thương từ nhẹ đến nặng. Đây là lý do khiến bạn thường xuyên có các cảm giác tê chân tay, chuột rút, đau mỏi, cảm giác như bị gai châm ở lòng bàn tay, bàn chân…

Me là một nguồn cung cấp thiamin tuyệt vời với hàm lượng 29%. Điều này rất có lợi cho hệ thần kinh của chúng ta. Vì thế, các bạn nên bổ sung thêm món này vào thực đơn hàng ngày nhé!

loi-ich-bat-ngo-tu-trai-me

Ngăn ngừa bệnh béo phì và kiểm soát huyết áp

Thành phần của quả me có chứa riboflavin, giúp chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể thành năng lượng. Vì thế, khi ăn me, các bạn vẫn có thêm năng lượng cho các hoạt động của mình. Đặc biệt, chất niacin có trong me còn giúp giảm cholesterol xấu và tăng cường cholesterol tốt trong cơ thể, giúp tránh được bệnh béo phì và các bệnh liên quan đến huyết áp.

Bên cạnh đó, hàm lượng kali trong quả me khá lớn, nhiều gấp 2 lần quả chuối. Nhờ đó, nó có tác dụng kiểm soát và ổn định huyết áp rất tốt. Thông qua đóm quả me giúp tránh tình trạng huyết áp tăng giảm đột ngột và rất tốt cho những người mắc bệnh huyết áp.

loi-ich-bat-ngo-tu-trai-me

Ngăn chặn thiếu máu, hỗ trợ cơ chế đông máu

Với hàm lượng sắt lên tới 16%, quả me sẽ giúp chúng ta tránh được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Đặc biệt, nó rất tốt cho bạn gái trong việc bổ sung lượng sắt bị mất vào thời kỳ “đèn đỏ”.

Không chỉ thế, me còn là một loại trái cây chứa nhiều canxi. Thành phần canxi có trong đó có thể hỗ trợ tích cực trong quá trình đông máu. Vì thế, nó được coi là một loại thực phẩm có thể giúp cơ chế đông máu hoạt động hiệu quả hơn đó!

loi-ich-bat-ngo-tu-trai-me

Ngăn ngừa táo bón, tăng cường hệ miễn dịch

Quả me là một trong những loại quả chứa nhiều chất xơ nhất trong các loại trái cây. Nó có tác dụng điều hòa như động ruột, nhuận tràng tự nhiên mà không gây tác dụng phụ. Vì thế, quả me có thể ngăn ngừa táo bón rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, lượng protein có trong me cũng là một chất dinh dưỡng quan trọng. Nó giúp sản xuất kháng thể chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Cùng với đó, vitamin C trong quả me hỗ trợ rất hiệu quả trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch. Đồng thời, nó cũng rất tốt cho răng lợi nữa đó!

Theo Kenh14.vn

Làm trẻ da và sửa chữa da hư hại – Lão hoá bằng PPP-PRP với chất liệu của cơ thể!

PPP( Platelet poor Plasma) và PRP ( Platelet rich plasma ) là 2 phương pháp là đẹp mới nhất hiện nay, thực hiện đơn giản nhẹ nhàng, an toàn, không phẫu thuật, sử dụng tế bào và hoạt chất của chính cơ thể để làm trẻ da và sửa chữa hư hại da và hoàn toàn không sử dụng chất liệu gì từ bên ngoài.

Máu và các thành phần của máu  : Máu là một cơ quan của cơ thể, là chất lỏng tuần hoàn trong cơ thể , mang đến cho cơ quan và tế bào Oxygen và các chất nuôi dưỡng như protein, glucid, lipid, vitamin, chất vi luợng,…đồng thời mang đi từ cơ quan và tế bào các chất thải như oniac, và CO2 đào thải ra ngoài cơ thể.

Máu gồm có huyết tương (plasma) và các tế bào máu là hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

Huyết tương là chất lỏng, chứa nước, hoạt động như một mội trường để các chất và tế bào luân chuyển trong cơ thể. Plasma chứa các chất sợi Fibrinogen, hoạt động như một mạng lưới, cùng với tiểu cầu làm ra cơ chế đông máu thông qua việc hình thành cục máu đông.

Huyết tương còn chứa rất nhiều các thành phần protein trong máu, các vitamin và các chất nuôi dưỡng khác. Huyết tương sau khi được lấy đi các tế bào máu và sợ fibrinogen trở thành huyết thanh.

Tiểu cầu hay còn gọi là thrombocyte, là tế bào giúp cho sự đông máu, chứa rất nhiều yếu tố tăng trưởng gọi là growth factor. Đó là các yếu tố tăng trưởng  kích thích sự sinh sản tế bào, kích thích sinh mạch máu để tăng cung cấp máu nuôi dưỡng, kích thích tạo mô thượng bì da, và kích thích hình thành mô hạt cho quá trình lành da . Nhờ vậy mà tiểu cầu giúp cho sự tái tạo của mô liên kết da và tái lập các mạch máu trong quá trình làm tái sinh các mô hư hại.

Vậy PPP và PRP là gì ?

Đây là phương pháp dùng máu của chính bản thân người cần điều trị, chiết tách PPP và PRP rồi tiêm lại vào vùng da cần điều trị.

PPP là huyết tương ít tiểu cầu, chứa ít tiểu cầu ( nhưng vẫn nhiều hơn tiểu cầu trong một đơn vị thể tích máu bình thường ) , PRP là huyết tương giàu tiểu cầu, sử dụng nguồn nguyên liệu là tiểu cầu tập trung lấy từ máu chính mình (tự thân) tiêm lại vào vùng da hay mô cơ thể  mang lại sự tái tạo collagen và làm trẻ hay làm lành da nhờ vào Tiểu cầu có chứa nhiều yếu tố tăng trưởng.

Các yếu tố tăng tưởng chứa trong tiều cầu là các yếu tố làm cho tế bào tăng cường hoạt động để tái tạo, để phân chia sinh sản, để làm tăng sinh mạch máu, để làm tăng sinh sợi collagen ở mô da và sụn. Nhờ vậy mà mỗi khi bị thương và có chảy máu, tiểu cầu giúp hình thành cục máu đông cầm máu và sau đó làm lành liền vết thương.


Thực hiện quy trình làm trẻ đẹp da bằng PPP-PRP như thế nào?

- Đầu tiên tiền sử sức khỏe cần được làm rõ trước khi thực hiện. Khách hàng có dịp để nói lên những yêu cầu làm đẹp của mình cho bác sĩ điều trị hiểu rõ.

- Tiểu cầu có tác dụng làm tăng sinh collagen nhờ đó là đầy da cũng như làm khỏe da. Do vậy Bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu 20ml cho vào ống chứa chuyên biệt rồi chiết tách bằng cách đưa qua thiết bị lọc đặc biệt và ly tâm trong 10-15 phút để tách hồng cầu ra khỏi huyết tương và có được PPP và PRP .

- Mật độ tiểu cầu trong huyết tương lúc này nhiều gấp 3 trong PPP và gấp 10 trong PRP hơn so với máu bình thường của cơ thể. Những protein, yếu tố tăng trưởng, và nhiều thành phần khác chứa trong tiều cầu giúp cho quá trình tự lành, tự tăng sinh tái tạo tại vùng da hay mô được tiêm vào để điều trị. BS sẽ tiêm PPP-PRP vào vùng da cần điều trị với phương pháp tê để làm mất cảm giác đau cho khách hàng. Toàn bộ quy trình thực hiện trong vòng 45 phút cho đến 1 giờ tại phòng điều trị vô trùng.

- Kết quả sẽ không thể thấy ngay lập tức. Sau khi tiêm, vùng điều trị có hiện tượng sưng phù không quá nặng nề, nhưng nếu không có sưng phù thì kết quả sẽ chẳng được nhiều. Sau 3 tuần kết quả dần xuất hiện, mang lại cải thiện bề mặt da cũng như độ săn chắc đầy đặn của da. Kết quả này sẽ còn tiếp tục duy trì trong nhiều tháng kế tiếp.

Những ai cần đến phương pháp trị liệu này ?

- Bất kỳ ai có làn da nhăn gẫy nặng nề hay tổn thương hư hại da muốn trẻ đẹp, trong độ tuổi từ 20 trở lên.

- Thích hợp thực hiện cho mọi tình trạng màu da

- Nếp nhăn chân chim vùng mắt nặng và lâu năm mà nhiều phương pháp khác không mang lại hiệu quả cao

- Những tình trạng lão hóa, hư hại da do môi trường sống, stress

- Các tình trạng sẹo lõm không quá nặng nề, không quá lớn.

- Da nám hay tăng sắc tố do nhiễm độc từ môi trường sống

- Có thể thực hiện được cho ngươì mang thai và cho con bú.

-Da nhạy cảm dễ bị dị ứng và kích ứng do các tác nhân khác nhau

Phương pháp này sẽ không mang lại kết quả nhiều cho các trường hợp

- Nhăn gãy quá nhiều, quá trầm trọng ở tuổi ngoài 65.

- Sẹo quá lớn quá nặng nề

- Người hút thuốc hay hít khói thuốc nhiều, uống rượu, nghiện ma tuý vì chất lượng máu kém ở những người này.

Vùng nào có thể áp dụng điều trị bằng phương pháp này được ?

Bất kỳ vùng nào trên cơ thể đều có thể áp dụng điều trị được với PP này. Đối với da, vùng mắt, má, cố, cằm, ngực, vai, lưng bàn tay, ….

Cần bao nhiêu lần điều trị ?

Liệu trình được khuyên ít nhất là 5 lần, cách nhau 2-3 tuần. Tuy nhiên bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng da và xác định điều trị tuỳ theo yêu cầu của khách hàng.
Kết quả kéo dài trong bao lâu ?

Thời gian duy trì kết quả thay đổi tuỳ người và hoàn cảnh sống, trung bình 6-8 tháng và lâu nhất cho người có đời sống tốt và khỏe mạnh là 18 tháng.

Tác dụng ngoại ý của phương pháp là gì ?

- Không có dị ứng xảy ra vì là nguyên liệu của chính cơ thể mình.

- Sưng phù nhẹ, đỏ da nhẹ trong vòng 12-24 giờ.

- Bầm máu nhẹ thành những mảng nhỏ hay nốt nhỏ có thể xảy ra, và mất đi trong vòng 3 ngày cho đến 1 tuần.

- Có thể nhiễm trùng nếu không kỹ vô trùng khi thực hiện điều trị.

Những ai không thể áp dụng phương pháp điều trị này ?

- Người có lượng tiểu cầu đếm được trong máu thấp

- Hội chứng suy giảm tiểu cầu

- Bệnh giảm tiểu cầu

- Bệnh giảm fibrinogen trong máu

- Nhiễm trùng huyết

- Bệnh nhiễm trùng cấp tính hay mãn tính

- Bệnh gan mãn tính

Phương pháp điều trị này không áp dụng được cho người đang dùng thuốc chống đông máu như Warfarin, Aspirin.

Đây là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay, nhẹ nhàng, không có đường mổ, không cần thời gian nghỉ dưỡng, lại dùng chính chất liệu từ máu của bản thân nên an toàn, lành tính, nhưng mang lại kết quả bền vững. Phương pháp này có thay thế một số phương pháp khác như tiêm Botox, hay Restylane, nhưng chi phí rẻ hơn.

Mọi thông tin về điều trị cần biết, xin gọi về :

BS.Nguyễn Phúc Cẩm Anh – Hoàng Hạc Medical Beauty Care

Nguyên Giảng viên Trường Đại học Y Khoa TP.HCM trong 15 năm –Tu nghiệp tại Hoa Kỳ

Giám đốc Điều hành và Huấn luyện

E.mail: [email protected]

[email protected]

Tel: (08) 38422619 - 39913366

226/26 Lê Văn Sỹ - P.1 - Q.Tân Bình - TP.HCM

Website : www.hoanghac-beauty.com

CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ  MỤN DO CORTICOID TẠI HOANGHAC MEDIBEAUTY :

-    Chương trình điều trị  tặng 20%

-    Tặng thêm 30% Sản phẩm Janssen Cosmetics đặc trị mụn corticoid dùng song song tại nhà

-    Chương trình áp dụng đến hết tháng 10/2011

Xem chi tiết vào đây: http://www.hoanghac-beauty.com/tarticles.aspx?mf=513

Meo.vn

Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ

Những người có nhóm máu AB và phụ nữ có nhóm máu B dễ bị đột quỵ hơn so với những người có nhóm máu O.


Nghiên cứu này không chứng minh mối liên quan song nó phù hợp với các nghiên cứu khác cho rằng nhóm máu A, B và AB tăng nguy cơ huyết khối ở chân và đau tim. Nhóm máu O có liên quan với tăng nguy cơ chảy máu, giảm khả năng bị đông máu vốn được xem là nguyên nhân hay gặp gây đột quỵ.

Được trình bày tại hội nghị của Hiệp hội Tim Hoa Kỳ, nghiên cứu này gồm 90.000 nam giới và phụ nữ trong 2 nghiên cứu sức khỏe được tiến hành trong hơn 20 năm.

Xem xét 2.901 ca đột quỵ xảy ra và tính đến các yếu tố nguy cơ khác gây đột quỵ như cao huyết áp, các nhà nghiên cứu thấy rằng. Nam giới và phụ nữ có nhóm máu AB tăng 26% nguy cơ đột quỵ so với những người có nhóm máu O. Phụ nữ có nhóm máu B dễ bị đột quỵ hơn 15% so với phụ nữ có nhóm máu O.

Meo.vn (Theo Anninhthudo)

Các biến chứng của bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể gây ra các biến chứng như tắc mạch, nghẹt, nhiễm khuẩn.

Bệnh trĩ là bệnh có tỉ lệ người mắc bệnh khá cao, nhất là những người lớn tuổi. Ở nước ngoài có khoảng hơn 50% người trên 50 tuổi mắc bệnh này.

Bệnh trĩ có thể gây ra các biến chứng như tắc mạch, nghẹt, nhiễm khuẩn.

Tắc mạch trĩ

Tắc mạch trĩ ngoại có thể là do vỡ các tĩnh mạch, tạo nên một bọc máu, hoặc là do hiện tượng đông máu ở trong lòng mạch máu. Việc rặn khi đi ngoài, khuân vác nặng, hoạt động thể thao, hậu sản… làm tăng áp lực vùng hậu môn gây sung huyết vùng hậu môn là những yếu tố thuận lợi của tắc mạch trĩ. Một vài ngày hay một vài giờ sau khi xuất hiện, bọc máu đông được bao bọc bởi một màng mỏng, dần dần dính chặt vào da phủ, khó bóc tách. Khi thăm khám thấy ở vùng rìa hậu môn có một  khối sưng màu phớt xanh, kích thước to hơn hay nhỏ hơn hạt đậu, sờ vào thấy căng. Bệnh nhân đau rát. Nếu được rạch ngay lấy cục máu đông thì bệnh nhân thấy dễ chịu ngay. Cũng có khi cục máu đông gây hoại tử phía da trên gây rỉ máu.

Tắc mạch trĩ nội ít hơn nhiều so với tắc mạch trĩ ngoại. Bệnh nhân đau ở trong sâu, có cảm giác gợn cộm như có một vật lạ nằm trong lòng ống hậu môn. Ấn tay vào thành trực tràng cảm giác được một cục cứng có ranh giới rõ rệt. Khi soi hậu môn thấy ở búi trĩ có một chỗ phồng lên màu phớt xanh. Rạch nhẹ vào khối đó có một cục máu đông bật ra.

Nghẹt

Nghẹt là khi búi trĩ hay vòng trĩ sa ra ngoài, mạch có thể bị tắc gây phù nề và do đó không thể tự thụt lại vào trong lòng trực tràng được. Nghẹt có thể một phần, một nửa hay toàn bộ chu vi hậu môn. Khi nhìn, thấy mặt ngoài của trĩ sa nghẹt là da màu xám, ở mặt trong là niêm mạc màu nâu đỏ, sưng nề, rải rác có những nốt xám đen là do hiện tượng hoại tử bắt đầu. Khi nắn, thấy có những chỗ mềm do phù nề, ấn lõm, xen kẽ với những hạt cứng là những cục máu đông. Trĩ sa nghẹt đẩy lên rất khó hay hoàn toàn không đẩy lên được, nhất là loại trĩ vòng, do phù nề nhiều hơn và do cơ vòng thắt chặt. Trĩ sa nghẹt làm bệnh nhân rất đau đớn. Trĩ sa nghẹt hoặc là đỡ sưng nề dần, và rồi có thể đẩy lên được, hoặc là bị hoại tử, lở loét và nhiễm khuẩn.

Nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn của trĩ là viêm khe, viêm nhú. Các khe, các nhú nằm trên đường lược. Biểu hiện lâm sàng của viêm khe, viêm nhú là cảm giác ngứa ngáy hay nóng rát. Thăm trực tràng làm bệnh nhân rất đau, thấy cơ vòng hậu môn thít chặt, giãn nở kém. Soi hậu môn thấy các nhú phù nề sưng to, màu trắng, các khe nằm giữa các búi trĩ bị loét nông, màu đỏ.

Theo GS.TS Nguyễn Đình Hối
Bách Khoa Thư Bệnh Học II

Meo.vn (Theo Khoemoingay)

Bệnh ưa chảy máu

Bệnh ưa chảy máu di truyền, còn  gọi là bệnh máu loãng, máu không  đông... cần được phát hiện sớm để tránh dẫn đến biến chứng nguy hiểm.


Ảnh minh họa.

Mới đây, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) tiếp nhận chữa trị cho một bệnh nhi mắc bệnh ưa chảy máu. Bệnh nhi là bé  trai 6 tuổi  (ở tỉnh Hậu Giang) vào viện trong  tình trạng  bị xuất huyết tiêu  hóa nặng,  xuất huyết dưới da… Trước lúc nhập viện cùng ngày, bệnh nhi đột nhiên nôn  ói  ra nhiều máu (máu đỏ tươi), chóng  mặt, người mệt, xanh. Bé được đưa vào bệnh viện địa phương, nhưng  do tình trạng nặng nên sau đó được  chuyển thẳng lên Bệnh viện Nhi đồng 1. Tại đây,  qua  kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhi bị thiếu máu nặng. Các bác sĩ phải truyền hồng cầu, truyền dịch… để cứu sống bé.

Bác sĩ Trương Thị Kim  Dung (Phó giám đốc Bệnh viện Truyền  máu - Huyết học, TP.HCM) cho biết, bệnh viện này  thường xuyên   tiếp nhận các ca  bệnh Hemophilia - mà dân gian thường gọi  là ưa chảy máu di truyền, bệnh máu không đông. Nguyên nhân gây bệnh Hemophilia là do cơ thể người bệnh bị thiếu hụt bẩm sinh các  yếu  tố đông máu  (các yếu tố này có ký hiệu I, II, III…). Trong số đó, Hemophilia A (thiếu yếu tố VIII)  là hay gặp nhất, kế đến là Hemophilia B (thiếu yếu tố IX),  và Hemophilia  C (thiếu yếu tố XI). Hemophilia A và B di truyền gien lặn liên quan  đến nhiễm sắc thể giới tính X, vì vậy  ở nam giới thì bệnh mới biểu hiện triệu chứng ra ngoài, còn phái nữ mang gien lặn không có biểu hiện triệu chứng (nhưng  họ sẽ di truyền gien mang bệnh cho con trai của mình). Còn Hemophilia C thì xảy ra ở cả  nam và nữ, nhưng thường tình trạng bệnh nhẹ hơn Hemophilia A và B. Ngoài ra, cũng  có những trường hợp bệnh ưa chảy máu xảy  ra do  đột biến gien,  chứ không  phải di truyền từ gia đình.

Thông thường, khi cơ thể chúng ta bị trầy xước, chấn thương gây chảy máu thì sau đó máu sẽ cầm (ngưng chảy),  đó là nhờ  các  yếu tố đông máu  có trong cơ thể đảm đương nhiệm vụ. Nhưng với người mắc bệnh ưa chảy máu thì khi gặp những tình huống tương tự họ lại bị chảy máu lâu khó cầm. Và tùy vào mức độ thiếu hụt yếu tố đông máu nhiều hay ít mà bệnh tình nặng hay nhẹ, triệu chứng biểu hiện sớm hay muộn.

Theo bác sĩ Trương Thị Kim Dung, trước đây  có những  trường hợp bác sĩ tuyến trước không  tìm ra nguyên nhân gây chảy máu ở trẻ  (không định được bệnh ưa chảy máu khi tiếp nhận ca bệnh), nhưng nay tình trạng này đã được cải thiện.  Cũng theo bác sĩ Kim Dung: "Người  mắc bệnh ưa chảy máu thường phải  tái khám, chữa trị định kỳ. Tái khám để bác sĩ làm xét nghiệm xem có thiếu  hụt yếu tố đông máu hay không,  có cần tiêm  bổ sung  yếu  tố đông máu không,  tránh dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Có nơi, người ta thành  lập hội những người bệnh ưa chảy  máu;  tại một số nước  còn  có chương trình huấn luyện cho người bệnh biết cách tự tiêm yếu  tố VIII".

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim  Dung  cho biết: để chẩn đoán bệnh ưa chảy máu không  khó.  Với những  trường  hợp trẻ hay bị xuất huyết   (vị trí xuất huyết   thường   xảy ra ở  các khớp lớn như: khớp gối, cổ tay, cổ chân...), chảy máu lâu cầm, cộng với tiền sử có người thân mắc bệnh ưa chảy máu, thì cần đưa trẻ đi xét nghiệm chẩn đoán. Với những trẻ mắc bệnh   này cần  tránh  những  vận động  va chạm gây trầy xước chảy máu...

Meo.vn (Theo Khoemoingay)

Thừa, thiếu đều bất lợi

Các loại acid béo omega-3 (có nhiều trong mỡ của động vật thích ăn tảo, sinh vật phù du; dầu cải, rau lá xanh, tảo biển, rau sam, các loại thực phẩm dạng hạt...) là những chất béo có ích cho cơ thể. Cụ thể là giúp cơ thể phòng chống các bệnh tim mạch, giảm áp lực lên thành động mạch ở những người bị huyết áp cao, giảm nhồi máu cơ tim, giảm bệnh động mạch vành và giảm mỡ máu. Vì vậy mà chúng ta cần bảo đảm cho cơ thể có đủ omega-3.

Acid béo omega-6 (có trong dầu bắp, dầu hạt bông vải, dầu hạt nho, dầu mè, dầu đậu nành, dầu hoa hướng dương, trứng gà…) và cũng là chất béo rất có ích trong ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, do cơ thể không thể tự sản xuất được nên phải hấp thu acid này từ thức ăn.

Omega-3 nếu sử dụng liều trên 3 g thì sẽ có thể gây giảm huyết áp, tiêu chảy, chảy máu, trướng bụng. Ăn quá nhiều omega-6 thì có thể làm gia tăng sự giữ nước trong cơ thể, kéo theo việc tăng áp suất máu và tăng nguy cơ máu bị đóng cục trong mạch. Lượng omega-6 quá nhiều trong cơ thể sẽ chiếm  hết các enzym và vitamin cần thiết khiến omega-3 không thể hoạt động một cách hoàn hảo được, nhất là trong việc bảo vệ tim mạch và còn có thể gây đau nhức, viêm sưng… Chưa kể người ta đã chứng minh được rằng việc tiêu thụ mất cân bằng 2 acid này sẽ gia tăng các yếu tố thúc đẩy béo phì và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác cho sức khỏe.

Nhân nói về omega-3 và omega-6 cũng xin nhắc đến omega-9. Đây không phải là acid béo thiết yếu nhưng nó lại có tác dụng giảm cholesterol máu, tham gia việc giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh lý ác tính và cũng được khẳng định là có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ em, của hệ miễn dịch. Khi thiếu hụt omega-3 và omega-6, hoặc có sự mất cân đối giữa hai loại này thì cơ thể sản xuất ra một lượng nhỏ omega-9. Cơ thể cũng sẽ được bổ sung omega-9 thông qua một số loại động vật và thực vật (đậu phộng, dầu hướng dương…). Dù vậy, nhiều  chuyên gia về dinh dưỡng cũng đã thấy những người có rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông thì phải lưu ý khi dùng omega-9 cùng với omega-3 và omega-6, vì nguy cơ chảy máu.

Cho nên, thứ gì cũng vậy, dù là rất tốt cho sức khỏe nhưng không hẳn cứ nạp vào cơ thể càng nhiều càng tốt. Hơn nữa, nếu tập trung sử dụng quá nhiều hoặc quá thường xuyên một vài thứ thực phẩm nào đó thì chắc chắn sẽ dẫn đến thừa acid này nhưng lại thiếu acid kia. Thừa hay thiếu đều bất lợi. Đó là lý do vì sao chúng ta vẫn thường được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo phải đa dạng hóa thực phẩm trong thực đơn.

 

ThS-BS Lê Như Sơn
Meo.vn (Theo NLD)

Top 5 khoáng chất ngăn ngừa ung thư

Những khoáng chất này chỉ chiếm một lượng trong bữa ăn hàng ngày của mỗi chúng ta nhưng tác dụng phòng chống các bệnh ung thư của nó thì to lớn đến không ngờ.

1. Canxi

Canxi có thể giúp chống lại ung thư ruột kết. Khoáng chất này là không thể thiếu để duy trì sức khỏe của xương, răng, giúp đông máu và chuyển hóa tế bào. Bạn có thể bổ sung canxi trong các loại hạt nước ép cà rốt, rau màu xanh đậm, cá hồi và cá mòi.

2. Iốt

Khoáng chất này được tìm thấy trong các loại rau biển như tảo bẹ, rau dền, cải xoong, rau ngót, dưa chuột, cam, sữa, thịt nạc, cá biển… Nó giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư vú và cần thiết cho năng lượng, sự tăng trưởng và phục hồi sức khỏe cho các mô.

 

3. Magiê

Magiê bảo vệ cơ thể chống lại ung thư nói chung, duy trì độ cân bằng pH của máu cũng như hỗ trợ sự hình thành của ARN và ADN. Vật liệu di truyền như ARN và AND bị hỏng có thể đặt bạn vào nguy cơ ung thư và magiê giúp bạn phục hồi, sửa chữa chúng. Khoáng chất này có nhiều trong các loại hạt, cá, gạo nâu, ngũ cốc và rau xanh.

4. Selen

Selen giúp cơ thể sản xuất glutathione, một loại enzyme cần thiết giúp giải độc của cơ thể. Các chất độc hại chính là nguy cơ tiềm ẩn của ung thư và selen giúp chúng ta giảm nguy cơ ấy. Nghiên cứu cho biết chế độ ăn uống nghèo selen tương quan với tỷ lệ mắc ung thư cao hơn. Bổ sung selen là một cách phòng chống ung thư có giá trị. Selen có nhiều trong cá, sò, thịt, ngũ cốc, trứng, tỏi, gan và cật.

5. Kẽm

Kẽm là một người hùng chống lại ung thư tuyến tiền liệt. Khoáng chất này cũng là cần thiết cho sự hình thành của ARN và ADN, giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh là điều cần thiết để tiêu diệt tế bào ung thư. Kẽm được tìm thấy trong hạt bí ngô, hạt hướng dương, hải sản, ngũ cốc, đậu nành, hành.

Meo.vn (Theo Afamily)

9 điều cần kiêng trong kỳ kinh nguyệt

Việc đấm lưng sẽ gây đau thêm và tổn hại cho tử cung.

Các chuyên gia sức khỏe khuyên nên tránh những hoạt động sau trong thời gian hành kinh:

Đấm lưng

Khi đau lưng, mỏi chân, chúng ta thường hay đấm bóp cơ bắp để giảm bớt nhức mỏi, nhưng khi “đèn đỏ” mà làm vậy lại không tốt chút nào. Các chuyên gia khoa sản chỉ ra rằng, bạn đau lưng trong thời kỳ “đèn đỏ” là do khoang chậu tụ máu. Nếu như đấm lưng lúc này, bạn sẽ càng làm cho khoang chậu tích tụ nhiều máu, từ đó càng tăng cảm giác đau. Ngoài ra, đấm lưng khi “đèn đỏ” còn không có lợi cho nội mạc tử cung đang trong quá trình hồi phục sau khi một số lớp nội mạc bong ra, từ đó gây ra chảy máu nhiều, kéo dài thời kỳ hành kinh.

Khám sức khỏe

Thời kỳ “đèn đỏ” chỉ thích hợp với xét nghiệm nước tiểu và khám phụ khoa, không nên kiểm tra máu và điện tâm đồ vì lúc này khó có được số liệu chính xác do ảnh hưởng của hormone.

 

Nhổ răng

Trước khi nhổ răng, rất nhiều bác sĩ nha khoa sẽ hỏi có phải bạn đang trong thời kỳ “đèn đỏ” không. Bởi nhổ răng trong giai đoạn này sẽ gây chảy máu nhiều, đồng thời vị tanh của máu sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn. Nguyên nhân là do “đèn đỏ”, nội mạc tử cung giải phóng rất nhiều chất kích hoạt, albumin có tác dụng đông máu bị hòa tan, số lượng tiểu cầu cũng giảm xuống khiến khả năng đông máu giảm.

Dùng sữa tắm vệ sinh “vùng kín”

Trong thời gian hành kinh, “chỗ ấy” thường có mùi khác lạ nên bạn thường xuyên tắm rửa. Nhưng nếu dùng sữa tắm hay nước nóng để rửa vùng kín thường xuyên, bạn dễ bị ngứa ngáy. Bởi khu vực này bình thường có tính axit cao, có tác dụng khống chế vi khuẩn sinh sôi nhưng khi “đèn đỏ” lại nghiêng về tính kiềm, sức đề kháng chống vi khuẩn giảm thấp, dễ gây ra viêm nhiễm. Nếu sử dụng loại nước rửa thông thường hay thường xuyên dùng nước nóng rửa “chỗ ấy”, tính kiềm tăng lên. Vì vậy, chỉ nên dùng nước rửa chuyên dụng hoặc nước lạnh.

Uống rượu

Cũng do ảnh hưởng của hormone mà các chất xúc tác giải rượu trong cơ thể giảm đi, khiến người đang “đèn đỏ” dễ bị say. Trong thời gian này, việc uống rượu sẽ gây ra tổn thương cho gan nhiều hơn những ngày bình thường. Về lâu dài, gan sẽ bị ảnh hưởng do “gánh nặng” phải mang khi cơ thể không hỗ trợ.

Hò hát

Nếu hát hò, cao giọng liên tục trong thời kỳ “đèn đỏ”, bạn có thể bị mất giọng, tiếng nói trở nên khàn đục, thậm chí dây thanh bị thương tổn vĩnh viễn. Nguyên nhân là do lượng máu được tăng cường trong khi thành mạch ở khu vực này không được củng cố. Các chuyên gia Trung Quốc khuyến cáo: phụ nữ trước khi có “đèn đỏ” hai ngày không nên “cao giọng” hát karaoke trong thời gian quá lâu.

Ăn quá mặn

Thức ăn quá mặn sẽ làm cho muối và nước trong cơ thể tích trữ nhiều, khiến bạn đau đầu, tâm trạng kích động và hay giận giữ, cáu bẳn.

Ăn uống đồ lạnh

Thức ăn đồ uống lạnh sẽ làm giảm tốc độ tuần hoàn máu, từ đó ảnh hưởng đến co bóp của tử cung và bài trừ kinh nguyệt, dễ gây bế kinh, làm đau bụng kinh.

Trong những loại đồ uống này hàm lượng chất kích thích cao, dễ kích thích thần kinh và hệ tim mạch, dẫn tới đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài và ra máu quá nhiều.

Ăn món rán

Thực phẩm rán cũng là một kiêng kỵ của chị em khi “đèn đỏ”, vì sẽ tăng gánh nặng cho da. Chất dầu tăng tiết trong thời kỳ này khiến da dễ mụn, lở loét, viêm chân lông. Ngoài ra, khi hành kinh, chất béo và nước được trao đổi chậm, dễ gây tích mỡ trong cơ thể.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên trong khi hành kinh, bạn không nên quan hệ tình dục, mặc quần bó, tập nặng, tắm bồn.

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

6 loại đồ uống không nên dùng cho uống thuốc

Để phát huy lợi ích cao nhất của thuốc chữa bệnh và hạn chế những phản ứng phụ có thể xảy ra, khi uống thuốc mọi người nên tránh dùng các loại đồ uống sau đây:

 

Nước nho ép:

Dùng nước nho ép để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh, lý do nước nho ép có thể ức chế enzymes trong quá trình hấp thụ thuốc, ví dụ như thuốc chữa bệnh tim mạch, thuốc chống trầm cảm và thuốc chống nấm.

Cà phê, chè, coca:

Trong thời gian đang uống thuốc chữa bệnh hen nếu dùng quá nhiều caffein (hợp chất trong cà phê) có thể làm tăng các phản ứng phụ. Ngoài ra caffein có thể có hại cho dạ dày, vì vậy khi dùng các loại thuốc chống viêm nhiễm hay còn gọi là thuốc NSAID như lbuprofen thì không nên dùng chè, coca và cà phê.

Sữa:

Canxi có trong sữa có thể cản trở mức hấp thụ của một số loại thuốc kháng sinh.

Rượu:

Trong khi đang dùng thuốc, nhất là loại thuốc có tên là acetaminophen, nếu uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ phá huỷ gan, ngoài ra rượu còn hạn chế tác dụng chữa bệnh của các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa bệnh thần kinh và làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh khác, tốt nhất là trong quá trình điều trị, uống thuốc thì không nên dùng rượu, bia.

Nước dâu ép:

Theo một số nghiên cứu khoa học thì khi dùng wafarin - một loại thuốc chống đông máu - nếu dùng nước dâu ép có thể tăng quá trình chảy máu.

Các loại đồ uống có chứa chất xơ:

Chất xơ có trong các loại đồ uống sẽ làm liên kết nhiều loại thuốc khác nhau và hậu quả làm giảm hiệu quả chữa bệnh của thuốc.

Meo.vn (Theo RD/AS)