Lưu trữ cho từ khóa: cầm máu

Các loại rau củ có thể giúp cầm máu

Các loại rau luôn có sẵn như tía tô, húng láng, xương sông, hành lá, củ cải trắng… có thể giúp bạn cầm máu nhanh chóng.

Để chủ động khi không may bị thương chảy máu có thể dùng một trong những bài thuốc đơn giản sau đây:

– Dùng cây húng láng rửa sạch, giã nát đắp lên vết thương, vị thuốc này có thể trị ngay sau khi bị rắn cắn trước lúc đưa người bị nạn đi bệnh viện.

– Dùng củ cải trắng (cải củ) rửa sạch, giã nát đắp lên vết thương hoặc cắt ngang củ cải, chấm vào muối xát nhẹ lên vết bầm tụ máu sẽ tan nhanh.

– Dùng một trong ba hoặc cả ba loại lá: lá gai làm bánh, lá trầu không, lá cỏ mực, quết nhuyễn cùng với vôi, vê thành thỏi phơi khô rồi bọc giấy gác sẵn lên bếp. Khi bị thương bầm dập, chảy máu lấy dao cạo một ít thuốc sắc lên vết thương rồi băng lại.

cac-loai-rau-cu-co-the-giup-cam-mau

Lá tía tô có thể giúp cầm máu

– Dùng lá cây xương xông rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương chảy máu do đứt chân tay rất có kết quả.

– Dùng lá tía tô non nhai nhuyễn đắp lên vết thương để cầm máu sau đó lại lấy lá tía tô sao giòn, tán thành bột mịn rắc lên vết thương rất mau lành.

– Dùng cây hành cả rễ, thân, lá một nắm đem nướng chín giã nát rồi đắp vào vết thương do ngã hoặc bị đánh mà bầm dập, đau đớn rất hiệu nghiệm.

– Lấy lõi cây chuối hột hoặc lõi cây chuối tiêu nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương chảy máu và băng lại sẽ cầm được máu ngay.

Lưu ý: Khi chế các vị thuốc trên cần chú ý vệ sinh sạch vật dụng để đựng, để giã và rửa sạch các vị thuốc, tốt nhất là sau khi xử trí tạm thời cầm máu, nếu thấy mức độ nặng nên kịp thời đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa.

BS Nguyễn Thu Hiền

Theo Baodatviet.com.vn

Làm trẻ da và sửa chữa da hư hại – Lão hoá bằng PPP-PRP với chất liệu của cơ thể!

PPP( Platelet poor Plasma) và PRP ( Platelet rich plasma ) là 2 phương pháp là đẹp mới nhất hiện nay, thực hiện đơn giản nhẹ nhàng, an toàn, không phẫu thuật, sử dụng tế bào và hoạt chất của chính cơ thể để làm trẻ da và sửa chữa hư hại da và hoàn toàn không sử dụng chất liệu gì từ bên ngoài.

Máu và các thành phần của máu  : Máu là một cơ quan của cơ thể, là chất lỏng tuần hoàn trong cơ thể , mang đến cho cơ quan và tế bào Oxygen và các chất nuôi dưỡng như protein, glucid, lipid, vitamin, chất vi luợng,…đồng thời mang đi từ cơ quan và tế bào các chất thải như oniac, và CO2 đào thải ra ngoài cơ thể.

Máu gồm có huyết tương (plasma) và các tế bào máu là hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

Huyết tương là chất lỏng, chứa nước, hoạt động như một mội trường để các chất và tế bào luân chuyển trong cơ thể. Plasma chứa các chất sợi Fibrinogen, hoạt động như một mạng lưới, cùng với tiểu cầu làm ra cơ chế đông máu thông qua việc hình thành cục máu đông.

Huyết tương còn chứa rất nhiều các thành phần protein trong máu, các vitamin và các chất nuôi dưỡng khác. Huyết tương sau khi được lấy đi các tế bào máu và sợ fibrinogen trở thành huyết thanh.

Tiểu cầu hay còn gọi là thrombocyte, là tế bào giúp cho sự đông máu, chứa rất nhiều yếu tố tăng trưởng gọi là growth factor. Đó là các yếu tố tăng trưởng  kích thích sự sinh sản tế bào, kích thích sinh mạch máu để tăng cung cấp máu nuôi dưỡng, kích thích tạo mô thượng bì da, và kích thích hình thành mô hạt cho quá trình lành da . Nhờ vậy mà tiểu cầu giúp cho sự tái tạo của mô liên kết da và tái lập các mạch máu trong quá trình làm tái sinh các mô hư hại.

Vậy PPP và PRP là gì ?

Đây là phương pháp dùng máu của chính bản thân người cần điều trị, chiết tách PPP và PRP rồi tiêm lại vào vùng da cần điều trị.

PPP là huyết tương ít tiểu cầu, chứa ít tiểu cầu ( nhưng vẫn nhiều hơn tiểu cầu trong một đơn vị thể tích máu bình thường ) , PRP là huyết tương giàu tiểu cầu, sử dụng nguồn nguyên liệu là tiểu cầu tập trung lấy từ máu chính mình (tự thân) tiêm lại vào vùng da hay mô cơ thể  mang lại sự tái tạo collagen và làm trẻ hay làm lành da nhờ vào Tiểu cầu có chứa nhiều yếu tố tăng trưởng.

Các yếu tố tăng tưởng chứa trong tiều cầu là các yếu tố làm cho tế bào tăng cường hoạt động để tái tạo, để phân chia sinh sản, để làm tăng sinh mạch máu, để làm tăng sinh sợi collagen ở mô da và sụn. Nhờ vậy mà mỗi khi bị thương và có chảy máu, tiểu cầu giúp hình thành cục máu đông cầm máu và sau đó làm lành liền vết thương.


Thực hiện quy trình làm trẻ đẹp da bằng PPP-PRP như thế nào?

– Đầu tiên tiền sử sức khỏe cần được làm rõ trước khi thực hiện. Khách hàng có dịp để nói lên những yêu cầu làm đẹp của mình cho bác sĩ điều trị hiểu rõ.

– Tiểu cầu có tác dụng làm tăng sinh collagen nhờ đó là đầy da cũng như làm khỏe da. Do vậy Bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu 20ml cho vào ống chứa chuyên biệt rồi chiết tách bằng cách đưa qua thiết bị lọc đặc biệt và ly tâm trong 10-15 phút để tách hồng cầu ra khỏi huyết tương và có được PPP và PRP .

– Mật độ tiểu cầu trong huyết tương lúc này nhiều gấp 3 trong PPP và gấp 10 trong PRP hơn so với máu bình thường của cơ thể. Những protein, yếu tố tăng trưởng, và nhiều thành phần khác chứa trong tiều cầu giúp cho quá trình tự lành, tự tăng sinh tái tạo tại vùng da hay mô được tiêm vào để điều trị. BS sẽ tiêm PPP-PRP vào vùng da cần điều trị với phương pháp tê để làm mất cảm giác đau cho khách hàng. Toàn bộ quy trình thực hiện trong vòng 45 phút cho đến 1 giờ tại phòng điều trị vô trùng.

– Kết quả sẽ không thể thấy ngay lập tức. Sau khi tiêm, vùng điều trị có hiện tượng sưng phù không quá nặng nề, nhưng nếu không có sưng phù thì kết quả sẽ chẳng được nhiều. Sau 3 tuần kết quả dần xuất hiện, mang lại cải thiện bề mặt da cũng như độ săn chắc đầy đặn của da. Kết quả này sẽ còn tiếp tục duy trì trong nhiều tháng kế tiếp.

Những ai cần đến phương pháp trị liệu này ?

– Bất kỳ ai có làn da nhăn gẫy nặng nề hay tổn thương hư hại da muốn trẻ đẹp, trong độ tuổi từ 20 trở lên.

– Thích hợp thực hiện cho mọi tình trạng màu da

– Nếp nhăn chân chim vùng mắt nặng và lâu năm mà nhiều phương pháp khác không mang lại hiệu quả cao

– Những tình trạng lão hóa, hư hại da do môi trường sống, stress

– Các tình trạng sẹo lõm không quá nặng nề, không quá lớn.

– Da nám hay tăng sắc tố do nhiễm độc từ môi trường sống

– Có thể thực hiện được cho ngươì mang thai và cho con bú.

-Da nhạy cảm dễ bị dị ứng và kích ứng do các tác nhân khác nhau

Phương pháp này sẽ không mang lại kết quả nhiều cho các trường hợp

– Nhăn gãy quá nhiều, quá trầm trọng ở tuổi ngoài 65.

– Sẹo quá lớn quá nặng nề

– Người hút thuốc hay hít khói thuốc nhiều, uống rượu, nghiện ma tuý vì chất lượng máu kém ở những người này.

Vùng nào có thể áp dụng điều trị bằng phương pháp này được ?

Bất kỳ vùng nào trên cơ thể đều có thể áp dụng điều trị được với PP này. Đối với da, vùng mắt, má, cố, cằm, ngực, vai, lưng bàn tay, ….

Cần bao nhiêu lần điều trị ?

Liệu trình được khuyên ít nhất là 5 lần, cách nhau 2-3 tuần. Tuy nhiên bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng da và xác định điều trị tuỳ theo yêu cầu của khách hàng.
Kết quả kéo dài trong bao lâu ?

Thời gian duy trì kết quả thay đổi tuỳ người và hoàn cảnh sống, trung bình 6-8 tháng và lâu nhất cho người có đời sống tốt và khỏe mạnh là 18 tháng.

Tác dụng ngoại ý của phương pháp là gì ?

– Không có dị ứng xảy ra vì là nguyên liệu của chính cơ thể mình.

– Sưng phù nhẹ, đỏ da nhẹ trong vòng 12-24 giờ.

– Bầm máu nhẹ thành những mảng nhỏ hay nốt nhỏ có thể xảy ra, và mất đi trong vòng 3 ngày cho đến 1 tuần.

– Có thể nhiễm trùng nếu không kỹ vô trùng khi thực hiện điều trị.

Những ai không thể áp dụng phương pháp điều trị này ?

– Người có lượng tiểu cầu đếm được trong máu thấp

– Hội chứng suy giảm tiểu cầu

– Bệnh giảm tiểu cầu

– Bệnh giảm fibrinogen trong máu

– Nhiễm trùng huyết

– Bệnh nhiễm trùng cấp tính hay mãn tính

– Bệnh gan mãn tính

Phương pháp điều trị này không áp dụng được cho người đang dùng thuốc chống đông máu như Warfarin, Aspirin.

Đây là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay, nhẹ nhàng, không có đường mổ, không cần thời gian nghỉ dưỡng, lại dùng chính chất liệu từ máu của bản thân nên an toàn, lành tính, nhưng mang lại kết quả bền vững. Phương pháp này có thay thế một số phương pháp khác như tiêm Botox, hay Restylane, nhưng chi phí rẻ hơn.

Mọi thông tin về điều trị cần biết, xin gọi về :

BS.Nguyễn Phúc Cẩm Anh – Hoàng Hạc Medical Beauty Care

Nguyên Giảng viên Trường Đại học Y Khoa TP.HCM trong 15 năm –Tu nghiệp tại Hoa Kỳ

Giám đốc Điều hành và Huấn luyện

E.mail: [email protected]

[email protected]

Tel: (08) 38422619 – 39913366

226/26 Lê Văn Sỹ – P.1 – Q.Tân Bình – TP.HCM

Website : www.hoanghac-beauty.com

CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ  MỤN DO CORTICOID TẠI HOANGHAC MEDIBEAUTY :

–    Chương trình điều trị  tặng 20%

–    Tặng thêm 30% Sản phẩm Janssen Cosmetics đặc trị mụn corticoid dùng song song tại nhà

–    Chương trình áp dụng đến hết tháng 10/2011

Xem chi tiết vào đây: http://www.hoanghac-beauty.com/tarticles.aspx?mf=513

Meo.vn

Nghệ – “Người thầy thuốc vàng”

Từ thời cổ đại, các vị thiền sư và thầy thuốc Ấn Độ đã xem nghệ là “thầy thuốc vàng” bởi những đặc tính trị liệu tuyệt vời của nó.

Nghệ  thuộc họ gừng, khi được sấy khô, nghiền thành bột mịn, có màu vàng tươi và được sử dụng trong rất nhiều công thức nấu ăn của Ấn Độ. Trong thương mại, nghệ được sử dụng như là một gia vị tạo màu và là chất độn như mù tạt vàng, các loại súp đóng hộp, nhiều loại thức ăn chế biến sẵn khác đều dùng bột nghệ làm gia vị. Dù được sử dụng phổ biến nhưng số người biết đến công dụng tuyệt vời của nó rất ít.

Nghệ còn có tên gọi khác là “nghệ tây của người nghèo” (nghệ tây là một loại gia vị đắt nhất thế giới, chiết xuất từ nhụy của hoa nghệ tây, được phơi khô và sơ chế) vì nó cũng có màu vàng và những đặc tính của một gia vị. Trong thành phần của củ nghệ có chứa chất curcumin có thể chữa lành những tổn thương trong gan, dạ dày đồng thời thúc đẩy màng nhầy và da phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, nó còn có tác dụng hỗ trợ các khớp xương bị thoái hóa hay bị viêm khớp, giúp tăng cường hệ tiêu hóa, làm giảm cholesterol, đào thải chất độc, làm khô và giúp vết thương mau lành.

Tuy nghệ có vị khá đắng nhưng hãy học cách sử dụng nghệ hàng ngày để giúp cải thiện sức khỏe và hỗ trợ trị bệnh.

Đầu tiên, bạn có thể chế biến nghệ thành món ăn. Cho nước ép nghệ tươi vào trong nước và đun sôi từ 8 đến 10 phút để cô đặc thành dung dịch sền sệt (nước nghệ cô đặc) hay chế biến thành món sữa vàng (Golden Milk), hoặc trộn nước ép nghệ tươi với một chút bơ hoặc dầu ô-liu khoảng 20-30 giây. Cách chế biến này sẽ làm hết vị đắng, đồng thời cũng giải phóng ra tinh chất bột nghệ vào dầu hoặc nước. Nước nghệ cần phải được nấu chín.

Bạn cũng có thể sử dụng nghệ ở dạng viên nang có bán sẵn trong các cửa hàng thực phẩm. Thông thường, nghệ ở dạng viên nang có nồng độ hoạt chất curcumin cao hơn so với củ nghệ ở dạng tự nhiên.

Dưới đây là vài cách dùng nghệ chữa bệnh của các thiền sư:

Đau họng (đặc biệt với trường hợp có đờm ở cổ họng): Lấy ½ thìa cà phê nước nghệ cô đặc như nói ở trên viên tròn lại rồi uống với một ly nước. Làm như vậy ngày vài lần hoặc mỗi giờ làm lại một lần nếu muốn.

Thoái hóa khớp: Uống ít nhất 1 cốc sữa vàng (Golden Milk) mỗi ngày, uống trong vòng 40 ngày.

Bệnh dạ dày và các vấn đề về tiêu hóa: Sữa chua vàng (Golden Yogurt), uống ít nhất 1 ly/ngày. Nó rất tốt đối với sự phát triển của nấm candida ở ruột; loại sữa chua này còn tạo ra các loại vi khuẩn giúp cho hệ vệ sinh  đường ruột khỏe mạnh bởi vì trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin chống nấm tự nhiên, nó hạn chế sự phát triển quá mức của nấm men.

Nếu bạn bị stress: lời khuyên của các thiền sư dành cho bạn là hãy dùng hỗn hợp sữa chua, chuối cùng với một muỗng cafê nước nghệ cô đặc. Hỗn hợp này giúp bạn dễ dàng vượt qua các căng thẳng.

Và bạn có thể ăn kèm nghệ với rất nhiều thức ăn khác. Hãy giữ một lọ nước nghệ cô đặc trong tủ lạnh (có thể dùng trong vài tuần). Cho thêm một thìa nước nghệ cô đặc vào ngũ cốc, nước sinh tố dành cho bữa sáng. Thậm chí, bạn có thể phết nước nghệ này cùng với một chút mật ong lên bánh mì. Rất đơn giản, bạn cũng có thể nêm nước nghệ cô đặc vào các món đồ ăn như cơm, đậu hũ hay trộn thêm vào các đĩa rau.

Ngoài ra, nghệ có tác dụng rất tốt đối với các vùng da bị bệnh và các vết thương bên ngoài.

Tác dụng tốt cho da: Nước ép nghệ tươi được xem như là một liều thuốc trị bệnh hay thuốc giảm đau cho nhiều tình trạng da kể cả da bị chàm, thủy đậu, zona hay bị bệnh vẩy nến/á sừng và ghẻ. Nước nghệ cô đặc sẽ là một giải pháp tuyệt vời! Bôi nước nghệ đó lên vùng da bị bệnh, dùng gạc hoặc bông băng nhẹ. Nghệ có tác dụng làm khô những chỗ phồng rộp và tăng cường quá trình hồi phục của những vùng da bị tổn thương. Đối với bệnh zona, cách áp dụng là dùng dầu mù tạt bôi vào vùng da nổi mụn trước, sau đó xoa trùm nước nghệ cô đặc lên.

Chỗ đau, vết thương: Trong hộp dụng cụ cứu thương của bạn cần có bột nghệ. Nghệ giúp cầm máu rất nhanh, hơn nữa nó lại có thể kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Khi bị các vết đâm hay đứt tay chân… đổ bột nghệ vào chỗ vết thương, sau đó dùng gạc băng lại và ép nhẹ vào chỗ bị thương để cầm máu. Tất nhiên trong những trường hợp nghiêm trọng ngay lập tức cần phải có các biện pháp chăm sóc y tế kịp thời.

Tác dụng vệ sinh phụ nữ: Làm dung dịch vệ sinh phụ nữ từ sữa chua nguyên chất, nghệ và nước. Dung dịch vệ sinh này đặc biệt có ích trong việc chống lại mùi hôi và nấm men, nó là dung dịch vệ sinh tốt nhất cho phụ nữ sau thời kì kinh nguyệt. Dùng 8 đến 10 phần nước, 1 phần sữa chua (bắt buộc phải dùng loại sữa chua có chứa hoạt chất acidophilus) và 2-3 muỗng nước nghệ. Trộn đều hỗn hợp này và đánh nhuyễn để tạo thành dung dịch vệ sinh.

 

Meo.vn (Theo PNO)

Cách sơ cứu vết thương do chó cắn

Chó cắn người là một loại tai nạn thường hay gặp tại cộng đồng. Có trường hợp nạn nhân bị tử vong do chó dại cắn xảy ra ở nhiều địa phương.

Vậy khi bị chó cắn, cách sơ cứu vết thương và xử trí như thế nào để bảo đảm an toàn.

Trong sơ cứu ban đầu, phải đưa nạn nhân rời xa ra khỏi con chó đã cắn. Người đến sơ cứu cũng cần chú ý để tự bảo vệ bản thân mình để không bị chó cắn thêm.

Nên theo dõi con chó đã cắn nạn nhân trong thời gian từ 7 đến 15 ngày, nếu có thể được thì nên giữ, nhốt con chó lại để theo dõi. Trên thực tế những tai nạn bị chó cắn, không nên quá tích cực, cố gắng bắt cho được con chó vì có thể rất nguy hiểm và cũng không nên giết ngay con chó vì sẽ làm mất khả năng theo dõi.

Ảnh minh họa

Sơ cứu vết thương do chó cắn bằng cách rửa vết cắn với nước xà phòng, người sơ cứu phải chú ý đeo găng tay và dùng bàn chải cọ khi rửa. Có thể sát khuẩn tại chỗ bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn để rửa vết thương.

Nếu có điều kiện, cần sát trùng và cắt lọc vết chó cắn, tiêm phòng uốn ván với SAT (Serum anti-tetanique) 1.500 đơn vị và không nên khâu kín vết thương. Sau đó dùng gạc sạch và băng nhẹ để phủ kín vết thương. Có thể sử dụng băng ép để cầm máu nếu vết thương bị chảy máu nhiều và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế.

Các trường hợp phải tiêm vaccine phòng bệnh dại cho nạn nhân khi con chó cắn bị nghi ngờ mắc bệnh dại hoặc biết chắc chắn con chó cắn là chó dại. Ngoài ra cũng phải tiêm vaccine phòng bệnh dại khi bị chó hoang cắn hoặc không thể theo dõi được con chó sau khi cắn.

Các trường hợp bị chó cắn vào vùng đầu, mặt, cổ, bàn tay hoặc bị nhiều vết cắn cũng được khuyến cáo tiêm vaccine phòng bệnh dại.

Nạn nhân bị chó cắn cần theo dõi và đưa đến bệnh viện các trường hợp nghi ngờ bị chó  dại cắn hoặc không theo dõi được con chó, bị  chó cắn vào các vùng nguy hiểm hoặc vết thương nặng, chảy máu nhiều, có nhiễm trùng và những nạn nhân có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh dại.

Ngoài tai nạn do chó cắn, cộng đồng người dân cũng còn có thể bị các tai nạn do động vật khác cắn như mèo, chuột, khỉ, dơi, thỏ… Vấn đề này cũng cần được sơ cứu ban đầu và quan tâm xử trí như khi bị chó cắn để bảo đảm sự an toàn do vết thương của động vật cắn.

Theo TTƯT.BS Nguyễn Võ Hinh

Meo.vn (Theo Dantri)

Xử trí chấn thương mắt tại nhà

Nếu là chấn thương đụng dập như bầm máu mi mắt, sưng phù, tụ máu quanh hốc mắt nên sử dụng băng che mắt lại rồi đến cơ sở chuyên khoa mắt gần nhất để được khám và điều trị.

Đối với các trường hợp bỏng mắt, phải rửa mắt ngay tại chỗ.

Nếu là chấn thương xuyên thủng, có gây rách và chảy máu nên cầm máu ngay, có thể sử dụng kháng sinh nhỏ mắt thông dụng như chloramphenicol, trapomade và băng mắt lại, sau đó đến ngay cơ sở chuyên khoa mắt để được khâu vết thương.

Đối với chấn thương lòng đen, lòng trắng thì tránh dụi mắt vì có thể làm dị vật găm sâu hơn hay làm trầy lòng đen. Hãy chớp mắt vào ly nước sạch giúp dị vật trôi ra ngoài.

Đối với các trường hợp bỏng mắt, phải rửa mắt ngay tại chỗ bằng các loại nước sạch, rửa càng nhiều càng tốt. Trường hợp bỏng vôi sống phải lấy hết vôi ra trước khi tiến hành rửa, sau đó băng mắt và chuyển đến bệnh viện.

Đối với các trường hợp có vết thương xuyên thủng trong mắt kèm dịch nhầy nhớt, lẫn máu thì băng mắt ngay và chuyển đến cơ sở có chuyên khoa mắt gần nhất, không rửa mắt bằng nước và tuyệt đối không được tự ý lấy những vật lạ cắm trong mắt ra. Băng mắt nhẹ nhàng, không nên ép chặt vì các tổ chức nội nhãn sẽ lòi ra.

BSCKII Vũ Anh Lê
(Trưởng khoa Chấn thương, Bệnh viện Mắt TPHCM)

Meo.vn (Theo Bee)

Chấn thương tinh hoàn và cách xử trí

Chấn thương tinh hoàn (CTTH) là một trong những chấn thương bộ phận sinh dục phổ biến ở nam giới, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như khả năng tình dục. Có đến hơn 50% trường hợp chấn thương dẫn đến vỡ tinh hoàn, gây đau, sốc, toàn vùng kín, bầm tím.

Một số trường hợp, vỡ mào tinh, xoắn tinh hoàn, đứt ống dẫn tinh, tổn thương dương vật, niệu đạo. Việc chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời nhằm hạn chế tối đa những biến chứng cho chấn thương gây ra đồng thời bảo tồn khả năng sinh sản và khả năng tình dục ở nam giới.

Tinh hoàn về phương diện giải phẫu và cơ chế gây bệnh

Tinh hoàn gồm, tinh hoàn trái và tinh hoàn phải, nằm trong bìu, bên trái thường xuống thấp hơn bên phải. Kích thước: dài 50mm, rộng 35mm, cao 25mm. Bên trong bìu tinh hoàn được bao bọc một bao thớ dày trắng và không đàn hồi gọi là lớp trắng. Tính từ ngoài vào trong đến tinh hoàn gồm 7 lớp. Bao gồm, da bìu, lớp cơ bám da, lớp tế bào dưới da, lớp mạc nông, lớp cơ bìu, lớp mạc sâu, lớp bao tinh hoàn hay còn gọi là tinh mạc. Giữa hai bìu là một vách sợi. Lớp bao trắng của tinh hoàn có thể chịu được lực chấn thương tới 50kg.

Tuy nhiên, với một lực chấn thương trung bình phần chủ mô tinh hoàn có thể bị xuất huyết tạo ra khối máu tụ trong tinh hoàn. Với lực chấn thương mạnh hơn lớp bao trắng bị vỡ tạo ra tụ máu trong lớp tinh mạc. Nếu lớp tinh mạc cũng bị vỡ máu có thể lan sang 2 bẹn và tầng sinh môn. Máu tẩm nhuận ở giữa lớp và da tạo ra hình ảnh bầm máu đặc trưng cho chấn thương mạnh vùng bìu.

Ảnh minh họa

Các nguyên nhân

Có đến 54% các nguyên nhân là do chơi thể thao, võ thuật gây ra, bởi lực va chạm mạnh của dụng cụ chơi và bạn chơi tác động mạnh trực tiếp vào bìu, 12% do tai nạn giao thông, té ngã, 16% do bất cẩn do leo cây, súc vật cắn, 7% do nắn bóp và đả thương. Ít gặp hơn là tự bóp, tự cắt trong lúc trạng thái tâm lý bất ổn, người chuyển đổi giới, tai nạn trong lúc phẫu thuật bộ phận sinh dục, hỏa khí.

Các dấu hiệu xác định chấn thương

Sau chấn thương hay một tai nạn, người bệnh thấy đau dữ dội ở vùng bìu và thường ngất đi, khởi đầu trên da bìu có những đám chấm xuất huyết, sau đó da bìu bầm tím tụ máu rõ, sưng to dần. Người bệnh vẫn đi tiểu được bình thường. Nếu có biến chứng có xoắn tinh hoàn, hay tổn thương đi kèm, cơn đau ngày một tăng, bìu đau co thắt, sờ nắn người bệnh than đau chói.

Tùy theo mức độ tổn thương mà trên thực tế được phân loại như sau. Tổn thương nhẹ: CTTH nhẹ, bìu chỉ bị xây xát, không rách hoặc rách do vết thương đơn thuần không có dị vật. Tổn thương trung bình: chấn thương có thể gây tụ máu trong bao trắng, có thể rách hoặc không rách bao trắng. Bìu có thể rách hoặc không rách, khối tụ máu trong da bìu lớn và có khuynh hướng tiến triển. Tổn thương nặng: tổn thương dập nát tinh hoàn, hoại tử và xuất huyết lan rộng, có thể kèm hoặc không kèm rách da bìu. Đòi hỏi can thiệp khẩn cấp. Vết thương tinh hoàn do hoả khí cũng nằng trong nhóm này do tốc độ đạn cao dẫn đến những tổn thương chưa nhìn thấy mà sẽ gây hoại tử muộn trong nhiều ngày. Tổn thương phối hợp: chấn thương hoặc vết thương vùng bìu, tinh hoàn trong bệnh cảnh đa chấn thương như tai nạn giao thông, thảm họa…

Cách xử trí

Là một tình trạng cấp cứu do đó việc xác định và đánh giá cách xử trí ngoại khoa hay nội khoa rất cần thiết đối với bác sĩ chuyên khoa.

Phẫu thuật bảo tồn: nên mở rộng chỉ định mổ thám sát, nhưng khi xử trí các thương tổn ở tinh hoàn (nếu có) thì cố gắng bảo tồn. Tiến hành: rạch rộng da bìu, cầm máu cẩn thận từng lớp, lấy hết máu cục, thăm dò tinh hoàn, nếu tinh hoàn vỡ gọn thì khâu cầm máu vỏ bao tinh hoàn, nếu tinh hoàn giập vỡ một phần chỉ nên cắt bỏ phần dập nát sau đó khâu kỹ vỏ bao tinh hoan (cắt bỏ phần mô dập nát phải tiết kiệm, tuy nhiên tránh trường hợp cố giữ lại mô tinh hoàn mà nhét quá nhiều chủ mô tinh hoàn trong bao trắng làm tăng áp lực và đè ép chủ mô tinh hoàn). Cần lấy bỏ hết máu cục. Trường hợp tinh hoàn bị dập nát hoàn toàn thì mới cắt bỏ tinh hoàn. Với những vết thương vùng bìu, cần phải mở thăm dò và xử trí tùy theo thương tổn. Với các vết thương muộn cần phải dẫn lưu và dùng kháng sinh. Xoắn tinh hoàn: nếu có xoắn tinh hoàn cố gắng tháo xoắn và bảo tồn tinh hoàn, nhưng nếu đã có dấu hiệu hoại tử thì phải cắt bỏ. Tinh hoàn bị chuyển vị: cần nhanh chóng cố định tinh hoàn về vị trí bình thường ở bìu vì nguy cơ tổn thương chủ mô tinh hoàn do nhiệt độ ở nơi tinh hoàn bị chuyển vị đến không thích hợp cho tinh hoàn.

Điều trị nội khoa: một khi chắc chắn thương tổn nhẹ, tụ máu chỉ khu trú ở nông và không tiến triển lan rộng, đau giảm dần. Liều trị bao gồm nằm nghỉ ngơi tại giường, băng cố định bìu lên cao, thuốc giảm đau chống phù nề như Dicloferacc, Alaxan, Efferalgan kèm Alphachymotrypsin và chườm đá lạnh lên bìu, kết hợp dùng kháng sinh một khi có tổn thương rách da.

Diễn tiến và tiên lượng

Thường diễn tiến tốt nếu được xử trí đúng, một tỷ lệ nhỏ có biến chứng như nhiễm trùng vết thương. Những bệnh nhân có tụ máu trong tinh hoàn mà không được phẫu thuật sẽ bị nhiễm trùng tinh hoàn và hoặc có hoại tử tinh hoàn mà thường sau đó cần phải cắt bỏ tinh hoàn. Chú ý rằng tỷ lệ phải cắt bỏ tinh hoàn tăng từ 7,4% lên đến 55,5% khi phẫu thuật chậm trễ trên 72 giờ sau chấn thương. Một số báo cáo cho thấy, người bệnh vỡ tinh hoàn được phẫu thuật (ngay cả trường hợp vỡ tinh hoàn 2 bên) sau đó có số lượng tinh trùng đầy đủ. Chức năng nội tiết được bảo tồn trong đa số trường hợp bởi số lượng nhiều những tế bào Leydig.

BS.CKII Tuệ Thành

Meo.vn (TheoSK & ĐS)

Sau khi bỏ thai thì hay bị rong kinh

Để trị dứt điểm rong kinh tôi nên làm gì? Muốn tử cung hồi phục để thụ tinh trong ống nghiệm thì phải làm sao?

Chào AloBacsi,

Tôi 40 tuổi, cách đây 3 tháng tôi đã phải bỏ thai (thai được 5 tháng). Tôi đã có kinh lại 3 lần, nhưng 2 lần trước đều bị rong kinh.

Rong kinh lần 1 (2 tuần) tôi có đến Trung tâm y tế khám,  bác  sĩ  cho uống thuốc cầm máu sau 3 ngày thì khỏi.

Lần 2 (kinh nguyệt 7 ngày) tôi được bác sĩ  Sản khoa cho uống PN (BBT đã viết tắt)  sau 2 ngày thì khỏi và tiếp tục uống 25 viên, nhưng đến viên thứ 18 đã thấy ra máu ít. Sau khi ngưng thuốc máu ra nhiều hơn nhưng so với chu kỳ trước thì ít hơn hẳn. Bây giờ là ngày thứ 5 sau khi ngưng thuốc, vẫn còn ra máu ít.

Để điều trị dứt điểm rong kinh tôi nên làm thế nào? Lượng kinh ít hơn là do đâu? Tôi muốn tử cung hồi phục để thụ tinh trong ống nghiệm thì phải làm sao?

Trước khi uống PN tôi đã siêu âm vào ngày thứ 7 của chu kỳ thì kết quả là: DAP 42 mmm, nội mạc 6mmm, không có u. Nội mạc như vậy có mỏng không?

Rất mong sự hồi âm của bác sĩ.(Võ Thị Châu)

Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào bạn,

Bạn 40 tuổi rồi mà phải bỏ thai là điều đáng tiếc. AloBacsi xin chia buồn cùng bạn.

Hiện tại, bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt cần được điều trị tích cực để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và chuẩn bị cho việc có thai lần sau.

Thuốc bạn đang dùng để điều trị rong kinh có thể xuất huyết nhẹ trong khi điều trị hoặc sau khi đợt xuất huyết đã hết nhưng theo khuyến cáo không nên ngưng thuốc trong trường hợp này.

Chính vì bạn ngưng hẳn thuốc nên bạn thấy ra máu nhiều hơn. Đây là thuốc dùng cần phải có chỉ định của bác sĩ nên việc có tiếp tục dùng thuốc này không thì bạn cần quay lại tái khám. Nhưng để có thể thụ thai được bạn cần phải điều trị cho dứt điểm bệnh lý rong kinh.

Kinh nguyệt là hiện tượng máu chảy ra từ tử cung hay nói chính xác hơn là do sự bong tróc của lớp nội mạc tử cung, là hệ quả của những thay đổi về hormone vào cuối chu kỳ kinh.

Để có chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng phải trải qua 4 giai đoạn: nang noãn, phóng noãn, hoàng thể hay giai đoạn tiết ra hormon progesterone và giai đoạn 4 là giai đoạn có kinh.

Vì vậy, kinh nguyệt nhiều hay ít là phụ thuộc vào lớp bong tróc của nội mạc tử cung và hoạt động của nội tiết tố.

Để thụ tinh trong ống nghiệm bạn và ông xã cần khám khoa hiếm muộn để tầm soát và làm nhiều xét nghiệm chứ không riêng gì về tử cung bạn ạ.

Nội mạc tử cung là một biểu mô tuyến gồm hai lớp: lớp đáy mỏng ít thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, lớp nông thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt và tróc ra khi hành kinh.

Tùy theo giai đoạn của chu kỳ kinh mà nội mạc tử cung sẽ tương ứng, vào đầu chu kỳ nội mạc sẽ mỏng khoảng 3-4mm, và đến giữa chu kỳ nội mạc sẽ dày lên khoảng 7-8mm, đến ngày cuối chu kỳ kinh lớp nội mạc tử cung dày khoảng 12-14mm, để thích hợp cho trứng làm tổ lớp nội mạc phải từ 8-12mm.

Do vậy, bạn phải biết chu kỳ kinh của bạn bao nhiều ngày rồi mới so sánh được các chỉ số trên, nhưng kinh nguyệt của bạn đang bị rối loạn nên rất khó để xác định.

Thân ái!

Meo.vn (Theo alobacsi)

Sau khi tôi bỏ thai thì hay bị rong kinh, bệnh này phải điều trị thế nào?

Để trị dứt điểm rong kinh tôi nên làm gì? Muốn tử cung hồi phục để thụ tinh trong ống nghiệm thì phải làm sao?

Chào AloBacsi,

Tôi 40 tuổi, cách đây 3 tháng tôi đã phải bỏ thai (thai được 5 tháng). Tôi đã có kinh lại 3 lần, nhưng 2 lần trước đều bị rong kinh.

Rong kinh lần 1 (2 tuần) tôi có đến Trung tâm y tế khám,  bác  sĩ  cho uống thuốc cầm máu sau 3 ngày thì khỏi.

Lần 2 (kinh nguyệt 7 ngày) tôi được bác sĩ  Sản khoa cho uống PN (BBT đã viết tắt)  sau 2 ngày thì khỏi và tiếp tục uống 25 viên, nhưng đến viên thứ 18 đã thấy ra máu ít. Sau khi ngưng thuốc máu ra nhiều hơn nhưng so với chu kỳ trước thì ít hơn hẳn. Bây giờ là ngày thứ 5 sau khi ngưng thuốc, vẫn còn ra máu ít.

Để điều trị dứt điểm rong kinh tôi nên làm thế nào? Lượng kinh ít hơn là do đâu? Tôi muốn tử cung hồi phục để thụ tinh trong ống nghiệm thì phải làm sao?

Trước khi uống PN tôi đã siêu âm vào ngày thứ 7 của chu kỳ thì kết quả là: DAP 42 mmm, nội mạc 6mmm, không có u. Nội mạc như vậy có mỏng không?

Rất mong sự hồi âm của bác sĩ.
(Võ Thị Châu)
Trả lời:
Chào bạn,

Bạn 40 tuổi rồi mà phải bỏ thai là điều đáng tiếc. AloBacsi xin chia buồn cùng bạn.

Hiện tại, bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt cần được điều trị tích cực để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và chuẩn bị cho việc có thai lần sau.

Thuốc bạn đang dùng để điều trị rong kinh có thể xuất huyết nhẹ trong khi điều trị hoặc sau khi đợt xuất huyết đã hết nhưng theo khuyến cáo không nên ngưng thuốc trong trường hợp này.

Chính vì bạn ngưng hẳn thuốc nên bạn thấy ra máu nhiều hơn. Đây là thuốc dùng cần phải có chỉ định của bác sĩ nên việc có tiếp tục dùng thuốc này không thì bạn cần quay lại tái khám. Nhưng để có thể thụ thai được bạn cần phải điều trị cho dứt điểm bệnh lý rong kinh.

Kinh nguyệt là hiện tượng máu chảy ra từ tử cung hay nói chính xác hơn là do sự bong tróc của lớp nội mạc tử cung, là hệ quả của những thay đổi về hormone vào cuối chu kỳ kinh.

Để có chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng phải trải qua 4 giai đoạn: nang noãn, phóng noãn, hoàng thể hay giai đoạn tiết ra hormon progesterone và giai đoạn 4 là giai đoạn có kinh.

Vì vậy, kinh nguyệt nhiều hay ít là phụ thuộc vào lớp bong tróc của nội mạc tử cung và hoạt động của nội tiết tố.

Để thụ tinh trong ống nghiệm bạn và ông xã cần khám khoa hiếm muộn để tầm soát và làm nhiều xét nghiệm chứ không riêng gì về tử cung bạn ạ.

Nội mạc tử cung là một biểu mô tuyến gồm hai lớp: lớp đáy mỏng ít thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, lớp nông thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt và tróc ra khi hành kinh.

Tùy theo giai đoạn của chu kỳ kinh mà nội mạc tử cung sẽ tương ứng, vào đầu chu kỳ nội mạc sẽ mỏng khoảng 3-4mm, và đến giữa chu kỳ nội mạc sẽ dày lên khoảng 7-8mm, đến ngày cuối chu kỳ kinh lớp nội mạc tử cung dày khoảng 12-14mm, để thích hợp cho trứng làm tổ lớp nội mạc phải từ 8-12mm.

Do vậy, bạn phải biết chu kỳ kinh của bạn bao nhiều ngày rồi mới so sánh được các chỉ số trên, nhưng kinh nguyệt của bạn đang bị rối loạn nên rất khó để xác định.

Thân ái!


Meo.vn (Theo Alobacsi)

Món ăn, bài thuốc từ hoa mào gà trắng

Mào gà trắng còn gọi là mào gà đuôi nheo hay thanh lương tử, có tên khoa học là elosia argentea  thuộc họ rau dền – Amaranthaceae.

Mào gà trắng mọc hoang ở khắp mọi nơi, thường thấy ở ven đường và bãi đất hoang hóa. Từ lâu mào gà trắng được biết đến với vai trò là một vị thuốc cũng như món rau quen thuộc của một số đồng bào miền núi phía Bắc.

Hoa mào gà trắng có tác dụng cầm máu tiêu viêm.
Hoa mào gà trắng có tác dụng cầm máu tiêu viêm.

Theo kinh nghiệm của nhân dân để lại, mào gà trắng có vị đắng, tính hơi hàn, vào kinh tâm có tác dụng thanh can sáng mắt, thanh uế trọc, tiêu viêm, liễm hãm và cầm máu, an thần, hạ áp. Thường dùng trị các chứng bệnh gồm: Viêm kết mạc cấp và mạn tính, say nắng, tăng huyết áp, xuất huyết đường tiêu hóa, thổ huyết, chảy máu cam, xuất huyết tử cung, rong kinh, rong huyết, ỉa chảy, viêm đường tiết niệu, sa trực tràng và một số bệnh ngoài da như ghẻ, hắc lào…

Theo đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100g rau mào gà trắng có 88,5g nước, 4,4g protein; 2g gluxit; 4,85g carotene và 33mg vitamin C. Trong hạt có dầu béo, tinh bột, vitamin PP, nitrat, kali.

Canh rau mào gà trắng: Hằng năm vào tháng 4 – 7 thu hái ngọn và lá non trước lúc cây ra hoa, đem nấu canh như rau dền có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải khát, tiêu viêm thích dụng cho những người táo bón, háo khát, tăng huyết áp, nhức đầu, thiểu năng tuần hoàn não, phụ nữ tiền mạn kinh (bốc hỏa, hoa mắt, chóng mặt), tiểu bí, tiểu rắt và các chứng viêm, nhất là viêm đường tiết niệu…

Mào gà trắng có tác dụng cầm máu, tiêu viêm: Hạt mào gà trắng 10 – 15g, cây mào gà 20 – 25g sắc uống thay trà hằng ngày có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, khử phong nhiệt, thanh can hỏa, làm sáng mắt, thích dụng cho các chứng như viêm đường tiết niệu, viêm kết mạc, chảy máu cam, tử cung xuất huyết, bệnh về gan và mắt, hạ sốt, chảy máu do sốt nhiễm trùng, đại tiện ra máu, trĩ ra máu… Có thể kết hợp với các vị thuốc khác như cỏ chỉ thiên, huyết dụ thán hay thục địa, hoàng cầm…

Chú ý: Rau mào gà trắng có tính nê trệ, thu liễm nên những người có chứng ậm ạch khó tiêu, có tích trệ, huyết áp thấp, tăng nhãn áp, thận dương hư (sợ lạnh, lạnh tứ chi..) không nên dùng.


Lương y Chu Văn Tiến

Meo.vn (Theo Bee)

Chữa bệnh đường tiết niệu bằng rễ có tranh

Rễ cỏ tranh, tên khác là bạch mao căn, nhả cà, lạc cà. Tên khoa học: Imperata cylindrica (L.) Beauv. họ lúa (Poaceae). Cỏ tranh là loại cỏ sống lâu năm, mọc rất nhiều ở nước ta.


Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ (bạch mao căn) và hoa. Trong thân rễ có đường, arundoin, cylindrin, ferneol, simiarenol…

Theo Đông y, bạch mao căn vị ngọt, tính hàn, vào 2 kinh phế và vị; tác dụng thông tiểu tiện, lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc. Hoa có vị ngọt tính ôn, vào 3 kinh tâm, tỳ, vị; có tác dụng thanh nhiệt lương huyết và cầm máu (thổ huyết, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu). Bạch mao căn chữa bệnh phiền khát, tiểu tiện khó khăn, đái ít, đái buốt, đái ra máu, viêm phù thận cấp, ho ra máu, chảy máu cam, hen suyễn. Liều dùng: 12 – 63g. Nếu dùng tươi thì nhiều hơn. Hoa cỏ tranh chữa ho ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu, vết thương chảy máu. Liều dùng 8 – 15g/ngày

Một số cách dùng cỏ tranh làm thuốc:

Thanh nhiệt giáng hỏa: Các chứng phiền khát do nhiệt ở trong, hen do nhiệt ở phế, nôn mửa do nhiệt ở vị.

– Bạch mao căn sống 63g. Sắc uống lúc còn ấm. Trị hen do phế nhiệt.

– Thang mao cát: bạch mao căn 12g, cát căn 12g. Sắc uống lúc còn ấm. Trị chứng ợ nóng.

Lương huyết, cầm máu: các chứng nhiệt quá thịnh gây thổ huyết, đổ máu cam.

– Nước tam tiên: bạch mao căn tươi 63g, tiểu kế tươi 20g, ngẫu tiết tươi 63g. Sắc uống. Trị chứng hư lao trong đờm có máu; cũng có thể dùng trong trường hợp lao phổi, phế quản nở rộng ho ra máu.

– Bạch mao căn 125g, cỏ ba tiêu 125g. Sắc uống. Trị thổ huyết, đổ máu cam.

– Bạch mao căn 125g, biển súc 63g. Sắc nước, thêm đường cát vào uống nhiều lần. Trị té ngã thương tổn bên trong nên thổ huyết.

– Bạch mao căn 63g, rễ đại kế 20g. Sắc uống. Trị tiểu tiện ra máu.

Lợi niệu tiêu phù: Dùng cho bệnh phù thũng do viêm thận cấp tính, tiểu tiện không lợi; còn dùng cho chứng hoàng đản do thấp nhiệt.

– Bạch mao căn tươi 63g, vỏ dưa hấu 63g, râu ngô 12g, xích tiểu đậu 16g. Sắc uống. Trị phù thũng do viêm thận cấp tính.

– Bạch mao căn tươi 125g, cẩm kê nhi 63g. Sắc uống. Trị thận viêm cấp tính, phù thũng.

– Bạch mao căn tươi (bỏ vỏ áo) 125 – 250g, thịt lợn nạc 125g. Nấu lên mà dùng. Trị hoàng đản do thấp nhiệt, tiểu tiện không lợi.

– Bạch mao căn 20g, cam thảo 8g, bắc sa sâm 12g. Sắc uống, ngày 1 thang; có thể phòng bệnh ho gà.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, người thể chất hư hàn, đái nhiều mà miệng không khát thì kiêng dùng.

Meo.vn (Theo 123SK)