Lưu trữ cho từ khóa: chấn thương

Có cách nào để làm được mũi không?

Thời điểm thích hợp nhất để tạo hình mũi sau chấn thương ít nhất 6 tháng sau lần phẫu thuật cuối cùng để các cấu trúc giải phẫu như xương, sụn và tổ chức liên kết trở về bình thường…

Tôi bị tai nạn làm hỏng mặt và đặc biệt gẫy hết xương mũi. Hiện, tôi khỏi bệnh được 3 tháng nhưng mũi thì không có, nên nhìn rất sợ. Xin hỏi, có cách nào để làm được mũi không? Thời điểm nào làm là thích hợp nhất? – Đỗ Thanh Hưng (Hải Phòng).

mui

TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Việt Đức trả lời

: Chấn thương mũi gặp trong khoảng 50% số trường hợp chấn thương hàm mặt và thường để lại di chứng biến dạng và khuyết hổng mũi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và chức năng của người bệnh. Các di chứng này thường được tạo hình lại sau khi điều trị chấn thương ổn định. Chất liệu để lựa chọn tạo hình là chất liệu tự thân như xương hay sụn sườn hoặc bằng chất liệu silicon.

Thời điểm thích hợp nhất để tạo hình mũi sau chấn thương ít nhất 6 tháng sau lần phẫu thuật cuối cùng để các cấu trúc giải phẫu như xương, sụn và tổ chức liên kết mới gần trở về bình thường, trở nên mềm mại sau những tác động do chấn thương và phẫu thuật, đồng thời cũng hạn chế đến mức thấp nhất khả năng của các nhiễm trùng.

Theo Kienthuc.net.vn

Biện pháp ngăn chặn chấn thương khi tập yoga

Nếu tập yoga không chính xác hoặc tập với thời lượng quá nhiều, kéo dài… thì lại có thể gây ra những bất lợi cho cơ thể của bạn.
Tập yoga có lợi cho sức khỏe nhưng nếu tập không chính xác có thể sẽ gây ra thương tích cho chính người tập. Vì vậy, nếu bạn có thói quen tập yoga, hãy tham khảo những điều sau đây để tránh những thương tích có thể xảy ra.
Mục tiêu chính của việc tập yoga là giúp thư giãn cho cơ thể và tâm trí. Người ta cũng tin rằng luyện tập yoga một cách thường xuyên có thể giúp giữ gìn sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật va đem lại tâm trạng hạnh phúc cho bạn. Sở dĩ sức khỏe của cơ thể được duy trì nhờ tập yoga là bởi vì các bài tập kết hợp yoga thường thúc đẩy hoạt động của một số bộ phận cơ thể và làm cho chúng khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên, nếu được thực hiện không chính xác hoặc tập với thời lượng quá nhiều, kéo dài… thì lại có thể gây ra những bất lợi cho cơ thể của bạn. Mặc dù khả năng bị thương nặng hiếm khi xảy ra với những người tập yoga nhưng một số chấn thương phổ biến như đau đớn, trật khớp, bong gân từ nhẹ đến nghiêm trọng… cũng thường xuyên xảy ra. Các bộ phận cơ thể dễ bị tổn thương phổ biến nhất là cổ tay, đầu gối, vai, và lưng dưới.
bien-phap-ngan-chan-chan-thuong-khi-tap-yoga
Ảnh minh họa
Làm thế nào để ngăn chặn chấn thương khi tập yoga?
Để tránh những chấn thương không may có thể xảy ra, bạn hãy lưu ý những điều sau đây:

Tìm một giáo viên có kinh nghiệm

Về cơ bản, yoga không phải là một cái gì đó có thể học được trong ngày một ngày hai bằng cách chỉ xem người khác tập và tập theo. Muốn tập yoga có hiệu quả, bạn cần được một người có chuyên môn, chuyên nghiệp hướng dẫn cụ thể đối với từng động tác. Trong quá trình tìm lớp học yoga, bạn nên tham khảo về trình độ và sự nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn. Những giáo viên có nhiều kinh nghiệm sẽ biết cách chỉ cho bạn cách tập làm sao để hạn chế tối đa nhất những tổn thương có thể xảy ra.

Không được chủ quan

Rất nhiều người bị tổn thương khi tập yoga vì chính thái độ chủ quan của mình. Ví dụ, bạn nghĩ rằng bạn có thể thực hành được một tư thế yoga rất dễ dàng sau khi nhìn người khác tập và bạn tự tin thực hành đó mà không cần nghe những lưu ý của giáo viên hướng dẫn. Kết quả là, bạn có thể bị tổn thương bộ phận nào đó mà không rõ tại sao. Thực tế, yoga có từng cấp độ, từ đơn giản đến nâng cao. Khi bạn thấy những học viên tập những động tác nâng cao một cách thuần thục, dễ dàng không có nghĩa là bạn cũng có thể làm được ngay vì thực tế các tư thế đó cũng rất khó khăn và họ cũng đã phải tập luyện rất vất vả mới được như vậy.
Vì vậy, hãy chuyên tâm vào thực hiện những động tác trong cấp độ hiện tại của mình để đạt hiệu quả tốt nhất và nâng cấp dần dần, đồng thời lại đảm bảo sức khỏe.
bien-phap-ngan-chan-chan-thuong-khi-tap-yoga
Ảnh minh họa

Tránh tâm trạng cạnh tranh với người khác

Điều quan trọng khi tập yoga là có suy nghĩ rõ ràng, thông suốt trước khi tập. Thực hành yoga la để tốt cho bản thân bạn, cả về thể chất và tinh thần, nhất là việc giữ cho bạn thư thái, đầu óc minh mẫn, vui vẻ… Thực hành yoga cũng không phải là hoạt động nóng vội mà được. Do vậy, khi tập bạn cần để cho tâm trạng mình thư giãn, loại bỏ những phiền muộn, đặc biệt là suy nghĩ cạnh tranh với những người khác cùng tập. Không ít người chỉ vì có tâm lý cạnh tranh mà gắng sức để tập khiến cho cơ thể không đáp ứng được, thay vào đó để lại những chấn thương đáng tiếc.

Không bao giờ được bỏ qua động tác khởi động

Cho dù tập yoga hay bất kì hoạt động thể dục nào khác, việc khởi động trước tiên đều vô cùng quan trọng. Nó có tác dụng “khởi động” các cơ quan bên trong cơ thể, đặc biệt là tim, để chúng hoạt động tích cực hơn bằng cách tăng lưu lượng máu và lưu thông trong cơ thể. Điều này sẽ có lợi hơn khi bạn tập các động tác vận động.
Mặc dù yoya là những động tác nhẹ nhàng nhưng việc khởi động cũng vô cùng quan trọng. Nếu không khởi động trước mà tập những động tác vận động một cách đột ngột sẽ rất có hại cho cơ thể vì nó làm cho lưu lượng máu tăng đột ngột trong cơ thể, các cơ quan trong cơ thể dễ bị sốc, gân, dây chằng dễ bị tổn thương vì các cơ bắp chưa được làm ấm… Nếu được vận động một chút trước khi tập, lưu lượng máu đến các cơ bắp tăng và các khớp xương được bôi trơn để giúp cơ thể linh hoạt, dẻo dai hơn, dễ dàng tập các tư thế yoga phức tạp.
Mặc dù đã chăm sóc tốt bản thân và thực hành theo những lời khuyên trên, nhưng bạn cũng có thể vô tình bị thương trong khi luyện tập yoga. Trong hoàn cảnh đó, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt, tránh để các cơn đau kéo dài. Bạn nên dừng tập các động tác yoga cho tới khi hoàn toàn bình phục chấn thương. Ngoài ra, bạn cũng nên nói chuyện chấn thương với giáo viên hướng dẫn của mình để được thay đổi bài tập phù hợp hơn với sức khỏe của mình.
Theo Afamily.vn
The post Biện pháp ngăn chặn chấn thương khi tập yoga appeared first on Tin Sức Khỏe.

Có phải bị đứt 1 đốt ngón tay thì không làm vi phẫu được?

Khi ngón tay bị đứt rời dù ở đoạn nào đều có thể nối lại được bằng kỹ thuật vi phẫu.

Cháu tôi bị máy cắt đứt gần 1 đốt của 2 ngón tay, đến bệnh viện gần nhà để sơ cứu sau đó chuyển lên bệnh viện chuyên khoa sâu về chấn thương chỉnh hình để nối lại. Tuy nhiên, bác sĩ ở đây trả lời rằng, chỉ nối các ngón tay bị đứt từ 2 đốt trở lên chứ 1 đốt thì không làm vi phẫu được. Xin bác sĩ cho biết có đúng không?Đào Tuyết Minh (quận Phú Nhuận, TPHCM).

co-phai-bi-dut-1-dot-ngon-tay-thi-khong-lam-vi-phau-duoc

Ảnh minh họa.

BS Võ Quang Đình Nam

, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM:

Khi ngón tay bị đứt rời dù ở đoạn nào đều có thể nối lại được bằng kỹ thuật vi phẫu. Tuy nhiên, vị trí càng ở xa càng khó thành công vì mạch máu càng nhỏ, đặc biệt là ở đốt xa ngón tay tĩnh mạch rất nhỏ, khó nối lưu thông máu đi.

Hơn nữa, các vết thương sắc gọn thì khả năng nối thành công cao hơn vì tổn thương mạch máu ít bầm dập. Ngón tay bị đứt lìa cần được bảo quản lạnh gián tiếp trong nước đá và nếu được khâu nối trong vòng 6 giờ sau tổn thương sẽ giảm nguy cơ nhiễm trùng và khả năng thành công cao.

Theo Kienthuc.net.vn

Tìm hiểu về ung thư và thuốc phòng bệnh ung thư

Glutathione Trong điều trị ung thư và Tăng cường miễn dịch
Một trong những sự kiện y học nổi bật đầu thế kỷ 21 là phát minh glutathione của TS. Robert H. Keller. Glutathione được xem là chất chống oxy hóa mạnh nhất cơ thể. Có hơn 60.000 bài báo công bố về tác dụng có lợi của glutathione, mà phần lớn là lợi ích về mặt y học.
Glutathione là gì?
1.Cấu tạo phân tử+ Glutathione là một tripeptid nội sinh có mặt trong tất cả các tế bào của động vật
+ Glutathione trong tế bào tồn tại dưới hai dạng: Khử (GSH) và dạng oxy hoá (GSSH)
2. Vai trò của Glutathione trong tế bào và trong cơ
– Duy trì thế năng oxy hoá khử trong tế bào. Thế năng oxy hoá khử này sẽ quyết định đến tốc độ các phản ứng enzyme trao đổi chất trong tế bào.
– Là chất chống oxy hoá và thải trừ các gốc tự do sinh ra trong cơ thể, tế bào (với sự xúc tác của các enzyme Glutathione peroxydase).
– Khử độc và thải trừ các chất độc nội sinh và ngoại sinh, các kim loại nặng (Ar, Au,…) các chất gây Bệnh ung thư (carcinogen) với sự tham gia của các enzyme Glutathione Transferase.
– Tăng cường sức mạnh của hệ miễn dịch thông qua điều khiển sự tăng sinh và sự biệt hoá các tế bào Lympho và các đại thực bào.
– Điều khiển chu kỳ tế bào và sự biệt hoá tế bào.
– Điều khiển tế bào bào chết theo chương trình (apoptosis )
– Điều khiển sự tổng hợp ADN và sửa chữa những sai sót trong quá trình nhân đôi AND.
– Điều hoà sự tổng hợp Protein, Prostaglandin, Leucotrien và các cytokin.
– Vận chuyển acid amin trong cơ thể.
– Ức chế sự sao chép các loại virus ARN (virus cúm), Herpes virus, Retrovirus (HIV).
– Vận chuyển oxit Nitơ (NO) trong mạch máu (dưới dạng Nitroso glutathione).
– Tham gia cấu tạo dung nạp glucose (GTF: glucose tolerance factor) để vận chuyển glucose máu và tế bào
– Bảo vệ màng hồng cầu, duy trì tính ổn định về hình thái.
– Khôi phục các chất chống oxy hoá ngoại sinh (Vitamin C, Vitamin E) trở lại trạng thái khử.
– Bảo vệ tuyến giáp không bị tổn thương trong quá trình tổng hợp T4 – T3
– Làm chậm quá trình lão hoá của tế bào và cơ thể.
3. Nguyên nhân của sự thiếu hụt GSH
– Do di truyền: Khiếm khuyết các gen điều khiển tổng hợp enzym glutathione synthetase (hiếm gặp)
– Do thiếu các tiền chất tổng hợp GSH (đặc biệt là L.cystein gặp ở các bệnh nhân suy dinh dưỡng Kwassiakor).
– Do mất cân bằng giữa nhu cầu sử dụng của cơ thể và khả năng cung cấp của gan. Gặp trong các trường hợp sau:
– Cơ thể hấp thụ nhiều bức xạ ion hoá, tia cực tím, các hoá chất độc hại, các thuốc hoá trị liệu, khói thuốc lá, rượu…
Bệnh ung thư. Các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus. Bỏng. Chấn thương cơ học (tai nạn, mổ xẻ), chấn thương tâm lý
– Viêm gan do nhiễm độc (do thuốc, do hoá hoá chất, do rượu), viêm gan virus(Type A, TypeB, TypeC), suy tế bào, xơ gan. Nhiễm HIV và hội chứng AIDS .Tiểu đường TypeI, TypeII
– Viêm phế quản, hen phế quản, khí phế thủng, viêm đường hô hấp
– Vận động cơ học nặng (tập thể thao qua mức, lao động nặng quá mức)
– Tuổi già (giảm 27% GSH từ tuổi 40 trở đi).
– Các bệnh tự miễn (Viêm khớp dạng thấp, Lupus erythromatus,v.v.. Sự thiếu hụt GSH không biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài. Tuy nhiên nếu không được tái cung cấp, tế bào sẽ ở trong trạng thái Stress oxy hoá và tế bào sẽ suy yếu chức năng và cuối cùng tế bào có thể chết.
4. Tác dụng của Glutathione– Trung hoà và thải trừ các gốc tự do, các chất oxy hoá, các chất độc và các chất sinh ung thư. Phòng và chống ung thư
– Tăng cường sức khoẻ và sức chịu đựng cơ thể.
– Phòng và chữa các bệnh tuổi già (đục thuỷ tinh thể), bệnh Alzheimer’s, Parkinson’s, bệnh xơ cứng não; các bệnh tự miễn dịch (Bệnh viêm khớp dạng thấp, Bệnh Vẩy Nến).
– Làm chậm tiến triển quá trình phát triển AIDS và bệnh ung thư. Làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể
* Khoa ung thư
– Dùng trước khi xạ trị để bảo vệ cơ thể tránh những tổn thương của bức xạ ion hoá.Liều dùng: 1000 mg/ ngày
– Bảo vệ tế bào thần kinh, tế bào thận tránh các tác dụng độc của hoá Trị liệu (Cisplatin, Oxaliplatin, Cyclophosphomid, 5.FU…): Liều dùng: 500 mg
+ Chống suy kiệt trên bệnh nhân ung thư. Liều lượng: 500 mg – 1000 mg/ ngày.
Điều trị dự phòng các khối ubệnh ung thư : liều 500 mg
* Khoa gan
– Bảo vệ các tế bào gan tránh tổn thương hoại tử do các gốc tự do peroxy trong viêm gan nhiễm độc (hoá chất CCI4, Paracetamol, rượu).
– Liều dùng: 1000 mg/ngày dùng cho đến khi hồi phục.
– Bảo vệ tế bào gan trong Viêm gan siêu vi, ức chế sự sao chép virus HAV, HBV, HCV.
– Liều dùng 500 mg/ngày cho đến khi hồi phục
– Hỗ trợ chức năng giải độc của tế bào gan trên những bệnh nhân suy yếu tế bào gan, xơ gan+ Liều dùng 500 mg – 1000 mg/ ngày
– Làm thoái hoá khối u do xơ gan aflatoxin. – Liều dùng: 1000 mg/ ngày
*Tiểu đường TYPEI và TYPEII
– Làm tăng độ dung nạp glucose trên bệnh nhân giảm dung nạp glucose.
– Tham gia cấu tạo yếu tố G.T.F.
– Làm tăng tiết insulin trên bệnh nhân tiểu đường.
– Bảo vệ tuyến tuỵ tránh tổn thương oxy hoá trong viêm tuỵ do rượu, do tự miễn dịch.
– Ngăn ngừa những biến chứng thứ phát trong tiểu đường (tăng huyết áp, tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh, nhiễm khuẩn, làm giảm ngưng tập tiểu cầu…)
+ Liều dùng 500 mg – 1000 mg/ ngày liên tục trong 1 tuần sau đó dùng mỗi tuần 2 – 3 lần, mỗi lần 500 mg
* Nhồi máu cơ tim
– Làm giảm tổn thương cơ tim trong trường hợp tế bào cơ tim không được cung cấp oxy đủ
+ Liều dùng: 2000 mg/ ngày
* Điều trị Parkinson’s Alzheimer
+ Liều dùng: 500 mg – 1000 mg/ngày, điều trị liên tục trong 1 – 2 tháng.
* Tổn thương não trong chấn thương:
Trị đột quỵ, Tai biến mạch máu não, bảo vệ các tế bào não (neuzon) thành tổn thương do thiếu Oxy não trong chấn thương hoặc thiếu cung cấp máu lên não.
+ Liều dùng:1000 mg/ ngày
* Điều trị thiếu máu trên bệnh nhân suy thận mãn.
+ Liều dùng: 1000 mg/ ngày liên tục trong 120 ngày.
* Các bệnh rối loạn sắc tố ở da. Viêm da do bức xạ, do mỹ phẩm và dị ứng da mặt, vảy nến.
+ Liều dùng: 500 mg – 1000 mg/ ngày dùng liên tục 10 – 15 ngày.
* Điều trị HIV và AIDS: Glutathione ức chế sự sao chép virus HIV và làm chậm tiến triển bệnh. Ngoài ra tăng cường miễn dịch ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng cơ hội và chống suy kiệt.
+ Liều dùng: 500 mg – 1000 mg/ ngày dùng liên tục.
* Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn và siêu vi.- Nồng độ GSH cao trong hệ miễn dịch giúp cho sự tăng sinh và biệt hoá các tế bào lympho, đại thực bào.GSH còn ức chế sự sao chépcác loại virus ARN (virus cúm), các virus Herpes.
+ Liều dùng: 500 mg – 1000 mg/ngày.
* Stress tâm lý – Stress cơ học( chấn thương): Liều dùng: 500 mg/ ngày.
* Điều trị vô sinh nam giới liên quan đến số lượng và chất lượng tinh trùng.
+ Liều dùng: 500 mg – 1000 mg/ ngày liên tục trong 2 tháng.
* Giải độc thuốc và kim loại nặng (Arsen, chì, thuỷ ngân, vàng, bạc… Paracetamol, thuốc diệt cỏ, trừ sâu, hoá chất).
+ Liều dùng:1000 mg trong đợt cấp tính.
+ Liều dùng: 500 mg duy trì cho đến khi hồi phục.
*. Hồi phục thể lực trên vận động viên. Liều dùng: 500 mg – 1000 mg/ ngày trong 01 tuần.
*. Viêm loét kết giá mạc, ghép giác mạc. Liều dùng: 500 mg / ngày dùng trong 01 tuần
* Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính( Emphysema).– Các bệnh phổi mãn tính : Liều dùng: 500 mg – 1000 mg/ ngày.
+ Chống chỉ định: Dị ứng với Glutathione.
Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng và đã qua kiểm duyệt của bộ y tế .
Nhà phân phối Dược Phẩm Phú Hải : DT 0945.388.697
Phụ trách Tư vấn sản phẩm TsThienquang: ĐT :0972690610
Website chuyên nghành về Bệnh học nhấp chuột vào đây >>>: Thày thuốc giỏi
Website chuyên Thuốc và biệt dược nhấp chuột vào >>>: Thuốc chữa bệnh
Trung tâm tư vấn và hỗ trợ sản phẩm : BV đa khoa TP Bắc Giang
Trung tâm Tư vân và phân phối sản phẩm Tại TP Hà Nội :
Chi nhánh số 1 :Phòng khám chuyên khoa -Thạc sỹ bác sỹ Bạch Tuấn Long – Phố Bạch mai – HBT – HN
SP có bán tại các Bệnh viên và các nhà thuốc trên toàn quốc
CHUYỂN HÀNG TẬN TAY KHÁCH HÀNG TRÊN TOÀN QUỐC

Có nên xoa bóp khi bị chấn thương phần mềm?

Tôi bị ngã xe máy, tuy không gãy xương nhưng bị sái chân và đụng dập phần mềm.

Chỉ một lúc sau, nơi cổ chân bị sưng to và đau. Có người nói dùng rượu mật gấu để xoa bóp sẽ khỏi, người lại khuyên không nên xoa bóp ngay nếu không sẽ càng sưng. Xin hỏi thế nào là đúng?(Phạm Văn Minh – Vĩnh Phúc)

co-nen-xoa-bop-khi-bi-chan-thuong-phan-mem

Trả lời:

Chào bạn,

Điều trước tiên tôi cần nói là tổn thương các tổ chức mềm như vẹo sái chân cấp tính là không nên xoa bóp, đắp nóng hoặc dán cao bong gân ngay.

Nguyên nhân là tổ chức mềm vì ngã bị tổn thương rồi, cục bộ cơ, dây chằng và gân sẽ bị xé nứt và sự xuất huyết, rạn nứt của mao mạch với mức độ khác nhau. Cho nên sau khi bị tổn thương tại chỗ sẽ xuất hiện sưng đau, có khi bầm tím do đọng máu. Khi mới bị thì xoa bóp, đắp nóng… sẽ khiến mao mạch nơi tổn thương giãn, dẫn đến máu chảy nhiều hơn gây sưng và đau nhiều hơn.

Cách sơ cứu đúng:

Ở kỳ đầu bị tổn thương, nhất là sái chân cấp tính (đang sưng) lập tức tiến hành đắp lạnh (dùng khăn bông hoặc gạc ngâm vào nước lạnh đắp lên tổn thương 2 – 3 phút thay một lần, làm như vậy khoảng 20 – 30 phút).

Nếu ở nhà có nước đá thì cho vào túi ni lông để đắp như trên khoảng 10 – 15 phút. Sau đó dùng thuốc giảm đau, chống phù nề và bất động khớp. Sau 2 – 3 ngày có thể xoa bóp, đắp nóng hoặc dán cao… để xúc tiến sự trao đổi chất của tổ chức bị thương.

BS Nguyễn Văn Thịnh

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Chấn thương giãn dây chằng đầu gối

Trong một lần đá bóng, em tôi bị giãn dây chằng đầu gối, đã đi chữa nhiều nơi nhưng không khỏi. Xin hỏi bác sĩ cách điều trị khỏi hẳn bệnh này. Vũ Thị Vân – ([email protected]
/* */
).

Khi vận động mạnh, đầu gối dễ bị chấn thương với các tổn thương như giãn hoặc đứt dây chằng, rạn rách sụn chêm đầu gối. Ở đầu gối có các dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên… Khi bị đứt hoặc giãn dây chằng này bệnh nhân rất đau. Sau một thời gian hết đau thì cảm giác khớp gối lỏng lẻo.

chan-thuong-gian-day-chang-dau-goi

Sụn chêm chính là phần bọc ngoài cùng của xương chày và ổ khớp gối. Bình thường, mặt sụn chêm nhẵn, có dịch trơn làm giảm ma sát nên xương chày xoay trơn tru trong ổ khớp. Khi bị rách hoặc rạn, bề mặt sụn không còn trơn mà có rãnh vỡ, nên khi di chuyển không trơn tru nữa mà còn ma sát mạnh gây đau. Chụp Xquang có thể thấy có rạn nứt xương. Chụp cộng hưởng từ có thể thấy mức độ giãn, đứt dây chằng, rạn rách sụn chêm.

Điều trị: Chấn thương dây chằng hay bong gân, không nên dùng các loại cao chườm nóng như salonpas, deep heat… vì sẽ làm sưng hơn và đau tăng do dây chằng hoặc cơ bị căng sẽ khó co về trạng thái bình thường.

Nên chườm đá lạnh ngay khi bị chấn thương. Nếu giãn dây chằng nhẹ thì sẽ tự hồi phục sau 1 – 2 tháng nhưng hay bị tái phát, nếu tập luyện phục hồi không đúng cách, sụn chêm sẽ bị sưng to và khó co về trạng thái bình thường.

Tổn thương phức tạp và kéo dài có thể phải dùng cả phương pháp nội khoa và phẫu thuật để điều trị mới khỏi được. Bạn nên đưa em đi khám và điều trị ở khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng.

BS. Trần Văn Phong

(Theo VnExpress)

Bong gân, trật khớp – Chấn thương nhỏ, hậu quả lớn

Trong cuộc sống hiện nay, mọi người đều vội vã, tất bật. Kéo theo đó là sự chủ quan của rất nhiều người đối với vấn đề sức khỏe khi vô tình bị các chấn thương.

Bong gân, trật khớp là tai biến thường gặp trong cuộc sống hằng ngày nếu không sơ cứu, chữa trị kịp thời có thể để lại di chứng về sau.

Nguyên nhân và hệ lụy khi bị bong gân, trật khớp

Bong gân thường xảy ra khi cử động mạnh, đột ngột hay làm một động tác lặp đi lặp lại nhiều lần với cường độ cao: chơi thể thao, bị trượt ngã, tai nạn, phụ nữ đi giày cao gót… từ đó dẫn đến tổn thương mô mềm, bao khớp, phổ biến là các dây chằng. Những khớp xương dễ bị chấn thương bong gân thường gặp ở mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, vai…

Các chấn thương trên thường đưa đến cảm giác đau nhói ở chỗ bị trẹo khớp, gây sưng, bầm tím, đi lại rất khó khăn. Bong gân, trật khớp chia ra các mức độ nặng nhẹ khác nhau, chấn thương nhẹ là khi dây chằng chỉ bị giãn dài một ít, chấn thương nặng khi dây chằng bị rách một phần hoặc bị đứt hoàn toàn.

bong-gan-trat-khop-chan-thuong-nho-hau-qua-lon

Tổn thương tiến triển qua các giai đoạn: Mở đầu là giai đoạn viêm tấy với thời gian 72 giờ sau chấn thương, khi đó, nước hoạt dịch và máu tụ ngấm vào dây chằng bao khớp, có khi tràn cả vào khe khớp.

Trong 36 giờ đầu, cơ thể huy động các tế bào bạch cầu tập trung về nơi tổn thương, các chất histamin, serotonin, prostaglandin được tiết ra gây nên tình trạng thoát máu ngoài mạch, làm phù nề và gây đau nhức vùng tổn thương. Kế đến là giai đoạn hồi phục, vết thương hết sưng nề, xuất hiện các mạch máu mới, các sợi collagen non.

Trong vòng 4-6 tuần, các sợi collagen này gia tăng kích thước và độ bền để đến cuối giai đoạn sẽ đạt được độ đàn hồi như dây chằng khi chưa bị đứt. Ở giai đoạn này, nếu khớp vận động mạnh có thể làm đứt lại dây chằng mới liền.

Nếu không biết cách chữa trị sẽ để lại các hệ lụy như: không thể chơi các môn thể thao, đi đứng khó khăn… Đặc biệt, ảnh hưởng lớn hơn là sụn viền và bao khớp sẽ bị hư hại nhiều hơn nếu bị tổn thương lại, có nguy có gây thoái hóa khớp…

Giải giáp sơ cứu và điều trị kịp thời

Ngay sau chấn thương cần chườm đá hoặc nước lạnh trong 10-15 phút lên chỗ bị đau để làm dịu và giảm sưng. Sau đó, dùng băng cuộn hay vải ép khớp bị bong gân lại rồi đưa người bị thương đến trạm y tế gần nhất để kiểm tra.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của chấn thương mà có cách xử lý kịp thời nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc. Cần nghỉ ngơi, không cử động nhiều nơi bị tổn thương.

Song song đó, dùng thuốc chiết xuất từ dược liệu như Đại hồi, Địa liền, Thiên niên kiện, Quế… xoa bóp tại chỗ đau nhiều lần trong ngày là cách giúp máu huyết lưu thông, làm tan máu bầm, giảm phù nề… từ đó loại bỏ nhanh triệu chứng đau nhức do trật khớp, bong gân.

(Theo Tiền phong)

Bí quyết nhanh chóng “thổi bay” những vết thâm tím

Những vết thâm tím có thể xuất hiện trên da là “kết quả” của quá trình tụ máu do tai nạn, va đập, ngã… Không chỉ gây nên cảm giác đau đớn mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của làn da.

Những mẹo nhỏ đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng “thổi bay” những vết thâm tím xấu xí.

Chườm lạnh

Chườm lạnh là việc bạn nên làm đầu tiên khi bị bầm tím, nó không những giúp bạn có cảm giác dễ chịu, thoải mái thay vì đau đớn như trước đó mà chườm lạnh còn kích thích các mạch máu bị tổn thương co bóp lại, giảm nguy cơ sưng phồng. Đồng nghĩa làm mờ vết bầm tím và hạn chế nguy cơ này.

Chườm nóng

Một ngày sau khi chườm lạnh sử dụng khăn nóng để đắp lên vùng da bị bầm tím. Cách này sẽ giúp cho máu dễ dàng lưu thông.

bi-quyet-nhanh-chong-thoi-bay-nhung-vet-tham-tim

Bơ thực vật

Một số trẻ nhỏ cảm thấy sợ hãi vì cảm giác lạnh buốt khi chườm lạnh thì bạn đừng nên gượng ép bé mà thay vào đó hãy dùng bơ thực vật thoa lên vùng thâm tím. Bơ thực vật cũng sẽ giúp bé hạn chế nguy cơ bị sưng phồng vết thương.

Cải bắp

Dùng lá cải bắp giã nát, ép lấy nước và dùng bông gòn thấm lên vùng da thâm tím. Ngoài khả năng làm giảm vết thâm tím thì cải bắp còn có chứa những hợp chất chống viêm nhiễm.

Hành tươi

Không chỉ là thứ gia vị làm dậy mùi món ăn mà bạn còn có thể dùng củ hành giã nát đắp lên vùng da bị thâm tím nhưng không phải là vết thương hở.

Cây mùi tây

Rất giàu vitamin và có khả năng chữa lành vết thương do bầm tím nhưng không phải vết thương hở. Hãy lấy nước của cây mùi tây đắp lên vùng da bị thâm tím bạn sẽ thấy vùng da nơi đây sóm được cải thiện tình hình.

Mù tạt

Có khả năng đánh tan vết máu bầm, tụ máu gây nên tình trạng thâm tím. Chỉ cần dùng mù tạt đắp lên vùng da thâm tím là đủ.

Giấm

Cắt một vài lát hành khô trộn chung với dấm rượu táo và thoa lên vùng da bị thâm tím.

Vitamin C

Rất có lợi trong việc làm tan những vết máu bầm. Cho nên trong thời gian bị thâm tím bạn nên bổ sung các loại rau xanh và trái cây đặc biệt là các loại trái cây họ cam quýt như cam, quýt, bưởi vào trong chế độ ăn uống hàng ngày vì đây là nguồn cung cấp cho cơ thể đa dạng các loại vitamin đặc biệt là vitamin C.

Kẽm

Kẽm giúp phát triển các tế bào một cách lành mạnh, giúp các vết thương nhanh lành và phòng tránh tình trạng sưng phù. Các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung khoảng 50 – 100 mg kẽm mỗi ngày.

Bột cà phê

Dùng bột cà phê đắp lên vùng da bị thâm tím, sau đó băng gạc lại khoảng 1 giờ đồng hồ.

Tinh dầu dừa

Bạn cũng có thể dùng tinh dầu dừa để thoa lên vùng da bị bầm tím cũng rất hiệu quả.

Mật gấu

Dân gian thường dùng mật gấu để xoa bóp rất hiệu quả trong việc điều trị các vết thâm tím. Nên pha loãng trước khi sử dụng bởi tính năng của mật gấu rất cao, nếu dùng trực tiếp và quá đặc sẽ gây kích ứng cho da. Không dùng mật gấu trên vết thương hở sẽ đi ngược lại mong muốn của bạn.

Rượu gấu tàu hoặc rượu hạt gấc

Hai loại rượu này cũng có thể dùng để xoa bóp sẽ mang lại hiệu quả rất tích cực, giúp giảm đau, nhanh tan máu bầm. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý không được uống loại rượu này sẽ cực độc và cần để xa tầm tay trẻ em phòng ngộ độc.

(Theo Tienphong)

Gãy xương cẳng chân

Gãy hở cẳng chân khá phổ biến ở VN, nơi có số lượng xe gắn máy tham gia giao thông vào hàng đông đảo và nhiều người chạy xe gắn máy ẩu nhất nhì thế giới.

Chưa kể, tổn thương này không đơn giản như nhiều người nghĩ.

Thông thường một trường hợp gãy hở cẳng chân nếu tiến triển tốt cũng mất tám tháng đến một năm để lành xương. Bệnh nhân lại đa số trong tuổi lao động nên tổng chi phí một ca điều trị là rất lớn. Có nhiều trường hợp nhiễm trùng quá nặng phải cắt bỏ cẳng chân, gây tàn phế suốt đời.

gay-xuong
Một phụ nữ đau đớn sau vụ tai nạn – Ảnh: Châu Anh

Hai xương cẳng chân là phần xương được tính từ vùng khớp gối kéo dài đến vùng khớp cổ chân. Gọi là hai xương vì cẳng chân con người có hai xương là xương chày và xương mác. Xương chày to hơn xương mác nhiều lần vì là xương chịu lực chính khi chúng ta đi đứng, chạy nhảy. Xương mác tuy nhỏ hơn nhưng cũng không kém phần quan trọng vì góp phần giữ vững các khớp gối và khớp cổ chân. Mặt trước cẳng chân khi dùng tay sờ vào chúng ta thấy xương cứng đó chính là xương chày. Cũng vì cấu trúc giải phẫu nằm ngay sát dưới da nên khi va chạm và bị gãy, xương chày hay lòi ra ngoài, gây tình trạng gãy hở, tức ổ gãy xương bị thông với môi trường bên ngoài.

Khi bị gãy, xương chày nằm sát dưới da nên đầu xương gãy hay chọc ra ngoài da. Xương sẽ dính nhiều đất cát hay bụi ở đường nên nguy cơ nhiễm trùng rất cao nếu như không được mổ cấp cứu kịp thời. Theo nghiên cứu của chúng tôi, 12 giờ là khoảng thời gian vàng để mổ cắt lọc vết thương, cố định xương gãy nhằm chống lại sự nhiễm trùng. Vết thương để sau thời gian này sẽ bị nhiễm trùng và khi đó việc xử lý hết sức khó khăn.

Khó khăn càng chồng chất do da nằm sát xương rất dễ giập nát, hoại tử khi bị chấn thương. Da chết sẽ làm lộ xương nằm dưới da và làm xương chết nếu không kịp thời dùng da hay cơ che xương lại. Cộng thêm tình trạng thiểu dưỡng của xương do nằm sát da nên khả năng lành của xương chày rất kém. Khi đó sẽ gây ra tình trạng khớp giả xương chày. Bệnh nhân không đi lại được vì xương không lành. Đôi khi chấn thương mạnh làm các mảnh xương vỡ vụn và bay ra ngoài đường. Khi mổ xong, xương không đủ để ráp lại hoàn chỉnh sẽ làm nguy cơ khớp giả cao lên. Các bác sĩ phải dùng nhiều phương pháp kéo dài xương hay ghép xương nhằm giúp xương lành tốt hơn.

Rủi ro trong cuộc sống là khó tránh. Nhưng nếu ý thức một chút để hạn chế bia rượu, đặc biệt vào dịp năm hết tết đến, chạy xe cẩn thận hơn, nhất là chấp hành đúng luật giao thông thì chúng ta đã giúp bản thân và những người xung quanh tránh được tổn thương nặng nề như gãy hở cẳng chân. Mọi người hay nói câu “tết mà” để cho phép mình uống nhiều hơn. Nhưng “tết mà” bị gãy hở cẳng chân thì xem như cả năm con rắn bị xúi quẩy. Tốt nhất là nên nói câu “tết mà, nên phải cẩn thận hơn”.

(Theo Thanhnien)