Lưu trữ cho từ khóa: tiểu đường

Bệnh đái tháo đường có những biến chứng nào?

Biến chứng của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm chậm tiến triển của các biến chứng…

Tôi nghe nói bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thường có những biến chứng cấp tính và mạn tính nhưng không biết đó là những loại biến chứng nào, mức độ nguy hiểm ra sao? Mong tòa soạn giải thích - Lê Thị Hà (Đống Đa, Hà Nội).

benh-dai-thao-duong-co-nhung-bien-chung-nao

Ảnh minh họa.

PGS.TS Tạ Văn Bình

, Viện trưởng Viện Rối loạn chuyển hóa và Đái tháo đường:

Biến chứng của bệnh ĐTĐ là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm chậm tiến triển của các biến chứng và hạn chế mức độ biến chứng bằng cách quản lý tốt bệnh ĐTĐ.

Biến chứng cấp tính là những biến chứng xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh, triệu chứng lâm sàng đa dạng và phong phú. Những biến chứng này đe dọa đến mạng sống của người bệnh, nếu không được cấp cứu kịp thời như hạ glucose máu, nhiễm toan xêtôn và hôn mê nhiễm toan xêtôn, hôn mê do tăng đường máu hay hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, hôn mê nhiễm toan lactic.

Biến chứng mạn tính là những biến chứng xảy ra liên tục và kín đáo, người ta không dễ gì nhận thấy những thay đổi này; mức độ nặng nhẹ của chúng thay đổi theo thời gian, phụ thuộc rất nhiều vào kết quả điều trị bệnh. Những biến chứng này tuy không đe dọa mạng sống của người bệnh một cách “cấp tính” như loại trên, nhưng nó liên tục phá hủy cơ thể người bệnh, thường khi được phát hiện lâm sàng thì biến chứng đã ở giai đoạn muộn.

Các biến chứng đó là: Bệnh mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim; bệnh mạch máu não gây đột quỵ; bệnh mạch máu ngoại vi, hay gặp nhất là bệnh mạch máu chi dưới gây hoại tử dẫn đến cắt cụt chi; tổn thương mạch máu nhỏ gây mù lòa (hay gặp nhất), gây bệnh lý cầu thận, hủy hoại các dây thần kinh; giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng và gây bất lực tình dục hoặc những rối loạn tình dục khác.

Theo Kienthuc.net.vn

Chế độ ăn uống giúp giảm viêm cho người bị tiểu đường

Nghiên cứu của ĐH Linkoping, Thụy Điển chỉ ra rằng chế độ ăn ít carbonhydrat (carb- tinh bột và đường) có thể giúp giảm viêm cho người bị tiểu đường.

Tin liên quan:

  • Chế độ ăn cho người bị tiểu đường
  • Những sai lầm trong chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường
  • Chế độ ăn cho trẻ tiểu đường

Những người bị tiểu đường tuyp 2 thường có mức độ viêm nặng hơn, điều này làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

Trong nghiên cứu này, những người tham gia được sắp xếp ngẫu nhiên và thực hiện chế độ ăn ít carb hoặc ít béo. Các nhà nghiên cứu đã so sánh chế độ ăn ít carb với chế độ ăn ít béo truyền thống qua thời gian 2 năm trên 61 bệnh nhân được chẩn đoán bị tiểu đường tuyp 2.

Họ cũng nghiên cứu ảnh hưởng của những chế độ ăn này lên mức độ viêm với sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa tim, người đã kiểm tra mức độ viêm trong máu. Điều thú vị là, cả hai chế độ ăn này đều có hiệu quả tương tự về giảm cân: cho dù những bệnh nhân này thực hiện chế độ ăn ít béo hoặc ít carb, họ đều cho thấy giảm cân khi kết thúc nghiên cứu (giảm 4 kg).

Nhưng chế độ ăn ít carb cho thấy hàm lượng gluco giảm nhiều hơn đáng kể và sau 6 tháng, mức độ viêm giảm hơn so với những người thực hiện chế độ ăn ít béo.

che-do-an-uong-giup-giam-viem-cho-nguoi-bi-tieu-duong

Chế độ ăn ít carbonhydrat (carb- tinh bột và đường) có thể giúp giảm viêm cho người bị tiểu đường. Ảnh minh họa

Chế độ ăn cho người bị tiểu đường từng gây rất nhiều tranh cãi với nhiều ý kiến cho rằng chế độ ăn ít carb không mang lại bất cứ lợi ích nào cho người bị tiểu đường.

Nhưng gần đây, Hiệp hội tiểu đường Mỹ đã coi chế độ ăn ít carb là lựa chọn khả thi cho bệnh nhân tiểu đường. Trước đó họ cho rằng không có đủ bằng chứng cho thấy chế độ ăn ít carb là lành mạnh và hiệu quả và thay vào đó đề nghị chế độ ăn ít chất béo.

Lời khuyên trong chế độ ăn uống đối với bệnh nhân tiểu tháo đường:

- Chia thành nhiều bữa trong ngày, không bỏ bữa, ăn đúng giờ: Bệnh nhân tiểu đường có thể dùng cùng các loại thực phẩm như mọi người nhưng với số lượng vừa phải, ăn đúng giờ để thích hợp với mức độ đường huyết và liều lượng các thuốc hạ đường huyết đang dùng.

- Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt với hàm lượng chất xơ, khoáng chất và vitamin cao cũng là một lựa chọn lành mạnh khác trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường. Theo các chuyên gia, ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2-30%.

- Không uống bia rượu và các chất kích thích; Rượu bia và các chất kích thích sẽ làm cho lượng đường trong máu lập tức tăng cao không khống chế được. Còn khi thường xuyên uống rượu mà không ăn thức ăn thì làm chậm quá trình phân giải đường nguyên chất ở gan, làm lượng đường trong máu giảm xuống, xuất hiện triệu chứng đường máu thấp. Vì vậy, bạn nên hạn chế uống rượu cho dù bạn có bị bệnh tiểu đường hay không và người bị tiểu đường thì càng nên tránh uống rượu.

Theo Afamily.vn

5 nguyên tắc mà bệnh nhân tiểu đường tuyệt đối cần lưu ý

Một trong những biến chứng nặng nhất của bệnh thường xuất hiện ở chân. Để phòng tránh biến chứng ở chân, bệnh nhân tiểu đường cần chú ý những điểm sau.

Dưới đây là 5 nguyên tắc mà bệnh nhân tiểu đường tuyệt đối cần lưu ý để đề phòng các biến chứng ở chân có thể xảy ra.

Nguyên tắc 1: Nghiêm khắc khống chể lượng đường trong máu

Chỉ có lượng đường trong máu ở mức bình thường mới có thể phòng tránh các biến chứng liên quan đến chân ở các bệnh nhân tiểu đường. Lượng đường huyết quá cao trong một thời gian dài thường gây trở ngại trong việc cung cấp dinh dưỡng cho các tế bào thần kinh, dẫn đến biến chứng.

Lượng đường huyết không ổn định và thường xuyên bị tăng lên là nguyên nhân chính dẫn đến chân bị lở loét và phải cưa chân của các bệnh nhân tiểu đường. Khả năng phải cưa chân ở những người có lượng đường huyết không ổn định cao gấp 2 lần so với những người có lượng đường huyết ổn định.

5-nguyen-tac-ma-benh-nhan-tieu-duong-tuyet-doi-can-luu-y

Ảnh minh họa

Nguyên tắc 2: Khống chế lượng thức ăn

Liệu pháp ăn uống là nguyên tắc cơ bản của bệnh nhân tiểu đường. Người bị bệnh tiểu đường nên ăn đúng giờ đúng lượng, phối hợp thức ăn 3 bữa hợp lí, đầy đủ protein và các loại vitamin, tuyệt đối tránh những thức ăn có hàm lượng đường và cholesterol cao, cố gắng chú ý đi ra ngoài ăn hoặc ăn tiệc để có thể kiểm soát được lượng thức ăn mình ăn. Khống chế lượng thức ăn không phải là để mình đói mà điều quan trọng là phải làm sao để tổng lượng thức ăn đưa vào cơ thể không làm cho lượng đường trong máu tăng lên đột ngột và quá cao.

Nguyên tắc 3: Chăm sóc chân một cách hợp lí

Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường chỉ chú ý đến đường huyết mà không chú ý đến chăm sóc chân mình mà một trong những biến chứng nặng nhất của bệnh thường xuất hiện ở chân. Để chăm sóc chân một cách hợp lý, bệnh nhân tiểu đường cần chú ý những điểm sau:

- Giữ cho chân không bị thương, chú ý vệ sinh chân và giầy, dép, tất… mỗi ngày. Có thể dùng nước ấm (39~40 độ) để ngâm chân , sau khi rửa chân nên dùng khăn hoặc giấy lau khô chân. Vào mùa đông sau khi rửa chân chú ý không dùng túi nước nóng hoặc lò sưởi, đệm nhiệt để sưởi ấm. Vùng da chân bị khô thì nên dùng dầu thực vật bôi.

- Đi giày chú ý giữ cho chân thông thoáng và không bị chật quá, đặc biệt không được đi chân không. Đi tất không được quá rộng và quá chật để không ảnh hưởng đến máu lưu thông ở chân. Trước khi đi giày chú ý kiểm tra xem trong giày có đồ vật lạ hay không, để đỡ bị chai chân, bởi vì đối với những bệnh nhân tiểu đường, những nơi chai chân thường rất dễ bị lở loét.

- Lúc cắt móng chân cần phải cẩn thận, định kì cắt móng chân, ngâm chân với nước nóng trước khi cắt móng chân để cho mềm móng, dễ cắt. Cắt móng chân không được quá sát với vùng da để không bị làm tổn thương các viền móng chân mà dẫn đến bị viêm nhiễm. Những bệnh nhân có chai chân không nên tự ý cắt và mài, nên để những người có kinh nghiệm làm giúp việc này.

- Học cách biết kiểm tra chân. Nếu như phát hiện màu sắc và nhiệt độ vùng da ở chân thay đổi, cảm giác ở chân khác lạ chứ không bình thường như ngày trước, móng chân biến dạng…thì cần lập tức đi khám để được điều trị.

5-nguyen-tac-ma-benh-nhan-tieu-duong-tuyet-doi-can-luu-y

Ảnh minh họa

Nguyên tắc 4: Giảm áp lực cho chân

Giảm bớt áp lực cho chân là cách tốt nhất thúc đẩy quá trình phục hồi của tình trạng lở loét ở bàn chân. Trong đó chủ yếu là giảm trọng lượng cơ thể. Những vết lở loét 90% là ở những vị trí chịu trọng lực lớn.Vì vậy nên giảm trọng lượng và chọn giày phù hợp, tránh đi bộ quá nhiều và quá lâu, cố gắng nằm nghỉ ngơi khi mệt mỏi.

Nguyên tắc 5: Xoa bóp cho chân

Thúc đẩy lưu thông máu ở vùng máu ngoại vi bằng cách quan sát hoạt động (sức đập) và độ đàn hồi của động mạch chân và cả nhiệt độ của các vùng da ở chân. Mỗi ngày xoa bóp 3 lần vào sáng, chiều, tối, mỗi lần 30 phút, động tác nhẹ nhàng, bắt đầu từ ngón chân hướng lên trên xoa bóp, có chức năng cải thiện vi tuần hoàn máu, có lợi cho các vết thương hồi phục.Bệnh nhân người cao tuổi chú ý giữ ấm, và cố gắng vận động chân nhẹ nhàng.

Cách làm: Nằm ngửa, giơ cao bên chân bị bệnh tầm 45 độ, duy trì tầm 2 phút, sau đó thả lỏng hạ thấp 2 phút, nằm nghiêng chân 2-5 phút, làm lại liên tục 5~10 lần.Bàn chân và ngón chân vận động hướng lên trên, dưới, trong, ngoài mỗi bên 10-20 lần, sáng tối làm tầm 10 phút, phương pháp này có tác dụng thúc đẩy máu xuống chi dưới.

Theo Afamily.vn

Bàn tay bị yếu có phải do bệnh đái tháo đường?

Tôi bị bệnh đái tháo đường hơn một năm nay. Gần đây tôi thấy da ở bàn tay bị dày lên, khó cử động các khớp ngón tay. Có phải do bệnh đái tháo đường gây yếu bàn tay của tôi không, thưa bác sĩ.

Nguyễn Thị Biên (Thanh Hóa)

ban-tay-bi-yeu-co-phai-do-benh-dai-thao-duong

Ảnh minh họa – Internet

Chào bạn,

Ở những bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường týp 1 lâu năm, týp 2 và những người mới mắc bệnh có thể bị biến chứng bàn tay. Biểu hiện biến chứng ở bàn tay gồm: hội chứng bàn tay cứng, với các triệu chứng da bị dày lên, xơ cứng, hạn chế vận động khớp làm cho ngón tay không thể gấp và duỗi hết do xơ hóa các bao gân duỗi và gấp ngón tay.

Nếu bệnh nặng, bệnh nhân không thể áp sát 2 lòng bàn tay vào nhau, khi đó gọi là dấu hiệu “bàn tay tư thế cầu nguyện”. Hội chứng ngón tay lò xo: ngón tay của bệnh nhân như bị khóa cứng lại không thể duỗi ra được mà phải cố gắng bật mạnh ra, hoặc lấy ngón tay khác bẻ ra, kèm theo tiếng “phựt”, nên người bệnh cảm nhận được như bật lò xo.

Hội chứng Duputren: co rút ngón tay, hay gặp ở ngón đeo nhẫn, ngón trỏ. Hội chứng đường hầm cổ tay: bệnh nhân có cảm giác bỏng rát, tê bì hoặc mất cảm giác ở những vùng mà thần kinh giữa chi phối như các ngón 1, 2, 3 và nửa trong ngón 4, kèm theo đau, đau tăng khi gấp duỗi cổ tay, yếu cơ, teo cơ. Bạn nên đến khám ở bệnh viện đã điều trị bệnh đái tháo đường cho bạn để được chẩn đoán, đánh giá tổn thương và điều trị kịp thời biến chứng bàn tay của bệnh đái tháo đường.

BS Nguyễn Bằng Việt

Theo Suckhoedoisong.vn

Bà bầu ăn thực phẩm chiên rán dễ bị tiểu đường

Theo một nghiên cứu gần đây, bà bầu ăn thực phẩm chiên rán hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp đôi so với người bình thường.

Theo thông tin từ trang Dailymail, các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard ở Mỹ đã chỉ ra rằng chiên rán khiến thực phẩm trở nên độc hại hơn và ảnh hưởng đến cách cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu.

Tiểu đường trong thai kì xảy ra khi cơ thể phụ nữ mang thai không sản xuất đủ insulin khiến lượng đường trong máu của họ để trở nên cao bất thường. Insulin là một nội tiết tố có khả năng làm hạ đường máu bằng cách giúp đường vào trong tế bào để sản xuất ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể.

Nếu không được phát hiện và điều trị, tiểu đường trong thai kì có thể dẫn đến sinh non, em bé to bất thường hoặc trường hợp xấu nhất là chết ngay sau khi sinh.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard và Sở Y tế của Chính phủ Mỹ đã xem xét dữ liệu trên 15 027 phụ nữ trong khoảng thời gian mười năm. Tất cả đã điền vào bảng câu hỏi về chế độ ăn và lối sống bao gồm mức độ thường xuyên ăn thực phẩm chiên, thịt, trái cây và rau quả, họ uống bao nhiêu nước và liệu họ có hút thuốc hay không.

Những phụ nữ đã ăn thực phẩm chiên rán bảy lần một tuần có 88 phần trăm khả năng phát triển bệnh tiểu đường trong thai kỳ so với những người ăn nó ít hơn một lần một tuần.

ba-bau-an-thuc-pham-chien-ran-de-bi-tieu-duong

Bà bầu không nên ăn thực phẩm chiên rán để tránh bệnh tiểu đường. Ảnh: internet

Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Diabetologia cũng chỉ ra rằng ăn thực phẩm chiên rán 4 đến 6 lần một tuần làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 16 phần trăm.

Trưởng nhóm nghiên cứu – Tiến sĩ Cuilin Zhang (Viện Quốc gia về Sức khỏe Trẻ em và Phát triển con người của Chính phủ Mỹ) chỉ ra rằng thực phẩm chiên rán chứa transfats có thể làm suy yếu ảnh hưởng của insulin

.Tiến sĩ Zhang cũng kêu gọi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên cắt giảm việc sử dụng thực phẩm chiên để giảm thiểu khả năng mắc bệnh tiểu đường.

Tiến sĩ Zhang còn phát biểu: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tiềm năng lợi ích của việc hạn chế tiêu thụ thực phẩm chiên rán trong việc phòng chống bệnh tiểu đường ở thai kỳ của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.”

Các triệu chứng khi mắc bệnh tiểu đường trong thai kì cũng giống như bình thường, bao gồm khát nước, cần đi vệ sinh và mệt mỏi. Nó có thể được điều trị bằng chế độ ăn uống khoa học hoặc uống thuốc để hạ thấp lượng đường trong máu.

Phụ nữ có bị thừa cân, tuổi trên 25 hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường càng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Tiến sĩ Richard Elliott đến từ Anh cho biết: “Nghiên cứu này không cho thấy ăn các loại thực phẩm chiên rán là một nguyên nhân trực tiếp của bệnh tiểu đường trong thai kỳ nhưng nó làm nổi bật mối liên hệ giữa chế độ ăn uống không lành mạnh và sự tăng cân sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ông cho biết thêm: “Điều quan trọng là những phụ nữ dự định có thai nên sống một lối sống lành mạnh bằng cách xây dựng chế độ ăn uống cân bằng cộng với tập thể dục thường xuyên để giảm thiểu nguy cơ”.

“Một khi được chẩn đoán, phụ nữ bị tiểu đường trong thai kỳ phải được hỗ trợ để quản lý tình trạng này vì trong một số trường hợp, nếu không chữa trị có thể dẫn đến biến chứng như thai chết lưu và nguy cơ bắt buộc phải mổ lấy thai cũng cao hơn”.

Theo Vietq.vn

Uống sữa dễ gây ung thư và tiểu đường

Theo nghiên cứu, sữa có nguy cơ gây ra vô số bệnh như eczema, hen suyễn và tăng cân. Thậm chí, nhiều bằng chứng khoa học còn phát hiện thấy sữa dễ gây ung thư và tiểu đường.

Thông tin về một số tác hại từ sữa mà người tiêu dùng có thể chưa hề hay biết.

Sữa chứa hormon gây ung thư

Sữa bò chứa hàng loạt các hormon từ bò. Điều này càng minh chứng rõ sản phẩm có nguy cơ gây ung thư cao, đặc biệt là ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến cho người sử dụng.

uong-sua-de-gay-ung-thu-va-tieu-duong

Sữa có khả năng gây ung thư cho người sử dụng. Ảnh minh họa

Thực tế, một lượng lớn estrogen và progesterone đang tồn tại trong sữa. Ngoài ra, hormon tăng trưởng cũng được tiêm vào bò sữa hàng tuần giúp chúng phát triển nhanh hơn và sản xuất nhiều sữa hơn.

Vì vậy, khi người tiêu dùng uống sữa bò cũng đồng nghĩa với việc hoạt chất tăng trưởng IGF-1 sẽ phát tán gây ra hàng loạt bệnh tật, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, tăng huyết áp, tiểu đường và bệnh nữ hóa tuyến vú ở nam giới (hiện tượng ngực phát triển bất thường ở nam giới).

Sữa giàu chất đạm gây ung thư và tiểu đường

Trong cuốn “Nghiên cứu Trung Quốc”, một cuộc nghiên cứu dinh dưỡng lớn nhất từng được thực hiện, Tiến sĩ T. Colin Campbell, một giáo sư danh dự trong dinh dưỡng hóa sinh tại Đại học Cornell, Mỹ, đã giải thích mối tương quan giữa nguy cơ ung thư và việc tiêu thụ chất đạm động vật.

Ông nhận thấy rằng, đạm trong sữa góp phần thúc đẩy mọi giai đoạn ung thư trong cơ thể. Mặt khác, lượng tế bào ung thư cũng có thể kiểm soát được dựa vào chế độ ăn.Thêm nữa, sữa còn tiềm ẩn nhiều nguy hại gây ra hàng loạt căn bệnh như cường giáp, suy giáp, viêm khớp dạng thấp, bệnh đa xơ cứng, tiểu đường loại 1 và bệnh lở ngoài da.

Sữa gây hại cho làn da

Sữa có thể là nguyên nhân gây bệnh eczema, mụn trứng cá và nhiều bệnh về da khác.

uong-sua-de-gay-ung-thu-va-tieu-duong

Sữa còn có nguy cơ gây hại cho da. Ảnh minh họa

Trên thực tế, hoạt chất trung gian tăng trưởng IGF-1 dễ gây hiện tượng viêm, mụn trứng cá, tấy đỏ và đau nhức trên da. Ngoài ra, sữa còn khiến da người dùng sản xuất bã nhờn dư thừa (dầu) làm lỗ chân lông bị tắc nhiều hơn, xuất hiện nhiều mụn trứng cá hơn và khiến làn da trở nên đen sạm.

Ngộ nhận về sữa và canxi

Hầu hết mọi người đều cho rằng, uống sữa sẽ giúp con người tăng cường canxi trong cơ thể cho xương chắc khỏe và phát triển tốt. Tuy nhiên, một thử nghiệm lâm sàng lại cho kết quả ngược lại. Cuộc  Nghiên cứu sức khỏe của y tá Harvard (Mỹ) đã theo dõi hơn 75.000 phụ nữ trong vòng 12 năm. Kết quả cho thấy, sữa không có tác dụng bảo vệ xương chắc khỏe.

Ngược lại, lượng canxi trong các sản phẩm làm từ sữa lại có thể khiến nguy cơ gãy xương ở mức cao hơn. Nguyên nhân là do sữa vào cơ thể có tính axit rất cao. Vì vậy, để vô hiệu hóa lượng axit này, cơ thể buộc phải chiết khoáng chất từ xương ra để cố gắng cân bằng và tiêu hóa nó.

Theo Vietq.vn

Bệnh đái tháo đường và vùng nguy hiểm

Đái tháo đường (ĐTĐ) hiện được coi là một vấn đề sức khỏe toàn cầu và có thể nói đây là một đại dịch mà con người đang phải đối phó. Điều này hoàn toàn đúng khi xem xét về cả phương diện số người đã, đang và sẽ bị bệnh cũng như biến chứng mà người bị bệnh có thể gặp.

Vùng nguy hiểm là gì?

Rất nhiều nghiên cứu y học đã chứng minh rằng bệnh ĐTĐ có những vùng đường huyết nguy hiểm. Đó là khi đường huyết quá thấp hoặc quá cao. Đường huyết xuống thấp dưới 60mg/dl có thể dẫn đến tình trạng hôn mê, thậm chí tử vong còn đường huyết tăng cao hơn 180mg/dl có thể gây tổn thương nhiều bộ phận quan trọng trong cơ thể như tim, mạch máu, mắt, thận và thần kinh. Trung bình cứ 10 người bị ĐTĐ thì có 8 người bị mắc bệnh tim mạch và có tới 75% số ca tử vong ở người bệnh ĐTĐ týp 2 có liên quan đến bệnh tim mạch, chủ yếu do nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Bệnh thận do ĐTĐ là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận giai đoạn cuối, còn bệnh võng mạc do ĐTĐ cũng là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa.

vungnguyhiem

Kiểm tra thị lực cho bệnh nhân tiểu đường. Ảnh: TM

Vùng nguy hiểm gây biến chứng thầm lặng

Vùng nguy hiểm của bệnh ĐTĐ là một khái niệm không hề mới đối với các thầy thuốc nhưng với bệnh nhân ĐTĐ thì còn rất nhiều người chưa biết hoặc có biết nhưng không hiểu rõ tầm quan trọng, ý nghĩa của khái niệm này. Trở ngại lớn nhất trong việc điều trị thành công bệnh ĐTĐ hiện nay không phải do thiếu trang thiết bị, thuốc, thiếu cơ sở điều trị hay thiếu thầy thuốc chuyên khoa mà chính là sự chủ quan và thiếu hiểu biết của người bệnh. Có rất nhiều người dù đã được cảnh báo nhưng vẫn chưa thấy hết được sự nguy hiểm của bệnh ĐTĐ vì “không thấy” có biến chứng. Do đó, họ ít quan tâm đến đường huyết của họ là bao nhiêu, cần thay đổi lối sống như thế nào để kiểm soát bệnh tốt. Chính vì sự thiếu hiểu biết về bệnh nên những người này rất ít đi khám và làm xét nghiệm ĐM, có thể 2-3 tháng hoặc 6 tháng, có khi hàng năm mới đi kiểm tra đường huyết một lần.

Trong thực tế, chỉ khi ĐM rất cao (trên 300mg/dl>16,5mmol/l) thì người bệnh mới có một số triệu chứng như mệt mỏi, đi tiểu nhiều và khát nước… Còn khi ĐM cao trong khoảng 126-300mg/dl (7-16,5 mmol/l) thì người bệnh sẽ hầu như không cảm nhận được, bởi nó không gây đau đớn cũng không gây mệt mỏi hay khó chịu. Nhưng đó lại chính là lý do vì sao bệnh ĐTĐ lại gây ra biến chứng như vậy, bởi khi xuất hiện các triệu chứng thì các biến chứng do ĐTĐ gây ra đã trở nên nặng nề. Đa số bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có thể sống hàng tháng thậm chí hàng năm với mức ĐH cao mà không hề biết là nhiều bộ phận trong cơ thể đang bị phá huỷ dần. Tại thời điểm đã có biến chứng thì dù có được điều trị tích cực và tốn kém thì hiệu quả điều trị thường là rất thấp. Như vậy nếu chờ đến khi có các triệu chứng mới bắt đầu điều trị là đã quá muộn.

Phát hiện sớm – giảm tỉ lệ biến chứng

Không chỉ đơn giản là chỉ có người đã được xác nhận bị bệnh có thể chịu các biến chứng này mà cả những người bị bệnh song chưa được phát hiện cũng chịu chung số phận. Điều mà các thầy thuốc nghiên cứu bệnh ĐTĐ quan tâm đó là không phải chỉ có người có biểu hiện triệu chứng mới là người bị bệnh mà vấn đề chính là làm thế nào để phát hiện sớm bệnh và giáo dục cộng đồng ý thức phát hiện bệnh sớm mới hy vọng ngăn ngừa được biến chứng do bệnh gây ra.

Phát hiện bệnh muộn và điều trị chậm trễ hay không đúng cũng góp phần làm tăng chi phí y tế và giảm chất lượng cuộc sống của người bị bệnh. Có thể làm giảm đáng kể hay làm chậm trễ xuất hiện các biến chứng do bệnh và giảm chi phí chăm sóc y tế nếu bệnh nhân ĐTĐ được kiểm soát “chặt chẽ” tình trạng tăng đường huyết của họ. Điều này chỉ có thể đạt được khi kết hợp đồng bộ các biện pháp phát hiện sớm bệnh, cải thiện chất lượng chăm sóc y tế và giáo dục người bệnh.

Một trong các mục tiêu quan trọng của các chương trình giáo dục cho người bệnh giúp họ nâng cao ý thức điều trị sớm bệnh ĐTĐ và cùng phối hợp với thầy thuốc kiểm soát thật tốt mức đường trong máu của họ là làm cho bệnh nhân hiểu rõ vùng “an toàn” của đường huyết và tránh không để đường huyết của mình tăng quá cao vào vùng “nguy hiểm”. Nói đơn giản, đó là người bệnh cần hiểu rõ là khi nồng độ đường trong máu của họ không còn “bình thường” đó là họ đã có nguy cơ bị biến chứng thực sự mà không cần chờ có đủ các triệu chứng của bệnh hay xuất hiện các biến chứng mới cần được chăm sóc y tế. Phát hiện bệnh sớm, được chăm sóc y tế đúng và sớm chính là biện phát tốt nhất để sống “an toàn” với bệnh đái tháo đường. “Hãy tránh xa vùng nguy hiểm” – một khẩu hiệu không bao giờ cũ đối với người bệnh đái tháo đường và những người có nguy cơ bị bệnh trong tương lai.

Dự án Phòng chống đái tháo đường Quốc gia

Theo Suckhoevadoisong.net

Bệnh tiểu đường thai kỳ có khác bệnh tiểu đường thông thường?

Bị bệnh tiểu đường thai kì nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, thậm chí tăng nguy cơ dị tật thai nhi.R

Em mang thai được 7 tháng, trong lần khám thai vừa rồi, bác sĩ nói em cần ăn ít đường và tinh bột để tránh bị tiểu đường thai kì. Em mới chỉ nghe nói về bệnh tiểu đường chứ không biết bệnh tiểu đường thai kì. Bác sĩ cho em hỏi bệnh tiểu đường thai kì có khác gì so với bệnh tiểu đường nói chung không? Và em phải làm sao để bệnh này không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Em xin cảm ơn bác sĩ! - (Hồng Hà)

benh-tieu-duong-thai-ky-co-khac-benh-tieu-duong-thong-thuong

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Bạn Hồng Hà thân mến,

Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào. Có thể nói bệnh tiểu đường thai kì chính là một thể của bệnh tiểu đường, sở dĩ người ta gọi là tiểu đường thai kì vì tình trạng này chỉ xuất hiện trong thời gian người phụ nữ mang thai và sẽ tự biến mất trước hoặc sau khi sinh. Nếu sau khi sinh 6 tuần mà người phụ nữ vẫn còn các triệu chứng của bệnh tiểu đường thì lúc đó được coi là bị bệnh tiểu đường chứ không còn là tiểu đường thai kì nữa.

Nếu bác sĩ đã cảnh báo nguy cơ bạn có thể bị tiểu đường thai kì thì bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để phòng bệnh. Bị bệnh tiểu đường thai kì nếu không  được điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai.

Đối với sức khỏe của người mẹ: Nguy cơ tiền sản giật tăng 4 lần, nhiễm trùng dễ xảy ra và thường nặng nề hơn, nhất là viêm thận, bể thận; dễ băng huyết sau sinh và thai to có thể gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp cho mẹ.

Đối với thai nhi: Người mẹ bị tiểu đường thai kì có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, trọng lượng thai tăng nên gây sanh khó và sang chấn lúc sinh như trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay… Một số trẻ còn có thể bị suy hô hấp do sự trưởng thành của phổi bị ảnh hưởng do insulin tăng cao, rối loạn chuyển hóa như hạ đường huyết, hạ canxi huyết…

Thai phụ bị tiểu đường thai kì cần thực hiện chế độ ăn uống theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cần được theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết và điều chỉnh liều thuốc. Ngoài ra, cần thực hiện các xét nghiệm khác để đánh giá sức khoẻ của thai nhi, siêu âm máu để theo dõi những thay đổi hệ thống mạch máu có thể làm tổn hại đến thai nhi.

Để phòng bệnh tiểu đường thai kì, bạn cần thực hiện theo lưu ý của bác sĩ. Cách đơn giản nhất là thay đổi chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng của người mẹ thường cao hơn so với lúc không mang bầu nên bạn cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để thay đổi chế độ ăn uống cho mình. Ngoài việc hạn chế ăn tinh bột, bạn cần ăn ít đường và thực hiện các biện pháp giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu, bao gồm thường xuyên vận động nhẹ nhàng. Trong tập luyện, người bệnh cần giữ nhịp tim không vượt quá 140 lần/phút, không nên để tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài và tránh tập luyện quá sức. Cũng như các bà mẹ mang thai khác, người mẹ bị tiểu đường thai kì nên đi bộ hoặc bơi lội nếu có điều kiện.

Chúc mẹ con bạn khỏe mạnh!

Theo Afamily.vn

Bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ thừa cân tiểu đường

Nhiều người nghĩ rằng bỏ bữa sáng sẽ giúp giảm cân nhanh chóng nhưng trên thực tế nó lại là nguyên nhân của sự thừa cân và tiểu đường.

bo bua sang

Nếu bạn xem bỏ bữa là một phần trong kế hoạch giảm cân của mình thì điều đó hoàn toàn sai lầm. Bởi vì, bỏ bữa chỉ có hại mà không hề có lợi cho cơ thể. Việc bỏ bữa không chỉ làm mất đi các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể mà còn tác động mạnh mẽ tới quá trình trao đổi chất, từ đó đẩy bạn vào tình trạng tăng cân và tiểu đường.

Hầu hết mọi người bỏ bữa sáng vì nghĩ rằng làm như vậy sẽ giúp họ giảm cân nhanh chóng. Trên thực tế, điều này lại có những ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới quá trình trao đổi chất.

Trao đổi chất là quá trình phân hóa thức ăn thành những phần nhỏ hơn, những dưỡng chất khác nhau, cho việc hấp thụ của cơ thể, từ đó giúp bạn tỉnh táo, khỏe mạnh trong suốt ngày dài. Khi bạn bỏ bữa, quá trình này không hoạt động khiến thức ăn không được hấp thụ hoàn toàn. Và kết quả là chúng tích tụ trong cơ thể dưới dạng chất béo.

Bên cạnh đó, việc bỏ bữa cũng tác động mạnh mẽ tới lượng đường trong máu. Trong suốt quá trình trao đổi chất, một phần thức ăn bạn đưa vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành chất béo, một lượng khác được hấp thụ vào máu dưới dạng đường để cung cấp năng lượng cho ngày dài hoạt động. Vì vậy, nếu bạn không ăn uống đầy đủ, đúng chế độ, lượng đường trong máu sẽ bị giảm đáng kể, và trong trường hợp tình trạng này kéo dài, khả năng bạn bị mắc bệnh tiểu đường là rất cao.

Do đó, hãy ăn uống đầy đủ và đúng giờ, đồng thời tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để có 1 cơ thể khỏe mạnh, một thân hình như ý.

Theo nld.com.vn

Singapore áp dụng phương pháp điều trị tiểu đường bằng giòi

Nhiều bệnh viện tại Singapore đang bắt đầu áp dụng phương pháp trị liệu bằng giòi đối với bệnh tiểu đường.

Theo các bác sĩ, liệu pháp này đẩy nhanh quá trình loại bỏ các mô và tế bào chết trong khi vẫn giúp làm giảm vi khuẩn trong các vết thương, giúp vết thương mau lành và tránh việc phải cắt cụt chi nếu nhiễm trùng nặng. Phòng thí nghiệm Science Park của Công ty Origin Scientia chính là nơi sản xuất ra những con giòi này. Theo một nghiên cứu mà công ty tiến hành trên 14 bệnh nhân cho thấy, 2/3 trong số này tránh được việc phải cắt cụt chi sau khi trải qua điều trị với giòi. Hồi đầu năm 2013, bệnh nhân bị tiểu đường Subramaniam Manikam (56 tuổi) bị thương ở gót chân. Sau 5 cuộc điều trị với giòi, vết thương của ông hiện đang hồi phục tốt.

Theo Anninhthudo.vn