Lưu trữ cho từ khóa: bệnh nhân tiểu đường

5 nguyên tắc mà bệnh nhân tiểu đường tuyệt đối cần lưu ý

Một trong những biến chứng nặng nhất của bệnh thường xuất hiện ở chân. Để phòng tránh biến chứng ở chân, bệnh nhân tiểu đường cần chú ý những điểm sau.

Dưới đây là 5 nguyên tắc mà bệnh nhân tiểu đường tuyệt đối cần lưu ý để đề phòng các biến chứng ở chân có thể xảy ra.

Nguyên tắc 1: Nghiêm khắc khống chể lượng đường trong máu

Chỉ có lượng đường trong máu ở mức bình thường mới có thể phòng tránh các biến chứng liên quan đến chân ở các bệnh nhân tiểu đường. Lượng đường huyết quá cao trong một thời gian dài thường gây trở ngại trong việc cung cấp dinh dưỡng cho các tế bào thần kinh, dẫn đến biến chứng.

Lượng đường huyết không ổn định và thường xuyên bị tăng lên là nguyên nhân chính dẫn đến chân bị lở loét và phải cưa chân của các bệnh nhân tiểu đường. Khả năng phải cưa chân ở những người có lượng đường huyết không ổn định cao gấp 2 lần so với những người có lượng đường huyết ổn định.

5-nguyen-tac-ma-benh-nhan-tieu-duong-tuyet-doi-can-luu-y

Ảnh minh họa

Nguyên tắc 2: Khống chế lượng thức ăn

Liệu pháp ăn uống là nguyên tắc cơ bản của bệnh nhân tiểu đường. Người bị bệnh tiểu đường nên ăn đúng giờ đúng lượng, phối hợp thức ăn 3 bữa hợp lí, đầy đủ protein và các loại vitamin, tuyệt đối tránh những thức ăn có hàm lượng đường và cholesterol cao, cố gắng chú ý đi ra ngoài ăn hoặc ăn tiệc để có thể kiểm soát được lượng thức ăn mình ăn. Khống chế lượng thức ăn không phải là để mình đói mà điều quan trọng là phải làm sao để tổng lượng thức ăn đưa vào cơ thể không làm cho lượng đường trong máu tăng lên đột ngột và quá cao.

Nguyên tắc 3: Chăm sóc chân một cách hợp lí

Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường chỉ chú ý đến đường huyết mà không chú ý đến chăm sóc chân mình mà một trong những biến chứng nặng nhất của bệnh thường xuất hiện ở chân. Để chăm sóc chân một cách hợp lý, bệnh nhân tiểu đường cần chú ý những điểm sau:

- Giữ cho chân không bị thương, chú ý vệ sinh chân và giầy, dép, tất… mỗi ngày. Có thể dùng nước ấm (39~40 độ) để ngâm chân , sau khi rửa chân nên dùng khăn hoặc giấy lau khô chân. Vào mùa đông sau khi rửa chân chú ý không dùng túi nước nóng hoặc lò sưởi, đệm nhiệt để sưởi ấm. Vùng da chân bị khô thì nên dùng dầu thực vật bôi.

- Đi giày chú ý giữ cho chân thông thoáng và không bị chật quá, đặc biệt không được đi chân không. Đi tất không được quá rộng và quá chật để không ảnh hưởng đến máu lưu thông ở chân. Trước khi đi giày chú ý kiểm tra xem trong giày có đồ vật lạ hay không, để đỡ bị chai chân, bởi vì đối với những bệnh nhân tiểu đường, những nơi chai chân thường rất dễ bị lở loét.

- Lúc cắt móng chân cần phải cẩn thận, định kì cắt móng chân, ngâm chân với nước nóng trước khi cắt móng chân để cho mềm móng, dễ cắt. Cắt móng chân không được quá sát với vùng da để không bị làm tổn thương các viền móng chân mà dẫn đến bị viêm nhiễm. Những bệnh nhân có chai chân không nên tự ý cắt và mài, nên để những người có kinh nghiệm làm giúp việc này.

- Học cách biết kiểm tra chân. Nếu như phát hiện màu sắc và nhiệt độ vùng da ở chân thay đổi, cảm giác ở chân khác lạ chứ không bình thường như ngày trước, móng chân biến dạng…thì cần lập tức đi khám để được điều trị.

5-nguyen-tac-ma-benh-nhan-tieu-duong-tuyet-doi-can-luu-y

Ảnh minh họa

Nguyên tắc 4: Giảm áp lực cho chân

Giảm bớt áp lực cho chân là cách tốt nhất thúc đẩy quá trình phục hồi của tình trạng lở loét ở bàn chân. Trong đó chủ yếu là giảm trọng lượng cơ thể. Những vết lở loét 90% là ở những vị trí chịu trọng lực lớn.Vì vậy nên giảm trọng lượng và chọn giày phù hợp, tránh đi bộ quá nhiều và quá lâu, cố gắng nằm nghỉ ngơi khi mệt mỏi.

Nguyên tắc 5: Xoa bóp cho chân

Thúc đẩy lưu thông máu ở vùng máu ngoại vi bằng cách quan sát hoạt động (sức đập) và độ đàn hồi của động mạch chân và cả nhiệt độ của các vùng da ở chân. Mỗi ngày xoa bóp 3 lần vào sáng, chiều, tối, mỗi lần 30 phút, động tác nhẹ nhàng, bắt đầu từ ngón chân hướng lên trên xoa bóp, có chức năng cải thiện vi tuần hoàn máu, có lợi cho các vết thương hồi phục.Bệnh nhân người cao tuổi chú ý giữ ấm, và cố gắng vận động chân nhẹ nhàng.

Cách làm: Nằm ngửa, giơ cao bên chân bị bệnh tầm 45 độ, duy trì tầm 2 phút, sau đó thả lỏng hạ thấp 2 phút, nằm nghiêng chân 2-5 phút, làm lại liên tục 5~10 lần.Bàn chân và ngón chân vận động hướng lên trên, dưới, trong, ngoài mỗi bên 10-20 lần, sáng tối làm tầm 10 phút, phương pháp này có tác dụng thúc đẩy máu xuống chi dưới.

Theo Afamily.vn

Chọn giày dép cho người bệnh tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường dễ bị tổn thương ở bàn chân. Do bị giảm hoặc mất cảm giác bàn chân nên khi bị tổn thương, người bệnh không biết, vì vậy vết thương dễ nặng thêm.

Các vết thương đó rất khó lành do thiếu ôxy, thiếu dưỡng chất, khả năng đề kháng giảm. Bàn chân dễ bị tổn thương trước tác động của nhiệt độ môi trường cao hoặc thấp. Da bàn chân dễ nhiễm bệnh do vi khuẩn, các mạch máu và đầu dây thần kinh tổn thương khi bị va chạm mạnh hoặc bị ép nén trong thời gian dài. Phần da chân cũng rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương, cảm giác kém.

danamquainhamlech.jpg
Giày nam chuyên biệt cho bệnh nhân tiểu đường.

Ngoài ra, bàn chân còn có thể bị biến dạng do teo các cơ, sai lệch khớp. Phân bố lực ép nén lên các phần của lòng bàn chân khi đứng và đi lại bị thay đổi. Với các đặc điểm trên, người bị tiểu đường cần lưu ý trong vấn đề chọn giày dép.

Giày phải đáp ứng các yêu cầu: mềm mại, có lót êm, không cộm. Lót giày đảm bảo cho sự phân bố áp lực đều lên lòng bàn chân, giảm chấn (có độ êm) cho bàn chân, nâng đỡ bàn chân.

Các yêu cầu vệ sinh, sinh thái của loại giầy này cần phải cao hơn các loại giầy thông dụng. Giầy hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn bên trong, có đặc điểm là mũi tròn và dày, tạo không gian rộng cho mũi chân, hạn chế nén ép lên bàn chân để tránh tổn thương da và mạch máu. Cửa giày được mở rộng hơn so với giày thông thường để bệnh nhân dễ xỏ chân; bộ phận đóng mở giày linh hoạt bằng băng dính nhám hoặc dây giày.

Phần mũ, lót giày đòi hỏi phải ít chắp nối, gờ cộm. Lót mặt giày êm và có thể tháo lắp. Giày được khử khuẩn, khử mùi nên tránh được hôi chân và bệnh lý cho bàn chân, giữ cho bàn chân khô ráo sạch sẽ. Trọng lượng giày nhẹ và đế cao su tự nhiên thấp giúp người đi không bị mỏi chân.

danuhomui.jpg
Giày nữ chuyên biệt cho bệnh nhân tiểu đường.

Biến chứng loét bàn chân đái tháo đường thường xảy ra ở mu bàn chân, ngón cái. Bệnh thường bắt đầu do đi giày dép chật. Các tổn thương ở bàn chân sẽ nặng hơn nhanh chóng nên người bệnh cần lưu ý mang giày đúng cách, xem xét bàn chân mỗi ngày và nên điều trị ngay khi phát hiện có vết thương ở bàn chân dù rất nhỏ.

Người mắc bệnh tiểu đường khi đi loại giày với các đặc điểm trên sẽ hạn chế được sự nén, ép lên bàn chân, tránh tổn thương da và mạch máu. Đặc biệt, người bệnh có thể dễ dàng điều chỉnh giày vừa với bàn chân; tránh tổn thương, trầy xước da khi đi lại; hạn chế tối đa khả năng va đạp, đâm xuyên của các vật thể vào bàn chân...

Hiện, Viện nghiên cứu Da giày Việt Nam bán 6 mẫu giày cho người mắc bệnh tiểu đường - kết quả nghiên cứu từ năm 2010 đến 2012 - với 3 mẫu giày cho nữ, 3 mẫu dành cho nam. Sản phẩm bán tại Viện Nghiên cứu Da giày Việt Nam và bệnh viện Nội tiết Trung ương.

Ngọc Bích

Ăn nhiều chất béo có thể gây viêm cho bệnh nhân tiểu đường

Các bữa ăn giàu chất béo có thể gây ra chứng viêm sưng ở bệnh nhân tiểu đường dạng 2. Chứng viêm sưng có liên quan tới nhiều biến chứng của bệnh tiểu đường như bệnh tim.

Để có kết luận trên, theo healthday.com, các nhà khoa học thuộc Đại học Warwick (Anh) khảo sát ở 54 người, gồm 15 người bị béo phì, 12 người dung nạp đường glucose kém (tiền tiểu đường), 18 người bị tiểu đường dạng 2 và 9 người khỏe mạnh, tất cả đều có chế độ ăn nhiều chất béo.

Sau đó, các chuyên gia so sánh hàm lượng nội độc tố endotoxin trong máu các tình nguyện viên trước và sau bữa ăn. Endotoxin là một thành phần quan trọng trong vách của các vi khuẩn vào đường máu từ ruột và có liên quan tới chứng viêm sưng và bệnh tim. Kết quả là tất cả tình nguyện viên có hàm lượng endotoxin cao sau khi ăn nhiều chất béo nhưng hàm lượng endotoxin ở bệnh nhân tiểu đường dạng 2 cao đáng kể hơn so với nhóm người khỏe mạnh.

(Theo Thanhnien)