Lưu trữ cho từ khóa: tiêm phòng

Vắc-xin Quinvaxem chính thức được tiêm chủng trở lại vào tháng 10

Từ tháng 10-2013 tới, vắc-xin Quinvaxem chính thức được tiêm chủng trở lại trên toàn quốc sau 5 tháng tạm ngưng

Các chuyên gia y tế cảnh báo việc cho sử dụng lại vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib vẫn có thể phát sinh các phản ứng nặng sau tiêm. Do đó, công tác an toàn tiêm chủng cần được tăng cường.

Hai triệu trẻ chờ tiêm Quinvaxem

Quinvaxem được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam từ tháng 6-2010 do Liên minh Toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng (GAVI) viện trợ thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc. Vào tháng 5-2013, Bộ Y tế đã tạm dừng sử dụng vắc-xin này do chỉ trong vòng 6 tháng (từ tháng 11-2012 đến 4-2013), đã có 9 trẻ tử vong sau tiêm. Hầu hết các ca tử vong đều có tiền sử khỏe mạnh, tử vong đột ngột sau tiêm tại nhà và không có hồ sơ y khoa về diễn biến bệnh cảnh trước đó.

vac-xin-quinvaxem-chinh-thuc-duoc-tiem-chung-tro-lai-vao-thang-10

Vắc-xin Quinvaxem sẽ được tiêm trở lại từ tháng 10-2013

Ngày 24-9, ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, cho biết 1,5 triệu liều vắc-xin Quinvaxem sẽ được cấp phục vụ cho việc triển khai tiêm chủng trở lại. Hiện có gần 1,4 triệu liều hoàn tất kiểm định trước lưu hành. Số vắc-xin này vẫn do GAVI viện trợ.

“Quyết định đưa Quinvaxem vào tiêm chủng trở lại được Bộ Y tế cân nhắc, đánh giá rất kỹ lưỡng sau khi có những kết quả điều tra cẩn thận về chất lượng vắc-xin. Các tổ chức trong và ngoài nước đều khẳng định vắc-xin này an toàn” – ông Bình nhấn mạnh.

Ông Bình ước tính có khoảng 2 triệu trường hợp “tồn đọng” sau 5 tháng tạm ngưng vắc-xin. Do đó, các điểm tiêm chủng có thể quá tải nên cần dự trù chính xác lượng vắc-xin để đảm bảo an toàn và đầy đủ cho trẻ .

Theo ông Bình, ngành y tế rất lo ngại số lượng Quinvaxem sắp triển khai có thể kéo theo nhiều phản ứng nặng sau tiêm. Vì thế, công tác sàng lọc, phát hiện các trường hợp bệnh càng được chú trọng. Các địa phương sẽ tăng cường bác sĩ tuyến tỉnh và huyện về hỗ trợ trong những ngày tiêm chủng tại xã, phường.

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khẳng định quy trình và kỹ thuật tiêm chủng không có gì mới. Tuy nhiên, để đảm bảo đủ thời gian khám sàng lọc, tư vấn về an toàn tiêm chủng, chăm sóc trẻ sau tiêm cho các gia đình, Bộ Y tế quy định mỗi điểm tiêm không được nhận quá 50 trẻ/ngày. Nếu như trước đây, các xã, phường chỉ tổ chức tiêm chủng 1 ngày/tháng thì sắp tới, tùy vào số lượng trẻ mà các điểm sẽ tăng thời gian tiêm.

“Tôi đã trực tiếp đi kiểm tra và thấy một điểm tiêm đến 200 trẻ/buổi. Với tình trạng đông đúc, ồn ào, trẻ khóc, cha mẹ lo dỗ con thì không thể nghe được hết các hướng dẫn” – ông Bình lo ngại.

Không có vắc-xin an toàn tuyệt đối

GS-TS Nguyễn Trần Hiển, Chủ nhiệm Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia, cho rằng không loại trừ khả năng xảy ra các phản ứng sau tiêm chủng. Ngay cả khi sàng lọc tốt, vẫn có những bệnh lý như bệnh tim bẩm sinh, rất khó phát hiện.

Ông Hiển dẫn chứng Sri Lanka đã từng dừng sử dụng Quivaxem trong 2 năm khi ghi nhận 5 ca tử vong sau tiêm. Trong suốt thời gian đó, cơ quan chuyên môn đã điều tra kỹ lưỡng và đưa ra kết luận vắc-xin không liên quan đến các ca tai biến này nên đã cho sử dụng lại. Sau đó, các phản ứng không giảm mà tăng lên nhưng tiếp tục điều tra kỹ các trường hợp này thì cho thấy phần lớn trẻ gặp tai biến nặng là trẻ mắc bệnh tim, cơ địa yếu, nhẹ cân…

“Không vắc-xin nào an toàn 100%. Tiêm vắc-xin tức là đưa vào cơ thể một kháng nguyên lạ, cơ thể sản xuất kháng thể chống lại các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, vì hiệu quả trong phòng bệnh vượt trội hơn nguy cơ tai biến nên Tổ chức Y tế Thế giới vẫn khuyến cáo đưa Quinvaxem vào sử dụng” – GS Hiển nhấn mạnh.

Theo GS Hiển, trong 9 tháng đầu năm 2013, cả nước ghi nhận 22 trẻ gặp tai biến nặng sau tiêm vắc-xin (phần lớn là vắc-xin viêm gan B và Quinvaxem). 13 trẻ trong số này đã tử vong. Tuy nhiên, GS Hiển nhận định cho đến nay vẫn chưa phát hiện trường hợp tai biến nào do chất lượng vắc-xin. Đáng chú ý, 40% ca tử vong sau tiêm vắc-xin Quinvaxem vẫn chưa xác định được nguyên nhân.

Việc trậm trễ hoặc không xác định chính xác nguyên nhân tử vong sau tiêm vắc-xin đã làm ảnh hưởng đến niềm tin của xã hội. Ngay cả nhân viên y tế cũng lo ngại về chất lượng vắc-xin.

“Khó nhất hiện nay là năng lực của các hội đồng giám sát tai biến sau tiêm chủng. Nhiều trường hợp hội đồng họp xong mà vẫn chưa xác định được nguyên nhân, tìm ra bằng chứng gây sự cố” – ông Hiển băn khoăn.

Cần các bậc cha mẹ hợp tác

Để hạn chế những sự cố tiêm chủng, ông Nguyễn Trần Hiển khuyến cáo các bậc cha mẹ cần hợp tác với nhân viên y tế bằng cách thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe, tiền sử dị ứng của trẻ trước và sau tiêm để kịp thời phát hiện các tình huống chống chỉ định hoặc tạm thời chưa tiêm. Sau khi tiêm cũng cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ sốt cao, khóc thét, bỏ bú…, nên đưa đến các cơ sở y tế.

Theo nld.com.vn

Tiêm văcxin ngừa viêm não Nhật Bản thế nào cho hiệu quả?

Đối với virus gây bệnh viêm não Nhật Bản, tiêm văcxin đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.

Con tôi 5 tuổi chưa tiêm viêm não Nhật Bản (VNNB) lần nào. Hiện nay, tôi muốn đưa cháu đi tiêm không biết có được không? Cách tiêm như thế nào cho hiệu quả? - Đỗ Lê Phương (Phú Thọ).

tiem-vacxin-ngua-viem-nao-nhat-ban-the-nao-cho-hieu-qua

Ảnh minh họa.

PGS.TS Trần Đắc Phu

, Cục trưởng Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế):

Đối với virus gây bệnh viêm não Nhật Bản đã có văcxin phòng bệnh, thực hiện tiêm văcxin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêm 1 mũi văcxin thì không có hiệu lực bảo vệ, nếu tiêm đủ 2 mũi văcxin hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%, tiêm đủ 3 mũi văcxin hiệu lực bảo vệ đạt 90 – 95% trong khoảng 3 năm.

Cụ thể, trẻ em cần tiêm chủng với 3 liều cơ bản như sau: Mũi 1: lúc trẻ được 1 tuổi; Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; Mũi 3: cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3 – 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Trường hợp con của bạn trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm văcxin VNNB thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản: Mũi 1: càng sớm càng tốt; Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 – 2 tuần; Mũi 3: sau mũi 2 là một năm. Sau đó cứ 3 – 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Theo Kienthuc.net.vn

Nhận diện những phản ứng sau tiêm vắc-xin

Theo GS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Chủ nhiệm Chương trình tiêm chủng quốc gia khuyến cáo, có rất nhiều dạng phản ứng sau tiêm vắc-xin, nhưng không phải phản ứng nào cũng do vắc-xin gây ra.

Phản ứng sau tiêm nhẹ

Thường không nghiêm trọng, không có nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của người được tiêm chủng. Phản ứng thường xảy ra tại vị trí tiêm như: sưng, đỏ, đau; thậm chí sốt và các triệu chứng khác cũng là một phần của phản ứng miễn dịch. Hầu hết các phản ứng vắc-xin dạng này là nhẹ và tự khỏi. Chẳng hạn, việc tiêm vắc-xin BCG ngừa bệnh lao được chích cho trẻ sơ sinh thì có đến 90-95% trường hợp có phản ứng sưng, đau, đỏ tại chỗ tiêm.

Thông thường ngay sau khi tiêm vắc-xin BCG, xuất hiện một nốt nhỏ tại chỗ tiêm và biến mất sau 30 phút. Sau khoảng hai tuần lại xuất hiện một vết loét đỏ có kích thước bằng đầu bút chì. Sau đó hai tuần, vết loét tự lành, để lại một sẹo nhỏ có đường kính 5mm, chứng tỏ trẻ đã có miễn dịch. Hay như vắc-xin ngừa bệnh thủy đậu, sẽ có từ 7-30% trẻ có phản ứng sưng đau tại chỗ, nhưng biểu hiện này lại lên đến 50% ở trẻ chích vắc-xin DTP toàn tế bào ngừa bệnh ho gà. Trong khi những biểu hiện sốt trên 380C và các triệu chứng kích thích toàn thân, khó chịu không xảy ra khi tiêm vắc-xin BCG, thì khi tiêm vắc-xin ho gà DTP toàn tế bào có 50% ca bị sốt, 60% có các triệu chứng toàn thân. Tương tự, với vắc-xin ngừa bệnh sởi/sởi – quai bị – rubella có từ 5-15% trẻ bị sốt, 5% ca nổi ban toàn thân, riêng uốn ván có 10% sốt và 25% ca bị kích thích toàn thân.

nhan-dien-nhung-phan-ung-sau-tiem-vac-xin

Phản ứng sau tiêm nặng

Sẽ gây ra nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe và tính mạng của người được tiêm vắc-xin, dẫn đến phải nhập viện, di chứng tàn tật hoặc tử vong. Phản ứng nghiêm trọng này rất hiếm gặp. Đơn cử như vắc-xin BCG, tỷ lệ ca nặng dao động từ 0,19 – 1.000 ca/1 triệu liều vắc-xin được chích. Thời gian xuất hiện của mỗi phản ứng nặng cũng khác nhau. Nếu như biểu hiện viêm hạch có mủ thường xuất hiện từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 6 sau khi tiêm, thì phản ứng viêm xương, nhiễm khuẩn BCG lan tỏa lại xuất hiện sau 1-12 tháng.

Hay như ở vắc-xin viêm gan siêu vi B, nguy cơ sốc phản vệ sau khi chích chỉ có 1,1 ca/1 triệu liều được chích và thường xảy ra trong vòng một giờ sau tiêm. Hoặc vắc-xin viêm não Nhật Bản (dạng bất hoạt) có phản ứng biểu hiện thần kinh (như viêm não, bệnh não, thần kinh ngoại biên) cũng chỉ có tỷ lệ 1-2,3 ca/1 triệu liều. Vắc-xin sởi/sởi – quai bị/sởi – quai bị – rubella có thể gây co giật, sốt xuất hiện kéo dài từ 6-12 ngày, giảm tiểu cầu từ 15-35 ngày và cũng có khi sốc phản vệ nhưng với tỷ lệ rất thấp, chỉ từ 1-330ca/1 triệu liều chích.

Tuy nhiên, cả phản ứng nhẹ và phản ứng nặng đều liên quan đến nhiều yếu tố, có thể do vắc-xin, nhưng có khi do vấn đề bảo quản, cách tiêm chủng hay đơn giản là do người bệnh quá lo lắng…

Phản ứng liên quan đến vắc-xin gây ra do một hoặc nhiều thành phần của vắc-xin. Nó cũng là phản ứng của từng cá thể với đặc tính vốn có của vắc-xin, ngay cả khi vắc-xin đã được sản xuất, bảo quản, vận chuyển và chỉ định một cách chính xác.

Phản ứng liên quan đến sai sót tiêm chủng: gây ra bởi việc bảo quản, vận chuyển, chỉ định và tiêm vắc-xin không đúng.

Vì sợ bị kim chích gây đau nên một số trẻ có tâm lý lo lắng khi tiêm. Chính tâm lý lo sợ khiến cơ thể xảy ra phản ứng như: ngất xỉu, thở nhanh, choáng váng, chóng mặt và khó thở… và thường xảy ra ở học sinh nữ. Khi một học sinh này lo sợ sẽ dễ khiến học sinh khác lo sợ theo. Phản ứng sau tiêm do tâm lý sợ sẽ gặp nhiều ở trẻ từ năm tuổi trở lên. Để hạn chế phản ứng sau tiêm do tâm lý đối với trẻ, phụ huynh nên cho trẻ tiêm ở phường/xã, ít tiếp xúc với bạn bè mà chỉ có cha mẹ đi theo. Khi chích ở trường, trẻ cần uống thêm nước trà đường, ăn sáng trước khi chủng ngừa, tránh nguy cơ hạ đường huyết càng khiến trẻ dễ hồi hộp, lo sợ.

Phản ứng sau tiêm vắc-xin có cả những trường hợp không rõ nguyên nhân do thiếu các thông tin liên quan đến việc tiêm chủng. Có những tình huống trùng hợp ngẫu nhiên, không phải do vắc-xin gây ra mà là do một số nguyên nhân khác như do bệnh lý sẵn có của trẻ.

Theo Phunuonline.com.vn

Những điều cần lưu ý về tiêm phòng vắcxin HPV

HPV (virút u nhú ở người) là căn bệnh lây lan qua đường tình dục rất phổ biến và nguy hiểm nhất là ở nhóm người trẻ tuổi có cuộc sống tình dục sôi động. Việc phòng ngừa, đặc biệt là tiêm phòng còn hạn chế nên tỷ lệ rủi ro mắc bệnh rất cao.

Liên quan đến căn bệnh này, Trung tâm Kiểm soát & Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa giới thiệu 6 điều cần biết và 6 điều cần làm liên quan đến tiêm phòng vắcxin HPV cho nhóm tuổi vị thành niên.

nhung-dieu-can-luu-y-ve-tiem-phong-vacxin-hpv

Ảnh minh họa

6 điều cần biết về HPV

• Mọi phụ nữ đều có thể bị ung thư cổ tử cung, buộc phải điều trị, phẫu thuật cũng như phải làm các thủ thuật chữa trị, vừa tốn kém thời gian lại hao tổn tiền bạc. Thậm chí nếu nặng có thể phải cắt bỏ hoàn toàn cổ tử cung, tử cung và buồng trứng, mất khả năng làm mẹ và nhiều hệ lụy khác. Nhiều bệnh nhân phải xạ trị và hóa trị liệu, và tệ hơn, dẫn đến tử vong do phát hiện muộn, các phương pháp điều trị không phát huy tác dụng.

• Phụ nữ có thể mắc ung thư âm đạo, cần phải phẫu thuật, thậm chí còn ảnh hưởng vĩnh viễn đến cuộc sống tình dục.

• Khi mắc bệnh, phụ nữ có thể phát triển mụn cóc sinh dục, gây biến dạng bộ phận sinh dục, làm giảm sức hấp dẫn tình dục của người trong cuộc.

• Riêng đối với đàn ông nếu bị viêm nhiễm HPV có thể phát triển ung thư dương vật, phải phẫu thuật cắt bỏ dương vật, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống tình dục.

• Kể cả đàn ông lẫn phụ nữ đều có thể bị nhiễm HPV cổ họng hoặc ung thư vòm miệng, buộc phải phẫu thuật, chiếu xạ và hóa trị liệu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như khô miệng, giảm vị giác, rụng răng… Đây là hậu quả của việc sinh hoạt tình dục bằng đường miệng.

• Bất cả đàn ông lẫn đàn bà đều có thể bị ung thư hậu môn/trực tràng do HPV, phải phẫu và xạ trị cũng như hóa trị liệu, giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh hoạt hàng ngày.

6 điều cần biết về tiêm phòng vắcxin HPV

• Nên tư vấn bác sĩ nhi khoa để tiêm vắcxin HPV cho nhóm trẻ 8 tuổi trở ra.

• Hãy suy nghĩ kỹ về hậu quả của việc ngại tiêm vắcxin HPV. Sau đó nên cân nhắc tiêm phòng cho con cái, kể cả bé gái lẫn bé trai.

• Nên tư vấn bác sĩ và mua bảo hiểm để giảm chi phí, kể cả tiêm vắxin HPV lẫn dùng thuốc.

• Nếu trẻ chưa tiêm phòng bao giờ cũng nên nói rõ cho bác sĩ biết để xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm HPV để có các giải pháp xử lý hợp lý.

• Tác dụng phụ của vắcxin HPV là rất hiếm. Nhưng nếu có bất kỳ triệu chứng sau khi tiêm thì nên nói cho bác sĩ biết để có cách khắc phục kịp thời.

Theo Nongnghiep.vn

Có nên tiêm văcxin viêm gan B khi đã nhiều tuổi?

Văcxin viêm gan B có thể dùng tiêm cho mọi đối tượng – trừ người đã nhiễm virus viêm gan B.

Tôi năm nay 42 tuổi. Tôi thấy nhiều người mắc viêm gan B nên muốn tiêm phòng, nhưng không hiểu ở tuổi tôi có còn cần thiết phải tiêm không? Cách phòng mắc viêm gan B là như thế nào? – Vũ Xuân Hòa (Vĩnh Phúc).

co-nen-tiem-vacxin-viem-gan-b-khi-da-nhieu-tuoi

Ảnh minh họa.

ThS Nguyễn Tiến Lâm

, Trưởng khoa Virus ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư trả lời:

Văcxin viêm gan B có thể dùng tiêm cho mọi đối tượng – trừ người đã nhiễm virus viêm gan B. Vì thế, trước khi tiêm, bạn cần phải đi xét nghiệm máu xem mình có nhiễm virus này hay không. Nếu chỉ số HBsAg âm tính thì có thể tiêm được. Việc tiêm văcxin nên thực hiện càng sớm càng tốt và nhất thiết phải tiêm đủ mũi. Thế hệ trước đây khi mới sinh ra chưa được tiêm phòng đầy đủ, vì thế, người trưởng thành khi chưa nhiễm bệnh nên đến các Trung tâm Y tế dự phòng để được tư vấn và tiêm văcxin phòng bệnh.

Tiêm phòng là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất. Ngoài ra, không thể không nhắc đến việc đi khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện bệnh sớm (nếu có). Nhiều người cho rằng, họ rất ý thức phòng bệnh, nhưng thực tế vẫn có thể nhiễm virus và mắc bệnh từ việc phơi nhiễm với máu, chất dịch từ người có bệnh.

Theo Kienthuc.net.vn

Những kiến thức cần biết khi cho trẻ đi tiêm phòng

Các bà mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về vacxin và tiêm chủng nhé!

Trước những thông tin về việc trẻ tử vong sau tiêm vacxin hay các trung tâm y tế thực hiện tiêm chủng cắt xén quy trình, tiêm không đủ liều lượng đang gây xôn xao dư luận thời gian gần đây, nhiều bậc phụ huynh tỏ ra vô cùng bối rối khi cho con em mình đi tiêm chủng.

Để cùng chung tay bảo vệ những mầm non tương lai của đất nước, các bà mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về vacxin và tiêm chủng nhé!

Việc cho trẻ tham gia tiêm chủng là vô cùng cần thiết

Trước hết ta cần phải khẳng định: cho trẻ tham gia tiêm chủng vacxin ngừa bệnh là thiết thực và vô cùng quan trọng. Các chị em không nên vì những thông tin trái chiều hiện nay hay sợ con ốm, sốt sau tiêm mà bỏ qua tiêm chủng.

Vacxin cần được tiêm đúng thời điểm và lịch trình của tổ chức y tế thế giới

Một số bà mẹ lo lắng con còn quá nhỏ và khó có khả năng thích ứng với vacxin nên muốn trì hoãn việc tiêm chủng và đợi con lớn mới cho đi tiêm. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Tổ chức y tế thế giới đã công bố lịch tiêm chủng cho trẻ em dựa trên nghiên cứu của hàng trăm các nhà khoa học, các bác sĩ và chuyên gia nhằm duy nhất một mục đích: tìm ra thời điểm thích hợp nhất để vacxin phát huy tác dụng và bảo vệ bé yêu. Không cho con tiêm đúng thời điểm qui định là bạn đã để con không được bảo vệ trong thời điểm đáng lẽ ra là vô cùng thích hợp.

nhung-kien-thuc-can-biet-khi-cho-tre-di-tiem-phong

Khi đưa bé đi tiêm, mẹ nên từ chối vacxin pha sẵn để bảo đảm an toàn cho bé (Ảnh minh họa).

Hãy yêu cầu nhân viên y tế pha vacxin trực tiếp ngay trước mắt bạn vì các lý do sau đây

Hầu hết các vacxin chứa virus sống như sởi, quai bị, rubella, ho gà… đều được làm khô lạnh dưới dạng bột và cần một lọ dung dịch pha loãng chuyên biệt để kích hoạt trước khi thực hiện tiêm vào cơ thể. Từng dung dịch này được sản xuất cho một loại vacxin riêng, tuy trông chúng đều có màu trong suốt giống nhau nhưng trên thực tế, những dung dịch này không thể đổi dùng tùy tiện giữa các loại vacxin khác nhau và giữa các hãng sản xuất khác nhau. Do đó, việc pha vacxin hàng loạt trước khi tiêm có thể gây nhầm lẫn rất nguy hiểm.

Sau khi thực hiện pha loãng, vacxin đã được tái kích hoạt sẽ chỉ có thể để được trong một thời gian nhất định dưới điều kiện tránh sáng nghiêm ngặt. Đa số các vacxin như thủy đậu, sởi- quai bị – rubella, bạch hầu- uốn ván- ho gà, vacxin viêm màng não, viêm phổi… chỉ để được trong khoảng 30 phút sau pha.

Hầu hết các ống tiêm đều được sản xuất với mục địch sử dụng ngay sau khi bóc chứ không phải để lưu trữ vacxin.  Vi khuẩn có thể sinh sôi và phát triển ngay trong những ống tiêm vốn không hề có chứa chất kháng khuẩn. Thêm vào đó, những thành phần nhựa trong ống tiêm có thể tương tác với vacxin và gây giảm tác dụng.

Tại sao con tôi lại được tiêm ở bắp đùi thay vì ở cánh tay?

Các vết tiêm có thể được thực hiện ở bắp tay, bắp đùi, mông hoặc mu bàn tay… Tuy nhiên, hầu hết các bà mẹ có con nhỏ đều nhận thấy rằng vết tiêm vacxin cho trẻ thường là ở bắp đùi. Vậy, các bác sĩ và y tá đã dựa trên yếu tố nào để quyết định vị trí tiêm?

Có một thực tế là, mũi tiêm có thể thực hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, miễn là nó không chạm vào động mạch và các dây thần kinh. Ngoài việc tránh các mạch máu và dây thần kinh ra, vị trí tiêm thường được xác định tại những nơi chứa nhiều mô để tránh chạm tới xương. Từ những yêu cầu trên, vị trí thích hợp nhất để tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi được xác định là tại bắp đùi – nơi có rất nhiều mô và không có dây thần kinh chính nào đi qua. Đối với trẻ trên 1 tuổi, tiêm ở bắp tay lại là giải pháp thích hợp hơn cả bởi khi trẻ đã biết đi, vết tiêm ở bắp đùi sẽ gây đau nhức và khó chịu cho trẻ.

Một số loại vacxin yêu cầu được tiêm chính xác vào cơ trong khi đa số lại chỉ cần tiêm dưới da. Lý do là bởi những vacxin đó được khuyến cáo sẽ phát huy tác dụng tốt nhất ở một lớp mô nhất định. Mẹ không nên quá lo lắng việc con quấy khóc hay giãy giụa khi tiêm sẽ làm mũi tiêm không chính xác. Việc tiêm sai lớp mô sẽ không gây nguy hiểm cho bé nhưng tác dụng của vacxin sẽ bị giảm đi phần nào.

Không nên sử dụng thuốc hay đắp mẹo lên vết tiêm

Sau khi tiêm chủng, trẻ cần phải ở lại 30 phút tại điểm tiêm để các cán bộ y tế theo dõi. Các phản ứng như sốt nhẹ (dưới 38,5 độ), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại vết tiêm, quấy khóc là những phản ứng hết sức bình thường. Các bà mẹ không nên dùng thuốc mẹo cho bé uống hay đắp lòng trắng trứng gà, khoai tây hoặc miếng dán hạ sốt trực tiếp lên vết tiêm bởi như vậy sẽ làm giảm tác dụng của vacxin. Khi các phản ứng trên kéo dài hơn một ngày hoặc trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao trên 39 độ C, co giật, quấy khóc kéo dài, bú kém, khó thờ….mẹ cần đưa ngay trẻ tới bệnh viên hoặc các cơ sở y tế.

Việc tiêm ngừa cho trẻ luôn luôn là cần thiết và là yêu cầu bắt buộc để bảo vệ sức khỏe của trẻ đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời. Hãy là một bà mẹ thông thái để bảo đảm an toàn tiêm chủng cho bé yêu của bạn.

Theo Khampha

3 số điện thoại “nóng” phản ánh về tiêm vắc xin

Đường dây nóng phản ánh về những băn khoăn, thắc mắc khi tiêm vắc xin tại Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội đã chính thức được thiết lập.

giam doc trung tam y te du phong
Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội giữ một số máy nóng, tiếp nhận phản ánh thông tin của người dân về những vấn đề liên quan đến tiêm vắc xin tại trung tâm này. Ảnh: H.Hải

Ngày 10/5, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho hay, để tiếp nhận thông tin của người dân về tiêm vắc xin nói chung tại đây, trung tâm sẽ tăng cường thêm 3 bác sỹ tại mỗi phòng tiêm để làm nhiệm vụ trực điện thoại, tư vấn, tiếp nhận thông tin phản ánh từ phía người dân.

Các số điện thoại đường dây nóng tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội người dân có thể gọi đến để phản ánh:

0913513616: ông Nguyễn Nhật Cảm – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội.

0915421888: ông Hoàng Thế Hùng – Phó trưởng khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắcxin.

0439035688: Số điện thoại từ tổng đài tiếp nhận các phản ánh của người dân.

Số điện thoại đường dây nóng vừa được lập này là để tiếp nhận thông tin từ phụ huynh đưa con đến tiêm chủng nếu họ thấy có điều chưa thỏa đáng về loại vắc xin, tên vắc xin, liều vắcxin đã dùng… Động thái này được đưa ra sau sự việc một y tá tại Trung tâm này tiêm thiếu liều vắc xin Pentaxim cho trẻ.

Ông Cảm cho biết, tất cả mọi văn khoăn, thắc mắc của khách hàng xung quanh vấn đề tiêm chủng vắc xin tại Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội sẽ được tiếp nhận. Nhân viên y tế có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn, có trách nhiệm với những người đã đến tiêm chủng tại trung tâm.

“Tất cả những trường hợp đã tiêm chủng tại Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội vắc xin Pentaxim phòng 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và Hip mà trẻ bị mắc một trong những bệnh này, nếu liên quan đến việc tiêm chủng tại Trung tâm y tế dự phòng mà không đảm bảo thì chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm về trường hợp đó”.

Ông Cảm cũng kêu gọi người dân tham gia giám sát nhân viên y tế. Cán bộ y tế phải có trách nhiệm thông báo loại vắc xin tiêm cho cháu là loại gì, phòng bệnh gì. Cha mẹ cũng cần yêu cầu cho xem vỏ, lọ vắc xin, hạn sử dụng… trước khi tiêm cho con. Theo quy định, lọ vắc xin phải lưu lại Trung tâm trong 14 ngày để theo dõi, vì thế, khách hàng được quyền xin hộp vắc xin, hướng dẫn sử dụng về để đọc, tìm hiểu. Nếu nhân viên y tế không đáp ứng người dân hoàn toàn có thể phản ánh vấn đề này.

Ông Cảm cũng cho biết thêm, sau vụ việc xảy ra, Trung tâm cũng đang tính đến phương án lắp camera giám sát, kịp thời phát hiện những sai sót trong quy trình tiêm chủng, đảm bảo việc tiêm chủng đúng quy trình, an toàn nhất cho khách hàng.

(Theo Dantri)

Các loại vacxin người lớn nên tiêm phòng

Theo Cơ quan Kiểm soát & Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC), lâu nay người ta mới chỉ quan tâm đến tiêm chủng mở rộng cho trẻ nhỏ, lãng quên việc tiêm phòng vacxin cho nhóm người trưởng thành (20 – 50). Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, CDC khuyến cáo 8 loại vacxin dưới đây nên tiêm phòng cho nhóm lực lượng lao động quan trọng này của xã hội.

1. Tday

Tday là loại vacxin chống bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà, từng được tiêm khi con người ta còn nhỏ, nhưng hiện nay căn bệnh này đang có chiều hướng tái phát trở lại, vì vậy cần được tiêm phòng càng sớm càng tốt.

- Nhóm người cần tiêm: Tất cả người lớn

- Lịch tiêm: Nếu còn nhỏ chưa tiêm phòng uốn ván thì nên tiêm mũi tiêm 3 kết hợp nói trên, sau đó cứ 10 năm lại tiêm mũi uốn ván tăng cường.

2. HPV

Mặc dù đã được khuyến cáo dùng cho nhóm người vị thành niên, nhưng thực tế mới chỉ có 2,1% số người tiêm

- Nhóm người cần tiêm: Dưới 21 tuổi. Vacxin  HPV phát huy tác dụng cao nhất ở nhóm người chưa hoạt động tình dục và phơi nhiễm virus HPV, vì vậy nên tiêm phòng càng sớm trước khi bước vào cuộc sống tình dục.

- Lịch tiêm: Có thể tiêm 3 mũi, một khi dưới 26 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 hai tháng và mũi 3 sau mũi 1 khoảng 6 tháng.

cac-loai-vacxin-nguoi-lon-nen-tiem-phong

3. Viêm gan B

Viêm gan siêu vi B có thể gây ra nhiều hiểm họa về sức khỏe cho con người, nhất là người còn trong độ tuổi sinh sản và có cuộc sống tình dục mạnh, bởi nó có thể gây lan truyền qua các chất tiết của cơ thể người bệnh.

- Nhóm người cần tiêm: Có cuộc sống tình dục mạnh mẽ, sống chung với người viêm gan B mạn tính, những người mắc bệnh tiểu đường từ 59 tuổi trở ra. Bác sĩ không khuyến cáo những người già tiêm phòng vacxin này bởi bệnh viêm gan siêu vi B có chiều hướng giảm theo tuổi tác.

- Lịch tiêm: Nên tiêm 3 mũi, mũi đầu càng sớm càng tốt, mũi 2 sau mũi 1 khoảng 1 tháng và mũi 3 sau mũi 14 tháng.

4. Viêm gan A

Đây là căn bệnh có mối quan hệ rất mật thiết và có hậu quả giống như bệnh viêm gan B, thủ phạm dẫn đến căn bệnh nan y như xơ gan, ung thư gan. Không giống viêm gan B, viêm gan A có thể lan truyền qua đường ăn uống, du lịch.

- Nhóm người cần tiêm: Những người có sở thích đi du lịch đến những vùng dễ mắc bệnh như Nam hoặc Trung Mỹ, châu Phi, Trung Đông hay Ấn Độ.

- Lịch tiêm: Nên tiêm 2 mũi, mũi đầu tiên bât kỳ vào thời điểm nào, mũi thứ hai sau mũi thứ nhất khoảng nửa năm. Nếu đi du lịch thì nên tiêm trước 1 tháng trước khi khởi hành.

5. Viêm màng não

Mọi người đều có rủi ro mắc bệnh viêm màng não cao qua thông qua chất tiết cơ thể, tiếp xúc với người đã người nhiễm bệnh. Bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và nhóm vị thành niên từ 16 – 21 tuổi, những người sống trong môi trường gần gũi, ưa.

- Những người cần tiêm vacxin: Sinh viên mới nhập trường, thanh niên mới nhập ngũ, những người vừa du lịch đến vùng có rủi ro mắc bệnh cao (nhất là châu Phi).

- Lịch tiêm: Tiêm một mũi bất kỳ nếu là sinh viên mới nhập trường và đã tiêm mũi đầu vào năm 16 tuổi thì tiêm mũi bổ sung trước khi đi học.

6. Sởi, quai bị và rubella

Nhóm bệnh này đã được con người thanh toán, nhưng gần đây đang có nguy cơ tái trở lại, nhất là khi ngành công nghiệp du lịch bùng nổ.

- Những người cần tiêm: Nhóm người có rủi ro mắc bệnh cao, sinh sau năm 1957 và khi còn nhỏ chưa tiêm.

- Lịch tiêm: Tiêm mũi bất kỳ và mũi thứ 2 sau mũi thứ nhất 4 tuần. Ở những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Anh tỷ lệ mắc bệnh rất cao nên khi đi du lịch đến các nước này cũng nên tư vấn tiêm phòng trước khi chuyến đi được bắt đầu.

7. Bệnh phế cầu khuẩn

Đây là căn bệnh nhiễm trùng phổi nghiêm trọng, chiếm 15 – 50% trong các ca viêm phổi, nhất là nhóm người có vấn đề về phổi, gan, tim và thận cũng như nhóm có sức khỏe hệ thống miễn dịch yếu.

- Nhóm người cần tiêm phòng: Trên 65 tuổi, có hệ thống miễn dịch yếu hoặc nhóm người mắc bệnh mãn tính. Nếu là người nghiện thuốc lá, hen suyễn nên tiêm phòng từ khi bước vào tuổi 19 để giảm nguy cơ mắc bệnh.

- Lịch tiêm: Tiêm một mũi bất kỳ và tư vấn bác sĩ tiêm mũi thứ 2 vào thời điểm thích hợp.

8. Bệnh Zona

Bệnh zona hay giời leo (Shingles) là căn bệnh do siêu vi trùng Varicella-zoster gây bệnh thủy đậu tạo nên. Vì vậy sau khi bị thủy đậu nếu hệ thống miễn dịch yếu thì bệnh này lại có nguy cơ tái phát, nhất là người lớn tuổi, người bị bệnh mãn tính.

- Nhóm cần tiêm: Người từ 60 tuổi trở ra, nhóm người trẻ tuổi ít khi mắc bệnh này.

- Lịch tiêm: Tiêm mũi 1 bất kỳ vào thời điểm thích hợp.

(Theo Nongnghiep)

Quy định về tiêm phòng uốn ván cho thai phụ

“Trong thời kỳ có thai, người mẹ cần tiêm phòng uốn ván vào lúc nào và tiêm mấy mũi? Lần có thai sau có thể tiêm ít đi được không?”.

Chào bạn,

Phụ nữ (có thai hoặc không có thai) đang độ tuổi sinh đẻ, chưa từng được tạo miễn dịch với biến độc tố uốn ván cần được tiêm chủng để bảo vệ chính họ và cả trẻ sơ sinh. Nói chung, tổng số lần tiêm là 5 lần, sau 5 lần có tiêm nhắc lại hay không còn tùy thuộc vào thai nghén sau cách mũi cuối cùng bao lâu.

Với những phụ nữ trước đây chưa được tiêm thì thời gian biểu để tiêm 5 liều phòng uốn ván như sau: Liều đầu tiên biến độc tố uốn ván ở lần khám thai đầu tiên, hoặc trong khi có thai càng sớm càng tốt. Liều thứ 2 sau liều thứ nhất ít nhất 4 tuần. Liều thứ 3 ít nhất 6 tuần sau liều thứ 2. Hai liều cuối cùng được tiêm ít nhất một năm sau hoặc trong kỳ thai nghén sau.

quy-dinh-ve-tiem-phong-uon-van-cho-thai-phu

Sách chuẩn quốc gia ở nước ta quy định về tiêm phòng uốn ván cho thai phụ như sau:

- Thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì hẹn tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày. Nếu thai phụ đến đăng ký sớm thì tiêm mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc 5 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng.

- Thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì hẹn tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

- Thai phụ khi còn nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

- Thai phụ đã được tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.

- Thai phụ đã được tiêm 5 mũi uốn ván. Không cần tiêm bổ sung, vì với 5 mũi khả năng bảo vệ trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại.

Như vậy, dù đã tiêm 4-5 mũi từ trước thì lần có thai sau đã quá 1 năm vẫn cần tiêm nhắc lại.

BS Vũ Văn Ty

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Bị cua kẹp có cần tiêm ngừa uốn ván không?

Thưa bác sĩ,

Hôm qua, em bị cua biển kẹp khi sơ chế có chảy máu ít nhưng hôm nay vẫn còn bị tê và đau ngón tay. Vậy em có cần tiêm ngừa uốn ván không?

Cách đây 2 năm lúc em mang thai có tiêm 2 mũi uốn ván. - (Thanh Thiết – TPHCM)

bi-cua-kep-co-can-tiem-ngua-uon-van-khong

BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo:

Bạn Thanh Thiết thân mến,

Bệnh uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván Clostridium tatani gây nên.

Clostridium tetani là trực khuẩn gram dương, vi khuẩn và nhất là bào tử uốn ván có thể tồn tại trong đất cát, bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, các dụng cụ phẫu thuật không vô trùng… Từ đây, chúng sẽ xâm nhập vào các vết thương và gây bệnh uốn ván.

Còn trường hợp bệnh uốn ván do cua kẹp thì chưa có tài liệu ghi nhận, nhưng ngay tại vết thương có chảy máu thì em cần xác trùng vết thương và giữ khô ráo nếu không vết thương rất dễ bị nhiễm trùng đó em. Nếu em lo lắng nhiều về bệnh này thì em có thể tiêm ngừa dự phòng.

Thân mến!

(Theo Alobacsi)