Lưu trữ cho từ khóa: cách xử trí

Phá thai an toàn

Bài phỏng vấn bác sỹ Nguyễn Thị Yến – Chuyên gia giám sát chất lượng lâm sàng các phòng khám Marie Stopes International tại Việt Nam.

Ảnh được cung cấp bởi Marie Stopes International

1- Biện pháp phá thai được sử dụng trong những trường hợp nào?

Khi chị em phụ nữ có thai trong tử cung mà chưa muốn sinh con, hoặc thai kỳ bất thường, hoặc thai kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ, họ có quyền lựa chọn các phương pháp chấm dứt thai an toàn và hợp pháp. Hiện nay, đối với những thai giai đoạn sớm (dưới 12 tuần tuổi), có hai phương pháp chấm dứt thai nghén: bằng bơm hút chân không hoặc bằng thuốc.

– Chấm dứt thai bằng bơm hút chân không:

Áp dụng cho thai dưới 12 tuần tuổi, đây là phương pháp dùng bơm hút chân không với một ống hút nhỏ bằng nhựa đã tiệt khuẩn đưa vào lòng dạ con để hút thai ra. Biện pháp này có ưu điểm là kỹ thuật đơn giản, an toàn, thời gian thực hiện nhanh (chỉ 10 – 15 phút), tỉ lệ thành công cao đến 99%. Một số rủi ro có thể gặp (dù hiếm) trong hoặc sau khi hút thai là: nhiễm trùng, sót nhau, sót thai, dính lòng tử cung, nặng nề hơn là choáng, băng huyết, thủng dạ con… Vì thế, kỹ thuật này phải được thực hiện bởi cán bộ y tế đã qua đào tạo và tại các cơ sở y tế được Bộ y tế và luật khám chữa bệnh cho phép.

– Chấm dứt thai bằng thuốc:

Phương pháp uống thuốc để loại bỏ thai áp dụng cho những chị em có thai trong tử cung dưới 63 ngày tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, không mắc các bệnh lý chống chỉ định hay dị ứng với các thành phần của thuốc, thực hiện tại các cơ sở được Bộ y tế và luật khám chữa bệnh cho phép.

Tùy theo tuổi thai, tùy theo phân cấp phạm vi hành nghề, thuốc được sử dụng theo liều lượng khác nhau. Hai loại thuốc được cho phép sử dụng phổ biến là Mifepristone (có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của thai) và Misoprostol (gây co cơ tử cung, đẩy thai ra ngoài). Hai thuốc này cần được sử dụng cách nhau 36 – 48 giờ (với thai dưới 49 ngày tuổi). Liều thứ nhất uống tại cơ sở y tế, liều thứ hai có thể uống tại nhà, chủ động tự theo dõi sau khi được cán bộ y tế tư vấn và cung cấp đầy đủ thông tin liên quan, hiểu rõ diễn tiến của phá thai bằng thuốc và các tai biến có thể có cũng như các cách xử trí thích hợp.

Biện pháp phá thai bằng thuốc có tỉ lệ thành công cao, từ 95 – 99%. Các trường hợp thất bại bắt buộc phải hút thai sau đó.

2- Hiện nay có nhiều bạn trẻ đã lạm dụng phá thai nhiều lần, như vậy có để lại hậu quả gì không, thưa bác sỹ?

Phá thai nhiều lần có thể đem lại những tác dụng không mong muốn :

– Có thể gặp hội chứng stress sau phá thai với những biểu hiện như: rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm thần kinh, tự ti, xa lánh mọi người…

– Thuốc dùng phá thai nội khoa có một số tác động ảnh hưởng toàn thân như nhức đầu, choáng váng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, sốt hoặc ớn lạnh, rong huyết nhẹ, nặng hơn như băng huyết, sót nhau, sót thai, nhiễm trùng cơ quan sinh sản hoặc thai tiếp tục phát triển. Có thể gây vô sinh thứ phát, hoặc thậm chí tử vong (dù rất hiếm) nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

3- Bác sỹ có lời khuyên gì cho những người lỡ mang thai ngoài ý muốn?

Để tránh mang thai ngoài ý muốn, chị em phụ nữ – nhất là các bạn trẻ – nên lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp như dùng bao cao su, thuốc uống tránh thai , thuốc tiêm, que cấy, đặt vòng, triệt sản (đình sản). Nếu lỡ mang thai ngoài ý muốn và quyết định chấm dứt thai kỳ, các bạn nên đến các cơ sở y tế hợp pháp, đáng tin cậy, có đủ phương tiện theo dõi, đội ngũ cung cấp dịch vụ được đào tạo bài bản… để được tư vấn và theo dõi, tránh những tai biến không đáng có.

Việc quan trọng sau đó là các bạn cần tìm hiểu và lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp, tránh việc phá thai lặp lại làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn.

Marie Stopes International tại Việt Nam hoạt động dưới sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của Tổ chức phi chính phủ Marie Stopes International Anh Quốc, với hệ thống 10 phòng khám Sản phụ khoa – Kế hoạch hóa gia đình tại Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hạ Long, Nha Trang, Bình Dương, Cần Thơ. Các phòng khám này chuyên tư vấn và cung cấp các biện pháp tránh thai hiện đại, khám và điều trị các bệnh phụ khoa, chăm sóc thai sản, xét nghiệm sớm ung thư cổ tử cung, chấm dứt thai nghén an toàn, chất lượng do đội ngũ y bác sĩ nhiều kinh nghiệm đảm trách, trang thiết bị hiện đại và phong cách chăm sóc khách hàng thân thiện, tôn trọng và kín đáo.

Địa chỉ và thông tin liên hệ của hệ thống phòng khám Marie Stopes International tại Việt Nam: Truy cập website http://www.mariestopes.org.vn hoặc gọi điện cho tổng đài hỗ trợ khách hàng 1900 55 88 82 để biết thêm thông tin chi tiết.

Khi bị dị ứng thức ăn phải làm gì?

Khi bị dị ứng do thức ăn, tùy từng trường hợp mà có cách xử trí khác nhau.

Một số trẻ nhỏ sau khi ăn cua, tôm, sò… bỗng bị mẩn khắp người, nổi phồng như muỗi đốt, thành từng đám màu đỏ. Trẻ thường la khóc do ngứa ngáy khó chịu. Một số người lớn có cơ địa dị ứng, không hợp với hải sản cũng thường bị như vậy, có thể gọi chung là chứng phát ban. Những nốt ban có thể lặn trong vòng 24 giờ, nhưng sau đó nổi lên trở lại.

Nguyên nhân chứng phát ban có thể do thời tiết, mệt mỏi; do dị ứng với một số thực phẩm như cua, tôm, sôcôla, cà chua; hay do phản ứng với các chất như phấn hoa, mốc, mùi hóa chất; nhiễm độc, côn trùng đốt… Phát ban trong nhiều trường hợp là không nguy hiểm, nhưng nếu cơ thể quá mẫn cảm khiến lưỡi và cổ họng bị sưng làm bệnh nhân không thở được, hoặc ban tác động tới tim, phổi và bộ phận tiêu hóa… thì ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.

Vì thế, việc điều trị hoặc phòng chống tái phát là cần thiết. Khi trẻ nhỏ hay người lớn bị ban, không nên tắm, không lau người bằng nước nóng vì nhiệt độ cao làm ban nặng thêm, mà cần đắp nước lạnh lên chỗ ban mọc. Người bệnh cần mặc quần áo rộng, thoáng, nghỉ ngơi, có thể dùng các thuốc chống dị ứng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khi bị dị ứng thức ăn phải làm gì?
Ảnh: Internet

Đã có những bệnh nhân nhỏ tuổi sau khi ăn thịt gà bị mẩn ngứa khắp người (cũng có thể gặp ở một số người lớn) phải hai ngày sau mới khỏi. Những mẩn đỏ từng đám do ăn thịt gà trong trường hợp này là triệu chứng của viêm da dị ứng. Nguyên nhân chính là thức ăn có chứa hàm lượng đạm cao… hoặc những thức ăn để lâu ngày.

Phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh này là tránh tiếp xúc với các thức ăn dễ gây dị ứng. Nếu các mẩn đỏ và ngứa ở da sau một ngày không tự khỏi nên đưa trẻ đến khám ở các bác sĩ chuyên khoa da liễu để có hướng dẫn điều trị đúng đắn.
Nhiều trẻ nhỏ dưới hai tuổi thường bị mẩn ngứa vào mùa hè và mùa thu. Đây là một dạng bệnh ngoài da thường thấy. Khi mắc bệnh này, trên da trẻ xuất hiện những đám mụn nhỏ màu hồng, ướt và gây ngứa, khiến trẻ rất khó chịu. Bệnh mẩn ngứa có liên quan rất lớn đến chế độ dinh dưỡng và thuốc men.

Do đó, khi trẻ bị mẩn ngứa, cần chú ý đến chế độ ăn uống và phải kiêng kỵ một số thực phẩm. Nếu thấy trẻ sau khi uống sữa, mẩn nổi nhiều thì phải kiêng sữa hoặc phải nấu sôi sữa nhiều lần nhằm biến đổi hoạt tính của protein trong sữa; không được ăn các thực phẩm béo, cay, nóng và thủy sản trong giai đoạn dị ứng cấp tính, mạn tính; không được ăn thức ăn nguội lạnh.

Trẻ bị mẩn ngứa do thấp tỳ vị hư nhược, nếu ăn nhiều thức ăn nguội lạnh dễ tổn thương tỳ vị và hàn thấp, từ đó máu lưu thông không tốt, các tà khí như phong, hàn, thấp, nhiệt dễ “nổi loạn” trên da và thịt, phát thành bệnh.

Không chỉ gây dị ứng, thực tế có một số loại thực phẩm không hạp với cơ thể một số trẻ nhỏ (và cả người lớn) dẫn tới tiêu chảy, thậm chí gây choáng, gây khó thở… có thể nguy hiểm tới tính mạng. Ngoài ra, phản ứng dị ứng có thể gây các bệnh mạn tính như viêm thanh quản, viêm ruột, chàm, hen phế quản, thấp khớp, đau nửa đầu…

Khi thấy trẻ nhỏ bị các triệu chứng trên, bạn ngừng sử dụng loại thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng để theo dõi xem các triệu chứng của bệnh. Khi phát hiện chính xác thực phẩm hay thành phần của thực phẩm gây dị ứng hãy ngừng ăn thực phẩm này. Khi bị dị ứng nhẹ, cơ thể có thể tự điều chỉnh mà không cần dùng thuốc. Nếu có biểu hiện nặng, cần đưa bệnh nhân bị dị ứng gặp bác sĩ chuyên khoa.

(Theo Phụ nữ TPHCM)

Chấn thương tinh hoàn và cách xử trí

Chấn thương tinh hoàn (CTTH) là một trong những chấn thương bộ phận sinh dục phổ biến ở nam giới, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như khả năng tình dục. Có đến hơn 50% trường hợp chấn thương dẫn đến vỡ tinh hoàn, gây đau, sốc, toàn vùng kín, bầm tím.

Một số trường hợp, vỡ mào tinh, xoắn tinh hoàn, đứt ống dẫn tinh, tổn thương dương vật, niệu đạo. Việc chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời nhằm hạn chế tối đa những biến chứng cho chấn thương gây ra đồng thời bảo tồn khả năng sinh sản và khả năng tình dục ở nam giới.

Tinh hoàn về phương diện giải phẫu và cơ chế gây bệnh

Tinh hoàn gồm, tinh hoàn trái và tinh hoàn phải, nằm trong bìu, bên trái thường xuống thấp hơn bên phải. Kích thước: dài 50mm, rộng 35mm, cao 25mm. Bên trong bìu tinh hoàn được bao bọc một bao thớ dày trắng và không đàn hồi gọi là lớp trắng. Tính từ ngoài vào trong đến tinh hoàn gồm 7 lớp. Bao gồm, da bìu, lớp cơ bám da, lớp tế bào dưới da, lớp mạc nông, lớp cơ bìu, lớp mạc sâu, lớp bao tinh hoàn hay còn gọi là tinh mạc. Giữa hai bìu là một vách sợi. Lớp bao trắng của tinh hoàn có thể chịu được lực chấn thương tới 50kg.

Tuy nhiên, với một lực chấn thương trung bình phần chủ mô tinh hoàn có thể bị xuất huyết tạo ra khối máu tụ trong tinh hoàn. Với lực chấn thương mạnh hơn lớp bao trắng bị vỡ tạo ra tụ máu trong lớp tinh mạc. Nếu lớp tinh mạc cũng bị vỡ máu có thể lan sang 2 bẹn và tầng sinh môn. Máu tẩm nhuận ở giữa lớp và da tạo ra hình ảnh bầm máu đặc trưng cho chấn thương mạnh vùng bìu.

Ảnh minh họa

Các nguyên nhân

Có đến 54% các nguyên nhân là do chơi thể thao, võ thuật gây ra, bởi lực va chạm mạnh của dụng cụ chơi và bạn chơi tác động mạnh trực tiếp vào bìu, 12% do tai nạn giao thông, té ngã, 16% do bất cẩn do leo cây, súc vật cắn, 7% do nắn bóp và đả thương. Ít gặp hơn là tự bóp, tự cắt trong lúc trạng thái tâm lý bất ổn, người chuyển đổi giới, tai nạn trong lúc phẫu thuật bộ phận sinh dục, hỏa khí.

Các dấu hiệu xác định chấn thương

Sau chấn thương hay một tai nạn, người bệnh thấy đau dữ dội ở vùng bìu và thường ngất đi, khởi đầu trên da bìu có những đám chấm xuất huyết, sau đó da bìu bầm tím tụ máu rõ, sưng to dần. Người bệnh vẫn đi tiểu được bình thường. Nếu có biến chứng có xoắn tinh hoàn, hay tổn thương đi kèm, cơn đau ngày một tăng, bìu đau co thắt, sờ nắn người bệnh than đau chói.

Tùy theo mức độ tổn thương mà trên thực tế được phân loại như sau. Tổn thương nhẹ: CTTH nhẹ, bìu chỉ bị xây xát, không rách hoặc rách do vết thương đơn thuần không có dị vật. Tổn thương trung bình: chấn thương có thể gây tụ máu trong bao trắng, có thể rách hoặc không rách bao trắng. Bìu có thể rách hoặc không rách, khối tụ máu trong da bìu lớn và có khuynh hướng tiến triển. Tổn thương nặng: tổn thương dập nát tinh hoàn, hoại tử và xuất huyết lan rộng, có thể kèm hoặc không kèm rách da bìu. Đòi hỏi can thiệp khẩn cấp. Vết thương tinh hoàn do hoả khí cũng nằng trong nhóm này do tốc độ đạn cao dẫn đến những tổn thương chưa nhìn thấy mà sẽ gây hoại tử muộn trong nhiều ngày. Tổn thương phối hợp: chấn thương hoặc vết thương vùng bìu, tinh hoàn trong bệnh cảnh đa chấn thương như tai nạn giao thông, thảm họa…

Cách xử trí

Là một tình trạng cấp cứu do đó việc xác định và đánh giá cách xử trí ngoại khoa hay nội khoa rất cần thiết đối với bác sĩ chuyên khoa.

Phẫu thuật bảo tồn: nên mở rộng chỉ định mổ thám sát, nhưng khi xử trí các thương tổn ở tinh hoàn (nếu có) thì cố gắng bảo tồn. Tiến hành: rạch rộng da bìu, cầm máu cẩn thận từng lớp, lấy hết máu cục, thăm dò tinh hoàn, nếu tinh hoàn vỡ gọn thì khâu cầm máu vỏ bao tinh hoàn, nếu tinh hoàn giập vỡ một phần chỉ nên cắt bỏ phần dập nát sau đó khâu kỹ vỏ bao tinh hoan (cắt bỏ phần mô dập nát phải tiết kiệm, tuy nhiên tránh trường hợp cố giữ lại mô tinh hoàn mà nhét quá nhiều chủ mô tinh hoàn trong bao trắng làm tăng áp lực và đè ép chủ mô tinh hoàn). Cần lấy bỏ hết máu cục. Trường hợp tinh hoàn bị dập nát hoàn toàn thì mới cắt bỏ tinh hoàn. Với những vết thương vùng bìu, cần phải mở thăm dò và xử trí tùy theo thương tổn. Với các vết thương muộn cần phải dẫn lưu và dùng kháng sinh. Xoắn tinh hoàn: nếu có xoắn tinh hoàn cố gắng tháo xoắn và bảo tồn tinh hoàn, nhưng nếu đã có dấu hiệu hoại tử thì phải cắt bỏ. Tinh hoàn bị chuyển vị: cần nhanh chóng cố định tinh hoàn về vị trí bình thường ở bìu vì nguy cơ tổn thương chủ mô tinh hoàn do nhiệt độ ở nơi tinh hoàn bị chuyển vị đến không thích hợp cho tinh hoàn.

Điều trị nội khoa: một khi chắc chắn thương tổn nhẹ, tụ máu chỉ khu trú ở nông và không tiến triển lan rộng, đau giảm dần. Liều trị bao gồm nằm nghỉ ngơi tại giường, băng cố định bìu lên cao, thuốc giảm đau chống phù nề như Dicloferacc, Alaxan, Efferalgan kèm Alphachymotrypsin và chườm đá lạnh lên bìu, kết hợp dùng kháng sinh một khi có tổn thương rách da.

Diễn tiến và tiên lượng

Thường diễn tiến tốt nếu được xử trí đúng, một tỷ lệ nhỏ có biến chứng như nhiễm trùng vết thương. Những bệnh nhân có tụ máu trong tinh hoàn mà không được phẫu thuật sẽ bị nhiễm trùng tinh hoàn và hoặc có hoại tử tinh hoàn mà thường sau đó cần phải cắt bỏ tinh hoàn. Chú ý rằng tỷ lệ phải cắt bỏ tinh hoàn tăng từ 7,4% lên đến 55,5% khi phẫu thuật chậm trễ trên 72 giờ sau chấn thương. Một số báo cáo cho thấy, người bệnh vỡ tinh hoàn được phẫu thuật (ngay cả trường hợp vỡ tinh hoàn 2 bên) sau đó có số lượng tinh trùng đầy đủ. Chức năng nội tiết được bảo tồn trong đa số trường hợp bởi số lượng nhiều những tế bào Leydig.

BS.CKII Tuệ Thành

Meo.vn (TheoSK & ĐS)

Răng khôn mọc bất thường và cách xử trí

Những chiếc răng này thường mọc ở độ tuổi 20-25, khi quai hàm đã quá chật chội, nhiều lúc không còn đủ chỗ. Vì vậy, răng khôn thường mọc ở tư thế và vị trí không được bình thường; nhiều chiếc mọc ngầm trong quai hàm và kẹt luôn ở đó, gây ra rất nhiều phiền toái.

Những chiếc răng khôn mọc bất thường sẽ dẫn đến các tình trạng sau:

– Sưng lợi: Vì răng khôn mọc ở vị trí trong cùng của hàm nên đồ ăn giắt vào thường khó được lấy ra hết, khiến lợi bị sưng và chảy máu. Lợi của các răng hàm mọc trước răng khôn cũng dễ bị tổn thương.

– Sâu răng: Răng khôn mọc ngang sẽ đâm vào răng hàm ở phía trước; vi khuẩn gây sâu răng trong miệng có thể phá hoại những chiếc răng hàm mọc này.

– Nhiễm khuẩn: Răng khôn mọc chen chúc do không đủ chỗ khiến thức ăn dễ bị kẹt lâu, gây viêm lợi. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi răng khôn hàm trên đập vào lợi của răng khôn hàm dưới. Những chiếc răng này nên được lấy ra trước khi lợi bị nhiễm khuẩn vì khi đã nhiễm khuẩn và hàm bị sưng, độc tố của vi khuẩn sẽ lan rất nhanh từ quai hàm đến cổ họng rồi xuống lồng ngực. Cần đến bác sĩ ngay nếu bệnh nhân sốt cao, không thể mở miệng quá 20 mm, mắt bị sưng và đau.

– Phá chân răng trước: Nếu răng khôn mọc ngầm, nó có thể đâm lên chân răng của răng hàm kế trước và làm hỏng chân những chiếc răng này. Sau khi răng khôn được lấy ra, có thể phải lấy hết tủy của những chiếc răng hàm bị hỏng thì mới giữ chúng lại được.

– Yếu quai hàm: Răng khôn mọc ngầm thường chiếm một chỗ lớn trong quai hàm. Phần quai hàm chỗ nó mọc bị yếu đi vì xương không phát triển được ở đó.

– Đẩy răng cửa lộn xộn: Lúc mọc ra, răng khôn có thể đẩy những chiếc răng cửa chạy lộn xộn. Sự phát triển của hàm trên thường dừng lại trước sự phát triển của hàm dưới. Nếu răng cửa trên và dưới mọc đúng vị trí mà hàm dưới tiếp tục phát triển thì những chiếc răng của hàm dưới sẽ bị đẩy và trở thành không thẳng hàng.

Vì những lý do trên, răng khôn mọc bất thường nên được lấy ra sớm, lúc bệnh nhân còn ở tuổi thanh niên. Nhổ răng khôn ở tuổi này có nhiều cái lợi:

– Thủ thuật nhổ được thực hiện dễ dàng hơn bởi răng và chân răng còn nhỏ.

– Bệnh nhân dễ dàng và nhanh chóng bình phục sau khi nhổ răng.

– Khả năng phát triển của xương còn tốt nên khi nhổ, chỗ chân răng trống được khôi phục nhanh hơn.

Những trường hợp sau không nên lấy răng khôn ra:

– Lớn tuổi: Xương của người lớn tuổi thường rất cứng, việc nhổ răng sẽ khó khăn, thời gian hồi phục cũng dài. Các bệnh nhân này cần được theo dõi kỹ lưỡng bằng cách chụp X-quang 2-3 năm một lần.

– Sức khỏe yếu kém: Nếu bệnh nhân bị nhiều bệnh khác thì việc nhổ răng khôn nên được cân nhắc kỹ. Các bệnh tim, phổi, tiểu đường và máu có thể làm cho việc nhổ răng khôn thêm phức tạp. Trong trường hợp cần nhổ, nha sĩ phải tham khảo thầy thuốc các chuyên khoa khác.

– Ca mổ sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh và tế bào chung quanh: Khi răng khôn nằm gần dây thần kinh xoang mũi hoặc những chiếc răng khỏe mạnh khác, nha sĩ cần cân nhắc kỹ về quyết định nhổ.

Meo.vn (Theo Xinhxinh)

Xử trí khi cơ tim bị thiếu máu

Thiếu máu cơ tim có thể hồi phục. Nhưng nếu không biết cách xử trí cơn thiếu máu, bệnh sẽ chuyển sang nhồi máu cơ tim – một tổn thương không hồi phục.


Ảnh minh họa.

Thiếu máu cơ tim là tình trạng mất cân bằng tạm thời giữa nhu cầu và sự cung cấp oxy cơ tim do giảm cung lượng vành (mạch vành là mạch nuôi tim). Bệnh có nhiều triệu chứng đau thắt ngực, nhưng triệu chứng rõ nhất là sự thay đổi trên điện tim.

Khi có cơn đau thắt ngực, ta cần phải xử lý ngay. Nếu không sẽ gây tổn thương vĩnh viễn.  Không hốt hoảng, đặt người bệnh trong tư thế nửa nằm nửa ngồi cho dễ thở để máu được cung cấp đầy đủ oxy hơn. Người bệnh tuyệt đối không được đi lại, vận động; tuyệt đối không được ăn uống, kể cả uống sữa; tuyệt đối không được xoa bóp, xúc động trong lúc này vì sẽ làm thiếu máu nặng hơn.

Không được để cơn đau kéo dài quá 30 phút ngay tại nhà, mà phải khẩn trương đưa ngay người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất có đủ điều kiện tối thiểu như bác sĩ nội tổng quát hoặc bác sĩ tim mạch, máy ghi điện tim, tủ thuốc cấp cứu để được xác định chính xác và được xử lý chuyên khoa…

Meo.vn (Theo Học Viện Quân Y)

Dị ứng thực phẩm và cách xử trí ?

Nếu bị dị ứng thực phẩm, chúng tôi cần phải xử trí thế nào, thưa bác sĩ?

Hoàng Việt Hải(Thanh Hóa)


Với 2% người lớn và 3-8% trẻ em, một số thực phẩm có thể làm nổi mày đay, tiêu chảy, khó thở… thậm chí gây choáng phản vệ hoặc tử vong nếu không kịp thời cứu chữa. Ngoài ra, phản ứng dị ứng có thể gây các bệnh mạn tính như viêm thanh quản, viêm ruột, chàm, hen phế quản, thấp khớp, đau nửa đầu, viêm tai giữa…

Khi thấy có các triệu chứng trên, các bạn cần: Ngừng ăn loại thực phẩm bạn nghi ngờ gây dị ứng để theo dõi xem các triệu chứng của bệnh có thuyên giảm không. Nếu các triệu chứng thuyên giảm, hãy làm thử nghiệm kiểm tra bằng cách ăn nhiều hơn một loại thực phẩm mà bạn đã loại đi, ví dụ: nếu là bột mì, ăn bánh mì, mì ăn liền, mì ống… nếu triệu chứng của bệnh dị ứng xuất hiện, thực phẩm đó được coi là tác nhân gây dị ứng.

Nếu bạn đã có phản ứng cấp tính hoặc dị ứng với lạc và tôm, tuyệt đối không được làm thử nghiệm kiểm tra này vì bạn có nguy cơ bị choáng phản vệ, nguy hiểm tới tính mạng. Tiếp tục kiểm tra với các thực phẩm nghi ngờ khác. Khi phát hiện chính xác thực phẩm hay thành phần của thực phẩm gây dị ứng, hãy ngừng ăn thực phẩm này cũng như các chế phẩm của nó.

Khi bị dị ứng nhẹ, cơ thể có thể tự điều chỉnh mà không cần dùng thuốc. Nếu có biểu hiện nặng, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế điều trị. Với người có tiền sử dị ứng thực phẩm, cần lưu ý khi lựa chọn thực phẩm, xem kỹ thành phần thực phẩm và các chất phụ gia được ghi trên nhãn mác trước khi mua và cũng cần mang theo thuốc chống dị ứng để có thể tự điều trị kịp thời.

Theo BS. Phương Hà

Meo.vn (Theo TNO)

Sốt cao co giật ở trẻ em và cách xử trí

Năm nào cũng vậy, khi nhiệt độ ngoài trời vào mùa hè tăng cao thì số lượng trẻ phải nhập viện do sốt cao cũng tăng lên. Nguyên nhân chính là do trung khu điều nhiệt của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên cơ thể trẻ rất nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài. Khi bị sốt, đặc biệt là sốt cao, trẻ có thể bị co giật và dẫn đến một số biến chứng khác. Do vậy, cha mẹ cần có những kiến thức cần thiết để xử trí khi trẻ bị sốt cao co giật nhằm hạn chế tối đa các di chứng có thể xảy ra.

Thế nào là sốt cao co giật?

Co giật do sốt cao là hiện tượng chỉ xảy ra khi nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt) tăng lên rất nhanh và trong một khoảng thời gian ngắn, thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi có sốt cao đột ngột lại không được uống nước đầy đủ hoặc mặc quá nhiều áo, ở trong môi trường ngột ngạt, không thoáng khí. Hiện tượng co giật rất có hại cho cơ thể và bộ não của trẻ do thiếu ôxy não, nhất là nếu cơn co giật kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần. Trong cơn co giật trẻ thường nôn mửa, nếu người lớn không có cách xử trí đúng và kịp thời thì trẻ có thể gặp nguy hiểm, vì hít phải chất nôn hoặc bị viêm phổi nặng do chất nôn từ dạ dày trào ngược vào phổi gây tổn thương phổi.
Phát hiện cơn co giật do sốt cao

Trẻ sốt cao dẫn đến co giật nếu không được hạ nhiệt kịp thời.

Nên nghĩ ngay đến co giật do sốt cao khi gặp những trường hợp sau: cơn giật xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi; cơn giật xuất hiện khi trẻ đang sốt cao, thân nhiệt trên 39oC. Nếu thân nhiệt hạ thấp hơn 39oC thì sẽ hết giật; cơn giật có tính chất lan toả toàn thân (hai tay, hai chân, mình và đầu), thời gian co giật ngắn dưới 10 phút; sau cơn co giật, trẻ ngủ. Nếu đánh thức thì trẻ tỉnh dậy ngay chứ không rơi vào tình trạng li bì, mê man, hôn mê, gọi hỏi không biết.

Cách sơ cứu trẻ bị co giật do sốt cao

Nhanh chóng tạo không khí thoáng mát, đặt trẻ nằm xuống giường hoặc phản, nơi bằng phẳng để đề phòng khi co giật, trẻ có thể bị ngã hoặc va đập vào vật cứng. Tốt nhất nên cởi bỏ hết quần áo cho trẻ, nếu không được thì nên nới rộng quần áo, nhất là vùng cổ. Dùng khăn mềm nhúng vào nước hơi ấm, lau khô khắp người cho trẻ, nhất là vùng nách, bẹn, trán. Lau đi lau lại nhiều lần như thế cho đến khi trẻ hết giật. Vì trẻ co giật không thể uống thuốc được nên cần nhanh chóng đặt thuốc hạ nhiệt đường hậu môn (viên đạn đặt hậu môn: trẻ em dưới 2 tuổi dùng viên paracetamol 80mg, trẻ lớn dùng viên 150mg). Đợi khi trẻ ngừng cơn giật thì lật trẻ nằm nghiêng sang một bên ngay, đầu đặt ở vị trí an toàn, hơi ngửa ra ngoài tránh việc trào ngược dịch nôn trớ của trẻ vào phổi gây nguy hiểm đến tính mạng. Đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay để tìm và điều trị nguyên nhân tránh co giật tái phát do sốt cao trở lại.

Một số điều cần tránh khi trẻ đang sốt cao co giật

Không nên tìm cách chống lại cơn co giật của trẻ bằng cách ghì chặt trẻ vì có thể gây tổn thương ở một số bộ phận cơ thể, hoặc có thể làm gãy xương trẻ. Không được cho trẻ ăn, uống bất cứ thứ gì vì có thể gây sặc cho trẻ. Không ủ ấm, mặc thêm quần áo cho trẻ mặc dù trong cơn sốt cao trẻ có thể bị rét run mà phải tìm cách hạ nhiệt nhanh chóng bằng cách làm mát cơ thể và môi trường xung quanh. Đó là biện pháp tốt nhất và an toàn nhất để phòng chống và cắt cơn co giật cho trẻ.

Phòng cơn co giật do sốt cao

Cơn co giật do sốt cao ở trẻ thường nếu đã xảy ra thì rất hay tái phát. Điều này gây hoang mang cho rất nhiều bậc cha mẹ, đồng thời cũng gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Nếu biết cách xử trí ngay từ lúc trẻ mới sốt, chúng ta có thể phòng tránh được cơn co giật: đưa trẻ đi khám và điều trị nguyên nhân ngay khi mới sốt; cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều lần hơn; cởi bớt quần áo, đặt trẻ nằm nơi thoáng mát và không bao giờ được ủ ấm hoặc bọc kín trẻ; phải thường xuyên theo dõi thân nhiệt bằng cách cặp nhiệt độ cho trẻ khi trẻ sốt cao. Làm mát cơ thể trẻ bằng cách lau người cho trẻ bằng nước ấm và dùng thuốc hạ nhiệt khi nhiệt độ cơ thể lên quá 39oC.

BS. LÊ THU HƯƠNG

Cầm máu khi trẻ chảy máu mũi

Chảy máu mũi là một triệu chứng ít gặp, do vậy khi trẻ bị chảy máu mũi quí phụ huynh rất bối Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớirối, không có cách xử lý phù hợp.

Một cuộc điều tra gần đây tại phòng khám tai mũi họng Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy 90% quí phụ huynh có con bị chảy máu mũi đều có cách xử trí không đúng.

Nguyên nhân

Chảy máu mũi là triệu chứng của nhiều bệnh, ở trẻ em triệu chứng này thường gặp trong các bệnh lý sau.

Nhóm nguyên nhân thường gặp:

Chảy máu mũi vô căn: đây là nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm trên 90%, lành tính nhất, tuy nhiên bệnh hay lặp đi lặp lại, do vậy thường làm quí phụ huynh lo lắng.

Nhóm nguyên nhân ít gặp hơn:

Dị vật mũi: thường kèm theo thối mũi, chảy mũi, nghẹt mũi một bên.

– Viêm xoang mũi: viêm xoang mũi cấp và mãn tính đều có thể làm tổn thương niêm mạc gây chảy máu mũi.

– Một số bệnh lý về máu: xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tủy, bệnh thiếu các yếu tố đông máu.

Nhóm nguyên nhân hiếm gặp:

– Các loại u: u máu vách ngăn, u máu cuống mũi, u ác tính xoang hàm, u xơ vòm.

– Một số bệnh lý dị dạng mạch máu mũi, suy dinh dưỡng.

Dặn trẻ đừng nuốt máuBấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Trong đa số trường hợp các bậc phụ huynh vô cùng bối rối khi thấy trẻ bị chảy máu mũi nên xử trí không phù hợp.

Các bước xử trí ban đầu trước khi bạn đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất bao gồm:

– Xác định bên chảy máu: lau sạch cửa mũi trước hai bên, cho trẻ cúi người về trước bạn sẽ dễ dàng xác định được bên chảy máu.

– Cầm máu: vì đa số là do chảy máu mũi vô căn do vỡ điểm mạch mũi trước, nên bạn chỉ cần cho trẻ ngồi nghỉ hơi cúi người về trước (hình 1), dùng ngón tay cái đè cánh mũi vào vách ngăn trong 10 phút (hình 2) điểm mạch sẽ tự cầm máu.

– Nếu máu còn chảy xuống họng dặn bé dùng lưỡi lùa máu ra mỗi 2-3 phút để theo dõi lượng máu mất.

– Nếu sau 10 phút máu vẫn còn chảy nên đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất. Trên đường đi bạn vẫn tiếp tục cho trẻ duy trì cách cầm máu như trên.

– Tuyệt đối phải dặn dò kỹ không cho trẻ nuốt máu vào bụng vì hậu quả sẽ gây nôn ói, gây mất nước và các chất điện giải làm nặng hơn tình trạng của bệnh.

Phòng ngừa

Đa số trường hợp đều khó có thể phòng ngừa được do diễn tiến tự nhiên của bệnh hoặc do không tìm thấy nguyên nhân. Tuy nhiên bạn cũng có thể giúp trẻ phòng ngừa được trong một số trường hợp bệnh lý viêm nhiễm, dị vật, suy dinh dưỡng bằng cách:

– Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ thật tốt.

– Giáo dục trẻ phòng tránh tiếp xúc với các vật kích thước nhỏ dễ trở thành dị vật.

– Cho trẻ ăn uống chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất.

* Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM sẽ tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề với các bà mẹ lúc 9g sáng thứ bảy 12-4-2008: ‘Chăm sóc và theo dõi trẻ bệnh tay chân miệng ở nhà’. Báo cáo viên: ThS.BS Lê Phan Kinh Thoa – phó trưởng khoa nhiễm BV Nhi Đồng 1. Địa điểm: hội trường lầu 2, khoa khám bệnh BV Nhi Đồng 1, 532 Lý Thái Tổ, Q.10, TP.HCM.

Kính mời các bậc cha mẹ quan tâm đến dự. Để công tác tổ chức chu đáo, xin vui lòng đăng ký trước với phòng chỉ đạo tuyến BV Nhi Đồng 1 theo số điện thoại: (08) 8346242 (trước 16g).

* Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM sẽ mời BS Shim Ching, chuyên khoa về phẫu thuật thẩm mỹ tạo hình Trung tâm y khoa Queen (Honolulu, Hoa Kỳ), đến thuyết trình về phẫu thuật nâng ngực và các vấn đề liên quan đến phẫu thuật thẩm mỹ từ ngày 16 đến 17-4-2008 tại Bệnh viện ĐH Y dược, 215 Hồng Bàng, Q.5. Trong chương trình dự kiến sẽ mổ thị phạm một số trường hợp nâng ngực, nâng mũi, tạo hình mi mắt…

Quí vị có nhu cầu về nâng ngực và các vấn đề liên quan đến phẫu thuật thẩm mỹ vui lòng liên hệ tại: Phòng khám tạo hình – thẩm mỹ, ĐT: (08) 8554269 (nội bộ 5146); bộ phận chăm sóc khách hàng, ĐT: (08) 4051010 – 4051212. Vì số lượng ca mổ hạn chế, BV sẽ ưu tiên theo thứ tự đăng ký trước.

Ths. BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG (BV Nhi Đồng 1, TP.HCM)

Xử lý nhanh khi bị bỏng

Xử lý nhanh khi bị bỏng

Trong cuộc sống hàng ngày, chỉ cần một sơ suất nhỏ hay một phút bất cẩn cũng có thể gây ra bỏng. Có nhiều cấp độ gây bỏng. Tùy từng mức độ nặng nhẹ. Để có cách xử trí kịp thời, tránh làm thương tổn nặng cho người bệnh.

Các cấp độ bỏng

Theo TS. Nguyễn Như Lâm – Viện Bỏng Quốc gia thì, có nhiều cấp độ bỏng khác nhau nhưng dù ở mức độ nào cũng nên ngâm ngay vết thương vào nước lạnh sạch vì nước lạnh có tác dụng làm mát vết thương và làm loãng các chất độc nếu như bạn bị bỏng vôi, dầu…

Bỏng được chia làm 3 cấp độ:

Cấp độ 1: Vùng da đỏ, đau rát giống như bị cháy nắng, một vài hôm sẽ khỏi không để lại vết sẹo.

Cấp độ 2: Cao hơn, xuất hiện những nốt phỏng như bong bóng nước, bên trong mọng nước, ở cấp độ này lại chia làm 2 mức:

– Mức 1: Là bỏng với diện tích nhỏ (một phần da) chỉ là những bong bóng nước nếu điều trị đúng cách sẽ không bị nhiễm trùng và không để lại sẹo, nếu bỏng ở mức này bị ở vùng mặt, háng, mông, nơi da gấp thì tốt nhất nên nhờ sự can thiệp của bác sĩ.

– Mức 2: Cũng có thể coi là bỏng nặng, dễ có biến chứng như: bệnh nhân bị choáng, nhiễm trùng máu và uốn ván, nếu nhiễm trùng kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược toàn thân, để lại những biến chứng về hình dạng như: sẹo xấu, sẹo co rút làm biến dạng.

Cấp độ 3: Nguy hiểm hơn, vết bỏng ngấm sâu vào trong, qua lớp da lan đến lớp cơ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, do đó, nhất thiết phải đưa đến bác sĩ chuyên khoa để cấp cứu kịp thời.

Phương pháp sơ cứu khẩn cấp

Cũng theo bác sĩ Lâm, khi bị bỏng phải sơ cứu nhanh và khẩn trương tránh để lại những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Việc sơ cứu này cũng không được làm bừa, mà cần phải có kiến thức cơ bản, nếu không sẽ vô tình dẫn đến những tổn thương khác. Ngay sau đó, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay.

Những trường hợp bỏng nhẹ có thể sơ cứu tại nhà, theo kinh nghiệm dân gian thường bôi nước mắm, xát muối, kem đánh răng, trườm đá… Nhưng, trên thực tế đây lại là phương pháp hoàn toàn phản khoa học vì làm bệnh nhân đau đớn hơn.

Khi bị bỏng, bạn nên lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch, nếu để lâu sẽ không còn tác dụng vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ. Nó làm sạch, mát những hóa chất dính trên vết bỏng, giảm đau, giảm nguy cơ gây sốc cho bệnh nhân.

Những trường hợp bỏng nặng như hóa chất, vôi… thì ngay lập tức cởi bỏ quần áo, đồ trang sức dính những chất này, dùng bàn chải hay chổi lông chà nhẹ cho hết sau đó xả nước lạnh, rồi bọc vùng bị bỏng bằng vải khô nhưng tránh không buộc chặt. Nếu bị bỏng ở mắt do bắn hóa chất thì phải rửa mắt ngay, ngâm mắt trong nước khoảng 20 phút cho sạch hóa chất, sau đó dùng vải mỏng băng mắt lại và đưa đi cấp cứu.

Bỏng điện cũng vô cùng nguy hiểm, khi phát hiện phải dùng vật cách điện (bao tay, que, gậy khô) ngắt điện ngay, bị bỏng điện nhìn bên ngoài có thể là rất nhẹ nhưng nguy cơ thương tổn lại rất cao có thể ăn sâu bên trong lớp biểu bì và ảnh hưởng đến nhịp tim, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nhất là đối với trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ phải thận trọng hơn với những vật dụng trong nhà  như phích nước nóng, ổ điện, bếp… do còn nhỏ trẻ chưa hiểu rõ được mối nguy hiểm.

Mức độ tổn thương của bỏng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào việc xử lý ban đầu, nếu xử lý sớm và đúng cách sẽ tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra cho người bệnh.

Theo 24H

Cách phòng tránh phóng xạ

Chính phủ Nhật Bản hướng dẫn người dân cách xử trí khi vùng họ sống gặp sự cố hạt nhân. Cục An toàn bức xạ hạt nhân (Bộ Khoa học – công nghệ) dịch ra tiếng Việt. Tuổi Trẻ giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

1: Sự cố hạt nhân là gì?

Trả lời: Là sự cố rò rỉ phóng xạ từ cơ sở hạt nhân.

2: Phóng xạ ảnh hưởng đến cơ thể con người như thế nào?

Trả lời: Tùy thuộc vào số lượng, phóng xạ có thể gây hại cho sức khỏe của con người.

3: Nếu xảy ra sự cố hạt nhân, điều gì sẽ xảy ra, chúng ta phải làm gì?

Trả lời: Người dân sẽ được cảnh báo thông qua các phương tiện thông tin.

4: Chúng ta nên làm gì khi biết tin xảy ra sự cố hạt nhân?

Trả lời: Giữ bình tĩnh và làm theo các chỉ dẫn được thông báo của các cơ quan có thẩm quyền.

5: Bạn nên làm gì khi tiếp xúc với gia đình hoặc con cái?

Trả lời: Bạn nên làm theo các chỉ dẫn tại các địa điểm và đợi cho đến khi mọi thứ ổn định lại.

6: Chúng ta cần phải lưu ý những gì?

Trả lời: Dựa trên thông tin chính xác, bạn phải hành động một cách bình tĩnh.

7: Nếu được yêu cầu sử dụng che chắn trong nhà, bạn phải làm gì?

Trả lời: Bạn phải đi vào trong nhà – đi vào tòa nhà, công sở gần nhất.

8: Khi được yêu cầu phải sơ tán, chúng ta phải làm gì?

Trả lời: Bình tĩnh chuẩn bị cho việc sơ tán và làm theo các chỉ dẫn.

9: Những gì diễn ra trong nơi che chắn hoặc trung tâm trợ giúp đầu tiên?

Trả lời: Đầu tiên bạn phải tiến hành đăng ký.

Để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm xạ ngoài:

1. Bảo vệ bằng khoảng cách (tránh càng xa nguồn phóng xạ càng tốt)

2. Bảo vệ bằng thời gian (thời gian bị ảnh hưởng bởi phóng xạ càng ngắn càng tốt)

3. Bảo vệ bằng che chắn (trú ẩn vào các tòa nhà bằng bêtông)

Để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm xạ trong:

1. Phòng tránh việc hít phải các chất phóng xạ (đeo mặt nạ, khẩu trang hoặc găng tay)

2. Phòng tránh việc hấp thụ các chất phóng xạ (không uống nước hoặc ăn thức ăn bị nhiễm xạ)

Theo Tuổi Trẻ