Lưu trữ cho từ khóa: uống nhiều nước

Uống nhiều nước có gây hại cho thai nhi?

Bác sĩ sản Sarah Smith người Mỹ cho biết: “Thích uống nước cũng có thể là dấu hiệu của chứng nghén đồ ăn lạ khi mang thai”.

Một thai phụ hỏi: “Mang bầu ở tháng thứ sáu nhưng tôi rất thích uống nước, nhất là nước lạnh. Thỉnh thoảng, tôi thấy cơ thể hơi nặng nề, có phải do uống nhiều nước thì sẽ bị phù nặng không? Một người bạn có kinh nghiệm của tôi khuyên rằng, uống nhiều nước không có lợi cho thai nhi, thậm chí còn gây hại cho bé. Không biết thông tin trên có chính xác không?”.

uong-nhieu-nuoc-co-gay-hai-cho-thai-nhi

Trả lời:

Bác sĩ sản Sarah Smith (Viện Y tế quốc gia Mỹ) cho biết:

Thật khó để xác định việc uống nhiều nước của bạn ở mức độ nào. Uống trên 2l nước hoặc gấp vài lần thế? Nhìn chung, nước lọc rất có lợi cho sức khỏe của thai phụ. Tuy nhiên, nếu bạn uống trên 4l nước thì có vài rắc rối mà bạn cần lưu ý như sau:

– Một số trường hợp, khát nước nặng và phải uống một lượng lớn nước mới đã khát là dấu hiệu của chứng tiểu đường. Nếu bạn phải uống nước liên tục do không chịu nổi cơn khát, bạn cần đi khám sớm.

– Nước lọc (dù tốt đến mấy) cũng không thể thay thế cho những thức ăn giàu vitamin và chất dinh dưỡng trong thực đơn của thai phụ. Bạn cần ăn uống cân bằng (nhất là uống vừa phải để còn có chỗ cho dạ dày chứa thực phẩm). Khi theo dõi biểu đồ tăng cân trong thai kỳ, nếu chỉ chú trọng đến uống nước thì bạn không thể tăng cân tốt, dù cân nặng có vẻ nhỉnh hơn một chút khi bạn uống no nước nhưng chỉ ngay sau đó, khi bạn đi tiểu, trọng lượng cơ thể sẽ có chiều hướng sụt giảm đáng kể.

– Thích uống nước cũng có thể là dấu hiệu của chứng nghén đồ ăn lạ khi mang thai. Khi đó, bạn thường thèm những thứ không phải thực phẩm như đá lạnh, nước lạnh, vải vụn hay đất sạch… Nếu bạn vô cùng thèm và chỉ thèm nước lạnh thì có khả năng, bạn đang phải đối mặt với chứng nghén lạ này.

Điều nguy hiểm nhất là khi đó, người mẹ dễ bị thiếu dinh dưỡng do dung nạp quá nhiều món không phải thức ăn thay vì những món giàu chất như bình thường. Ngoài ra, chứng nghén đồ ăn lạ cũng là biểu hiện của sự thiếu hụt chất sắt nên bạn cần đi khám sớm vì bây giờ, bạn đã bước sang tháng thứ 6 (thường nghén chỉ xuất hiện trong vòng 3 tháng đầu tiên).

– Cuối cùng, không có thứ gì quá nhiều mà có lợi. Nước lạnh không tốt cho phụ nữ mang thai vì nó làm tăng khả năng bị viêm họng, đau họng, lạnh bụng, đau bụng… Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi cân bằng chế độ dinh dưỡng, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Theo Afamily.vn

Mùa hè nắng nóng cũng không nên uống quá nhiều nước

Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể. Thiếu nước sẽ gây ra rối loạn hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Nhưng uống quá nhiều nước cũng gây nguy hiểm không kém.

Ngộ độc vì không khát nước vẫn uống 3 lít/ngày

Chị Gia Hân ở Mê Linh, Hà Nội có thói quen uống rất ít nước hàng ngày, ăn cơm cũng ít khi ăn canh, hoa quả cũng không ăn nhiều.

Chẳng rõ có phải do thiếu nước hay “có tuổi” mà gần đây chị Hân thường thấy da bị khô, bong tróc, tóc cứng.

Nghe bạn bè mách uống nhiều nước có thể cải thiện tình trạng trên, chị Hân nhanh chóng lên kế hoạch mỗi ngày phải uống nhiều nước, không khát cũng uống, sao cho đủ 3-4 lít/ngày. Hậu quả là chị bị ngộ độc do uống nước quá nhiều dẫn tới tình trạng liên tục bị choáng váng, người mệt mỏi.

Có nhiều người nhầm lẫn một điều rằng uống nhiều nước vào mùa hè vừa giúp giải khát vừa tăng cường đào thải chất độc hại ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, không phải càng uống nhiều nước trong ngày nắng nóng thì càng tốt. Nhiều người dù không khát, không vận động ra nhiều mồ hôi nhưng vẫn cố uống cho đủ 2-3 lít nước mỗi ngày. Uống nước như vậy không những không hữu ích mà còn có hại, đặc biệt nó còn gây nguy hiểm đến tính mạng đối với những người mắc bệnh thận, tim, huyết áp…

Thừa nước nguy hiểm hơn thiếu nước

Nước chiếm từ 60 – 70% cơ thể, thực hiện nhiệm vụ đào thải các chất độc hại ra ngoài qua nước tiểu, mồ hôi. Thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cơ thể. Nhưng nếu uống quá nhiều nước so với nhu cầu sẽ khiến thận làm việc quá sức, thậm chí dẫn đến rối loạn chức năng thải lọc thận. Khi bị rối loạn, thận có thể thải các chất đã được chuyển hóa và cả các dưỡng chất, nguyên tố vi lượng có lợi khác.

cho-du-mua-he-cung-khong-duoc-uong-qua-nhieu-nuoc
Ảnh minh họa

BS.ThS Lê Thị Hải – Giám đốc Trung tâm Khám, tư vấn dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, con người có thể bổ sung nước từ đồ uống hoặc đồ ăn như rau tươi, trái cây.

Nếu ăn chế độ ăn gồm các thực phẩm chứa nhiều nước như cháo, súp… thì nhu cầu uống nước ít hơn, ngược lại nếu ăn toàn đồ khô thì nhu cầu uống nước tăng lên. Chúng ta chỉ nên bổ sung nhiều nước trong trường hợp cơ thể bị mất nước nhiều như trong trường hợp sốt cao, mất nước hoặc thời tiết quá nóng khiến bạn đổ mồ hôi nhiều, khi tập thể thao, khi bị nôn, hay đi tiêu chảy….

Nếu không uống đủ nước, chức năng của tế bào và các cơ quan sẽ rối loạn. Thận yếu đi, không đảm đương được nhiệm vụ của mình, khiến cơ thể tích lũy nhiều chất độc hại. Những người thường xuyên không uống đủ nước sẽ thấy da bị khô, tóc dễ gãy, mệt mỏi, đau đầu, táo bón, hình thành sỏi ở thận và túi mật.

Tuy nhiên một số người lại lầm tưởng rằng uống càng nhiều nước thì sẽ càng tăng cường thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể và tránh được các tình trạng trên. Nhưng thực chất, uống nhiều nước không chỉ gây quá tải cho thận, ngoài việc thải các sản phẩm chuyển hóa, các chất độc hại, cơ thể thừa nước còn thải các dưỡng chất và nguyên tố vi lượng khi lượng. Tình trạng dư thừa nước tự do trong cơ thể sẽ gây ra rối loạn các chất điện giải trong máu. Nồng độ các thành phần điện giải này trong máu có thể thấp do bị nước pha loãng, ảnh hưởng đến các tế bào và hoạt động của tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào não.

Vì vậy, không nên uống quá nhiều nước trong một ngày. Lượng nước vào cơ thể quá nhiều có thể làm tăng tổng lượng máu toàn cơ thể, gây gánh nặng cho tim và mạch máu, dẫn tới tình trạng ngộ độc nước vì thận không kịp bài tiết. Nước xâm nhập tế bào sẽ làm mất thăng bằng muối khoáng, dẫn đến rối loạn điện giải, các chức năng tế bào bị đình trệ, đưa đến hôn mê, thậm chí có thể chết người.

Theo bác sĩ Hải, tốt nhất sáng ngủ dậy bạn nên uống 1- 2 ly nước đun sôi để nguội, vừa tỉnh ngủ lại tốt cho cơ thể. Uống nước vào sáng sớm còn có tác dụng làm sạch đường tiêu hoá. Nên uống nước 10 phút trước khi ăn hoặc một giờ sau khi ăn chứ không nên uống ngay sau hoặc trong khi ăn. Vì uống trong khi ăn sẽ hòa loãng và đưa dịch vị dạ dày xuống ruột nhanh chóng, khiến cho việc tiêu hóa khó khăn. Hơn nữa, vừa uống, vừa ăn có thể khiến bạn nuốt thức ăn khi chưa nhai kỹ, điều này không có lợi cho dạ dày.

Uống nước không nên uống một lần quá nhiều mà chia làm nhiều lần trong ngày. Ngay cả khi khát nước cũng không nên uống quá nhiều một lúc, tốt nhất là nên uống từ từ từng ngụm một, để cho nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu.

(Theo Tri Thức Trẻ)

Sức khỏe và những biểu hiện ở mặt

Cơ thể có nhiều cách khác nhau để nói cho bạn biết những gì đang xảy ra có liên quan trực tiếp đến sức khỏe.

Trán nổi mụn

Theo y học Trung Quốc, trán liên quan đến hệ tiêu hóa và khu vực giữa hai hàng lông mày liên quan đến gan. Vì vậy, khi bạn nạp quá nhiều chất cồn thì sẽ gây ra mụn ở khu vực này, vốn thường sẽ mất đi sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu mụn thường xuyên mọc ở đây, điều này có thể chỉ ra rằng chế độ ăn uống của bạn thiếu chất dinh dưỡng.

Phải làm gì? Bạn cần tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đủ nước.

mat
Nên kiểm tra nồng độ hormone trong cơ thể nếu thường xuyên nổi mụn ở cằm –
Ảnh: Shutterstock

Mụn trên má

Có một vài lý do cho điều này. Lý do đơn giản là dị ứng với mỹ phẩm hoặc khăn trải giường bẩn. Còn phức tạp hơn là phổi bạn có vấn đề. Khu vực này được cho là có liên quan đến phổi và má nổi mụn có thể là kết quả của suy hô hấp. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người hút thuốc lá, bệnh nhân hen và những người bị dị ứng dễ nổi mụn trên má.

Phải làm gì? Nổi mụn tạm thời có thể được cải thiện bằng cách thay khăn trải giường thường xuyên và loại bỏ mỹ phẩm cũ. Còn nếu mụn tái diễn thì bạn cần được bác sĩ kiểm tra.

Mụn ở cằm

Bạn có thể bị mất cân bằng nội tiết tố nếu nổi mụn ở cằm và quai hàm. Mụn cũng xuất hiện ở phụ nữ trong một số giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu mụn nổi dai dẳng thì có thể đó là tình trạng rối loạn nội tiết như hội chứng buồng trứng đa nang.

Phải làm gì? Kiểm tra nồng độ hormone trong cơ thể bạn.

Thâm quầng và túi mọng dưới mắt

Những vấn đề này chủ yếu là do di truyền, song nếu bạn cảm thấy chúng ngày càng tệ hơn hoặc đột nhiên xuất hiện, đó có thể liên quan đến thận. Những thay đổi kể trên có thể cảnh báo bạn bị mất nước hoặc các độc tố đang hình thành.

Phải làm gì? Uống nhiều nước và giảm bớt chất cồn, muối, caffeine. Có thể bạn bị thiếu máu do thiếu vitamin B12 hoặc chất sắt.

Thay đổi màu sắc của lưỡi

Lưỡi bạn có thể chỉ ra một số vấn đề sức khỏe – thiếu máu do thiếu chất sắt, folate, vitamin B12 – gây đau, ngứa lưỡi hoặc đỏ nhạt. Mặt khác, nếu lưỡi nhuốm màu hơi xanh, nó có thể cho biết tình trạng thiếu ô xy trong máu, trong khi các tổn thương màu trắng có thể là dấu hiệu của bệnh tưa miệng.

Phải làm gì? Tới bệnh viện và thăm khám kỹ lưỡng.

Lông quá nhiều

Hội chứng buồng trứng đa nang được cho là gây ra quá nhiều lông trên cơ thể hoặc trên mặt phụ nữ. Rối loạn nội tiết là tình trạng phổ biến gây ra rất nhiều lông trên cơ thể cũng như mụn trứng cá, tăng cân và kinh nguyệt không đều.

Phải làm gì? Hỏi ý kiến bác sĩ phụ khoa.

(Theo Thanhnien)

Những lý do để uống thuốc với nhiều nước

Đa số dược phẩm dùng đường uống thường được uống chung với nhiều nước. Có rất nhiều nguyên nhân khiến dược phẩm phải được uống chung với nhiều nước. Trước tiên, bản thân dược phẩm khiến cho cơ thể mất nước (chẳng hạn lithium).

Một số loại dược phẩm có thể gây tổn thương cho thận hoặc có thể gây sỏi thận khi dùng hàm lượng lớn, chẳng hạn như cotrimoxazole, indinavir…. Nước sẽ giúp cơ thể “pha loãng” dược phẩm nhằm giúp dược phẩm cùng một lúc không thể đến thận quá nhiều.

Một cách tổng quát, tất cả dược phẩm dùng đường uống đều phải cần nước, trừ phi có sự chỉ dẫn khác của bác sĩ và dược sĩ. Đôi khi ngay trên chính nhãn thuốc cũng có ghi hướng dẫn: “Uống với nhiều nước” thì người sử dụng thuốc cần uống thuốc với nước nhiều hơn bình thường, uống phải hơn một ly nước đầy (ly rưỡi, 2 ly chẳng hạn). Có nhiều loại thuốc sau khi uống, trong ngày vẫn phải cần uống thêm nước, chẳng hạn như indinavir – khi uống thuốc này, người uống có thể uống trên 2 lít nước mỗi ngày.

Một lý do khác để uống thuốc với nhiều nước là nhằm giúp thuốc không làm trầy xước hoặc hóc vào thực quản, có trường hợp viên thuốc kẹt lại thực quản gây kích ứng, viêm loét.

(Theo Thanhnien)

 

Chống nếp nhăn bằng… ánh nắng

Chính vì thế, xu hướng làm đẹp tự nhiên, vừa an toàn, vừa tiết kiệm đang được nhiều phụ nữ lựa chọn. Chỉ cần một chút kiên trì là bạn đã có thể bớt được khoản tiền lớn vào việc chi tiêu cho sắc đẹp hàng tháng.

1. Loại bỏ mắt sưng húp

Thực chất đây là việc chất lỏng lưu thông không tốt trên khuôn mặt. Đáp án của việc này là sử dụng đá lạnh để đắp vào mắt nhằm giúp làn da bớt trạng thái sưng phồng. Để tránh tình trạng này xảy ra, chị em cũng nên lưu ý khi ngủ cần sử dụng một chiếc gối cao nhằm ngăn tình trạng chất lỏng tích tụ dưới mắt. Sử dụng túi trà hoa cúc đã được làm lạnh cũng giúp thắt chặt vùng da quanh mắt, giảm bọng sưng và giúp đôi mắt thêm thư giãn.

 
 

 

2. Đẹp da nhờ mát xa

Không cần phải những loại kem chống lão hóa đắt tiền, mỗi ngày chị em chỉ cần bỏ ra 2 phút để xoa bóp cho toàn bộ gương mặt. Việc này cần thực hiện sau khi làm sạch da mặt, sau đó sử dụng các ngón tay mát xa theo hướng từ vùng cánh mũi sang hai bên, từ xương quai hàm hướng lên phía trên. Cách này sẽ giúp da hồng hào, hạn chế nếp nhăn và trẻ hóa làn da.

3. Làm sạch tóc để tránh mụn trứng cá

Những sản phẩm tạo kiểu dù có thể làm tóc đẹp hơn nhưng lại rất nguy hại cho làn da nếu để chúng dính vào mặt. Hóa chất kết hợp với bụi bẩn sẽ bịt chặt lỗ chân lông lại, và sau đó là gây ra mụn. Vì thế, chị em nên hạn chế sử dụng các sản phẩm tạo kiểu, đặc biệt trong mùa hè oi bức. Nếu phải sử dụng, nên gội đầu sạch trước khi đi ngủ để tránh sản phẩm này vương ra gối và sau đó lại dính vào mặt.

4. Không ăn đường vào buổi tối

Các nghiên cứu cho thấy đường làm mất nước trên da. Nếu muốn sử dụng bánh ngọt, nước ép có đường, hãy dùng nó vào buổi sáng hoặc trưa. Còn buổi tối, nên chăm sóc dạ dày với các loại nước lọc, rau xanh và trái cây.

 
 

5. Ngủ ngon

Một giấc ngủ là điều quan trọng để làn da khỏe mạnh và phát sáng. Ngủ muộn hoặc thức đêm sẽ khiến da xỉn màu, mất nước và hình thành nếp nhăn. Chị em nên học cách sắp xếp thời khóa biểu phù hợp để đảm bảo sức khỏe của làn da. Đừng quên buộc tóc khi ngủ, nó sẽ giúp ngăn chặn lượng dầu dư thừa từ tóc dính vào mặt gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Ngoài ra, đừng lên giường với gương mặt chưa được làm sạch, nó sẽ khiến da thêm nhăn nheo, già nua và nổi mụn trứng cá đấy!

6. Uống nhiều nước

Hydrat hóa là quá trình cần thiết để có được làn da khỏe mạnh và trẻ trung hơn. Đồ uống có đường không thể được gọi là một loại nước tốt cho da. Hãy đơn giản chỉ là 8 cốc nước lọc mỗi ngày để làm mới tế bào, giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một cơ thể ngậm nước đúng cách sẽ biết cách đổ mồ hôi hiệu quả, giúp da sạch sẽ và tươi trẻ hơn. Nước cũng cung cấp độ ẩm cần thiết cho da để duy trì tính đàn hồi, tăng cường sự săn chắc và phòng chứng khô da.

7. Chọn thực phẩm nhiều chất xơ

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe cũng như vẻ đẹp của làn da. Một chế độ ăn uống nhiều chất xơ với khoáng chất, vitamin và protein sẽ giúp bạn có được làn da đầy sức sống. Cũng nên lưu ý tránh chế độ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, gia vị cay nóng vì nó rất gây hại cho sức khỏe cũng như sự trẻ trung của da.

8. Ánh sáng mặt trời

Đây là nguồn vitamin D quý giá cho cơ thể và da. Liều lượng của ánh sáng mặt trời phụ thuộc vào vùng khí hậu và loại da. Với vùng nhiệt đới thì chị em chỉ nên tắm nắng vào lúc sáng sớm bởi ánh nắng mùa hè gay gắt có thể gây cháy nắng, ung thư da. Việc sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài là điều rất cần thiết để bảo vệ và phòng chống ung thư da.

Để có được làn da trẻ đẹp, chị em cũng cần lưu ý một số bí quyết sau:

– Sử dụng lô hội đắp mặt để loại bỏ tế bào chết trên da, giúp tạo làn da tươi trẻ, khỏe mạnh.

– Uống mật ong và nước chanh hàng ngày giúp cho da đẹp và sáng.

– Nếu có da khô, nên chọn kem dưỡng ẩm chứa glycerin, oliu để lấy lại sự mềm mại cho da.

– Tinh dầu hoa hồng được sử dụng từ nhiều thập kỷ qua để giúp phụ nữ có làn da đẹp.

– Uốc nước lọc mỗi sáng để làm sạch dạ dầy, loại bỏ độc tố, giúp da đẹp và cơ thể thêm khỏe mạnh.

– Tập thể dục thường xuyên giúp stress tránh xa bạn, nhờ thế mà gương mặt bạn sẽ luôn tươi mới, khỏe mạnh.

– Cố gắng ngủ 7 tiếng mỗi ngày, thiếu ngủ sẽ khiến da bạn nhanh lão hóa.

– Quan hệ tình dục đều đặn giúp giữ cân bằng hormone, khiến phụ nữ trẻ trung hơn.

– Thường xuyên sử dụng dâu, cà chua, hạnh nhân, mơ, omega 3 từ dầu cá để phòng trừ nếp nhăn.

 (Theo Eva)

Điều trị táo bón ở phụ nữ mang thai

Táo bón là một vấn đề ở đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến trong thời kỳ mang thai, nhất là ở những tháng cuối. Theo một số nghiên cứu gần đây, khoảng 11-35% số phụ nữ mang thai bị táo bón trong 3 tháng cuối, tuy nhiên chỉ có khoảng 1,5% số trường hợp phải dùng thuốc nhuận tràng.

Điều trị táo bón ở phụ nữ mang thaiTáo bón có thể mới xuất hiện hoặc đã có từ trước nhưng nặng lên trong thời kỳ mang thai. Các nghiên cứu trên cả người và động vật cho thấy, giảm nhu động ruột do những thay đổi về nội tiết trong thời kỳ mang thai là yếu tố quan trọng gây ra táo bón trong giai đoạn này. Các nguyên nhân khác bao gồm uống viên sắt để bù sắt, chế độ ăn ít chất xơ, giảm hoạt động thể lực, sự chèn ép của thai và yếu tố tâm lý.

Về điều trị, cần khuyên người bệnh tạo thói quen đi ngoài đều đặn, tốt nhất là vào buổi sáng và sau các bữa ăn vì lúc này đại trực tràng có nhu động mạnh nhất. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý uống nhiều nước, ăn tăng chất xơ và có chế độ vận động phù hợp.

Các chất xơ từ ngũ cốc, cam, chanh và cây họ đậu có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột và hiệu quả khá tốt trong điều trị táo bón. Với những biện pháp không dùng thuốc này, biểu hiện táo bón thường bắt đầu giảm dần sau 3-5 ngày và hết hẳn sau 2-3 tuần.

Thuốc chống táo bón cần được sử dụng khi những biện pháp nêu trên không tác dụng, các thuốc này thường có hiệu quả tương đối sớm, sau 1-3 ngày. Nhiều loại thuốc chống táo bón có thể được sử dụng an toàn cho phụ nữ có thai như: sorbitol, lactulose, polyethylene glycol, senna (cây muồng)…

Tuy nhiên, sorbitol và lactulose có thể gây chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn. Ngoài ra, do có chứa cả đường galactose và lactose nên lactulose cần được dùng thận trọng ở những người bị tiểu đường.

Các thuốc tránh dùng cho phụ nữ có thai bao gồm dầu thầu dầu (vì có thể gây co cơ tử cung) và các loại muối tăng thẩm thấu như magne sulfate (vì có thể gây rối loạn nước, điện giải).

BS. Nguyễn Hữu Trường

Bệnh trĩ: Dễ mắc khi ngồi máy tính nhiều

Trĩ là bệnh lý của vùng hậu môn trực tràng, rất phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi. Hơn 50% số người mắc bệnh có độ tuổi từ 50 trở lên. Tuy nhiên, bệnh trĩ đang bị trẻ hóa dần do ảnh hưởng của việc ngồi nhiều bên máy tính của giới trẻ.

Bệnh trĩ  là gì?

Bệnh Trĩ còn gọi là bệnh lòi dom được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa. Trĩ ngoại có thể có huyết khối phát triển rất đau.

Vì sao ngồi máy tính nhiều dễ mắc bệnh trĩ?

Hiện nay, số đông giới trẻ đang sử dụng máy tính trong công việc, học, chơi nhiều giờ trên máy vi tính, và toàn thân hầu như rất ít vận động. Điều này sẽ làm tăng áp lực đối  với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, tăng nguy cơ mắc và tăng  mức độ nặng của bệnh trĩ.

Bạn Mai Hương, nhân viên ngân hàng thấy khó chịu khi đi vệ sinh, cô đi khám và sững sờ khi bác sĩ kết luận  cô bị bệnh trĩ với búi trĩ đã bị thò ra ngoài. Rất may là tình trạng của chị chưa cần phải phẫu thuật, và chưa có biến chứng nguy hiểm xẩy ra. Chị Hương cho biết chị ngồi máy tính 8 tiếng mỗi ngày, và ít khi uống nước.

Theo GS. Nguyễn Mạnh Nhâm – Bệnh viện Đa khoa Tràng An, Hà Nội, số bệnh nhân như chị Hương khá phổ biến hiện nay, đa số các trường hợp đến chữa bệnh đều trong tình trạng khá muộn, khi biện pháp can thiệp đã ở mức tiêm hoặc phẫu thuật.

Chữa bệnh trĩ như thế nào?

Theo GS Nhâm, có các phương pháp điều trị như: điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp thủ thuật như tiêm xơ, thắt vòng cao su,…; phẫu thuật gồm Longo cải tiến, triệt mạch treo  trĩ… Bệnh trĩ nên được phát hiện và điều trị sớm bằng thuốc khi bệnh mới ở cấp độ 1 & 2 để có hiệu quả cao và giảm nguy cơ tái phát. Với các trường hợp mắc bệnh trĩ cấp độ 3 & 4 cần có các thủ thuật can thiệp. Tuy nhiên các thủ thuật can thiệp đều có tỉ lệ tái phát cao, do đó đừng để bệnh nặng mới đi chữa trị.

Những người ngồi máy tính nhiều nên thỉnh thoảng đứng dậy đi lại 5 – 10 phút. Bên cạnh đó, họ cũng nên chú ý về dinh dưỡng, ăn nhiều rau, uống nhiều nước, tránh các đồ cay nóng, chất kích thích,… Ngoài ra có thể dùng đông dược có tác dụng tiêu trĩ.

Theo Dantri.com.vn

Trị táo bón không cần thuốc

Thời tiết hanh khô làm đẩy nhanh quá trình mất nước của cơ thể, từ đó làm giảm độ “trơn” của hệ tiêu hóa, dẫn đến táo bón. Thay vì dùng thuốc hay các biện pháp trị táp bón bằng tân dược, hãy tham khảo những gợi ý sau đây:

Dưỡng phổi

Thời tiết hanh khô làm tăng cảm giác khô ở vùng mũi, miệng và họng, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan hô hấp. Theo Đông y thì phổi có liên quan trực tiếp tới đại tràng và được ví như một “mối quan hệ trong ngoài tương thích”. Do vậy, những tổn thương dù là nhỏ ở phổi cũng làm hạn chế hoạt động của nhu động của đại tràng, dẫn tới hiện tượng táo bón.

Gợi ý: Luôn giữ ấm cho phổi, tăng cường bổ sung các thực phẩm như: cà chua, tỏi, táo, cá và các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, E khác.

Uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả

Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa quá trình mất nước cho cơ thể khi thời tiết hanh khô đó là uống nhiều nước. Trung bình mỗi ngày, lượng nước bốc hơi qua da ít nhất là 600ml, và qua đường thở (mũi) là 300ml. Do vậy, việc bổ sung nước ầy đủ mỗi ngày sẽ giúp duy trì tốt hoạt động của hệ hô hấp và tiêu hóa.

Ngoài việc uống nước trực tiếp, hãy tăng cường rau xanh và hoa quả trong các bữa ăn hàng ngày. Rau xanh chứa nhiều chất xơ và nước, có tác dụng tốt trong việc nhuận tràng, tăng cường tiêu hóa. Chuối, táo, thanh long, khoai lang… là những thực phẩm “vàng” trị táo bón vì chúng chứa nhiều chất xơ và các enzym kích thích tiêu hóa.

Đi vệ sinh đúng giờ

Hãy rèn luyện thói quen này càng sớm càng tốt. Việc đi vệ sinh đúng giờ sẽ tạo “nếp” cho não bộ và tăng cường sự ổn định trong hoạt động co bóp của ruột cũng như đại tràng.

Bạn tuyệt đối không nên “nhịn” đi đại tiện vì điều này sẽ làm tăng áp lực lên đại tràng, lâu ngày sẽ làm mất cảm giác cũng như độ nhạy cảm của não bộ đối với việc đại tiện.

Chất thải tích lâu ngày trong đại tràng sẽ trở nên khô cứng, làm cho việc đại tiện trở nên khó khăn hơn.

Giảm stress

Bệnh táo bón có liên quan trực tiếp tới trạng thái tinh thần của cơ thể. Lo lắng, căng thẳng dài ngày sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn máu, từ đó ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các cơ quan trong đó có hệ tiêu hóa và bài tiết, và cụ thể là làm giảm nhu động ruột trong việc chuyển hóa thức ăn.

Do vậy, bạn hãy rèn luyện cho mình một thói quen sống khoa học để cơ thể bạn được nghỉ ngơi 1 chác hợp lý, giảm thiểu lo lắng và căng thẳng.

Tập thể dục

Tăng cường vận động, thể dục thể thao giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể,làm hệ tiêu hóa được hoạt động trơn tru và hiệu quả. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho cơ thể trong vệc điều trị táo bón.

Ngoài ra, bạn cũng nên từ bỏ thói quen ngồi quá lâu trong thời gian đại tiện, đặc biệt là khi ngồi xổm vì tư thế ngồi này gây áp lực lớn lên cá tĩnh mạch, lâu ngày có thể gây bệnh trĩ và táo bón.

Theo Tân Hoa xã

Không nên ép trẻ uống nước ép rau quả sớm

Trẻ dưới 1 tuổi (nhũ nhi) cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, vì vậy việc cho trẻ uống nước ép rau quả sớm không hề có lợi. Hãy nhớ rằng sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ dưới 1 tuổi và nếu bạn muốn cho bé dùng nước ép rau quả sớm thì hãy lưu ý một số điều sau…


Không nên ép trẻ uống nước ép rau quả sớm

Không nên ép trẻ uống nhiều nước hoa quả

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, không phải bà mẹ nào cũng cho con bú đến 1 tuổi vì một loạt các lý do. Nhiều bậc cha mẹ cũng tỏ ra lo lắng khi bắt đầu cho con làm quen với nước trái cây và thức ăn xay nhuyễn. Trẻ có thể uống nước trái cây khi được 6 tháng tuổi nhưng phải pha loãng, bởi nước trái cây có nhiều đường thường dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa, trong khi các loại nước ép rau quả thường có nhiều muối và có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận ở trẻ.Học viện Nhi khoa Mỹ, trong một ấn bản năm 2001 của tạp chí “Nhi khoa”, đã có khuyến nghị nên chờ đến khi con được 6 tháng tuổi mới nên cho con uống nước trái cây hoặc nước hoa quả xay nhuyễn. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng cho trẻ uống nước trái cây nhằm mục đích thay thế số lượng sữa mẹ hoặc sữa bột mà trẻ ăn hàng ngày, trong khi trên thực tế sữa mẹ phong phú hơn nhiều về các chất dinh dưỡng như protein, chất béo và khoáng chất. Đó chính là lý do mà mặc dù các loại nước ép trái cây và thực vật là một nguồn calo và giàu vitamin và chất chống oxy hóa nhưng cũng không thể cung cấp cho trẻ phát triển bình thường và khỏe mạnh như sữa mẹ.

Nước ép hoa quả

Nước ép trái cây tự nhiên thường chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng khác, nhưng đặc biệt thường có nhiều đường fructose. Trẻ 6 tháng tuổi tiêu thụ một chút đường fructose thì được coi là tốt, nhưng quá nhiều sẽ dẫn đến vấn đề sức khỏe. Theo “Bách khoa toàn thư về dinh dưỡng con người” (Encyclopedia of Human Nutrition), trẻ sơ sinh tiêu thụ nhiều nước ép trái cây mỗi ngày sẽ có liên quan tới chậm phát triển chiều cao, béo phì, sâu răng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy mãn tính, tăng nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 2 và không phát triển mạnh trong những năm sau.Khi chế biến nước trái cây tươi, không tiệt trùng ở nhà phải hết sức cẩn thận, nhất là chế biến cho trẻ sơ sinh, bởi nếu để nhiễm bẩn có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể gây ra bởi trái cây bị ô nhiễm và có thể lan truyền từ đường ruột của bé đến thận và dẫn đến tổn thương, trầm trọng hơn sẽ dẫn đến tiêu chảy và ói mửa quá mức.

Nước ép rau củ

Một số nước rau ép rau củ có hàm lượng natri cao, rất có hại cho thận, đặc biệt là cho thận của trẻ em. Theo cuốn sách “Sinh lý học con người: Phương pháp tiếp cận tích hợp” (Human Physiology: An Integrated Approach) thì mức độ natri cao là độc hại đến các cơ quan lọc máu và các chất lỏng trong cơ thể, chẳng hạn như thận và gan. Hơn nữa, nồng độ natri tốt đối với người lớn lại có thể gây tổn hại cho thận của em bé, đặc biệt là tiêu thụ trong suốt nhiều tuần và tháng. Nước ép rau tươi có hàm lượng natri thấp, nhưng không tiệt trùng và như nước trái cây, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng, như đã nói ở trên.

Các khuyến nghị

Nên nuôi con bằng sữa mẹ càng lâu càng tốt, có thể đến 1 tuổi là được. Nếu không thể, cũng đừng quá vội vàng mà nên chờ đến khi bé được ít nhất 6 đến 8 tháng tuổi mới nên cho trẻ uống các loại nước trái cây và nước ép rau củ. Nên chọn các loại trái cây tự nhiên chất lượng cao hoặc chọn nước ép rau có lượng natri thấp đã được tiệt trùng và pha loãng với nước tinh khiết trước khi cho em bé tiêu thụ. Nên pha loãng 50% hoặc 75% khi trẻ mới tập ăn, uống thêm. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc cho con bú, thay đổi chế độ ăn uống cho bé và các dấu hiệu sớm của suy thận.

Meo.vn (Theo Meyeucon)

Có nên thụt tháo cho bé khi bị táo bón?

Khi trẻ bị táo bón chỉ nên dùng thuốc và thụt tháo cho bé khi đã áp dụng một số biện pháp hướng dẫn dưới đây mà không có hiệu quả:

Bé nhà tôi 6 tháng nhưng thường xuyên bị táo bón, có lần đến 4-5 ngày, tôi cho cháu bú nên cũng chú ý ăn ăn đồ mát, uống nước nhưng không khả quan… Tôi muốn mua thuốc thụt về thụt cho cháu có được không?

Trả lời

Trẻ sơ sinh được coi là táo bón khi đi tiêu dưới 2 lần/ngày. Với trẻ bú mẹ, số lần đi tiêu là trên 2 ngày/lần và trẻ lớn trên 3 ngày/lần. Có nhiều nguyên nhân gây chứng bệnh này:


Bị dị tật bẩm sinh: phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng. Khi mắc các bệnh này trẻ thường bị táo bón rất sớm từ ngay sau khi đẻ. Nguyên nhân này thường chỉ chiếm 5% trong các nguyên nhân gây táo bón.

Do chế độ ăn uống: Cho trẻ uống ít nước dẫn đến thiếu nước. Chế độ ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ, quả chín, pha sữa quá đặc, ăn chưa đủ số lượng hàng ngày… Trẻ ăn sữa bò dễ bị táo bón hơn sữa mẹ hoặc mẹ bị táo bón con bú sữa cũng dễ bị táo bón.

Khi trẻ bị táo bón mẹ cần chú ý:

– Cho trẻ uống nhiều nước trong ngày. Mẹ cho con bú cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả: chọn các loại rau có tính chất nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, rau dền, củ khoai lang. Khi nấu bột và cháo, phải băm nhỏ cho trẻ ăn cả cái. Cho trẻ ăn các loại quả: chuối tiêu, đu đủ, bưởi, cam, quýt, thanh long…

– Xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa để kích thích làm tăng nhu động ruột.

– Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định, nên cho bé đi sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng.

– Khi đã dùng các biện pháp trên không có hiệu quả thì mới dùng thuốc và thụt tháo.

Meo.vn (Theo Dep)