Nghiên cứu mới đây về mối liên quan giữa việc phụ nữ bị mắc bệnh viêm lợi với sức khỏe của thai nhi của các nhà khoa học thuộc Hiệp hội sức khỏe răng miệng Mỹ, vừa chỉ ra rằng: căn bệnh viêm lợi ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai có thể khiến cho tỷ lệ sinh non tăng lên rất nhiều lần.
Ảnh minh họa – Internet
Trung bình cứ 4 phụ nữ bị mắc bệnh răng miệng trong quá trình mang thai, thì lại có một người sinh non trước 35 tuần mang thai. Hơn 1.000 thai phụ mang thai tuần từ 6-20 tuần đã tình nguyện tham gia vào nghiên cứu này. Trong số đó, có 160 người được chẩn đoán bị mắc chứng lợi trùm (periodontaldisease). Theo dõi những người này, các bác sĩ nhận thấy hơn 1/4 trong số họ sinh con trước 35 tuần tuổi.
TS. Carter – người trực tiếp tiến hành nghiên cứu – cũng cho biết: trong quá trình mang thai, tình trạng hormon trong cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi, xáo trộn. Chính điều này làm gia tăng tỷ lệ bị viêm, nhiễm, bị mắc các bệnh về răng, nướu nếu không được chú ý giữ gìn vệ sinh tốt. Do đó, phụ nữ khi mang thai, không chỉ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, chăm sóc cho thai nhi, mà còn cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho thật tốt để bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và con.
Nhóm nghiên cứu Đại học Y Baylor (Mỹ) đã theo dõi 48 phụ nữ mang thai, trong đó, có 33 người đã được tiêm vaccine phòng ho gà trong 3 tháng cuối thai kỳ, 15 người tiêm giả dược.
Ảnh minh họa – Internet
Kết quả cho thấy, không có phản ứng phụ ở những phụ nữ tiêm vaccine ho gà và cả trẻ sinh ra. Ngoài ra, so với những trẻ có mẹ không tiêm, trẻ có mẹ tiêm vaccine ho gà khi mang thai phát triển khỏe mạnh hơn và nồng độ cao hơn nhiều các kháng thể chống bệnh ho gà trong cơ thể ngay từ lúc mới sinh cho đến khi 2 tháng tuổi- thời điểm trẻ phải tiêm mũi vaccine ho gà đầu tiên.
Tốt nhất phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc gần với bất cứ ai bị bệnh và đặc biệt chú ý đến các biện pháp phòng ngừa lây truyền.
Cháu nội tôi bị bệnh tay chân miệng trong khi con dâu tôi lại đang mang thai. Xin hỏi, phụ nữ mang thai có thể bị lây bệnh không? Nếu bị thì có nguy hiểm cho mẹ và bé không? – Nguyễn Thu Thủy (Sóc Sơn, Hà Nội).
Ảnh minh họa.
PGS.TS Trần Đắc Phu
, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế:
Tốt nhất phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc gần với bất cứ ai bị bệnh và đặc biệt chú ý đến các biện pháp phòng ngừa lây truyền (rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, làm sạch môi trường bị ô nhiễm, tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng…) với trẻ em bị bệnh, che miệng và mũi khi hắt hơi và ho…).
Nhiễm virus đường ruột và bệnh tay chân miệng rất hay gặp ở phụ nữ mang thai vì họ thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh. Chúng có thể gây bệnh nhẹ hoặc không gây bệnh ở phụ nữ mang thai. Hiện chưa có bằng chứng rõ ràng về việc nhiễm virus đường ruột, trong đó có virus gây bệnh tay chân miệng ở bà mẹ, có liên quan đến hậu quả bất lợi đặc biệt của thai kỳ (như sẩy thai, thai chết lưu hoặc dị tật bẩm sinh).
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai có thể truyền bệnh cho em bé nếu họ bị nhiễm một thời gian ngắn trước khi sinh đẻ hoặc có các triệu chứng tại thời điểm sinh. Hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm virus đường ruột có bệnh nhẹ, hiếm khi có tiến triển thành nhiễm trùng nặng ở nhiều cơ quan, bao gồm cả gan, tim và tử vong do nhiễm trùng.
Các bà mẹ mang thai có cơ hội được bác sĩ BV Phụ sản Trung ương thăm khám, tư vấn, siêu âm 4D miễn phí tại hội chợ Bầu với chủ đề “Ngày hội của Bầu, sắc màu của bé”.
Đây là lần thứ 3 hội chợ Bầu được tổ chức với các hoạt động hoàn toàn miễn phí như: Khu siêu âm 4D miễn phí, khu tư vấn khám Sản – Nhi miễn phí, khu vui chơi miễn phí, khu chụp hình miễn phí cho mẹ và bé…
Bà bầu và trẻ nhỏ sẽ được thăm khám và siêu âm bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm thuộc những bệnh viện lớn và uy tín như BV Phụ sản Trung ương. Hơn thế, để việc tư vấn sức khỏe và dinh dưỡng đạt hiệu quả cao nhất, bà bầu còn được tham gia hội thảo nói chuyện với các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành Sản và Nhi khoa với các chủ đề về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho thai phụ và em bé, cũng như cách nuôi dạy con cái phát triển, thông minh…
Đây là một sự kiện rất tiện dụng dành cho các bà mẹ đang mang thai, sau sinh và các bé yêu, quy tụ hầu hết các ngành hàng thiết yếu cho bà mẹ và trẻ em như thời trang, làm đẹp, thực phẩm, thuốc, đồ dùng gia đình… Đồng thời cũng là nơi để các bà mẹ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc gia đình và nuôi dạy con cái.
Hoạt động này sẽ diễn ra trong 4 ngày (từ 18-21/9/2014) tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ, Hà Nội.
Chăm sóc thai phụ có bệnh hen cần có sự kết hợp giữa bác sĩ sản khoa và nội khoa
Hen là bệnh lý hay gặp nhất ảnh hưởng đến thai phụ. Nhiều thai phụ cho rằng thai nghén sẽ ảnh hưởng đến bệnh hen mà họ đang mắc phải và việc chữa trị bệnh hen sẽ gây hại cho thai nhi. Tuy vậy, việc chữa trị bệnh hen tốt sẽ làm cho người mẹ ổn định bệnh, thai kỳ bình thường và trẻ được sinh ra khỏe mạnh.
Mức độ nặng của bệnh hen trong thai kỳ
Mức độ này khác nhau ở mỗi thai phụ. Cũng khó mà tiên lượng được diễn tiến của bệnh hen ở phụ nữ có thai lần đầu. Trong suốt thời kỳ thai nghén, bệnh hen sẽ diễn tiến nặng hơn ở 1/3 số thai phụ, bệnh cải thiện ở 1/3 số thai phụ khác và ổn định ở số còn lại.
Thai phụ nên dùng thuốc ở dạng hít vì ít tác dụng phụ ở mẹ và thai nhi Ảnh: DIYHealth.com
Ở thai phụ mà tình trạng bệnh hen tiến triển nặng hơn, các triệu chứng hen gia tăng giữa tuần 29 đến 36 của thai kỳ. Bệnh hen giảm nhẹ vào tháng cuối của thai kỳ. Lúc thai phụ sinh em bé sẽ không làm bệnh hen nặng thêm. Ở thai phụ mà bệnh hen cải thiện, tình trạng này sẽ tiến triển tốt dần trong suốt thai kỳ. Mức độ nặng của các triệu chứng bệnh hen trong suốt thai kỳ đầu tiên thường giống với các thai kỳ sau.
Các yếu tố làm gia tăng hoặc giảm các cơn hen trong thai kỳ hoàn toàn không rõ ràng. Việc xảy ra các cơn hen là không thường xuyên trong suốt thai kỳ, chủ yếu từ tuần thứ 17 đến 24.
Trước khi quyết định có thai, phụ nữ bị bệnh hen phải được thăm khám kỹ càng, thầy thuốc sẽ cho thuốc dùng trong thời kỳ mang thai. Nếu thai phụ ngừng uống thuốc sẽ gây hại cho mình và thai nhi.
Ảnh hưởng của bệnh hen
So với phụ nữ không bị hen, phụ nữ bị hen có khả năng bị một hoặc các biến chứng sau khi có thai: Cao huyết áp, sản giật, sinh non, sinh mổ, thai nhỏ so với tuổi thai. Tuy nhiên, đa số phụ nữ bị hen và thai nhi không bị bất kỳ biến chứng nào trong thời kỳ thai nghén nhờ kiểm soát tốt bệnh hen.
Chữa trị hen trong suốt thai kỳ
Chăm sóc thai phụ có bệnh hen cần có sự kết hợp giữa bác sĩ sản khoa và nội khoa. Việc chữa trị cần nhiều biện pháp phối hợp để đem lại hiệu quả cao nhất:
– Theo dõi chức năng phổi của mẹ: Cần đo phế dung (dung tích phổi) để nhận ra hơi thở ngắn liên quan đến tình trạng nặng lên của bệnh hen.
Bệnh hen cũng được theo dõi tại nhà bằng cách dùng một dụng cụ đơn giản gọi là dụng cụ đo lưu lượng đỉnh để đánh giá độ hẹp của đường thở do bệnh hen. Đo 2 lần/ngày, lần 1 vào lúc thức dậy, lần 2 cách 12 giờ. Nếu lưu lượng đỉnh giảm, nó báo hiệu bệnh hen đang trở nặng và cần điều trị tích cực hơn, thậm chí ngay cả khi thai phụ cảm thấy vẫn khỏe.
– Tình trạng sức khỏe thai nhi: Thường xuyên theo dõi tình trạng thai nhi trong suốt thai kỳ như sự phát triển của thai, tim thai, sự vận động và dịch ối.
– Giáo dục thai phụ: Thầy thuốc chỉ dẫn cho thai phụ biết các triệu chứng hen, sự trở nặng của bệnh, sự lên cơn hen, cách dùng thuốc đúng đắn.
– Tránh các yếu tố gây bệnh: Tránh tiếp xúc với các dị nguyên có thể làm khởi phát bệnh hen như lông chó mèo, lông chim, bụi nhà, khói thuốc lá, mùi nước hoa đậm, những chất gây ô nhiễm môi trường.
Bao bọc nệm, gối bằng vỏ bọc đặc biệt để giảm tiếp xúc với mạt bụi. Tránh ngủ trên ghế nệm, trường kỷ. Không nên hút thuốc hoặc để khói thuốc lan tỏa khắp nhà.
– Nếu dự định có thai vào mùa đông (mùa cúm) thì nên tiêm một mũi vắc-xin vào mùa thu.
– Thuốc men: Thuốc chữa hen cho thai phụ tương tự thuốc được dùng để chữa ở những bệnh nhân khác. Nên dùng thuốc ở dạng hít vì có ít tác dụng phụ ở mẹ và thai nhi. Cũng cần chỉnh liều hoặc loại thuốc trong suốt thai kỳ để bù vào những thay đổi về chuyển hóa ở thai phụ và những thay đổi về mức độ nặng của bệnh hen. Điều quan trọng là cân nhắc nguy cơ (rất ít) của thuốc chữa hen so với nguy cơ trầm trọng của bệnh hen không được chữa trị thấu đáo. Những cơn hen nặng làm giảm cung cấp ôxy cho thai nhi dẫn đến nhiều biến chứng như thai chết lưu…
DHA rất quan trọng đối với một thai nhi đang phát triển, nhất là giai đoạn cuối của thai kỳ. Do đó, các bà mẹ cần bổ sung thức ăn nhiều DHA để cung cấp cho con qua nhau thai. Tôi nghe nói một số phụ nữ mang thai có thể bị hay quên, thiếu tập trung do thai nhi lấy chất DHA từ não. Điều này có đúng không? – Nguyễn Thu Hằng (Hà Nội). Ảnh minh họa.
ThS Nguyễn Thục Quyên,
Công ty Cổ phần Thực phẩm Hà Nội:
DHA rất quan trọng đối với một thai nhi đang phát triển, nhất là giai đoạn cuối của thai kỳ. Do đó, các bà mẹ cần bổ sung thức ăn nhiều DHA để cung cấp cho con qua nhau thai.
Trường hợp người mẹ cung cấp ít DHA, nhau thai sẽ bổ sung bằng cách tăng cường chất này từ não người mẹ. Vì thế, trong giai đoạn này người mẹ có thể có các biểu hiện như thiếu tập trung, hay quên không rõ lý do…
Theo Kienthuc.net.vn
The post Có phải phụ nữ mang thai sẽ hay quên? appeared first on Tin Sức Khỏe.
Liên cầu khuẩn nhóm B là một loại vi khuẩn phổ biến cư trú trong ruột hoặc âm đạo. Mặc dù loại vi khuẩn này thường vô hại ở người lớn nhưng nó có thể gây ra các biến chứng trong thời kỳ mang thai và gây bệnh nghiêm trọng cho bé sơ sinh.
Thông thường các bác sĩ sẽ gợi ý để thai phụ làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B trong 3 tháng cuối. Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ dùng tăm bông lăn vào âm đạo và trực tràng để lấy mẫu xét nghiệm. Một số trường hợp, thai phụ có thể tự lấy mẫu xét nghiệm.
Nếu kết quả cho âm tính thì thai phụ không cần lo lắng. Nếu kết quả là dương tính, thai phụ có thể được chỉ định dùng kháng sinh khi chuyển dạ để không làm nhiễm khuẩn sang bé sơ sinh.
Nguy cơ sức khỏe
Liên cầu khuẩn nhóm B có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe cho phụ nữ mang thai, gồm:
– Nhiễm trùng đường tiểu.
– Nhiễm trùng nhau thai và dịch ối.
– Nhiễm trùng huyết (vi khuẩn trong máu).
– Trường hợp hiếm, liên cầu khuẩn nhóm B gây nhiễm trùng màng lót tử cung (nội mạc tử cung) sau khi sinh nở. Liên cầu khuẩn nhóm B còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ sau mổ đẻ.
Mặc dù loại vi khuẩn này thường vô hại ở người lớn nhưng nó có thể gây ra các biến chứng trong thời kỳ mang thai và gây bệnh nghiêm trọng cho bé sơ sinh. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, mối quan tâm chính của người mẹ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B là nguy cơ lây bệnh cho em bé. Vi khuẩn này có thể lây sang bé khi sinh thường, nếu bé tiếp xúc với chất dịch có chứa vi khuẩn của mẹ. Các biến chứng cho bé gồm:
– Viêm phổi.
– Viêm màng và chất lỏng bao quanh não, dây cột sống (viêm não).
– Nhiễm trùng huyết.
Nếu người mẹ từng sinh con bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B hoặc người mẹ bị nhiễm trùng tiết niệu do liên cầu khuẩn nhóm B trong thời kỳ mang thai thì người mẹ có nguy cơ cao lây vi khuẩn này cho bé. Khi đó, người mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh mà không cần làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B.
Trong trường hợp mổ đẻ, túi ối vẫn còn nguyên vẹn (chưa vỡ ối) thì người mẹ không cần dùng kháng sinh.
Sự chuẩn bị của người mẹ trước khi làm xét nghiệm
Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B thường được tiến hành trong tuần 35-37 của thai kỳ. Người mẹ không cần sự chuẩn bị đặc biệt nào trước khi làm xét nghiệm. Tuy nhiên, người mẹ nên nói cho bác sĩ biết về tình trạng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B của mình trong thai kỳ lần trước.
Quá trình xét nghiệm
Bác sĩ sẽ dùng tăm bông (hoặc bông, gạc) vô trùng để lăn qua âm đạo và trực tràng, lấy mẫu xét nghiệm. Sau đó, mẫu này sẽ được gửi tới phòng xét nghiệm. Kết quả sẽ có trong vài ngày sau đó.
Kết quả
Nếu kết quả là dương tính thì chưa thể khẳng định người mẹ bị bệnh và em bé sẽ bị ảnh hưởng. Nó chỉ có nghĩa là mẹ và bé có nguy cơ bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B. Khi ấy, một vài xét nghiệm thử lại là điều cần thiết trước khi có kết luận cuối.
Rất nhiều chị em quan tâm đến vấn đề thai phụ có thể trang điểm hay không, có thể dùng nước hoa hay không…
Các chuyên gia cảnh báo rằng: Thai phụ sử dụng nước hoa hay các dạng phun sương trên bề mặt có mùi thơm sẽ làm tăng nguy hiểm cho trẻ sau khi sinh. Vì vậy, thai phụ tốt nhất không nên dùng nước hoa, dầu thơm và các sản phẩm làm trắng, làm mờ vết nám, se khít lỗ chân lông, trị mụn v.v…
1. Thai phụ có thể dùng nước hoa không?
Chuyên gia nghiên cứu của trường đại học Edinburgh cho biết, thời kỳ mang thai từ 8 đến 12 tuần là điểm then chốt quyết định vấn đề sinh sản sau này. Nếu trong giai đoạn này, thai nhi tiếp xúc với các hóa chất trong mỹ phẩm thì sẽ ảnh hưởng đến sự sản xuất tinh trùng sau này của bé trai.
Mức độ thay đổi kích tố bên trong cơ thể thai phụ tương đối lớn, sử dụng nước hoa càng dễ xảy ra dị ứng. Có người sau khi nước hoa tiếp xúc với da liền ửng đỏ và nóng, sau vài ngày bắt đầu xuất hiện các vết đen.
Mặc dù hiện nay trong nước hoa phần nhiều là sử dụng xạ hương nhân tạo, có thể dẫn đến hư thai. Một nhóm nghiên cứu của Nhật cho biết, họ đã làm một cuộc thí nghiệm trong sữa mẹ và các mô mỡ, phát hiện ra lưu lượng xạ hương nhân tạo trong đó. Thai nhi và trẻ sơ sinh rất dễ chịu ảnh hưởng của các hóa chất này, gây ra các loại bệnh tật. Vì vậy, các chị em đang mang thai và trong thời kỳ cho con bú phải thật cẩn trọng khi sử dụng nước hoa.
Ngoài ra, mùi nước hoa truyền từ nơi khác sang hoặc bản thân ở trong môi trường có mùi nước hoa kích thích được gọi là “mùi hương gián tiếp”. Rất nhiều người có chứng mẫn cảm sẽ phản ứng ngay đối với mùi hương gián tiếp này, cũng giống như ngửi “khói thuốc lá gián tiếp” vậy, đặc biệt là trong môi trường khép kín, mùi hương quá mạnh dễ khiến cho họ chóng mặt, chảy nước mắt, đau cổ họng…
Mùi hương nước hoa quá mạnh dễ khiến cho họ chóng mặt, chảy nước mắt, đau cổ họng… (Ảnh minh họa)
2. Nước hoa có ảnh hưởng cụ thể nào cho thai phụ?
– Gây bệnh hen suyễn. Tư liệu cho thấy, chỉ riêng nước Mỹ đã có 75% (khoảng 9 triệu bệnh nhân) người mắc bệnh hen suyễn có liên quan đến nước hoa, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
– Ảnh hưởng đến trí nhớ. Trong môi trường khép kín, nếu sử dụng loại nước hoa không rõ xuất xứ lâu dài sẽ có ảnh hưởng đến tổ chức não bộ, có thể khiến cho trí nhớ bị giảm.
– Thành phần hóa học trong nước hoa cũng có tác dụng thông qua mạch máu. Khi mùi hương thông qua miệng, mũi, da đi vào cơ thể, rồi thông qua mạch máu truyền đến các cơ quan khác khiến cho người có thể chất mẫn cảm dễ bị đau đầu, chóng mặt, hắt hơi, chảy nước mắt, tức ngực.
– Thành phần cồn trong nước hoa có thể làm cho tâm trạng xuống dốc, cũng ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp.
– Thành phần xạ hương trong nước hoa có thể gây hư thai.
Trên thực tế cho đến hiện tại thì thị trường vẫn chưa có loại nước hoa chuyên dụng cho thai phụ. Bởi vì đã là nước hoa thì chắc chắn có các thành phần tạo hương cần thiết, các loại tinh dầu thơm này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ. Vì vậy, các chị em hãy tạm rời xa nước hoa trong 9 tháng mang thai để bảo đảm an toàn cho bản thân và đứa con của mình nhé.
Theo báo cáo mới đây của Tổ chức phẫu thuật viên chung Hoa Kỳ, phụ nữ hút thuốc trong thời gian mang thai tăng nguy cơ sinh con bị sứt môi và hở hàm ếch.
Mỗi năm ở Mỹ có hơn 7.000 trẻ em sinh ra bị sứt môi hoặc hở hàm ếch và hút thuốc lá làm tăng từ 30-50% nguy cơ, báo cáo mới cho biết.
Ảnh minh họa
Báo cáo mới này cũng chỉ ra rằng hút thuốc lá gây ra khoảng 1.000 ca tử vong ở trẻ mỗi năm. Trong số đó, 40% là do hội chứng đột tử trẻ sơ sinh. Hút thuốc lá cũng liên quan với sinh non và sinh thai chết.
Tiến sĩ Edward McCabe nói hút thuốc lá trong thời gian mang thai có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Việc bỏ thuốc lá trước khi mang thai không chỉ giúp phụ nữ cải thiện sức khỏe mà còn giúp ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh ở con.
Vấn đề Rh(+) hay Rh(-) của máu có tầm quan trọng và ảnh hưởng đến thai nhi như vậy nên các bà mẹ cần phải chú ý.
Giai đoạn đầu khám thai, nhiều thai phụ nhận được kết quả xét nghiệm máu là Rh+ (Rh dương tính) trong khi một số ít thai phụ khác có kết quả xét nghiệm máu là Rh- (Rh âm tính). Vậy Ph là ký hiệu gì?
Rh (Rhesus) là khái niệm chỉ tình trạng protein có trong máu. Có 4 loại máu là A, B, AB và O. Trong đa số trường hợp trên bề mặt các hồng huyết cầu thường có một “chất kết dính” D. Máu người nào có chứa chất D này được gọi là máu có tính Rhesus dương, viết tắt là Rh(+) còn ngược lại không có chất D gọi là máu có tính Rhesus âm Rh(-).
Phụ nữ mang thai cần được kiểm tra yếu tố Rh (qua xét nghiệm máu) bởi vì điều này rất quan trọng. Thai phụ sẽ được chăm sóc đặc biệt nếu bản thân âm tính với Rh (Rh-) trong khi người chồng dương tính với Rh (Rh+).
Có 4 trường hợp thường thấy về Rh như sau:
– Người mẹ (Rh+), người bố (Rh+), con (Rh+): bình thường.
– Người mẹ (Rh-), người bố (Rh-), con (Rh-): bình thường.
– Người mẹ (Rh+), người bố (Rh-), con (Rh+ hoặc Rh-): bình thường.
– Người mẹ (Rh-), người bố (Rh+), con (Rh+ hoặc Rh-): cần tiêm miễn dịch globulin.
Trong trường hợp máu của người mẹ (Rh-), máu của người bố Rh(+) và máu thai nhi giống bố cũng là Rh(+) thì việc sinh đẻ lần thứ nhất không có tai nạn gì. Nhưng trong quá trình sinh con, nhất là khi nhau thai bong ra khỏi tử cung, một số hồng huyết cầu Rh(+) của nhau có thể lọt vào mạch máu của mẹ, tạo ra những “chất kết dính” kháng D trong máu mẹ. Tuy vậy cũng chưa có điều gì rắc rối cho tới khi người mẹ mang thai lần thứ 2 và thai nhi lại có máu Rh(+). Máu này truyền sang máu mẹ làm cho lượng “chất kết dính” kháng D tăng lên. Khi máu mẹ đi qua nhau thai vào cơ thể thai nhi, chất này dính vào những hồng huyết cầu làm biến chất và phá vỡ hàng loạt các hồng huyết cầu gây ra bệnh về máu trầm trọng, tác hại nguy hiểm đến gan và lách, kết quả là bé có thể bị mắc bệnh ngay từ trong bụng mẹ hoặc ngay khi vừa chào đời. Muốn cứu thai nhi phải thay máu cho thai khi thai còn trong bụng mẹ hoặc ngay khi mới ra đời.
Hiện nay người ta thường áp dụng biện pháp tiêm phòng chất kháng D vào máu người mẹ trong vòng 72 giờ sau khi sinh lần thứ nhất để chất này kết dính và phá vỡ các hồng huyết cầu Rh(+) do thai nhi truyền qua máu mẹ, giữ cho máu người mẹ hoàn toàn là Rh(-). Việc tiêm phòng này cần thực hiện lại mỗi lần mang thai, sinh đẻ, sảy thai hoặc nạo thai.
Vấn đề Rh(+) hay Rh(-) của máu có tầm quan trọng và ảnh hưởng đến thai nhi như vậy nên các bà mẹ cần phải chú ý. Nếu máu mình là Rh(-) và máu chồng là Rh(+) cần phải nói bác sĩ biết để theo dõi vấn đề này trong suốt quá trình mang thai và sinh con. Khi đứa con đầu tiên chào đời, bác sĩ phải thử máu cho bé. Nếu máu bé là Rh(+), người mẹ cần phải tiêm phòng để tránh gây ra những rắc rối sau nay cho đứa con tiếp theo.
Nếu thai phụ âm tính với Rh (Rh-), thai phụ có thể được tiêm một mũi miễn dịch globulin vào tuần thứ 28 của lần mang thai đầu tiên. Người mẹ sẽ được tiêm thêm một mũi sau khi sinh xong nếu bé mang Rh-. Mũi tiêm sẽ ngăn cản những trục trặc về sức khoẻ của bé khi Rh của mẹ và bé không tương hợp.
Mũi tiêm miễn dịch globulin còn được dùng cho trường hợp khác như chọc dò ối, thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai.