Lưu trữ cho từ khóa: không nên uống

Mùa hè nắng nóng cũng không nên uống quá nhiều nước

Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể. Thiếu nước sẽ gây ra rối loạn hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Nhưng uống quá nhiều nước cũng gây nguy hiểm không kém.

Ngộ độc vì không khát nước vẫn uống 3 lít/ngày

Chị Gia Hân ở Mê Linh, Hà Nội có thói quen uống rất ít nước hàng ngày, ăn cơm cũng ít khi ăn canh, hoa quả cũng không ăn nhiều.

Chẳng rõ có phải do thiếu nước hay “có tuổi” mà gần đây chị Hân thường thấy da bị khô, bong tróc, tóc cứng.

Nghe bạn bè mách uống nhiều nước có thể cải thiện tình trạng trên, chị Hân nhanh chóng lên kế hoạch mỗi ngày phải uống nhiều nước, không khát cũng uống, sao cho đủ 3-4 lít/ngày. Hậu quả là chị bị ngộ độc do uống nước quá nhiều dẫn tới tình trạng liên tục bị choáng váng, người mệt mỏi.

Có nhiều người nhầm lẫn một điều rằng uống nhiều nước vào mùa hè vừa giúp giải khát vừa tăng cường đào thải chất độc hại ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, không phải càng uống nhiều nước trong ngày nắng nóng thì càng tốt. Nhiều người dù không khát, không vận động ra nhiều mồ hôi nhưng vẫn cố uống cho đủ 2-3 lít nước mỗi ngày. Uống nước như vậy không những không hữu ích mà còn có hại, đặc biệt nó còn gây nguy hiểm đến tính mạng đối với những người mắc bệnh thận, tim, huyết áp…

Thừa nước nguy hiểm hơn thiếu nước

Nước chiếm từ 60 – 70% cơ thể, thực hiện nhiệm vụ đào thải các chất độc hại ra ngoài qua nước tiểu, mồ hôi. Thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cơ thể. Nhưng nếu uống quá nhiều nước so với nhu cầu sẽ khiến thận làm việc quá sức, thậm chí dẫn đến rối loạn chức năng thải lọc thận. Khi bị rối loạn, thận có thể thải các chất đã được chuyển hóa và cả các dưỡng chất, nguyên tố vi lượng có lợi khác.

cho-du-mua-he-cung-khong-duoc-uong-qua-nhieu-nuoc
Ảnh minh họa

BS.ThS Lê Thị Hải – Giám đốc Trung tâm Khám, tư vấn dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, con người có thể bổ sung nước từ đồ uống hoặc đồ ăn như rau tươi, trái cây.

Nếu ăn chế độ ăn gồm các thực phẩm chứa nhiều nước như cháo, súp… thì nhu cầu uống nước ít hơn, ngược lại nếu ăn toàn đồ khô thì nhu cầu uống nước tăng lên. Chúng ta chỉ nên bổ sung nhiều nước trong trường hợp cơ thể bị mất nước nhiều như trong trường hợp sốt cao, mất nước hoặc thời tiết quá nóng khiến bạn đổ mồ hôi nhiều, khi tập thể thao, khi bị nôn, hay đi tiêu chảy….

Nếu không uống đủ nước, chức năng của tế bào và các cơ quan sẽ rối loạn. Thận yếu đi, không đảm đương được nhiệm vụ của mình, khiến cơ thể tích lũy nhiều chất độc hại. Những người thường xuyên không uống đủ nước sẽ thấy da bị khô, tóc dễ gãy, mệt mỏi, đau đầu, táo bón, hình thành sỏi ở thận và túi mật.

Tuy nhiên một số người lại lầm tưởng rằng uống càng nhiều nước thì sẽ càng tăng cường thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể và tránh được các tình trạng trên. Nhưng thực chất, uống nhiều nước không chỉ gây quá tải cho thận, ngoài việc thải các sản phẩm chuyển hóa, các chất độc hại, cơ thể thừa nước còn thải các dưỡng chất và nguyên tố vi lượng khi lượng. Tình trạng dư thừa nước tự do trong cơ thể sẽ gây ra rối loạn các chất điện giải trong máu. Nồng độ các thành phần điện giải này trong máu có thể thấp do bị nước pha loãng, ảnh hưởng đến các tế bào và hoạt động của tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào não.

Vì vậy, không nên uống quá nhiều nước trong một ngày. Lượng nước vào cơ thể quá nhiều có thể làm tăng tổng lượng máu toàn cơ thể, gây gánh nặng cho tim và mạch máu, dẫn tới tình trạng ngộ độc nước vì thận không kịp bài tiết. Nước xâm nhập tế bào sẽ làm mất thăng bằng muối khoáng, dẫn đến rối loạn điện giải, các chức năng tế bào bị đình trệ, đưa đến hôn mê, thậm chí có thể chết người.

Theo bác sĩ Hải, tốt nhất sáng ngủ dậy bạn nên uống 1- 2 ly nước đun sôi để nguội, vừa tỉnh ngủ lại tốt cho cơ thể. Uống nước vào sáng sớm còn có tác dụng làm sạch đường tiêu hoá. Nên uống nước 10 phút trước khi ăn hoặc một giờ sau khi ăn chứ không nên uống ngay sau hoặc trong khi ăn. Vì uống trong khi ăn sẽ hòa loãng và đưa dịch vị dạ dày xuống ruột nhanh chóng, khiến cho việc tiêu hóa khó khăn. Hơn nữa, vừa uống, vừa ăn có thể khiến bạn nuốt thức ăn khi chưa nhai kỹ, điều này không có lợi cho dạ dày.

Uống nước không nên uống một lần quá nhiều mà chia làm nhiều lần trong ngày. Ngay cả khi khát nước cũng không nên uống quá nhiều một lúc, tốt nhất là nên uống từ từ từng ngụm một, để cho nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu.

(Theo Tri Thức Trẻ)

Mùa đông nên uống nước như thế nào?

Mùa đông lạnh giá tôi rất ít uống nước, thú thực tôi không biết phải uống nước thế nào mới đúng và tốt cho sức.

Rất mong được bác sĩ tư vấn?(Hoàng Tuấn Anh – Đà Nẵng)

Ảnh minh họa

Trả lời:

Trong cơ thể chúng ta, nước chiếm 60% trọng lượng, chẳng hạn một người cân nặng 50kg thì có tới 30 lít nước. Nước được cung cấp cho cơ thể nhờ thức ăn và nước uống mà cơ thể không có nước dự trữ.

Một người khỏe mạnh bình thường, lượng nước mất đi chủ yếu qua mồ hôi, nước tiểu, hơi thở. Trong một số bệnh, nước bị mất nhiều kèm theo mất cả chất muối như: nôn mửa, tiêu chảy, mất máu. Bạn cần biết cách uống nước cho đúng.

Thông thường nhiều người cứ thấy khát mới uống, nhưng ở người cao tuổi hay một số bệnh, cảm giác khát giảm hay không thấy khát nhưng cơ thể vẫn ở tình trạng thiếu nước. Vậy bạn cần uống nước thường xuyên đều đặn sau những khoảng thời gian nhất định để khỏi quên và không bị thiếu nước. Lý tưởng nhất là uống đủ bù đắp lượng nước đã mất trong ngày.

Người khỏe mạnh nên uống nước theo nhu cầu cơ thể. Cần uống thêm nước trong các trường hợp: thời tiết khô hanh, nắng  nóng, khi bị bệnh có sốt, phụ nữ mang thai, tiêu chảy, băng huyết, bệnh tiểu đường… Trái lại, bạn cũng không nên uống quá nhiều nước sẽ có hại như các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, phù, bệnh thận.

Do đó việc uống nước đúng, đủ là một yêu cầu cơ bản để giúp bảo vệ sức khoẻ, phòng ngừa bệnh tật, ngăn chặn quá trình lão hoá.

Theo BS Phú Vinh

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Bệnh thường gặp ở người già và cách phòng ngừa

Tuổi càng cao thì sức khỏe càng yếu dần và nhiều chức năng của cơ thể bị suy giảm, trong đó có hệ thống miễn dịch. Sự suy giảm chức năng ở mỗi người thường không giống nhau.

Nhưng có một điều thường giống nhau ở người cao tuổi (NCT) là tuổi càng cao thì càng dễ mắc bệnh và bệnh mạn tính cũng thường hay bị tái phát. Bởi vì trong vô số các chức năng sinh lý của NCT bị suy giảm thì chức năng đề kháng của cơ thể cũng bị suy giảm, các loại bệnh cũng theo đó mà phát sinh.

Bệnh thường gặp ở người cao tuổi

Bệnh về hệ thống tuần hoàn

Trong số các bệnh về tim mạch ở NCT thì bệnh xơ vữa động mạch, bệnh thiểu năng mạch vành, bệnh tăng huyết áp… chiếm một tỷ lệ đáng kể. Trong một số trường hợp, các loại bệnh này thường thấy ở những người béo phì, nghiện bia, rượu chiếm tỷ lệ cao hơn những người không nghiện bia rượu.

Bệnh về hệ hô hấp

Bệnh viêm họng, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, tâm phế mạn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là những bệnh gặp khá nhiều ở NCT, nhất là ở những người có tiền sử hoặc đang hút thuốc lá, thuốc lào, những người sống trong tình trạng thiếu dưỡng khí như: nhà chật hẹp, thiếu ánh sáng, khói bếp nhiều… Đặc điểm của bệnh vê đường hô hấp lại thường hay xảy ra vào mùa lạnh, thay đổi thời tiết, lúc giữa đêm gần sáng do đó rất dễ làm cho NCT mất ngủ kéo dài.


Ảnh: Internet

Bệnh về đường tiêu hóa

NCT rất dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa như: viêm loét miệng, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, táo bón hoặc đi lỏng. Táo bón là một bệnh do nhiều lý do khác nhau nhưng trong đó có một lý do mà NCT hay gặp phải là ít vận động. NCT thường ngồi một chỗ thêm vào đó ít ăn rau, uống ít nước cho nên phân ứ lại lâu ngày ở trực tràng làm cho các mạch máu trực tràng giãn ra gây nên bệnh trĩ. NCT cũng có thể mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược thực quản hoặc viêm đại tràng mạn tính. Các loại bệnh dạng này thường làm cho NCT rất khó chịu, gây lo lắng, ăn không ngon, ngủ không ngon giấc hoặc kém ngủ, mất ngủ kéo dài. Mất ngủ lại làm cho nhiều bệnh tật phát sinh.

Bệnh về hệ tiết niệu – sinh dục

NCT cũng rất dễ mắc các bệnh về hệ tiết niệu- sinh dục, đặc biệt là u xơ tiền liệt tuyến hoặc ung thư tiền liệt tuyến. Những bệnh về sinh dục – tiết niệu thường có hiện tượng đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt, tiểu són, nhất là vào ban đêm gây nhiều phiền toái cho NCT.

Bệnh về hệ xương khớp

Đau xương, khớp, thoái hóa khớp nhất là đốt sống thắt lưng, khớp gối hoặc bệnh gút làm cho người bệnh đau đớn, lo lắng, buồn chán, nhất là khi thay đổi thời thiết. Thoái hóa khớp gối, gây biến chứng cứng khớp gây đau khớp gối và vận động khó khăn mỗi buổi sáng lúc bắt đầu ngủ dậy. Triệu chứng đau nhức các khớp xương tương đối phổ biến ở NCT, đặc biệt là về đêm gây khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và gây mất ngủ hoặc ngủ không sâu, không ngon giấc.

Về hệ thần kinh trung ương

Hầu hết NCT do hệ thần kinh trung ương bị lão hóa dần nên làm cho trí nhớ kém, hay quên, cá biệt mắc một số bệnh như: Parkinson hoặc Alzheimer.

Rối loạn một số chỉ số về mỡ máu (cholesterol, triglycerid), rối loạn về chức năng gan (SGOT, SGPT), đái tháo đường cũng là một số biểu hiện dễ bắt gặp ở NCT. Đi kèm các rối loạn một số chỉ số này thường gặp ở người có tăng huyết áp, viêm gan, nghiện rượu… Bệnh đái tháo đường tuy không chỉ gặp ở NCT mà còn gặp ở tuổi trẻ nhưng với NCT thường ít được phát hiện mà khi đã phát hiện thì thường muộn, đôi khi đã có biến chứng.

Ngoài ra, người ta còn thấy NCT thường thiếu một lượng nước cần thiết do thói quen ăn, uống ít nước hoặc ăn nhiều chất đạm như: cá, trứng, thịt gà, thịt lợn, thịt bò, thịt chó… làm xuất hiện một số bệnh về đường tiêu hóa hoặc làm da khô, nứt nẻ khó chịu…

Một số biện pháp phòng ngừa

Nên đi khám bệnh định kỳ, nhất là mỗi khi nghi bản thân mình có bệnh. Khám bệnh, thầy thuốc sẽ phát hiện ra bệnh và sẽ có những lời khuyên và tư vấn hữu ích.

Nên tập thể dục đều đặn như tập hít thở trước và sau khi ngủ dậy, tập vận động tay chân, xoa, bóp các cơ bắp. Không nên nằm hoặc ngồi lâu một chỗ. Có thể tập nhẹ nhàng trong nhà, trong vườn hoặc có điều kiện thuận lợi như gần công viên, câu lạc bộ nên đến những nơi này để vừa tập vừa có cơ hội gặp gỡ bạn bè trao đổi, tâm sự phần để giải tỏa một số bức xúc và có thể học tập kinh nghiêm lẫn nhau trong việc gìn giữ, bảo vệ sức khỏe thì càng tốt.

Để tránh thiếu lượng nước cần thiết nên uống nước đều đặn và đầy đủ vào buổi sáng. Cần ăn nhiều rau, cũng là một hình thức cung cấp một lượng nước đáng kể, cung cấp chất xơ để hạn chế táo bón. Buổi tối trước khi đi ngủ không nên uống nhiều nước có thể gây nên hiện tượng tiểu đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Buổi tối cũng không nên uống rượu, bia, không nên hút thuốc lá, thuốc lào. Ngoài ra, gia đình của NCT (con, cháu) nên gần gũi, động viên, chăm sóc ông bà, bố mẹ những lúc ốm đau cũng góp phần đáng kể làm cho NCT ít bệnh tật và cảm thấy sống vẫn còn có ích.

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

4 bí quyết giữ dáng kiểu phương Đông

Người ta nhận thấy người Trung Quốc nạp nhiều calo hơn người dân ở các quốc gia khác tới 30% nhưng cân nặng của họ lại kém hơn 20%.


Ăn nhiều rau củ

Mặc dù ăn nhiều dầu mỡ nhưng các món ăn của người Trung Quốc đa phần là rau củ, họ coi thịt chỉ như một thứ gia vị thêm vào mà thôi.

Áp dụng thuyết “Ngũ hành”

Có 5 vị cơ bản là đắng, ngọt, cay, mặn và chua. Mỗi vị này đều đại diện cho một phần cơ thể chúng ta.Ví dụ, mướp đắng (vị đắng) có tác dụng tốt cho tim, trong khi cà chua (vị chua) lại bổ dưỡng cho gan. Bởi vậy, sự cân bằng trong ăn uống hết sức quan trọng. Nếu ăn quá nhiều một vị, có nghĩa bạn chỉ nuôi dưỡng một phần cơ thể mà thôi.

Áp dụng thuyết “âm-dương”

Sự cân bằng hợp lý trong bữa ăn gồm có những món ăn dương (thực phẩm mang tính nhiệt) như gừng, rau diếp và món ăn âm (thực phẩm mang tính hàn) như các loại đồ ăn cay và thịt. Nếu ăn quá nhiều một loại, cơ thể bạn sẽ trở nên thiếu cân bằng.

Uống trà (nóng)

Thưởng thức một tách trà nóng khoảng nửa tiếng sau khi ăn có tác dụng hiệu quả trong việc phân hủy chất béo trong thực phẩm; nước chè nóng sẽ giúp tinh thần sảng khoái, tai thính, mắt tinh. Lưu ý không nên uống trà lạnh vì sẽ gây mất tác dụng giải nhiệt, hạ đờm của nước chè

Meo.vn (Theo alobacsi)

Giữ an toàn cho bé với các loại thuốc

Các bé có thể bị nhầm giữa thuốc và kẹo ngọt.

Dưới đây là gợi ý để giữ thuốc an toàn cho bé yêu nhà bạn:

1. Không dỗ bé uống thuốc bằng cách nói: ‘Thuốc ngọt lắm’

Nhiều cha mẹ thích dụ con uống thuốc bằng cách khen ngợi thuốc rất ngon và ngọt. Điều này sẽ gây nhầm lẫn cho bé rằng, có thể bốc thuốc ăn như ăn kẹo ngọt.


2. Đừng uống thuốc trước mặt bé mới biết đi của bạn

Các bé thích sao chép những hành động của người lớn. Vì vậy, nếu bé nhà bạn quan sát thấy cha mẹ uống thuốc thì rất có thể bé cũng sẽ tự ý ăn thuốc để bắt chước cha mẹ. Phụ huynh không nên uống thuốc trước mặt bé phòng khi bị bé bắt chước.

3. Giữ thuốc khỏi tầm với của bé

Giữ lọ thuốc và những gói thuốc thật xa tầm với của bé (xa tầm tay bé là chưa đủ). Hãy kiểm tra chỗ cất thuốc dưới góc nhìn của một bé đang chập chững biết đi. Hãy cúi xuống sàn nhà và thử xem ở chiều cao của bé, bạn có dễ dàng tìm được hộp thuốc hay mở được tủ thuốc không.

4. Không chủ quan rằng thuốc đã được đậy nắp

Bạn không nên giả định rằng thuốc đã được đậy nắp cứng và khó mở nên bé sẽ an toàn. Mấy cái nắp hộp thuốc chỉ gây khó khăn cho bé đôi chút nhưng không phải là
bé không mở được. Do đó, đừng chủ quan.

5. Dạy bé hỏi cha mẹ trước khi muốn ăn thứ gì

Dạy bé thói quen hỏi cha mẹ (người lớn) khi tìm được thứ gì và muốn ăn. Nếu bạn thấy bé tìm được cái gì đó và định ăn, hãy giải thích cho bé thứ nào ăn được, thứ nào không. Cách này còn giúp bé tránh ăn phải quả độc.

6. Giải thích sự nguy hiểm của thuốc

Từ khoảng 3 tuổi, bạn có thể giải thích rõ ràng lý do cho bé tại sao nên và không nên uống thuốc. Nhớ là bé có thể dễ bị lẫn lộn giữa các thông tin. Vì thế, đừng vội tin là bé sẽ hiểu hết lời mẹ mà vẫn phải luôn cất thuốc ở nơi an toàn.

7. Ứng phó khi bạn nghi bé nuốt thuốc

– Kiểm tra xung quanh sàn nhà và gói thuốc xem bé đã nuốt phải loại thuốc gì. Có thể gọi điện ngay nhờ một bác sĩ tư vấn giúp.

– Không cho bé uống nước muối hoặc nước gì đó vì nó chỉ khiến bé nguy hiểm hơn.

– Tìm chai (gói) thuốc và mang theo nó đến bệnh viện.

Meo.vn (Theo Mevabe)

Uống nước chanh leo có nên bỏ hạt?

Hầu hết các chất dinh dưỡng của quả chanh leo tập trung ở ruột chanh (áo hạt), còn hạt chanh hầu như không có giá trị dinh dưỡng.

Chanh leo có tên khoa học là Passiflora edulis L, thuộc họ lạc tiên. Quả chanh leo có hình cầu, vỏ màu xanh, khi chín có màu mận chín, vỏ xốp, bên trong chứa nhiều bọt,áo hạt màu vàng, vị chua ngọt mùi thơm đặc biệt.

Thịt quả thường dùng để chế biến nước giải khát. Ruột chanh leo có thành phần hoá học thay đổi tuỳ theo từng chủng loại và điều kiện trồng trọt. Thông thường ruột chanh có chứa protein, gluxit, dầu béo, vitamin C, các chất khoáng như Ca, P, Fe, nhiều axit hữu cơ, đặc biệt là axit citric, các tinh dầu thơm, các flavoit…


Ruột chanh (áo hạt) có tác dụng sinh tân, giải khát, khai vị, lợi tiểu, khử nóng, sát trùng. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng: Những người bị bệnh cao huyết áp và mạch vành uống nước chanh leo có tác dụng cải thiện tình trạng bệnh nhờ axit citric kết hợp với canxi làm hoãn giải tình trạng máu bị đông do tích tụ tiểu cầu. Chanh leo còn có tác dụng giải cảm, hạ huyết áp, giảm béo, khỏi đau, gia tăng sự tuần hoàn của máu.

Hầu hết các chất dinh dưỡng của quả chanh leo tập trung ở ruột chanh (áo hạt), còn hạt chanh hầu như không có giá trị dinh dưỡng, khi vào cơ thể hạt chanh leo không tiêu hoá được.

Do vậy khi sử dụng nên tận dụng hết phần ruột chanh (áo hạt), không nên uống cả hạt. Theo thói quen, một số người uống cả hạt chanh leo và cho rằng như thế mới tốt là không có cơ sở.

Có điều việc loại bỏ hạt chanh leo không dễ dàng như chanh thường mà hạt chanh leo luôn mang theo áo hạt, nếu bỏ hạt đi mà không tận dụng được hết phần áo hạt thì lại lãng phí. Do đó, khi vắt quả chanh leo nên vắt ra bát rồi khéo léo dùng thìa gạn bỏ hạt, giữ lại phần áo hạt để cho vào cốc nước, cùng với một chút ít đường, ta sẽ có cốc nước chanh leo thơm ngon, bổ dưỡng.

Meo.vn (Theo Xaluan)

Lưu ý khi cho trẻ uống thuốc Bắc

Nhiều phụ huynh luôn nghĩ rằng cho trẻ uống thuốc bắc sẽ chẳng vấn đề gì vì thuốc Bắc là thuốc bổ, từ cây thuốc qua sao, tẩm, ninh nấu mà thành thuốc uống. Đây là loại thuốc tự nhiên, không chất hoá học, không chất bảo quản nào nên không có bất cứ tác dụng phụ nào không tốt với sức khỏe của trẻ.


Thuốc bắc không phải là “thần dược” cho trẻ

Vì bà nội cháu cũng có ý nghĩ như nhiều phụ huynh ở trên, dạo này thấy cu Tin nhà em bỗng dưng lười ăn, mẹ chồng cũng kêu em đi cắt thuốc bắc về cho cháu uống để tẩm bổ. Dù lòng cũng hơi phân vân khi tự ý cho con uống thuốc Bắc nhưng vì nghe bà nội cháu giục giã quá nhiều nên em cũng đành tặc lưỡi đến một phòng khám đông y bốc thử ít thuốc cho con uống xem sao.

Đúng hôm con phải uống thuốc thì em lại bắt đầu phải đi làm sớm trở lại. Vì thế, sáng cho cu Tin ăn sáng xong, em đưa gói thuốc cho bà ngoại nhờ bà ở nhà sắc thuốc cho cháu uống. Bà ngoại thấy vậy nên chau mày hỏi: “Cu Tin nhà mình làm sao mà phải uống thuốc Bắc, nó chỉ kém ăn thôi, đứa trẻ nào chả có những giai đoạn lười ăn như thế. Con cứ tự tiện để thằng cu Tin làm thí nghiệm thế này mẹ lo lắm. Ngày xưa mẹ nuôi con, nuôi ba chị em chúng mày, đứa nào chả như thằng cu Tin bây giờ”.

Bà ngoại Tin cũng nói rằng, mấy hôm trước trên chương trình ti vi, bà còn thấy có vị giáo sư gì đó ở đại học Hà Bắc cho biết. Thuốc Bắc có thành phần hoá học phức tạp, tính an toàn chỉ tương đối. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, cơ thể của trẻ chưa hoàn toàn phát triển nên việc tuỳ ý sử dụng thuốc bắc có thể gây nguy hại đối với sức khoẻ của trẻ.

Bà ngoại cháu cũng nói tiếp rằng, hôm phát sóng chương trình này, chính vị giáo sư ấy cũng chỉ ra: Cơ quan nội tạng của trẻ còn yếu ớt, đối với loại thuốc bắc có tính nóng, tính lạnh và đắng phải hết sức cẩn trọng khi dùng. Đối với trẻ có sức khoẻ tốt, đồ ăn thức uống cũng cần phải thích nghi dần, không được lạm dụng tẩm bổ cho trẻ nếu không sẽ làm cho cơ thể mất cân bằng. Các thuốc bắc như thảo hạ khô, hoa cúc, ngư tinh thảo, đạm trúc diệp, lư căn, sanh địa có chứa chất nhược nên tự ý dùng cho trẻ nhỏ sẽ gây hại đến chức năng gan của trẻ đấy.

Chưa kể, vị giáo sư này còn chỉ dẫn rằng khi uống thuốc Bắc thì nên uống thuốc sau bữa cơm 30 – 60 phút. Trước hoặc sau một giờ dùng thuốc không nên uống các loại nước như trà, sữa, cà phê vì trong trà sữa, cà phê có những chất kết hợp với thuốc tạo nên phản ứng hoá học không tốt cho cơ thể trẻ, ảnh hưởng đến việc điều trị. Khi cho trẻ uống thuốc, cha mẹ trẻ cũng nên chú ý thử qua để biết độ nóng của thuốc, nếu không sẽ ảnh hưởng đến yết hầu và họng của trẻ.

Ngồi nghe bà ngoại phân tích, em cũng hiểu ra 7, 8 phần. Phải công nhận là bà ngoại cháu không chỉ giàu kinh nghiệm mà còn luôn tiếp thu cập nhật cái mới. Nhưng bà nội cu Tin thì cứ một mực bắt con dâu mua thuốc bắc tẩm bổ cho cháu đích tôn của bà. Em phải làm sao đây? Phải nói với bà nội của Tin thế nào để bà hiểu cắt thuốc bắc cho con uống không thể tự ý hoặc sắc uống bừa được?

Meo.vn (Theo Meyeucon)

Đừng bỏ qua nước cam khi mang bầu

Trong các loại đồ uống thì nước cam tươi là loại nước được nhiều phụ nữ mang thai lựa chọn do chứa nhiều dưỡng chất, nhất là đối với nhóm bà bầu cao huyết áp.

Giá trị dinh dưỡng từ quả cam

Theo các nhà khoa học, cam là một trong những loại trái cây có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, canxi và chất xơ… rất bổ dưỡng cho cơ thể phụ nữ mang thai. Vitamin B9 (axit folic) có trong cam giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, phòng bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư dạ dày và thanh quản) vì chúng giàu chất chống oxy hóa.

Axit folicvô cùng quan trọng đối với tất cả phụ nữ, đặc biệt đối với phụ nữ có thai hoặc những người đang cố gắng thụ thai. Nó giúp ngăn ngừa một số loại khuyết tật bẩm sinh, và giúp sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh.

Ngoài ra chất limonoid trong nước cam giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và có tác dụng giải độc, lợi tiểu. Phụ nữ mang thai thường ăn cam, hoặc các loại trái có họ hàng với cam như quýt, bưởi,… có tỉ lệ nhiễm các bệnh ung thư (phổi và dạ dày) khá thấp. Tuy nhiên bà bầu nào bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn nhiều cam.


Cam là một trong những loại trái cây có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, canxi và chất xơ… (Ảnh minh họa)

 

Nước cam chứa nhiều canxi và vitamin hơn cả các sản phẩm từ sữa. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy bà bầu thường xuyên uống nước cam và nước bưởi có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và các chứng bệnh khác.

Chất canxi tập trung nhiều trong vỏ cam. Để tận dụng được tối đa lượng canxi có trong vỏ cam, bà bầu có thể ăn thêmvỏ cam cùng với nước cam hoặc cam cắt miếng. Như vậy cam không chỉ tốt cho mẹ mà còn tốt cho cả thai nhi.

Do trong nước cam tươi dồi dào canxi, axit folic, kali, rất tốt để điều hòa và ổn định huyết áp nên khá an toàn với nhóm bà bầu cao huyết áp.

Cách lựa chọn cam ngon

Lựa chọn được cam ngon không phải dễ dàng. Bạn có thể tham khảo cách chọn cam như sau nhé. Cam ngon sẽ có da bóng, cầm nặng tay. Phần vỏ cam, phía xung quanh cuống, dày và cao trong khi chính giữa núm lõm hơn so với xung quanh. Cam chín tự nhiên hơi vàng ở phần đáy, còn nếu chín đều ở các phần là cam chín do giấm.

Khi cầm quả trên tay, thấy nhẹ là cam ít nước, xốp, khô. Không nên chọn cam màu vàng tươi, đã rụng cuống vì rất có thể đây là cam bị chín ép, sâu hại, ong chích… Nên chọn cam có màu vàng mỡ gà, chiếm ít nhất 1/3 quả, da bóng láng, có đốm mờ, vỏ mỏng.

Lưu ý bạn không nên chọn cam sành quá to, da sần sùi, vàng chóe một bên vì đây là những quả bị rám nắng, nên vỏ dày, sượng khô, ít nước, không ngọt.

Cách sử dụng

Bà bầu nên sử dụng cam tươi, vắt lấy nước uống và không cần pha thêm đường. Mỗi ngày bạn có thể uống một cốc nước cam nhỏ hoặc uống cách một ngày nếu cảm thấy chán.


Bà bầu không nên uống các loại nước cam đóng hộp. (Ảnh minh họa)

 

Bạn nên tránh uống các loại nước cam đóng hộp vì các loại nước hoa quả đóng hộp này đều được pha chế thêm đường hóa học. Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển, bảo quản, một số hộp nước hoa quả có thể bị nhiễm khuẩn khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy… nếu sử dụng và không tốt cho thai nhi.

Uống như thế nào?

Có nhiều người cho rằng nước cam tốt, nên có thể uống thoải mái, uống vào lúc nào cũng được. Nhưng thực tế thì không phải vậy, nước cam có thể rất tốt với người này nhưng lại không tốt cho người khác. Nếu phụ nữ mang thai (kể cả người bình thường) đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy thì tốt nhất là không nên uống nước cam, vì nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng a-xít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm. Ngoài ra nước cam có tác dụng nhuận tràng nên nếu bạn bị tiêu chảy thì nên pha loãng chúng với nước và uống từng chút một thôi.

Hãy lưu ý, nếu bà bầu vừa ăn sáng xong mà uống ngay một cốc nước cam thì không tốt.  Vì trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường lên men, gây tức bụng rất khó chịu. Hãy nhớ, bạn cũng không nên uống nước cam vào buổi tối, do nước cam có tác dụng lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ. Nước cam tốt nhất nên uống vào lúc không no, không đói – tức sau khi ăn 1 – 2 giờ.

Meo.vn (Theo Eva)

10 đồ uống ấm cúng cho mùa đông lạnh giá

Bạn đang cần hâm nóng cơ thể trong những ngày tiết trời lạnh giá? Những loại đồ uống dưới đây là những đồ uống sẽ giúp bạn cảm thấy ấm áp hơn, xua tan cái lạnh của tiết trời đông.

1. Tiệc rượu với dứa

Ngôi nhà của bạn sẽ tràn ngập hương thơm của quế, đinh hương với bữa tiệc rượu cùng với trái dứa bên lò sưởi ấm.


2. Rượu táo nóng

Bạn sẽ thực sự hài lòng với món đồ uống này đặc biệt là trong những kỳ nghỉ bên gia đình, bè bạn.


3. Kem socola trắng

Món đồ uống này sẽ làm say bạn trong hương thơm quyến rũ của socola trắng cùng với cà phê và hơi nước sủi bọt. Khi uống vào bạn sẽ thấy ấm từ trong ra ngoài. Thật sự là rất hấp dẫn đấy, bạn hãy cùng thử nhé!


4. Sô cô la nóng

Đây là một món tráng miệng xa hoa, đặc biệt, hương sữa socola sẽ mang lại cho bạn một cảm giác rất thoải mái. Socola được đánh trắng trên mặt cốc nhìn rất hấp dẫn.

5. Cà phê và bánh quy


Đây là loại nước giải khát được làm từ hương liệu trái cây trộn với cà phê. Uống và ăn kèm với bánh quy để tăng thêm hương vị cho món đồ uống này.

6. Nước táo, chanh


Nước táo ép kèm theo vị chanh sẽ tạo nên sức hấp dẫn của loại đồ uống này. Thêm một lát táo hoặc tranh gắn lên thành cốc để tạo tính thẩm mỹ.

7. Trà hoa cúc, mật ong

Hoa cúc có thể làm mát gan, giảm nhiệt nhưng mang tính hàn. Vì vậy, những người hay bị lạnh bụng, thiếu máu không nên dùng nhiều.


8. Trà đen, gừng

Gừng tươi xay lấy nước, trà đen, đường đỏ. Tránh cảm gió, bổ máu. Trà đen với gừng có thể giúp bạn tránh cảm gió hoặc vừa bị cảm nhẹ. Tuy nhiên, món này không thích hợp trong trường hợp bạn đã bị cảm nặng.

9. Trà hồng táo, nhãn lồng

Gồm: Nhãn khô, hồng táo, đường đỏ.

Công dụng an thần, bổ máu, cho bạn khuôn mặt hồng hào, làn da căng mịn, nhưng không có tác dụng bổ dưỡng nhiều. Ngoài ra, những người bị ho hoặc cảm thì không nên uống loại trà này.

10. Sữa đậu nành nóng

Loại này không có tác dụng giữ ẩm nhiều nhưng lượng chất dinh dưỡng khá cao, giàu protein và vitamin A, B… rất tốt cho phụ nữ. Tuy nhiên, nhìn theo khía cạnh Đông y thì đậu nành mang tính hàn, dễ gây tình trạng khó tiêu. Những người bị bệnh dạ dày và thận yếu không nên uống nhiều.

Meo.vn (Theo Webphunu)

Bị tiểu đường nên biết đến trái sa kê

Lá sa kê có thể phối hợp với một số vị thuốc khác trị sỏi thận, gút, tiểu đường, tăng huyết áp…

Sa kê tên khoa học là Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm (Moraceae) là loại cây được trồng nhiều ở miền Tây Nam bộ nước ta. Các bộ phận như trái, rễ, lá, vỏ và nhựa của cây sa kê có nhiều dược tính nên được sử dụng làm thuốc trị bệnh.

Theo Đông y, cây sa kê có tác dụng tốt đối với một số bệnh về chuyển hóa. Cụ thể: Thịt của trái sa kê có tác dụng bổ tỳ, ích khí; hạt sa kê thì bổ trung ích khí, lợi trung tiện; vỏ cây có tác dụng sát trùng tiêu viêm, tiêu độc, dùng để trị ghẻ; nhựa cây sa kê pha loãng trị tiêu chảy, lỵ; rễ sa kê có tính làm dịu, sát khuẩn, dùng để trị ho, hen suyễn, các chứng rối loạn dạ dày, đau răng hay bệnh về da rất hiệu quả; lá sa kê phối hợp với lá đu đủ non tươi, giã với vôi để đắp trị mụn nhọt.Lá sa kê có thể phối hợp với một số vị thuốc khác trị sỏi thận, gút, tiểu đường, tăng huyết áp…

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/20111027-150103-1-IMG-3801.jpeg

Trong dân gian còn sử dụng lá sa kê để trị phù thũng hay viêm gan vàng da bằng cách lấy lá già (còn tươi) nấu uống. Lá sa kê còn có thể phối hợp với một số vị thuốc khác trị sỏi thận, gút, tiểu đường, tăng huyết áp…

Dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh từ cây sa kê.

– Chữa viêm gan vàng da: Lá sa kê tươi 100g, diệp hạ châu tươi 50g, củ móp gai tươi 50g, cỏ mực khô 20 – 50g. Nấu chung, lấy nước uống trong ngày.

– Trị đau răng: Lấy rễ cây sa kê, nấu nước ngậm và súc miệng.

– Trị bệnh gút, sỏi thận: Dùng lá sa kê già (còn tươi) 100g, dưa leo 100g, cỏ xước khô 50g, cho 3 thứ vào nồi nấu lấy nước uống trong ngày.

– Trị chứng tăng huyết áp dao động: Dùng lá sa kê vàng (vừa rụng) 2 lá, rau ngót tươi 50g, lá chè xanh tươi 20g, nấu chung lấy nước uống trong ngày.

– Trị tiểu đường týp 2: Lấy lá sa kê già 100g (khoảng 2 lá), quả đậu bắp tươi 100g, lá ổi non 50g, cho vào nồi nấu lấy nước uống hằng ngày.

Lưu ý, chỉ nên dùng lá sa kê sắc uống trong trường hợp phù thũng, bí tiểu hoặc viêm nhiễm, còn bình thường không nên uống thường xuyên, nhất là uống quá nhiều sẽ không có lợi, bởi vì ngoài tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, lá sa kê còn chứa độc tính nhất định.


Meo.vn (Theo NNVN)