Theo nhiều nghiên cứu, cắm hoa tươi trong nhà sẽ mang lại nhiều may mắn và cũng sẽ làm giảm mức độ căng thẳng cho bạn. Nếu bạn thích hoa tươi, hãy mua một chiếc bình thật đẹp và trang trí cho ngôi nhà của bạn.
Xét ở một khía cạnh khác, việc cắm hoa tươi trong chiếc bình có vẻ như sự lãng phí tiền vì tuổi thọ của những bông hoa này rất ngắn. Vì vậy, nhiều người đang có xu hướng chuyển sang dùng hoa giả để trang trí cho ngôi nhà của họ.
Trang Boldsky đã tập hợp một số biện pháp khắc phục tốt nhất để hoa đã cắt tươi lâu hơn khi được cắm trong bình.
Ảnh minh họa: Boldsky.
Cho thuốc aspirin vào nước cắm hoa
Nếu bạn nghiền nát một vài viên thuốc aspirin và cho vào bình cắm hoa tươi, nồng độ axit trong nước sẽ tăng lên, và nó sẽ được ngấm lên thân cây. Điều này sẽ giúp cho hoa tươi lâu hơn.
Cho đồng xu vào bình hoa
Một đồng xu để trong bình cắm sẽ làm cho hoa tươi và kéo dài. Lý do là kim loại hoạt động như chất kháng khuẩn tự nhiên, giúp cuống hoa lâu bị thối.
Đổ Listerine vào nước
Nếu bạn muốn bình hoa giữ được lâu trong nhà, một trong những lời khuyên bạn có thể làm theo là hãy nhỏ vài giọt Listerine vào trong bình. Chúng sẽ giúp diệt vi khuẩn, các mảng bám và mùi hôi trong bình hoa.
Dùng thuốc tẩy
Một muỗng canh thuốc tẩy đổ vào nước cắm hoa sẽ làm điều kỳ diệu để giữ cho hoa tươi lâu hơn. Thuốc tẩy có tác dụng ngăn chặn nấm mốc.
Cho giấm trắng vào bình trước khi cắm hoa
Một trong những cách tốt nhất để giữ hoa tươi lâu là hãy thêm giấm trắng vào bình hoa khoảng một phút trước khi cắm. Giấm trắng và nước hoạt động như một chất xúc tác để ngăn chặn những bông hoa bị héo úa sau ngày thứ ba.
Thêm đường vào bình hoa
Thêm một muỗng canh đường vào bình hoa sẽ làm cho hoa tươi lâu hơn vì đường giúp gia tăng quá trình quang hợp. Nhưng một bất lợi của mẹo này là nó thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thử giữ hoa tươi lâu bằng cách này.
var wttambient_flag = 0;
if ( !jQuery(‘#AbdPopupAd’).length) {
wttambient_flag=1;
}
<!–//<![CDATA[
if(wttambient_flag ==1){
}
var m_IntervalId = 0;
var timeout_Flag = 0;
var normal= jQuery(‘#banner_normal’);
var expand= jQuery(‘#banner_expand’);
var sliding = jQuery(‘#banner_sliding’);
var collapse = jQuery(‘#banner_collapse’);
expand.css(‘clip’, ‘rect(70px, 500px, 300px, 240px)’);
Các nhà khoa học phát hiện tinh dầu có khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Trong đó, tinh dầu bạc hà có tính kháng khuẩn tốt nhất.
Ảnh minh họa
Theo Newswise, tại cuộc họp của Hội Vi sinh vật học (Edinburg, Ireland) mới đây, một nghiên cứu được công bố cho biết có 8 loại tinh dầu thực vật đã được thử nghiệm về hoạt tính kháng khuẩn và người ta phát hiện tinh dầu có khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Trong đó, tinh dầu bạc hà có tính kháng khuẩn tốt nhất, có thể loại trừ hoàn toàn vi khuẩn trong vòng 60 phút.
Rất nhiều nghiên cứu khoa học khác cũng chỉ ra rằng các loại tinh dầu không những tăng hiệu quả điều trị mà còn giúp ngăn ngừa một số vi khuẩn và nấm. Tinh dầu cũng có thể dễ dàng được đưa vào các loại kem hoặc gel kháng khuẩn để bôi ngoài da.
Những liệu pháp trị mụn tại gia vừa có hiệu quả cao vừa tiết kiệm chi phí. Chưa kể, chúng ít mài mòn da hơn các loại kem trị mụn ngoài thị trường.
Dầu oliu
Có vẻ như không bình thường khi cho thêm dầu vào làn da vốn rất có thể đầy mụn và bã nhờn của bạn. Dầu oliu đã được sử dụng hàng nhiều năm như một loại chất tẩy rửa và làm công việc hiệu quả của một loại kem trị mụn. Để cho kết quả tốt nhất, hãy đổ một lượng nhỏ dầu oliu lên lòng bàn tay và thoa đều lên mặt cho chúng thấm sâu vào da bạn.
Để dầu thấm trên da khoảng 3 phút sau đó đắp khăn có hơi nước nóng lên mặt. Hơi ẩm từ khăn sẽ giúp đẩy những chất cặn bã ra khỏi lỗ chân lông. Sau khi khăn đã mát hãy dùng nó để lau sạch những bã dầu còn sót lại trên da.
Dầu thầu dầu
Dầu thầu dầu đóng vai trò tương tự như dầu oliu trong làm sạch và trị mụn tại gia. Nhiều người sẽ thắc mắc, tại sao những loại dầu thực vật này lại có thể làm sạch làn da vốn cũng chứa dầu của chúng ta? Trong khi, rất nhiều loại sữa rửa mặt trên thị trường được dán nhãn không chứa dầu?.
Đây là lý do. Chúng ta đều biết nước không làm tan dầu mà chỉ dầu mới làm tan dầu. Khi dầu nhờn trên da được làm sạch hoàn toàn, cơ thể thậm chí còn sản sinh ra nhiều dầu hơn ban đầu, hoặc phản ứng bằng cách không sản sinh ra dầu nữa khiến cho da bạn bị khô. Dùng dầu thực vật sẽ giải quyết được hai vấn đề này, một mặt giữ lại một lượng dầu cần thiết cho da, một mặt duy trì độ ẩm và đồng thời vẫn phát huy hiệu quả làm sạch, giảm mụn trứng cá.
Baking soda
Baking soda có hai công dụng. Trước hết, nó tẩy sạch cặn bã trên da bằng cách lấy đi các tế bào da chết và làm thông thoáng những lỗ chân lông bị bít kín. Một công dụng khác là chất kiềm trong baking soda trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trên da.
Để sử dụng baking soda, làm ướt da mặt rồi tạo một hỗn hợp gồm có nước và baking soda trong lòng bàn tay. Thoa hỗn hơp lên mặt rồi mát-xa nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút. Kết thúc bằng việc rửa sạch mặt bằng nước mát rồi lau khô.
Bột yến mạch
Bột yến mạch không chỉ tốt cho cơ thể, nó còn có những công dụng tuyệt vời cho làn da của bạn. Bột yến mạch chứa hàm lượng vitamin cao một cách tự nhiên khiến nó vô cùng hoàn hảo trong việc giảm thiểu mụn đỏ và sưng tấy gây ra bởi mụn trứng cá. Tự tạo phương thuốc trị mụn cho mình bằng cách ngâm một nửa chén bột yến mạch với một chén nước sôi. Sau khi hỗn hợp bột yến mạch đã nguội, bôi chúng lên da mặt và nhẹ nhàng mát-xa. Sau 1 đến 2 phút rửa sạch mặt.
Mật ong
Mật ong là thần dược trong chữa trị mụn tại gia. Mật ong chứa các chất kháng khuẩn và có thể dưỡng ẩm cho da. Bạn có thể tạo cho mình một mặt nạ từ mật ong bằng cách thoa mật ong tự nhiên lên da rồi để nguyên từ 15 đến 30 phút. Sau đó rửa sạch mặt với nước ấm.
Một cách để tận hưởng chiếc mặt nạ tuyệt vời này là thoa chúng trước khi thả mình vào bồn nước nóng sau một ngày dài làm việc mệt mỏi để có những giây phút nghỉ ngơi thư thái.
Hơi nước
Hơi nước giúp mở lỗ chân lông và cho phép chất thải cặn bã thoát ra ngoài. Đun sôi một nồi nước và để nó nguội bớt trong vòng vài phút. Cúi mặt xuống nồi nước đã nguội bớt với một chiếc khăn trùm lấy mặt để giữ hơi nước vào bên trong. Sau 10 phút bạn có thể bỏ khăn ra và lau khô hơi nước bám trên da mặt.
Giấm táo
Giấm táo được sử dụng như một phương thuốc gia đình bởi nhiều công dụng khác nhau. Giấm táo chưa quachế biến chứa nhiều hoạt chất từ thiên nhiên có công dụng như một liệu pháp trị mụn tại gia. Để sử dụng, hãy trộn một phần giấm táo với 3 phần nước. Sau đó thoa hỗn hợp lên mặt bằng bông mềm.
– Do đặc tính kháng khuẩn cao, chanh được xem là liệu pháp tuyệt vời để giảm cúm, cảm lạnh hay sốt. Vắt chanh vào ly nước ấm, hòa thêm vào một ít đường hoặc mật ong rồi uống.
– Cổ họng đau rát, lấy chanh tươi vắt vào ly nước ấm, thêm ít muối, khuấy đều rồi dùng để súc miệng ngày 2-3 lần.
– Do chứa hàm lượng kali cao nên chanh rất có ích đối với những người bị các bệnh liên quan đến tim mạch. Những người thường xuyên dùng chanh có thể phòng được chứng xơ cứng động mạch, cao huyết áp.
Ảnh: Đ.N.Thạch
– Chanh giúp loại bỏ những độc tố trong máu, vì thế có tác dụng lọc máu rất tốt.
– Vì chứa nhiều vitamin C có khả năng tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể, nên chanh có tác dụng chống lại các vi khuẩn gây hại rất hữu hiệu.
– Dùng nước cốt chanh xoa vào nướu răng bị thương tổn có thể giảm bớt sự khó chịu. Có thể làm sạch răng bằng cách nhỏ một vài giọt nước cốt chanh vào kem đánh răng.
– Uống nước chanh vài lần trong ngày sẽ có tác dụng làm dịu, thư giãn cơ thể, từ đó giúp giảm trầm cảm và giảm căng thẳng.
– Nhờ chứa lượng a xít lớn nên chanh có công dụng đặc biệt trong việc tẩy sẹo thâm.
– Ngoài tác dụng giải khát, nước chanh đồng thời làm giảm sự thèm ăn, nên rất hữu ích cho những người muốn giảm cân.
– Dùng bông gòn thấm nước cốt chanh và chấm lên vết thương do côn trùng cắn trong vài phút để sát trùng vết thương.
– Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc cần giảm bớt các chất lỏng trong cơ thể thì chanh là một liệu pháp tự nhiên rất hiệu quả. Uống nước chanh sẽ khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn.
Môi khô, nứt nẻ không chỉ làm giảm vẻ đẹp của bạn mà còn khiến bạn cảm thấy đau khi cười và nói chuyện, thậm chí khi bạn nhích nhẹ môi cũng rất khó khăn.
Nếu bạn cảm thấy bạn đã thử mọi cách mà vẫn không khỏi thì bạn đừng lo lắng vì chúng tôi sẽ đưa ra giải pháp giúp bạn tìm lại bờ môi mềm mại gợi cảm.
Những điều cần tránh
Nếu đôi môi của bạn bị khô nẻ thì bạn tuyệt đối không được liếm chúng bởi vì chính điều đó làm đôi môi của bạn khô và nứt nẻ thêm. Bạn tuyệt đối không được hút thuốc vì hút thuốc sẽ làm làn da môi khô hơn và đặc biệt tránh dùng mỹ phẩm quá nhiều trong lúc đang bị khô môi. Mặc dù, bạn có thể dùng son môi hoặc son bóng để che khuyết điểm đó, nhưng thực chất các loại son này càng khiến da môi khô và nứt nẻ hơn.
Cân bằng độ ẩm cho da
Hầu như không có giải pháp nào có thể cải thiện vấn đề này mà không tác động gì lên nó. Vì vậy, hãy sử dụng các loại kem dưỡng ẩm và đặc biệt, bạn phải uống thật nhiều nước, đây là giải pháp chữa trị rất tự nhiên để giữ độ ẩm cho làn da của bạn từ trong ra ngoài.
Nước luôn là yếu tố cần thiết cải thiện đôi môi khô nẻ
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý
Vitamin C và B rất cần thiết cho một làn da mịn màng. Bạn phải chắc chắn rằng bạn đã thu nạp đầy đủ các chất này trong chế độ ăn uống của mình bằng cách ăn rau quả tươi. Cách hấp thụ vitamin B nhanh nhất vào cơ thể bạn là ngậm viên vitamin B. Đây không phải là cách chữa trị có hiệu quả nhanh nhất mà là giải pháp phòng ngừa để không bị khô môi.
Sử dụng mật ong nguyên chất
Nếu môi của bạn liên tục bị khô nẻ ở hai bên thì đó là do các loại vi khuẩn gây ra. Mật ong là một chất kháng khuẩn tự nhiên và có thể được sử dụng để chữa khô môi. Tuy nhiên, bạn không thể thoa mật ong một cách tuỳ tiện. Hãy thoa mật ong lên môi và để môi khô sau 30 giây rồi cuối cùng thoa trực tiếp lớp mỡ lên. Sau 15 phút, dùng khăn ấm lau sạch mật ong và mỡ trên môi và bên góc miệng. Bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng kể nếu bạn thực hiện 2 lần/ ngày và liên tục trong 1 tuần.
Thoa mật ong rất tốt cho môi
Sử dụng các loại rau và cây lá
Cây lô hội là loài thực vật nổi tiếng mang lại cho bạn làn da min màng. Để chữa trị đôi môi khô nứt thì bạn nên đăp cây lô hội 2 lần/ ngày. Dưa chuột không chỉ được sử dụng để làm tan bọng mắt mà nó còn có tác dụng vỗ về nhẹ nhàng đôi môi của bạn để làm giảm sưng do môi khô nẻ gây ra. Hãy thực hiện thường xuyên nếu bạn muốn lấy lại bờ môi mịn màn một cách nhanh chóng.
Hàm răng thể hiện tình trạng sức khỏe của mỗi người. Hàm răng khỏe mạnh có thể phòng ngừa các bệnh về răng miệng, ngoài ra còn đem lại nụ cười tự tin cho bạn.
Bạn có biết ăn gì sẽ tốt cho răng không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây:
1. Rau cần tây
Cần tây có thể làm giảm nguy cơ sâu răng. Khi nhai cần tây, chúng sẽ giúp ta làm sạch răng miệng, ngoài ra có tác dụng kích thích tiết nước bọt , cân bằng nồng độ PH trong miệng, có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả.
2. Quả ổi
Ổi có nhiệt lượng thấp, nhiều người khi ăn kiêng thường ăn ổi để có cảm giác no bụng. Ngoài ra hàm lượng vitamin C trong ổi cũng rất lớn, vitamin C là nguồn dinh dưỡng quan trọng để bảo vệ răng, nếu thiếu vitamin C, răng sẽ bị yếu, dễ sinh bệnh.
Ngoài ổi, chúng ta cũng có thể ăn các loại rau quả khác như: cà chua, cam, đu đủ, dâu tây..cũng rất tốt cho răng.
Mỗi ngày ăn 3 loại rau, 2 loại quả là có thể đáp ứng được nhu cầu cần thiết của cơ thể.
3.Trà xanh
Trong trà xanh chứa hàm lượng Flo rất lớn, có thể kết hợp apatite trong răng, có tác dụng phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Ngoài ra, chất catechins trong trà có tác dụng làm giảm lượng cầu khuẩn móc xích gây sâu răng , đồng thời có tác dụng chữa bệnh hôi miệng hiệu quả.
4.Hành tây
Hợp chất sunfur trong hành tây là thành phần kháng khuẩn mạnh, hành tây có thể giết chết nhiều loại vi khuản, trong đó có loại cầu khuẩn móc xích gây sâu răng.
Ăn nửa củ hành tây mỗi ngày có tác dụng ngừa sâu răng hiệu quả, ngoài ra còn có tác dụng làm giảm cholesteron, nâng cao khả năng miễn dịch.
5. Nấm hương
Nấm hương có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể, ngoài ra chất Lentinan trong nấm có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả, bảo vệ cho hàm răng của chúng ta luôn khỏe mạnh.
6. Kẹo cao su không đường
Nhai kẹo cao su không đường có tác dụng làm tăng sự tiết dịch của tuyến nước bọt ,trung hòa nồng độ axit trong miệng, phòng ngừa sâu răng hiệu quả.Sau bữa ăn chưa thể đánh răng sau bữa ăn, thì việc nhai kẹo cao su không đường trong 5 phút cũng là một 1 phương pháp làm sạch răng rất tốt.
Tiếp xúc với nhiệt độ lạnh và gió có thể dẫn đến tình trạng da khô, nứt nẻ. Da nứt nẻ vừa gây đau đớn vừa làm mất đi tính thẩm mỹ.
Nứt nẻ da xảy ra ở nhiều bộ phận trên cơ thể, ở bất kỳ người nào, nơi da không có sự đàn hồi, đặc biệt là khu vực không được bảo vệ như góc miệng, bàn tay, gót chân, gương mặt…
Da nứt nẻ không nên coi thường!
Thời tiết khiến da khô và nứt nẻ, kèm theo là các triệu chứng mẩn ngứa, khó chịu, khi đó việc gãi khiến da bị viêm do vi khuẩn bám vào bề mặt da, bề mặt nứt nẻ càng lan rộng, nặng hơn có thể bị nhiễm trùng. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, da dễ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ.
Sử dụng kem dưỡng ẩm để giúp giữ nước cho da.
Nguyên nhân nứt nẻ da
Cạn kiệt dầu tự nhiên làm cho làn da của bạn dễ bị nứt nẻ. Bạn có thể đã quá tải hệ thống phòng thủ của bạn bằng cách mình để các nguyên nhân gốc rễ sau đây:
– Thời tiết lạnh, độ ẩm thấp kết hợp với các yếu tố mặt trời, gió là nguyên nhân chính gây nứt nẻ da.
– Tiếp xúc với hóa chất, xà phòng và nước quá thường xuyên.
– Chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu các axit béo thiết yếu.
– Tắm nước nóng khiến da mất đi độ ẩm tự nhiên.
– Rối loạn da làm suy yếu khả năng duy trì độ ẩm của da, đặc biệt, những người bị Ecezma hoặc vẩy nến tình trạng da sẽ trầm trọng hơn vào mùa đông.
– Không mặc quần áo chống nắng.
– Ngâm tay trong nước quá lâu mà không sử dụng phương tiện bảo vệ.
– Giặt quần áo bằng những chất tẩy rửa mạnh, có thể khiến da bị dị ứng.
– Tuổi càng cao, độ ẩm càng ít đi, da cũng dễ nứt nẻ hơn.
– Bỏ bê, không chăm sóc da.
– Thường xuyên sử dụng máy sưởi ấm trong nhà khiến da bị khô.
Chăm sóc da mùa đông
1. Rút ngắn thời gian tắm
Tắm lâu, đặc biệt là nước nóng, cơ bắp có thể được làm dịu nhưng nước nóng sẽ loại bỏ độ ẩm tự nhiên của da nhanh hơn nước ấm hoặc nước lạnh.
2. Sử dụng xà phòng nhẹ
Xà phòng kháng khuẩn hay chất khử mùi yêu thích của bạn có thể hại nhiều hơn lợi. Tốt nhất là không mùi hoặc có mùi thơm nhẹ.
3. Làm ẩm da
Nếu da của bạn nhờn, bạn vẫn cần dưỡng ẩm, không cần các loại kem đắt tiền, chỉ cần phù hợp và không gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
4. Tránh cạo lông
Cạo lông có thể khiến làn da của bạn bị kích thích, đặc biệt là khô. Vì vậy, nên sử dụng kem cạo lông, thay đổi lưỡi dao cạo thường xuyên.
5. Kem chống nắng
Cần bôi kem chống nắng mọi lúc, kể cả khi trời mát, chỉ số SPF tối thiểu là 15.
6. Làm dịu môi
Môi không có tuyến dầu, do đó, nó khô rất dễ dàng. Đừng liếm môi, bảo vệ môi trong những ngày lạnh bằng khăn hoặc khẩu trang.
7. Tiếp xúc với ánh nắng
Tiếp xúc với ánh nắng vào buổi sáng sớm và chiều tối rất tốt cho da, vì nó kích hoạt sự sản sinh của vitamin D trong cơ thể, giúp làn da khỏe mạnh.
8. Không làm trầy xước vùng da nứt nẻ
Tránh làm trầy xước khu vực da nứt nẻ. Trầy xước làm tăng sự nhạy cảm của da, làm hỏng lớp biểu bì và tình trạng nứt nẻ sẽ nghiêm trọng hơn.
9. Tắm nước muối
Tắm nước muối với nước ấm sẽ có hiệu quả trong việc giảm nứt nẻ da.
10. Tập thể dục
Tập thể dục giúp lưu thông máu, tập thể dục thường xuyên sẽ nuôi dưỡng và làm sạch làn da từ bên trong.
11. Dinh dưỡng
Cà rốt, cà chua, rau lá xanh chứa Vitamin A, thúc đẩy sự tăng trưởng và tái tạo da.
Các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, mầm lúa mì và men dinh dưỡng cung cấp axit béo thiết yếu. Rau chưa tinh chế cũng chứa axit pantothenic quan trọng (còn được gọi là vitamin B5) mang lại độ ẩm cho da.
12. Mặt nạ cho tay
Các loại mặt nạ hỗn hợp: mật ong, chanh, tinh dầu đu đủ, dứa hay hạnh nhân, bột yến mạch… sẽ giúp tẩy tế bào chết, làm ẩm da tay.
Mách bạn!
Gót chân nứt nẻ phải làm thế nào?
1. Ngâm chân
Bước đầu tiên là ngâm chân trong nước ấm và một chút tinh dầu. Ngâm cho đến khi các vết nứt mềm hơn.
2. Chà rửa gót chân
Sử dụng đá bọt hoặc dụng cụ tẩy tế bào chết, chà nhẹ nhàng. Sau đó lấy một chiếc khăn bông mềm và lau cho khô.
3. Dưỡng ẩm
Cũng giống như bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, bàn chân cũng cần được dưỡng ẩm thường xuyên. Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc kem massage chân và chà xát nhẹ nhàng cho đến khi nó tan hoàn toàn.
4. Thường xuyên chăm sóc
Đi massage thường xuyên vì nó sẽ giữ cho đôi chân của bạn mềm và giữ được độ ẩm.
Mụn không có cơ hội hiện diện khi làn da khỏe, vì vậy, cần lưu ý bổ sung những sinh tố nuôi dưỡng da trong thực đơn hằng ngày.
Theo BS Huỳnh Huy Hoàng – BV Da liễu TPHCM, có nhiều nguyên nhân khiến mụn có cơ hội “bén rễ” như: căng thẳng, stress, uống không đủ nước, ngủ không đủ giấc, giữ vệ sinh da mặt không đúng cách, ăn uống không cân đối…
Bên dưới da mặt là hệ thống các ống bài tiết nhỏ có vai trò đào thải chất cặn bã. Mụn sinh ra do sự bít kín các tuyến bài tiết này. Ăn uống mất cân bằng là một trong những nguyên nhân làm tắc nghẽn tuyến bài tiết, nhờ vậy, mụn có cơ hội “chường” mặt ra!
Các món ngọt thường cho là nóng, thực tế đúng như vậy, vì chúng sinh nhiều năng lượng. Các món chiên giòn chứa nhiều dầu mỡ cũng chứa cả “lu” năng lượng. Cơ thể càng “nạp” nhiều năng lượng, mụn càng có cơ hội nở nang và có nhiều “anh em” hơn.
Dễ nhận thấy nhất là những người thường xuyên dùng điểm tâm với cà phê, bánh mì nướng, bơ mứt. Đây là bữa điểm tâm mất cân đối do thiếu hẳn rau xanh và trái cây, nếu dùng thường xuyên cùng những bữa ăn nhanh như pizza, hamburger, bánh mì kẹp thịt… vào bữa trưa, bữa tối và ăn nhẹ với sôcôla, bánh kẹo, sẽ thấy mụn “dàn quân” trên mặt.
Do đó, để có làn da láng mịn, cần biết ăn uống cân bằng các thức ăn có đạm, đường, chất béo, tinh bột, ăn nhiều rau và trái cây.
Dùng những món ăn truyền thống hài hòa về rau, đạm, tinh bột… là một trong những biện pháp “diệt” mụn hiệu quả, chẳng hạn như: bún thịt nướng, bánh xèo, bún riêu, bún cá… Nên tráng miệng hoặc điểm tâm bằng những món khiến mụn không có cơ hội ngóc đầu dậy như: trái cây miền nhiệt đới (nho, quít, táo, sơ ri, mận…), chè đậu xanh nấu cả vỏ, rau câu, hạt sen sấy, bắp, sương sâm, sương sáo…
Mụn không có cơ hội hiện diện khi làn da khỏe, vì vậy, cần lưu ý bổ sung những sinh tố nuôi dưỡng da trong thực đơn hằng ngày. Vitamin A giúp cho da khỏe đẹp, cần ăn nhiều các món ra-gu có cà rốt, xốt cà chua nguyên chất (chứa nhiều vitamin A và lycopen), các món canh nấu với cà chua… Hệ tiêu hóa ổn định cũng là điều kiện tiên quyết cho làn da mịn màng, cần ăn các loại trái cây nhiều chất xơ như: cam, chanh, bưởi.
Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân gây mụn, nếu là người thường xuyên ăn trái cây và dùng các món nhiều rau củ nhưng vẫn nổi mụn, cần kiểm tra lại xem có bị dị ứng mỹ phẩm hay không, có thói quen đưa tay lên mặt không?
Bàn tay chứa đầy vi trùng cũng là nguyên nhân làm cho da viêm nhiễm, mụn sưng to. Để “đuổi” mụn, chỉ cần giữ vệ sinh da sạch sẽ và không sờ lên mặt. Để da khỏe, không bị nhiễm trùng, cần ăn nhiều thực phẩm giúp tăng cường “hàng rào miễn dịch” cho da như: giá, rau mầm… Trà xanh vừa có tính kháng khuẩn vừa nhiều vitamin C, chất khoáng giúp da khỏe, vì thế hãy sử dụng phương thuốc trong uống ngoài thoa: mỗi ngày uống ba ly trà xanh, rửa mặt bằng trà xanh. Làm liên tục sau một tuần sẽ thấy da khỏe đẹp.
Với nhiều người, trước mỗi kỳ kinh là mụn ghé thăm. Nếu rơi vào trường hợp này, trước khi có kinh một tuần nên ăn các loại trái cây mọng nước nhưng ít ngọt như: thanh long, lê, dưa hấu, ăn nhiều các loại rau xanh…
Trong dân gian xưa nay vẫn còn nhiều người cho rằng ăn trầu thường xuyên sẽ làm chắc răng, giúp tăng cường hệ miễn dịch, trị huyết áp, tim mạch… những quan niệm này liệu có đúng?
Những người ăn hơn 20 miếng trầu mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc ung thư yết hầu và thanh quản cao hơn. Ảnh: MickRo
Tập tục ăn trầu có từ thời vua Hùng dựng nước, bắt nguồn từ sự tích rất đỗi cảm động về tình nghĩa anh em Tân và Lang. Do một hiểu lầm nhỏ mà người em bỏ nhà ra đi rồi biến thành tảng đá vôi, người anh thương nhớ đi tìm đến kiệt sức biến thành cây cau che mát tảng đá vôi. Đến lượt người vợ đi tìm chồng, kiệt sức đã ngã xuống biến thành dây trầu quấn quýt gốc cau. Cho đến nay, trầu cau vẫn là thành phần không thể thiếu trong lễ nghi cưới hỏi của người Việt nam và “miếng trầu là đầu câu chuyện”.
Trong miếng trầu có gì?
Tuỳ địa phương, thành phần miếng trầu có thể thay đổi ít nhiều, nhưng thường là một miếng cau chẻ nhỏ, gói trong lá trầu không tươi xanh có quết một chút vôi. Khi nhai, ba loại nguyên liệu này quyện lẫn vào nhau, tạo nên hương vị cay nồng đặc trưng pha trộn giữa trầu với cau và vôi, làm người nhai thấy say say, lâng lâng. Có lẽ vì thế mà vừa nhai trầu vừa nói chuyện, giúp người ta cảm thấy tự tin, giao tiếp trôi chảy hơn. Theo đông y:
Lá trầu không: danh pháp khoa học là Piper betle, có vị cay, tính ấm, có tác dụng trừ phong thấp, sát khuẩn, tiêu viêm, trừ đờm, trừ phong thấp. Dùng nước sắc lá trầu để điều trị các chứng đau nhức khớp, rối loạn tiêu hoá, vết thương ngoài da, viêm răng, viêm lợi,… Dùng lá trầu xông hơi cũng có hiệu quả tốt với chứng đau đầu, nghẹt mũi, nhiễm khuẩn hô hấp. Thành phần chủ yếu của lá trầu là tinh dầu (1,7 – 2%), chứa các hợp chất phenol kháng khuẩn mạnh. Trong đó, hydroxychavicol có khả năng giảm nguy cơ ung thư miệng, eugenol có hiệu quả với chứng đau răng, viêm lợi.
Cau: danh pháp khoa học là Arecae catechu, dùng ăn trầu có thể là cau non (dùng cả hạt và vỏ) hoặc cau già (chỉ dùng hạt). Hạt cau có tên gọi là binh lang, tân lang… vị đắng chát, tính ấm, dùng kháng khuẩn, tiêu tích, hành khí, lợi tiểu. Nước sắc hạt cau có tác dụng tẩy giun sán, chữa kiết lỵ, viêm ruột, khó tiêu, đầy trướng. Thành phần chủ yếu của hạt cau non là tannin (70%), tỷ lệ này giảm còn khoảng 15 – 20% ở hạt già, alkaloid chiếm khoảng 0,4%, chủ yếu là arecolin và arecaodine có thể gây ra những biến đổi trên DNA, gây lệch lạc nhiễm sắc thể trong tế bào lympho của máu ngoại biên cũng như các tế bào có nhân nhỏ trong số các tế bào sừng bong ra khỏi niêm mạc miệng. Người ăn cau khô có nguy cơ tổn thương tiền ung thư và ung thư cao hơn người ăn cau tươi năm lần.
Vôi: vôi dùng ăn trầu là loại đã tôi với nước (Ca(OH)2, canxi hydroxid), dạng bột nhão, có tác dụng kháng khuẩn để điều trị sâu răng. Vai trò kháng khuẩn liên quan đến tính kiềm mạnh của ion hydroxid, dẫn đến thay đổi pH khoang miệng, yếu tố bất lợi cho sự tồn tại của vi khuẩn. Dùng quá liều canxi hydroxid có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm: khó thở, chảy máu trong, hạ huyết áp, liệt cơ xương, tăng pH máu,… Ăn trầu với lượng vôi cao có thể đưa đến bỏng rộp niêm mạc miệng.
Coi chừng vướng ung thư!
Nhiều người có quan niệm rằng nhai trầu giúp răng miệng thơm, sạch, là một biện pháp vệ sinh răng miệng thay thế cho chải răng, đồng thời còn giúp phòng trị một số bệnh. Đây là những suy nghĩ sai lầm. Một số nghiên cứu đã chứng minh có mối liên quan chặt chẽ giữa ăn trầu và ung thư niêm mạc miệng. Báo cáo của cơ quan quốc tế nghiên cứu ung thư (International Agency for Research on Cancer – IARC) cho thấy ăn trầu làm tăng tỷ lệ ung thư miệng gấp 8,4 lần, nếu ăn kèm với thuốc lào tỷ lệ này sẽ cao hơn nữa (9,9 lần). Những người ăn hơn 20 miếng trầu mỗi ngày hoặc có thói quen nuốt nước trầu sẽ có nguy cơ mắc ung thư yết hầu và thanh quản cao hơn. Chưa kể, lâu ngày vôi răng tích tụ nhiều, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virút phát triển.
Các chứng cứ khoa học thu được từ những nghiên cứu thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới đều cho thấy ăn trầu nhiều không có lợi cho sức khoẻ, có nguy cơ gây ung thư miệng cao nếu sử dụng thường xuyên. Vì thế, mặc dù đây là một tập tục có ý nghĩa nhân văn và lịch sử dân tộc nhưng để bảo vệ sức khoẻ của chính mình, không nên duy trì thói quen này.
TS.DS Nguyễn Phương Dung Trưởng bộ môn bào chế,khoa y học cổ truyền, đại học Y dược TP.HCM