Lưu trữ cho từ khóa: mầm non

Ứng dụng phương pháp Montessori vào giáo dục mầm non tại Việt Nam

Gần đây, “phương pháp Montessori” hay “trường Montessori” là chủ đề đang được các bậc phụ huynh, nhất là các mẹ của những bé trong độ tuổi mầm non quan tâm bàn luận.

Phải chăng đây là một phương pháp giáo dục mới dành cho trẻ nhỏ và đang được du nhập vào Việt Nam?

Tìm hiểu về phương pháp Montessori

Được hình thành từ năm 1907 bởi bác sĩ – nhà giáo dục người Ý cùng tên, Maria Montessori, phương pháp giáo dục thực tiễn mang tính đột phá này đã nhanh chóng được phổ biến và thu được thành công vang dội trên khắp thế giới. Mục tiêu giáo dục của Montessori không phải nhằm lấp đầy những chỗ khuyết của bé mà là tạo điều kiện tối đa để trẻ trau dồi niềm đam mê học hỏi, thông qua thực hành thường xuyên để hình thành các kỹ năng và phát triển năng khiếu toàn diện cho từng bé.

Nền tảng của phương pháp Montessori là tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác trực quan sinh động với 5 môn học gồm: kỹ năng sống; cảm nhận qua các giác quan, ngôn ngữ, toán học, khoa học thường thức và văn hóa nghệ thuật Trong đó, giáo viên chỉ đóng vai trò là “người hướng dẫn”, hỗ trợ và định hướng cho trẻ thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ được giao dựa vào khả năng thực của từng bé, đồng thời tạo không gian hứng thú trong lớp học. Sự hướng dẫn ở đây còn liên quan chặt chẽ đến các phụ huynh trong việc giáo dục con em mình, do đó, mối liên kết giữa giáo viên – các bé – gia đình cần được trú trọng.

Motessori tại Việt Nam

Với nhiều ưu điểm vượt trội, từ lâu phương pháp Montessori đã được đưa vào chương trình giảng dạy tại nhiều trường mầm non công lập và tư thục ở Việt Nam, tuy nhiên đa phần vẫn chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo hoặc áp dụng một phần ý tưởng và giáo cụ mà Montessori sáng tạo ra. Trong khi đó, số lượng “trường Montessori” thực thụ ở Việt Nam, đáp ứng đẩy đủ các tiêu chuẩn của cộng đồng Montessori Mỹ hay Liên hiệp Montessori Quốc tế (hai tổ chức Montessori chính thức và lớn nhất trên thế giới) là rất ít. Bởi yêu cầu về cơ sở vật chất, môi trường giáo dục cho những trường như vậy là rất cao, đó là chưa kể đội ngũ giáo viên ngoài việc có bằng cấp chuyên môn (đại học) còn phải trải qua chương trình đào tạo và đạt chứng chỉ Montessori của hai tổ chức kể trên. Điều này cũng khiến học phí tại một trường như vậy luôn ở mức ngất ngưởng.

Lựa chọn nào cho các bậc phụ huynh?

Với cơ sở vật chất hiện đại của một trường mầm non quốc tế cùng những bộ giáo cụ được nhập từ nước ngoài đúng theo tiêu chuẩn Montessori và nhiều giáo viên được đào tạo và có chứng chỉ giáo viên Montessori (do cộng đồng Montessori Mỹ cấp), có thể nói trường mẫu giáo Việt Mỹ (thuộc hệ thống trường Việt Mỹ VASS) đã tạo ra một môi trường giáo dục mầm non sát nhất với tiêu chuẩn Montessori ngay tại Việt Nam. Chương trình đào tạo của bậc mầm non tại VASS giúp phát triển toàn diện 5 mặt nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội và thẩm mỹ cho các bé từ 2,5 đến 6 tuổi.

– Kỹ năng sống: Bé được trải nghiệm những hoạt động đầu tiên nhằm biết cách tự bảo vệ bản thân và tự tin hơn.

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

– Cảm nhận qua các giác quan: Giúp bé nhận thức thế giới xung quanh qua xúc giác, vị giác, khướu giác, thính giác và thị giác từ đó giúp bé học được tính độc lập, sự tập trung, tự ý thức, lòng tự trọng, tính tự chủ.

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

– Ngôn ngữ: bé được nghe, học và sử dụng từ vựng cụ thể trong tất cả các hoạt động tại lớp giúp phát triển khả năng diễn đạt ngôn ngữ rõ ràng và lưu loát.

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

– Toán học: phát triển tư duy khoa học của bé bằng cách sử dụng những vật cụ thể để khuyến khích các bé, cho bé làm quen với khái niệm về những con số, biết đếm số, biết so sánh lớn bé, nặng nhẹ..

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

– Khoa học thường thức: thúc đẩy ý thức tự khám phá của bé với những điều đầu tiên học được như: Cái gì? Tại sao? Khi nào? Ai? Như thế nào?

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

– Văn hóa nghệ thuật: giúp bé thể hiện mình thông qua các hoạt động nghệ thuật sáng tạo như âm nhạc, kể chuyện, đóng kịch, biểu diễn, nấu ăn, thủ công, ca múa.

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

Ngoài ra với những trò chơi phát triển vận động, dã ngoại giúp các bé khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt, dạn dĩ và rèn luyện tính đồng đội. Đây là những kỹ năng bước đầu nhưng rất quan trọng để rèn luyện tính cách và cách ứng xử cho các bé. Thời gian còn lại, các bé được học và thực hành theo chương trình đào tạo tiếng Anh.

Hội thảo “Áp dụng phương pháp Montessori tại trường mẫu giáo Việt Mỹ”

Vào lúc: 8h30 sáng ngày 31/3/2013.

Tại: 143 Nguyễn Văn Trôi, P.11, Q. Phú Nhuận – TPHCM.

– Quà tặng cho tất cả các bé và phụ huynh tham dự.

– Giảm 30% học phí khi ghi danh tại Hội thảo (áp dụng cho bé ghi danh lần đầu).

Đặt chỗ tham dự Hội thảo, quý phụ huynh vui lòng gọi (08) 3845 9111 hoặc email [email protected]

Khai trương trường mầm non quốc tế IMSK

Ngày 21/02/2013, hệ thống trường mầm non Sunrise Kidz khai trương cơ sở mới IMSK tại tầng 3 toà nhà IPH, 241 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. 

IMSK (International Montessroi Sunrise Kidz) là sự kết hợp giữa tổ chức IMC (Hội đồng Montessori Quốc tế) của Mỹ và Sunrise Kidz, đánh dấu bước tiến lớn trong quá trình 10 năm phát triển của Sunrise Kidz. IMSKi cam kết sẽ mang đến những điều tốt đẹp nhất cho trẻ, bởi :

Phương pháp giáo dục tiên tiến: Montessori là phương pháp giáo dục tiên tiến, được áp dụng rất hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới hơn 100 năm qua,  đặc biệt dành cho trẻ trong độ tuổi mầm non. Với phương pháp này, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, giúp trẻ tư duy, tự khám phám bản thân và thế giới.

(Ảnh do Trường mầm non quốc tế IMSK cung cấp)

Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn, tận tình với trẻ: tại IMSK trẻ sẽ được học tiếng Anh với giáo viên bản ngữ đến từ các nước Anh, Mỹ, Canada… Tất cả giáo viên tại IMSK đều tốt nghiệp tại các trường sư phạm danh tiếng và thường xuyên tham gia các lớp đào tạo về phương pháp Montessori.

(Ảnh do Trường mầm non quốc tế IMSK cung cấp)

Cơ sở vật chất hiện đại: IMSK được đánh giá là trường mầm non quốc tế có cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất tại Hà Nội. Mỗi phòng học  được sắp xếp riêng biệt phù hợp với chức năng từng môn học như phòng âm nhạc, phòng khoa học, phòng khiêu vũ…Trường trang bị những đồ chơi an toàn, thông minh giúp trẻ phát huy khả năng tư duy và sáng tạo.

(Ảnh do Trường mầm non quốc tế IMSK cung cấp)

Chế độ dinh dưỡng: Hệ thống bếp được thiết kế tiêu chuẩn châu Âu với thiết bị hiện đại, đảm bảo chặt chẽ các quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm. Chế độ dinh dưỡng được xây dựng bởi các chuyên gia dinh dưỡng của trường theo thực đơn đặc biệt phù hợp với sức khỏe và lứa tuổi của trẻ.

Đến với IMSK, trẻ em được hưởng nền giáo dục mang đẳng cấp quốc tế, những thiên thần nhỏ được học tập và vui chơi trong thế giới trẻ thơ.

Vui lòng liên hệ theo:

Website:  www.sunrisekidz.edu.vn 

Facebook: http://www.facebook.com/SunriseKidz

Email: [email protected]

Hotline: 0923 75 22 73

Cơ sở 1: 16 Hàng Than, Ba Đình, Hà Nội

SĐT: 043. 927. 3443

Cơ sở 2: 26 Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội

SĐT: 043. 766. 5559

Cơ sở 3: Số 16/143 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội

SĐT: 043. 766. 9236

Cơ sở 4: Số 2 Đặng Dung, Ba Đình, Hà Nội

SĐT: 043. 715. 3692

Cơ sở 5: IMSK – Tòa nhà Indochina Plaza, 241 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

SĐT: 043. 766. 9236

 

Những bí quyết khi trẻ biếng ăn

Biếng ăn ở trẻ luôn là một vấn đề khiến các ông bố, bà mẹ lo lắng, mặc dù hầu như bất kỳ đứa trẻ nào cũng trải qua tình trạng này. Trẻ biếng ăn thường có dấu hiệu nhận biết như: chỉ thích ăn một số thức ăn nhất định, chỉ thích ăn vặt, thời gian ăn thường kéo dài. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển về thể trạng cũng như trí tuệ của bé. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý có những phương pháp chăm sóc con một cách đúng đắn và khoa học để bé ăn ngon miệng hơn và giúp bé phát triển một cách toàn diện.

1. Đừng nên ép con ăn

Vì sợ con đói nên các bà mẹ thường “kè kè” chén cơm hay bột bên mình để cho bé ăn mà không biết rằng hành động này chỉ làm bé sợ ăn hơn, và vô hình trung dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ. Nhiều bé chưa kịp đói đã thấy mẹ cho ăn, lâu dần sẽ mất “phản xạ thèm ăn” như những đứa trẻ bình thường khác. Thật ra, chúng ta không nên quá lo lắng việc để con bị đói, vì khi bé đói thì tức khắc cơ thể sẽ “báo động” và bé sẽ tìm cách đòi mẹ cho ăn ngay lập tức.

2. Không để con mất tập trung trong bữa ăn

Trong thực tế, một số phụ huynh thường “dụ” con ăn bằng cách cho bé vừa chơi vừa ăn, vừa xem TV vừa ăn để bé có thể ăn nhiều hơn, nhưng thực sự đây là một việc không tốt cho sức khỏe. Bữa ăn của bé chỉ lên kéo dài 15 – 30 phút. Nếu cho bé ăn khi đang xem TV, hoặc chơi đồ chơi dễ khiến bé phân tâm, và việc không tập trung ăn uống cũng không có lợi cho hệ tiêu hóa của bé.

Bé chỉ thích ăn một số thức ăn nhất định, chỉ thích ăn vặt, thời gian ăn thường kéo dài (Ảnh được cung cấp bởi nhãn hàng Kiddy)

3. Đa dạng thực đơn dinh dưỡng cho con

Việc thay đổi khẩu vị thường xuyên sẽ giúp bé tò mò, hào hứng hơn khi đến bữa cơm. Thêm vào đó, đa dạng món ăn cũng giúp cho bé không bị thiếu chất. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2000, trẻ em Việt Nam rất dễ bị thiếu các vitamin và khoáng chất, ví dụ như vitamin A, các axit béo cần thiết, DHA, Omega 3, 6, 9 cần thiết cho sự phát triển trí não… vì khẩu phần ăn uống không đa dạng, chế độ dinh dưỡng cho bé vẫn chưa được bảo đảm và đầu tư đúng mức.

Cá hồi là một thực phẩm rất giàu Omega -3 (Ảnh được cung cấp bởi nhãn hàng Kiddy)

4. Bổ sung thêm chất béo cho con

Chất béo là một trong những thành phần rất quan trọng và đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của một đứa trẻ. Ngoài việc giúp bé cảm thấy hợp khẩu vị, ăn ngon miệng hơn, chất béo còn chiếm đến 70-85% cấu tạo của não và dây thần kinh. Trẻ càng nhỏ, tổng lượng chất béo sử dụng càng cao, ví dụ trẻ sơ sinh cần đến 50% năng lượng từ chất béo, trẻ dưới 1 tuổi cần 40-50% và trẻ 1-2 tuổi cần 30-35%. Vì vậy để bổ sung chất béo đầy đủ cho con, mỗi ngày bạn nên thêm một thìa dầu ăn (5ml) vào chén bột, cơm, cháo để bé được cung cấp năng lượng và chất béo đầy đủ cho sự phát triển về thể chất và trí não. Dầu ăn dinh dưỡng dành cho trẻ em Kiddy là một lựa chọn hợp lý cho các ông bố bà mẹ vì dầu ăn dinh dưỡng Kiddy đươc đặc chế theo công thức khuyến nghị của Viện Y Khoa Hoa Kỳ, phù hợp cho trẻ em từ 6 tháng – 8 tuổi, cung cấp DHA tự nhiên từ dầu cá hồi nhập khẩu giúp trẻ thông minh và phát triển toàn diện. Trong 10ml dầu ăn dinh dưỡng Kiddy có chứa tối thiểu 100mg DHA.

Nhằm góp phần tạo thêm những sân chơi lành mạnh cho các bé và tạo điều kiện cho các bậc phụ huynh có cơ hội chia sẻ và bổ sung kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi mầm non, nhãn hàng dầu ăn dinh dưỡng cho trẻ em Kiddy đã phối hợp với các trường mầm non trên cả nước để tổ chức sự kiện “Bé cùng Kiddy vui khỏe đến trường”. Chương trình đã và đang triển khai tại các tỉnh và thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Nha Trang, Hà nội, Quảng Ninh, Hải Phòng.

 

Hội thảo “Khám phá thiên hướng hội họa của trẻ bằng phương án 0 tuổi” cùng họa sĩ – nhà thiết kế Sĩ Hoàng

Đừng coi thường những nét vẽ nguệch ngoạc của con để rồi vô tình đánh mất một tài năng nghệ thuật trong tương lai!

Tất cả trẻ em đều là những nghệ sĩ. Trẻ em đến với thế giới muôn màu muôn vẻ xung quanh với đôi mắt đầy háo hức và nhanh chóng ghi nhận, học hỏi. Từ những hình ảnh, cảm quan tiếp nhận được vào trí óc, trẻ em luôn có khao khát muốn được bày tỏ và chia sẻ. Chính vì vậy, trẻ em mới tập nói, và cũng vì lý do đó mà đứa trẻ nào cũng thích vẽ.

(Ảnh do Sài gòn Academy cung cấp)

Đặc biệt, trong giai đoạn từ 1 tuổi đến 6 tuổi, trẻ em bước vào thời kỳ học tập để thích nghi bằng sự say mê. Ngôn ngữ của trẻ bắt đầu phát triển, khả năng tư duy và khả năng tưởng tượng cũng bắt đầu hình thành. Do vậy, nếu chúng ta biết kích thích niềm say mê của trẻ ở nhiều lĩnh vực khác nhau, chắc chắn trẻ sẽ có được sự mẫn cảm yêu thích với cuộc sống thú vị và phong phú xung quanh trẻ. Cũng từ đây, chúng ta có thể phát hiện ra được những năng khiếu nổi trội của trẻ ở một hay vài lĩnh vực nào đó. Việc phát hiện năng khiếu của trẻ không chỉ giúp trẻ bồi dưỡng kịp thời mà còn khiến các bậc cha mẹ có những định hướng phát triển cho con ngay từ khi còn rất sớm.

(Ảnh do Sài gòn Academy cung cấp)

Với mong muốn giúp quý vị phụ huynh nhận biết được năng khiếu nổi trội của con mình, hệ thống trường mầm non quốc tế Saigon Academy (đơn vị tiên phong áp dụng “Chương trình giáo dục sớm theo phương án 0 tuổi”) phối hợp với họa sĩ – nhà thiết kế Sĩ Hoàng tổ chức buổi hội thảo “Khám phá thiên hướng hội họa của trẻ bằng phương án 0 tuổi” vào thứ Bảy, ngày 15/12/2012 tại hội trường nhà trường.

Họa sĩ – nhà thiết kế Sĩ Hoàng với tâm huyết dành cho thế hệ tương lai của đất nước sẽ chia sẻ với các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi về việc làm thế nào để khám phá thiên hướng hội họa của trẻ, hướng dẫn phụ huynh khảo sát để phát hiện năng khiếu nghệ thuật của con mình. Ngoài ra ban giám hiệu trường mầm non quốc tế Saigon Academy sẽ giới thiệu “Phương án 0 tuổi” với các phương pháp kích hoạt tiềm năng, phát triển toàn diện trẻ, đồng thời chú trọng sự nổi trội (năng khiếu) của trẻ như thế nào.

(Ảnh do Sài gòn Academy cung cấp)

Đến với buổi hội thảo, tất cả các bé sẽ được tham gia một sân chơi vận động (các trò chơi phát triển thể chất, trí tuệ) và nghệ thuật (các hoạt động phát triển năng khiếu) nhằm bồi dưỡng, phát hiện những năng khiếu tiềm ẩn của trẻ trong lĩnh vực hội họa. Ban tổ chức sẽ dành tặng nhiều món quà ý nghĩa cho các bé tham gia nhân dịp Giáng sinh sắp đến.

(Ảnh do Sài gòn Academy cung cấp)

Các bậc cha mẹ hãy thu xếp đưa bé từ 1 đến 5 tuổi đến với sân chơi Giáng sinh cuối tuần tại trường mầm non Saigon Academy vào ngày 15/12/2012 với nội dung chương trình như sau:

1. 8h00 – 8h30: Ông già Noel đón tiếp phụ huynh và các bé

2. 8h30 – 10h00:

– Bé tham gia sân chơi Noel và thử sức với cuộc thi “Khám phá khả năng sáng tạo của bản thân” (cùng với một phụ huynh – ba hoặc mẹ hoặc người nhà) ở khu vực sân chơi và lớp học.

– Ba hoặc mẹ tham gia hội thảo, tại Hội trường.

3. 10h00 – 10h15: Giải lao

4. 10h15 – 10h45: Trao quà tặng cho các bé. Kết thúc chương trình tại Hội trường.

Quý vị phụ huynh hãy đăng ký tham gia ngay để bé có cơ hội nhận quà tặng hấp dẫn từ ông già Noel và ban tổ chức!

Hãy gọi số 08 3848 4930/ 0169 333 3839 để đăng ký tham dự hoặc có thể đăng ký ngay tại đây

Hệ thống Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Academy

27AB Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1

Email: [email protected]

Website: www.saigonacademy.com

Facebook: www.facebook.com/saigonacademy

 

Biếng ăn, suy giảm miễn dịch do thiếu kẽm và selen

Tình trạng thiếu Kẽm và Selen ở trẻ em đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Con số điều tra đáng báo động tại Việt Nam cho thấy có trên 50% trẻ từ 6 tháng đến 7 tuổi thiếu Kẽm huyết thanh và Selen tương đối, trong đó nhóm gặp nguy cơ cao nhất là nhóm trẻ từ 6 tháng đến 17 tháng tuổi và nhóm trẻ gặp vấn đề về suy dinh dưỡng và tiêu chảy. Một số nghiên cứu khác cũng cho ra những con số báo động khi hàm lượng Selen huyết thanh thấp ở học sinh THCS là 15,9%, học sinh tiểu học là 75,6%, và trẻ mẫu giáo, mầm non là 62,3%.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng:

–          26,5% trẻ từ 11-17 tuổi thiếu thiếu kẽm

–          50%-90% trẻ bị suy dinh dưỡng kéo dài thiếu kẽm

–          51,9% trẻ từ 6 tháng đến 75 tháng tuổi thiếu kẽm

–          15,9% trẻ em từ 11-17 tuổi thiếu selen

–          75,6% trẻ em cấp 1 thiếu selen

–          62,3% trẻ em từ 12-72 tháng tuổi ở nông thôn thiếu selen

Kẽm và Selen đối với tăng trưởng và miễn dịch

Đối với tăng trưởng

Kẽm giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác, vì thế thiếu kẽm sẽ gây biếng ăn do rối loạn vị giác, làm suy thoái quá trình phát triển và tăng trưởng bình thường ở trẻ. Kẽm tham gia vào thành phần của trên 300 enzym kim loại; kẽm là chất xúc tác không thể thiếu được của ARN-polymeraza, có vai trò quan trọng trong quá trình nhân đôi AND, tổng hợp protein, thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp và điều hòa chức năng của trục hormone dưới đồi như GH (Growth hormone), IGF-I là những hormone tăng trưởng và kích thích tăng trưởng.

Selen cần cho chuyển hóa i-ốt và có chức năng như một loại enzyme trong quá trình tạo hormone tuyến giáp nhằm kích thích đầu vào năng lượng, cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì.

Đối với miễn dịch

Thiếu kẽm làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó làm giảm tăng trưởng, phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ. Trong một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy bổ sung kẽm cho trẻ giúp làm giảm 18% trường hợp tiêu chảy, 41% trường hợp viêm phổi và làm giảm tỷ lệ tử vong trên 50%.

Thiếu Selen gây ức chế khả năng đề kháng chống nhiễm trùng, hậu quả của suy giảm chức năng bạch cầu và tuyến ức bởi Selen đóng vai trò thiết yếu trong men Glutathione peroxidase ảnh hưởng tới mọi thành phần của hệ miễn dịch, không loại trừ sự phát triển và hoạt động của bạch cầu.  

Dấu hiệu của thiếu Kẽm và Selen

Thiếu kẽm, dấu hiệu thường thấy là ăn không ngon, vị giác bất thường, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da và mắt, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành, sụt cân, thiếu máu, chậm lành vết thương và kém minh mẫn.

Thiếu selen ở mức trầm trọng có liên quan đến bệnh Keshan – một bệnh rối loạn ở tim và tổn thương cơ tim nặng nề, xuất hiện chủ yếu ở trẻ em và phụ nữ trong tuổi sinh đẻ. Thiếu selen mức độ nhẹ thường khó thấy các triệu chứng đặc biệt, tuy nhiên nó góp phần làm xuất hiện các tổn hại tế bào quan trọng cũng như thúc đẩy quá trình lão hóa và nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa. Thiếu selen trong chế độ ăn lâu dài dẫn đến nguy cơ ung thư, bệnh tim và suy giảm miễn dịch.

Nhu cầu Kẽm và Selen khuyến nghị cho trẻ em Việt Nam

Nhu cầu kẽm ở trẻ dưới 1 tuổi vào khoảng 5mg/ngày, ở trẻ 1-10 tuổi khoảng 10mg/ngày, thanh thiếu niên và người trưởng thành khoảng 15mg/ngày đối với nam và 12mg/ngày đối với nữ.

Nhu cầu selen ở trẻ 0-6 tháng là 6 mcg/ngày, trẻ 7-12 tháng là 10 mcg/ngày, trẻ 1-3 tuổi là 17 mcg/ngày, trẻ 4-9 tuổi khoảng 20 mcg/ngày, đối với thanh thiếu niên 10-18 tuổi nhu cầu là 26 mcg/ngày ở nữ và 32 mcg/ngày ở nam (Nguồn: FAO/WHO 2002 và 2004)

(Ảnh do Biolife cung cấp)

Nguồn cung cấp Kẽm và Selen cho cơ thể

Thức ăn nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng…). Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là cao nhất (2-3 mg/lít), sau 3 tháng thì giảm dần còn 0,9mg/l. Lượng kẽm mà người mẹ mất qua sữa trong 3 tháng đầu ước tính khoảng 1,4 mg/ngày. Do đó, người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để có đủ cho cả hai mẹ con.

Hàm lượng Selen cao trong cá, hải sản (20,8 – 40,5 đến mcg/100g) và trứng (40,2 mcg đến 14,9 mcg/100g), vừa phải ở thịt gia cầm, đậu hạt và thấp ở sữa bò, ngũ cốc, rau và hoa quả.

Hàm lượng Kẽm và Selen từ hạt đậu xanh nảy mầm tự nhiên(Ảnh do Biolife cung cấp)

Hạt đậu xanh nảy mầm tự nhiên với công nghệ Bio-Enrich (Ảnh do Biolife cung cấp)

 

Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu thành công công nghệ Bioenrich tăng hàng nghìn lần hàm lượng khoáng vi lượng như Kẽm, Selen, Sắt… trong mầm các loại đỗ. Với các thành tựu của khoa học và công nghệ, con người ngày càng chủ động hơn với các nguồn bổ sung khoáng vi lượng tự nhiên cần thiết hàng ngày. Gần đây nhất, công ty CP Biolife đã cho ra đời sản phẩm UpKid từ công nghệ Bioenrich (www.biolife.vn) điều khiển quá trình nảy mầm của hạt đỗ xanh, giúp chuyển hóa với hiệu suất tối đa khoáng chất vi lượng Kẽm và Selen vô cơ sang cấu trúc hữu cơ tự nhiên thân thiện với cơ thể của trẻ nhỏ, tăng khả năng hấp thu hoàn toàn tới 90%, không để lại dư thừa trong cơ thể. 

Nên làm gì để con thôi mút tay?

(Webtretho) Việc mút tay có vẻ ngon lành đối với con nhưng lại là nỗi ám ảnh dai dẳng và đáng sợ của không ít ông bố, bà mẹ; vậy mới có chuyện trên diễn đàn Webtretho, những tâm sự về cuộc giằng co “con mút tay – mẹ rút tay” dường như cứ mãi hoài không ngừng lại được. Phải chăng chúng ta đành “bó tay” chờ đến khi con chán thì thôi?

Sao con lại mút tay?

Trẻ con đã hình thành thói quen mút tay ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bản năng mút giúp bé sinh tồn, và việc mút ngón tay – hơi giống với “ti” mẹ – giúp nhiều đứa trẻ cảm thấy trấn tĩnh và thoải mái. Bé tìm đến với cái ngón cái của mình khi mệt, bệnh, sợ hãi, khi đang cố thích nghi với những thử thách chẳng hạn như bắt đầu đi trẻ, “chịu đựng” một chuyến đi đường dài hay để tự dỗ mình vào giấc ngủ khi tỉnh giấc lúc nửa đêm.

Nếu ngón tay của con bạn bị đỏ, nứt thì hãy bôi thuốc mỡ dưỡng ẩm, kem hoặc kem dưỡng da cho bé khi bé ngủ. (Nếu bạn bôi khi bé còn thức thì những loại kem thuốc này sẽ lại vào miệng bé là chính mà thôi.)

Tuy vậy, bản năng sinh tồn này có thể đưa đến những hậu quả thể hiện rõ ràng nhất khi bé 4-5 tuổi: Khi bé mút tay, cường độ hút và lực đẩy của lưỡi cộng với độ tì của ngón cái tạo có thể tác động đến sự phát triển răng miệng của bé (răng bị hô hoặc bị hở) – gây khó khăn cho việc cắn hay nhai thức ăn, răng dễ bị sứt mẻ. Răng không thẳng hàng còn dễ khiến bé phát âm không chuẩn. Việc mút tay cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của bé do bé bị người khác, bạn bè trêu chọc; mút tay cũng khiến bé khó thoải mái nói chuyện hay làm việc gì, ngón tay bị mút thường sẽ bị ẩm ướt, sưng, chai, thậm chí bị nhiễm trùng.

Bạn nên làm gì?

Chắc chắn bạn phải giúp con bỏ thói quen mút tay, nhưng nếu bạn can thiệp quá sớm, không đúng cách hoặc cố can thiệp trong những hoàn cảnh bất lợi thì hoàn toàn có thể gây nên tác dụng ngược. Nếu con bạn bắt đầu đi học, mới có em, hay phải đối mặt với những tình huống mang tính thử thách khác, hãy chờ thêm vài tháng trước khi đề cập lại vấn đề.

webtretho_bé mút tay

Bạn có thể cần cho con thêm thời gian trước khi từ bỏ hoàn toàn thói quen mút tay (Ảnh: Inmagine)

Theo các chuyên gia tại American Dental Association, bạn chưa cần phải lo chuyện mút tay gây ảnh hưởng đến sự phát triển răng miệng của bé cho đến sau khi bé được 3-4 tuổi; và không phải tất cả các hành động mút tay đều tai hại ngang nhau. Các chuyên gia nói rằng những đứa trẻ chỉ để ngón tay một cách thụ động trong miệng sẽ ít bị nguy cơ hơn những đứa trẻ mút tay một cách “quyết liệt”. Vậy nên hãy quan sát con cùng “kỹ thuật” của bé, nếu bé mút tay một cách thô bạo hoặc mút tay mạnh đến 30 phút một lần thì bạn sẽ cần phải can thiệp vào thói quen của bé sớm hơn.

Nhưng can thiệp như thế nào là phải? Trừng phạt đứa con 2 tuổi của bạn hay năn nỉ bé đừng cho tay vào mồm nữa chẳng có kết quả gì đâu, bởi vì sự thật là bé chưa nhận thức được việc mình đang làm. Bạn cũng cần nghĩ lại về các cách phổ biến như dán băng dính hay bôi những chất đắng, cay lên ngón tay con để con bỏ mút tay – các chuyên gia khuyên bạn đừng làm như vậy vì có thể những thành phần trong loại chất mà bạn sử dụng không an toàn với trẻ nhỏ. Thêm nữa, nếu nghĩ cho kỹ, bạn sẽ thấy những phương pháp này hơi bất công, đặc biệt nếu con có thói quen này vì lý do tìm kiếm được sự an toàn và thoải mái.

Thường thì các bé sẽ tự bỏ mút tay khi tìm được cách khác để giúp mình thoải mái và bình tĩnh nhưng để cho chắc chắn, bạn hãy giúp con bằng cách quan sát và hành động. Nếu xác định được thời điểm và địa điểm mà con bạn mút tay nhiều – khi xem TV chẳng hạn – bạn có thể đưa cho bé lựa chọn khác như một quả bóng cao su để cầm nắm hay một con rối tay để chơi; nếu con có xu hướng mút tay khi mệt, bạn có thể xem xét đến chuyện tăng thời gian ngủ trưa cho bé hoặc chuyển giờ ngủ tối sớm hơn một chút; hoặc nếu con mút tay khi bực tức, hãy giúp bé thể hiện cảm xúc của mình bằng lời nói. Mấu chốt ở đây là bạn nhận ra được hành động mút tay này xảy ra ở đâu và khi nào để có cách phân tán sự chú ý cho phù hợp – tìm những hoạt động có thể giữ tay con bận rộn, đưa cho con những món ăn vặt lành mạnh, một chai nước và ống hút để giúp giải tỏa “cơn” thèm mút của bé…

ID emtit của diễn đàn Webtretho đã làm theo cách này: “Mỗi lần bé mút tay là mình khẽ nhấc tay bé ra và trò chuyện với bé, sau đó mình hát cho bé nghe, dùng hai tay của mình vỗ nhẹ vào hai tay của bé, bé sẽ thích thú và rất vui vẻ. Trước khi không chơi nữa, mình sẽ hướng cho bé nhìn bóng bay treo ở trên cao. Mình không khẳng định rằng bé nhà mình hết mút tay nhưng hôm thứ 7 thì bớt rất nhiều, qua ngày Chủ nhật là không thấy nữa. Mình nghĩ là phải kiên trì rèn luyện cho bé thì mới thành công được.”

webtretho_giúp con thôi mút tay

Quan sát và tìm ra cách giúp con phù hợp nhất (Ảnh: Inmagine)

 

Nếu bé đã lớn rồi mà vẫn mút tay?

Nếu con bạn đến 5 tuổi mà vẫn còn mút tay thì thật sự đáng lo ngại bởi đến tuổi này, các bé đã bắt đầu thay răng, và những chiếc răng vĩnh viễn mới nhú là “đối tượng” rất dễ bị tổn thương. Khi này, bạn cần sử dụng đến loại vũ khí hạng nặng hơn: lời nói.

Lời nói ở đây không phải là năn nỉ, trêu ghẹo hay đe dọa… bạn làm như thế càng khiến bé trở nên bất an, và nhiều khả năng việc mút tay sẽ vẫn tiếp diễn. Các con khi này đã hiểu được rằng hành động của mình có thể đưa đến hậu quả như thế nào (“Mút ngón tay có thể làm cho răng bị xấu, bị chìa ra”) và bé cũng đã có khả năng tự chủ cao hơn, nên bạn hãy bình tĩnh, nghiêm túc nhưng thân tình trò chuyện với con, bảo con chia sẻ những cảm giác của bé về việc mút tay. Hầu hết mọi đứa trẻ tuổi này đều đã có những cảm giác lẫn lộn về thói quen của mình. Hãy cùng con nhìn vào gương để thấy sự khác biệt giữa khi bé đút ngón tay vào mồm và khi bé mỉm cười.

Việc từ bỏ một thói quen không phải là việc dễ dàng với bất kỳ ai, hãy cho con hiểu rằng hai bạn có thể cùng giúp đỡ lẫn nhau. Hãy thử cùng con tạo một cái lịch “không mút tay” để theo dõi và thưởng cho con vì đã biết kiềm chế xem sao, bạn có thể sẽ bất ngờ khi thấy chỉ cần những hình dán trên lịch thôi là đã đủ động lực cho con bạn phấn đấu rồi đấy.

Chúc bạn thành công!

5 “chiến thuật” giúp con cai ti giả

(Webtretho) Bạn đã phải vật lộn với quyết định có nên cho bé ngậm ti giả không, và giờ là lúc để chấm dứt việc này, và bạn sẽ giúp bé nói lời từ biệt với “người bạn thơ ấu” giờ đây không còn tốt cho bé nữa, thậm chí còn gây hại cho hàm răng xinh của con.

>> Núm vú giả – lưu ý khi dùng và cách giúp con từ bỏ

Ngậm ti giả quá lâu sẽ gây ảnh hưởng xấu đến răng xinh của con. Ảnh: Corbis.

Bài viết này cung cấp cho bạn 5 phương pháp để giúp con cai ti giả. Không có phương pháp nào là tốt nhất cả, bạn hãy lựa chọn theo mức độ phù hợp với bạn và tính cách của con bạn. Một số bé chấp nhận việc bỏ ti giả một cách đơn giản khi bạn vứt nó đi, trong khi các bé khác cần cai ti giả từ từ, hoặc phải có phần thưởng kèm theo.

Phương pháp 1 – Cai từ từ

Từ từ cai ti giả cho bé tương tự như cách bạn làm với việc cai ti mẹ và cai bú bình. Hãy nhớ là con bạn đã hình thành thói quen gắn chặt với chiếc ti cao su và việc bỏ nó đi sẽ không dễ dàng cho bé chút nào.

Chọn những thời điểm bé ít đòi ti giả nhất trong ngày và cất nó khuất mắt bé. Khi bé đòi chiếc ti giả của mình, hãy bảo rằng bạn sẽ đưa cho bé sau. Cố gắng trấn an con là con sẽ không sao cả và chuyển sang hoạt động khác.

Làm bé phân tâm bằng đồ ăn vặt hoặc đồ chơi. Để giúp bé không nghĩ đến chiếc núm vú giả của mình, hãy đưa cho bé thứ gì đó để làm và tránh ép buộc hay giằng co với bé.

Tăng dần thời gian từ chối đưa núm vú giả cho con đến khi bé không còn nghĩ về nó. Cữ ngủ ngày và tối sẽ là nấc cuối cùng trong việc cai ti giả cho con vì đây là thời điểm mà bé cần và đòi ngậm ti nhiều nhất.

Giúp bé làm quen với ý tưởng ngủ không ngậm ti trước khi bạn thật sự lấy nó đi. Chẳng hạn giúp con tìm một “người bạn ngủ” mới như ôm một chú gấu bông hoặc một cái chăn bé mê nhất.

Dù con khóc lóc thảm thiết, bạn vẫn phải dứt khoát tống khứ những chiếc ti giả đi. Ảnh: Corbis.

Phương pháp 2- Vứt đi thẳng thừng

Vứt chúng đi. Gom hết tất cả núm ti giả của bé vứt vào thùng rác và đem thùng rác khỏi nhà ngay trước mắt bé. (Thật là “dã man” nhưng hãy dặn lòng là bạn đang làm điều tốt cho con!)

Chuẩn bị tinh thần là bé sẽ khóc, vì bé không hiểu tại sao bạn lại vứt ti giả của bé đi. Hãy dỗ dành bé và giải thích cho bé rằng “giờ con đã lớn rồi và con phải làm ra dáng một cô bé / cậu bé lớn đi nào, người lớn thì không ai lại ngậm ti cả”.

Phương pháp 3 – Đàm phán với con

Trò chuyện với con rằng bố / mẹ nghĩ là đã tới lúc con phải bỏ ti giả đi thôi. Hãy để cho bé được quyền quyết định và đề nghị thưởng cho bé vào mỗi ngày bé không ngậm ti.

Làm cho bé một bảng ghi thành tích theo ngày tháng. Mỗi ngày bé không ngậm ti giả, hãy dán cho bé một “bông hoa bé ngoan” và động viên là con rất giỏi. Nếu bé đòi ti giả của bé, hãy cho bé biết là nếu vậy con sẽ không được “hoa bé ngoan” đâu.

Lên kế hoạch một ngày đặc biệt mà bé hiểu rằng đó là ngày cuối bé còn được ngậm ti. Sinh nhật bé là một ngày lý tưởng cho việc này, và chiếc núm ti giả thân quen giờ sẽ được thay thế bằng những món quà. Hãy chọn cho con những món quà mang ý nghĩa chuyển tiếp sang một giai đoạn tuổi mới, với chú thích của bạn là “chỉ có những cô / cậu bé lớn mới được dùng thứ này thôi”, thông thường, việc này rất hiệu quả với những cô cậu nhỏ hiếu thắng và thích làm người lớn.

Phương pháp 4 – Thu hẹp dần thời gian bé có thể ngậm ti

Chỉ cho phép bé được giữ núm vú giả vào giờ đi ngủ đêm và ngày. Thay vì để bé chạy quanh với ti giả trong miệng suốt cả ngày, hãy nói với con là bé chỉ được dùng nó khi ở trên giường thôi.

Cố định núm vú giả vào giường hoặc cũi của bé. Nếu bé vào phòng mình để lấy ti giả, hãy giải thích cho con rằng bé chỉ có thể dùng nó khi đi ngủ và hỏi con có muốn đi ngủ bây giờ không.

Chỉ cho phép bé được dùng ti giả vào giờ đi ngủ, và dần dần lấy nó đi. Ảnh: Corbis.

Bắt đầu lấy nó khỏi giường bé và giấu đi cả ngày. Khi bé thôi quay lại giường để nằm ngậm ti giả, hãy tiến đến một bước xa hơn và giấu nó đi. Khi bé hỏi về nó, bảo với bé rằng có lẽ nó sẽ trở lại sau.

Khi bé thôi hỏi về ti giả của mình và tìm kiếm nó suốt ngày, bắt đầu loại bỏ nó cả vào giờ đi ngủ. Vẫn tiếp tục giấu nó đi khi bé đi ngủ và chỉ đưa cho bé khi bé hỏi. Bạn cũng có thể nói với con nếu bé đòi ti lại: “Này, 4 ngày nay con đâu có hỏi nó, nếu tối nay không có nó thì con vẫn ngủ ngoan mà phải không?”

Phương pháp 5 – Dùi lỗ

Giữ núm vú giả trong phạm vi giường bé ngay khi bé bắt đầu biết đi.

Khi bạn không muốn bé dùng đến nó nữa và muốn bỏ nó đi, hãy dùi một cái lỗ trên đó, khiến nó không còn hoạt động khi bé mút nó. Điều này làm cho đứa trẻ tự nghĩ là nó đã hỏng và bé sẽ không còn thích nó nữa.

Mách nhỏ

– Cách tốt nhất để bỏ núm vú giả là hạn chế sử dụng khi bé còn ở tuổi sơ sinh. Điều này sẽ giúp tạo nên mối liên kết lỏng lẻo giữa bé và ti giả trong tương lai.

Hãy hiểu rằng bé thực sự hoang mang với việc bạn sẽ lấy chiếc ti giả thân thiết của bé đi. Ảnh: Corbis.

– Nếu bạn chọn cách bỏ ti giả bằng cách ném nó đi hoặc đơn giản là từ chối đưa cho bé, hãy sẵn sàng cho một cuộc chiến với con. Hãy giữ bình tĩnh với con và nhớ rằng bé có thể rất sợ hãi vì mất đi chiếc ti giả vốn có tác dụng trấn an khi đi ngủ.

– Hãy chắc chắn là bạn đã kiểm tra tất cả ngóc ngách, thùng hộp, giường cũi và tủ khi quyết định vứt tất cả núm vú giả của bé đi. Bạn có thể sẽ rất ngạc nhiên vì không hiểu bé lại mò ở đâu ra một cái khi mà bạn đã vứt đi hết rồi, sau đó bạn phát hiện ra là bé nhớ được chuyện cái ti giả dưới gầm giường hay việc bé đã từng làm rơi một cái vào thùng đồ chơi.

– Nhớ thông báo với chồng, người thân và cả người trông trẻ hay các cô giáo và bảo mẫu ở trường của bé rằng bạn đang cai ti giả cho con. Để việc này thành công, bạn cần dự hỗ trợ của tất cả những người cùng chăm sóc bé.

Cảnh báo

– Không phải mọi trẻ em đều sẵn sàng cai ti giả tại cùng một độ tuổi. Một số bé cần nhiều thời gian hơn, và một số trong đó thậm chỉ còn tỏ ra là bé sẽ không nhân nhượng trong cuộc chiến này. Hãy kiên nhẫn với con và giúp bé đối mặt với việc mất đi một sự thoải mái và yên tâm mà bé đã có cùng với chiếc ti giả của mình.

– Sẽ luôn có những lời khuyên vô bổ và không mong đợi từ những người xung quanh về chuyện nuôi con. Trừ khi những lời khuyên này thực sự làm bạn suy nghĩ, đơn giản hãy trả lời “Cảm ơn! Tôi đã thu xếp ổn cả.” cho những lời khuyên không mong muốn.

Bí quyết nấu cho bé tập nhai

(Webtretho) Không ít bà mẹ đau đầu với việc bé không chịu nhai thức ăn mà chỉ “nuốt trộng” và “trả lại” tất cả những gì hơi lợn cợn. Qua kinh nghiệm chăm con của nhiều mẹ, Webtretho chia sẻ vài mẹo nhỏ để các mẹ xử lý tình huống này, giúp bé ăn nhanh hơn, biết nhai và nuốt được những món “ngon lành”.

Xử lý các loại thịt

Đối với trẻ trong giai đoạn ăn dặm, điều kiêng kị nhất là mẹ xay nhuyễn thức ăn ra cho bé vì làm như thế sẽ khiến cho bé không phát triển phản xạ nhai, nuốt… và không thể ăn ngoan được dù rất muốn.

Với các bé nhỏ thì các loại thịt thường lợn cợn và hơi khô khi chế biến thành món canh, xào, kho… Chỉ có thể nấu cháo là ổn nhất. Tuy nhiên khi bé đã qua tuổi ăn cháo, bắt đầu tập ăn cơm thì món thịt trở nên không thể thiếu trong thực đơn. Bạn hãy thử kết hợp thịt băm nhỏ với một chút bột mì trộn vào trước khi làm xíu mại và chiên lên. Bột mì sẽ làm cho viên thịt bở và dễ ăn hơn. Với món thịt xào, bạn có thể quấy một chút bột ngô để tạo độ sánh, dễ nuốt; hoặc có thể xào chung với cà chua, sốt cà chua, tôm băm, ruột bầu, đậu hũ non, miến cắt nhỏ… Nói chung, bạn nên chế biến món thịt đi kèm với những thứ mềm, trơn láng.

Rau cải và các loại hạt đậu

Nếu bạn cứ băm rau mãi thì sẽ vô tình khiến cho con ngán và ghét loại thức ăn bổ dưỡng này. Vậy nên thay vào đó, hãy tập cho bé ăn những miếng lớn hơn. Bạn có thể chọn cách thái lá rau, cà rốt, đậu ve, bông cải… thành miếng, thỏi to cỡ ngón tay, sau đó cho vào một chút muối và hấp chín mềm. Để rau thật nguội là bạn có thể cho con tự bốc ăn. Có thể bạn không hài lòng khi thấy bé chỉ toàn vọc phá chứ không ăn được bao nhiêu, nhưng thực tế nhiều lần như thế con bạn sẽ dần biết nhai đấy. Bé con của bạn vẫn đang thời kỳ mọc răng, ngứa lợi nên thường rất thích cắn và những món này là hợp ý. Hơn nữa, sức hấp dẫn từ màu sắc của rau củ sẽ làm bé háo hức.

Các loại hạt đậu chứa nhiều vitamin cần thiết cho bé. Bạn có thể chọn cách hầm mềm với thịt để làm món canh hoặc hầm chín mềm rồi cho lẫn vào cơm.

webtretho_bí quyết nấu cho bé tập nhai

Rau củ thái miếng lớn, hấp mềm giúp bé tập nhai (Ảnh: Corbis)

Món cá

Nhiều bà mẹ ngại cho con ăn cá, bởi sợ cá tanh gây khó chịu cho bé; nhưng thực tế thì món cá mềm, thịt ngọt lừ thường làm các bé rất yêu thích, lại cung cấp nhiều omega 3 và khoáng chất. Bạn chỉ cần chú ý gỡ xương thật cẩn thận trước khi cho con ăn mà thôi.

Bạn có thể chế biến món cá bằng cách làm sạch cá, ướp một chút hành tím, nước mắm, dầu ăn, để khoảng 15 phút, sau đó mang hấp cách thủy. Mang cho bé ăn nóng cùng cơm, khi ăn dùng cả phần nước hấp. Cá cũng có thể băm nhuyễn với hành tím, trộn vào 1 ít nước mắm, dầu ăn, bột mì viên tròn chiên sơ rồi sốt cà chua. Cá luộc, lấy nước làm canh ngót cà chua cũng là món dễ ăn cho bé. Cá kèo, rô, bống kho tộ cũng dễ làm bé thích thú với mùi vị mới, mặn mà hơn.

Cơm chưng và cơm nắm

Ngoài món cơm trắng ăn cùng thức ăn, thỉnh thoảng mẹ cũng có thể đổi món cho con bằng món cơm chưng lạ miệng. Cách làm món này không quá phức tạp: xào thịt hoặc tôm, cá với hành, nước mắm cho thật thơm; cà rốt, đậu Hà Lan hoặc khoai tây, bông cải cắt hạt lựu; lấy một nắm gạo, sao cho nấu nở lên thì tầm 8 phần chén. Trộn đều các nguyên liệu ở trên vào gạo sống, đem hấp cách thủy trên lửa nhỏ cho đến khi cơm chín và các nguyên liệu khác thật mềm. Nước ngọt từ thịt tôm, rau củ sẽ thấm vào hạt cơm giúp con dễ ăn.

Bạn cũng có thể tập con nhai bằng cách vo những viên cơm nhỏ, sao cho vừa 1 lần ăn của bé, cho bé chấm cùng muối vừng, nước tương… Hẳn bé sẽ rất thích được “tự lập” như thế.

Trẻ mẫu giáo: 4 bí mật chưa ai nói với bạn

Những giáo viên mẫu giáo giàu kinh nghiệm sẽ ‘mách’ cho bạn một vài bí kíp để bạn thấu hiểu và nuôi dạy trẻ tốt hơn.

Ở nhà, bạn phải mất đến tận 10 phút ‘vật lộn’ mới nịnh nọt và mặc xong cho con bộ quần áo. Nhưng giáo viên mầm non chỉ cần không quá 3 phút để ‘dụ dỗ’ 10 đứa trẻ mặc xong quần áo cùng thời điểm. Bí quyết của giáo viên mần non là gì? Bạn hãy nghe những chia sẻ của họ để hiểu và dạy con tuổi mẫu giáo tốt hơn nhé!

1.    Trẻ mẫu giáo không phải khó bảo

Mỗi sáng bạn luôn gặp khó khăn trong việc đánh thức con dậy đi học. Hết nịnh nọt rồi dọa dẫm nhưng trẻ vẫn không nghe. Nhiều trẻ lấy nước mắt, hờn giận làm ‘vũ khí’ ngăn chặn sự nỗ lực của cha mẹ. Đưa được con đến lớp, bạn đã ‘mướt mát’ mồ hôi. Ngược lại, trẻ lại ‘nhanh như cắt’ và vô cùng hoan hỉ khi nghe cô giáo thông báo được ra sân chơi. Sao trẻ lại nghe lời cô thế?

Barbara Roth – Giám đốc trường mầm non ở New Hampshire, chia sẻ: “Muốn trẻ mẫu giáo nghe lời và răm rắp làm theo, đơn giản là bạn phải có lời nói đi đôi với việc làm. Thực tế, có không ít bậc cha mẹ hứa cho trẻ đi chơi nhưng lại liên tục trì hoãn, thậm chí là quên một cách nhanh chóng’.

Vì vậy, muốn con trẻ nghe lời, không ương bướng thì lời nói của cha mẹ phải có ‘sức nặng’.

Trẻ mẫu giáo có nhiều khả năng tiềm ẩn mà bạn chưa khám phá ra. (Ảnh minh họa).

2.    Trẻ biết cầm bút và sử dụng kéo sớm hơn bạn nghĩ

Muốn giúp trẻ phát triển khả năng viết và những kỹ năng vận động khác, các bậc phụ huynh chỉ nên sắm cho trẻ một cây bút chì hoặc cây kéo đảm bảo an toàn và giấy.

Mới đầu, trẻ sẽ rất lúng túng không biết cách sử dụng các đồ vật đó, nhưng trí tò mò, ưa khám phá sẽ giúp trẻ ‘lão luyện’ hơn. Học được cách cầm kéo, trẻ sẽ cắt những hình trừu tượng theo ý của riêng mình hoặc cầm bút chì vẽ bậy lên giấy, khoanh những vòng tròn lên tường nhà… Nhưng đây chính là bước đệm kích thích sự sáng tạo của trẻ.

Do đó, bạn hãy nhớ rằng, với tất cả hành động của trẻ, bạn cần bình tĩnh suy xét và đựng vội trách phạt.

3.    Trẻ muốn tự mặc quần áo

Ở nhà, bạn phải mất đến tận 10 phút ‘vật lộn’ mới nịnh nọt và mặc xong cho con bộ quần áo. Nhưng giáo viên mầm non chỉ cần không quá 3 phút để ‘dụ dỗ’ 10 đứa trẻ mặc xong quần áo cùng thời điểm. Bí quyết của giáo viên mần non là gì?

Đơn giản là vì, các giáo viên để trẻ được thực hành điều trẻ mong muốn. Hầu hết trẻ đều cảm thấy sự độc lập và tự hào khi được chọn và tự diện bộ đồ mình ưng ý.  2 tuổi, trẻ đã thành thạo động tác cởi quần áo, tất, bỏ mũ và bắt đầu muốn thử ‘cảm giác mới’ là mặc quần áo.

Vì vậy, việc các bậc cha mẹ cần làm là hãy kiên nhẫn với trẻ. Bày tất cả quần áo trẻ sẽ mặc và giúp trẻ bắt đầu mặc từ những thứ đơn giản, quan sát để hướng dẫn trẻ làm cho đúng, thay vì tâm lý mẹ làm cho nhanh.

4.    Trẻ tiếp thu và học tập nhanh nhạy hơn thông qua các trò chơi

Trẻ mẫu giáo có khả năng tập trung ngắn hạn, ưa vận động và ghét sự gò bó, khuôn phép. Vì vậy, kết hợp để trẻ được ‘học mà chơi, chơi mà học’ mới là phương pháp tốt thúc đẩy sự nhận thức và trí tuệ của trẻ.

Chính vì thế, trong giáo trình giảng dạy cho trẻ, giáo viên mẫu giáo luôn chú trọng đến việc học thông qua hình ảnh và âm thanh.

Meo.vn (Theo Eva)

Nên dùng bàn chải điện hay bàn chải thường đánh răng cho bé?

Dùng bàn chải điện hay ở chỗ không cần phải chải đi chải lại như bàn chải thường và cũng có thể dùng kem đánh răng người lớn đánh răng cho con. Con chỉ việc há miệng và cho bàn chải điện vào chạy vài phút là xong.

Chả là hôm qua khi đến lớp mầm non đón con đi học về thấy một mẹ mua bàn chải điện cho con. Em hỏi ra mới biết mẹ ấy mua về để chải răng cho bé mới được hơn 2 tuổi.

Bé nhà em vẫn chỉ dùng bàn chải thường đánh răng mỗi ngày vì mẹ cháu nghĩ dùng bàn chải thường vừa an toàn hơn cho bé lại vừa tiết kiệm tiền mua bàn chải nữa.

Nói chung, em lấy làm ngạc nhiên lắm. Có lẽ em đã quá cổ hủ và lạc hậu rồi chăng? Bé nhà em năm nay cũng được gần 3 tuổi rồi nhưng em vẫn chỉ dùng bàn chải thường cho con đánh răng mỗi ngày. Em nghĩ dùng bàn chải thường vừa an toàn hơn cho bé lại vừa tiết kiệm tiền mua bàn chải nữa. Nhưng cái em sợ hơn là dùng bàn chải đánh răng điện không giúp bảo đảm sức khỏe răng miệng cho con như bàn chải thường.

Với lại nghe đâu dùng bàn chải điện không thể tùm lum được vì chúng hạn chế số lượng kem đánh răng nên có lẽ răng miệng sẽ của bé sẽ kém sạch sẽ. Chưa kể, dùng bàn chải điện thì phải phù hợp với lứa tuổi của các bé. Và khi cho con dùng bàn chải thường, em thấy mẹ bé sẽ có nhiều cơ hội hướng dẫn con vệ sinh răng miệng đúng cách hơn hẳn khi sử dụng bàn chải điện ấy.

Em cũng không biết mình suy nghĩ vậy có đúng không nữa. Nhưng khi lân la trao đổi với mẹ mới mua bàn chải điện ở lớp thì thấy mẹ ấy ca ngợi nhiều về công dụng của chiếc bàn chải điện này lắm. Khi nghe những suy nghĩ và băn khoăn của em khi cho con kết thân với bàn chải điện, mẹ ấy gạt luôn đi bảo những suy nghĩ của em quá cẩn thận nhưng không cần thiết.

Mẹ ấy cũng nói rằng hầu như nha khoa nào cũng khuyến khích mẹ bé sắm riêng một bàn chải đánh răng điện cho con để giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng của con tối ưu trong những ngày thơ bé. Mẹ ấy cũng bảo bàn chải đánh răng điện có thể giúp chải răng cho trẻ tốt nhất. Nó không chỉ tiết kiệm số lượng kem đánh răng mà nó còn có thể tạo ra sự thích thú và giúp trẻ chăm chỉ vệ sinh răng miệng hàng ngày nữa đấy.

Hình như sợ em không tin, nên mẹ ấy cũng nói tới rất nhiều công dụng vượt trội khác của bàn chải đánh răng điện với sức khỏe của con  Mẹ ấy cũng nói đánh răng bằng bàn chải điện rồi mà quay lại đánh bằng bàn chải thường cứ có cảm giác chưa sạch. Trong đó, em nhớ nhất là những lợi ích chính mẹ ấy nói đến như sau:

1. Thích hợp vệ sinh cho mọi lứa tuổi

Cho con đánh răng bằng bàn chải điện giúp loại bỏ mảng bám và cải thiện lưu thông và giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng. Nói chung, mẹ bé nên vệ sinh răng miệng cho con ngay từ trước khi có một chiếc răng nhú lên trong miệng của bé để thúc đẩy nướu răng khỏe mạnh. Thời điểm ban đầu này, bạn không nên sử dụng một bàn chải đánh răng điện để làm sạch nướu của bé, nhưng lau nướu nhẹ nhàng với nước ấm bằng cách sử dụng một chiếc khăn mềm hoặc sử dụng một bàn chải đánh răng mềm.

Sau đó, khi trẻ đã có nhiều răng hơn một chút và khi bé đã có thể tự đánh răng và nhổ kem đánh răng trong miệng của mình thì mẹ bé có thể hướng dẫn và giám sát con dùng bàn chải điện để đánh răng nhé.

Hãy chắc chắn rằng bé yêu của bạn chải răng 2 lần mỗi ngày và làm sạch từng mặt răng để tránh nguy cơ sâu răng.

2. Cải thiện vệ sinh răng miệng tối ưu cho bé

Khi sử dụng bàn chải điện, những mảng bám ở răng miệng của bé sẽ được làm sạch hơn 41% so với một bàn chải thường nếu được sử dụng đúng cách. Đây chính là lý do cha mẹ bé nên đầu tư mua một bàn chải điện cho con để bảo vệ sức khỏe răng miệng bé tối ưu.

Đánh răng bằng bàn chải điện rồi mà quay lại đánh bằng bàn chải thường cứ có cảm giác răng của con chưa sạch.

Bởi vì nhiều nghiên cứu cho thấy, ngay cả khi các bé chải răng đúng cách với bàn chải thường cũng chỉ làm sạch khoảng 50% bề mặt răng. Nhưng một bàn chải đánh răng điện sẽ giúp bé tiếp cận bề mặt răng tối ưu hơn mà một bàn chải thường không có khả năng tiếp cận khi sử dụng.

3. Khuyến khích bé thích thú đáng răng

Ngoài ra hiệu quả vệ sinh răng miệng mang lại, khi đánh răng bằng bàn chải điện có thể cung cấp cho bé nhà bạn thêm nhiều động lực để đánh răng của mình.

Nguyên nhân là do bàn chải đánh răng điện có thể khuyến khích trẻ chải răng mỗi ngày vì hiệu ứng tiện ích của chúng. Bạn có thể tìm thấy đa dạng và phong phú những chiếc bàn chải đánh răng điện có các nhân vật hoạt hình, phim ảnh hay âm nhạc gần gũi ngộ nghĩnh với các bé. Điều này làm cho con của bạn muốn sử dụng sản phẩm.

Sau khi nghe mẹ có con nhỏ đáng răng bằng bàn chải điện nói vậy, em cũng rất muốn thử mua về cho con dùng. Mẹ ấy cũng nói, dùng bàn chải điện hay ở chỗ không cần phải chải đi chải lại như bàn chải thường và cũng có thể dùng kem đánh răng người lớn đánh răng cho con. Con chỉ việc há miệng và cho bàn chải điện vào chạy vài phút là xong. Bàn chải điện chạy rất khỏe, đánh rất sạch, chỉ sau ít ngày sử dụng là răng miệng của bé sẽ được cải thiện trông thấy và không còn mảng bám nữa.

Bé nhà em cũng đang có dấu hiệu răng nhiều mảng bám, em rất muốn dùng bàn chải điện để răng sạch và trắng hơn. Nhưng không biết bé vẫn toàn răng sữa như vậy thì đã dùng được bàn chải điện chưa nhỉ? Có mẹ nào có kinh nghiệm về việc này cho em xin vài thông tin tham khảo với.

Meo.vn (Theo Phunutoday)