Lưu trữ cho từ khóa: dinh dưỡng cho trẻ

Bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ từ 3 tuổi trở lên thông minh hơn

Khoa học đã chứng minh sự phát triển trí não của trẻ 3 tuổi gần bằng so với người lớn, dần hoàn chỉnh đến 6 tuổi, vì vậy trẻ cần cung cấp đầy đủ protein và các vi chất thiết yếu thúc đẩy sự phát triển cả thể chất và trí tuệ.

Song song đó là sự biến đổi rõ rệt về mặt thể chất của trẻ thông qua các hoạt động. Từ 3 tuổi trẻ sẽ hiếu động hơn hẳn, ưa chạy nhảy và đã có thể học nhận biết nhiều điều xung quanh qua tranh vẽ, chữ, con số, màu sắc cơ bản. Trẻ cũng đã biết dùng ngôn ngữ, cử chỉ để biểu đạt ý muốn bản thân như hát, múa, kể lại những câu chuyện đã nghe hoặc mô phỏng động tác người lớn mà trẻ quan sát được.

Bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ từ 3 tuổi trở lên thông minh hơn

Có thể nói đây là giai đoạn nền tảng quan trọng đòi hỏi các bậc phụ huynh theo dõi sát sao và thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Có hơn 60 chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi này bao gồm 6 loại: protein, chất béo, đường, vitamin, khoáng chất và nước. Trong đó, chất béo, đường và vitamin là ba khoáng chất quan trọng nhất.

Trẻ trong giai đoạn từ 3 tuổi trở lên rất cần được cung cấp đầy đủ protein và các vi chất thiết yếu để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng về cả thể chất và trí tuệ. Vitamin A cần cho sự tăng trưởng, bảo vệ da và niêm mạc, tăng cường đề kháng của cơ thể và chống các bệnh viêm nhiễm khuẩn. Vitamin C tăng cường hấp thu sắt cho trẻ. Vitamin D giúp cơ thể trẻ hấp thu canxi, phốt pho để duy trì và phát triển hệ xương răng vững chắc.

Bên cạnh việc thiết lập những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất dành cho trẻ, sữa là nguồn dinh dưỡng bổ sung không thể thiếu.

Ở độ tuổi mẫu giáo, sữa tươi tốt cho trẻ vì nó bổ sung nhiều canxi và các vitamin có lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Hơn nữa với sữa tươi, trẻ có thể uống được lâu dài, không gây ngán và dễ sử dụng. Mỗi khi trẻ đến trường, bạn chỉ cần mang theo cho con 1-2 hộp sữa tươi là đã có thể yên tâm bé có một ngày đủ năng lượng và dưỡng chất để thỏa thích chơi đùa học tập ở trường cùng các bạn.

Bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ từ 3 tuổi trở lên thông minh hơn2

Điều các mẹ quan tâm tiếp theo rằng ở lứa tuổi này, liệu sữa tươi đã đầy đủ vi chất cần thiết cho sự phát triển tối ưu nhất của con chưa? Có thể nhắc đến sữa tươi công thức như một giải pháp thông minh dành cho bé ở lứa tuổi mẫu giáo.

Những loại sữa tươi công thức giữ nguyên vẹn vị ngon tinh túy và những dưỡng chất tốt tự nhiên của sữa, có nguồn gốc hoàn toàn sạch, lại được bổ sung những vi chất cần thiết tối ưu cho thể chất và trí não sẽ là sự lựa chọn hợp lý cho sự phát triển của bé, nhất là trong giai đoạn từ 3 tuổi trở lên này.

Theo Tintuconline.com.vn

Dinh dưỡng cho trẻ theo từng loại bệnh

Rất nhiều mẹ lúng túng trong việc chăm ăn khi con bị ốm. Bác sĩ Lê Thị Hải sẽ lên cho các mẹ một thực đơn tốt nhất để bé mau khỏe.

1. Khi bé bị ho

Khi ốm các bé thường rất lười ăn, đặc biệt khi bị ho bé lại rất dễ nôn trớ. Vậy mẹ phải tránh những thực phẩm nào cho bé nhanh khỏi bệnh và cách ăn ra sao để con không nôn ra hết?
Món ăn nhiều nước là gợi ý hoàn hảo dành cho mẹ. Vì nước sẽ làm loãng đờm nhớt ở cổ họng bé, giúp bé không bị kích thích ho nhiều.

dinh duong cho be khi bi om

Khi bị ốm, hệ tiêu hóa của bé cũng yếu đi đôi chút nên việc chọn những món ăn dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như soup, cháo, sữa… đảm bảo 4 nhóm (bột, béo, đạm, rau) và phù hợp với khẩu vị hàng ngày của bé là điều các mẹ cần lưu tâm.

Bên cạnh đó, bé cũng rất cần tăng sức đề kháng để chống bệnh. Vì thế, nên cho bé ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ.

Các mẹ cần lưu ý một điều quan trọng nữa là khi con bị ho, nên hạn chế những món ăn chế biến có quá nhiều mỡ như chiên, xào… Đối với món cá, đôi khi bé có cảm giác tanh, dễ gây nôn, do vậy nên đợi sau khi bé hết bệnh hãy cho ăn trở lại.

Cho bé uống các loại nước ép như cà rốt, táo, nho, lê hoặc các loại sinh tố ít ngọt. Hoặc có thể tự làm nước ép cà rốt pha với mật ong (đối với bé trên 1 tuổi), hẹ chưng đường phèn cho bé uống cũng giúp giảm ho.

Các bé bị ho rất dễ nôn ra thức ăn vừa ăn vào, vì vậy các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, đừng ép con ăn quá nhiều một lúc. Bên cạnh đó, trước khi cho bé ăn nên cho uống vài thìa nước, sau đó cho bé nằm sấp rồi vỗ về lưng bé nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ bé. Điều này giúp bé đỡ ho và không bị nôn khi ăn.

2. Khi bé tiêu chảy

Đặc điểm của bé bị tiêu chảy là cơ thể mất nước rất nhiều, vì vậy bên cạnh việc cho bé uống dung dịch bù nước Oresol, các mẹ nên cho con uống nhiều nước (nước lọc, nước canh).

Có nhiều mẹ quan niệm khi con bị tiêu chảy không nên cho ăn nhiều vì ăn vào bao nhiêu thì ra hết bấy nhiêu, chỉ nên ăn cháo trắng và muối. Theo bác sĩ Hải điều này là hết sức sai lầm, cha mẹ không những không được bắt con ăn kiêng mà cần phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho bé.

ca rot
Cà rốt và thịt gà được coi là món ăn tốt cho bé đang bị tiêu chảy

Với bé dưới sáu tháng tuổi, tiếp tục cho bé bú sữa mẹ nhiều lần hoặc bú sữa bình, người mẹ cần ăn nhiều đạm (thịt, cá) và hạn chế ăn chất xơ như rau xanh.

Một số loại quả bé bị tiêu chảy có thể ăn như: đu đủ, hồng xiêm, chuối, xoài, táo, lê…

Còn với bé trên sáu tháng tuổi, cần bổ sung các thực phẩm giàu đạm, bột đường và vitamin như gạo, thịt lợn, thịt gà, cá, trứng, cà rốt, khoai tây… và chế biến thành những thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu. Thịt gà và cà rốt đặc biệt tốt cho những bé bị tiêu chảy.

Có một điều các mẹ chăm bé bị tiêu chảy cần đặc biệt chú ý là trong thời gian bé bị tiêu chảy nên giảm các thực phẩm giàu chất xơ; tinh bột nguyên hạt như ngô, đậu; thức ăn có nhiều đường; thức uống có gas vì không những khó tiêu mà còn làm cho bé bệnh nặng thêm.

3. Khi bé bị sốt

Khi bé bị sốt cơ thể cũng mất nhiều nước và khả năng tiết nước bọt giảm, vì vậy nguyên tắc đầu tiên mẹ chăm con bị ốm cần lưu ý là thường xuyên bổ sung nước cho con.

be bi sot
Đặc điểm của bé bị sốt là cơ thể mất nước nên mẹ cần bổ sung nước cho bé qua chế độ ăn

Theo bác sĩ Hải, với bé đang bú mẹ thì mỗi ngày cần ít nhất 150ml cho mỗi cân nặng. Với bé không còn bú, hãy cho bé uống nhiều nước, ăn hoa quả hoặc uống nước hoa quả như nước chanh, cam, dừa, bưởi, uống sữa hoặc ăn sữa chua để cung cấp thêm vitamin A và C đã mất do đi tiểu nhiều.

Thêm một lưu ý cho bé còn đang bú mẹ là trước khi cho con bú, mẹ nên cho bé uống nước, vì nếu cơ thể mất nước bé sẽ bỏ bú.

Đối với những bé đã ăn thức ăn bổ sung, mẹ nên cho bé ăn thức ăn loãng, dễ tiêu nhưng vẫn cung cấp đủ chất béo và đạm như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua.

Và một nguyên tắc chung với tất cả các bé bị ốm là mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi lần chỉ 1/3 bát và chỉ cho bé ăn khi đã hạ sốt.

4. Khi bé bị ngạt mũi hoặc sổ mũi

Bác sĩ Hải cho biết rất ít mẹ biết cách chăm con ăn khi bé bị ngạt mũi hoặc sổ mũi vì nghĩ dinh dưỡng không mấy liên quan đến bệnh này.

bi ngat mui
Khi bé bị sổ mũi hoặc ngạt mũi mẹ nên cho con ăn uống đồ nóng và hạn chế thực phẩm nhiều đường

Có 2 lưu ý hữu ích khi chăm bé ngạt mũi hoặc sổ mũi các mẹ nên biết, đó là:

– Cần cho bé uống nhiều nước lọc, nước ép quả nhưng chỉ uống nóng và không được uống lạnh vì uống nóng sẽ giúp bé thông hơi và giảm chảy nước mũi.

– Ăn các món soup, cháo, canh nóng cũng giúp thông hơi và giảm chảy mũi. Tránh cho bé ăn những thực phẩm nhiều đường vì sẽ làm cho bệnh nặng hơn.

(Theo Tri Thức Trẻ)

Dấu hiệu bé có thể ăn dặm trước 6 tháng tuổi

Chào bác sĩ, bé gái nhà em đã được 4 tháng 5 ngày. Bé nặng 6,7kg và cao 64cm. Cân nặng và chiều cao của bé như vậy có tốt không? Bé đã biết nhìn miệng rồi chóp chép, nuốt nước bọt khi thấy người lớn ăn từ lúc 3 tháng. Người nhà em cứ hỏi sao không cho cháu ăn?

Em cho bé bú sữa ngoài hoàn toàn từ lúc mới sinh vì em không có sữa. Nhưng hiện tại bé bú ít, mỗi ngày chỉ tầm 700ml, mỗi lần 100ml (nhiều hơn nữa sẽ bị ọc ra). Bé không bú đêm, tối bú xong lúc 22h là ngủ đến sáng, hơn 7h mới bú lại. Hai ngày gần đây bé cứ nhai nhai như kiểu ngứa nướu. Bác sĩ cho em hỏi bé nhà em vậy có nên cho ăn bổ sung chưa hay phải đến 6 tháng? Cám ơn bác sĩ!

(Phuong Thao Dao Le – dlpthao…@gmail.com)

cham-soc-tre
Ảnh minh họa

Trả lời:

Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới thì bé 6 tháng mới nên ăn dặm, tuy nhiên tuỳ theo từng trường hợp cụ thể thời gian có thể xê dịch một chút. Tuy con em mới bước sang tháng thứ 5 nhưng bé lại có những dấu hiệu có thể cho ăn dặm được như nhìn người lớn ăn, miệng chóp chép, nuốt nước bọt chứng tỏ bé đã sẵn sàng ăn dặm, nhất là nước bọt bé tiết nhiều có nghĩa là bé đã có thể tiêu háo được tinh bột (nước bọt chứa men amylaza tiêu hóa tinh bột ), cháu lại ăn sữa công thức, không bú mẹ thì cũng có thể cho ăn sớm 1 chút.

Hiện nay cân nặng chiều cao của bé hoàn toàn bình thường, cháu phát triển tốt. Bây giờ có thể tập cho bé ăn dặm được, lúc đầu ăn loãng sau đó tăng dần lên, những ngày đầu có thể tập cho bé ăn chút quả xay hoặc nạo thìa chuối, đu đủ, khoai tây nghiền nát trộn sữa sau đó tập cho ăn bột ăn liền hoặc bột ngọt nấu xong trộn sữa bột. Sau đó tập ăn bột trứng, bột thịt, khi bé tròn 7 tháng mới nên ăn bột tôm, cua, cá…

Một nguyên tắc cần nhớ khi cho con ăn dặm là tập cho bé ăn ít một sau đó tăng dần lên, lúc đầu ăn bột xay nhuyễn sau chuyển thô dần, chuyển dần từ lỏng xang đặc, tập dần cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm.

(Theo TTVN)

3 Vitamin tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ

 Việc cung cấp lượng vitamin tự nhiên cho cơ thể bé thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng bao giờ cũng tốt hơn các loại vitamin tổng hợp.

Việc cung cấp đầy đủ vitamin rất quan trọng vì nó giúp cơ thể bé luôn luôn khỏe mạnh. Việc cung cấp lượng vitamin tự nhiên cho cơ thể bé thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng bao giờ cũng tốt hơn các loại vitamin tổng hợp. Vitamin được tìm thấy trong nhiều loại thức ăn mà trẻ ăn mỗi ngày.

Có rất nhiều loại như vitamin A, vitamin D, vitamin C, vitamin B (B1, B2, B6…), vitamin E,… nhưng 3 loại vitamin D, vitamin A, vitamin C là được xếp vào danh sách các loại vi chất quan trọng bậc nhất giúp bé phát triển toàn diện.

Vitamin D

Vitamin D rất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt nó giúp hệ thống xương, răng được chắc khoẻ, vững vàng.

Trẻ sơ sinh cần vitamin D để giúp xương thêm cứng cáp, dễ vận động, và chuẩn bị cho giai đoạn mới là mọc răng. Loại vi chất này giúp bé có hàm răng chắc khỏe, khung xương khỏe mạnh và đặc biệt có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ canxi. Thiếu vitamin D, bé có thể bị còi xương.

Được gọi là “vitamin mặt trời” bởi vì nhờ nó mà cơ thể bé có thể tự tổng hợp vitamin D từ chính ánh nắng mặt trời nhưng cách tạo vitamin này lại phụ thuộc vào thời tiết.

vitamin
Vitamin D rất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt nó giúp
hệ thống xương, răng được chắc khoẻ, vững vàng (Ảnh minh họa)

Ngoài việc tắm nắng, cha mẹ có thể bổ sung chất này thông qua thực phẩm hàng ngày cho con. Vitamin D có nhiều trong cá (cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu…). Bé có thể ăn 2-3 phần cá mỗi tuần.

Ngoài ra, gan bò, lòng đỏ trứng gà, nấm, phô mai, sữa, bột ngũ cốc, bánh quy dinh dưỡng, sữa nguyên kem, bơ thực vật, sò, tôm… cũng rất dồi dào vitamin D.

Vitamin A

Vitamin A là một trong những vi chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ ở độ tuổi từ 6 – 36 tháng.

Việc bổ sung thiếu chất này sẽ dẫn tới bé dễ mắc phải các bệnh như chậm lớn, giảm sức đề kháng, nhiễm trùng và các bệnh liên quan đến thị giác.

Đây được coi là loại vitamin đầu bảng đóng vai trò quan trọng đối với thị lực và sự phát triển của hệ xương, giúp bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Vitamin A cũng hỗ trợ sức khỏe và sự phát triển của các tế bào và các mô trong cơ thể, đặc biệt là ở tóc, móng và da của bé.

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin A như: trong rau quả xanh (rau muống, bông cải xanh, mồng tơi, rau đay, súp lơ xanh, rau bina, xà lách…), rau quả có màu vàng sẫm (khoai lang, cà rốt, bí đỏ, xoài, đu đủ, gấc…), và trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như (gan, thịt, cá, lươn, trứng, sữa…).

Vitamin C

Vitamin C giúp hình thành và có nhiệm vụ sửa chữa các tế bào hồng cầu và các mô. Nó giúp bé duy trì sức khỏe của lợi và sự vững chắc của thành mạch, giảm thiểu vết thâm tím do ngã, va quệt gây nên. Nhất là những trẻ hiếu động, sự va chạm của bé là điều khó tránh khỏi. Và chính vitamin C giúp nhanh chóng làm lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch và kháng viêm.

Nó cũng giúp cơ thể hấp thụ sắt từ các loại thực phẩm khác. Vitamin này cũng có trong nhiều loại thực phẩm như rau xanh, rau hẹ, ổi, đu đủ, cam, quýt, dâu tây, bưởi, cà chua, đậu đỗ, khoai tây…

Tóm lại, vitamin rất quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của con. Các bậc phụ huynh nên chú ý đến thực đơn của bé phải thật đầy đủ, phong phú.

Thực phẩm tươi luôn là nguồn tốt nhất cung cấp các loại vitamin “có sẵn” (như vitamin A, vitamin B, C, E,…), và tiền vitamin (ví dụ, caroten khi vào cơ thể chuyển thành vitamin A).

(Theo Afamily)

Những bí quyết khi trẻ biếng ăn

Biếng ăn ở trẻ luôn là một vấn đề khiến các ông bố, bà mẹ lo lắng, mặc dù hầu như bất kỳ đứa trẻ nào cũng trải qua tình trạng này. Trẻ biếng ăn thường có dấu hiệu nhận biết như: chỉ thích ăn một số thức ăn nhất định, chỉ thích ăn vặt, thời gian ăn thường kéo dài. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển về thể trạng cũng như trí tuệ của bé. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý có những phương pháp chăm sóc con một cách đúng đắn và khoa học để bé ăn ngon miệng hơn và giúp bé phát triển một cách toàn diện.

1. Đừng nên ép con ăn

Vì sợ con đói nên các bà mẹ thường “kè kè” chén cơm hay bột bên mình để cho bé ăn mà không biết rằng hành động này chỉ làm bé sợ ăn hơn, và vô hình trung dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ. Nhiều bé chưa kịp đói đã thấy mẹ cho ăn, lâu dần sẽ mất “phản xạ thèm ăn” như những đứa trẻ bình thường khác. Thật ra, chúng ta không nên quá lo lắng việc để con bị đói, vì khi bé đói thì tức khắc cơ thể sẽ “báo động” và bé sẽ tìm cách đòi mẹ cho ăn ngay lập tức.

2. Không để con mất tập trung trong bữa ăn

Trong thực tế, một số phụ huynh thường “dụ” con ăn bằng cách cho bé vừa chơi vừa ăn, vừa xem TV vừa ăn để bé có thể ăn nhiều hơn, nhưng thực sự đây là một việc không tốt cho sức khỏe. Bữa ăn của bé chỉ lên kéo dài 15 – 30 phút. Nếu cho bé ăn khi đang xem TV, hoặc chơi đồ chơi dễ khiến bé phân tâm, và việc không tập trung ăn uống cũng không có lợi cho hệ tiêu hóa của bé.

Bé chỉ thích ăn một số thức ăn nhất định, chỉ thích ăn vặt, thời gian ăn thường kéo dài (Ảnh được cung cấp bởi nhãn hàng Kiddy)

3. Đa dạng thực đơn dinh dưỡng cho con

Việc thay đổi khẩu vị thường xuyên sẽ giúp bé tò mò, hào hứng hơn khi đến bữa cơm. Thêm vào đó, đa dạng món ăn cũng giúp cho bé không bị thiếu chất. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2000, trẻ em Việt Nam rất dễ bị thiếu các vitamin và khoáng chất, ví dụ như vitamin A, các axit béo cần thiết, DHA, Omega 3, 6, 9 cần thiết cho sự phát triển trí não… vì khẩu phần ăn uống không đa dạng, chế độ dinh dưỡng cho bé vẫn chưa được bảo đảm và đầu tư đúng mức.

Cá hồi là một thực phẩm rất giàu Omega -3 (Ảnh được cung cấp bởi nhãn hàng Kiddy)

4. Bổ sung thêm chất béo cho con

Chất béo là một trong những thành phần rất quan trọng và đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của một đứa trẻ. Ngoài việc giúp bé cảm thấy hợp khẩu vị, ăn ngon miệng hơn, chất béo còn chiếm đến 70-85% cấu tạo của não và dây thần kinh. Trẻ càng nhỏ, tổng lượng chất béo sử dụng càng cao, ví dụ trẻ sơ sinh cần đến 50% năng lượng từ chất béo, trẻ dưới 1 tuổi cần 40-50% và trẻ 1-2 tuổi cần 30-35%. Vì vậy để bổ sung chất béo đầy đủ cho con, mỗi ngày bạn nên thêm một thìa dầu ăn (5ml) vào chén bột, cơm, cháo để bé được cung cấp năng lượng và chất béo đầy đủ cho sự phát triển về thể chất và trí não. Dầu ăn dinh dưỡng dành cho trẻ em Kiddy là một lựa chọn hợp lý cho các ông bố bà mẹ vì dầu ăn dinh dưỡng Kiddy đươc đặc chế theo công thức khuyến nghị của Viện Y Khoa Hoa Kỳ, phù hợp cho trẻ em từ 6 tháng – 8 tuổi, cung cấp DHA tự nhiên từ dầu cá hồi nhập khẩu giúp trẻ thông minh và phát triển toàn diện. Trong 10ml dầu ăn dinh dưỡng Kiddy có chứa tối thiểu 100mg DHA.

Nhằm góp phần tạo thêm những sân chơi lành mạnh cho các bé và tạo điều kiện cho các bậc phụ huynh có cơ hội chia sẻ và bổ sung kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi mầm non, nhãn hàng dầu ăn dinh dưỡng cho trẻ em Kiddy đã phối hợp với các trường mầm non trên cả nước để tổ chức sự kiện “Bé cùng Kiddy vui khỏe đến trường”. Chương trình đã và đang triển khai tại các tỉnh và thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Nha Trang, Hà nội, Quảng Ninh, Hải Phòng.

 

Các mẹo để giảm stress khi… cho con ăn

(Webtretho) “Các mẹ ơi, cho con ăn lúc nào cũng là vấn đề (không ít thì nhiều). Nhưng nhiều lúc áp dụng một mẹo nào đó thì con mình từ không ăn hay không thích một món nào đó lại chuyển ra ăn rất hào hứng. Chúng mình cùng chia sẻ những kinh nghiệm đã thành công nhé.

Ví dụ: bé nhà tớ gần 3 tuổi, rất khoái chấm mút. Ăn khoai tây mà có tương cà chua đi cùng thì cầm ăn để chấm thích lắm, xúc xích chấm cũng vậy. Ăn bánh bao thì có lúc ăn lúc không, nhưng có đợt lấy xì dầu Chinsu ra cho vào đĩa thì lại cầm bánh bao tự chấm ăn. Mẹo khác có thể là cho bé xem ca nhạc (Xuân Mai) chẳng hạn, hay là chơi game của các bé trong lúc ăn thì sẽ nhanh hơn… Tất nhiên có những cách tốt cho sức khỏe cho bé hơn cách khác nhưng thỉnh thoảng quay vòng chắc cũng đỡ vất vả cho các mẹ hơn nhỉ.” – ID me_Nhim_con

(Ảnh: Internet)

 

 
 
 

Tầm quan trọng của bữa ăn phụ với trẻ

Với trẻ con, ngoài 3 bữa ăn chính vào sáng, trưa, tối thì còn cần thêm 3 bữa ăn khác xen kẽ vào đó. Nói cách khác, trẻ em cần được ăn 5-6 bữa mỗi ngày và bữa nào cũng quan trọng.


Ảnh minh họa
Tại sao trẻ em cần ăn nhiều bữa trong ngày?

Trẻ em càng nhỏ thì thể tích dạ dày (bao tử) càng nhỏ, tức là dạ dày của trẻ em cũng lớn theo tuổi. Cùng một lúc không thể đưa vào một lượng lớn thức ăn nhiều hơn thể tích dạ dày, mà phải chia ra thành nhiều bữa nhỏ. Trẻ nhỏ không chỉ cần ăn để sống mà còn phải đáp ứng nhu cầu để tiếp tục tăng trưởng, phát triển thêm về chiều cao, cân nặng, bộ não… nên cha mẹ phải liên tục làm căng, nới rộng bao tử cho trẻ bằng những bữa ăn no (tức là thấy bụng bé phình to ra sau khi ăn).

Bạn có thể tăng lượng thức ăn dần dần mỗi 2-4 tuần sao cho vừa sức với trẻ, không nên ép nhiều quá bé sẽ bị nôn ói ngay sau ăn. Có một ngoại lệ ở trẻ em: Do sữa có thể được vón cục nhanh chóng trong dạ dày nên trẻ có thể bú vào một lúc lượng sữa lớn hơn thể tích dạ dày của bé.

Hơn nữa, thức ăn của trẻ chủ yếu là sữa và các thức ăn lỏng, loãng ít năng lượng, mau tiêu, mau đói… nên cha mẹ phải cung cấp thức ăn thành nhiều bữa trong ngày, kể cả ban đêm. Tuy nhiên cũng không nên quá cực đoan, bạn không nhất thiết cứ phải bắt buộc trẻ thức dậy đúng giờ vào ban đêm để ăn nếu tổng lượng thức ăn ban ngày và bữa tối trước khi ngủ đã đủ cho nhu cầu của trẻ. Thường trẻ đói sẽ tự thức dậy và đòi ăn. Thức ăn đêm thường là sữa để trẻ có thể nhanh chóng ngủ trở lại vì giấc ngủ của trẻ rất quan trọng cho quá trình lớn.

Nên phân chia thời gian và thức ăn ra sao?

Bữa ăn đầu tiên trong ngày nên bắt đầu sau khi thức dậy khoảng 30 phút, có thể là một bữa ăn đặc (cơm, cháo, bún…) hay ly sữa cũng được. Khoảng 2-3 giờ sau là bữa kế tiếp và nên đổi món. Ví dụ, sáng ăn cháo thì “ăn giữa giờ” buổi sáng là sữa, rồi trưa ăn cơm, ngủ trưa dậy cho uống sữa, bữa tối ăn cơm và trước khi ngủ phải uống sữa trở lại… Thường thì một bữa ăn đặc lâu tiêu hơn, khoảng 2,5 – 3 giờ, với sữa thì nhanh hơn, khoảng 2 – 2,5 giờ tùy từng trẻ.

Tuy nhiên, trong dạ dày thường không bao giờ hết nhẵn thức ăn (trừ khi ăn bữa tối xong ngủ 6-8 giờ sau mới dậy) nên đôi khi đến bữa ăn sau trẻ vẫn bị nôn ra một ít thức ăn cũ của bữa trước đó, nhưng không nên để khoảng cách các bữa lâu quá 4 giờ, sẽ không có đủ bữa ăn cần thiết.

Cha cũng cũng không nên nghĩ bữa phụ của trẻ chỉ là ly nước cam, cái bánh quy, cái kẹo hay vài múi quýt là được vì sẽ không cung cấp đủ lượng và chất cần thiết. Những món dùng để “ăn vặt” này nên cho ăn ngay sau bữa ăn đặc, không nên ăn rải rác suốt ngày sẽ làm bé bị no ngang đưa đến chuyện không ăn đủ số lượng cần thiết trong bữa chính.

Khi thấy trẻ em tăng cân nặng và chiều cao đều đều theo đúng yêu cầu trong biểu đồ tăng trưởng chứng tỏ lượng thức ăn đưa vào từng ngày là đủ.

Đối với trẻ em, tổng lượng thức ăn trong ngày mới là quan trọng, vì nếu bữa nay gặp món ăn không hợp khẩu vị, lắm trẻ có thể ăn ít hơn một chút, nhưng bạn vẫn có thể cho trẻ uống bù thêm một ít sữa ngay sau khi ăn hoặc bữa sau thì cho ăn gần lại một tí… cũng được.

(Theo Xaluan)

Khắc phục những triệu chứng tiêu hóa sau khi uống sữa ở trẻ

Bạn hỏi, bác sĩ trả lời!

Hỏi:

Con tôi thường đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và nôn trớ sau khi uống sữa. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời:

Táo bón, tiêu chảy, đau bụng đầy hơi và nôn trớ xảy ra thường xuyên sau khi con bạn uống sữa có thể do nhiều nguyên nhân, bạn cần xem thời gian các triệu chứng trên xảy ra bao nhiêu giờ sau khi ăn, lượng sữa ăn vào có nhiều không, chai sữa và các dụng cụ pha sữa có đảm bảo tiệt trùng luộc sôi trước khi pha sữa không? Sữa pha và nước dùng để pha sữa có đảm bảo chất lương vệ sinh an toàn thực phẩm không? Khi ăn sữa trẻ có bị ốm gây đầy hơi không? Các triệu chứng táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, nôn trớ, đau bụng là những triệu chứng tiêu hóa rất phổ biến hay gặp ở trẻ nhỏ. Theo những công trình nghiên cứu ở trẻ nhỏ:  58% trẻ dưới 6 tháng có thể gặp những triệu chứng trên vì rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên những triệu chứng này như nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, cấu trúc và chức năng ống tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện, cho trẻ ăn chưa đúng phương pháp về chất lượng, số lượng và cách cho ăn. Nếu sau khi đã xem xét và loại trừ cẩn thận các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa thường gặp trên thì một nguyên nhân cũng thường gặp là trẻ có thể rối loạn tiêu hóa do kém hấp thu với đường Lactose trong sữa hoăc dị ứng với chất đạm sữa bò. Kém hấp thu với đường Lactose còn gọi là bất dung nạp Lactose. Các bà mẹ có thể nhận biết được bất dung nạp Lactose ở trẻ  khi cho trẻ ăn sữa công thức bình thường với những biểu hiện như: sau vài giờ trẻ nôn, đầy hơi, không muốn ăn, quấy khóc, tiêu chảy, phân lỏng toàn nước chua hoặc có bọt, hậu môn đỏ. Nhưng các triệu chứng trên lại giảm rõ rệt khi cho trẻ ăn sữa không có Lactose. Đường Lactose chủ yếu có trong sữa công thức, cung cấp Glucose cho sự hoạt động của não và cơ thể, làm phân mềm, tạo sự vượt trội của Bifidus, Lactobacillus – vốn là vi khuẩn có lợi giúp cho sự phát triển hệ miễn dịch và tiêu hoá trong cơ thể trẻ. Men Lactase ở màng ruột là men tiêu hoá biến đường Lactose trở thành đường Glucose.Khi đường Lactose không được hấp thu do thiếu men Lactase, Lactose sẽ bị ứ đọng trong ruột già, lên men sinh các axit hữu cơ làm phân chua, tăng áp lực thẩm thấu hút nước vào ruột gây phân lỏng, sinh hơi CO2 và H2 gây chướng bụng, đau bụng và rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Khoảng 90% người ở các lục địa Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ có tình trạng kém hấp thu với đường Lactose.

Dị ứng với chất đạm sữa bò, tình trạng khó tiêu của đạm Casein (loại chất đạm chiếm 80% trong sữa bò) cũng là một nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu ở trẻ em khi uống sữa công thức. Các bà mẹ có thể nhận biết các dấu hiệu của tình trạng này ở bé như dị ứng da, chàm hai má, mẩn ngứa, viêm mũi dị ứng, khò khè kèm theo với các triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi, nôn trớ, tiêu chảy. Thậm chí tình trang nguy kịch như sốc khi uống sữa bò là những dấu hiệu gợi ý khi  trẻ có dị ứng với đạm sữa bò. Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh việc cho trẻ ăn uống vệ sinh, ăn thức ăn phù hợp, cha mẹ có thể giảm bớt hoặc không cho trẻ sử dụng sản phẩm chứa Lactose. Thay vào đó, phụ huynh có thể cho trẻ uống sữa không có Lactose.

Ngày ngay khoa học tiên tiến đã tìm ra giải pháp cho sữa công thức giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt bằng việc sử dụng đạm Whey thủy phân – loại đạm này được chứng minh giúp trẻ dễ tiêu hóa, loại trừ nguyên nhân gây khó dung nạp, và giảm hàm lượng Lactose.

Do vậy trường hợp của ban hỏi rất có thể con bạn có tình trạng kém hấp thu với đường lactose. Bạn có thể đưa cháu tới các thầy thuốc nhi khoa hoặc dùng thử các loại sữa giảm đường Lactose, giảm Casein và có bổ sung đạm Whey thủy phân nếu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa được cải thiện.

Khi nào cần thay đổi sữa cho trẻ?

Đổi sữa cho trẻ là chuyện rất thường gặp trong quá trình chăm sóc trẻ. Thực tế, có người dễ tính trong chọn sữa và đổi sữa cũng rất vô tư theo ý thích hay theo những quảng cáo hấp dẫn trên tivi. Tuy nhiên, cũng có người lại quá lo sợ không dám thay đổi. Hai trạng thái chọn sữa này đều không sai nhưng không luôn luôn đúng.

Quyết định đổi sữa cho con cần cân nhắc nhiều mặt: tuổi, tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý, sự dung nạp và thích ứng của cơ thể trẻ với những loại sữa khác nhau. Chọn loại sữa nào đều không ra ngoài mục đích cuối cùng là thoả mãn và phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ở trẻ em, cần tăng trưởng về cân nặng, chiều cao, trí thông minh, tăng cao mà không tăng cân nhiều,…

Bên cạnh đó, loại sữa đang sử dụng cần đạt những yêu cầu như phù hợp độ tuổi, khẩu vị, bé uống nhiều, tiêu hoá tốt, đi cầu phân tốt,… Với nhiều loại sữa khác nhau trên thị trường, chọn loại nào để dùng hoặc đổi sang nhãn hiệu nào phải hết sức lưu ý:

Cần phù hợp độ tuổi của trẻ: trẻ dưới sáu tháng chỉ nên dùng sữa công thức 1, nếu muốn đổi sữa (vì bé bú ít, không lên cân hay táo bón nhiều, ọc sữa nhiều, đi tiêu phân không tốt…) thì phải đổi sang nhãn hiệu sữa khác nhưng vẫn phải thuộc nhóm công thức 1, vì chức năng thận còn non yếu của trẻ chỉ phù hợp với lượng chất đạm trong sữa công thức 1.

Trẻ bắt đầu tròn sáu tháng thì phải đổi sang sữa công thức 2 của cùng nhãn hàng của loại sữa đã sử dụng trước đó, vì lúc này chức năng thận của trẻ tốt hơn nhiều và thích nghi được với sữa công thức 2 giàu đạm hơn, tương ứng với nhu cầu đạm gia tăng ở trẻ lớn. Trẻ trên một tuổi có thể dùng nhiều loại sữa trong ngày, có thể dùng sữa tươi… Nếu cần thiết, có thể thay đổi tuỳ theo khẩu vị, ý thích trẻ, hoàn cảnh gia đình,…

Không nên đổi sữa thường xuyên với trẻ nhỏ: vì cơ thể trẻ phải có một thời gian để thích ứng với loại sữa đó, nhằm có sự tiêu hoá hấp thu tốt nhất. Mỗi loại sữa có thể tự tạo ra những môi trường vi sinh đường ruột khác nhau. Khi đổi sữa sẽ làm thay đổi môi trường vi sinh đường ruột, ảnh hưởng đến tiêu hoá hấp thu sữa và thậm chí các loại thức ăn khác.

Đừng quá e ngại đổi sữa khi cần thiết: như với trẻ lớn, khi bú sữa bị tiêu chảy hay táo bón thường xuyên, phân xấu, bú quá ít, không lên cân…, chỉ cần chọn một loại sữa phù hợp tuổi, nhãn hiệu tin cậy, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả phù hợp với kinh tế gia đình. Sau đó cho bé uống thử, theo dõi tiêu hoá hấp thu và sự phát triển của bé để xác định sự phù hợp.

Có thể đổi sữa mới ngay lập tức mà không cần giai đoạn chuyển tiếp: nếu trẻ vẫn thích nghi được, uống sữa mới bình thường giống như sữa trước đó, đạt mục tiêu tăng cân, tăng cao tốt…, việc đổi sữa khi đó thành công.

Trong trường hợp bé bú hay uống ít hơn, rối loạn tiêu hoá, không tăng cân,… thì cần có giai đoạn chuyển tiếp: tiếp tục uống sữa cũ nhưng bớt đi một cữ mà thay bằng một bữa bú sữa mới, sau đó mỗi 5 – 7 ngày, thay thêm một bữa bú sữa cũ bằng sữa mới cho đến khi có thể thay thế hoàn toàn, để cơ thể có thời gian thích nghi dần.

Tác động của một loại sữa với từng trẻ không phải chỉ một ngày hay hai ngày là thấy ngay. Vì vậy, sau khi đổi sữa một thời gian tối thiểu hai tuần thì mới có thể tạm đánh giá loại sữa đó có phù hợp với trẻ không. Và một điều rất quan trọng, cần biết rõ những trục trặc của trẻ là do sữa hay do thiếu uống nước, do thức ăn đặc không phù hợp, cơ thể trẻ dị ứng, không dung nạp…

Nếu đã thay đổi hai, ba loại sữa mà vẫn không đạt mục tiêu mong muốn thì hãy nghĩ đến rắc rối không phải do sữa mà do nguyên nhân khác. Trường hợp gặp khó khăn khi chọn sữa hoặc đổi sữa, có thể đến tư vấn ở các bác sĩ dinh dưỡng.

Meo.vn (Theo VTC)

Cần làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có khoảng 500 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng trên thế giới; trong đó, rối loạn tiêu hóa có thể là nguyên nhân trực tiếp, hoặc gián tiếp chiếm tới 30%. Trẻ có những biểu hiện gây khó chịu như nôn trớ, đầy bụng khó tiêu, đi phân lỏng hoặc nặng hơn là táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài dai dẳng. Khi “cục cưng” của bạn mắc phải các triệu chứng này, bạn sẽ làm gì để giải quyết tình trạng gây lo lắng này? Lời khuyên của các chuyên gia y tế là bạn hãy bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề…

Hình ảnh mang tính chất minh họa. Ảnh: Corbis.

 

Không dung nạp đường lactose là gì và vì sao gây ra rối loạn tiêu hóa?

Theo số liệu thống kê của khảo sát “Đánh giá sự dung nạp sữa công thức ở trẻ và các vấn đề cho trẻ ăn” do công ty A.C. Nielsen thực hiện vào tháng 1 năm 2009, có đến 66% các bà mẹ trên thế giới và 91% các bà mẹ tại Việt Nam cho biết con họ gặp phải các vấn đề về dung nạp sữa như nôn trớ, ợ hơi, quấy khóc, táo bón, đi phân lỏng và nhiều vấn đề khác… 

Nghiên cứu từ Abbott cho rằng các triệu chứng không dung nạp trên có thể là kết quả của sự phản ứng nhạy cảm của cơ thể trẻ với đường lactose trong sữa công thức. Mặc dù những triệu chứng này có thể do hoặc không do trẻ bú sữa công thức, vốn là nguyên nhân thường xuyên bị quy kết, điều đó có thể gây khó chịu cho cả trẻ lẫn cha mẹ.

Buổi phỏng vấn với bác sĩ  Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phân môn Tiêu hoá Nhi, Trường Đại học Y Dược TPHCM, đã cho chúng ta hiểu rõ nguyên nhân của vấn đề có thể nằm ở đâu.

PV: Thưa bác sĩ Tuấn, xin bác sĩ cho biết một số vấn đề gặp phải khi trẻ ăn sữa công thức?

Bs Tuấn: Các bậc phụ huynh thường lo lắng khi trẻ xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Các rối loạn thông thường như nôn trớ, đau bụng, ợ hơi hay táo bón… Nhiều phụ huynh có con lần đầu khá lo lắng về vấn đề này, vì họ không biết nguyên nhân nằm ở đâu.

PV: Vậy nguyên nhân của những triệu chứng này là gì thưa bác sĩ ?

Bs Tuấn: Sự không dung nạp đường  lactose trong sữa công thức  có thể gây ra các triệu chứng trên. Khi chúng ta không dung nạp được đường lactose, điều đó có nghĩa là cơ thể không sản sinh đủ lactase, là enzyme cần thiết để tiêu hóa đường lactose – loại đường chính có trong sữa bò và các sản phẩm sữa khác. Vì vậy, đường lactose không tiêu hóa được vẫn nằm trong đường ruột và gây ra các vấn đề rối loạn tiêu hóa trên. Những vấn đề này có thể gây ra khó chịu nhưng không nguy hiểm. Một số các trường hợp khác có thể gây ra do thành phần đạm và chất béo không phù hợp với trẻ.

Tìm giải pháp phù hợp cho trẻ không dung nạp đường lactose và quẳng đi gánh lo!

Theo thống kê tại Viện dinh dưỡng, ngày càng nhiều trẻ em từ 1 đến 3 tuổi bị rối loạn tiêu hóa được khám và điều trị tại bệnh viện. Rất nhiều trẻ gặp tình trạng này kéo dài, không điều trị kịp thời nên dẫn đến giảm khả năng miễn dịch và suy dinh dưỡng. Để cải thiện vấn đề, cần thay đổi nhận thức về việc chuyển sang loại sữa khác ngay mà không cân nhắc nguồn gốc thực sự của vấn đề nằm ở đâu. 

Hình ảnh mang tính chất minh họa. Ảnh: Corbis.

Bác sĩ Tuấn cho biết giải quyết vấn đề này không những giúp cho trẻ hấp thu sữa dễ dàng hơn mà còn hỗ trợ cho sự phát triển của toàn bộ cơ thể trẻ. Và đối với các bậc phụ huynh lần đầu được làm cha mẹ, khi những biểu hiện khó chịu trên xuất hiện, không nên quá lo lắng. Nếu như trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, và bị những rối loạn tiêu hóa này, bác sĩ sẽ tư vấn đổi sữa công thức cho trẻ và lời khuyên ở đây là chọn loại sữa công thức có đầy đủ dưỡng chất, giảm đường lactose và được điều chế đặc biệt để giải quyết các vấn đề tiêu hóa của trẻ.

Việc chọn lựa để chuyển sang một sữa công thức khác hoặc loại sữa có lượng lactose thấp là một quyết định quan trọng để giúp trẻ cảm thấy thoải mái dễ chịu. Tạm biệt các rối loạn tiêu hóa khó chịu ở bé nhé!