Lưu trữ cho từ khóa: Dinh dưỡng & Chăm sóc

Nên làm gì để con thôi mút tay?

(Webtretho) Việc mút tay có vẻ ngon lành đối với con nhưng lại là nỗi ám ảnh dai dẳng và đáng sợ của không ít ông bố, bà mẹ; vậy mới có chuyện trên diễn đàn Webtretho, những tâm sự về cuộc giằng co "con mút tay - mẹ rút tay" dường như cứ mãi hoài không ngừng lại được. Phải chăng chúng ta đành "bó tay" chờ đến khi con chán thì thôi?

Sao con lại mút tay?

Trẻ con đã hình thành thói quen mút tay ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bản năng mút giúp bé sinh tồn, và việc mút ngón tay - hơi giống với “ti” mẹ - giúp nhiều đứa trẻ cảm thấy trấn tĩnh và thoải mái. Bé tìm đến với cái ngón cái của mình khi mệt, bệnh, sợ hãi, khi đang cố thích nghi với những thử thách chẳng hạn như bắt đầu đi trẻ, “chịu đựng” một chuyến đi đường dài hay để tự dỗ mình vào giấc ngủ khi tỉnh giấc lúc nửa đêm.

Nếu ngón tay của con bạn bị đỏ, nứt thì hãy bôi thuốc mỡ dưỡng ẩm, kem hoặc kem dưỡng da cho bé khi bé ngủ. (Nếu bạn bôi khi bé còn thức thì những loại kem thuốc này sẽ lại vào miệng bé là chính mà thôi.)

Tuy vậy, bản năng sinh tồn này có thể đưa đến những hậu quả thể hiện rõ ràng nhất khi bé 4-5 tuổi: Khi bé mút tay, cường độ hút và lực đẩy của lưỡi cộng với độ tì của ngón cái tạo có thể tác động đến sự phát triển răng miệng của bé (răng bị hô hoặc bị hở) - gây khó khăn cho việc cắn hay nhai thức ăn, răng dễ bị sứt mẻ. Răng không thẳng hàng còn dễ khiến bé phát âm không chuẩn. Việc mút tay cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của bé do bé bị người khác, bạn bè trêu chọc; mút tay cũng khiến bé khó thoải mái nói chuyện hay làm việc gì, ngón tay bị mút thường sẽ bị ẩm ướt, sưng, chai, thậm chí bị nhiễm trùng.

Bạn nên làm gì?

Chắc chắn bạn phải giúp con bỏ thói quen mút tay, nhưng nếu bạn can thiệp quá sớm, không đúng cách hoặc cố can thiệp trong những hoàn cảnh bất lợi thì hoàn toàn có thể gây nên tác dụng ngược. Nếu con bạn bắt đầu đi học, mới có em, hay phải đối mặt với những tình huống mang tính thử thách khác, hãy chờ thêm vài tháng trước khi đề cập lại vấn đề.

webtretho_bé mút tay

Bạn có thể cần cho con thêm thời gian trước khi từ bỏ hoàn toàn thói quen mút tay (Ảnh: Inmagine)

Theo các chuyên gia tại American Dental Association, bạn chưa cần phải lo chuyện mút tay gây ảnh hưởng đến sự phát triển răng miệng của bé cho đến sau khi bé được 3-4 tuổi; và không phải tất cả các hành động mút tay đều tai hại ngang nhau. Các chuyên gia nói rằng những đứa trẻ chỉ để ngón tay một cách thụ động trong miệng sẽ ít bị nguy cơ hơn những đứa trẻ mút tay một cách “quyết liệt”. Vậy nên hãy quan sát con cùng “kỹ thuật” của bé, nếu bé mút tay một cách thô bạo hoặc mút tay mạnh đến 30 phút một lần thì bạn sẽ cần phải can thiệp vào thói quen của bé sớm hơn.

Nhưng can thiệp như thế nào là phải? Trừng phạt đứa con 2 tuổi của bạn hay năn nỉ bé đừng cho tay vào mồm nữa chẳng có kết quả gì đâu, bởi vì sự thật là bé chưa nhận thức được việc mình đang làm. Bạn cũng cần nghĩ lại về các cách phổ biến như dán băng dính hay bôi những chất đắng, cay lên ngón tay con để con bỏ mút tay - các chuyên gia khuyên bạn đừng làm như vậy vì có thể những thành phần trong loại chất mà bạn sử dụng không an toàn với trẻ nhỏ. Thêm nữa, nếu nghĩ cho kỹ, bạn sẽ thấy những phương pháp này hơi bất công, đặc biệt nếu con có thói quen này vì lý do tìm kiếm được sự an toàn và thoải mái.

Thường thì các bé sẽ tự bỏ mút tay khi tìm được cách khác để giúp mình thoải mái và bình tĩnh nhưng để cho chắc chắn, bạn hãy giúp con bằng cách quan sát và hành động. Nếu xác định được thời điểm và địa điểm mà con bạn mút tay nhiều - khi xem TV chẳng hạn - bạn có thể đưa cho bé lựa chọn khác như một quả bóng cao su để cầm nắm hay một con rối tay để chơi; nếu con có xu hướng mút tay khi mệt, bạn có thể xem xét đến chuyện tăng thời gian ngủ trưa cho bé hoặc chuyển giờ ngủ tối sớm hơn một chút; hoặc nếu con mút tay khi bực tức, hãy giúp bé thể hiện cảm xúc của mình bằng lời nói. Mấu chốt ở đây là bạn nhận ra được hành động mút tay này xảy ra ở đâu và khi nào để có cách phân tán sự chú ý cho phù hợp - tìm những hoạt động có thể giữ tay con bận rộn, đưa cho con những món ăn vặt lành mạnh, một chai nước và ống hút để giúp giải tỏa "cơn" thèm mút của bé...

ID emtit của diễn đàn Webtretho đã làm theo cách này: "Mỗi lần bé mút tay là mình khẽ nhấc tay bé ra và trò chuyện với bé, sau đó mình hát cho bé nghe, dùng hai tay của mình vỗ nhẹ vào hai tay của bé, bé sẽ thích thú và rất vui vẻ. Trước khi không chơi nữa, mình sẽ hướng cho bé nhìn bóng bay treo ở trên cao. Mình không khẳng định rằng bé nhà mình hết mút tay nhưng hôm thứ 7 thì bớt rất nhiều, qua ngày Chủ nhật là không thấy nữa. Mình nghĩ là phải kiên trì rèn luyện cho bé thì mới thành công được."

webtretho_giúp con thôi mút tay

Quan sát và tìm ra cách giúp con phù hợp nhất (Ảnh: Inmagine)

 

Nếu bé đã lớn rồi mà vẫn mút tay?

Nếu con bạn đến 5 tuổi mà vẫn còn mút tay thì thật sự đáng lo ngại bởi đến tuổi này, các bé đã bắt đầu thay răng, và những chiếc răng vĩnh viễn mới nhú là "đối tượng" rất dễ bị tổn thương. Khi này, bạn cần sử dụng đến loại vũ khí hạng nặng hơn: lời nói.

Lời nói ở đây không phải là năn nỉ, trêu ghẹo hay đe dọa... bạn làm như thế càng khiến bé trở nên bất an, và nhiều khả năng việc mút tay sẽ vẫn tiếp diễn. Các con khi này đã hiểu được rằng hành động của mình có thể đưa đến hậu quả như thế nào ("Mút ngón tay có thể làm cho răng bị xấu, bị chìa ra”) và bé cũng đã có khả năng tự chủ cao hơn, nên bạn hãy bình tĩnh, nghiêm túc nhưng thân tình trò chuyện với con, bảo con chia sẻ những cảm giác của bé về việc mút tay. Hầu hết mọi đứa trẻ tuổi này đều đã có những cảm giác lẫn lộn về thói quen của mình. Hãy cùng con nhìn vào gương để thấy sự khác biệt giữa khi bé đút ngón tay vào mồm và khi bé mỉm cười.

Việc từ bỏ một thói quen không phải là việc dễ dàng với bất kỳ ai, hãy cho con hiểu rằng hai bạn có thể cùng giúp đỡ lẫn nhau. Hãy thử cùng con tạo một cái lịch “không mút tay” để theo dõi và thưởng cho con vì đã biết kiềm chế xem sao, bạn có thể sẽ bất ngờ khi thấy chỉ cần những hình dán trên lịch thôi là đã đủ động lực cho con bạn phấn đấu rồi đấy.

Chúc bạn thành công!

5 “chiến thuật” giúp con cai ti giả

(Webtretho) Bạn đã phải vật lộn với quyết định có nên cho bé ngậm ti giả không, và giờ là lúc để chấm dứt việc này, và bạn sẽ giúp bé nói lời từ biệt với “người bạn thơ ấu” giờ đây không còn tốt cho bé nữa, thậm chí còn gây hại cho hàm răng xinh của con.

>> Núm vú giả - lưu ý khi dùng và cách giúp con từ bỏ

Ngậm ti giả quá lâu sẽ gây ảnh hưởng xấu đến răng xinh của con. Ảnh: Corbis.

Bài viết này cung cấp cho bạn 5 phương pháp để giúp con cai ti giả. Không có phương pháp nào là tốt nhất cả, bạn hãy lựa chọn theo mức độ phù hợp với bạn và tính cách của con bạn. Một số bé chấp nhận việc bỏ ti giả một cách đơn giản khi bạn vứt nó đi, trong khi các bé khác cần cai ti giả từ từ, hoặc phải có phần thưởng kèm theo.

Phương pháp 1 – Cai từ từ

Từ từ cai ti giả cho bé tương tự như cách bạn làm với việc cai ti mẹ và cai bú bình. Hãy nhớ là con bạn đã hình thành thói quen gắn chặt với chiếc ti cao su và việc bỏ nó đi sẽ không dễ dàng cho bé chút nào.

Chọn những thời điểm bé ít đòi ti giả nhất trong ngày và cất nó khuất mắt bé. Khi bé đòi chiếc ti giả của mình, hãy bảo rằng bạn sẽ đưa cho bé sau. Cố gắng trấn an con là con sẽ không sao cả và chuyển sang hoạt động khác.

Làm bé phân tâm bằng đồ ăn vặt hoặc đồ chơi. Để giúp bé không nghĩ đến chiếc núm vú giả của mình, hãy đưa cho bé thứ gì đó để làm và tránh ép buộc hay giằng co với bé.

Tăng dần thời gian từ chối đưa núm vú giả cho con đến khi bé không còn nghĩ về nó. Cữ ngủ ngày và tối sẽ là nấc cuối cùng trong việc cai ti giả cho con vì đây là thời điểm mà bé cần và đòi ngậm ti nhiều nhất.

Giúp bé làm quen với ý tưởng ngủ không ngậm ti trước khi bạn thật sự lấy nó đi. Chẳng hạn giúp con tìm một “người bạn ngủ” mới như ôm một chú gấu bông hoặc một cái chăn bé mê nhất.

Dù con khóc lóc thảm thiết, bạn vẫn phải dứt khoát tống khứ những chiếc ti giả đi. Ảnh: Corbis.

Phương pháp 2- Vứt đi thẳng thừng

Vứt chúng đi. Gom hết tất cả núm ti giả của bé vứt vào thùng rác và đem thùng rác khỏi nhà ngay trước mắt bé. (Thật là “dã man” nhưng hãy dặn lòng là bạn đang làm điều tốt cho con!)

Chuẩn bị tinh thần là bé sẽ khóc, vì bé không hiểu tại sao bạn lại vứt ti giả của bé đi. Hãy dỗ dành bé và giải thích cho bé rằng “giờ con đã lớn rồi và con phải làm ra dáng một cô bé / cậu bé lớn đi nào, người lớn thì không ai lại ngậm ti cả”.

Phương pháp 3 – Đàm phán với con

Trò chuyện với con rằng bố / mẹ nghĩ là đã tới lúc con phải bỏ ti giả đi thôi. Hãy để cho bé được quyền quyết định và đề nghị thưởng cho bé vào mỗi ngày bé không ngậm ti.

Làm cho bé một bảng ghi thành tích theo ngày tháng. Mỗi ngày bé không ngậm ti giả, hãy dán cho bé một “bông hoa bé ngoan” và động viên là con rất giỏi. Nếu bé đòi ti giả của bé, hãy cho bé biết là nếu vậy con sẽ không được “hoa bé ngoan” đâu.

Lên kế hoạch một ngày đặc biệt mà bé hiểu rằng đó là ngày cuối bé còn được ngậm ti. Sinh nhật bé là một ngày lý tưởng cho việc này, và chiếc núm ti giả thân quen giờ sẽ được thay thế bằng những món quà. Hãy chọn cho con những món quà mang ý nghĩa chuyển tiếp sang một giai đoạn tuổi mới, với chú thích của bạn là “chỉ có những cô / cậu bé lớn mới được dùng thứ này thôi”, thông thường, việc này rất hiệu quả với những cô cậu nhỏ hiếu thắng và thích làm người lớn.

Phương pháp 4 – Thu hẹp dần thời gian bé có thể ngậm ti

Chỉ cho phép bé được giữ núm vú giả vào giờ đi ngủ đêm và ngày. Thay vì để bé chạy quanh với ti giả trong miệng suốt cả ngày, hãy nói với con là bé chỉ được dùng nó khi ở trên giường thôi.

Cố định núm vú giả vào giường hoặc cũi của bé. Nếu bé vào phòng mình để lấy ti giả, hãy giải thích cho con rằng bé chỉ có thể dùng nó khi đi ngủ và hỏi con có muốn đi ngủ bây giờ không.

Chỉ cho phép bé được dùng ti giả vào giờ đi ngủ, và dần dần lấy nó đi. Ảnh: Corbis.

Bắt đầu lấy nó khỏi giường bé và giấu đi cả ngày. Khi bé thôi quay lại giường để nằm ngậm ti giả, hãy tiến đến một bước xa hơn và giấu nó đi. Khi bé hỏi về nó, bảo với bé rằng có lẽ nó sẽ trở lại sau.

Khi bé thôi hỏi về ti giả của mình và tìm kiếm nó suốt ngày, bắt đầu loại bỏ nó cả vào giờ đi ngủ. Vẫn tiếp tục giấu nó đi khi bé đi ngủ và chỉ đưa cho bé khi bé hỏi. Bạn cũng có thể nói với con nếu bé đòi ti lại: “Này, 4 ngày nay con đâu có hỏi nó, nếu tối nay không có nó thì con vẫn ngủ ngoan mà phải không?”

Phương pháp 5 – Dùi lỗ

Giữ núm vú giả trong phạm vi giường bé ngay khi bé bắt đầu biết đi.

Khi bạn không muốn bé dùng đến nó nữa và muốn bỏ nó đi, hãy dùi một cái lỗ trên đó, khiến nó không còn hoạt động khi bé mút nó. Điều này làm cho đứa trẻ tự nghĩ là nó đã hỏng và bé sẽ không còn thích nó nữa.

Mách nhỏ

- Cách tốt nhất để bỏ núm vú giả là hạn chế sử dụng khi bé còn ở tuổi sơ sinh. Điều này sẽ giúp tạo nên mối liên kết lỏng lẻo giữa bé và ti giả trong tương lai.

Hãy hiểu rằng bé thực sự hoang mang với việc bạn sẽ lấy chiếc ti giả thân thiết của bé đi. Ảnh: Corbis.

- Nếu bạn chọn cách bỏ ti giả bằng cách ném nó đi hoặc đơn giản là từ chối đưa cho bé, hãy sẵn sàng cho một cuộc chiến với con. Hãy giữ bình tĩnh với con và nhớ rằng bé có thể rất sợ hãi vì mất đi chiếc ti giả vốn có tác dụng trấn an khi đi ngủ.

- Hãy chắc chắn là bạn đã kiểm tra tất cả ngóc ngách, thùng hộp, giường cũi và tủ khi quyết định vứt tất cả núm vú giả của bé đi. Bạn có thể sẽ rất ngạc nhiên vì không hiểu bé lại mò ở đâu ra một cái khi mà bạn đã vứt đi hết rồi, sau đó bạn phát hiện ra là bé nhớ được chuyện cái ti giả dưới gầm giường hay việc bé đã từng làm rơi một cái vào thùng đồ chơi.

- Nhớ thông báo với chồng, người thân và cả người trông trẻ hay các cô giáo và bảo mẫu ở trường của bé rằng bạn đang cai ti giả cho con. Để việc này thành công, bạn cần dự hỗ trợ của tất cả những người cùng chăm sóc bé.

Cảnh báo

- Không phải mọi trẻ em đều sẵn sàng cai ti giả tại cùng một độ tuổi. Một số bé cần nhiều thời gian hơn, và một số trong đó thậm chỉ còn tỏ ra là bé sẽ không nhân nhượng trong cuộc chiến này. Hãy kiên nhẫn với con và giúp bé đối mặt với việc mất đi một sự thoải mái và yên tâm mà bé đã có cùng với chiếc ti giả của mình.

- Sẽ luôn có những lời khuyên vô bổ và không mong đợi từ những người xung quanh về chuyện nuôi con. Trừ khi những lời khuyên này thực sự làm bạn suy nghĩ, đơn giản hãy trả lời “Cảm ơn! Tôi đã thu xếp ổn cả.” cho những lời khuyên không mong muốn.

Lưu ý khi làm sạch tai cho bé

(Webtretho) Bạn có biết tăm bông là một trong những nguyên nhân phổ biến làm thủng màng nhĩ? Bạn chắc mình không dùng một dụng cụ đáng sợ như thế để vệ sinh và lấy ráy tai cho con đấy chứ? Chúng tôi có lời khuyên nhỏ dành cho bạn.

Dụng cụ quen thuộc này có thể khá nguy hiểm. Ảnh: Inmagine.

Không nên

Vệ sinh tai hơn 2 lần / tuần. Ráy tai thực sự có ích và nó giúp dưỡng ẩm cho ống tai đồng thời ngăn bụi bẩn và các mảnh vụn rơi vào trong tai.

Sử dụng tăm bông và các dụng cụ nhỏ hơn để làm sạch tai. Nếu que tăm được đưa vào quá sâu, nó có thể làm tổn thương và thậm chí là làm thủng lỗ trên màng nhĩ dẫn đến mất khả năng nghe vĩnh viễn.

Dùng các loại thuốc không kê toa nếu bé được đặt ống thông màng nhĩ. Các thành phần như peroxide và cồn có thể đốt cháy và gây viêm nhiễm nếu được đưa vào ống. Và bạn cũng đừng dùng nến xông tai vì nó không những không có tác dụng mà còn có thể nguy hiểm cho bé.

Nên

Dùng khăn mặt ấm. Với cách này, bạn có thể nhẹ nhàng làm sạch ráy tai ở lối vào ống tai.

Đi khám ngay nếu bé bị đau hoặc than phiền là nghe không rõ. Điều này có thể do ráy tai nhiều quá mức gây ra. Bác sĩ nhi có thể lấy chúng ra hoặc hướng dẫn bạn cách để làm sạch chúng.

Nhỏ dầu em bé. Nếu bé của bạn dễ đóng ráy tai, bạn có thể nhỏ 2-3 giọt dầu em bé để làm mềm ráy tai và ngăn hình thành thêm ráy tai.

Giá trị cuộc sống từ khoa học

Với 200 phát minh được cấp bằng sáng chế mỗi năm, có thể nói “chăm sóc sức khỏe con người” là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Viện Bào chế Abbott Hoa Kỳ nhằm liên tục mang tới cho cộng đồng những giải pháp dinh dưỡng tốt nhất.

Những cột mốc lớn trong khoa học sức khỏe

2000 – Kaletra, thuốc điều trị HIV thế hệ mới do Abbott phát minh đã tiếp thêm hy vọng cho những bệnh nhân không còn thích hợp với các loại thuốc chữa HIV/AIDS ở giai đoạn đầu.

1994 – Thuốc gây mê đường hít thế hệ mới nhất, Sevorane, ra đời. Đây là loại thuốc được Quỹ Abbott tài trợ hoàn toàn miễn phí cho tất cả các ca phẫu thuật cho trẻ em bị dị tật hở môi và hở hàm ếch của chương trình “Phẫu thuật nụ cười” kết hợp với tổ chức Operation Smile.

 

Bạn có biết đằng sau những phát minh này là quá trình lao động của:

- 83.000 nhân viên trên toàn thế giới;

- 7.000 nhà khoa học hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực sức khỏe, dinh dưỡng;

- 130 quốc gia có văn phòng chính thức của Abbott;

- 100 nhà máy trên toàn thế giới.

1985 – Abbott phát minh ra phương thức xét nghiệm máu tầm soát HIV đầu tiên trên thế giới, đem đến một bước tiến nổi bật trong ngành y khoa toàn cầu.

1973 – Abbott giới thiệu Ensure – sản phẩm sữa dành cho người lớn đầu tiên trên thế giới. Ngoài ra, nhờ kết hợp nghiên cứu khoa học với công nghệ tiên tiến, các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt trong điều trị y khoa như Glucerna – sữa dành cho bệnh nhân đái tháo đường, Prosure – sữa giàu năng lượng dành cho bệnh nhân ung thư… trở thành những phát kiến thực sự trong lĩnh vực sức khỏe dinh dưỡng.

1927 – Công thức sữa dành cho trẻ nhỏ duy nhất ở thời điểm đó đã ra đời tại Hoa Kỳ, các sản phẩm sữa dinh dưỡng khác dành cho trẻ nhỏ nối tiếp xuất hiện sau đó như Gain Plus, Grow và Pediasure đã nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của các bà mẹ nuôi con nhỏ trên toàn cầu. Hệ dưỡng chất EyeQ Plus và hệ miễn dịch Immunify trong các sản phẩm này đóng góp tích cực vào quá trình phát triển toàn diện của trẻ ở giai đoạn đầu đời.

Trong suốt 127 năm hoạt động, Abbott đã trở thành một phần không thể thiếu của cộng đồng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho tất cả mọi lứa tuổi, mọi đối tượng khác nhau. Với 200 phát minh được cấp bằng sáng chế mỗi năm, có thể nói “chăm sóc sức khỏe con người” là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Viện bào chế Abbott Hoa Kỳ nhằm liên tục mang tới cho cộng đồng những giải pháp dinh dưỡng tốt nhất.

Pediatric_500

(Hình ảnh do Abbott cung cấp)

Thông tin thêm cho bạn:

Mời bạn đến tham dự các sự kiện do Abbott tổ chức để tìm hiểu thêm về các sản phẩm dinh dưỡng và để được tư vấn cách chăm sóc về sức khỏe cho trẻ tại những địa điểm sau:

Chủ nhật, ngày 15.04.2012:

- Trung tâm Văn hóa Thủ Đức – 119 Võ Văn Ngân, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, TP. HCM

- Nhà hát Trưng Vương – 35A Phan Chu Trinh, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng

- Trung tâm Văn hóa Thể dục Thể thao Q. Hoàng Mai – ngõ 104 phố Nguyễn An Ninh, P. Tương Mai, TP. Hà Nội

Chủ nhật, ngày 22.04.2012:

- Nhà Văn hóa Lao động – 86 Lê Duẩn, TP. Quy Nhơn

Lưu ý gì giúp con đi bơi an toàn?

(Webtretho) Trẻ con lúc nào cũng hiếu động, trong khi điều kiện nước ta vốn có đường bờ biển dài, nhiều sông, rạch, ao, hồ; vậy nên ông bà xưa mới có câu “Có phúc đẻ con biết lội…” Nhưng làm sao để giúp con "biết lội"? Cần lưu ý gì để đừng xảy ra những tình huống chẳng ai mong? Hãy cùng chúng atôi xem nhé!

Học bơi khi nào?

Theo ý kiến chung của các bác sĩ nhi khoa, bạn không nên cho con dưới 1 tuổi học bơi vì khi này bé chưa đủ cứng cáp để làm chủ được các vận động của cơ thể, chưa kiểm soát được thân nhiệt, hệ miễn dịch của bé cũng chưa đủ khỏe. Sau 1 tuổi, bé được học bơi đàng hoàng sẽ giảm nguy cơ bị chết đuối một cách đáng kể; tuy vậy, Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) nhấn mạnh rằng không phải đứa trẻ nào cũng sẵn sàng học bơi vào cùng thời điểm. Bố mẹ cần cân nhắc đến nhiều yếu tố như sự dạn nước của con, tâm lý của con, khả năng tập trung, nghe, hiểu và làm theo hướng dẫn, cũng như khả năng thể chất của con trước khi đăng ký lớp.

Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem đây có phải là hoạt động phù hợp với điều kiện sức khỏe của con hay không. Bé bị các bệnh về da hoặc bệnh lây nhiễm không nên đi bơi để tránh ảnh hưởng đến người khác đồng thời làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh của mình.

webtretho_kính bơi

Kính bơi, mũ, nút bịt lỗ tai... là những thứ nên chuẩn bị cho con (Ảnh: Inmagine)

Hãy chuẩn bị cho con: quần áo bơi vừa vặn, mũ, kính, nút bịt lỗ tai, kem chống nắng (do da trẻ con nhạy cảm nên bạn cần lưu ý chọn mua đúng loại kem dành cho trẻ nhỏ, với các thành phần tự nhiên)... Hạn chế để con đi bơi trong khoảng thời gian nắng gắt.

An toàn tại hồ bơi:

Trước khi bơi

Điều kiện an toàn của hồ bơi: Về lý thuyết mà nói, tốt nhất bạn hãy đưa con đến những hồ bơi có xác nhận Vệ sinh và An toàn hoạt động, có công khai rõ ràng thông tin về trình độ và kỹ năng của các huấn luyện viên. Nhưng cùng với đó, bạn nên đến thăm quan cơ sở vật chất, ghi nhận những thông tin cần thiết, quan sát thái độ của huấn luyện viên, nhân viên, của các bé khác… trước khi đăng ký lớp cho con mình.

Lớp học: Đối với lớp dạy bơi dành cho các bé nhỏ, một huấn luyện viên chỉ nên dạy cho khoảng bốn bé; với lớp dành cho các bé lớn hơn cũng không nên quá sáu bé một lớp.

Bản thân: Tìm hiểu, nắm rõ và dạy con những nguyên tắc an toàn cơ bản như không được chạy nhảy ở gần hồ bơi, không xuống nước hoặc lại gần hồ bơi khi không có người lớn đi kèm...; bố mẹ cũng nên học các biện pháp sơ cấp cứu cơ bản.

Trong khi bơi

Luôn để mắt trông chừng con, kể cả khi có huấn luyện viên và nhân viên cứu hộ ở đó. Các nhân viên cứu hộ phải trông chừng rất nhiều người cùng một lúc nên bạn không thể mong họ không rời mắt khỏi con bạn. Một đứa trẻ dưới 5 tuổi dù bơi giỏi đến đâu cũng vẫn luôn phải ở trong tầm tay với của người lớn.

Không cưỡng ép đem con xuống nước. Những đứa trẻ dưới 3 tuổi có thể sẽ bị sặc nước, không chỉ gây nguy hiểm mà còn gây ra những ấn tượng không hay và làm trẻ càng sợ nước, sợ bơi.

Một điểm cần lưu ý nữa: cả AAP và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đều khuyên các bậc phụ huynh nên cẩn trọng khi cho con dùng phao; vì khi cho con dùng phao, cả các bậc phụ huynh lẫn trẻ nhỏ đều có một cảm giác an toàn giả tạo và rất dễ trở nên lơ đãng, bất cẩn.

webtretho_cho con đi bơi

Luôn để mắt trông chừng khi con ở hồ bơi (Ảnh: Inmagine)

Sau khi bơi

Sau khi bơi, bố mẹ cần cho bé tắm gội lại sạch sẽ, vệ sinh và nhỏ thuốc mắt, mũi, tai. Trong trường hợp có bất cứ điều gì bất thường như viêm tai, đau mắt… bạn hãy tạm ngưng cho bé đến hồ bơi, thay vào đó là đến khám bác sĩ để điều trị khỏi mới được đi bơi tiếp.

<!]]>

Khắc phục những triệu chứng tiêu hóa sau khi uống sữa ở trẻ

Bạn hỏi, bác sĩ trả lời!

Hỏi:

Con tôi thường đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và nôn trớ sau khi uống sữa. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời:

Táo bón, tiêu chảy, đau bụng đầy hơi và nôn trớ xảy ra thường xuyên sau khi con bạn uống sữa có thể do nhiều nguyên nhân, bạn cần xem thời gian các triệu chứng trên xảy ra bao nhiêu giờ sau khi ăn, lượng sữa ăn vào có nhiều không, chai sữa và các dụng cụ pha sữa có đảm bảo tiệt trùng luộc sôi trước khi pha sữa không? Sữa pha và nước dùng để pha sữa có đảm bảo chất lương vệ sinh an toàn thực phẩm không? Khi ăn sữa trẻ có bị ốm gây đầy hơi không? Các triệu chứng táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, nôn trớ, đau bụng là những triệu chứng tiêu hóa rất phổ biến hay gặp ở trẻ nhỏ. Theo những công trình nghiên cứu ở trẻ nhỏ:  58% trẻ dưới 6 tháng có thể gặp những triệu chứng trên vì rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên những triệu chứng này như nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, cấu trúc và chức năng ống tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện, cho trẻ ăn chưa đúng phương pháp về chất lượng, số lượng và cách cho ăn. Nếu sau khi đã xem xét và loại trừ cẩn thận các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa thường gặp trên thì một nguyên nhân cũng thường gặp là trẻ có thể rối loạn tiêu hóa do kém hấp thu với đường Lactose trong sữa hoăc dị ứng với chất đạm sữa bò. Kém hấp thu với đường Lactose còn gọi là bất dung nạp Lactose. Các bà mẹ có thể nhận biết được bất dung nạp Lactose ở trẻ  khi cho trẻ ăn sữa công thức bình thường với những biểu hiện như: sau vài giờ trẻ nôn, đầy hơi, không muốn ăn, quấy khóc, tiêu chảy, phân lỏng toàn nước chua hoặc có bọt, hậu môn đỏ. Nhưng các triệu chứng trên lại giảm rõ rệt khi cho trẻ ăn sữa không có Lactose. Đường Lactose chủ yếu có trong sữa công thức, cung cấp Glucose cho sự hoạt động của não và cơ thể, làm phân mềm, tạo sự vượt trội của Bifidus, Lactobacillus – vốn là vi khuẩn có lợi giúp cho sự phát triển hệ miễn dịch và tiêu hoá trong cơ thể trẻ. Men Lactase ở màng ruột là men tiêu hoá biến đường Lactose trở thành đường Glucose.Khi đường Lactose không được hấp thu do thiếu men Lactase, Lactose sẽ bị ứ đọng trong ruột già, lên men sinh các axit hữu cơ làm phân chua, tăng áp lực thẩm thấu hút nước vào ruột gây phân lỏng, sinh hơi CO2 và H2 gây chướng bụng, đau bụng và rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Khoảng 90% người ở các lục địa Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ có tình trạng kém hấp thu với đường Lactose.

Dị ứng với chất đạm sữa bò, tình trạng khó tiêu của đạm Casein (loại chất đạm chiếm 80% trong sữa bò) cũng là một nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu ở trẻ em khi uống sữa công thức. Các bà mẹ có thể nhận biết các dấu hiệu của tình trạng này ở bé như dị ứng da, chàm hai má, mẩn ngứa, viêm mũi dị ứng, khò khè kèm theo với các triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi, nôn trớ, tiêu chảy. Thậm chí tình trang nguy kịch như sốc khi uống sữa bò là những dấu hiệu gợi ý khi  trẻ có dị ứng với đạm sữa bò. Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh việc cho trẻ ăn uống vệ sinh, ăn thức ăn phù hợp, cha mẹ có thể giảm bớt hoặc không cho trẻ sử dụng sản phẩm chứa Lactose. Thay vào đó, phụ huynh có thể cho trẻ uống sữa không có Lactose.

Ngày ngay khoa học tiên tiến đã tìm ra giải pháp cho sữa công thức giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt bằng việc sử dụng đạm Whey thủy phân – loại đạm này được chứng minh giúp trẻ dễ tiêu hóa, loại trừ nguyên nhân gây khó dung nạp, và giảm hàm lượng Lactose.

Do vậy trường hợp của ban hỏi rất có thể con bạn có tình trạng kém hấp thu với đường lactose. Bạn có thể đưa cháu tới các thầy thuốc nhi khoa hoặc dùng thử các loại sữa giảm đường Lactose, giảm Casein và có bổ sung đạm Whey thủy phân nếu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa được cải thiện.

Bổ sung Vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ

Vitamin là những chất cần thiết nhằm giúp cơ thể của trẻ có thể hoạt động bình thường. Vì vậy, những trẻ bị thiếu vitamin thường bị ốm, mệt mỏi, chậm lớn và có tỷ lệ hồng cầu thấp. Do hệ miễn dịch ở trẻ vẫn đang phát triển nên trẻ sẽ phải chịu ảnh hưởng từ việc thiếu vitamin nhiều hơn so với người lớn. Việc bổ sung vitamin vào khẩu phần ăn hằng ngày có thể tránh được nguy cơ thiếu chất ở trẻ em.

5 vitamin không thể thiếu đối với trẻ nhỏ

Ai cũng biết vai trò quan trọng của vitamin đối với cơ thể dù chỉ cần một lượng nhỏ. Có nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng trong chế độ ăn uống của trẻ, giúp trẻ tăng trưởng khỏe mạnh, phát triển và hoàn thiện chức năng miễn dịch. Dưới đây là những vitamin và khoáng chất quan trọng nhất đối với trẻ tuổi chập chững.

Ảnh: Công ty TNHH Dược Phẩm Hoa Sen.

Sắt

Sắt tham gia vào việc tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, thiếu sắt trẻ hay bị ốm đau do hệ thống miễn dịch suy giảm. Trẻ cần nhận được khoảng 15mg sắt mỗi ngày. Trẻ sẽ bị thiếu chất sắt trong chế độ ăn uống khi không ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt như thịt. Khi thiếu sắt, trẻ có thể bị thiếu máu với các triệu chứng như tái da, trẻ hay quấy khóc, tỏ ra khó chịu.Việc bổ sung một lượng lớn sữa cũng có thể cản trở sự hấp thu sắt. Do đó, bác sĩ có thể có quy định bổ sung sắt.

Canxi

Canxi có vai trò quan trọng trong sự phát triển và là khoáng chất nhiều nhất của cơ thể với 99% tập trung ở xương và răng, 1% còn lại nằm trong máu, mô tế bào. Khi thiếu canxi kéo dài sẽ khiến trẻ dễ bị còi xương, chậm lớn. Nếu hấp thu đủ canxi, trẻ sẽ có khung xương chắc khỏe khi trưởng thành. Canxi rất cần thiết cho não và hệ thần kinh, cho quá trình đông máu, sự chắc khỏe của xương và răng cũng như hấp thu vitamin B12. Liều lượng khuyến cáo của canxi đối với trẻ mới biết đi là 800mg mỗi ngày.

Vitamin A

Vitamin A là một vitamin tan trong chất béo, cùng với vitamin D, được lưu trữ trong các mô mỡ của cơ thể. Loại vitamin này cần thiết cho thị lực trẻ, cũng như sự khỏe mạnh của da và tốt cho hệ miễn dịch. Thiếu vitamin A còn làm cho trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa.

Ảnh: Công ty TNHH Dược Phẩm Hoa Sen.

Vitamin C

Vitamin C là một vitamin tan trong nước nên nó cần phải được bổ sung thường xuyên. Trẻ em nên ăn 2 hoặc nhiều hơn khẩu phần vitamin C hằng ngày để giữ cho các mô cơ thể khỏe mạnh và để giúp vết thương lành lại. Vitamin C cũng giúp cơ thể của trẻ chống lại nhiễm trùng và hỗ trợ trong việc hấp thụ sắt. Trẻ thiếu hụt vitamin C do không ăn đủ trái cây và rau quả.

Vitamin D

Lượng vitamin D thích hợp giúp cho sự phát triển, khỏe mạnh của xương và răng, cũng như tốt cho sự hấp thụ hay chuyển hoá các vitamin và khoáng chất khác như canxi. Đồng thời, loại vitamin này giúp ngăn ngừa bệnh còi xương. Trẻ em nếu không được cung cấp đủ vitamin D thì xương và sụn không được vôi hóa đầy đủ, sụn phát triển không bình thường, làm xương biến dạng. Vitamin D được tạo ra khi da hấp thụ ánh sáng mặt trời.

Bổ sung vitamin cho trẻ dưới dạng nào?

Trẻ em cần được bổ sung vitamin dạng dung dịch khi khẩu phần ăn hằng ngày không cung cấp đủ dưỡng chất, nhất là khi trẻ chủ yếu ăn đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn.

Trẻ em vốn kén chọn thức ăn và bổ sung vitamin dạng dung dịch sẽ dễ dàng hơn các loại viên nén. Hơn nữa, vitamin dạng nước còn có rất nhiều hương vị khác nhau. Nếu con bạn không chịu uống bất kỳ loại vitamin nào, bạn có thể trộn vitamin dạng nước không mùi vị vào thức ăn hoặc đồ uống cho trẻ.

Hệ tiêu hóa của trẻ hấp thu các dưỡng chất ở dạng dung dịch dễ dàng hơn dạng viên nén hay viên nang. Theo chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, chỉ có khoảng 20% dưỡng chất trong các loại vitamin dạng viên nén được hấp thu trong khi cơ thể có khả năng hấp thu được 98% dưỡng chất từ vitamin dạng dung dịch và có thể hấp thu ngay và gần như hoàn toàn chỉ vài phút sau khi uống. Ngược lại, các dưỡng chất bổ sung dạng viên nén cần vài giờ để có thể thấm được vào cơ thể để chuyển hóa và không được hấp thu hoàn toàn. Vitamin dạng dung dịch cho trẻ em cũng có thêm chất chống ô-xi hóa giúp chống nhiễm trùng, thành phần này hầu như không có trong các loại vitamin dạng viên nén.

Để bổ sung và ngăn ngừa trẻ thiếu hụt vitamin, biếng ăn, chậm lớn, phụ huynh có thể cho trẻ dùng các thực phẩm chức năng. Siro ăn ngon Hoa Thiên của Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen thành phần gồm các vitamin và khoáng chất bổ sung những thiếu hụt dinh dưỡng hằng ngày của trẻ, giúp trẻ hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng nhanh hơn và ăn ngon miệng hơn. Phụ huynh có thể tham khảo sản phẩm này để khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ. Sản phẩm này không phải là thuốc, không dùng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thông tin liên hệ:
ĐT tư vấn miền Nam: 08.6255.2222- 0914.04.18.18
ĐT tư vấn miền Bắc: 04. 3782.3630- 0904.06.26.06
Sản phẩm không phải là thuốc và không có chức năng thay thế thuốc chữa bệnh. Siro Ăn ngon Hoa Thiên hiện có bán tại các nhà thuốc Đông và Tây y trên toàn quốc.

 

Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 6-9 tuổi – Phần cuối

(Webtretho) Thừa cân, béo phì là một hiện tượng nổi cộm không chỉ ở các nước phát triển; trong những năm gần đây, nó đã xuất hiện tương đối nhiều ở Việt Nam và có khuynh hướng ngày càng tăng. Nguyên nhân của thừa cân thường là do trẻ được cung cấp chế độ ăn vượt trên nhu cầu năng lượng cần thiết trong một thời gian dài. Chính vì vậy việc khắc phục hậu quả cần phải tốn một thời gian dài không kém với sự hợp tác chặt chẽ của gia đình, trường học, thầy thuốc và cả bản thân trẻ.

>> Phần 1: Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Điều đầu tiên cần lưu ý là độ tuổi tiểu học cũng chính là lúc mà tiềm năng phát triển chiều cao đang dồi dào nên ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt cần có ý kiến của các chuyên gia, thường ta không khuyến khích “bỏ đói” trẻ để cho trẻ giảm cân mà nên áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm kiểm soát cân nặng của trẻ trong khi giúp tăng phát triển chiều cao.

Bạn hãy phân chia các bữa ăn trong ngày của con theo một thời gian biểu hợp lý. Trẻ có thể ăn 4 đến 5 bữa / ngày theo như nguyên tắc chung (3 bữa chính + 1-2 bữa phụ) nhưng bữa ăn cuối cùng trong ngày nên càng sớm càng tốt (khoảng 7 giờ tối). Các thức ăn được đưa vào cơ thể sau thời gian này thường được tiêu hóa trong thời gian trẻ ngủ, tức là khi cơ thể không hoạt động nên sẽ chuyển thành dạng năng lượng dự trữ.

Bạn cũng đừng thấy con đã thừa cân mà ngăn cấm con uống sữa. Theo khuyến cáo chung vẫn phải cho trẻ dùng sữa nhưng nên lựa chọn loại sữa không có chất béo (sữa gầy, sữa tách béo, sữa tách bơ) hoặc sữa đậu nành. Cần lưu ý đến lượng đường cho thêm vào sữa, tốt nhất nên tập cho trẻ uống sữa lạt không đường.

Lựa chọn thức ăn như thế nào cũng rất cần được lưu ý trong điều trị thừa cân. Các thức ăn được lựa chọn cho trẻ thừa cân phải theo nguyên tắc “giảm bột đường, béo và tăng rau trái”. Thay vì ăn thịt, nên cho trẻ ăn cá, đậu hũ; khi ăn thịt, hãy loại bỏ các loại mỡ thịt, da, lòng động vật ra khỏi chế độ ăn, thay các thức ăn chiên xào bằng các thức luộc, hấp, canh. Các thức ăn nhẹ nhàng như bún, cháo, phở… nên được chọn thay cho các loại thức ăn có năng lượng cao như xôi, bánh mì, bánh chưng; tránh các loại thức ăn nhanh, thực phẩm công nghiệp. Mỗi bữa ăn giảm của bé từ 1/2 đến 1 chén cơm và thay vào đó bằng canh rau hay trái cây (các loại trái cây không ngọt như thanh long, cam bưởi, dưa hấu, dưa bở…). Các bữa phụ nên chọn ăn trái cây, khoai củ và không được cho trẻ ăn vặt ngoài bữa ăn, nhất là với các loại thức ăn giàu năng lượng như bánh kẹo ngọt, sô-cô-la.

webtretho_trẻ thừa cân nên hạn chế ăn ngọt

Không nên để các bé thừa cân dễ dàng tiếp cận với đồ ngọt (Ảnh: Inmagine)

Chế độ tập luyện cần phải được chỉ định đi kèm với chế độ ăn. Có thể cho trẻ tập bất cứ môn thể thao nào mà trẻ ưa thích, thời gian tập khoảng 3 – 4 lần một tuần, mỗi buổi từ 1,5 – 2 giờ. Ngoài ra, nên tập cho trẻ một thói quen sống năng động, tham gia công việc gia đình, đi dạo cùng mẹ, cha, em bé, giảm các trò chơi không vận động như video – game, hay đọc sách.

Điều trị tâm lý cho trẻ cũng là một nội dung quan trọng trong điều trị béo phì. Cần giúp trẻ vượt qua các mặc cảm về bản thân, tham gia vào các hoạt động có tính tập thể, khuyến khích động viên trẻ để trẻ áp dụng được các chỉ định điều trị của thầy thuốc – thường khô khan và và rất khó theo đuổi. Nên giáo dục cho trẻ ý thức về lợi ích của từng việc cần làm để đánh thức tính tự giác nơi chúng. khen ngơi trẻ khi chúng đạt được các thành quả khả quan và an ủi khi chúng thất bại trong một việc gì đó.

Dinh dưỡng hợp lý để đạt được sức khỏe tối ưu cho cá nhân và cộng đồng là mục tiêu quan trọng mà ngành dinh dưỡng nói riêng và ngành y tế nói chung đang phấn đấu thực hiện bằng mọi cách. Để đạt được điều này cần sự liên kết chặt chẽ của mọi thành viên trong xã hội, trong đó việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ lứa tuổi tiểu học là một bộ phận quan trọng không thể thiếu.

Cùng con vượt qua chứng biếng ăn

Khi cho trẻ ăn, nếu cha mẹ thường xuyên gặp phải những khó khăn như: trẻ hiếu động, lơ là chuyện ăn uống, trẻ kén ăn, la khóc khi ăn, ngậm thức ăn không chịu nuốt… Đó chính là những dấu hiệu chứng tỏ trẻ đã mắc chứng biếng ăn.

Việc biếng ăn khiến trẻ chậm tăng cân hay gây ra bệnh suy dinh dưỡng ngắn hạn, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ ở “thời kỳ phát triển vàng”.

Ảnh: Công ty TNHH Dược Phẩm Hoa Sen.

Đừng bỏ lỡ “thời kì phát triển vàng” của con

Thực tế khoa học đã chứng minh, sự phát triển chiều cao, cân nặng và bộ não phần lớn được quyết định trong 6 năm đầu đời của trẻ, khoảng thời gian mà các nhà Tâm lý học phát triển gọi đó là 6 năm “vàng”. Bởi vì, trong giai đoạn này trẻ có tốc độ phát triển trí tuệ và thể chất cực lớn, sau 6 năm đầu mà trẻ bị còi hoặc ốm yếu, thì dù có nỗ lực đến đâu cũng không thể bù đắp được vì hầu như mọi chuyện đã được “an bài”. Chính vì vậy, việc hỗ trợ dinh dưỡng ở giai đoạn này là đặc biệt quan trọng hơn bất kỳ giai đoạn nào khác trong cuộc đời của trẻ. Tuy nhiên, ở Việt Nam số lượng trẻ biếng ăn ngày càng cao, trong đó tỉ lệ biếng ăn cao nhất là 38% thuộc nhóm trẻ từ 1 – 6 tuổi khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng.  Biếng ăn sẽ làm trẻ không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não(Taurin, Dha… ); chiều cao (Calci, Lysin, Phospho… ); các dưỡng chất cần thiết cho hệ thống miễn dịch (vitamin C, kẽm… ). Hậu quả của sự thiếu hụt này sẽ dẫn đến việc trẻ chậm phát triển về thể chất, thậm chí có thể bị suy dinh dưỡng với một thân hình còi cọc và ốm yếu. Biếng ăn cũng dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển, bệnh tật như da thô ráp, hay bị cảm lạnh, mắt khô, tóc khô và dễ gãy, da bị ngứa… Nặng hơn, có thể rối loạn tăng trưởng và dễ mắc các bệnh mãn tính do thiếu khả năng miễn dịch. Bên cạnh đó, hậu quả lâu dài và nghiêm trọng của biếng ăn là làm ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy trí tuệ của trẻ. Trẻ biếng ăn thường không đủ dinh dưỡng, khiến trẻ hay mệt mỏi, cơ thể không đủ lực cho trí óc tập trung và tư duy – thường lơ là chuyện học tập và thành tích học tập vì thế cũng kém hơn so với những trẻ khỏe mạnh.

Ảnh: Công ty TNHH Dược Phẩm Hoa Sen.

Sức khỏe của con, hạnh phúc của mẹ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn ở trẻ như lý do tâm lý, bệnh lý, thức ăn không ngon… và tuỳ theo từng nguyên nhân mà cha mẹ cần có những biện pháp khắc phục khác nhau. Một trong những biện pháp hiện rất được các bà mẹ Việt Nam tin dùng trong quá trình giúp con vượt qua chứng biếng ăn đó chính là Siro ăn ngon Hoa Thiên. Được nghiên cứu, sản xuất trong nước với dây truyền công nghệ hiện đại, Siro ăn ngon Hoa Thiên đã kết hợp L-Lysin với các vitamin nhóm B giúp trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn, kích thích sự thèm ăn của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Không chỉ thế, Siro ăn ngon Hoa Thiên còn bổ sung cho trẻ DHA và Taurin- các thành phần giúp tăng cường phát triển trí não ở trẻ; cung cấp các vi chất Calci lactate và Cao xương động vật- thành phần giúp phát triển chiều cao cho trẻ.

Bên cạnh đó, Siro Ăn ngon Hoa Thiên được bào chế dưới dạng siro kết hợp với mật ong giúp siro có vị ngọt tự nhiên và dễ uống, dễ sử dụng, có thể cho trẻ uống trước bữa ăn, uống nguyên chất, hòa vào nước hay trộn với thức ăn. Với công thức đặc chế được nghiên cứu dành riêng cho trẻ em Việt Nam, Siro ăn ngon Hoa Thiên thực sự là một sản phẩm hữu ích trong cuộc chiến chống lại chứng biếng ăn ở trẻ em, đem lại cho trẻ sự phát triển toàn diện cả về chiều cao, cân nặng và trí tuệ.

Thông tin liên hệ:
Điện thoại tư vấn miền Nam: 08.6255.2222- 0914.04.18.18
Điện thoại tư vấn miền Bắc: 04. 3782.3630- 0904.06.26.06
Sản phẩm không phải là thuốc và không có chức năng thay thế thuốc chữa bệnh. Siro Ăn ngon Hoa Thiên hiện có bán tại hầu hết các nhà thuốc Đông và Tây y trên toàn quốc.

 

 

Thế hệ thứ 4 của dòng họ Hipp nổi tiếng đến Việt Nam

Nhiều người Việt Nam đã biết tới HiPP – một thương hiệu gắn liền với những sản phẩm dinh dưỡng hữu cơ siêu sạch (ORGANIC) uy tín và nổi tiếng trên toàn thế giới dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sự thành công của HiPP được bắt nguồn từ những ý tưởng rất nhân văn, từ tình yêu trẻ và thiên nhiên, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong đại gia đình HiPP. Từ năm 1956 đến nay, HiPP tự hào trở thành nhà sản xuất tiên phong mở đường cho ngành nông nghiệp sinh thái và chế biến thực phẩm ORGANIC cho trẻ nhỏ lớn mạnh nhất thế giới.  

Ngài HiPP (đầu tiên bên phải) cùng đại diện Công ty TNHH TM Vạn An tại Việt Nam. Ảnh: cung cấp bởi Công ty TNHH TM Vạn An tại Việt Nam.

Trong không khí ấm áp của ngày đầu tháng 3, nhóm PV chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ, trò chuyện với Ngài Stefan Hipp – thế hệ thứ tư của đại gia đình HiPP nổi tiếng nhân dịp ông đến thăm Việt Nam và làm việc với Công ty TNHH Thương mại Vạn An – Nhà phân phối chính thức duy nhất các sản phẩm dinh dưỡng HiPP tại Việt Nam.

Tại sao HiPP lại chọn định hướng phát triển là chế biến các sản phẩm Organic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng rất nhạy cảm cần được chở che đặc biệt từ những nguồn dinh dưỡng sử dụng cho bé hàng ngày. Vì thế thức ăn đạt chuẩn Organic là sự lựa chọn lý tưởng cho chế độ ăn của bé. Thức ăn Organic được chế biến từ nguyên liệu nuôi trồng tự nhiên, được kiểm soát chặt chẽ từ chất lượng đất trồng cho đến việc hoàn toàn không sử dụng sự can thiệp của hóa chất trong nuôi trồng và chế biến, được kiểm nghiệm nghiêm ngặt trong và sau chế biến nên rất an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Với tư cách là nhà sản xuất thực phẩm cho trẻ chúng tôi thực sự gánh vác trách nhiệm cao và đây cũng là truyền thống kinh doanh được lưu truyền qua các thế hệ của chúng tôi.

Thưa ông, chúng ta đã đề cập đến khái niệm Organic, vậy ông có thể cho biết rõ hơn một số tiêu chuẩn cơ bản về chất lượng  Organic của HiPP?

Các tiêu chuẩn về chứng nhận Organic xuất hiện đầu tiên ở Đức và sau đó được luật hóa trên phạm vi các nước thuộc Liên minh Châu Âu vào những năm 90. Các tiêu chuẩn về Organic của HiPP thậm chí nghiêm ngặt hơn rất nhiều so với quy định của EU.

Tại HiPP, việc đảm bảo chất lượng được bắt đầu từ rất lâu trước khi các quy trình sản xuất bắt đầu. Tất cả các trang trại ký hợp đồng cung cấp với HiPP đều nhận được sự hỗ trợ sâu sắc từ các kỹ sư nông nghiệp trong việc lựa chọn đất trồng và  hạt giống đạt chuẩn Organic. Chất lượng đất trồng được quan tâm đặc biệt. Sau 03 năm cải thiện chất lượng đất trồng không có sự can thiệp của phân bón hóa học mà chỉ sử dụng phân hữu cơ từ vật nuôi, không chứa các chất gây ô nhiễm, đất trồng mới được chứng nhận đạt chuẩn Organic. Đối với hạt giống hay con giống nuôi trồng, công nghệ biến đổi gen không được sử dụng. Tất cả gia súc, gia cầm để chế biến sản phẩm HiPP đều được nuôi theo phương thức chăn thả tự nhiên, không sử dụng ngăn chuồng trại cố định mà đảm bảo khoảng cách để vật nuôi được vận động tự nhiên và thoải mái, được cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn tự nhiên, không sử dụng thức ăn công nghiệp hay hormone tăng trưởng. Chúng tôi phân tích kiểm nghiệm hơn 1.000 chất khác nhau trong nguyên liệu để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ. Chỉ những sản phẩm đã qua hệ thống kiểm nghiệm toàn diện với 260 lần kiểm tra mới được chứng nhận đảm bảo chất lượng hữu cơ siêu sạch của HiPP.

Ngài Steffan Hipp trong buổi gặp gỡ thân mật. Ảnh: cung cấp bởi Công ty TNHH TM Vạn An tại Việt Nam.

Nhiều sản phẩm dinh dưỡng sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu từ nước ngoài đều ghi rõ trên bao bì là bổ sung DHA giúp phát triển trí não và giúp trẻ thông minh vượt trội. Trên sản phẩm HiPP không thấy có ghi bổ sung DHA. Vậy có phải các sản phẩm Organic sẽ không được phép bổ sung DHA hay không?

Không hẳn như vậy. Sữa bột HiPP cũng được bổ sung LCP là axit béo cần thiết cho phát triển thể lực và trí lực của trẻ. Tuy nhiên, những quy định ngặt nghèo của EU không cho phép các sản phẩm được quảng cáo thái quá về công dụng trực tiếp của những dưỡng chất. Vì vậy, sản phẩm HiPP của chúng tôi cũng không nằm ngoài quy định đó. Từ tháng 10/2011, HiPP đã đưa ra thị trường công thức sữa bột siêu sạch Combiotic kết hợp Prebiotic và Probiotic được bổ sung trong sữa giúp tăng cường hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ đã được chứng nhận chuẩn Organic.

Như ông đã nói HiPP đã đưa ra thị trường sản phẩm sữa bột HiPP Organic Combiotic được bổ sung Prebiotic và Probiotic được chứng nhận Organic. Vậy điều gì đặc biệt ở công thức sữa Combiotic  này ?

Hiện nay, HiPP là nhãn hiệu duy nhất trên thế giới có công thức sữa độc đáo Combiotic đã đăng ký độc quyền nhờ kết hợp lợi khuẩn Probiotic và chất xơ Prebiotic đạt tiêu chuẩn Organic. Khi dùng các chế phẩm này, hệ vi khuẩn có lợi trong hệ đường ruột sẽ được duy trì cân bằng, nguồn chất xơ Prebiotic giúp  kích thích sự tăng trưởng của các lợi khuẩn hữu ích Probiotic đã hiện diện trong đường ruột, đào thải các vi sinh vật gây hại, hỗ trợ kích thích quá trình tiêu hóa, trung hòa các độc tố được tạo ra trong suốt quá trình tiêu hóa thức ăn, tổng hợp được các Vitamin. Các vi khuẩn có lợi này như một hàng rào bảo vệ đường tiêu hóa của trẻ trước sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh, đồng thời kích thích hệ miễn dịch của trẻ sản xuất ra các kháng thể, giúp trẻ sẽ khỏe mạnh và ít ốm đau.

Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện thú vị này.