ANTĐ – Nhiễm một số chủng virus HPV (virus gây bệnh ung thư tử cung) làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư vòm sau của cổ họng (hầu họng). Các nhà nghiên cứu đã so sánh mẫu máu của 938 bệnh nhân bị ung thư đầu và cổ, ung thư thực quản, và ung thư hầu họng với 1.599 người không mắc bệnh. Họ phát hiện ra rằng hơn 1/3 những người bị ung thư hầu họng bị nhiễm virus HPV 16 hay gọi là E6. Những kháng thể này được phát hiện trong mẫu máu của bệnh nhân thậm chí trong cả mẫu máu lấy hơn 10 năm trước khi được chẩn đoán ung thư. Trong khi đó, ít hơn 1% những người không bị ung thư có các kháng thể trên trong máu của họ.
Protein E6 của HPV vô hiệu hóa các protein p53 được biết đến có vai trò bảo vệ các tế bào khỏi bị phá hủy DNA và sự phát triển của bệnh ung thư. Có kháng thể này trong máu chỉ ra rằng quá trình gây ung thư của HPV đã được kích hoạt trước.
Tiến sĩ Ruth Travis, một trong những tác giả của nghiên cứu tại Đại học Oxford, cho biết: “Những kết quả nghiên cứu trên đã cung cấp bằng chứng cho thấy nhiễm HPV 16 có thể là một nguyên nhân quan trọng gây bệnh ung thư hầu họng”.
HPV được biết đến làm tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn và dương vật và chúng có thể lây lan qua tiếp xúc bằng miệng hoặc bộ phận sinh dục. Những người thường xuyên quan hệ tình dục bằng miệng có nguy cơ cao bị nhiễm virus này.
Để tránh con mới sinh không bị ốm, nhiều cha mẹ không cho con ra khỏi nhà suốt 1-3 tháng đầu. Tuy nhiên, theo các bác sĩ đây là một thói quen không tốt cho sức khỏe.
BS Cấn Phú Nhuận, Trưởng khoa Khám bệnh, BV Nhi Trung ương (Hà Nội) cho biết, nhiều trẻ vừa đẻ ra về đến nhà là bị “giam” trong buồng kín. Thậm chí có người đến 3 tháng vẫn chưa con ra ngoài đường một lần nào, chỉ quanh quẩn ôm con trong nhà. Chính môi trường này làm phản ứng của da, cơ thể bé không thích nghi được với môi trường bên ngoài. Vì thế, lớn một chút là nhiều bé liên tục ốm: hắt hơi, sổ mũi, ho, viêm tiểu phế quản…
Trẻ sơ sinh nhu cầu vitamin D, canxi rất nhiều để giúp bộ xương khỏe khoắn, cơ thể được cứng cáp. Thế nhưng không được tắm nắng thì dù cha mẹ có bổ sung bao nhiêu canxi vẫn không có tác dụng.
“Con trâu, con bò, linh dương sau khi đẻ cũng chỉ một lúc là tự đứng lên. Điều gì giúp chúng chập chững đứng lên được, chính là ánh nắng mặt trời, nó có tác dụng tạo vitamin D, tổng hợp canxi cho cơ thể làm xương cứng lên. Con người mình có khác gì, các con vật non đều như thế. Vậy tại sao mình lại ngăn trẻ tiếp xúc ánh sáng mặt trời, vào nhà đóng kín cửa”, bác sĩ Nhuận chia sẻ.
Nhiều bà mẹ “ủ” con kỹ quá, đến tháng 3,4 khi con bắt đầu ra mồ hôi nhiều, rụng tóc, còi xương… thì cha mẹ mới vội vàng đưa con đi khám và bổ sung canxi, uống đủ thứ thuốc.Nhưng canxi không thiếu trong sữa, thức uống, nước ăn hằng ngày, sữa mẹ cũng đủ canxi. Cái trẻ thiếu chính là ánh nắng mặt trời, thiếu vitamin D, bác sĩ Nhuận cho biết.
Tiến sĩ Lê Nguyễn Bảo Khanh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam thì cho rằng đã đến lúc cần cảnh báo về thói quen chăm sóc con của nhiều bà mẹ. Trong giai đoạn dưới 1 tuổi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu nhiều người quên mất việc cho con tắm nắng.Trong khi đó, nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể 80% là từ ánh nắng mặt trời, từ khẩu phần ăn chỉ chiếm khoảng 20%.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý, việc thiếu hay thừa vitamin D, canxi đều không tốt với sức khỏe. Thiếu thì trẻ còi xương, kém phát triển. Trong khi thừa vitamin D có thể làm cho trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn, dày màng xương, có trường hợp có thể bị thiểu năng, kém trí tuệ. Có trường hợp bổ sung quá nhiều có thể gây suy thận và tử vong rất nhanh.Thừa canxi dẫn đến gây mệt mỏi, chán ăn, sỏi thận, tăng huyết áp…, xương cốt hoá sớm có thể bị thấp chiều cao.
Cũng theo bác sĩ Nhuận, một điều quan trọng khi chăm sóc con mà cha mẹ cần chú ý là mặc ấm nhưng phải thoáng,không thể cứ vì mình nghĩ trời lạnh mà quấn trẻ kín mít. Có trẻ bị sốt 39 độ, đáng nhẽ phải mặc quần áo thoáng thì lại mặc quá ấm, trùm mũ, đi tất kín mít.
Ngoài ra, giữ ấm cho con nhưng phải sạch. Nhiều trẻ bị ép mặc quần áo nhiều quá, mồ hôi ra đầy người, không thay không lau được, khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh.Có bà mẹ thấy con ốm thì lại không dám tắm, như thế trẻ sẽ rất khó chịu, quấy khóc, trằn trọc khi ngủ… Thậm chí có trường hợp bị viêm da.
Theo bác sĩ Nhuận, cha mẹ cần được tuyên truyền về cách chăm sóc trẻ. Nhiều người vẫn giữ thói quen kiêng khem quá mức. Ông vẫn còn nhớ mãi một trường hợp bé 3 tuổi bị mù mắt chỉ vì bố mẹ kiêng quá khi bị sởi.Bố mẹ bé đều là giảng viên một trường đại học tại Hà Nội. Bé đi khám vì bị sởi một tháng đã khỏi nhưng mắt trẻ không thể mở được.
“Thấy cháu vậy tôi xót xa nói ‘Anh chị làm hỏng mắt cháu rồi’. Mới lấy nước muối rửa mấy cái thì hai nhãn cầu đã bắn ra ngoài. Trẻ bị kiêng quá lâu, không tắm, rửa, ở trong phòng kín mít, giác mạc bị khô, trẻ nhắm tịt mắt lại không mở được”, bác sĩ Nhuận kể.
Cũng theo bác sĩ, trẻ đến viện khám chủ yếu là dưới 2 tuổi, đa phần bị các bệnh đường hô hấp, ho, sổ mũi, sốt… Thời tiết nước ta khắc nghiệt, cộng thêm ô nhiễm môi trường, khói thuốc, khói than, bụi… nên việc phòng bệnh cho trẻ là rất khó. Điều quan trọng là nâng cao hệ miễn dịch giúp trẻ có đủ sức chống đỡ bệnh tật.
Một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Melbourne (Úc) vừa công bố một nghiên cứu quan trọng trong việc ngăn chặn HIV bằng cách sản xuất kháng thể chống lại loại virus chết người này từ sữa bò.
Các kháng thể này sẽ được chế tạo thành một loại kem mà phụ nữ có thể áp dụng để bảo vệ mình khỏi lây nhiễm HIV từ bạn tình.
Dựa vào đặc tính quý giá của sữa non ngay sau khi sinh giúp bảo vệ bê non khỏi nhiễm trùng, TS Kramski, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, tiến hành chủng ngừa cho bò mẹ đang mang thai với protein HIV và phân tích thành phần sữa non của những con bò này.
Kết quả cho thấy các con bò được tiêm chủng sản xuất kháng thể HIV trong sữa của chúng.
“Chúng tôi đã có thể thu được các kháng thể protein HIV từ sữa. Các kháng thể này được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy có khả năng ức chế virus lây nhiễm vào các tế bào của con người. Các kháng thể chống HIV từ sữa sẽ thân thiện với người sử dụng, là công cụ an toàn, dễ kiểm soát trong công tác phòng chống lây nhiễm HIV qua đường tình dục”, TS Kramski nói.
Các kháng thể ức chế HIV từ sữa bò sẽ được phát triển thành một loại kem được gọi là chất vi khử, ứng dụng bôi vào âm đạo trước hoặc sau khi quan hệ tình dục để bảo vệ phụ nữ khỏi bị lây nhiễm qua đường tình dục.
Kết quả của nghiên cứu này mở ra khả năng mới trong việc ứng dụng rộng rãi sản phẩm sinh học trong công cuộc ngăn chặn loại virus thế kỷ bởi nó có giá thành rẻ và dễ sản xuất hơn nhiều so với các loại thuốc diệt khuẩn khác.
Hiện có khoảng 30 triệu người đang sống chung với HIV trên toàn cầu và chưa có thuốc chủng ngừa hiệu quả.
Theo một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Nature Medicine thì các nhà khoa học Trường đại học KwaZulu – Natal (Cộng hòa Nam Phi) đã tìm ra cách tổng hợp một loại kháng thể có thể tấn công và giết chết HIV trong cơ thể, hiệu quả tới 88%.
Nghiên cứu này dựa trên sự quan sát các biến đổi của lớp vỏ HIV trên những phụ nữ Nam Mỹ bị nhiễm HIV tình nguyện tham gia nghiên cứu. Dựa vào cách thức thay đổi lớp vỏ HIV vô cùng độc đáo mà chỉ có virus này mới có, các nhà khoa học đã tương kế tựu kế tìm ra giải pháp ngăn chặn.
Các nhà khoa học đã tình cờ tìm thấy, cứ trong 2 phụ nữ tham gia nghiên cứu thì có 1 người tổng hợp được loại kháng thể đặc biệt này. Kháng thể này thực chất là một kháng thể trung hòa virus tức là giảm độc lực của virus và có tác dụng với rất nhiều loại HIV khác nhau.
Điều đáng nói, người ta thấy kháng thể được tổng hợp trên chính lớp vỏ HIV. Qua nghiên cứu các nhà khoa học thấy rằng điểm yếu của virus nằm trên chính phân tử đường vẫn được gọi là glycan, nằm ở vị trí 332.
Đây là vị trí virus dễ bị tổn thương và mất hoạt tính. Chỉ cần tạo ra kháng thể đánh vào điểm này là có thể thắng được sự phát triển của HIV.
Đây có thể là một kết quả có ý nghĩa mở rộng các biện pháp điều trị triệt để HIV trong tương lai.
var wttambient_flag = 0;
if ( !jQuery(‘#AbdPopupAd’).length) {
wttambient_flag=1;
}
<!–//<![CDATA[
if(wttambient_flag ==1){
}
var m_IntervalId = 0;
var timeout_Flag = 0;
var normal= jQuery(‘#banner_normal’);
var expand= jQuery(‘#banner_expand’);
var sliding = jQuery(‘#banner_sliding’);
var collapse = jQuery(‘#banner_collapse’);
expand.css(‘clip’, ‘rect(70px, 500px, 300px, 240px)’);
Chất kháng khuẩn và chất bảo quản có thể làm tăng nguy cơ dị ứng ở trẻ em.
Một nghiên cứu mới cho thấy chất kháng khuẩn và chất bảo quản trong các sản phẩm như xà phòng, thuốc đánh răng và nước súc miệng có thể làm tăng nguy cơ dị ứng ở trẻ em.
Các tác giả thuộc Trung tâm Nhi khoa Johns Hopkins đã dùng dữ liệu sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ của 860 trẻ từ 6 đến 18 tuổi để tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ các chất kháng khuẩn và chất bảo quản (thấy trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân) trong nước tiểu và sự hiện diện kháng thể IgE trong máu những trẻ này.
Kháng thể IgE là một phần của hệ miễn dịch cơ thể. Nồng độ kháng thể IgE tăng trong phản ứng với dị nguyên và tăng cao ở những người bị dị ứng.
Nhóm nghiên cứu đã thấy mối liên quan giữa mức phơi nhiễm (được đánh giá bằng lượng chất kháng khuẩn trong nước tiểu) và nguy cơ dị ứng (sự lưu thông kháng thể đối với các dị nguyên đặc biệt).
Trẻ có nồng độ chất kháng khuẩn triclosan cao nhất có nguy cơ dị ứng thực phẩm cao hơn gấp 2 lần và nguy cơ dị ứng môi trường cao gấp gần 2 lần so với những trẻ có nồng độ thấp nhất. Trẻ có nồng độ chất bảo quản propyl paraben cao nhất có nguy cơ dị ứng môi trường cao hơn gấp 2 lần so với những trẻ có nồng độ thấp nhất, nhưng nồng độ propyl paraben không liên quan tới nguy cơ dị ứng thực phẩm.
Các tác giả giải thích rằng kết quả không chứng minh được bản thân chất kháng khuẩn và chất bảo quản gây dị ứng, nhưng cho thấy những hóa chất này giữ một vai trò trong sự phát triển hệ miễn dịch.
Nghiên cứu được đăng trực tuyến ngày 18 tháng 6 trên tạp chí Journal of Allergy and Clinical Immunology.
Ánh sáng điện có thể điều trị được bệnh ung thư đang mở ra phương pháp điều trị mới hứa hẹn trong tương lai.
Tạp chí Nature Medicine vừa xuất bản nghiên cứu của các nhà nghiên cứu ở Mỹ cho biết, ánh sáng từ đèn điện là một “liều thuốc” hứa hẹn chống lại bệnh ung thư khi những khối u ung thư này được chiếu qua sóng ánh sáng điện.
Điều trị theo cách này có thể đạt được hiệu quả và không phá hủy mô xung quanh. Hiện nay, việc điều trị ung thư có thể chia thành 3 giai đoạn: xạ trị, phẫu thuật u, bướu hoặc sử dụng dược phẩm để giết chết các tế bào ung thư.
Ảnh sáng điện có thể điều trị được ung thư? (Ảnh: BBC)
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu tại Viện Ung thư quốc gia bang Maryland (Mỹ), đã sử dụng một kháng thể hướng tới những protein trên bề mặt của các tế bào ung thư. Sau đó, họ gắn hóa chất IR700 để kháng thể. IR 700 đã được kích hoạt khi nó va vào ánh sáng tia hồng ngoại. Bước sóng của ánh sáng này có thể thâm nhập qua tế bào da.
Thử nghiệm kết hợp với hóa chất kháng thể, các nhà nghiên cứu đã gắn vào mô của các con chuột thí nghiệm và đưa sát vào ánh sáng hồng ngoại. Kết quả cho thấy khối lượng mô giảm đáng kể so với những con chuột kiểm soát không được điều trị và kéo dài tuổi thọ.
Các tác giả của nghiên cứu này cho hay, việc kết nối là một liệu pháp chữa trị đầy hứa hẹn và mở ra việc chẩn đoán và điều trị ung thư.
Sinh nở thành công là một ‘thành tựu’ tuyệt vời mà cơ thể mỗi người mẹ có cách phản ứng khác nhau. Bạn có thể cảm thấy tỉnh táo và hạnh phúc (cả về thể chất lẫn tinh thần). Hoặc bạn thấy mệt mỏi, buồn bã, thậm chí là thất vọng hay chán nản. Bạn cũng sẽ thấy đau đớn vì phải mổ đẻ hoặc khâu tầng sinh môn.
Những thay đổi ở thể chất
Cơ thể của mẹ đã thay đổi rất nhiều sau hơn 9 tháng nuôi dưỡng bé trong bụng. Sau sinh, bạn sẽ phải đối mặt với một số phiền toái trước khi hồi phục hoàn toàn.
Thứ nhất là sản dịch, cho dù bạn sinh thường hay mổ đẻ. Lúc đầu, sản dịch có màu đỏ, sau nó trở thành màu nâu và cuối cùng, nó có thể mang màu vàng trắng. 10 ngày đầu là giai đoạn nặng của sản dịch và nó còn có thể tiếp tục rải rác cho đến 6 tuần. Sau thời gian này, sản dịch giảm dần và mất hoàn toàn.
Trong khi đó, tử cung thu hẹp lại và trở lại vị trí như thường. Bạn sẽ cảm thấy nhiều cơn co thắt nhẹ. Những cơn co thắt cũng xảy ra khi bạn nuôi con bằng sữa mẹ. Điều này là do các hormone oxytocin (khuyến khích tử cung co bóp) được giải phóng trong khi mẹ cho bé bú. Co thắt có thể gây ra máu âm đạo cho mẹ.
Âm đạo của mẹ sẽ dần lấy lại kích cỡ như trước đây. Và các cơ đáy chậu (mặc dù bị kéo giãn khi sinh) cũng sẽ dần quay lại vị trí ban đầu. Bạn có thể đẩy nhanh tốc độ khôi phục xương chậu bằng cách luyện các bài tập đáy chậu càng sớm càng tốt hay sau sinh.
Nếu bạn cảm thấy các vết bầm tím nhức nhối thì đừng lo vì tình hình sẽ được cải thiện sớm. Các vết rách nhỏ ở cổ tử cung, âm đạo và khu vực giữa âm đạo sẽ nhanh khôi phục. Các vết khâu tầng sinh môn thì cần nhiều thời gian hơn. Và các mũi khâu do đẻ mổ cũng kéo các cơn đau dài hơn.
Sau khi sinh, ngực mẹ trở nên mềm và chỉ chứa một ít sữa non. Đây là lớp sữa phong phú chất dinh dưỡng, sánh như kem, có các kháng thể bảo vệ bé khỏi nhiễm trùng. Sau một vài ngày, ngực mẹ bắt đầu căng sữa. Thường khi “sữa đến”, ngực mẹ sẽ có cảm giác nóng, sưng.
Ban đầu, núm vú rất nhạy cảm. 10-20 giây đầu mỗi cữ bú có thể gây khó chịu cho mẹ. Việc cho con bú sẽ dễ hơn từ ngày thứ 5. Nếu không, bạn cần nhờ bác sĩ tư vấn cách cho con bám ti mẹ tốt.
Bụng của mẹ có thể trở nên nhão, nhăn nheo và dường như không nhìn ra vòng eo. Người mẹ có thể vẫn còn tồn tại những vết rạn trên ngực, bụng và đùi, đặc biệt nếu bạn tăng cân nhanh chóng trong thời kỳ mang thai. Mắt cá chân sưng trong vòng 1 tuần hoặc lâu hơn. Một số lượng tóc có thể bị rụng. Trong quá trình mang thai, tóc của bạn có thể trở nên dày hơn bởi vì thai kỳ tạo ra các kích thích tố ngăn ngừa rụng tóc. Tuy nhiên, sau khi sinh thì dấu hiệu này có thể bị đảo ngược lại.
Thời gian cần thiết để giảm cân
Trong vài ngày đầu sau sinh, người mẹ có thể giảm cân nhanh do tiêu hao bớt chất lỏng dư thừa tích tụ trong cơ thể (qua nước tiểu và mồ hôi). Bạn sẽ tiếp tục giảm cân khi lưu lượng máu trở lại mức bình thường và tử cung co nhỏ lại. Tuy nhiên, sau đó thì giảm cân có xu hướng chậm lại.
Đừng thất vọng nếu cơ thể bạn không thon gọn kể từ sau khi có con. Trải qua quá trình mang thai và sinh nở, cơ thể mất nhiều thời gian để khôi phục vóc dáng. Những lớp mỡ trên cơ thể người mẹ, xét ở mặt tích cực là giúp tạo năng lượng cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Kiểm tra sau sinh
Sau sinh khoảng 6-8 tuần, bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra tốc độ phục hồi sức khỏe. Bác sĩ sẽ hỏi bạn đôi điều về sức khỏe tinh thần và thể chất. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì, chẳng hạn đau nhức từ vết khâu, khó chịu khi yêu hay cảm thấy chán nản, đau khổ… hãy nhờ bác sĩ của bạn giúp đỡ.
Khuyến cáo bạn cần nhớ là nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để bé có khởi đầu tốt nhất cho cuộc sống sau này. Một khi đã ngưng cho con bú, ngực của mẹ sẽ quay lại hình dạng gần như lúc trước khi mang thai. Tuy nhiên, ngực to có vẻ không được săn chắc như trước kia, trong khi người mẹ có bộ ngực nhỏ thì ngực cũng không to hơn là mấy. Đó là do thay đổi từ thời kỳ mang thai, chứ không phải do tác động từ việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Nếu bạn không cho con bú, hormone sản xuất sữa, prolactin sẽ giảm. Ngực mẹ sẽ ngừng sản xuất sữa và sau vài tháng, ngực mẹ trở nên to (hoặc nhỏ) hơn so với trước khi mang thai.
Cơ thể mẹ sẽ thay đổi sau khi mang thai và sinh con, trở nên nữ tính hơn. Vì thế, đừng e ngại điều gì.
Phương pháp biến đổi tế bào da thành tế bào miễn dịch đặc biệt có khả năng phát hiện tế bào ung thư.
Mới đây các nhà khoa học tại trường ĐH Oxford đã phát triển thành công phương pháp biến đổi tế bào da thành tế bào miễn dịch đặc biệt có khả năng phát hiện tế bào ung thư.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Liệu pháp Gen đã mở ra triển vọng chữa trị ung thư cho bệnh nhân bằng da của chính họ.
Tế bào da được biến đối thành tế bào miễn dịch có thể phát hiện tế bào ung thư. Ảnh: BBC
Các nhà khoa học đã biến đổi tế bào da thành tế bào đuôi gai, tế bào có khả năng miễn dịch đặc biệt.
TS Paul Fairchild làm việc tại Viện Tế bào gốc thuộc trường ĐH Oxford cho biết tế bào đuôi gai có thể phát hiện kháng nguyên Melan A, loại kháng nguyên duy nhất của tế bào ung thư và gửi tín hiệu yêu cầu hệ miễn dịch tấn công những tế bào chết người này.
Các thí nghiệm cho thấy, tế bào đuôi gai còn có khả năng kích hoạt tế bào miễn dịch sản xuất kháng thể và tiêu diệt các tế bào khác.
Tuy nhiên, Paul Fairchild thừa nhận “Điều trị bằng phương pháp này vẫn là một viễn cảnh xa xôi. Chi phí và phương pháp sản xuất tế bào gốc an toàn là 2 rào cản lớn”.
Trước đây nhóm nghiên cứu của ông đã tạo ra tế bào gai từ máu của bệnh nhân song phương pháp này không mang lại thành công vì những tế bào này bị hệ miễn dịch đào thải.
Hạch có ở nhiều nơi trong cơ thể, thường không sờ được. Chúng thực ra là các tổ chức lympho có chức năng sản xuất bạch cầu và kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh: vi trùng, vi sinh vật, virut…
Vì sao trẻ bị hạch ở cổ?
Hạch lympho đóng vai trò quan trọng đối với khả năng đề kháng của cơ thể. Hạch thường sưng lên khi cơ thể chống chọi với sự viêm nhiễm gây ra do vi trùng gây bệnh tại chỗ hoặc bệnh toàn thân.
Các hạch sau tai bị sưng thường là kết quả của cảm cúm, viêm họng, viêm da đầu, hoặc một số bệnh nhiễm như Rubella, tăng đơn nhân nhiễm khuẩn. Trong một số trường hợp nhất định, sưng hạch là dấu hiệu của những nguy cơ tiềm ẩn lớn hơn. Những vị trí hạch dễ bị sưng sờ được là vùng 2 bên cổ, sau tai, nách và bẹn. Trong đó, hạch sưng thường làm các bậc phụ huynh lo lắng khi sờ thấy là ở vùng cổ, sau tai.
Hạch cũng sưng lên trong trường hợp do vết côn trùng cắn hay vết thương rách da. Chúng có thể sưng kể cả đối với những bệnh truyền nhiễm thông thường mà trẻ em thường hay mắc phải.
Khi hạch sưng to, kéo dài, trẻ sốt cao thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ
Khi hạch bị viêm
Viêm hạch có thể do siêu vi trùng gây ra, cũng có thể do vi trùng lao. Một số trường hợp trẻ có viêm amiđan, viêm tai, viêm xoang, các hạch vùng quanh tai, dưới cằm và quanh cổ cũng to ra và hơi đau, nhưng sau khi điều trị các bệnh lý trên, hạch vùng lân cận sẽ nhỏ lại, hết đau.
Trường hợp viêm hạch nhiễm trùng, trẻ sẽ có sốt cao, hạch sưng to, đỏ, nóng đau, có thể bị áp xe do có mủ bên trong hạch hay bị rò mủ ra ngoài. Trẻ cần được trị liệu với kháng sinh thích hợp, khoảng 7-10 ngày sẽ khỏi bệnh và không để lại di chứng gì. Nếu có tụ mủ, trẻ sẽ được rạch và dẫn lưu mủ.
Hạch mới phát hiện thường chỉ to bằng hạt đậu, di động dưới da, không đau hoặc chỉ đau ít. Viêm nhiễm nặng có thể làm các hạch sưng lên thành những khối u to chắc và rất đau. Các hạch lympho có thể tiếp tục sưng lên khá lâu kể cả khi hết bị viêm nhiễm.
Cảm giác đau ở hạch sưng là do sự phồng lên nhanh chóng của hạch trong thời kỳ đầu chống chọi với bệnh truyền nhiễm và sẽ biến mất sau vài ngày. Thời gian hạch nhỏ lại thường lâu hơn thời gian chúng bị sưng lên.
Bệnh không nguy hiểm nếu trẻ được khám và chữa trị kịp thời. Ngược lại, nếu trẻ không được điều trị, vi trùng sẽ lan vào máu gây nhiễm trùng toàn thân, nguy hiểm cho tính mạng.
Chăm sóc và điều trị
Nếu hạch sưng nhỏ đi kèm với cảm lạnh, viêm họng, viêm tai hay viêm nhiễm nhẹ, và các hạch không có dấu hiệu đỏ đau không cần điều trị cụ thể. Bạn có thể tiếp tục theo dõi tại nhà dưới sự hướng dẫn của y tế.
Kháng sinh đường uống có thể dùng để điều trị bệnh nhiễm vi khuẩn. Nếu trẻ có sốt hoặc sưng đau nhiều ngay vị trí hạch viêm, có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau hạ sốt Acetaminophen, với liều 10 – 15 mg cho mỗi kilogram cân nặng. Tuy nhiên, trẻ cần uống thuốc theo toa bác sĩ chỉ định và tiếp tục uống cho đủ liều ngay cả khi triệu chứng bệnh có giảm bớt hoặc hết triệu chứng.
Thời gian này, bạn nên cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt. Bên cạnh đó, bạn cần cung cấp chất bổ dưỡng chủ yếu là chất đạm (thịt, cá, tôm cua, đậu đỗ), các vitamin và chất khoáng có nhiều trong hoa quả, rau xanh.
Ngoài ra, bạn cũng cần quan sát kích thước hạch. Ba mẹ có thể dùng bút vẽ lại đường kính của hạch và so sánh với những lần sau xem hạch có tăng kích thước hay không. Khi bệnh đã hết nhưng hạch chưa nhỏ lại. Với những hạch này thì bạn không phải lo lắng và không cần điều trị hạch cũng tự mất đi.
Nên cho trẻ tái khám theo hẹn của bác sĩ điều trị.
Lưu ý
Bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ khi trẻ có những dấu hiệu sau:
– Trẻ sốt trên 38oC mà không tìm thấy nguyên nhân khác.
– Hạch sưng to, có màu đỏ, sờ thấy rất chắc và đau.
– Sưng hạch có liên quan đến những dấu hiệu nhiễm trùng khác ở các vết thương.
– Da có những vết thương bị chảy máu, bị sưng và đau.
– Các hạch tiếp tục sưng to hoặc xuất hiện không rõ nguyên nhân và kéo dài trên 2 tuần.
Khi thấy trẻ bị rất nhiều hạch ở nhiều nơi như gáy, chẩm, sau tai, góc hàm, sau cơ ức đòn chũm… thì phải đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa lao để xem trẻ có bị bệnh lao sơ nhiễm, hay lao hạch, bệnh về máu…