Lưu trữ cho từ khóa: đường tiêu hóa

Chọn kem an toàn cho mùa hè

Không ít trường hợp học sinh bị ngộ độc hay đau bụng khi ăn phải kem kém chất lượng được bày bán trước cổng trường. Trong khi chưa thể khắc phục cũng như kiểm soát chặt chẽ tình trạng này thì cách tốt nhất là nhà trường cần phối hợp với các bậc phụ huynh hướng dẫn cho con em mình cách tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị ngộ độc.

Cảnh giác với kem kém chất lượng

Đã từ lâu, cộng đồng vẫn quen với khẩu hiệu “Cổng trường em sạch đẹp – an toàn” được treo trước các cổng trường mẫu giáo hay tiểu học. Tuy vậy, tình trạng bày bán la liệt các gánh hàng rong hay kem dạo trước các cổng trường vẫn diễn ra hàng ngày, nhất là thời điểm mới vào đầu năm học như hiện nay. Người bán vẫn ngang nhiên bán, người mua vẫn mua mặc cho chất lượng trôi nổi ra sao. Cô Nguyễn Thị Cẩm Thanh Trà – hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Văn Kịp (q. Tân Bình, TP.HCM) cho biết, mặc dù nhà trường đã phối hợp với các ban ngành liên quan xử lý và nghiêm cấm hoạt động buôn bán hàng rong trước cổng trường nhưng không mấy hiệu quả. Nguyên nhân vẫn xuất phát từ thói quen ăn quà vặt của học sinh và nhu cầu mưu sinh của người buôn bán. Rất nhiều phụ huynh vì chiều con nên cũng “tát nước theo mưa”. Ít ai biết được bên trong những cây kem xanh, đỏ “hấp dẫn” ấy là mầm mống gây bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con em mình. Chưa tính đến những chất phụ gia, phẩm màu bị cấm có trong các loại thực phẩm này.

Trong khi đó, theo PGS-TS Nguyễn Thị Lâm – phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Nam, các bệnh đường tiêu hóa ở lứa tuổi học trò (như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,…) có liên quan chủ yếu đến các món ăn vặt ngoài đường, mà kem là một trong những món phổ biến nhất. Đó là chưa kể đến các vụ ngộ độc thực phẩm do ăn phải kem kém chất lượng.

Ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân

Trong khi chưa thể khắc phục triệt để được tình trạng này thì các trường học cần phối hợp với phụ huynh rèn luyện cho con em mình ý thức tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cô Thanh Trà – hiệu trường trường Tiểu học Nguyễn Văn Kịp cho biết, trong thời gian tới nhà trường sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục các em học sinh về tác hại của việc ăn quà vặt không rõ nguồn gốc, lồng ghép nhắc nhở các em qua các tiết chào cờ đầu tuần, sinh hoạt chủ nhiệm… Đồng thời, nhà trường cũng sẽ khuyến khích các em mua hàng tại căn-tin trường. Vì nhà trường đã kí cam kết chỉ cho bán các loại hàng hóa có nhãn mác, thương hiệu rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phù hợp với túi tiền của phụ huynh, học sinh. Cụ thể, với những món ăn mà trẻ ưa là kem thì nhà trường khuyến khích mua những thương hiệu có uy tín để đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, nhà trường còn treo biển cấm buôn bán hàng rong trước cổng trường và sẽ cho đội bảo vệ chốt, chặn vào những giờ cao điểm để xử lý triệt để tình trạng này.

Anh Đỗ Hữu Sơn – hội phụ huynh học sinh trường Tiểu học Lê Văn Sỹ (q. Tân Bình, TPHCM) chia sẻ: “Trong buổi họp phụ huynh đầu năm học lần này chúng tôi sẽ đề xuất với nhà trường kiểm tra chất lượng hàng hóa được bán trong căn-tin trường và đưa ra biện pháp xử lý triệt để với những người buôn bán quanh cổng trường. Bên cạnh đó, với tư cách là phụ huynh, chúng tôi cũng giáo dục các cháu ở nhà nên tránh xa các thực phẩm không rõ nguồn gôc, sử dụng các sản phẩm có thương hiệu để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn.”

PGS-TS Nguyễn Thị Lâm – phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho biết thêm: “Để bảo vệ mình trước tiên người tiêu dùng nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Với trẻ em, kem là món khoái khẩu nên phụ huynh càng phải quan tâm nhiều hơn. Có thể ngăn ngừa bằng cách mua sẵn các sản phẩm kem có uy tín như ở nhà hoặc giáo dục các em cách chọn loại kem nào an toàn cho mình. Có như vậy mới tránh được các vấn đề về ngộ độc thực phẩm cho các em.”

Sản phẩm Merino Cutie Bear (Ảnh do nhãn hàng Merino cung cấp)

Đại diện đơn vị sản xuất kem Merino cho biết để có được những kem đúng chất lượng, công ty KIDO đã phải đầu tư trang thiết bị sản xuất từ châu Âu đến con số triệu đô, thực hiện đúng các nguyên tắc sản xuất kem sạch đạt chuẩn ISO 22000:2005

Sỏi mật – nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn gan mật

Sỏi mật là nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn gan mật, khi có biến chứng bệnh rất dễ gây tử vong.

Sỏi mật và những rắc rối với sức khỏe

Sự hình thành sỏi có liên quan mật thiết đến sự mất cân bằng chuyển hóa trong gan (nơi mật được tạo thành). Ngoài ra còn có một số yếu tố như: viêm nhiễm, ứ trệ dịch mật, nhiễm ký sinh trùng và chế độ ăn giàu chất béo… tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình tạo sỏi.

Sỏi gây cản trở sự lưu thông của dịch mật, khiến cho hệ tiêu hóa giảm khả năng hấp thu chất béo, dẫn đến tình trạng đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu. Mặt khác, sỏi di chuyển gây nên các cơn đau quặn mật, quặn gan, viêm đường mật, túi mật. Đây là nguyên nhân chính khiến người bệnh phải nhập viện.

(Ảnh do nhãn hàng Kim Đởm Khang cung cấp)

Tái phát sỏi – vấn đề nan giải

Mục tiêu trong điều trị là loại bỏ sỏi nhằm khơi thông đường mật, làm giảm các triệu chứng do sỏi gây ra đồng thời tăng cường các biện pháp dự phòng tái phát sỏi.

Thực tế, để đạt được mục tiêu này không hề đơn giản. Thuốc làm tan sỏi phải sử dụng với thời gian dài (từ 6 tháng đến 2 năm), tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa làm quá trình điều trị bị gián đoạn hoặc kém hiệu quả. Các biện pháp can thiệp ngoại khoa (mổ hở, nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể) có thể giúp việc lấy sỏi một cách hữu hiệu hơn, nhưng khó khả thi nếu sỏi nằm ở vị trí hiểm hóc như ở đường dẫn mật trong gan. Đặc biệt, tỷ lệ tái phát sỏi cao (30 – 50% sau điều trị) khiến cho việc điều trị càng trở nên nan giải.

Giải pháp tháo gỡ từ thiên nhiên

Quan điểm của đông y coi cơ thể là một khối thống nhất, mọi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể luôn đồng bộ và tác động qua lại lẫn nhau. Hoạt động của hệ thống gan – mật cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vì thế trong điều trị cần hướng tới sự cân bằng chức năng của toàn hệ thống, loại bỏ sỏi chỉ là giải pháp tình thế chứ chưa giải quyết được tận gốc vấn đề.

Kim Đởm Khang là sản phẩm được phát huy và kế thừa triết lý đó để mang lại giải pháp toàn diện giúp bài sỏi, làm giảm triệu chứng do sỏi mật gây ra. Đặc biệt với các thành phần tăng cường chức năng gan (Diệp hạ châu, nhân trần), tăng khả năng tiết mật & lưu thông dịch mật (Uất kim, chi tử, chỉ xác), chống viêm (Sài hồ, Hoàng bá) sẽ giúp hạn chế tái phát sỏi. Đây là hy vọng mới cho người bệnh trong cuộc chiến nhằm chống lại sỏi mật cũng như dự phòng tái phát sỏi.

Nghiên cứu Kim Đởm Khang tại Viện 103 kết luận: Tỷ lệ tái phát sỏi đường mật trong gan, sỏi ống mật chủ giảm; các triệu chứng lâm sàng (đau, sốt, vàng da) cải thiện rõ rệt sau 3 tháng sử dụng. Sản phẩm sử dụng an toàn, chưa thấy tác dụng phụ sau 6 tháng sử dụng.

ĐT tư vấn: 04.3775.9865 – 08.3977.8085

Website: dongtay.net.vn

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thê thuốc chữa bệnh

Lá chè xanh thường được dùng trong bài thuốc trị tiêu hóa

Việc ăn uống không tiết độ dễ làm rối loạn tiêu hóa, dạ dày bị bệnh trước, tạng tỳ thọ bệnh sau.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, có nhiều nguyên nhân dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Ở cuộc sống hiện đại, hệ tiêu hóa của chúng ta thường quá tải do chế độ ăn uống, sinh hoạt, lúc thì quá no, lúc lại quá đói. Ngoài ra, đồ ăn thức uống có nguy cơ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (dư lượng thuốc trừ sâu, lạm dụng thuốc bảo quản, phụ gia phẩm màu…). Tình trạng sử dụng thuốc trị bệnh bừa bãi, tự mua thuốc chữa bệnh cho mình – nhất là kháng sinh, là những nguyên nhân dễ đưa đến rối loạn, trục trặc ở đường tiêu hóa.

che-xanh
Lá chè xanh thường được dùng trong bài thuốc trị tiêu chảy – Ảnh: K.Vy

Còn theo lương y Như Tá, nói đến rối loạn tiêu hóa là nói đến hậu thiên trực tiếp đến tỳ vị. Thức ăn, nước uống đều vào dạ dày, biến đổi ra chất, hợp với khí ở dạ dày đi khắp cơ thể. Nếu ăn uống không tiết độ thì dạ dày bị bệnh trước, tạng tỳ thọ bệnh sau. Khi chức năng hoạt động của dạ dày kém sẽ phát sinh ra những bệnh thường gặp khác.

Một số bài thuốc

Khi phát hiện bị rối loạn tiêu hóa, theo lương y Vũ Quốc Trung, chúng ta hãy xem lại chế độ dinh dưỡng hằng ngày để có sự điều chỉnh. Nếu đầy bụng, tiêu chảy thì không nên ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ, quá ngọt, quá cay hoặc quá nhiều chất đạm. Không nên ăn hoa quả chưa được gọt vỏ và rau sống, lúc này không tốt cho đường ruột.

Nếu bị rối loạn tiêu hóa, có thể dùng bài thuốc gồm các vị: bạch truật, sa sâm, mộc hương (mỗi loại 12 gr), chỉ xác, hoắc hương (mỗi loại 10 gr), sa nhân, trần bì (mỗi loại 6 gr). Đem nấu lấy nước chia làm 3 lần dùng sau bữa ăn trong ngày. Nếu bị đầy bụng, có thể dùng bài gồm hai vị thuốc: bạch truật 30 gr, chỉ thực 15 gr, đem tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 6 gr (ngày dùng 2 lần) với nước sôi để ấm.

Nếu bị rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy, ở quê có thể dùng vỏ hến nung lên rồi tán thành bột mịn, đem trộn đều với đường đỏ (50 gr vỏ hến thì dùng 20 gr đường đỏ). Mỗi lần dùng 5 gr với nước chín còn ấm, ngày dùng 3 lần. Hoặc có thể dùng lá bưởi, lá ổi và lá chè xanh, mỗi thứ lượng bằng nhau, chừng 100 gr.

Đem phơi trong bóng mát cho khô, rồi sao thơm, tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 20 gr, ngày 3 lần, dùng với nước chín còn ấm. Hoặc dùng một ít dây khổ qua và vỏ quả lựu đem nấu lấy nước uống.

 (Theo Thanhnien)

Tôn trọng bé ngay từ việc…ăn uống!

“Để hệ tiêu hóa của bé được khỏe mạnh thì dinh dưỡng phải phù hợp với khả năng hấp thu của bé. Vậy nên hãy tôn trọng con bắt đầu từ ăn uống, vì đó là cách bạn cho con nền tảng sức khỏe vững chắc nhất!” Những chia sẻ thú vị của BS. Hoàng Lê Phúc (Trưởng khoa tiêu hóa – BV Nhi Đồng 1) và TS.BS Cao Thị Thu Hương (Trưởng phòng Quản lý nghiên cứu khoa học – Viện Dinh dưỡng Quốc gia) đã mang đến cho mẹ cái nhìn hoàn toàn mới về việc chăm sóc hệ tiêu hóa cho bé. Bạn đã biết những điều tưởng chừng đơn giản này chưa?

Cần lựa chọn dinh dưỡng phù hợp với khả năng tiêu hóa và hấp thu của bé (Ảnh được cung cấp bởi Dielac Optimum)

Hỏi: Thưa bác sĩ, bé nhà tôi đã được hơn 2 tuổi nhưng vẫn ăn rất lâu và lười ăn, kèm theo đó lại có những triệu chứng khó tiêu, đầy hơi liên tục. Tôi rất lo lắng vì biết bé có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa, vậy tôi phải làm sao? – (Chị Thanh Hà – TP. HCM, thanhha12…@gmail.com)

BS. Phúc: Vì mong muốn con ăn mau chóng lớn nên rất nhiều mẹ vô tình bắt con tiêu hóa vượt quá khả năng của bé mà không biết. Nhiều khi thấy con ăn chậm, ngậm thức ăn lâu, mẹ lại sốt ruột, ép, dọa hay đút thêm cho bé nuốt. Những thức ăn này chưa được nghiền, đi xuống dạ dày, không tiêu được sẽ ứ đọng lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi, gây ra rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy, nôn trớ…

“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, bạn nên tìm hiểu hệ tiêu hóa con trong mỗi giai đoạn đã “làm” được những việc gì, bé có đang bị “quá tải” không với chế độ dinh dưỡng bạn lựa chọn ( ăn dặm sớm, thức ăn cứng, nhiều chất béo, đạm khó tiêu hay thời gian giữa các bữa ăn sát nhau…) Hãy chọn dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu hóa, đó là cách tốt nhất để cho con bạn hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Hỏi: Bác sĩ ơi, khi cho con tôi uống thêm sữa ngoài, bé hay gặp các vấn đề như đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy. Một vài người bạn khuyên tôi nên chọn sữa có đạm whey để bé dễ hấp thu hơn. Xin nhờ bác sĩ tư vấn thêm? – (Chị Lê Phương – TP. Hạ Long, mecubin07…@yahoo.com.vn)

TS.BS. Hương: Trong sữa có chứa 2 loại đạm là đạm casein và đạm whey. Đạm whey dễ hấp thu hơn casein và thời gian lưu lại trong dạ dày ngắn hơn. Ở sữa mẹ, tỷ lệ casein:whey là 40:60, trong khi đó ở sữa bò, tỷ lệ đạm casein chiếm đến 80% nên dễ gây ra tình trạng khó tiêu đạm ở trẻ. Đây là nguyên nhân thường dẫn đến các rối loạn tiêu hóa cho bé.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu sâu hơn người ta còn phát hiện đạm whey trong sữa mẹ khác đạm whey trong sữa bò do chứa thành phần Alpha Lactalbumin có tác dụng tạo nhiều acid amin cần thiết giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, thúc đẩy sự phát triển não bộ của trẻ. Vì vậy, khi cần bổ sung sữa ngoài cho bé, bạn nên ưu tiên chọn sữa có chứa đạm Whey giàu Alpha Lactalbumin để giúp trẻ dễ hấp thu, tiêu hóa tốt, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Hỏi: Tôi được biết Probiotic & Prebiotic sẽ giúp hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột cho trẻ, khiến bé ít gặp phải các vấn đề về tiêu hóa hơn. Bé nhà tôi được 1 tuổi rưỡi rồi, tôi có thể bổ sung những lợi khuẩn này cho bé bằng cách nào, thưa bác sĩ? – (Chị Như Loan – TP. Huế, 0982 045…)

BS.Phúc: Bình thường trong đường tiêu hóa có rất nhiều loài vi khuẩn với số lượng vô cùng lớn sống cân bằng với nhau. Khi hệ vi khuẩn này mất cân bằng (thường sau điều trị kháng sinh hoặc do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa), trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy… Khi đó, nếu bổ sung đúng các vi khuẩn có lợi / tốt (Probiotic) thì có thể phục hồi lại hệ vi sinh đường ruột. Bạn có thể cung cấp lợi khuẩn cho con bằng các thức ăn lên men tự nhiên như sữa chua hay các sản phẩm sữa có bổ sung thành phần này… và củng cố cho sự phát triển của Probiotic bằng cách cung cấp thêm Prebiotic có nhiều ở đậu nành, chuối, tỏi… làm thức ăn cho lợi khuẩn.

Được ứng dụng công thức Opti-Digest tiên tiến – bổ sung đạm Whey giàu Alpha Lactalbumin và hệ khuẩn Probiotic & Prebiotic – Dielac Optimum là giải pháp dinh dưỡng tối ưu giúp trẻ dễ hấp thu và bảo đảm cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, sản phẩm này còn chứa các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ như: ARA, DHA, Taurine và Choline, Canxi, vitamin D…

 

Giúp con phòng và tránh tái phát “ho, sổ mũi, viêm họng, khò khè” lúc giao mùa

Bệnh viêm đường hô hấp (VĐHH) là bệnh thường gặp, chiếm tỉ lệ 30 – 55% bệnh lý của trẻ em. Trung bình trẻ dưới 5 tuổi mắc từ 5 -10 lần mỗi năm.

Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ thường xuyên xảy ra khi thời tiết giao mùa, môi trường nóng lạnh đột ngột kèm theo khói bụi, ô nhiễm tạo điều kiện để dịch bệnh bùng phát, đồng thời do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên sức đề kháng, khả năng miễn dịch kém không đủ chống đỡ sự tấn công với mầm bệnh bên ngoài. Ngoài ra trẻ còn nhỏ chưa có ý thức vệ sinh tự bảo vệ mình trước nguy cơ lây nhiễm từ môi trường sống và  người có bệnh nên càng dễ mắc bệnh.

 Dấu hiệu ban đầu của bệnh VĐHH chỉ là ho có thể kèm theo sổ mũi, hắt hơi, viêm họng, khò khè, sốt… nhưng lại có mức độ lây nhiễm cao. Trẻ mắc bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, cơ hội học hỏi và khả năng lĩnh hội kiến thức bị gián đoạn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của cha mẹ do phải dành nhiều thời gian chăm sóc con yêu khi con bị bệnh.

 Tiếp tục chương trình khảo sát chất lượng một số sản phẩm trong việc hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm đường hô hấp ở trẻ, nhóm chúng tôi tìm đến nhà anh Vũ Đức Lựu để được chia sẻ về kinh nghiệm phòng tránh tái phát các triệu chứng viêm đường hô hấp trong suốt hai năm của bé Bống (Thu Uyên)

 Vừa bước vào căn nhà nhỏ tại địa chỉ  110 B2 KTT Nghĩa Tân, chúng tôi nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt của anh chị. Nhìn bé Bống thật xinh xắn và đáng yêu, anh  Lựu chia sẻ: “Bống nhà mình năm nay gần 4 tuổi; đợt bé được 1-2 tuổi hay ốm vặt lắm: ho, biếng ăn, sổ mũi, táo bón, thỉnh thoảng còn bị khò khè, đặc biệt là trường kỳ viêm họng. Mình đang công tác tại ban chỉ huy quân sự quận Hoàng Mai, đọc báo Tiền Phong biết về sản phẩm BigBB có tác dụng tăng cường sức đề kháng giúp hỗ trợ phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm hay gặp ở trẻ nhỏ: viêm đường hô hấp, viêm đường ruột, viêm tai giữa… nhất là các loại viêm nhiễm tái phát nhiều lần. Ngoài ra, BigBB còn giúp trẻ ăn ngon và phòng ngừa chứng táo bón. Mình tìm hiểu kỹ qua báo chí, internet và được sự tư vấn thân quen của nhà thuốc Mai Hương ở Nghĩa Tân bảo sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn có thể dùng lâu dài. Mình quyết định mua BigBB về cho con dùng liên tục được 2 năm rồi.”

Ảnh được cung cấp bởi BigBB

Theo mạch câu chuyện, chị Cúc mẹ bé Bống chia sẻ: “Bé rất thích uống vì có vị ngọt dịu và mùi thơm, sau khi dùng BigBB liên tục thấy bé ăn ngon hơn, đường tiêu hóa tốt, ăn được nhiều thức ăn, táo bón hết hẳn; các triệu chứng VĐHH cũng giảm hẳn, ít tái phát, đặc biệt là chứng viêm họng, cháu khỏe mạnh hơn. Bây giờ mình đã có thể yên tâm hơn nhiều khi thời tiết thay đổi.”

Anh chị cũng hỏi thêm BigBB dùng cho độ tuổi nào, muốn dùng cho anh trai của Bống năm nay 8 tuổi có được không thì được đáp lời: “BigBB có thể dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi dùng 2 gói/ ngày. Trẻ trên 12 tháng tuổi dùng 2-3 gói/ ngày để hỗ trợ phòng ngừa, 4 gói/ ngày  để hỗ trợ điều trị, chia làm 2 lần và uống trước ăn 30 phút. Để đạt hiệu quả cao nhất nên cho trẻ dùng BigBB theo đợt liên tục 3 tháng sau đó nghỉ 15 ngày và cho bé dùng lại  đợt tiếp theo.”

Chị Cúc cũng chia sẻ với chúng tôi rằng chị đã giới thiệu BigBB cho những người hàng xóm thấy đạt hiệu quả tốt. Chị nhiệt tình dẫn chúng tôi sang nhà cô Vân, hàng xóm nhà chị. Cô Vân là bà của bé Tùng Lâm, cô đang công tác tại Đại học Sư Phạm Hà Nội. Cô chia sẻ: “Bố mẹ cháu đang công tác tại Nga, thỉnh thoảng mới về nên bà chăm cháu. Dạo trước Tùng Lâm còi lắm, khả năng hấp thu dưỡng chất không tốt vì bị táo bón liên tục 4 -5 ngày mới đi 1 lần và hay ốm vặt: ho, sổ mũi, viêm họng… Tôi dùng rất nhiều các sản phẩm trong và ngoài nước rồi nhưng thấy cháu không hợp. Tình cờ nói chuyện với vợ chồng Cúc thì được giới thiệu dùng BigBB. Thấy bảo BigBB dùng rất tốt, mình cẩn thận mang BigBB sang cho chị bác sỹ nhi quen gần nhà hỏi thêm để an tâm. Tùng Lâm đã dùng BigBB được 5 tháng rồi rất hợp, trộm vía từ khi dùng cháu khỏe mạnh, đường tiêu hóa tốt, ăn ngon hơn, táo bón hết hẳn, tăng được 1kg. Tôi rất hài lòng về sản phẩm BigBB này và sang tháng tôi tiếp tục dùng đợt tiếp theo để hỗ trợ phòng ngừa tránh tái phát.”

Để được tư vấn thêm xin gọi: 04.3795.8513 / 0989.332.486

Nhận biết viêm loét đại tràng

Bệnh viêm loét đại tràng chảy máu được xếp cùng với bệnh Crohn gọi chung là nhóm bệnh viêm ruột. Bệnh lúc đầu chỉ khu trú tại trực tràng sau lan dần vào trong, tổn thương có thể toàn bộ đại tràng đôi khi có thể lan cả sang một phần của đoạn cuối ruột non. Những biểu hiện ban đầu của bệnh dễ bị nhầm lẫn với bệnh lỵ.


Viêm loét đại tràng cần điều trị sớm khi tổn thương chưa lan rộng
Bệnh đang xuất hiện ngày một nhiều

Đại tràng là đoạn cuối của đường tiêu hóa là nơi hình thành và chứa đựng phân trước khi bài xuất ra ngoài. Đại tràng bao gồm: manh tràng là đoạn nối với đoạn cuối ruột nontiếp đến là đại tràng lên (đại tràng phải), đại tràng góc gan, đại tràng ngang, đại tràng góc lách, đại tràng xuống (đại tràng trái), đại tràng sigma, trực tràng và cuối cùng là hậu môn.

Viêm loét đại tràng chảy máu là một bệnh viêm mạn tính tại đại tràng. Tổn thương viêm và loét tại niêm mạc đại tràng gây đại tiện nhầy máu và đau bụng.

Tại Việt Nam, trước đây bệnh rất ít gặp nhưng trong 10 năm gần đây bệnh viêm loét đại tràng chảy máu xuất hiện ngàycàng nhiều. Bệnh thường không được chẩn đoán và điều trị kịp thời cũng như không được điều trị duy trì một cách có hệ thống. Người bệnh thường vào viện ở giai đoạn đã nặng vàsuy kiệt làm tăng chi phí điều trị cũng như biến chứng.

Tỉ lệ mắc bệnh ở nam và nữ tương đươngnhau. Bệnh thường khởi phátở người bắt đầu trưởng thành tuy nhiên cũng có thể gặp ở trẻ em hoặc người ở độ tuổi 50 – 60.

Nhiều biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân của bệnh tới nay người ta cũng chưa rõ, nhưng bệnh có liên quan tới quá trình đáp ứng miễn dịch.Bệnh lúc đầu chỉ khu trú tại trực tràng sau lan dần vào trong, tổn thương có thể toàn bộ đại tràng đôi khi có thể lan cả sang một phần của đoạn cuối ruột non.

Tùy theo mức độ tổn thương mà biểu hiện có khác nhau.Trong trường hợp điển hìnhbệnh nhântiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân có nhiều nhầy máu nếu bệnhnặng có khi chỉ toàn nhầy máu mà không có phân. Đau bụng là triệu trứng hay gặp, đau bụng làm bệnh nhân phải đi đại tiện ngay. Bệnh nhân có triệu chứng mót rặnkhi đại tiện. Giai đoạn đầu bị bệnh người dân thường cho mình bị bệnh lỵ và tự điều trị nhưng không có kết quả hoặc có giảm bớt triệu chứng nhưng sau bệnh ngày càng tăng dần.

Bệnh nhân có thể sốt, thiếu máu biểu hiện bằng: hoa mắt, chóng mặt nhất là khi ngồi xuống và đứng lên, có thể có phù chân do giảm protein máu khi bệnh lâu ngày. Trong thể nặng có thể có biểu hiện mất nước: khát nước, môi khô, người hốc hác, thậm chí có triệu chứng sốc như: mạch nhanh, huyết áp tụt, đau bụng dữ dội do viêm đại tràng nhiễm độc. Ngoài ra có thể có các triệu chứng như: sưng đau các khớp, đau vùng thắt lưng và cùng chậudo viêmkhớp cùng chậu.

Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: suy kiệt, thiếu máu, sốc do nhiễm độc, có thể thủng đại tràng trong trường hợp nặng. Viêm loét đại tràng chảy máu lâu ngày làm tăng tỉ lệ ung thư đại tràng: 2,5% số người bệnh bị ung thư đại tràng sau 10 năm, 7,6% sau 30 năm và 10,8% sau 50 năm.

Điều trị càng sớm càng tốt

Khi có triệu chứng, bệnh nhân cần đi khám bệnh sớm và điều trị kịp thời khi tổn thương chưa lan rộng và dùng thuốc đểđiều trị duy trì tránh tái phát.

Cho tới nay chưa có thuốc điều trị khỏi bệnh hoàn toàn mà việc điều trị giúp lui bệnh và duy trì làm cho thời gian lui bệnh kéo dài. Ngày nay có rất nhiều thuốc được dùng để điều trị căn bệnh này, có thể ở dạng uống, dạng đặt hậu môn hoặc đường tiêm trong trường hợp nặng. Tất cả thuốc sử dụng đều do bác sĩ chuyên khoa chỉ định mới an toàn và đạt hiệu quả điều trị.

Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng là biện pháp duy nhất để điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, thường được áp dụng trong trường hợp nặng gây nhiễm độc, nguy cơ thủng đại tràng hoặc khi bệnh không đáp ứng khi điều trị bằng thuốc.

(Theo Xaluan)

Xử lý khi trẻ tiêu ra máu

Có máu trong phân là một biểu hiện của hiện tượng chảy máu đường tiêu hóa thường gặp ở bé. Có nhiều nguyên nhân khác nhau và tuổi nào cũng có thể gặp. Các mẹ cần chú ý nhé!

Một ngày, sau khi bé đi ngoài, bạn bỗng dưng hốt hoảng khi thấy trong phân của bé có máu. Tình huống này dễ khiến nhiều bậc cha mẹ mất bình tĩnh và lo lắng.

Có đúng là phân có máu?

Máu trong phân bao gồm các loại sau: phân có máu tươi, phân có màu đỏ hoặc phân có màu đen, nâu đen. Trước tiên, bạn phải bình tĩnh quan sát để nhận biết xem đây có đúng là phân có chứa máu không.

Vì sao lại thế? Đôi khi chỉ vì trước đó bạn cho bé ăn các thức ăn, đồ uống màu đỏ như: xi rô, dưa hấu, củ dền… mà hệ tiêu hóa của bé không tiêu hóa, xử lý hết thì kết quả là phân bé sẽ có màu đỏ.

Ngay cả nếu trong ngày bé đã ăn chocolate thì phân bé cũng có thể có màu đen, hoặc khi uống một số loại thuốc kháng sinh, uống bổ sung sắt cũng khiến phân có màu đỏ.


Thấy trong phân của bé có máu, cha mẹ nào chẳng hốt hoảng, lo lắng. (Ảnh minh họa).

Các cấp độ

Bước tiếp theo là xác định xem mức độ chảy máu, hay bé đi ngoài có ra nhiều máu không bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bé vì lượng máu trong cơ thể trẻ em không nhiều.

Với người lớn, khi mất một lượng máu nhỏ thì chưa ảnh hưởng gì đến tính mạng, nhưng nếu vẫn số lượng đó mà xảy ra ở trẻ em thì thật nguy hiểm. Bé có thể bị sốc do mất máu, dễ dẫn đến tử vong.

Mức độ nhẹ: Bé đi ngoài ra máu ít, máu chỉ dính ở phân, trẻ vẫn hoạt động bình thường, da bé vẫn hồng hào…

Mức độ nặng: Bé đi ngoài ra máu nhiều, liên tục, phân chỉ toàn là máu và không cầm được máu, da bé nhợt nhạt đi nhiều và nhanh chóng, bé vật vã… Lúc này cần đưa bé đến bệnh viện ngay để bác sĩ có thể cầm máu cho bé.

Ngoài ra, bạn cũng cần nắm rõ các biểu hiện cùng với đi ngoài ra máu vì điều này giúp các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân dễ dàng hơn. Một số biểu hiện cần chú ý: sốt (vì có thể gợi ý trẻ có nhiễm khuẩn), đau bụng, nôn trớ (vì có thể liên quan đến chứng lồng ruột, xoắn ruột, thủng ruột…).

Đặc biệt, cần lưu ý xem trước đó bé có bị táo bón hay không bởi bé đi ngoài ra máu cũng có thể do bé táo bón, mỗi lần đại tiện bé rất đau vì bị nứt kẽ hậu môn.

Nguyên nhân

Ở bé dưới 2 tháng tuổi: Ở những bé sơ sinh 2, 3 ngày tuổi, việc đi ngoài ra máu thường do thiếu vitamin K khiến máu khó đông nên bé rất dễ bị xuất huyết. Ngoài ra, viêm ruột non hoại tử, xoắn ruột cũng là những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phân có máu…

Ở bé bú mẹ
: Các bé bú mẹ mà đi ngoài ra máu thường do:

–    Tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn: salmonella, vi khuẩn lị, E. Coli…

–    Lồng ruột cấp tính: Trẻ thường đau bụng từng cơn, đại tiện ra phân có máu lẫn nhầy. Trường hợp này còn thường xảy ra ở những trẻ dưới 2 tuổi.

–    Trẻ không hợp với một số loại sữa nào đó. Nếu dùng loại sữa không hợp, trẻ có thể bị viêm đại tràng gây chảy máu.

–    Viêm loét túi thừa Meckel…

Ở bé từ 2 – 5 tuổi: Với bé từ 2 – 5 tuổi thì chứng táo bón khiến nứt kẽ hậu môn là nguyên nhân hay gặp nhất dẫn đến việc đi ngoài ra máu. Ngoài ra, phân trẻ có máu còn do: viêm ruột, lồng ruột, viêm đường mật…

Ở bé đi học: Do viêm nhiễm ở ruột. Vì ở thời điểm này, các bé tiếp xúc với môi trường lạ, lại đang ở độ tuổi hiếu động nên dễ bị nhiễm khuẩn: viêm ruột do amip, lị, viêm đại tràng chảy máu…

Xuất huyết tiêu hóa do bệnh Schonlein – Henoch do vỡ u máu… là những nguyên nhân hiếm gặp hơn dẫn đến việc đi ngoài ra máu.

“Nói không”với đi ngoài ra máu

Từ khi mang thai, người mẹ phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng để cơ thể bé hấp thu đầy đủ dinh dưỡng, điện giải và vitamin, phát triển khỏe mạnh. Sau khi sinh, cần tiêm ngay vitamin K để phòng chống xuất huyết ở trẻ.

Cần áp dụng cho bé chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ. Thêm nhiều rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Khuyến khích bé tăng cường hoạt động thể chất để kích thích hệ tiêu hóa.

Tập cho bé thói quen đi tiêu hàng ngày, tránh tình trạng bé nhịn đi cầu vì táo bón. Cần khéo léo tìm hiểu xem bé có nhịn đi tiểu ở trường không, bởi không ít trẻ nhỏ rất “ngại” đi vệ sinh ở trường do sợ cô giáo la mắng hoặc do nhà vệ sinh không sạch sẽ như ở nhà.

Nếu điều này trở thành thói quen, bé sẽ dễ mắc bệnh đường ruột dẫn đến việc đi tiêu ra máu. Hướng dẫn bé giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh khi ăn uống để tránh nhiễm các vi khuẩn đường ruột.

Hãy khuyên bé tuyệt đối không được ăn thức ăn đường phố vì đó là một trong những “con đường” đưa vi khuẩn vào bụng nhanh nhất.

(Theo Xaluan)

Hỏi: Do đâu người cao tuổi hay bị táo bón?

Bố tôi năm nay 68 tuổi, mặc dù bố tôi ăn uống bình thường, ăn nhiều trái cây nhưng vẫn hay bị táo bón. Nhiều khi vừa táo bón vừa tiêu chảy rồi lại táo bón. Xin hỏi nên làm gì để khắc phục tận gốc chứng táo bón này?

Nghiêm Thanh Trúc(Nam Định)

Táo bón là tình trạng quá 3 ngày chưa đi ngoài hoặc đi ngoài dưới 3 lần/tuần, phân rắn. Người trên 65 tuổi thường bị táo bón hơn những người khác. Nguyên nhân do rất nhiều yếu tố gây nên, có thể do suy giảm chức năng sinh lý ở người cao tuổi, do uống không đủ nước, ăn không đủ chất xơ, ít hoạt động, không có thói quen đi tiêu nhưng cũng có thể do các nguyên nhân khác như do hệ thống thần kinh trung ương (gây ra tai biến mạch máu não, bệnh Parkinson, trầm cảm, sa sút trí tuệ đều ảnh hưởng đến biểu hiện táo bón); những bệnh ở cột sống thắt lưng có thể làm cho đại tràng bất động như chấn thương cột sống, ung thư cột sống, teo cột sống…; dùng thuốc hoặc do bệnh tại đường tiêu hóa như những bệnh về hậu môn và trực tràng, ung thư đại tràng…

Khi bị táo bón, phân khô cứng lại có thể gây tắc nghẽn ruột, cũng có thể gây tiêu chảy do khi bị táo bón, đại tràng phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều chất nhờn và nước. Lúc này, nếu sử dụng thuốc cầm tiêu chảy sẽ làm cho bệnh càng trầm trọng hơn dẫn đến vòng luẩn quẩn táo bón rồi tiêu chảy, sau tiêu chảy lại táo bón. Táo bón cũng làm cho người cao tuổi bị bí tiểu, nhiễm độc, phình đại tràng, xoắn đại tràng hình chữ Z…

Để tránh táo bón, người cao tuổi nên uống nước các loại (1,5 lít nước/ngày), ăn nhiều chất xơ, các loại rau thích hợp như rau mồng tơi, khoai lang, rau muống, rau dền… hay ăn các loại quả như quýt, chuối, đu đủ…; thể dục thường xuyên (chỉ cần làm động tác thể dục hay đi bộ 30 phút/ngày), luyện tập thói quen đi tiêu. Nếu bị táo bón thường xuyên, bạn phải đưa bố tới cơ sở y tế và nói rõ về bệnh của bố mình để có được những lời khuyên, cách thức điều trị cho phù hợp. Đặc biệt không được tự ý thụt, tháo khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.

Theo suckhoedoisong

Công dụng của cây xạ đen

Một số bệnh nhân có bệnh đường tiêu hóa nói chung đã uống nước sắc từ cây xạ đen, một số người dùng thấy có kết quả phần nào.

Một số bệnh nhân có bệnh đường tiêu hóa nói chung (viêm loét dạ dày, tá tràng; ung thư dạ dày mới phát hiện; viêm gan mạn tính; xơ gan đơn thuần hoặc ung thư gan giai đoạn đầu; sau mổ sỏi túi mật; viêm đại tràng mạn tính; rối loạn tiêu hóa, ăn chậm tiêu, táo bón…) đã uống nước sắc từ cây xạ đen, một số người dùng thấy có kết quả phần nào.


Cây xạ đen có tên khoa học là Celastrus hindsii Benth.et Hook. Trong xạ đen có chứa các chất: Fanavolnoid (chất chống oxy hóa có tác dụng phòng chống ung thư); Saponin Triterbenoid (có tác dụng chống nhiễm khuẩn); Quinon (có tác dụng làm cho tế bào ung thư hóa lỏng dễ tiêu).

Cây xạ đen có tác dụng phòng chống trong điều trị ung thư, hạn chế phát triển của các khối u; tiêu viêm giải độc, mát gan; ăn ngủ tốt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Tuy nhiên, cũng cần biết rằng, dù sử dụng loại nam dược nào cũng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bệnh nhân, không phải bệnh nhân nào dùng cũng đạt kết quả như nhau được. Nhưng với cây xạ đen, theo chúng tôi được biết từ năm 2003 đã qua nhiều ứng dụng lâm sàng trong nước, nhưng chưa có một tác dụng phụ nào.

Có thể dùng xạ đen như sau: lấy 100 gam xạ đen rửa thật sạch cho vào siêu đất với 800 ml nước, đun sôi trên 30 phút rồi gạn lấy nước uống thay cho nước uống khác trong ngày. Dùng khi nào nước sắc nhạt màu thì thay ấm khác. Nước xạ đen nếu để trong tủ lạnh càng thơm ngon, rất dễ uống.

Theo BS Trang Xuân Chi

Meo.vn (Theo Thanhnien)

Món ngon giúp mẹ bầu thanh nhiệt

Chỉ cần vài phút với trứng gà và lá mơ, mẹ bầu sẽ có món ăn vừa bổ dưỡng lại giúp thanh nhiệt vô cùng hiệu quả.

Nguyên liệu

– Lá mơ 1 nắm vừa
– Trứng gà ta 2 quả
– Gia vị một lượng vừa phải
– Lá chuối tươi 2 miếng to bằng tờ giấy A4

Cách chế biến

– Lá mơ rửa sạch thái nhỏ

– Trứng gà đập ra bát

– Cho lá mơ đã thái nhỏ vào bát trứng gà, trộn đều

– Thêm chút hạt nêm hoặc bột canh, tùy ý.

Cách 1. Cho vào bát, hấp vào nồi cơm lúc vừa nảy sang nút warm hoặc hấp cách thủy.

Cách 2. Bắc chảo lên bếp cho ráo nước, trải miếng lá chuối thứ nhất xuống chảo, dàn đều trứng trộn lá mơ lên rồi úp miếng lá chuối thứ 2 lên trên, đậy vung, đun nhỏ lửa cho trứng chín om là ăn được

Cả 2 cách chế biến này đều không dùng đến dầu ăn hay mỡ, rất tốt cho bà bầu vì bà bầu nên hạn chế bớt dầu, mỡ.

Món trứng gà lá mơ rất mát cho mẹ bầu. (Ảnh minh họa)

Công dụng

Theo đông y, rau mơ có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn và chữa các bệnh về đường tiêu hóa rất hiệu nghiệm. Đây là món ăn dân dã không chỉ bổ cho người thường mà còn cho cả bà bầu.

Hơn nữa, chúng ta cũng đã biết, trứng gà chứa các nguyên tố vi lượng quan trọng như kali, natri, magie, photpho, đặc biệt là nguyên tố sắt cần thiết cho cơ thể. Vì vậy món ăn này còn có tác dụng bổ máu cho mẹ bầu.

Lượng canxi dồi dào trong trứng gà và các vitamin mỡ hòa tan giúp cho việc phát triển khung xương của thai nhi.

Cách chọn trứng gà

Để chọn được trứng gà ngon và bổ dưỡng, quan trọng nhất là bạn phải chọn được quả trứng tươi.

Hãy soi trứng dưới ánh sáng để nhận biết độ tươi của trứng và soi nhiều quả để có thể lấy căn cứ so sánh. Những quả trứng đã để lâu sẽ có khoảng trống trên đầu lớn hơn là trứng còn tươi. Trứng càng tươi thì khoảng trống này càng nhỏ, bạn cần soi và so sánh để chọn mua được những quả trứng ngon.

Meo.vn (Theo Eva)