Lưu trữ cho từ khóa: đồ vật

9 cách khử mùi hiệu quả

1. Khử mùi quần áo

Các loại quần áo bằng len rất dễ bị ám mùi nấm mốc, mùi hôi trong thời gian dài không mặc đến.

– Cách xử lý: Tủ quần áo lâu ngày tích tụ hơi ẩm sẽ có mùi mốc nên bạn để một cục xà phòng ở góc trống nào đó của tủ, mùi mốc sẽ bị đánh bay hiệu quả.

2. Khử mùi chậu rửa bát

Trong quá trình rửa bát, rất nhiều thức ăn thừa còn bám lại trong lưới lọc rác và đường ống nước thải, lâu ngày tạo thành mảng bám có mùi hôi rất khó chịu.

khu-mui2.jpg

Các loại quả như chanh, cam, bưởi giúp khử mùi hiệu quả.

Cách xử lý: Các loại quả chanh tươi, cam tươi và vỏ bưởi đều có tác dụng khử mùi hôi nhanh chóng và hiệu quả. Trước tiên, xả sạch chậu rửa bát với nước nóng một lượt để làm mềm các mảng bám, sau đó đổ chanh, cam hoặc vỏ bưởi xay nhuyễn xuống lưới lọc và xả nước vài phút. Các mảng bám thức ăn thừa và mùi hôi sẽ trôi đi. Nên thực hiện thường xuyên từ một đến hai lần mỗi tuần.

3. Khử mùi ngăn đá tủ lạnh

Tủ lạnh có mùi rất khó chịu khiến thực phẩm cất trữ chẳng còn thơm ngon nữa.

Xử lý: Sau khi ăn đem vỏ cam, quýt rửa sạch lau khô, đặt vào nhiều nơi trong tủ lạnh. Sau 3 ngày, mở tủ lạnh ra mùi hôi sẽ không còn nữa, khi nào vỏ khô thì lại cho vỏ tươi mới vào. Cắt chanh thành những lát mỏng đặt vào các tầng ở tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ bị hút hết.

Dùng quất (tắc): Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, quất khử mùi hôi tủ lạnh cũng rất tốt. Dùng khoảng 7-10 quả quất, cắt đôi, cho vào bát hoặc đĩa để vào ngăn tủ, có thể để cả trong ngăn đá. Khoảng vài tháng thay một lần.

Sử dụng khăn bông sạch: Khăn bông gấp gọn gàng đặt vào ngăn trên cùng của tủ lạnh. Những lỗ vải nhỏ có thể hấp mùi tủ lạnh. Sau một thời gian, bỏ khăn ra giặt sạch bằng nước ấm, phơi khô và có thể tiếp tục sử dụng.

Khử mùi bằng chè: Lấy 50 g chè ướp hoa đựng vào túi vải xô, cho vào trong tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ được khử hết. Sau một tháng, lấy chè đem ra phơi dưới ánh nắng mặt trời, tiếp tục sử dụng, hiệu quả rất tốt.

Lưu ý, việc khử mùi tủ lạnh rất quan trọng, tuy nhiên khi tủ lạnh có nhiều mùi, bạn vẫn nên dọn và vệ sinh tủ, loại bỏ những thực phẩm đã để lâu ngày, sắp xếp gọn gàng lại tủ, phân loại khu vực để thức ăn tươi sống và thức ăn chín riêng… Làm như thế để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn và cho cả gia đình.

4. Khử mùi ôtô

Hàng ngày, có rất nhiều hoạt động khiến ôtô bị ám mùi như bụi bẩn từ giày dép bạn đang đi, thức ăn, đồ uống, thú cưng… Tuy nhiên, thường thì bạn sẽ không nhận ra những mùi đó khi ngồi sau tay lái vì đã rất quen thuộc với chiếc xe.

Cách xử lý: Giải pháp hiệu quả nhất để xe bạn có mùi hương dễ chịu là sử dụng tinh dầu thơm. Các loại tinh dầu như chanh, bưởi, oải hương và sả sẽ giúp xe bạn thơm mát hơn. Ngoài ra, nó còn giúp khử mùi hôi của ôtô, giúp bạn cảm thấy thư giãn, giảm căng thẳng mệt mỏi, chống buồn ngủ và say xe.

5. Khử sạch hộp đựng thức ăn

Các loại hộp đựng thức ăn rất cần thiết giúp bạn lưu trữ đồ ăn thừa còn sót lại sau bữa ăn. Nhưng chúng cũng rất dễ bị bám mùi, đặc biệt là hộp nhựa.

Cách xử lý: Đặt những lát chanh cắt mỏng vào hộp nhựa đang cần làm sạch mùi trong vài ngày cũng là một bí quyết giúp loại bỏ mùi tanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bột nở pha với giấm tạo thành một hỗn hợp bột đặc sệt và dùng chúng để chùi rửa những chiếc hộp nhựa đã có mùi. Đây được xem là một trong những cách khử mùi khá hiệu quả.

6. Khử mùi thảm trải sàn

Những tấm thảm trải sàn có thể bị ám rất nhiều loại mùi, đặc biệt là những khu vực hoạt động nhiều hoặc vật nuôi nằm ngủ.

Cách xử lý: Loại bỏ đồ vật ra khỏi tấm thảm, rắc đều baking soda vừa phải lên bề mặt, rồi dùng máy hút bụi làm sạch sau 1-2 tiếng. Nếu không có máy hút bụi, bạn có thể treo tấm thảm đã rắc bột ở nơi khô thoáng và dùng chiếc gậy đập sạch bụi bẩn. Bột baking soda sẽ hút sạch mùi hôi và ẩm mốc trên thảm.

7. Khử mùi cho máy giặt

Sau thời gian dài sử dụng máy giặt, bạn thấy máy có mùi khó chịu.

Xử lý: Rót khoảng 2 cốc giấm hoặc nước chanh vào trong thùng giặt và cho chạy hết một chu trình giặt ở chế độ nước nóng nhất để khử mùi, vết bẩn, chất tẩy rửa đóng cặn.

8. Khử mùi khó chịu trong phòng

Mùi khó chịu trong nhà sẽ khiến bạn không thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày và không khí ẩm mốc có thể gây bệnh cho gia đình bạn. Ông xã của bạn hay hút thuốc lá hoặc nhà bạn thường xuyên tiếp khách nên gian phòng toàn mùi thuốc.

Hãy khử chúng bằng cách thắp nến thơm hoặc dùng khăn thấm ướt giấm rồi để trong phòng một thời gian. Ngoài ra, bạn có thể dùng vài bông hoa có hương thơm dễ chịu, trái cây hay dược thảo để trong phòng khách, vừa đẹp mắt lại vừa có chức năng khử mùi. Bạn có thể nhỏ một giọt hương liệu yêu thích vào que bông gòn, quấn lại cẩn thận trong chiếc khăn giấy và nhét vào phía sau các gối đệm nhỏ trên ghế sofa. Bạn sẽ thấy phòng khách có mùi hương dễ chịu hơn.

Với phòng ăn và nhà bếp: Đây là gian phòng có rất nhiều mùi lạ, để “tiêu diệt” chúng, bạn nên sử dụng thiết bị hút mùi như nón chụp được gắn lên bếp, có quạt thông gió và chạy điện nhằm hút hết mùi phát sinh.

Để lấn át mùi thức ăn, bạn cũng có thể rang ít cà phê hạt (không cháy quá), tán nhỏ và đặt ở góc bếp, hay đốt vỏ cam, chanh, quýt, bưởi. Trồng dương xỉ trong bếp cũng là một cách khử mùi khói, khí CO2 độc hại.

Nhà tắm cần thoáng khí và khô ráo. Bạn nên chọn bột giặt, nước xả có mùi dễ chịu để ngoài việc sử dụng, chúng còn khử được những mùi phát sinh. Các loại sữa tắm thơm sẽ lan toả trong phòng làm bạn thư thái hơn.

Phòng vệ sinh thường có những mùi khó chịu, vì thế bạn cần treo các hộp long não, sáp thơm hoặc đốt nến để khử mùi. Để tránh hôi, nền nhà cần có độ dốc thích hợp để không bị đọng nước và có độ thông thoáng cần thiết.

Nếu nhà bạn mới sơn, có mùi gây khó chịu, bạn chỉ cần lấy một chút bột mì hòa vào nước rồi trộn với tỏi giã nhỏ, đặt ở giữa nhà, vài giờ sau mùi sẽ giảm thấy rõ. Cứ làm thế vài lần, ngôi nhà của bạn sẽ không còn mùi của nước sơn nữa.

9. Khử mùi lò vi sóng

Lò vi sóng rất dễ dính mỡ và bám mùi thức ăn.

Xử lý: Dùng vỏ quả chanh hoặc nước chanh cho vào cốc, đậy nắp và đun nóng khoảng 5 phút, sau đó lấy vải sạch thấm nước vừa đun để lau chùi. Nếu vật dụng này bám mùi tanh của cá, bạn có thể dùng nửa ly nước pha giấm đun sôi để ấm, rồi thấm vào vải sạch lau chùi.

Theo Webphunu

Dấu hiệu thoái hóa khớp bàn tay ở người cao tuổi

Người xưa có câu “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”.  Bàn tay rất khéo léo, linh hoạt và là một công cụ lao động vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, thoái hóa khớp bàn tay (THKBT) là một trong các bệnh khớp thường gặp ở người có tuổi, gây đau, ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động và đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Ở Việt Nam, THKBT chiếm tỷ lệ 14%, đứng hàng thứ tư trong các vị trí thoái hóa khớp thường gặp.

dau-hieu-thoai-hoa-khop-ban-tay-o-nguoi-cao-tuoi

Bàn tay bình thường và bàn tay viêm khớp.

Thoái hóa khớp thường đi kèm với tuổi tác

Tuổi trung bình của bệnh nhân THKBT là 60 – 65 tuổi. Tuy nhiên, từ độ tuổi 55 đã bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của THKBT. Tỷ lệ THK tăng dần theo tuổi, cao hơn ở nhóm tuổi từ 60 trở lên và cao nhất ở nhóm 70 – 79 tuổi. Tuổi cao là yếu tố nguy cơ cao nhất của THK, có thể nói rằng tuổi càng cao, lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp bị giảm sút, sự lão hóa sụn càng rõ, làm cho sụn kém chịu đựng được các yếu tố tác động có hại lên khớp. Ngoài ra, người già vẫn phải làm việc thêm để kiếm sống, chăm lo các công việc trong gia đình như giặt giũ, bế cháu, các công việc nội trợ khác, họ lao động chân tay là chủ yếu, tạo điều kiện cho THK phát triển. Thứ hai, bệnh cũng thường gặp ở nữ giới (75%). Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi hormon như estrogen, dẫn đến thay đổi tế bào sụn khớp. Thứ ba, những người béo phì cũng dễ bị THKBT. Có tới 1/3 bệnh nhân THKBT bị béo phì. Thứ tư là THKBT thường xuất hiện sau một số bệnh lý bàn tay như sau chấn thương, gãy xương khớp, hoại tử xương, viêm khớp dạng thấp, gút mạn tính, đái tháo đường…

Dấu hiệu của THKBT thế nào?

Bàn tay phải hay bị thoái hóa hơn, vì đa số trong chúng ta đều thuận tay phải, dùng nhiều tay phải hơn trong cuộc sống, lao động và sinh hoạt. Trong số 5 ngón tay thì các ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa (ngón I, II, III) hay bị thoái hóa nhất, do các ngón này phải hoạt động tích cực nhất như khi cầm,  nắm, mang, vác, hay xách đồ vật. Còn trong các vị trí khớp của từng ngón tay thì khớp gốc ngón tay cái hay bị THK nhất, liên quan đến việc sử dụng các khớp này nhiều nhất khi cầm nắm đồ vật. Đặc biệt, khớp gốc ngón tay cái có hình yên ngựa, đảm nhiệm chức năng cầm nắm đồ vật của bàn tay, do đó dễ bị tổn thương hơn.

Hiện nay, người ta đã chứng minh vai trò chắc chắn của yếu tố nghề nghiệp trong THK gốc ngón tay cái ở phụ nữ. Người bệnh than phiền đau khớp bàn tay 1 bên hoặc cả 2 bên, đau kiểu cơ học, tức là đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Đau tăng lên khi mặc quần áo, khi cài Tkhuy áo; đau khi nắm bàn tay lại, đau khi rót nước vào ly và đỡ đau khi nghỉ ngơi. Đau thường chỉ ở mức độ nhẹ và trung bình. Vào buổi sáng, khi thức dậy, khớp bị cứng, khó cử động, kéo dài từ 15 – 30 phút. Cứng khớp sau khi nghỉ ngơi cũng thường gặp. Đó là dấu hiệu phá rỉ khớp. Dần dần bàn tay trở nên khó làm các động tác sinh hoạt thường ngày hơn, phát tiếng lạo xạo khi cử động, các cơ bàn tay teo nhỏ.

Ở các giai đoạn muộn, 1/3 số người bệnh có các ngón tay bị biến dạng. Đó là do sự có mặt của các chồi xương, mọc ở khớp ngón xa (hạt Heberden) hay ở khớp ngón gần (hạt Bouchad), gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khoảng 50% số bệnh nhân THKBT gặp khó khăn khi thực hiện các công việc tự chăm sóc bản thân, nội trợ và các công việc trong sinh hoạt hàng ngày khác như chải đầu, giặt giũ, mặc quần áo, ăn, uống, chăm sóc con cháu, bế cháu. Có 4 dấu hiệu cơ bản của THKBT là gai xương, hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, hốc xương. Có thể chụp thêm Xquang bàn tay để chẩn đoán xác định.

dau-hieu-thoai-hoa-khop-ban-tay-o-nguoi-cao-tuoi

Làm gì để phòng THKBT?

Cần tránh lao động, mang vác nặng. Không nên sử dụng đôi tay trong thời gian liên tục, quá dài.  Các thành viên trong gia đình và cộng đồng xã hội nên quan tâm, chia sẻ bớt gánh nặng của người cao tuổi. Tăng cường việc sử dụng máy móc hỗ trợ cho lao động và sinh hoạt nếu có thể. Việc phát hiện sớm THK bàn tay là cần thiết, vì sẽ giúp điều trị sớm, giảm thiểu các hậu quả của bệnh. Khi có các dấu hiệu như đau khớp bàn tay, biến dạng khớp hay cứng khớp buổi sáng, hạn chế vận động bàn tay thì nên đến khám chuyên khoa xương khớp để được tư vấn và điều trị kịp thời.

PGS.TS.BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc (Khoa Khớp – BV Bạch Mai)

Theo Suckhoedoisong.vn

Đẩy lùi dịch bệnh từ môi trường sống

Năm 2012 là năm thứ hai các nước trong khu vực ASEAN phát động “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết”. Tại Việt Nam, sau nhiều năm liền thực hiện chương trình quốc gia phòng chống bệnh sốt xuất huyết nhưng diễn biến bệnh vẫn rất phức tạp, thậm chí có xu hướng gia tăng. Tính từ đầu năm đến tháng 7 vừa qua, số bệnh nhân sốt xuất huyết tại khu vực phía Nam đã lên đến gần 32.000 ca (tăng 17% so với cùng kỳ năm 2011). Trong mùa mưa bão hiện nay, tình hình dịch bệnh vẫn còn kéo dài tại một số địa phương ở khu vực Nam Trung bộ và Nam bộ.

Nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết từ môi trường sống

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh sốt xuất huyết trở nên trầm trọng hơn là con người tạo ra ngày càng nhiều nơi cho muỗi sinh sản :

– Thói quen vứt rác bừa bãi (bao nylon, lon rỗng, hộp xốp, vỏ xe…) không những làm ô nhiễm môi trường mà còn gây ra tình trạng nước đọng tạo môi trường thuận lợi cho lăng quăng phát triển.

– Không vệ sinh thường xuyên các vật chứa nước như: bồn hoa, chậu cây kiểng, hòn non bộ, các lu, vại, hồ chứa nước không có nắp đậy, máng nước đọng trên mái nhà…

– Ngoài ra, các bãi đất trống bỏ không hay những công trình xây dựng đang dang dở cũng là nơi sinh sản lý tưởng của muỗi.

Ảnh do Công ty ROHTO – MENTHOLATUM (Việt Nam) cung cấp

Phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết – trách nhiệm của toàn cộng đồng

Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn mang mầm bệnh chích vào người và lan truyền từ người này sang người khác. Chỉ một lần chích, muỗi đã có thể truyền bệnh sốt xuất huyết cho người. Vì vậy, việc phòng chống sốt xuất huyết không phải của riêng ai mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Hiện nay có rất nhiều hoạt động cộng đồng nhằm chung tay phòng tránh sốt xuất huyết, mỗi người dân cần kết hợp phòng chống tại nhà với phòng chống tại địa phương, khu vực để cùng đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này.

Bác sĩ Lê Hoàng San, Viện phó Viện Pasteur – TP.HCM. (Ảnh do Công ty ROHTO – MENTHOLATUM Việt Nam cung cấp)

Biện pháp phòng chống

Với tiêu chí “không lăng quăng, không muỗi, sẽ không có sốt xuất huyết”, chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng trong việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết theo những biện pháp sau:

1. Giảm nguồn sinh sản của muỗi:

– Triệt phá, thu dọn những nơi muỗi sinh sản như chai, lọ, những vật dụng thuỷ tinh, nhựa không còn sử dụng; hoặc những hố tường, hàng rào, hố cây, gốc cây, các đồ vật đọng nước quanh nhà như: vỏ đồ hộp, chai lọ, vỏ xe hư cũ, mảnh lu bị bể, gáo dừa…

– Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước để muỗi không thể vào đẻ trứng. Hàng tuần nên cọ rửa sạch sẽ ít nhất một lần, thả cá bảy màu diệt lăng quăng (bọ gậy).

– Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muỗi trú đậu, thay nước bình hoa, đổ nước thừa tủ lạnh, bỏ muối vào chén chống kiến bên dưới chân tủ đựng thức ăn…

– Không vứt rác bừa bãi, thực hiện dọn dẹp rác ở các bãi đất trống.

2. Bảo vệ tránh bị muỗi trưởng thành đốt:

– Ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày.

– Mặc quần áo dài tay, không cho trẻ chơi ở những chỗ tối, bụi rậm.

– Khi cắm trại, sinh hoạt ngoài trời hoặc vào mùa dịch cần mang theo các chai xịt chống, xua đuổi muỗi, nhất là đối với trẻ em. Theo tổ chức Y tế Thế giới và Viện bảo vệ môi trường Mỹ, chất Diethyltoluamide (DEET), nồng độ từ 10-30% có hiệu quả xua đuổi muỗi kéo dài từ 5-8 tiếng, an toàn cho người sử dụng và cho cả môi trường.

Phát hiện bệnh kịp thời

Bên cạnh việc phòng chống, cần chú ý theo dõi để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Các bác sĩ khuyến cáo khi có những triệu chứng như sốt cao đột ngột, đau đầu, đau bụng, cơ thể mệt mỏi, đau mỏi cơ bắp, các khớp, xuất huyết dưới da làm lộ những chấm nhỏ màu đỏ, đốm… nên đến khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Sốt rét, sốt xuất huyết là các dịch bệnh nguy hiểm rất phổ biến ở nước ta với nguyên nhân chính do muỗi đốt. Hiện nay có rất nhiều cách để phòng chống muỗi nhưng liệu các biện pháp đó có mang lại hiệu quả tuyệt đối và an toàn cho sức khỏe?
Sản phẩm chống muỗi Metholatum Remos chứa thành phần Diethyltoluamide – được tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận an toàn và hiệu quả xua đuổi muỗi – kết hợp tinh dầu oải hương, vừa bảo vệ gia đình bạn khỏi muỗi đốt trong vòng 8 giờ vừa đem đến hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu. Hơn nữa, Vitamin E và tinh chất Aloe Vera trong Metholatum Remos giúp giữ ẩm và dưỡng da, an toàn khi xịt lên da.

Ảnh do Công ty ROHTO – MENTHOLATUM (Việt Nam) cung cấp

– Hướng dẫn: Để cách bề mặt da 10-15 cm, phun một lượng vừa đủ, rồi thoa đều. Đối với vùng mặt và cổ, phun dung dịch ra lòng bàn tay rồi thoa lên da, thích hợp cho cả người lớn và trẻ em trên 4 tuổi.
– Để ngoài tầm với của trẻ em.
– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Số giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của Bộ Y Tế – Cục Quản Lý Môi Trường Y Tế: 06/11/MT, ngày 09 tháng 06 năm 2011.
CTY TNHH ROHTO – MENTHOLATUM (VIỆT NAM)
16 VSIP, đường số 5, KCN VN-Singapore, Thuận An, Bình Dương
Tư vấn khách hàng: ĐT: (08 3822 9322
Email: [email protected]

 

Mẹo giúp bảo quản những vật dụng gia đình

Vài mẹo dưới đây sẽ giúp chị em giữ gìn và bảo quản những vật dụng trong nhà tốt hơn.

* Muốn chùi rửa nồi nhôm nấu lâu ngày bị đen vì nước phèn, nhựa rau, bạn hãy lấy nước lã pha với giấm chua cho vào xong rồi đem đun sôi là sạch ngay.

* Nồi, chảo bị đóng bẩn bên trong, bạn hãy rắc muối lên vết bẩn và để vậy trong vài giờ rồi chùi rửa bằng nước lã.

* Muốn tránh cho các đồ bằng thủy tinh khỏi vỡ khi rót nước sôi vào, khi mới mua về, bạn nên bỏ tất cả vào nồi nước có pha muối rồi nấu cho sôi lên. Sau đó, bạn để nước nguội mới vớt ra rửa lại bằng nước lã.

* Khi mới mua hàng vải hay quần áo màu về, bạn hãy ngâm ngay vào nước có pha giấm trong một lúc. Cách này giúp quần áo giữ màu được lâu hơn.

* Quần áo cũ còn chắc, muốn tươi mới hơn, bạn hãy giặt bằng nước sôi có pha giấm.

* Quần áo để lâu bị vàng ố, bạn hãy lấy một củ khoai tây luộc chín, lột vỏ để nguội rồi xát đều lên vết bẩn, sau đó xả lại bằng nước lã, phơi chỗ mát, có gió.

* Giày bị nước mưa thấm, thường sẽ khô cứng lại, bạn nên lấy nửa củ khoai tây chà xát thật mạnh, thật kỹ trên giày rồi đánh bóng lại bằng xi.

* Muốn bàn ủi dùng lâu ngày không bị sét, bạn nên dùng đèn cầy chà lên. Dĩ nhiên khi đó bàn ủi phải nóng và ủi vào một miếng giẻ cho sạch hết đèn cầy trước khi ủi quần áo.

Tránh bàn ủi không bị sét, dùng đèn cầy chà lên (ảnh minh họa)

* Vách ván nhà bạn có sơn vẽ đủ màu, lâu ngày bị vàng và hoen ố, bạn hãy dùng nước trà tàu tẩm vào khăn, lau mạnh lên, tường ván ấy sẽ sạch ngay.

* Muốn giữ cho đèn cầy cháy lâu, bạn hãy lấy vài hột muối bỏ dưới chân tim đèn.

* Giấy tờ quan trọng như giấy giao kèo, hóa đơn, hợp đồng, sổ đỏ hoặc tiền bạc… muốn khỏi cháy, bạn nên dùng carton d’amiante gói kín lại rồi để vào một cái hộp thiếc hay sắt.

* Muốn cho các đồ ngà được sạch sẽ, bóng loáng, bạn hãy dùng bông gòn thấm nước cốt chanh tươi hoặc nước lạnh có pha nước oxygene (20%) mà cọ và đánh bóng.

* Nước trộn rau xà lách (tức dầu giấm) lúc ăn rau còn nước cặn thừa lại, các bạn chớ có đổ đi mà hãy dùng để lau đồ bạc với một tấm khăn cũ. Trong chốc lát, đồ bạc sẽ bóng loáng như mới ngay.

(Theo Eva)

Bí ẩn của hiện tượng bóng đè

Chợt tỉnh giấc, nhiều người cứng đơ toàn thân, không thể cựa quậy, thậm chí như có đồ vật đè chặt hai tay và vùng vai, muốn kêu cứu cũng không được.

Bóng đè được xem là hiện tượng mộng mị thường gặp ở nhiều người. Vậy đâu là nguyên nhân khiến con người rơi vào trạng thái nửa thực nửa mơ này khi ngủ?

Nhiều người thắc mắc, khi bị tỉnh giấc đột ngột rồi ngủ lại, họ có cảm giác cứng đơ thân thể, không thể cựa quậy, thậm chí như có đồ vật đè chặt hai tay và vùng vai, muốn kêu cứu và thoát khỏi tình cảnh bức bí đó. Khi họ đã mở mắt, miệng vẫn khô, ngực đau và vẫn không thể động đậy cơ thể.

Theo giới khoa học, đó là hiện tượng bóng đè, hay còn gọi là tình trạng liệt thân khi ngủ – sleep paralysis.  Những người thường có trạng thái ngủ chập chờn, hay mộng mị, khó thở do đặt tay lên ngực khi nằm ngửa hoặc cúc áo chật chội hoặc do không khí trong phòng quá nhiều CO2… đều dễ gặp hiện tượng bóng đè này.

Khi bị bóng đè, vỏ não hoạt động nhanh, các cơ bắp toàn thân không căng do luồng thần kinh vận động bị chặn, các trung khu thần kinh chỉ huy lời nói và hành động bị ức chế, kìm hãm, khiến ngoài đôi mắt có thể cử động, những bộ phận khác phần lớn đều trong trạng thái đơ cứng. Nhưng hiện tượng này chỉ xảy ra trong vài chục giây hoặc vài phút.

Bóng đè là hiện tượng thường xảy ra khi ngủ.

Để tránh bóng đè, chúng ta nên tập thói quên ngủ nghỉ điều độ, tránh ngủ muộn, dậy muộn. Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng khó chịu này, cần nhờ tới phương pháp trị liệu của bác sĩ.

Tuy nhiên, dậy quá sớm, ngủ không đủ giấc cũng khiến con người rơi vào trạng thái bóng đè, gây căng thẳng thần kinh. Một nữ doanh nhân ngoài 30 tuổi tại Trung Quốc thường có thói quen dậy sớm để đáp ứng nhu cầu công việc bận bịu trong ngày. Vào khoảng 4h, chị đã tỉnh giấc, làm vệ sinh cá nhân, uống cà phê khiến tinh thần trở nên tỉnh táo, nhưng đầu vẫn có cảm giác nặng trịch, chân mềm nhão. Nữ doanh nhân này thừa nhận, sau khi chập chờn vào giấc ngủ hoặc trước khi tỉnh giấc, cô rất hay rơi vào trạng thái mê mệt, muốn bật dậy nhưng phải mất vài phút mới thoát khỏi tình cảnh cơ đứng chân tay. Theo các chuyên gia Trung Quốc, chính sự mệt mỏi và căng thẳng trong công việc đã khiến người phụ nữ này gặp hiện tượng bóng đè khi ngủ.

Khi tới cơ quan, nữ doanh nhân này hay mắc phải tình trạng cáu giận. Bất cứ điều gì cũng khiến chị phật ý, nên thường xuyên cáu gắt đồng nghiệp, rầy la cấp dưới, thậm chí phạm những sai lầm không đáng có trong giải quyết công việc.

Stress trong công việc cũng dễ khiến con người gặp phải trạng thái bóng đè khi ngủ.

Các nhà khoa học khẳng định, không nên thu nạp quá nhiều những câu chuyện hoang tưởng về ma quỷ, truyện kinh dị, đặc biệt là tránh đọc những truyện này trước khi ngủ. Ngoài ra, cần có tư thế ngủ thật thoải mái. Tốt nhất là nằm nghiêng bên phải, đầu không nghiêng vẹo, chân tay co duỗi tự do. Nên mặc đồ ngủ rộng rãi, có chất liệu vải thoáng; phòng ngủ bày biện hợp lý, giúp không khí thông thoáng trong phòng.

Ngoài ra, nên thay đổi lối sống, chế độ làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi cho thật hợp lý và tích cực tham gia các hoạt động giải trí, rèn luyện cơ thể để tăng cường sức khỏe.

Meo.vn (Theo Baodatviet)

Giúp trẻ vượt qua cơn ác mộng khi ngủ

Ác mộng về đêm sẽ khiến trẻ khó ngủ trở lại gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ ở những đêm tiếp theo. Dưới đây là một số lời khuyên cho các bậc cha mẹ có thể giúp trẻ vượt qua được cơn ác mộng, hạn chế những ảnh hưởng xấu nhất.

Bước 1

Tạo cho trẻ sự  thoải mái sau khi bị gặp ác mộng. Ôm ấp và âu yếm trẻ trên giường của bé, lắng nghe và chia sẻ nỗi sợ hãi, trấn an tinh thần  để bé cảm thấy được an oàn. Ở lại phòng ngủ cùng trẻ cho đến khi trẻ bình tĩnh trở  lại và chìm vào giấc ngủ.

Bước 2

Mang lại cảm giác an toàn và thư giãn cho trẻ khi đến giờ đi ngủ. Giữ trạng thái vui vẻ như đọc cho bé  nghe các câu chuyện cười về những gì bé  thích. Để đèn ngủ trong phòng nếu trẻ sợ  bóng tối.

Bước 3

Để bên cạnh trẻ những đồ vật an toàn mà bé thích và cảm thấy thoải mái nhất. Nằm ngủ với cảm giác an toàn, những đồ vật an toàn giúp trẻ ngủ ngon hơn và thư giãn đầu óc.

Bước 4

Nói với trẻ về ác mộng mà trẻ gặp trong ngày mới. Dỗ dành trẻ rằng gặp ác mộng là chuyện bình thường. Nếu trẻ vẫn tiếp tục gặp ác mộng tương tự, hãy giuos trẻ tưởng tượng một kết thúc mới cho cơn ác mộng đấy. Bố mẹ cũng có thể  đọc cho trẻ nghe những câu chuyện kể về  những đứa trẻ khác đã vượt qua cơn ác mộng như thế nào.

Bước 5

Tránh cho trẻ xem những chương trình TV hay phim truyện kinh dị. Những hình ảnh khủng khiếp có thể khiến trẻ gặp ác mộng, đặc biệt những trẻ lớn tuổi. Nếu nghi ngờ  những quyển truyện kinh dị chính là tác nhân  ảnh hưởng đến giấc ngủ trẻ, khiến trẻ gặp  ác mộng, hãy nhẹ nhàng loại bỏ những thể  loại truyện này.

Bước 6

Cố gắng sắp xếp cho trẻ thời khóa biểu giấc ngủ đều đặn và  hợp lý. Nghỉ ngơi thoải mái cũng sẽ giảm tần suất và mức độ của những cơn ác mộng trẻ gặp phải.

Meo.vn (Theo Dantri)

5 nguyên tắc đảm bảo an toàn trong bếp

Bếp là nơi dễ xảy ra những “sự cố” nhất trong nhà. Thực phẩm chưa được nấu chín, những đồ vật sắc nhọn, xoong chảo đang nóng, sàn nhà ướt dễ trơn trợt… đều có thể trở thành nguyên nhân gây ra những tai nạn bất ngờ cho các thành viên trong gia đình.

Nguy cơ bị thương hoặc nhiễm khuẩn trong bếp rất cao. Để phòng tránh tai nạn trong bếp, bạn nên tuân thủ theo những chỉ dẫn dưới đây về việc đảm bảo an toàn trong bếp.

1. Đừng quên rửa tay

Phải luôn rửa tay thật sạch trước khi cầm nắm thức ăn hoặc sau khi đã chạm tay vào các loại thịt, gia cầm, trứng hoặc hải sản. Để rửa tay đúng cách, bạn cần dùng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch rửa tay và chà xát hai bàn tay, các kẽ ngón tay cũng như lòng bàn tay với nhau ít nhất là 20 giây. Ngoài ra, đừng quên lau khô tay. Bằng cách này, bạn sẽ phòng tránh được tình trạng thức ăn bám dính trong các kẽ ngón tay và lây nhiễm vi khuẩn cho nhau thông qua đôi bàn tay.

Sau khi rửa trái cây và rau xanh, cần gọt bỏ những phần bị hư, thối vì đây là những nơi vi khuẩn thường tích tụ và sinh sôi rất nhanh.

2. Giữ cho các bề mặt trong bếp luôn sạch sẽ

Luôn vệ sinh sạch sẽ tất cả các bề mặt bếp và quầy bếp đồng, thời thường xuyên thay các khăn lau để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Không nên sử dụng miếng bọt biển để thực hiện công việc chùi rửa vì đây chính là một trong những vật dụng vi khuẩn rất thích trú ngụ. Khi có vết bẩn đổ tràn trên sàn bếp, bạn nên lau chùi ngay vì chúng có thể gây trơn trợt cho những người vô tình đi ngang qua và giẫm phải.

Cho tất cả những thức ăn đã được nấu chín vào đĩa hoặc đặt trên thớt sạch.

Sau khi kết thúc công việc nấu nướng, cần vệ sinh và diệt khuẩn cho quầy bếp, thớt và những dụng cụ nấu nướng.

3. Cẩn thận xung quanh khu vực bếp lò

Trước khi mở bếp, cần chú ý phòng tránh tất cả các mối nguy hiểm tiềm tàng có khả năng sẽ xảy ra. Lúc này, bạn nên buộc chặt tóc, xắn ống tay áo lên cao và không nên mặc những bộ quần áo rộng thùng thình vì chúng có thể bắt lửa và gây cháy bất thình lình.

Xoay phần tay cầm của xoong, chảo vào bên trong bếp lò để bạn không bị vướng xoong, chảo đang nóng trong quá trình nấu nướng.

Thường xuyên kiểm tra tất cả các loại dây điện và gọi thợ tới sữa chữa ngay khi phát hiện chúng bị hư hỏng. (ảnh minh họa)

Giữ dây điện tránh xa khu vực bồn rửa (nơi có thể gây chập và nhiễm điện do ẩm ướt hoặc dính nước) và bếp lò – nơi có nhiệt độ cao, dễ gây cháy nổ, chập điện.

Thường xuyên kiểm tra tất cả các loại dây điện và gọi thợ tới sữa chữa ngay khi phát hiện chúng bị hư hỏng.

4. Phòng tránh những tai nạn

Để phòng tránh những tai nạn liên quan đến vấn đề cắt gọt, bạn không nên để dao hoặc bất kỳ vật sắc nhọn nào vào bồn rửa đang chứa đầy nước.

Nếu trong bếp bị cháy, không nên dùng nước để dập tắt lửa vì điều này có thể khiến ngọn lửa bốc cháy dữ dội hơn. Thay vào đó, hãy dùng bột nở hoặc bột mì để dập lửa.

Trước khi rời khỏi phòng bếp, cần kiểm tra bếp lò để đảm bảo rằng bạn đã tắt bếp hoàn toàn và đã khóa van an toàn của bình gas phòng tránh trường hợp gas bị rò rỉ ra ngoài.

Đặt tất cả những dụng cụ nguy hiểm tránh xa tầm tay của trẻ em. Tốt nhất bạn nên cho chúng vào tủ đựng chén bát hoặc kệ bếp trên cao, những nơi mà con của bạn không thể mở được và tránh cho những dụng cụ này vào những vật đựng nhiều màu sắc, có khả năng thu hút sự chú ý của trẻ.

5. Những biện pháp phòng ngừa khác

– Một số chất liệu được sử dụng để chế tạo ra các vật dụng phục vụ cho công việc nấu nướng chứa đựng nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Do đó, nên cẩn thận trong việc lựa chọn vật dụng nấu nướng như xoong, chảo để chúng không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn và gia đình mình.

Lập danh sách những số điện thoại khẩn cấp mà bạn có thể dùng đến trong trường hợp cần đến sự hỗ trợ hoặc cấp cứu, bao gồm số điện thoại của cơ quan công an, trung tâm cấp cứu về y tế, cứu hỏa hoặc bác sĩ mà bạn quen biết…

Meo.vn (Theo Eva)

10 nguyên tắc vàng để xương sống khỏe!

Vóc dáng của chúng ta, đặc biệt là dân văn phòng, bị mất cân đối, dễ dẫn đến các bệnh về xương khớp, chủ yếu do 2 nguyên nhân chính sau: Do chúng ta vận động sai tư thế, gây ảnh hưởng lên xương sống.


Để khắc phục điều này, cần tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc vàng sau đây:

1. Sau khi đi làm về bạn nhất định phải nằm nghỉ khoảng 15 phút. Điều này sẽ giúp cho các cơ bắp của bạn được thả lỏng sau khi đã vận động cả ngày. Điều này đồng nghĩa với việc bạn tuyệt đối không được ngay lập làm việc nhà.

2. Bạn nên duy trì việc đi bơi khoảng 1-2 lần trong tuần để giữ gìn cơ bắp được săn chắc và các lưu thông của mạnh máu.

3. Bạn tuyệt đối không được còng lưng! Hãy tập trung thường xuyên tăng cường vận động cho xương sống thẳng và các cơ bắp của vùng thắt lưng.

4. Ngoài các thời gian ngủ nghỉ bạn nên để cơ bắp được vận động.

5. Không được ngồi “ì một chỗ”, hãy thay đổi tư thế khoảng 10 phút một lần.

6. Chỉ được cúi nhặt những đồ vật mềm, nhẹ và chỉ được ngồi xổm

7. Tránh các vận động mạnh, đặc biệt các tư thế xoay đầu.

8. Đối với phụ nữ: Không đi giày gót nhọn hoặc đế bằng nhưng cao hàng ngày. Những đôi giày như thế chỉ lên đi một vài lần trong tuần. Phương án tối ưu để cho việc này là: Gót giày cao không quá 5cm, có đường kích trung bình, thoải mái, không dùng giày có mũi thon và hẹp và không có các đai mảnh siết nhẹ.

9. Bạn nên duy trì việc đi bộ khoảng nửa tiếng mỗi ngày.

10. Không được xách đồ nặng bằng một tay, bạn cần phải phân chia trọng lượng cân bằng.

Meo.vn (Theo Dantri)

5 trò chơi phát triển khẩu ngữ cho trẻ

Các chuyên gia cho rằng dạy bé từ 1 đến 3 tuổi tập nói tốt nhất thông qua các trò chơi.

Để bắt đầu những trò chơi phát triển ngôn ngữ bạn cần chuẩn bị cho bé những chiếc hộp. Hãy gọi chúng là những “hộp vàng” – chắc bé sẽ rất thích định nghĩa này.

Những chiếc thuyền

Mục đích trò chơi – phát triển việc thở ra đều, mạnh.

Bạn hãy đổ nước vào chậu hoặc bát to. Để 3 cái “hộp vàng” rỗng vào. Cần thổi chúng chuyển động từ bờ bên này sang bờ khác. Bạn nói với bé: “Con tưởng tượng xem, đây là biển nhé. Để cho tàu ra khơi, cần có gió đẩy thuyền đi. Con hít sâu vào rồi thổi mạnh đi!”. Điều quan trọng là theo dõi việc thở ra. Đừng nên chơi lâu, vì bé có thể bị chóng mặt. Để kích thích khẩu ngữ của bé, bạn hãy đặt những câu hỏi: “Thời tiết trên biển thế nào con nhỉ?”, “Con thấy thuyền trưởng trông như thế nào?”…

Các chuyên gia cho rằng dạy bé từ 1 đến 3 tuổi tập nói tốt nhất thông qua các trò chơi. (Ảnh minh họa).

Một dàn nhạc đặc biệt

Mục đích trò chơi – phát triển việc tiếp nhận âm thanh.

Cần 6 “hộp vàng” và 3 kiểu vật liệu hạt rời (ngũ cốc, đường, bột, hạt cườm,…). Điều quan trọng là đổ từng đôi hộp số lượng vật liệu như nhau để âm thanh trùng nhau chính xác. Nhưng âm thanh của đôi hộp này cần khác biệt với đôi khác. Một bộ đưa cho bé, còn bộ kia bạn hãy giữ. Người lớn cần lắc “thùng” bất kì, còn bé cần tìm trong bộ của mình cái thùng có âm thanh y như thế. Bạn hãy tăng dần số lượng hộp. Hãy nghĩ ra những tên gọi lí thú cho những dụng cụ đó: Tiếng ồn, quả bom,… Trẻ em rất thích điều đó.

Bài hát kì diệu

Mục đích trò chơi – hát những nguyên âm.

Nguyên âm biểu hiện vẻ đẹp của ngôn ngữ, vì thế cần một phát âm rõ ràng: Phát âm “a” – miệng mở rộng (như “cái cửa sổ nhỏ”), phát âm “o” – đôi môi tròn lại một tí và giơ ra phía trước (như “cái ống nhỏ”), phát âm “i”- môi cười, thấy được răng (như “hàng rào nhỏ”).

Cần có 4 “hộp vàng” (mỗi cái dành cho một nguyên âm). Trên mỗi hộp vẽ khuôn mặt người: Mắt, tai, mũi, môi với diễn đạt âm thanh cần thiết.

Cần chỉ cho bé theo trình tự để bé có thể đoán được cần hát âm gì: “Con hát đi! Con đừng quên phải hít thật nhiều hơi vào để có bài hát dài”. Ví dụ hát bài “Cháu lên ba” toàn bằng âm “a”.

Sau đó bạn hãy luyện với bé những bài 2 – 3 nguyên âm (ví dụ “A-a-a-u-u-u!” và bằng những ngữ điệu khác nhau (nghịch ngợm, hát ru,…)

Trong quá trình chơi đùa, bạn có thể khéo léo kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ. (Ảnh minh họa).

Cần cẩu

Mục đích trò chơi – luyện cơ miệng

Cơ miệng chịu trách nhiệm về phát âm đúng nhiều âm. Ví dụ, nếu như cơ miệng kém phát triển, âm “o” và “u” sẽ giống nhau, âm “s” không rõ ràng.

Cần 3 “hộp vàng”, chính xác hơn là 6 nửa của chúng. Người lớn đặt một nửa lên bàn, còn bé thì dùng môi di chuyển chúng. Bạn hãy nói với bé: “Con cứ tưởng tượng, mình đang ở công trường xây dựng. Con là chiếc cần cẩu. Con cần phải đem từng phần nhà tới nơi cần thiết”. Nếu những hộp đó to quá với bé thì hãy lấy những thứ nhỏ hơn, nhưng đừng nhỏ quá để bé khỏi nuốt chúng.

Để mở rộng vốn từ vựng của bé bạn hãy hỏi bé: “Chúng ta xây gì nhỉ?”, “Ai sẽ sống trong ngôi nhà này?”

Cái bao bí ẩn

Mục đích trò chơi – nhận biết đồ vật qua cảm ứng

Cần một cái bao hoặc túi không trong suốt để không nhìn thấy được những vật dụng bên trong túi. Cho vào đó những đồ vật hình oval và hình tròn (trứng, quả bóng nhỏ, bóng lục lạc, “hộp vàng”,…).

Trước khi người lớn cho những vật trên vào bao, hãy cho bé sờ chúng trước. Sau đó, đề nghị bé tìm vật cần thiết qua cảm ứng: “Bàn tay con có đôi mặt thần kì đó. Con hãy nhìn và chú ý lấy cho mẹ quả bóng xem nào!” (hoặc vật khác). Bạn hãy hỏi bé về đồ vật bé lấy ra khỏi bao: “Đây là cái gì?”, “Có thể chơi bóng như thế nào nhỉ?”.

Trong tất cả những trò chơi nêu trên các bạn có thể thay đổi vai. Nên làm khi bé đã biết rõ quy tắc chơi và khẩu ngữ của bé đủ để cho phép bé dẫn trò chơi. Trò chơi sẽ thú vị và hấp dẫn hơn nếu có một vài trẻ em và người lớn chơi cùng.

Meo.vn (Theo Eva)

Những bài văn bất hủ của học trò

Đề: Phân tích tác phẩm Hòn Đất.

Chị Sứ là một người có võ, bằng chứng là chị tung chân đá bay cái micrô trong tay thằng thiếu uý.

Đề: Tả ông ngoại.

Ông em già lắm. Nước da ông đồi mồi. Và đặc biệt ông em có một rừng lông chân.

Đề: Tả con vật nuôi trong nhà.

Nhà em có một con chó mới đẻ, nó ngoan lắm, mỗi bữa ăn hết một nồi cháo to như cái nồi cơm. Mỗi lần em đi học về nó lại sà xuống lòng em như là mẹ của nó vậy.

Đề: Tả đồ vật trong nhà.

Bố em có một chiếc xe máy, mỗi khi bố đi nó kêu như tàu lửa.

Đề: Tả con lợn.

Nhà em có nuôi một con lợn. Mỗi khi mẹ em cho nó ăn nó lấy mũi hẩy hẩy đổ hết cám, điên tiết mẹ em lấy roi quật thẳng vào mũi nó.

Meo.vn (Nhiều độc giả sưu tầm)