Lưu trữ cho từ khóa: bữa cơm

Thực phẩm giúp tóc khỏe bóng mượt

Y học cổ truyền cho rằng tóc là phần thừa của huyết (phát vi huyết dư). Những người đầy đủ huyết dịch, tóc sẽ khỏe, đen mượt, không bị gãy, rụng hoặc bạc sớm. Trái lại, khi bị huyết hư (thiếu máu), sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và khỏe mạnh của đầu tóc.

Bình thường, người trẻ tuổi khí huyết đầy đủ sẽ có mái tóc xanh tốt, mềm mại. Khi đến tuổi già, hoạt động của tạng can và thận suy yếu, đầu tóc trở nên bạc trắng, dễ rụng. Nếu tuổi chưa cao mà tóc rụng nhiều và bạc sớm, cần phải bổ can, bổ thận, dưỡng huyết, để nuôi tóc khỏe trở lại.

Để có huyết dịch, cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ, cân đối và hợp lý các chất dinh dưỡng. Cần lưu ý sử dụng các thực phẩm giàu chất đạm, dễ tiêu hóa, dùng dầu thực vật, ngũ cốc, các loại đậu hạt, rau, củ, quả, hoa để bồi dưỡng cơ thể. Các loại thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, các vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B9, B12), nhiều sắt, kẽm, selenium… rất cần cho việc thúc đẩy quá trình mọc tóc, làm giảm tình trạng tóc gãy, tóc rụng và bạc tóc sớm.

Những món ăn có ích cho tóc đều được chế biến từ những thực phẩm (hoặc hương liệu) có tác dụng bổ can, bổ thận, dưỡng huyết, bổ huyết, như nấm đông cô (nấm hương), nấm mèo (mộc nhĩ đen), đại táo, mè đen, gạo lứt, đậu đen, tóc tiên, cải bó xôi, súp lơ xanh, rau cần, bí đỏ, giá đậu, cà rốt, cà chua, xà lách xoong, rau dền đỏ, hành tây, trái bơ, kiwi, dâu tây, dưa hấu, đu đủ chín, mít, long nhãn, vải, sữa tươi… Ngoài ra còn có hải sâm, cá rô, cá trê, cá lóc, cá trắm,  lươn, cá chạch, rùa, ba ba, thịt bò, thịt gà, trứng gà, trứng cút, lộc nhung, yến sào, hà thủ ô, câu kỷ tử, khoai mài, đương qui, hồ đào nhục (quả óc chó), tang thầm (quả dâu tằm)…

Vài món ăn có lợi cho sức khỏe của tóc

– Canh thịt heo, mè đen

Nguyên liệu: Thịt nạc lợn 250g, mè đen 60g, bạch phục linh 40g, cúc hoa 10g.

Cách làm: Thịt làm sạch, ướp gia vị. Cúc hoa rửa sạch, để ráo. Nấu mè đen + phục linh khoảng 30 phút, cho cúc hoa và thịt vào. Nấu tiếp cho chín, nêm gia vị vừa ăn. Dùng trong bữa cơm.

Mè đencó thể chế biến thành các món ăn tốt cho tóc.
Mè đen có thể chế biến thành các món ăn tốt cho tóc. Ảnh: twoday

– Chè mè đen, khoai mài

Nguyên liệu: Mè đen 30g, khoai mài (hoài sơn) 30g, đường phèn 15g.

Cách làm: Mè đen rang thơm, xay thành bột, khoai mài rang khô, tán thành bột, trộn hai thứ bột vào nhau.

Nấu bột với 500ml nước, dùng lửa lớn nấu sôi, nêm tí đường phèn, khuấy đều, nấu thêm chừng 5 phút là được.

Cách dùng: Một ngày ăn một lần.

– Thịt gà chưng rau bó xôi

Nguyên liệu: Thịt gà 100-150g, rau bó xôi 80-120g, gia vị các loại.

Cách làm: Thịt gà rửa sạch, cắt miếng nhỏ, nêm gia vị vừa ăn. Đem chưng cách thủy. Rau bó xôi rửa sạch, cắt nhỏ.

Khi thịt gà chín mềm, cho rau bó xôi vào, chưng tiếp 20-30 phút. Dùng ăn khi đói bụng.

– Cá trê hầm đậu đen

Nguyên liệu: Cá trê 250g, đậu đen 150g, gia vị các loại.

Cách làm: Cá trê làm sạch. Nấu đậu đen với lượng nước vừa đủ, sôi liu riu khoảng 1 giờ cho chín mềm. Cho cá trê vào nấu tiếp 20 phút. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn trong bữa cơm.

– Cháo hà thủ ô

Nguyên liệu: Hà thủ ô 25g, đại táo 4 trái, gạo tẻ 100g.

Cách làm: Nấu hà thủ ô rửa sạch, ngâm mềm, nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml, lọc lấy nước. Dùng nước sắc này để nấu với gạo tẻ + đại táo thành cháo nhừ. Thêm ít đường phèn, đánh tan. Dùng ăn vào lúc đói bụng.

– Cháo gạo lứt, hà thủ ô, táo đỏ

Nguyên liệu: Gạo lứt 80g, hà thủ ô 25g, táo đỏ 5 trái.

Cách làm: Hà thủ ô rửa sạch, rang khô, tán thành bột. Táo đỏ rửa sạch bỏ hột. Cho ba thứ vào nồi nấu thành cháo. Lúc đầu nấu sôi bằng lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm 40 phút là được.

Cách dùng: Ăn mỗi ngày một lần.

– Bắp bò hầm hà thủ ô

Nguyên liệu: Bắp bò 200g, hà thủ ô 30g, mè đen 30g, đại táo 6 quả, gừng sống 2 lát.

Cách làm: Nấu ½ lít nước trong nồi đất cho thật sôi, cho bắp bò + hà thủ ô + đại táo + gừng vào hầm cho chín nhừ (khoảng 2 giờ).

Cho mè đen (rang chín, giã mịn) vào, nầu thêm 15-20 phút, vớt bắp bò ra, xắt lát mỏng, cho vào tô, múc nước hầm tưới lên bắp bò. Dùng ăn nóng trong bữa cơm.

Người bị tiêu chảy không nên dùng món này.

– Trứng cút nấu long nhãn

Nguyên liệu: Trứng chim cút 6-8 cái, long nhãn nhục 15g tươi hoặc 8g khô.

Cách làm: Cho 2 thứ vào nồi với 300ml nước, nấu sôi khoảng 10 phút, dùng ăn vào lúc đói bụng.

– Cần tây xào câu kỷ

Nguyên liệu: Rau cần tây 100g, câu kỷ 12g, thịt lợn nạc 150g, nấm hương 30g, gừng 3g, hành 10g, nước tương (xì dầu) một ít, tỏi 10g, dầu lượng thích hợp.

Cách làm: Rau cần rửa sạch, cắt khúc, đậu hủ cắt miếng; câu kỷ rửa sạch; thịt cắt miếng, nấm hương ngâm nước cho mềm, bỏ rễ, cắt nhỏ; gừng cắt lát; hành cắt khúc; tỏi cắt lát.

Để chảo nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào khử cho thơm, rồi cho tất cả các thứ vào xào chín là được.

Cách dùng: Mỗi ngày ăn một lần, dùng vào lúc bụng đói.

– Củ sen, đậu đỏ hầm thăn bò

Nguyên liệu: Củ sen 600g, đậu đỏ 150g, vỏ quýt 1 miếng 6 x 6cm, thịt thăn bò 300g, muối bột.

Cách làm: Củ sen rửa sạch, gọt bỏ vỏ, xắt từng miếng dày 2cm, dùng sống dao chần nhẹ, để ráo. Thăn bò rửa sạch, để ráo. Đậu đỏ, vỏ quýt rửa sạch, để sẵn.

Cho vào nồi đất ½ lít nước. Nấu nước thật sôi, cho củ sen, đậu đỏ, vỏ quýt, thăn bò vào. Nấu sôi lại rồi để lửa nhỏ đủ cho nước trong nồi sôi nhẹ là được. Đậy kín nắp nồi, hầm các thứ khoảng 3 giờ thì nêm ít muối vừa miệng, khi thịt chín mềm thì nhấc xuống. Múc ra tô, dùng ăn nóng trong bữa cơm..                         

Lương y Đinh Công Bảy
Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM

Cùng bệnh viện FV “giúp con ăn ngon ăn vui”

Nhà tâm lý lâm sàng Trần Thị Hồng Nhi, bệnh viện FV, chia sẻ bí quyết hiểu tâm lý trẻ theo từng giai đoạn để giúp trẻ ăn ngon

Làm thế nào để trẻ ăn ngon – ăn vui?

“Khá nhiều bé có biểu đồ phát triển cân nặng và chiều cao hoàn toàn bình thường nhưng vẫn được cha mẹ đưa đi khám dinh dưỡng và khám tâm lý thường xuyên vì cho rằng bé mắc chứng lười ăn hay bị suy dinh dưỡng. Vậy là phụ huynh có ‘bệnh’ chứ không phải trẻ!” – Nhà tâm lý lâm sàng Trần Thị Hồng Nhi chia sẻ một cái nhìn mới về việc kết hợp liệu pháp tâm lý trong điều trị chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ tại Bệnh viên FV.

Chuyện ăn của cha mẹ ảnh hưởng tới con thế nào?

Có một thực tế là nhiều cha mẹ chỉ tầm thước nhưng cứ mong con cao bằng hoặc cao hơn các bạn cùng lứa nên dẫn trẻ đi khám dinh dưỡng liên tục (dù rằng chỉ số chiều cao của trẻ hoàn toàn bình thường). Đó là “bệnh” của cha mẹ. Có cha mẹ thì lại tổ chức bữa ăn cho trẻ dựa trên những trải nghiệm ăn uống của chính mình, cứ ép con ăn món ăn mình thích. Chuyên gia Hồng Nhi, bệnh viện FV, nhấn mạnh: “Thức ăn cung cấp dưỡng chất để trẻ lớn lên, và thức ăn cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển tâm lý và vai trò xã hội của trẻ. Cha mẹ rất nên can thiệp và giúp trẻ xây dựng thái độ tích cực với ăn uống. Tuy nhiên, trước hết, cần xác định những vấn đề trẻ gặp phải trong ăn uống là vấn đề của trẻ hay của chính phụ huynh.”

Bác sĩ Hồng Nhi khoa tâm lý lâm sàn bệnh viện FV (Pháp Việt) (Ảnh do bệnh viện FV cung cấp)

Rất ít trẻ ăn đúng như những gì cha mẹ muốn. Về cơ bản, trẻ từ 1 – 3 tuổi không hiểu khái niệm thức ăn tốt như người lớn. Trẻ có thể “phiên dịch” đồ ăn tốt là đồ ăn mẹ của bạn hàng xóm nấu và đang đút cho bạn ấy ăn. Trẻ cũng không phân biệt được cảm giác no đói mà thường ăn theo “tình cảm” nhiều hơn, như ăn nhiều hơn khi đua với bạn, hoặc không ăn vì không thích màu sắc… Phản ứng của trẻ với các bữa ăn và các loại thực phẩm cũng thay đổi theo từng giai đoạn, nhưng đều có điểm chung là chúng đều muốn ăn uống tự do, chán ăn cơm nhưng lại thích ăn gà rán, khoai tây chiên và kẹo…

Khi nào nên cho trẻ gặp khó khăn trong ăn uống gặp chuyên gia tâm lý

• Khi trẻ không đạt chuẩn về chiều cao, cân nặng, trẻ ăn quá lâu, quấy khóc nhiều, quậy phá nhiều khi đến giờ ăn.

• Khi không khí bữa ăn quá nặng nề và cha mẹ cảm thấy hoàn toàn bất lực với chứng biếng ăn ở trẻ.

Có nên cho trẻ ăn theo ý mình?

Ăn uống không chỉ là đơn thuần cho thức ăn vào miệng. Có thể thấy ở trẻ nhỏ, ăn uống và tình cảm không tách rời, và nguyên nhân của việc ăn uống khó khăn của trẻ đôi khi là do những vấn đề về mặt tình cảm, tâm lý.

Vậy trong “cuộc chiến” tại bàn ăn, đâu là quyền bính của cha mẹ để giúp trẻ “ăn ngon”, đâu là giới hạn sự tự do của trẻ để trẻ “ăn vui”? Nhà tâm lý lâm sàng Hồng Nhi giới thiệu một vài tư vấn riêng đang áp dụng tại Bệnh viện FV:

– Cha mẹ quyết định trẻ ăn gì (chọn những món có giá trị dinh dưỡng cho trẻ), còn trẻ sẽ tự quyết ăn bao nhiêu.

– Cha mẹ chuẩn bị một thực đơn duy nhất cho cả nhà trong mỗi bữa ăn (khi trẻ đã đủ tuổi ngồi ăn chung với người lớn). Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng gia đình, và sau này là xã hội có những quy tắc, quy định và trẻ cần tôn trọng những giá trị này. Tuy nhiên, đối với những món trẻ cương quyết không ăn, cha mẹ có thể đề nghị trẻ nếm thử 1 miếng, nếu vẫn không thích thì có quyền không ăn món đó.

Bác sĩ Hồng Nhi đang tư vấn cho một thai phụ về tâm lý trẻ theo từng giai đoạn để giúp trẻ ăn ngon (Ảnh do bệnh viện FV cung cấp)

Ngoài ra, để xây dựng thái độ tích cực với việc ăn uống và giúp trẻ “ăn vui”, chuyên gia Hồng Nhi bệnh viện FV khuyên cha mẹ nên:

– Cho trẻ đi chợ, cùng tìm hiểu các loại thực phẩm và cùng nấu nướng: trẻ sẽ thích thú khi khám phá một con cá đang bơi khác với đĩa cá đã chế biến thế nào…

– Giúp con đánh thức khẩu vị: khuyến khích trẻ nếm và mô tả đồ ăn bằng giác quan (nhìn thấy đẹp, sờ thấy mềm, ngửi thấy thơm, nếm thấy ngọt…); không nên để con dùng từ “Thích” hay “Không thích” khi mô tả về một món ăn mới.

– Duy trì bữa cơm gia đình đầm ấm và nhẹ nhàng bằng các “trò chơi”: ví dụ đố bé đoán xem nhai món này sẽ xảy ra điều gì trong miệng, hoặc đố bé tìm được hạt của quả nho trong miệng…

Cha mẹ đặc biệt cần tránh dùng món ăn này làm phần thưởng cho món ăn khác, chẳng hạn hứa với bé ăn hết chén cơm sẽ thưởng đùi gà rán, điều này sẽ càng làm trẻ hiểu sai khái niệm “đồ ăn tốt”. Tránh “ăn cho mẹ vui”, “ăn rồi mẹ thương” vì trẻ sẽ nhầm lẫn cảm giác muốn ăn và muốn được cưng nựng.

“Không có em bé hoàn hảo như trong quảng cáo, và trẻ ăn ngon ăn vui không có nghĩa là phải ăn nhiều, ăn cho cả bố mẹ,” chuyên gia Hồng Nhi bệnh viện FVtổng kết về phương pháp của mình.

Nhà Tâm lý lâm sàng Trần Thị Hồng Nhi tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý lâm sàng và bệnh lý tại trường Đại Học Bretagne Occidentale, Pháp vào năm 2008. Hiện cô là nhà chuyên môn phụ trách toàn bộ các ca tâm lý lâm sàng tại Bệnh viện FV, đồng thời là giảng viên tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Đại học Quốc tế, thuộc khối Đại học Quốc Gia.

Bí quyết nào để vượt qua bệnh tật ?

Không được may mắn như nhiều gia đình khác, tôi và anh kết hôn được 2 năm thì có đến hơn nửa thời gian phải chống chọi cùng bệnh tật. Nhớ lại khi nhập viện, bác sĩ thông báo anh bị ung thư gan, có thể chỉ sống thêm được vài tháng. Nhưng hơn một năm nay, việc chữa trị của anh ngày càng có dấu hiệu khả quan. Người thân, bạn bè không khỏi vui mừng và thường hay hỏi tôi bí quyết gì đã giúp anh có thể làm được điều đó?

Sống lạc quan, trọn vẹn mỗi ngày

Như bao người khác, anh từng rất suy sụp khi nhận hung tin, nhưng rồi đã nhanh chóng lấy lại sự mạnh mẽ vốn có của mình. Anh tâm sự với tôi: “Em cứ yên tâm, anh sẽ quyết tâm chiến đấu với bệnh tật để luôn được ở bên em và con”. Anh sống rất lạc quan, bởi anh biết tinh thần ấy sẽ giúp đáng kể cho việc điều trị. Đôi khi, anh còn hóm hỉnh so sánh mình với Lance Amstrong – tay đua xe đạp nổi tiếng: “Anh ấy đã mất hơn 12 năm để chiến thắng căn bệnh ung thư. Tinh thần ấy thật đáng khâm phục!”

Anh truyền tinh thần lạc quan ấy cho cả gia đình, bởi anh không muốn căn bệnh quật ngã những người thương yêu trước cả mình. Sát cánh bên anh, tôi thu xếp dậy sớm từ 5 giờ sáng để vào bệnh viện chăm sóc anh trước khi đi làm, chiều lại tranh thủ về sớm để đưa con đến chơi cùng anh… Ngày qua ngày, chúng tôi luôn cố gắng sống trọn vẹn bên nhau để cùng nhau vượt qua những giai đoạn khó khăn như thế này.

(Ảnh được cung cấp bởi Manulife)

Sức mạnh từ tình thân gia đình

Suốt thời gian qua, tôi cũng đã trở thành một y tá thực thụ, bởi chẳng ai có thể chăm sóc anh tốt hơn người thân trong gia đình. Tôi ghi lại từng món ăn anh dị ứng, tác dụng phụ của từng dược phẩm và học cả cách tiêm thuốc cho anh.

Những niềm vui nhỏ luôn được nhen lên mỗi ngày, như buổi đi dạo cùng nhau sau bữa cơm tối, dẫn con đi xem phim hay tiệc BBQ tại nhà với bạn bè thân… Nhìn nụ cười của anh khi đón nhận những niềm vui ấy, tôi hiểu rằng mình đang tiếp thêm sức mạnh để anh lạc quan chiến đấu với bệnh tật.

Chủ động tài chính để luôn vững tâm

Vấn đề tài chính, đặc biệt là chi phí chữa bệnh luôn là một nỗi lo lớn đối với mỗi gia đình khi phải lâm vào những hoàn cảnh như chúng tôi. Tuy nhiên, vợ chồng tôi đã chủ động giải bài toán khó này theo bí quyết của T. Harv Eker (tác giả quyển sách nổi tiếng Tư duy triệu phú): hãy chia thu nhập theo tỷ lệ 60% cho chi tiêu – 5% cho sở thích – 20% cho đầu tư và 15% cho quỹ dự phòng, bảo vệ tài chính gia đình.

Điều quan trọng tôi muốn chia sẻ chính là quỹ dự phòng bảo vệ tài chính, bởi nhiều người thường không coi trọng vấn đề này, chỉ đến khi “hữu sự” thì mới thấy hết được tầm quan trọng của nó. Số tiền tiết kiệm được chẳng thấm vào đâu so với chi phí điều trị, và giờ đây chính bảo hiểm nhân thọ mà chúng tôi tham gia đã trở thành “cứu cánh” tài chính cho gia đình. Trước đó, chúng tôi đã quyết định gửi gắm niềm tin vào sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Manulife – Phúc Thọ Phu Thê, mỗi hợp đồng trị giá 500 triệu đồng với quyền lợi bảo hiểm 31 bệnh hiểm nghèo cho đến tuổi 85. Khi gia đình còn đang bối rối với kết quả mà bệnh viện thông báo, anh đã được chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm trên để có chi phí điều trị. Đồng thời, anh còn được hỗ trợ thêm 100 triệu đồng do mắc phải 1 trong 7 bệnh nghiêm trọng hay xảy ra ở nam và nữ được Manulife bảo hiểm bổ sung. Khoản tiền ấy như cánh tay nâng đỡ cho tài chính của mái ấm nhỏ, giúp anh an tâm điều trị và tôi cũng tôi yên lòng chăm sóc con cái, gia đình.

Chồng tôi rất tâm đắc với một câu nói của Lance Amstrong: “Tôi muốn mọi người nhớ về mình như một bệnh nhân ung thư đã đấu tranh đến cùng hơn là một nhà vô địch giải Tour de France. Bởi chính căn bệnh đã giúp tôi hiểu hơn những giá trị tốt đẹp của gia đình.” Cũng như anh, tôi hiểu rằng tình yêu luôn tồn tại nếu mỗi thành viên trong gia đình biết cách giữ lửa, và chính gia đình là động lực để giúp mỗi người vượt qua những thử thách của cuộc đời.

Cơm nhà gắn kết gia đình và làm đẹp cuộc sống

Buớc ra một góc phố đầu đường gần khu nhà ở của mình, bạn có thể nhìn thấy vô số các quán ăn với rất nhiều lựa chọn khác nhau. Các hàng quán tại đô thị luôn tấp nập bất kể giờ nào. Ăn ngoài vừa tiện, vừa vui nhất là khi cùng bạn bè hay đồng nghiệp ngồi cà kê. Phải nói, đây là một nét đặc trưng của văn hoá Việt.

Ảnh được cung cấp bởi Green Cross

Tuy nhiên, một phần lớn khác cũng không thể thiếu trong văn hoá chúng ta đó là chuẩn bị những bữa cơm gia đình ngay góc bếp trong chính ngôi nhà ấm cúng của mình. Hoạt động này chính là lúc các thành viên gia đình gắn bó hơn và cũng là dịp người nội trợ thể hiện tình yêu thương đối với gia đình qua các món ăn. Hơn nữa, tuy nhiều lúc không được cầu kỳ và bài bản như hàng quán, cơm nhà không chỉ tiết kiệm mà còn đảm bảo sức khỏe cho mọi thành viên.

Ảnh được cung cấp bởi Green Cross

Vì thế, để cho những bữa cơm gia đình được thêm phần hấp dẫn, bạn nên thường xuyên chăm sóc góc bếp của mình. Ngoài việc giữ gìn vệ sinh gọn gàng sau mỗi bữa ăn, thường xuyên vệ sinh diệt khuẩn các dụng cụ nấu ăn như thớt, khăn lau chén và miếng xốp rửa chén là điều cần thiết. Bên cạnh đó, diệt khuẩn bồn rửa chén và bề mặt bếp là một điều hết sức quan trọng vì đây chính là nơi cư ngụ và sinh sản của các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm như Salmonella và E.Coli. Cách khử trùng hiệu quả nhất đã được áp dụng tại các nuớc phát triển như Mỹ và mới du nhập vào Việt Nam là dùng nước lau bếp với hoạt chất oxy hoá Hydrogen Peroxide (hirđô perôxít). Hoạt chất này giúp diệt khuẩn đến 99.99% mà không để lại hoá chất trên bề mặt bếp. Trên thị trường hiện có nước lau bếp đa năng Zonrox, đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có hoạt chất này.

Chuẩn bị các bữa cơm nhà tại một góc bếp sạch và được khử trùng không chỉ giúp bạn thư giãn, tiết kiệm mà còn có lợi cho sức khỏe. Điều quan trọng nhất, dù hàng quán ngoài phố có vui mấy đi chăng nữa thì cơm nhà vẫn hơn, bởi đó chính là những khoảnh khắc gia đình gắn kết và làm đẹp ý nghĩa cuộc sống.

Nước lau bếp đa năng Zonrox là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường có hoạt chất Hydrogen Peroxide.

  • Nhanh chóng loại bỏ các vết dầu mỡ, bụi bẩn lâu ngày .Diệt đến 99,99% các loại vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn như Salmonella và E.Coli.
  • Loại bỏ và ngăn ngừa nấm mốc.
  • Lưu lại hương thơm tươi mát cho nhà bếp.

Nước lau bếp đa năng Zonrox do công ty TNHH Green Cross Việt Nam sản xuất và hiện có tại hệ thống siêu thị Metro, Lotte Mart, Maxi Mark và Citimart. Giá bán 25.600đ/ chai 500mL.

*Hãy cùng chia sẻ bí quyết giữ vệ sinh nhà bếp tại http://www.facebook.com/zonroxvn

 

Bí quyết để “trị” chứng biếng ăn ở trẻ

Khởi động từ giữa tháng 10/2012, cuộc thi “Cùng con vượt qua chứng biếng ăn” trên website www.biengan.com.vn đang nhận được rất nhiều bài chia sẻ thú vị của mẹ về bí quyết giúp con vượt qua chứng biếng ăn. Hãy cùng tham khảo một vài bí quyết “trị” chứng biếng ăn của con đến từ 3 bà mẹ tham gia cuộc thi nhé!

Mẹ con mình cùng đút cơm cho nhau nhé!

Bé Nguyễn Hoàng Bảo Trâm

Nếu bé của mẹ đã bước vào giai đoạn ăn cơm cùng với gia đình, thường là sau 2 tuổi, thì các mẹ hãy thử phương pháp “đút cho nhau” của mẹ con mình nhé, hiệu quả lắm đấy các mẹ ơi! Việc đầu tiên là mình tìm mua một cái ghế cao có dây an toàn để cho bé có thể ngồi cùng bàn cơm với gia đình, mình cũng không quên mua cho bé một bộ bát, muỗng bằng nhựa để tránh trường hợp bé làm rơi vỡ. Đến bữa cơm mình sẽ múc vào bát nhựa của bé khoảng một muỗng cơm thôi còn mình thì chuẩn bị bát cơm với đầy đủ thức ăn cho bé, mình há miệng và bảo bé đút cơm cho mình xong mình nói với bé rằng mẹ ăn ngoan rồi giờ đến con há miệng để mẹ đút cơm cho con nhé, cứ thế 2 mẹ con mình đút cơm cho nhau hết muỗng này đến muỗng khác và bé nhanh chóng ăn hết bát cơm một cách ngon lành đấy các mẹ ơi.

Giờ đây bữa cơm gia đình mình không còn tiếng la khóc của bé, cũng không còn gương mặt cau có của mẹ nữa và thay vào đó là một không khí rất vui đôi khi xen lẫn tiếng cười của tất cả các thành viên trong gia đình. Chúc thành công!

Con hết biếng ăn nhờ PediaSure

Bé Vương Toàn Gia Huy

Nhím con của mẹ năm nay được 4 tuổi rồi, con thường hay ốm vặt ho, sổ mũi nên phải dùng kháng sinh kéo dài, chính vì vậy con rất biếng ăn chậm tăng cân, mẹ lo lắng lắm. Mẹ đã tìm hiểu mọi cách để giúp con phát triển tốt hơn; nhờ sự tư vấn của bác sĩ Viện Dinh dưỡng mà mẹ biết muốn con ngon miệng thì hãy bổ sung kẽm, vitamin nhóm B và Lysine là những vi chất có khả năng kích thích sự thèm ăn. Những sản phẩm có công thức dành riêng cho trẻ biếng ăn như PediaSure của Abbott luôn bổ sung đầy đủ những chất này. Một cách khác cũng kích thích sự ngon miệng của trẻ là chú ý đến mùi hương của món ăn, trình bày món ăn đẹp mắt, sinh động để bé thấy hào hứng với bữa ăn của mình.

Ngay sau khi nghe tư vấn mẹ đã về áp dụng cho Nhím con ngay, 1 ngày con uống 2 bữa sữa PediaSure, sữa rất thơm và ngon nên con uống nhanh lắm, với các món ăn mẹ cũng thay đổi hàng ngày cho con, dần dần con đã lấy lại cân bằng trở lại, không còn biếng ăn, chậm tăng cân nữa. Đặc biệt, những lần bị ho hay sổ mũi con cũng khỏi rất nhanh, sữa PediaSure giúp con tăng sức đề kháng tốt hơn, mẹ thật sự yên tâm khi đã lựa chọn đúng sản phẩm cho con. Nhìn con ngày một lớn hơn và phát triển đúng tiêu chuẩn mẹ vui lắm.

Còn rất nhiều câu chuyện thú vị về hành trình vượt qua biếng ăn của mẹ và bé được chia sẻ trong cuộc thi “Cùng con vượt qua chứng biếng ăn” trên website www.biengan.com.vn. Mẹ hãy nhanh chóng truy cập vào trang web để học hỏi thêm nhiều bí quyết chăm sóc cho bé biếng ăn nhà mình, và hãy cùng chia sẻ về bí quyết của mẹ nào. Rất nhiều quà tặng hấp dẫn của nhà tài trợ – nhãn hàng PediaSure BA (Abbott, Hoa Kỳ) đang chờ mẹ rinh về đầy. Cuộc thi kéo dài từ ngày 11/10/2012 đến hết ngày 19/12/2012. Nhanh chân tham gia nào mẹ ơi!

 

Bé hay ăn chóng lớn là niềm vui của mẹ!

Với những người mẹ có con nhỏ, chỉ cần thấy con khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, chiều cao cân nặng tăng đều là đã cảm thấy ngập tràn sung sướng. Thế nhưng, không phải lúc nào mẹ cũng có được niềm vui giản dị ấy. Khi bé ăn không ngon miệng, biếng ăn, mỗi bữa cơm của con trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi của mẹ.

Để chia sẻ những tâm sự này cùng những bà mẹ cũng đang có con gặp phải bệnh biếng ăn, bạn hãy cùng tham gia cuộc thi “Cùng con vượt qua chứng biếng ăn” nhé!

 Biếng ăn và những hậu quả lâu dài

Biếng ăn là thuật ngữ chỉ hiện tượng bé không chịu ăn, ăn không ngon miệng hay ăn không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Với trẻ biếng ăn, những biểu hiện thường gặp sẽ là bữa ăn kéo dài quá lâu (trên 30 phút), bé ngậm thức ăn chứ không chịu nuốt, số bữa ăn hoặc lượng thức ăn bé ăn được trong mỗi bữa ít hơn các bé cùng độ tuổi; trong bữa ăn, bé thường chỉ chịu ăn một số món nhất định, từ chối món mới, từ chối những thực đơn đa dạng, dẫn đến dễ thiếu chất. Bé cũng thường có biểu hiện quấy nhiễu trong giờ ăn, hay buồn nôn và kết quả là không tăng cân trong nhiều tháng liên tiếp.

 Bác sĩ Lương Thị Ngọc Hà – chuyên gia Dinh dưỡng tại Trung tâm Dinh dưỡng Tp.HCM – nhấn mạnh: “Khi biếng ăn, bé có thể gặp phải các vấn đề về rối loạn tăng trưởng, dễ mắc các bệnh mãn tính do hệ thống miễn dịch yếu. Không chỉ thế, biếng ăn kéo dài trong giai đoạn đầu đời còn ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy trí tuệ của trẻ. Trẻ biếng ăn thường không đủ dinh dưỡng và thiếu cân nên hay mệt mỏi, cơ thể không đủ năng lượng cho trí óc tập trung, vì vậy thường lơ là chuyện học và thành tích học tập thường kém những trẻ khỏe mạnh. Khoa học chứng minh, chỉ số phát triển trí tuệ MDI của những trẻ biếng ăn chỉ được 96 điểm, tức thấp hơn 14 điểm so với 110 điểm của những bé ăn uống tốt.”

Ngoài ra, cũng cần nói thêm rằng việc biếng ăn lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý và tính cách của trẻ. Cụ thể, trẻ biếng ăn thường ít vận động hơn, hay mệt mỏi, ủ rũ. Điều đó dễ làm mất đi sự hiếu động và sự hòa nhập của bé với môi trường xung quanh.

Ảnh được cung cấp bởi Pediasure

Hãy chia sẻ câu chuyện vượt qua biếng ăn của con bạn tại cuộc thi “Cùng con vượt qua chứng biếng ăn”

 Nào, mẹ con mình cùng vượt qua chứng biếng ăn!

Thấu hiểu những nỗi niềm của mẹ, cuộc thi “Cùng con vượt qua chứng biếng ăn” đã được chính thức tổ chức trên trang web www.biengan.com.vn kể từ ngày 11/10/2012 đến hết ngày 05/12/2012. Cuộc thi là nơi để các bà mẹ cùng trao đổi, tích lũy những kinh nghiệm giúp con vượt qua chứng biếng ăn, đồng thời mang về những phần thưởng đầy ý nghĩa từ nhà tài trợ – nhãn hàng Pediasure BA (Abbott, Hoa Ki). Cách tham dự vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần đăng nhập vào trang web www.biengan.com.vn, đăng ký làm thành viên, sau đó gửi một bài viết có độ dài từ 200 đến 600 từ về bí quyết và kinh nghiệm của mẹ trong hành trình cùng bé vượt qua chứng biếng ăn, kèm theo hình minh họa. Bạn cũng có thể tham khảo những kinh nghiệm thực tế của các bà mẹ khác thông qua các bài dự thi hay tham gia bình chọn trực tiếp trên website.

Bạn còn chờ gì nữa chứ! Hãy đăng nhập vào www.biengan.com.vn để “khởi động” cho một quyết tâm: Cùng con vượt qua chứng biếng ăn, giúp bé yêu của mình phát triển hoàn thiện cả thể chất lẫn tinh thần và luôn ngon miệng với từng bữa ăn mẹ nấu đi nào!

Nghiên cứu lâm sàng cho thấy việc sử dụng Pediasure BA sau 90 ngày giúp trẻ:

– Giảm 45% nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp

– Tăng cân nặng tốt hơn 168%

– Tăng chiều cao tốt hơn 55%

Nguồn: Alaroon PA, Lin LH, Noche Jr, Hernandez VC, Cimatranca L, Lam W, Comer GM. Effect of oral supplementation on catch-up growth in picky eaters. Cth Pediatr (Phila). 2003 Apr; 42 (3): 209-17 

 

Rau mồng tơi chữa trĩ, nhức đầu, mụt nhọt

Bị mụn nhọt,trĩ,giã lá mồng tơi trộn với ít muối đắp lên; nhức đầu say nắng lấy lá mồng tơi giã nát đắp vào thái dương và trán sẽ khỏi.


Rau mồng tơi

Rau mồng tơi mát và lành tính thường được dùng nấu canh trong bữa cơm gia đình. Trong dân gian loài thực vật này còn có tác dụng chữa một số loại bệnh như:

– Mụn nhọt sưng tấy: Lá mồng tơi đem giã hoặc say nhuyễn (không cho thêm nước),trộn với ít muối đắp lên mụn.

– Nhức đầu,say nắng: Giã nát lá mồng tơi đắp vào thái dương và trán. Sau đó dùng vải bó lại để giữ nguyên vị,để bệnh nhân nằm ngủ một giấc dậy sẽ khỏi.

– Da mặt khô,nhăn: Lấy lá mồng tơi non ở đầu nhánh,giã nát lấy nước cốt thêm ít muối thoa nhiều lần rồi rửa sạch. Thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ

– Tiểu nóng hoặc khó tiểu: Giã hoặc xay nhuyễn lá mồng tơi,vắt lấy nước cốt hòa với nước đun sôi để nguội,thêm một ít muối. Uống hỗn hợp này vào buổi sáng trước khi ăn điểm tâm,còn bã mồng tơi dùng để đắp lên bụng dưới chỗ bọng đái.

– Trĩ: Giã nhuyễn lá mồng tơi đắp vào chỗ bị trĩ. Hàng ngày nấu canh mồng tơi với cá diếc ăn như canh.

– Vú sưng tấy hoặc nứt: Giã hoặc xay nhuyễn lá mồng tơi,trộn với ít muối đắp lên 3 lần mỗi ngày.

Chúc các bạn thực hiện thành công.

(Theo VnExpress)