Lưu trữ cho từ khóa: khớp gối

Thoái hóa khớp – “kẻ thù” của chất lượng cuộc sống

Không gây tử vong như các chứng bệnh nan y, nhưng thoái hóa khớp ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, nhất là khi bệnh trở nặng. Với bệnh nhân mắc chứng bệnh này, những cử động hoặc di chuyển đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày cũng gây ra nhiều trở ngại

Thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi

Thoái hóa khớp làm cho bệnh nhân bị đau, cứng khớp giữa các khớp xương. Triệu chứng này xuất hiện từng cơn, kéo dài âm ỉ, nhất là khi vận động, gây cho bệnh nhân cảm giác rất khó chịu và tù túng. Nghiêm trọng hơn, thoái hóa khớp còn là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Kết luận này được đưa ra tại Hội nghị khoa học Thập niên Xương khớp Quốc tế và Hội nghị Thường niên Hội Cột sống lần thứ 18 tổ chức vào tháng 11 vừa qua.

Thêm một thực trạng đáng lo ngại là thoái hóa khớp đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa. Một thống kê chưa đầy đủ cho thấy có khoảng 30% người ở tuổi 35 bị thoái hóa khớp và các bệnh viêm khớp. Cũng theo ghi nhận của nhiều bác sĩ chuyên ngành khớp học, hiện có rất nhiều bệnh nhân chỉ ở độ tuổi 20-30 đã bị nhức mỏi xương khớp thường xuyên và thoái hóa khớp chiếm đến 30% các yếu tố gây triệu chứng này.

Một số loại khớp dễ bị thoái hóa

Thoái hóa khớp có thể xuất hiện bất kỳ ở vị trí khớp xương nào của cơ thể, tùy theo thể trạng và đặc điểm sinh hoạt của mỗi người. Nhưng tựu trung lại, các khớp dễ bị thoái hóa nhất là khớp gối, khớp gót chân, khớp háng, cột sống cổ và cột sống thắt lưng.

Mỗi loại khớp bị thoái hóa sẽ có những triệu chứng riêng biệt. Ví dụ, khi bị thoái hóa khớp gối, bệnh nhân bị đau ở khớp gối và sẽ vô cùng khó khăn khi ngồi xổm và đứng lên, thậm chí phải có người bên cạnh đỡ. Trong khi đó thoái hóa khớp gót chân lại có triệu chứng “nhẹ nhàng” hơn: mỗi buổi sáng thức dậy bệnh nhân có cảm giác đau thốn ở gót chân, nhưng khi di chuyển vài bước lại trở lại bình thường. Vì triệu chứng thoáng qua này nên ít bệnh nhân nhận biết được mình đang bị thoái hóa khớp gót chân.

Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày giúp xương khớp chắc khỏe và linh hoạt (Ảnh được cung cấp bởi Herbalife)

Kết hợp dinh dưỡng và luyện tập để phòng ngừa thoái hóa khớp

Nếu ở người già, thoái hóa khớp là do sự lão hóa của các khớp xương dưới tác động của tuổi tác thì người trẻ phần nhiều là do lối sống và tính chất công việc. Người làm việc tay chân quá sức hoặc người làm trí óc ít vận động đều là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp cao người bình thường. Thói quen sử dụng nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đồ ngọt nhưng ít luyện tập thể dục dẫn đến thừa cân cũng là “thủ phạm” gián tiếp gây thoái hóa khớp. Khi béo phì, trọng lượng cơ thể phát triển mất cân đối so với khung xương, bắt hệ xương khớp phải “mang vác” một tải trọng quá khả năng và nhanh chóng dẫn đến thoái hóa. Với người bình thường, bữa ăn hàng ngày khiếm khuyết các dưỡng chất cần thiết cũng làm cho xương khớp nhanh chóng bị thoái hóa hơn.

Phòng ngừa thoái hóa khớp ở người trẻ hoặc làm chậm quá trình thoái hóa khớp ở người lớn tuổi không quá phức tạp. Đó là duy trì thói quen tập luyện kết hợp với chế độ dinh dưỡng đa dạng khi bước qua tuổi 30, lúc hệ xương khớp bắt đầu lão hóa. Đối với những người có chế độ dinh dưỡng khiếm khuyết các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp như ngũ cốc, sữa, hải sản có thể bổ sung bằng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng dạng viên uống tiện lợi hơn. Thành phần chính của thực phẩm bổ sung dinh dưỡng thường chứa Glucosamine – một hợp chất tự nhiên hình thành trong cơ thể, có khả năng tăng tổng hợp sụn khớp, giảm viêm đau khớp – kết hợp cùng các yếu tố chống oxi hóa như mangan, selen, đồng và thảo dược sẽ duy trì sự khỏe mạnh của khớp và tạo sự thoải mái cho người có vấn đề về khớp.

Joint Support Advanced của Herbalife với thành phần chính là Glucosamine, giúp duy trì chức năng và sự thoải mái ở khớp, kết hợp với các yếu tố vi lượng như mangan, selen, đồng và thảo dược Scutellaria baicalensis có tác dụng chống oxi hóa, làm chậm quá trình lão hóa xương.

Sự khỏe khoắn của hệ xương khớp còn được hỗ trợ bởi viên bổ sung canxi Xtra Cal Advanced với hỗn hợp các dưỡng chất giúp tăng cường mật độ xương, cho hệ xương thêm chắc khỏe.

 

Tìm hiểu chứng “gối có gai”

Nhiều người ở độ tuổi ngũ tuần sáng dậy thấy gối cứng lại, đi lên xuống cầu thang càng đau nhiều hơn. Làm việc nhà một hồi thấy đỡ nhưng cứ lên giường ngủ một lúc là bị cái đau đánh thức dậy. Đến bệnh viện bác sĩ cho chụp đầu gối rồi bảo “gối có gai”.


Hình ảnh khớp khối khỏe mạnh và khớp gối có gai.

Gai khớp gối từ đâu ra?

Khớp gối là khớp lớn nhất cơ thể và chịu lực nén của toàn thân, giúp chuyển động nhịp nhàng khi ta đi lại và trụ vững khi ta đứng. Vậy tại sao khớp lại giở chứng khiến người ta đau? Bởi khoảng 30 tuổi trở đi sụn khớp (trong đó chứa chủ yếu là collagen type 2) bắt đầu bị thoái hóa. Quá trình thoái hóa này ban đầu rất âm thầm nên không ai để ý.

Phụ nữ mang thai, nuôi con, người béo phì, tiểu đường, buồng trứng “lên lão”, hormone suy giảm… đều là yếu tố thúc đẩy sụn khớp thoái hóa nhanh hơn.

Sụn bị ăn mòn, bề mặt trở nên lởm chởm, khi cử động sẽ nghe tiếng lạo xạo. Cơ thể phản ứng lại bằng cách mang can-xi đến đắp vào. Nhưng can-xi làm sao “vá” sụn được nên chúng tụ lại thành những cái ụ nhỏ mà chụp X-quang bác sĩ gọi là “gai”.

Tại sao khớp gối bỗng sưng?

Có nhiều người bị sưng khớp gối đến không đi lại được. Đó là tình trạng thoái hóa đi kèm với viêm khớp, mà gốc rễ là do sụn khớp bị hư tổn nhiều. Sụn khớp như một lớp đệm, trắng, trong như pha lê, vừa giúp khớp vận động trơn tru, vừa bảo vệ đầu xương. Sụn khớp đặc biệt không có mạch máu nuôi mà nó nhận chất dinh dưỡng của dịch khớp nằm ở trong màng bao khớp, hay còn gọi là bao hoạt dịch.

Khi sụn khớp không còn thời kỳ “con gái mơn mởn” mà bắt đầu… “xuống sắc” mới có chuyện. Bề mặt sụn khớp lồi lõm, các gai xương xuất hiện làm màng hoạt dịch bị viêm, tiết ra nhiều dịch chứa đầy khớp khiến khớp gối sưng tướng lên và khổ chủ chỉ còn một cách là nằm trên giường mà… khóc.

Nếu không chữa trị thì sẽ ra sao?

Tất nhiên khớp sưng tướng lên thì ai chả sợ, phải tìm gặp bác sĩ xương khớp gấp. Nhưng cứ đau âm ỷ thì nhiều người ráng xoa dầu nóng, nhờ con cháu bóp, nắn rồi làm việc. Dần dần khớp gối thoái hóa nhiều hơn thường vẹo đi làm người lớn tuổi có dáng đi vòng kiềng.

Nghiên cứu của Trường ĐH Pittsburgh, Mỹ (công bố năm 2011), có đến 85% người có dáng vòng kiềng bị viêm khớp mãn tính do cơ thể không được hỗ trợ đầy đủ, đầu gối có xu hướng khuỳnh sang hai bên khiến cơ thể di động kém và những cơn đau nhức làm hạn chế khả năng lao động. Những bệnh nhân này nếu kèm theo bị viêm nhiễm thì chỉ còn cách đành xin hưu non về ôm… cái gối.

Vậy thì nên chữa trị như thế nào?

Lâu nay chúng ta có nhiều cách như: bên trong uống thuốc giảm đau, bên ngoài xoa bóp, chườm nóng, rồi còn chích vào khớp. Hiện đại hơn là nội soi khớp, mài những chỗ lớm khởm của sụn, cắt những cái “gai”, ghép sụn lành vào chỗ bị “ăn mòn”… đều là những biện pháp tích cực. Ai bị nặng đến mức không đi được thì lên bàn mổ, đục khớp, thay bằng khớp nhân tạo.

Tuy nhiên, có một cách mà các bạn trẻ nên lưu tâm: khi bạn 30 tuổi cũng là lúc nên nghĩ đến việc chăm sóc sụn khớp để phòng ngừa thoái hóa. Có thể làm chậm quá trình thoái hóa này bằng việc bổ sung UC-II (collagen type 2 không biến tính) cho khớp. Còn các anh chị đã “lỡ” đau khớp gối cũng nên dùng UC-II bởi cái đau chỉ cho bạn là khớp đang bị mất collagen và thoái hóa từng ngày. Nếu bạn bị loãng xương thì dùng kèm can-xi, vitamin D. Chế độ ăn cần hạn chế muối, đường, dầu mỡ và tập luyện thường xuyên để khớp dẻo dai.

(Theo Xaluan)

Sử dụng hạt nano, kéo dài tác dụng thuốc viêm khớp

Tại hội nghị thường niên Hiệp hội Các nhà khoa học dược Mỹ (AAPS) tổ chức cuối tháng 10/2011 vừa qua, nhóm nghiên cứu Benech Reseach và Pjizer của Mỹ đã công bố kết quả một nghiên cứu mang tính khả thi cao, sử dụng hạt nano để đưa thuốc chống viêm vào khoang khớp gối, tăng thời gian lưu giữ thuốc và kéo dài tác dụng của thuốc.

Hạt nano.

Qua thử nghiệm cho thấy, 70% hạt nano có chứa thuốc này lưu lại trong khoang gối dài tới hơn một tuần so với một hoặc hai ngày ở liệu pháp truyền thống.

Trong kỹ thuật này, các hạt nano tích điện dương mang thuốc liên kết với tích điện âm của các phân tử tự nhiên trong khớp gối để tạo ra dạng gel. Đến lượt nó, gel lại đóng vai trò hoạt hoá giống như một kho chứa để lưu giữ thuốc. Phương pháp này khắc phục hiện tượng rửa trôi thuốc thường thấy ở các phương pháp truyền thống, làm giảm đau do ít phải tiêm, tiết kiệm chi phí và kéo dài hiệu quả trị bệnh. Theo thống kê, tại Mỹ hiện có trên 30 triệu người mắc bệnh viêm xương khớp, dự báo đến năm 2025 sẽ tăng thêm khoảng 20% nữa, vì vậy phương pháp nói trên nếu thành công sẽ mở ra triển vọng cho nhóm người mắc bệnh xương khớp.

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Động tác làm giảm đau xương khớp

Người cao tuổi hay bị các bệnh xương khớp như hở sụn, loãng xương, thoái hóa khớp, viêm khớp... gây đau đớn làm hạn chế vận động và trở ngại sinh hoạt.

Ảnh minh họa

Tốt nhất là đi bộ và đi xe đạp tại chỗ,  có tác dụng thư giãn khớp

Bệnh nhân có thể tập vài động tác như xoa bóp huyệt thận du, động tác này có tác dụng bổ thận giãn gân cơ. Đứng thẳng, úp hai bàn tay vào vùng thắt lưng, xát lên xuống 20 lần tới khi nóng lên rồi đặt hai bàn tay vào vùng hông, ngón cái hướng ra sau bấm nhẹ vào huyệt thận du (huyệt nằm cách khe giữa đốt sống thắt lưng 2 và 3 hai bên khoảng 2cm) day huyệt khoảng 20 lần theo chiều kim đồng hồ rồi day ngược lại.

Khi bị thoái hóa khớp gối thì có thể xoa nhẹ phần đùi trên khớp và phần cẳng chân dưới khớp khi ngồi và khi nằm giúp tăng cường tuần hoàn đến khớp, mỗi lần khoảng 15 phút, ngày 2 lần sáng tối.

Ngoài ra, bạn nên lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe bản thân, tốt nhất là đi bộ và đi xe đạp tại chỗ, nó có tác dụng thư giãn khớp, tránh tình trạng để cho các khớp bị ì ít hoạt động mà không cần vận động quá sức.

 

PGS.TS Phạm Thúc Hạnh
(Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam)

Meo.vn (Theo Bee)

Bệnh thường gặp ở người già và cách phòng ngừa

Tuổi càng cao thì sức khỏe càng yếu dần và nhiều chức năng của cơ thể bị suy giảm, trong đó có hệ thống miễn dịch. Sự suy giảm chức năng ở mỗi người thường không giống nhau.

Nhưng có một điều thường giống nhau ở người cao tuổi (NCT) là tuổi càng cao thì càng dễ mắc bệnh và bệnh mạn tính cũng thường hay bị tái phát. Bởi vì trong vô số các chức năng sinh lý của NCT bị suy giảm thì chức năng đề kháng của cơ thể cũng bị suy giảm, các loại bệnh cũng theo đó mà phát sinh.

Bệnh thường gặp ở người cao tuổi

Bệnh về hệ thống tuần hoàn

Trong số các bệnh về tim mạch ở NCT thì bệnh xơ vữa động mạch, bệnh thiểu năng mạch vành, bệnh tăng huyết áp… chiếm một tỷ lệ đáng kể. Trong một số trường hợp, các loại bệnh này thường thấy ở những người béo phì, nghiện bia, rượu chiếm tỷ lệ cao hơn những người không nghiện bia rượu.

Bệnh về hệ hô hấp

Bệnh viêm họng, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, tâm phế mạn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là những bệnh gặp khá nhiều ở NCT, nhất là ở những người có tiền sử hoặc đang hút thuốc lá, thuốc lào, những người sống trong tình trạng thiếu dưỡng khí như: nhà chật hẹp, thiếu ánh sáng, khói bếp nhiều... Đặc điểm của bệnh vê đường hô hấp lại thường hay xảy ra vào mùa lạnh, thay đổi thời tiết, lúc giữa đêm gần sáng do đó rất dễ làm cho NCT mất ngủ kéo dài.


Ảnh: Internet

Bệnh về đường tiêu hóa

NCT rất dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa như: viêm loét miệng, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, táo bón hoặc đi lỏng. Táo bón là một bệnh do nhiều lý do khác nhau nhưng trong đó có một lý do mà NCT hay gặp phải là ít vận động. NCT thường ngồi một chỗ thêm vào đó ít ăn rau, uống ít nước cho nên phân ứ lại lâu ngày ở trực tràng làm cho các mạch máu trực tràng giãn ra gây nên bệnh trĩ. NCT cũng có thể mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, trào ngược thực quản hoặc viêm đại tràng mạn tính. Các loại bệnh dạng này thường làm cho NCT rất khó chịu, gây lo lắng, ăn không ngon, ngủ không ngon giấc hoặc kém ngủ, mất ngủ kéo dài. Mất ngủ lại làm cho nhiều bệnh tật phát sinh.

Bệnh về hệ tiết niệu - sinh dục

NCT cũng rất dễ mắc các bệnh về hệ tiết niệu- sinh dục, đặc biệt là u xơ tiền liệt tuyến hoặc ung thư tiền liệt tuyến. Những bệnh về sinh dục - tiết niệu thường có hiện tượng đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt, tiểu són, nhất là vào ban đêm gây nhiều phiền toái cho NCT.

Bệnh về hệ xương khớp

Đau xương, khớp, thoái hóa khớp nhất là đốt sống thắt lưng, khớp gối hoặc bệnh gút làm cho người bệnh đau đớn, lo lắng, buồn chán, nhất là khi thay đổi thời thiết. Thoái hóa khớp gối, gây biến chứng cứng khớp gây đau khớp gối và vận động khó khăn mỗi buổi sáng lúc bắt đầu ngủ dậy. Triệu chứng đau nhức các khớp xương tương đối phổ biến ở NCT, đặc biệt là về đêm gây khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và gây mất ngủ hoặc ngủ không sâu, không ngon giấc.

Về hệ thần kinh trung ương

Hầu hết NCT do hệ thần kinh trung ương bị lão hóa dần nên làm cho trí nhớ kém, hay quên, cá biệt mắc một số bệnh như: Parkinson hoặc Alzheimer.

Rối loạn một số chỉ số về mỡ máu (cholesterol, triglycerid), rối loạn về chức năng gan (SGOT, SGPT), đái tháo đường cũng là một số biểu hiện dễ bắt gặp ở NCT. Đi kèm các rối loạn một số chỉ số này thường gặp ở người có tăng huyết áp, viêm gan, nghiện rượu… Bệnh đái tháo đường tuy không chỉ gặp ở NCT mà còn gặp ở tuổi trẻ nhưng với NCT thường ít được phát hiện mà khi đã phát hiện thì thường muộn, đôi khi đã có biến chứng.

Ngoài ra, người ta còn thấy NCT thường thiếu một lượng nước cần thiết do thói quen ăn, uống ít nước hoặc ăn nhiều chất đạm như: cá, trứng, thịt gà, thịt lợn, thịt bò, thịt chó… làm xuất hiện một số bệnh về đường tiêu hóa hoặc làm da khô, nứt nẻ khó chịu…

Một số biện pháp phòng ngừa

Nên đi khám bệnh định kỳ, nhất là mỗi khi nghi bản thân mình có bệnh. Khám bệnh, thầy thuốc sẽ phát hiện ra bệnh và sẽ có những lời khuyên và tư vấn hữu ích.

Nên tập thể dục đều đặn như tập hít thở trước và sau khi ngủ dậy, tập vận động tay chân, xoa, bóp các cơ bắp. Không nên nằm hoặc ngồi lâu một chỗ. Có thể tập nhẹ nhàng trong nhà, trong vườn hoặc có điều kiện thuận lợi như gần công viên, câu lạc bộ nên đến những nơi này để vừa tập vừa có cơ hội gặp gỡ bạn bè trao đổi, tâm sự phần để giải tỏa một số bức xúc và có thể học tập kinh nghiêm lẫn nhau trong việc gìn giữ, bảo vệ sức khỏe thì càng tốt.

Để tránh thiếu lượng nước cần thiết nên uống nước đều đặn và đầy đủ vào buổi sáng. Cần ăn nhiều rau, cũng là một hình thức cung cấp một lượng nước đáng kể, cung cấp chất xơ để hạn chế táo bón. Buổi tối trước khi đi ngủ không nên uống nhiều nước có thể gây nên hiện tượng tiểu đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Buổi tối cũng không nên uống rượu, bia, không nên hút thuốc lá, thuốc lào. Ngoài ra, gia đình của NCT (con, cháu) nên gần gũi, động viên, chăm sóc ông bà, bố mẹ những lúc ốm đau cũng góp phần đáng kể làm cho NCT ít bệnh tật và cảm thấy sống vẫn còn có ích.

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Cứ viêm khớp lại uống thuốc giảm đau?

Nhiều người cứ thấy khớp tay, khớp gối lên cơn đau là lo đi tìm các loại thuốc nam, lá cây mang về sắc uống, hoặc giã nhỏ đắp lên chỗ đau. Một số khác lại cho rằng viêm khớp là bệnh tự miễn, không thuốc thang điều trị. Hai quan niệm cực đoan trên đều có hại.

Căn bệnh của người nghèo

Buổi sáng khi thức dậy, chưa kịp bước xuống giường, bạn đưa tay cầm điện thoại xem giờ nhưng các đốt ngón tay đều cứng đơ, tại chỗ các khớp buốt lên từng cơn đau, phải tập co duỗi một lúc cơn đau mới giảm dần. Nếu cơn đau cứ tái đi tái lại mỗi ngày như vậy kèm theo sự sưng phù, cứng ở các khớp, bạn có thể đã mắc bệnh viêm khớp dạng thấp!

Đây là một loại bệnh tự miễn, những tế bào thân quen trong cơ thể một lúc nào đó trở nên xa lạ, buộc hệ thống miễn dịch phải tạo ra chất để chống lại. Các bộ phận như phổi, tim, mống mắt, mạch máu, và đặc biệt là các khớp là những thành phần dễ ảnh hưởng nhất.

Nữ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nhiều hơn nam giới, theo tỷ lệ 5:1. Thường gặp nhất ở phụ nữ sau tuổi 30. Tại Việt Nam, chưa có những khảo sát, nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ dẫn đến thấp khớp, còn theo tài liệu nước ngoài, thói quen sử dụng thức ăn nhanh, thực phẩm tẩm ướp phụ gia, nhiễm virút, thiếu vitamin D... ảnh hưởng nhiều đến bệnh viêm khớp. Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò chi phối khá lớn. Nghiên cứu cho thấy, những người mang nhóm gen HLA - DR4 dễ bị viêm khớp hơn những trường hợp khác. Điều đáng chú ý, phần lớn bệnh nhân viêm khớp đều thuộc diện thu nhập thấp, khiến việc điều trị là nỗi lo lớn cho bệnh nhân.

Di chứng nặng nề

Thường bệnh nhân hay nhầm lẫn viêm khớp với bệnh thoái hoá khớp, lupus đỏ, hay xơ cứng bì, vì đều có dấu hiệu sưng đau, cứng các khớp. Do vậy, việc chẩn đoán nếu hoàn toàn dựa vào lâm sàng sẽ thiếu sót. Cách tốt nhất nên kết hợp giữa lâm sàng và cận lâm sàng (xét nghiệm máu để xác định tốc độ máu lắng, xác định tỷ lệ viêm nhiễm, chụp X-quang khớp bị đau). Sự kết hợp này thường mang lại kết quả chính xác, cho biết bệnh nhân có bị viêm khớp hay không.

Vì sự nhầm lẫn, hay thái độ thờ ơ với bệnh tật, không ít trường hợp hoặc chạy tìm các loại cây cỏ về sắc uống, hoặc ra tiệm mua thuốc giảm đau về dùng, có trường hợp bỏ lơ do bệnh chỉ khó chịu vào buổi sáng và giảm dần cơn đau khi họ làm việc. Nếu lâu ngày bệnh nhân không thăm khám và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp sẽ làm biến dạng khớp, gây mất chức năng hoạt động của các khớp gây co quắp ở ngón tay, chân, teo cơ, không đi lại, sinh hoạt được như bình thường. Bệnh có thể tiến triển xuống các khớp háng, khớp gối. Nguy hiểm hơn, nếu viêm khớp chi phối vùng nội tạng, làm viêm phổi phù thể, viêm mạch máu gây đau nhức, xuất huyết dưới da, viêm van tim... có thể khiến bệnh nhân tử vong.

Bệnh nhà nghèo, điều trị kiểu nhà giàu

Bệnh nhân bị viêm khớp cần thực hiện chế độ sinh hoạt ăn uống điều độ, hạn chế thực phẩm tẩm ướp nhiều chất phụ gia, thức ăn nhanh. Thường xuyên tắm nắng mỗi ngày, giữ vệ sinh trong lành nơi sinh sống và môi trường làm việc. Những hướng dẫn này cũng dành cho những ai chưa mắc bệnh.

Vì là loại bệnh tự miễn, chưa tìm ra nguyên nhân, diễn tiến lại phức tạp nên việc chữa trị phải có sự chỉ định, theo dõi từng bước từ bác sĩ. Không thể vì một cơn đau buốt từ các khớp mà bạn đã vội mua thuốc giảm đau về uống. Bởi các loại thuốc giảm đau có thể gây hại cho bao tử, hội chứng cushing, và hại cho nội tạng. Việc sử dụng thuốc giảm đau phải dựa trên những chỉ định của bác sĩ, họ sẽ lựa chọn loại thuốc ít hại nhất, không chứa steroid.

Một nhóm thuốc khác có thể tác động ngay vào cơ chế tự miễn, gây ức chế miễn dịch gọi là chế phẩm sinh học. Tuy nhiên, giá các thuốc này rất cao nên dù những chế phẩm sinh học này đã có mặt tại Việt Nam cách đây ba năm, không phải bệnh nhân thấp khớp nào cũng có khả năng điều trị. Mỗi đợt điều trị tốn đến vài chục triệu đồng, và phải điều trị nhiều đợt, lâu dài. Đây cũng là sự khốn khó cho những ai không may mang bệnh thấp khớp. Những chế phẩm sinh học này cũng đã bắt đầu được đưa vào danh sách các thuốc thuộc diện bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, chúng chỉ mới ưu tiên cho những trường hợp ung thư.

Theo ThS.BS Hồ Phạm Thục Lan

Meo.vn (Theo SGTT)

Xin bác sĩ tư vấn về xương đùi và khớp gối

Em chào b.s Năm nay em 18 tuổi. Em bị gãy 1/3 xương đùi TT và đã được phẫu thuật đóng đinh nội tủy. Hiện em đã được 5th 13 ngày. Em có 1 số thắc mắc mong b.s tư vấn giúp em. Hiện tại khớp gối của em co chủ động thì còn cách mông 20cm và có VLTL thì chắc dược khoảng 12-15cm liệu bao lâu nữa thì khớp gối của em gập vào được như bình thường, Em thấy 3-4 ngày gần đây khi em đi thì em cảm thấy rất đau ở khớp gối làm em không thể nào dồn thêm lực vào chân bị gãy được, Hiện tượng của em như vậy có sao không b.s, Và em bị bẹp 1 bên mông nữa liệu em ăn uống và luyện tập tốt thì 1 bên mông của em có đầy ra như bình thương ko thưa bác sĩ. Mong b.s sớm cho em câu trả lời để em yên tâm. Em xin chân thành cảm ơn b.s

Trả lời:

Tôi rất lấy làm tiếc về vấn đề đầu gối của bạn. Nhưng tôi tin rằng cơn đau ở đầu gối, sự thiếu vận động và mông bị nhỏ hơn ở bên chân từng bị gãy rồi sẽ trở lại bình thường. Đầu gối của bạn cần những phần cơ khỏe mạnh ở hai bắp chân cũng như vùng cơ bốn đầu để hoạt động được đúng hơn. Những phần cơ ở chân và mông cần được tăng cường. Tôi hiểu điều này bởi vì bạn đã nói rằng mông ở bên bị ảnh hưởng bị nhỏ hơn bên kia.

5 tháng là thời gian dài, xương đùi bị gãy là một chấn thương nặng. Hãy dành thời gian cho sự hồi phục, đặc biệt là sự phục hồi không chịu trọng lượng. Hãy thử trong vòng hai tháng. Nếu bạn vẫn cảm thấy có vấn đề thì hãy gửi thêm thông tin cho tôi.

Bác sĩ Matthew Shepherd

Meo.vn

Canxi – thiếu, thừa đều hại

Canxi có 99% ở xương và răng giúp cho sự hình thành phát triển duy trì hoạt động hai cơ quan này. Nó chỉ hiện diện 1% trong máu, mô mềm nhưng lại có ý nghĩa quan trọng khác…

Nhu cầu và tác hại do thiếu canxi

Với thai nhi, trẻ sơ sinh:

Mỗi ngày thai cần ở thời kỳ đầu 350mg, giữa 150mg, cuối 150 - 450mg canxi. Mỗi ngày người lớn cần 800mg (theo WHO). Song nhiều nghiên cứu cho biết, hầu hết đều đạt thấp hơn: ở Mỹ, nữ da trắng 640 mg, nữ da đen 452mg; ở Trung Quốc chung cho nam nữ thành phố lớn 600mg, nông thôn 378mg; ở Việt Nam khoảng 400mg canxi.

Mỗi ngày bà mẹ mang thai cần 1.000 - 1.200mg. Khi canxi - máu thấp, theo “phản xạ tự nhiên”, tuyến cận giáp tăng tiết parathyroid để phân giải canxi dạng không tan của xương thành dạng tan, phóng thích vào máu, cung cấp cho thai song sự đáp ứng này chỉ nằm trong giới hạn. Kết cục, khi bà mẹ thiếu canxi, thai sẽ thiếu canxi, dẫn đến: chứng còi xương, dị dạng xương bẩm sinh; chứng hạ canxi - máu ngay khi sinh ra với biểu hiện co rút, co giật các cơ, thậm chí nín thở, ngừng hô hấp; chứng khò khè bẩm sinh (do các cơ liên quan hô hấp không làm tốt chức năng).


Canxi có 99% ở xương và răng giúp cho sự hình thành phát triển duy trì hoạt động hai cơ quan này

 

Ở trẻ còn rất nhỏ:

Bà mẹ cung cấp hoàn toàn (trước khi ăn dặm) hay một phần lớn (trước lúc bỏ bú) cho trẻ. Nếu bà mẹ thiếu, trẻ cũng sẽ thiếu canxi, dẫn đến chứng hạ canxi - máu nhẹ (dễ bị giật mình, ngủ không yên, quấy khóc) hay hạ canxi máu nặng (co giật). Các biểu hiện này xuất hiện vài ba ngày, vài ba tuần hay một tháng sau sinh, ngày càng rõ.

Ở trẻ tuổi nhỏ, tuổi trưởng thành:

Lúc này canxi cho trẻ do chế độ ăn quyết định.

Thiếu canxi sẽ khó hình thành, phát triển, duy trì hoạt động xương răng, nhất là chiều dài xương, dẫn đến có chiều cao khiêm tốn (so với trẻ cùng trang lứa trong cùng dân tộc, hệ di truyền). Thiếu canxi còn làm giảm sự sự lắng đọng cục bộ, khô chất gian bào ở đầu xương, gây ra cơn đau tăng trưởng ở bắp chuối hay một bên hoặc cả hai bên khớp gối nhưng không phải là viêm khớp.

Canxi tham gia vào các hoạt động của các enzym chuyển hóa protid, lipid, glucid; nếu thiếu, các quá trình này bị trở ngại, ảnh hưởng đến dinh dưỡng, làm trẻ chậm phát triển về thể chất. Canxi tham gia vào tế bào phóng thích acetylcholine, norephenephrin, tham gia vào hoạt động vùng dưới đồi, tuyến yên; thúc đẩy việc phòng thích hormon cortical, nhằm đảm bảo sự dẫn truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh với nhau và giữa tế thần kinh với các tế bào khác; nếu thiếu thì quá trình học nhớ, tư duy bị sút kém, trẻ chậm phát triển tinh thần, trí tuệ.

Một số bệnh khi thiếu canxi tuổi trưởng thành sẽ không bộc lộ, nhưng tạo tiền đề cho sự bộc lộ ấy vào tuổi trung niên, tuổi già: như bệnh loãng xương, chứng lẩn thẩn tuổi già, bệnh cao huyết áp.

Bổ sung canxi như thế nào?

Sự hấp thu canxi:

Cơ thể trẻ chỉ hấp thu khoảng 50% lượng canxi từ thức ăn. Canxi dạng hòa tan hấp thu dễ, dạng không hào tan không hấp thu được. Khi sự phân tiết acid dạ dày kém (trẻ quá nhỏ tuổi) thì việc chuyển sang dạng canxi hòa tan giảm, sự hấp thu canxi giảm theo; song nếu thức ăn có thêm acid (dấm, vitamin C) hay có thêm chất lysine, tryptophan, arginn, histidin, sự chuyển thành dạng canxi tan tăng lên, sự hấp thu canxi tăng theo. Khi có các bệnh đường ruột (trẻ tiêu chảy dai dẳng, táo bón…), sự hấp thu canxi cũng kém đi.

Khi canxi nhiều hơn phosphor, canxi dễ hấp thu, nhưng khi phospho nhiều hơn thì canxi khó hấp thu. Tỷ lệ canxi/phosphor(Ca/P) bằng 1/1 thuận lợi cho hấp thu canxi từ 1 tuổi đến cuối đời, nhưng tỷ lệ bằng 2/1 sẽ thích hợp cho trẻ sơ sinh đến 2 tháng và bằng 1,5/1 thích hợp cho trẻ từ 2 tuổi đến dưới 1 tuổi. Sữa người có tỷ lệ Ca/P khoảng1,31/1 nên việc hấp thu canxi chưa phải tối ưu nhưng tốt hơn sự hấp thu canxi ở các thức ăn và sữa khác rất nhiều.

Bổ sung canxi bằng thực phẩm:

Giá trị canxi của thực phẩm không chỉ ở hàm lượng mà còn ở các yếu tố hấp thu trên. Canxi ở thực vật (vì có một số ở dạng không hòa tan như oxalat) nên không tốt bằng ở động vật; động vật trên cạn có hàm lượng canxi thấp nên không tốt bằng động vật ở dưới nước (cá tôm, cua, ếch), nhất là loại tôm cá biển. Cần ăn cân đối giữa thức ăn thực vật - động vật trên cạn, dưới nước. Nếu chỉ ăn thực vật, có khi canxi tính lượng thô vẫn đủ, nhưng lượng hấp thu vào cơ thể vẫn thiếu.

Bổ sung canxi bằng thuốc:

Khi bị bệnh do thiếu canxi nặng (có biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm rõ) mới cần dùng thuốc. Nếu bệnh nặng như còi xương, cần dùng thuốc canxi kèm với vitamin D liều cao, nhưng nếu bệnh khỏi (hết biểu hiện trên lâm sàng, xét nghiệm), cần ngừng cả hai thuốc vì thừa cả hai thứ đều làm tăng canxi - máu, có hại. Khi bệnh cấp cứu như hạ canxi - máu nặng cần dùng dạng canxi tiêm và chỉ thực hiện tại bệnh viện.

Khi thiếu canxi mức vừa, có thể bổ sung thuốc chứa canxi, vitamin D loại có hàm lượng thấp (canxi 200mg - 500mg, vitamin D 200IU). Sau 3 tháng, kiểm tra lại, nếu đã đủ thì ngừng thuốc, khi nào thiếu bổ sung lại. Nếu cho trẻ ăn cả ngày không kể liều lượng và kéo dài sẽ thừa canxi, trẻ sinh ra mỏi mệt, chán ăn. Loại có hàm lượng canxi và vitamin D hoặc chỉ có vitamin D hàm lượng cao, tác dụng kéo dài chỉ dùng để chữa bệnh theo đơn, tuyệt đối không tự ý dùng để bổ sung canxi, vitamin D cho trẻ không có bệnh, vì sẽ tăng canxi - máu, gây độc.

DS.CKII. Bùi Văn Uy

Meo.vn (Theo Sức khỏe & Đời sống)

Thoái hóa khớp gối nên tập luyện thế nào?

Tôi năm nay 52 tuổi, bị thoái hóa hai khớp gối, lên xuống cầu thang đều bị đau.

Xin hỏi tôi cần có chế độ tập luyện thế nào để hạn chế tình trạng thoái hóa này? - (Phạm Công Khai - Tuyên Quang)

Trả lời:

Trước tiên, xin khẳng định rằng thoái hóa không phải là một bệnh mà là quá trình diễn tiến tự nhiên của cơ thể, trong đó có thoái hóa khớp. Khớp gối là khớp hay bị thoái hóa vì bản thân khớp gối phải chịu sức nặng của cơ thể khi đi lại, chạy nhảy.

Thể dục giúp tăng cường sức khỏe để cơ thể chống lại bệnh tật, nhưng thể dục không thể ngăn chặn tình trạng thoái hóa cũng như bệnh tật. Do vậy, đối với người bệnh thoái hóa khớp gối cần được điều trị bằng thuốc và có chế độ luyện tập thích hợp.

Tuy nhiên, tùy theo mức độ thoái hóa của khớp gối sẽ chọn lựa phương pháp thích hợp nhưng biện pháp phòng ngừa đầu tiên là tránh các tư thế gây hư khớp gối như ngồi xổm, khiêng nặng, chạy nhảy quá sức trong các môn thể thao như tennis, cầu lông, bóng chuyền, đá banh...

Những môn thích hợp sẽ là những môn mà khớp gối ít bị sức nặng đè lên nhất như bơi lội, đạp xe đạp, đi bộ (đi bộ đúng nghĩa nghĩa là đi nhanh chứ không phải đi tản bộ), tập thể hình, đi bộ dưới nước.

Ngoài ra, một vấn đề quan trọng làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối là duy trì cân nặng hợp lý để tránh cho khớp gối phải chịu một tải trọng lớn.

Theo BS Hoàng Hải Nam

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Hậu quả của tổn thương dây chằng chéo trước khớp gối

Con trai tôi đi đá bóng, cháu bị ngã và kêu đau đầu gối, đi nhanh lại càng đau. Bác sĩ nói cháu bị tổn thương dây chằng chéo trước khớp và đã dùng thuốc theo đơn. Chúng tôi muốn nhờ bác sĩ tư vấn hậu quả của bệnh này như thế nào?

Vũ Thúy Hà (Nam Định)

Sự vững chắc của khớp gối là sự vững chắc của mối quan hệ giữa xương đùi và xương chày, theo chiều trước sau rất quan trọng và được bảo đảm bởi hai dây chằng trong của khớp gối, đó là dây chằng chéo trước (DCCT) khớp gối và dây chằng chéo sau khớp gối. Khi DCCT bị tổn thương, khớp gối của bệnh nhân sẽ mất đi sự vững chắc theo chiều trước sau, quan hệ giữa xương đùi và xương chày bị lỏng lẻo, do đó vận động của bệnh nhân sẽ gặp khó khăn, nhất là các động tác nhanh và liên tục. Ở một số bệnh nhân mà nhu cầu vận động không cao, khả năng đi lại của bệnh nhân gần như bình thường thì chưa thật sự cảm thấy phiền toái. Tuy nhiên, những hậu quả lâu dài do đứt DCCT gây nên mới đáng lo ngại, đó là: Tổn thương sụn chêm thứ phát: sụn chêm trong lúc đầu có thể còn nguyên vẹn và gắn chặt vào mâm chày. Do tổn thương DCCT, mâm chày bị di động ra trước và sụn chêm bị kẹt dưới lồi cầu trong xương đùi và khi gối gấp, nó bị nghiền và do đó sẽ bị rách ở sừng sau. Sự lặp đi lặp lại của hiện tượng này có thể làm cho đường rách lan rộng thêm ra sừng trước và sừng giữa. Hiện tượng này cũng có thể gặp ở sụn chêm ngoài nhưng ít hơn vì sụn chêm ngoài di động hơn so với sụn chêm trong. Tổn thương thoái hóa khớp: do sự thay đổi về động học của khớp gối nên dẫn đến những tổn thương thoái hóa do tổn thương xương sụn ở khoang trong, khoang ngoài hoặc khớp bánh chè lồi cầu đùi.

 

BS. Nguyễn Trung

Meo.vn (Theo SK & ĐS)