Lưu trữ cho từ khóa: các quá trình

Canxi – thiếu, thừa đều hại

Canxi có 99% ở xương và răng giúp cho sự hình thành phát triển duy trì hoạt động hai cơ quan này. Nó chỉ hiện diện 1% trong máu, mô mềm nhưng lại có ý nghĩa quan trọng khác…

Nhu cầu và tác hại do thiếu canxi

Với thai nhi, trẻ sơ sinh:

Mỗi ngày thai cần ở thời kỳ đầu 350mg, giữa 150mg, cuối 150 - 450mg canxi. Mỗi ngày người lớn cần 800mg (theo WHO). Song nhiều nghiên cứu cho biết, hầu hết đều đạt thấp hơn: ở Mỹ, nữ da trắng 640 mg, nữ da đen 452mg; ở Trung Quốc chung cho nam nữ thành phố lớn 600mg, nông thôn 378mg; ở Việt Nam khoảng 400mg canxi.

Mỗi ngày bà mẹ mang thai cần 1.000 - 1.200mg. Khi canxi - máu thấp, theo “phản xạ tự nhiên”, tuyến cận giáp tăng tiết parathyroid để phân giải canxi dạng không tan của xương thành dạng tan, phóng thích vào máu, cung cấp cho thai song sự đáp ứng này chỉ nằm trong giới hạn. Kết cục, khi bà mẹ thiếu canxi, thai sẽ thiếu canxi, dẫn đến: chứng còi xương, dị dạng xương bẩm sinh; chứng hạ canxi - máu ngay khi sinh ra với biểu hiện co rút, co giật các cơ, thậm chí nín thở, ngừng hô hấp; chứng khò khè bẩm sinh (do các cơ liên quan hô hấp không làm tốt chức năng).


Canxi có 99% ở xương và răng giúp cho sự hình thành phát triển duy trì hoạt động hai cơ quan này

 

Ở trẻ còn rất nhỏ:

Bà mẹ cung cấp hoàn toàn (trước khi ăn dặm) hay một phần lớn (trước lúc bỏ bú) cho trẻ. Nếu bà mẹ thiếu, trẻ cũng sẽ thiếu canxi, dẫn đến chứng hạ canxi - máu nhẹ (dễ bị giật mình, ngủ không yên, quấy khóc) hay hạ canxi máu nặng (co giật). Các biểu hiện này xuất hiện vài ba ngày, vài ba tuần hay một tháng sau sinh, ngày càng rõ.

Ở trẻ tuổi nhỏ, tuổi trưởng thành:

Lúc này canxi cho trẻ do chế độ ăn quyết định.

Thiếu canxi sẽ khó hình thành, phát triển, duy trì hoạt động xương răng, nhất là chiều dài xương, dẫn đến có chiều cao khiêm tốn (so với trẻ cùng trang lứa trong cùng dân tộc, hệ di truyền). Thiếu canxi còn làm giảm sự sự lắng đọng cục bộ, khô chất gian bào ở đầu xương, gây ra cơn đau tăng trưởng ở bắp chuối hay một bên hoặc cả hai bên khớp gối nhưng không phải là viêm khớp.

Canxi tham gia vào các hoạt động của các enzym chuyển hóa protid, lipid, glucid; nếu thiếu, các quá trình này bị trở ngại, ảnh hưởng đến dinh dưỡng, làm trẻ chậm phát triển về thể chất. Canxi tham gia vào tế bào phóng thích acetylcholine, norephenephrin, tham gia vào hoạt động vùng dưới đồi, tuyến yên; thúc đẩy việc phòng thích hormon cortical, nhằm đảm bảo sự dẫn truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh với nhau và giữa tế thần kinh với các tế bào khác; nếu thiếu thì quá trình học nhớ, tư duy bị sút kém, trẻ chậm phát triển tinh thần, trí tuệ.

Một số bệnh khi thiếu canxi tuổi trưởng thành sẽ không bộc lộ, nhưng tạo tiền đề cho sự bộc lộ ấy vào tuổi trung niên, tuổi già: như bệnh loãng xương, chứng lẩn thẩn tuổi già, bệnh cao huyết áp.

Bổ sung canxi như thế nào?

Sự hấp thu canxi:

Cơ thể trẻ chỉ hấp thu khoảng 50% lượng canxi từ thức ăn. Canxi dạng hòa tan hấp thu dễ, dạng không hào tan không hấp thu được. Khi sự phân tiết acid dạ dày kém (trẻ quá nhỏ tuổi) thì việc chuyển sang dạng canxi hòa tan giảm, sự hấp thu canxi giảm theo; song nếu thức ăn có thêm acid (dấm, vitamin C) hay có thêm chất lysine, tryptophan, arginn, histidin, sự chuyển thành dạng canxi tan tăng lên, sự hấp thu canxi tăng theo. Khi có các bệnh đường ruột (trẻ tiêu chảy dai dẳng, táo bón…), sự hấp thu canxi cũng kém đi.

Khi canxi nhiều hơn phosphor, canxi dễ hấp thu, nhưng khi phospho nhiều hơn thì canxi khó hấp thu. Tỷ lệ canxi/phosphor(Ca/P) bằng 1/1 thuận lợi cho hấp thu canxi từ 1 tuổi đến cuối đời, nhưng tỷ lệ bằng 2/1 sẽ thích hợp cho trẻ sơ sinh đến 2 tháng và bằng 1,5/1 thích hợp cho trẻ từ 2 tuổi đến dưới 1 tuổi. Sữa người có tỷ lệ Ca/P khoảng1,31/1 nên việc hấp thu canxi chưa phải tối ưu nhưng tốt hơn sự hấp thu canxi ở các thức ăn và sữa khác rất nhiều.

Bổ sung canxi bằng thực phẩm:

Giá trị canxi của thực phẩm không chỉ ở hàm lượng mà còn ở các yếu tố hấp thu trên. Canxi ở thực vật (vì có một số ở dạng không hòa tan như oxalat) nên không tốt bằng ở động vật; động vật trên cạn có hàm lượng canxi thấp nên không tốt bằng động vật ở dưới nước (cá tôm, cua, ếch), nhất là loại tôm cá biển. Cần ăn cân đối giữa thức ăn thực vật - động vật trên cạn, dưới nước. Nếu chỉ ăn thực vật, có khi canxi tính lượng thô vẫn đủ, nhưng lượng hấp thu vào cơ thể vẫn thiếu.

Bổ sung canxi bằng thuốc:

Khi bị bệnh do thiếu canxi nặng (có biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm rõ) mới cần dùng thuốc. Nếu bệnh nặng như còi xương, cần dùng thuốc canxi kèm với vitamin D liều cao, nhưng nếu bệnh khỏi (hết biểu hiện trên lâm sàng, xét nghiệm), cần ngừng cả hai thuốc vì thừa cả hai thứ đều làm tăng canxi - máu, có hại. Khi bệnh cấp cứu như hạ canxi - máu nặng cần dùng dạng canxi tiêm và chỉ thực hiện tại bệnh viện.

Khi thiếu canxi mức vừa, có thể bổ sung thuốc chứa canxi, vitamin D loại có hàm lượng thấp (canxi 200mg - 500mg, vitamin D 200IU). Sau 3 tháng, kiểm tra lại, nếu đã đủ thì ngừng thuốc, khi nào thiếu bổ sung lại. Nếu cho trẻ ăn cả ngày không kể liều lượng và kéo dài sẽ thừa canxi, trẻ sinh ra mỏi mệt, chán ăn. Loại có hàm lượng canxi và vitamin D hoặc chỉ có vitamin D hàm lượng cao, tác dụng kéo dài chỉ dùng để chữa bệnh theo đơn, tuyệt đối không tự ý dùng để bổ sung canxi, vitamin D cho trẻ không có bệnh, vì sẽ tăng canxi - máu, gây độc.

DS.CKII. Bùi Văn Uy

Meo.vn (Theo Sức khỏe & Đời sống)

Nấu ăn mà vẫn bảo toàn được chất dinh dưỡng

Trong thực tế, đa số chúng ta không ăn các thực phẩm sống. Trước khi dọn lên bàn ăn, chúng ta đều làm các thao tác như: rửa, cắt, nấu hoặc rán. Trong các quá trình như vậy, thành phần hoá học của thịt, rau, hạt đều bị thay đổi, mà đôi khi làm cho lợi ích của thực phẩm giảm tới con số 0.

Để không làm mất vitamin, protein, mỡ, một số hoạt chất sinh học và các chất khoáng, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

* Cá: Cần nấu cá không dưới 8-10 phút (đã cắt thành miếng nhỏ), hay nguyên con (từ 500g trở lên) không dưới nửa giờ. Cũng như đối với thịt, nên cho cá vào nước sôi, sau đó hạ lửa nhỏ ngay. Tẩm bột khi rán sẽ làm cá không bị mất nước. Không rán quá lâu vì khi đó protein trở nên cứng và mất giá trị dinh dưỡng. Tốt hơn hết, nên rán cá ở cả hai mặt cho đến khi có vỏ vàng, sau đó nướng tiếp trong lò nướng 5-7 phút.

* Sữa: không nên nấu sữa quá lâu và sôi nhiều lần, protein trong sữa sẽ bị phân rã và vitamin bị phá huỷ. Khi nấu sôi sữa, không giữ trên lửa quá 1-2 phút. Khi nấu các thực phẩm khác như bột, gạo, rau... với sữa, trước hết cần nấu những thứ đó trong nước, sau mới đổ sữa tươi vào, đun tiếp đến sôi và bắc ra ngay.

* Rau, quả: cố gắng gọt vỏ củ quả mỏng, sau đó nấu ngay, không nên để lâu rau quả đã làm sạch vỏ ngoài không khí. Nên nấu chúng với ít nước hoặc chỉ nấu cách thủy. Chỉ nêm làm các món rau trộn (salad) ngay trước khi ăn.

Nên rửa sạch quả, lấy bỏ hạt ngay trước khi đưa lên bàn ăn. Khi làm quả nghiền hay làm nước ngọt từ quả tươi, trước hết nên ép lấy nước, sau đó nấu phần còn lại trong nước khoảng 10 phút, lọc nước, rồi đổ vào nước ép ban đầu và chỉ nấu tất cả đến khi sôi một lần, không hơn.

* Thịt: nếu giữ thịt đông trong tủ lạnh, thì cần để tan trong vòng 2-3 giờ ở nhiệt độ trong phòng. Không cho thịt vào nước. Cần rửa thịt nhanh dưới vòi nước lạnh, và nên thu xếp chế biến ngay. Nên nấu thịt bằng những miếng lớn và chỉ bỏ thịt vào nước sôi.

Khi làm thịt băm trộn bột bánh mì, nước thịt không bị mất nhiều nhờ có bột giữ lại. Nhưng cần rán thịt băm trong mỡ nóng, nhưng không bốc khói, kéo dài khoảng 10 phút, sau đó giữ tiếp trong lò nướng.

* Hạt: Các loại hạt ít mất chất dinh dưỡng nhất, nhưng không nên nấu lâu. Bột mì chỉ nấu trong 10-15 phút; gạo, lúa mì trong 30-40 phút. Nên ngâm hạt đậu xanh, đậu Hà Lan trong nước lạnh khoảng 2 giờ, sau đó đổ nước đó đi, cho vào nước lạnh mới và nấu.

Mặc dù muối được coi là một trong các nguyên nhân gây "trục trặc", nhưng ít ai hoàn toàn không cho muối vào thức ăn. Và bạn cần nhớ

- Cho muối vào khoai tây nấu cả vỏ ngay từ đầu, nhưng rán khoai thì chỉ cho muối khi đã rán gần xong.

- Cho muối vào súp rau khi rau đã chín.

- Cho muối vào nước nấu thịt 30 phút trước khi nấu xong, cho vào cá lúc bắt đầu nấu, cho vào nấm lúc kết thúc.

- Nếu trước khi rán cá, bạn ướp muối và để 10-15 phút thì khi rán, cá sẽ không bị tróc.

- Cần cho muối vào thịt ngay trước khi rán, nếu không thịt sẽ bị mất nước và trở nên khô.

- Không nên cho muối vào gan khi rán, gan sẽ bị cứng.

Meo.vn (Theo Phunungaynay)

Top 10 thực phẩm dành cho phụ nữ

Trong khi cùng là con người, liệu phụ nữ có nhất thiết phải có chế độ ăn khác biệt so với nam giới hay không? Thực tế đúng là như vậy.

Bởi phụ nữ có nhu cầu dinh dưỡng cụ thể hơn so với đàn ông. Phụ nữ có yêu cầu độc đáo về dinh dưỡng để tràn đầy sinh lực và tập trung, đặc biệt là khi có tuổi.

Dưới đây là danh sách tuyệt vời các loại thực phẩm mà mọi phụ nữ đều cần bổ sung trong chế độ ăn uống hàng tuần để đảm bảo sức khỏe của mình.

1. Các loại thực phẩm giàu canxi

Canxi giúp giữ cho xương khỏe mạnh. Bổ sung canxi kết hợp với tập thể dục sẽ giữ cho trọng lượng cơ thể được ổn định và giúp ngăn chặn chứng loãng xương. Các sản phẩm chứa nhiều canxi bao gồm sữa (có thể dùng sữa tách chất béo), các loại rau có màu xanh đậm lá (cải xoăn, bông cải xanh, cây cải lá xanh), các sản phẩm đậu nành, đậu hũ, nước trái cây tăng cường chất canxi và canxi, các loại ngũ cốc tăng cường.

2. Sắt

Việc bổ sung sắt là hết sức cần thiết đối với mọi phụ nữ.

Do đặc thù giới tính, chị em có chu kì kinh nguyệt hàng tháng nên phải bổ sung dưỡng chất cho máu, đặc biệt là phụ nữ tiền mãn kinh. Vì vậy, việc bổ sung sắt là hết sức cần thiết đối với mọi phụ nữ. Sắt có nhiều trong đậu garbanzo, thịt bò nạc, củ cải, đậu hũ và mơ khô. Phụ nữ cần 12 đến 15 mg sắt mỗi ngày, trong khi nam giới chỉ cần 10 đến 12 mg.

3. Trái cây giàu vitamin C

Trái cây giàu vitamin C bao gồm các loại trái cây họ cam quýt, dâu tây, quả màu xanh lá cây và màu đỏ của ớt, collard và mù tạc, bông cải xanh, rau bina, cà chua, khoai tây, kiwi, ổi và mùi tây... Ngoài việc góp phần cho sức khỏe tổng thể, trái cây giàu vitamin C còn chứa chất chống oxy hóa, gần đây đã được chứng minh có liên quan đến giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành. Phụ nữ nên bổ sung 75 mg vitamin C một ngày.

4. Các loại rau xanh

Rau xanh bao gồm mọi thứ từ cải xoăn, rau diếp... Những loại rau này cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cũng như chất xơ (mỗi phụ nữ cần từ 20 đến 35 gram mỗi ngày). Hãy bổ sung ít nhất ba loại rau xanh mỗi ngày.

5. Hạt điều và các loại hạt

Hạt điều có đầy đủ các chất béo không bão hòa đơn, có mức cholesterol thấp, và chất béo không bão hòa đa, và có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim. Hơn nữa, các loại hạt là một nguồn dồi dào protein, canxi, kẽm, phốt pho, đồng, selenium, folate, vitamin E và vitamin A.

6. Nước

Nước rất quan trọng cho tất cả các quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Mặc dù nó không phải là một thực phẩm, nước rất quan trọng cho tất cả các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nó cũng giúp tiêu hóa, giảm cân và cải thiện sự đàn hồi, trẻ trung của da. Chị em phụ nữ nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao (như trái cây và rau quả nhất định) hoặc uống 8-10 ly nước mỗi ngày.

7. Quả nam việt quất và nước ép nam việt quất

Các proanthocyanidins được tìm thấy trong cây nam việt quất giúp ngăn ngừa vi khuẩn dính vào thành của bàng quang, do đó tránh được nhiễm trùng đường tiểu (nhiễm trùng đường tiết niệu). Nghiên cứu mới cũng cho thấy nam việt quất có thể tăng cường sức khỏe tim mạch.

8. Thực phẩm giàu folate

Cam là thực phẩm giàu folate.

Thực phẩm giàu folate bao gồm măng tây, cam, ngũ cốc và đậu. Folate là chất quan trọng trong thai kỳ để bảo đảm phát triển phù hợp ống thần kinh của thai nhi và đã được chứng minh là quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Mỗi chị em nên bổ sung 400 microgram (mcg) folate mỗi ngày.

9. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt có nhiều chất xơ và do đó giúp ngăn chặn các vấn đề tiêu hóa rất phổ biến ở phụ nữ. Hãy thử kết hợp các loại ngũ cốc như gạo nâu, vảy cám, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, lúa mạch và quinoa vào chế độ ăn uống của mình.

10. Protein đậu nành

Protein đậu nành giúp trái tim khỏe mạnh (giúp giảm mức cholesterol "xấu") và giàu dinh dưỡng thực vật.

Protein đậu nành được tìm thấy trong các sản phẩm như đậu hũ và sữa đậu nành, bơ hạt đậu nành và ngũ cốc. Protein đậu nành giúp trái tim khỏe mạnh (giúp giảm mức cholesterol "xấu") và giàu dinh dưỡng thực vật. Mỗi ngày, chị em nên bổ sung 25 gram protein đậu nành.

Lưu ý: Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có bất kỳ thay đổi trong chế độ ăn uống của bạn.

Meo.vn (Theo aFamily)

17 ích lợi của “yêu”

“Yêu” giúp bạn hạn chế tiểu không kiểm soát. Hoạt động các cơ chậu khi “yêu” hỗ trợ tử cung, bàng quang và ruột.

16 lợi ích khác của “chuyện đó”:

2. Giảm cân

“Yêu” giúp bạn đốt cháy kalo thừa mà không cần đến máy chạy bộ. Một cuộc “giao ban” 30 phút làm tiêu hao khoảng 200kalo.

3. Ngủ

“Chuyện ấy” giúp ngủ tốt hơn. Những tiếp xúc thể chất khi “yêu” giải phóng endorphin, gây ngủ.

4. Miễn dịch

“Yêu” có tác dụng hạn chế cảm lạnh. Các nghiên cứu ở Đại học Pennsylvania cho thấy, quan hệ tình dục 1-2 lần/tuần giúp tăng cường 30% hệ miễn dịch.

5. Khỏe mạnh răng

“Yêu” miệng có thể bảo vệ những “viên ngọc trai” trong miệng của bạn. Tinh dịch chứa kẽm, canxi và các chất khoáng khác được chứng minh là ngừa sâu răng.

6. "Chuyện ấy" có lợi cho trái tim đàn ông

Theo một nghiên cứu ở Đại học Queen, nam giới có quan hệ tình dục 3 lần một tuần có thể cắt giảm ½ nguy cơ đau tim. Đồng thời, cùng nghiên cứu, với tần suất “yêu” này, nam giới sẽ giảm được ½ nguy cơ đột quỵ.


7. Giảm đau

Giải phóng endorphin khi “yêu” giúp giảm cơn đau do viêm khớp.

8. Kinh nguyệt đều hơn

Nghiên cứu tại trường Đại học Columbia và Standford phát hiện ra rằng, phụ nữ có quan hệ tình dục ít nhất 1 tuần một lần có kinh nguyệt đều hơn so với những người có quan hệ tình dục 1 lần mỗi tháng.

9. Thư giãn

“Yêu” hạn chế khó chịu. Những kích thích xúc giác khi “giao ban” có tác dụng làm dịu thần kinh.

10. Bạn muốn “yêu” nhiều hơn

Sử dụng ham muốn hay để mất nó? Bạn càng có quan hệ tình dục, nhiều khả năng bạn càng tiếp tục sản xuất testosterone – một trong các kích thích tố chịu trách nhiệm về ham muốn tình dục.

11. Cứu trợ căng thẳng

“Yêu” là cách tuyệt vời để giải phóng căng thẳng.

12. Ra “Yêu sách”

Hãy tận dụng cảm xúc thoải mái trên giường để “nịnh” người bạn đời hoặc đòi anh ấy đáp ứng những “yêu sách” của bạn.

13. Thúc đẩy tự tin

Khi mọi thứ tốt ở trên giường và bạn làm hài lòng người bạn đời của bạn, bạn sẽ thấy tự tin và mạnh mẽ hơn trong các phần khác của cuộc sống.

14. Phòng chống ung thư

Theo Tạp chí của hiệp hội Y khoa Mỹ, nam giới xuất tinh nhiều hơn thì ít có khả năng phát triển ung thư tuyến tiền liệt.

15. Hạnh phúc

“Yêu” làm chúng ta hạnh phúc hơn mà không mất tiền.

16. Chậm lão hóa

Một đời sống tình dục tích cực làm chậm các quá trình lão hóa.

17. Thúc đẩy cơn chuyển dạ cho phụ nữ mang thai

“Yêu” có thể kích hoạt sự khởi đầu của cơn chuyển dạ khi bạn quá ngày. Tinh dịch chứa prostaglandins, giúp giãn cổ tử cung, gây chuyển dạ tự nhiên.

Meo.vn (Theo Mẹ và bé)

Con bạn đã phát triển toàn diện chưa?

Làm sao để bé yêu phát triển toàn diện là điều mà các bậc cha mẹ luôn lo lắng. Phát triển toàn diện nghĩa là bé đạt được cả ba điều sau: Khỏe mạnh – Cao lớn – Thông minh.

Để trẻ phát triển toàn diện, liên tục ngay từ tuổi sơ sinh đến lúc trưởng thành, cơ thể phải được cung cấp một chế độ dinh dưỡng ổn định, cân đối, hợp lý giữa các dưỡng chất, Vitamins, khoáng chất thiết yếu, bảo đảm đầy cho trẻ khoẻ mạnh, hoạt động hằng ngày và thúc đẩy sự phát triển của cơ thể và trí não

Sự khó khăn của việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ:

Thứ nhất là để bé được khỏe mạnh, hằng ngày các bà mẹ phải đau đầu suy nghĩ thực đơn cho trẻ để đảm bảo cho trẻ có đủ dinh dưỡng, nhưng không phải món ăn nào bạn đưa ra bé cũng ăn một cách dễ dàng. Ví dụ: Rau xanh và trái cây là món ăn cung cấp chất xơ, vitamin nhiều nhất, nhưng trẻ em lại không thích ăn.

Cơ thể của trẻ cần tới ít nhất 12 loại vitamin và 6 khoáng chất quan trọng mỗi ngày, để cung cấp đủ những vitamin này thì chế độ ăn phải thật đa dạng, chế biến đúng cách và chất lượng thực phẩm phải bảo đảm.

Nhu cầu vi chất và muối khoáng mỗi ngày đối với trẻ em Việt Nam (Bộ Y Tế 2004)

Vi chất

Đơn vị

1-3 tuổi

4-6 tuổi

7-9 tuổi

10-18 tuổi

Vitamin A

IU

1500

2500

5000

8000

Vitamin D

IU

400

400

400

400

Vitamin E

IU

5

10

30

30

Vitamin C

mg

30

30

35

40

Vitamin B1

mg

0,5

0,6

0,9

1,2

Vitamin B2

mg

0,5

0,6

0,9

1,3

Vitamin B3 (PP)

mg

0,006

0,008

0,012

0,016

Vitamin B6

mg

0,5

0,6

1

1,3

Vitamin B12

mcg

2

3

6

7

Vitamin B9 (Acid folic)

mg

0,16

0,2

0,3

0,4

Vitamin B8 (Biotin)

mg

0,008

0,012

0,02

0,025

Vitamin B5 (Acid pantothenic)

mg

 

 

 

 

Calci (Ca)

mg

500

600

700

1300

Sắt (Fe)

mg

6

6

9

19(nam)

33(nữ)

Phospho (P)

mg

800

800

800

1200

Iod (I)

mcg

75

110

100

110

Magie (Mg)

mg

60

73

100

240

Kẽm (Zn)

mg

2,4 - 8,4

3,1 – 10,3

3,3 – 11,3

5,7 – 19,2 (nam)

4,6 – 15,5 (nữ)

Thứ hai là làm sao cho con có chiều cao vượt trội? Canxi là  chất cần thiết nhất cho khung xương chắc khỏe, 99% can xi của cơ thể nằm trong xương và răng. Nhưng bạn đừng nghĩ rằng Canxi này sẽ còn mãi ở xương, vì để cơ thể hoạt động hiệu quả mỗi ngày, cần canxi trong nước và tế bào, mô nên canxi từ xương sẽ được rút ra để đáp ứng các quá trình hoạt động. Ngoài ra Canxi cũng mất đi hằng ngày thông qua tăng trưởng của da, tóc và móng tay, đổ mồ hôi, bài tiết,…

Để cơ thể hấp thu được canxi để phát triển xương, răng,  chiều cao …thì Vitamin D là một vi cất cần thiết nhất giúp cơ thể có thể hấp thu canxi tạo xương, nếu thiếu Vitamin D, thì cơ thể không thể hấp thu canxi được, Vitamin D3 là dạng hoạt động nhất của Vitamin D, giúp hấp thụ canxi vào cơ thể và tạo xương tốt nhất. Trẻ em có thể hấp thụ Vitamin D thông qua tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, lượng Vitamin D3 cần thiết đủ cho mỗi ngày của trẻ là 400IU (đơn vị đo lường quốc tế)

Nhưng với một môi trường sống tại các thành phố lớn,  điều kiện như hiện nay, trẻ không có đủ thời gian phơi nắng , hoạt động ngoài trời giúp chuyển hóa Vitamin D3. Việc tiếp xúc với ánh nắng gay gắt và không khí ô nhiễm hơn 30 phút mỗi ngày (thời gian đủ để trẻ tổng hợp Vitamin D qua da mỗi ngày đối với người Việt Nam) khiến các bậc cha mẹ lo lắng về sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, nguy cơ ung thư da. Vì vậy, trẻ sẽ khó có thể vừa có đủ Vitamin D3 vừa có đảm bảo được cơ thể khỏe mạnh.

Thứ 3 là làm thế nào để con thông minh nhanh nhẹn? là việc cung cấp đủ DHA cho trẻ từ lúc mẹ mang thai cho đến tuổi dậy thì. DHA cần thiết cho phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, sự phát triển hoàn hảo hệ thần kinh. Nếu thiếu DHA trong quá trình phát triển, trẻ sẽ có chỉ số thông minh IQ thấp. Một nghiên cứu theo dõi trẻ từ lúc mới sinh tới 8-9 tuổi, người ta thấy trẻ được bú sữa mẹ và chế độ ăn đủ DHA có chỉ số IQ cao hơn 8,3 điểm so với những trẻ ít hoặc không được bú sữa mẹ và không được cung cấp đầy đủ DHA.

Meo.vn (Theo eva)

Thực phẩm nào bổ sung kẽm?

Gần đây tôi thấy tóc bị rụng nhiều, người gầy sút cân, tiêu chảy. Tôi đi khám bác sĩ cho biết cơ thể bị thiếu kẽm. Xin hỏi, vì sao bị thiếu kẽm và những thực phẩm nào chứa nhiều kẽm?

Nguyễn Thị Lan (Ninh Bình)
Trong cơ thể người, kẽm đóng vai tròng quan trọng trong hầu hết các quá trình sinh hoá, tác động chọn lọc lên quá trình tổng hợp phân giải acid nucleic và protein - những thành phần quan trọng nhất của sự sống, tham gia điều hòa chức năng của hệ thống nội tiết và có trong thành phần các hormon (tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục...). Kẽm có vai trò làm giảm độc tính của các kim loại độc như nhôm (Al), asen (As), candimi (Cad)..., góp phần vào quá trình giảm lão hóa thông qua việc ức chế sự ôxy hóa và ổn định màng tế bào… Theo các nhà khoa học, lượng kẽm cần thiết ở người trưởng thành là 10-15mg/ngày, nhu cầu này tăng cao ở phụ nữ mang thai và cho con bú. Khi thiếu kẽm, cơ thể có biểu hiện chậm phát triển thể lực, tâm thần, các bệnh về da và niêm mạc, giảm chức năng sinh dục, dễ bị nhiễm khuẩn, giảm trí nhớ, suy dinh dưỡng... Những đối tượng dễ bị thiếu kẽm là người ăn chay, người mắc bệnh tiêu hóa, người nghiện rượu, phụ nữ có thai, cho con bú. Kẽm được đưa vào cơ thể qua đường tiêu hóa, được hấp thụ chủ yếu ở ruột non nên để bổ sung kẽm cho cơ thể cần ăn uống đủ chất, ăn các thức ăn có nhiều kẽm như sò, củ cải, cùi dừa già, đậu hà lan, đậu tương, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn nạc, thịt bò, thịt gà…        
BS. Nguyễn Hải Liên

Vẩn đục dịch kính

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiKhi bị vẩn đục dịch kính, người bệnh cảm thấy như có 'ruồi bay trước mắt' nhất là khi nhìn lên tờ giấy trắng hoặc tường trắng.

Dịch kính là một chất giống lòng trắng trứng gà, trong suốt, nằm trong lòng nhãn cầu phía sau thủy tinh thể và chiếm 6/10 dung tích toàn bộ nhãn cầu. Dịch kính ở phía sau dính vào xung quanh bờ của gai thị và màng ngăn trong (limitante interne) của võng mạc, ở phía trước dính chặt vào ora serrata và phần sau của thể mi.

Dịch kính có nhiệm vụ tiếp truyền các tia sáng từ ngoài vào đi tới võng mạc, tham gia dinh dưỡng cho thủy tinh thể, võng mạc và giữ cho lớp thần kinh của võng mạc dính với lớp biểu mô sắc tố.

Bệnh lý ở dịch kính

Thường thì không có tổn hại riêng biệt ở dịch kính mà là biểu hiện của các quá trình bệnh lý của các màng trong nhãn cầu (tổn hại do thoái hóa hoặc tổn hại do viêm...). Kết quả là dịch kính bị biến đổi về cấu trúc và thành phần hóa học.

Tổn hại do thoái hóa:

- Dịch kính lỏng: Dịch kính không còn là một thể keo nữa mà trở nên lỏng và thường kèm theo vẩn đục. Dịch kính mờ hơn, trong có những sợi ngắn không đều xen kẽ và di động khi vận động nhãn cầu. Tổn hại này hay gặp trong các bệnh của màng bồ đào, viêm dai dẳng và đặc biệt trong cận thị nặng.

- Thể chơi vơi: Trong trạng thái bệnh lý các bạch cầu, tế bào lympho, tế bào sắc tố... xâm nhập vào dịch kính tạo thành những 'thể chơi vơi' dưới dạng bụi, sợi, màng mỏng hoặc di động cố định. Hiện tượng này hay thấy ở người già, người cận thị có tổn thương thoái hóa mạch máu, thoái hóa hắc võng mạc hoặc bị bong võng mạc.

- Nhuyễn thể lấp lánh: Là một thể thoái hóa đặc biệt của dịch kính, không gây rối loạn về thị giác thường kèm theo dịch kính lỏng. Lúc khám đồng tử giãn to, bằng ánh sáng chéo thấy phía sau dịch kính rất nhiều chấm trắng lấp lánh trong dịch kính. Soi đáy mắt thấy có những hạt tròn, to nhỏ khác nhau, màu trắng sáng óng ánh hoặc di động theo vận động nhãn cầu. Những hạt óng ánh này là những tinh thể tyrozin, cholesterin, có khi là vôi photphas, thường gặp ở người già, hoặc ở mắt đã thoái hóa vì bệnh lậu hoặc bị chấn thương cũ.

Tổn hại do viêm:

Sau các quá trình viêm có tính chất cấp ở màng bồ đào, trong dịch kính có vẩn đục thể bụi ở phần sau (thường là đặc hiệu của viêm do giang mai). Có khi dịch kính lại bị vẩn đục ở phía trước báo hiệu viêm mống mắt, thể mi nặng. Các viêm mạn tính nhất là có yếu tố nhiễm khuẩn phối hợp dịch kính có thể bị hoàn toàn thay thế bằng tổ chức liên kết, một trạng thái thành sẹo của dịch kính.

Bệnh nhiễm tinh bột:

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Hình ảnh nhìn thấy qua mắt bị vẩn đục dịch kính.

Đục dịch kính hai mắt là một biểu hiện sớm của bệnh nhiễm tinh bột gia đình hình thái di truyền trội. Nhiễm tinh bột có tổn hại dịch kính hiếm gặp trong các trường hợp không có tính gia đình. Ngoài lắng đọng dịch kính thể hiện trên lâm sàng, chất dạng tinh bột có thể lắng đọng ở mạch máu võng mạc, hắc mạc và vùng bè: Xuất huyết võng mạc, xuất tiết vết dạng bỏng và tân mạch võng mạc ngoại vi là những tổn thương đã được thông báo. Ngoài ra có thể thấy những dị thường của hốc mắt, các cơ ngoại nhãn, mi mắt và đồng tử. Những biểu hiện lâm sàng khác của bệnh này gồm bệnh đa thần kinh đầu chi trên, chi dưới và những dị thường của hệ thần kinh trung ương. Chất dạng tinh bột có thể lắng đọng ở nhiều cơ quan bao gồm tim, tuyến giáp, tụy và cơ.

Những vết đục dịch kính ngoại bào ban đầu dường như nằm sát các mạch máu, võng mạc phía sau, sau đó chúng phát triển ra phía trước. Ban đầu chúng có dạng hạt với những tua lưa thưa nhưng khi chúng to ra và nhập vào nhau, dịch kính trông như 'bông thủy tinh'. Do dịch kính bị hóa lỏng hoặc bong phía sau những vết đục có thể di chuyển vào trục thị giác gây ra giảm thị lực và sợ ánh sáng.

Điều trị đục dịch kính như thế nào?

Do đục dịch kính có nhiều nguyên nhân gây nên, có thể do thoái hóa, do viêm hay do nhiễm tinh bột nên bệnh phân chia thành nhiều thể khác nhau. Chính vì vậy để điều trị khỏi bệnh cần xác định đúng nguyên nhân và có phương pháp phù hợp.

Lời khuyên:

Khi bạn phát hiện thấy có 'cảm giác ruồi bay', bạn nên đến cơ sở nhãn khoa gần nhất để được khám và tư vấn cụ thể, xem mình có bị vẩn đục dịch kính hay không?

Theo SK&ĐS

Biết cách ăn uống để phòng bệnh mắt

Phần lớn các bệnh thoái hóa hoàng điểm, đục thể thuỷ tinh, glôcôm, mù lòa... đều liên quan đến tuổi đời. Theo các nhà khoa học, có thể phòng chống hay làm chậm lại quá trình này.

Bêtacaroten

Thiếu vitamin A có thể dẫn đến mệt mỏi thị giác, nặng hơn là mất thị giác ban đêm. Thực tế là thiếu vitamin A sẽ làm mất tính trong suốt của giác mạc, gây ra những tổn hại cho các thành phần vỏ bọc nhãn cầu. Tuy vậy, nếu dùng vitamin A quá nhiều sẽ gây nguy hiểm cho mắt. Ta nên dùng các tiền chất của vitamin A như bêtacaroten, liều dùng khoảng 500mg/ngày. Các thức ăn giàu bêtacaroten là gấc, cà chua và một loại rong biển.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Cà chua là một trong những thực phẩm giàu bêtacaroten rất có lợi cho mắt

Astaxanthine

Được chiết ra từ rong biển, còn tốt hơn cả bêtacaroten bởi vì nó có khả năng xuyên qua dễ dàng hàng rào máu - não, có khả năng bảo vệ võng mạc chống lại các tác nhân oxy hóa, chống lại sự hao hụt các tế bào cảm thụ quang, có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa hoàng điểm. Astaxanthine do bảo vệ được neuron võng mạc nên cũng sẽ bảo vệ được neuron não và tủy sống, chống lại tác hại của các gốc tự do.

Các vitamin khác

Vitamin B2: Cần thiết cho tính toàn vẹn của da, niêm mạc, mắt và chuyển hóa gluxit. Liều khuyên dùng là khoảng 50-100mg/ngày vitamin E liên tục trong 5 năm có thể làm giảm được 56% nguy cơ xuất hiện đục thuỷ tinh trong khi dùng vitamin C liều 500mg có thể giảm được 70%.

Kẽm: Cần thiết cho nhiều quá trình chuyển dạng vitamin A thành rhodopsine, can thiệp vào các quá trình chuyển hóa và có mặt trong các enzyme.

Luteine và zeaxanthine: Rau chân vịt, một số loại quả có màu vàng và màu cam là nguồn cung cấp luteine và zeaxanthine. Tuy nhiên, tính về lượng thì lại không đủ để điều trị các bệnh về mắt. Liều dùng hàng ngày của lutein và zeaxanthine 6mg sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về mắt.

Người đang bị bệnh thì luteine sẽ làm chậm lại diễn biến của bệnh. Luteine và zeaxanthine còn có tác dụng phòng ngừa đục thể thủy tinh. Lượng luteine và zeaxan-thin giảm liên quan chặt chẽ đến việc xuất hiện thoái hóa hoàng điểm.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Các thực phẩm màu vàng giàu vitamin A như cà rốt cũng rất tốt cho sức khỏe của mắt

Phospholitip: Là thành phần cấu tạo cơ bản của màng tế bào võng mạc. Các lớp màng lipit kép này trên nguyên tắc được cơ thể tổng hợp để đảm bảo tính thấm và tự nhân lên của các tế bào. Tuy nhiên sự tổng hợp chúng lại diễn ra rất lâu và khó khăn theo phương thức không sẵn có do sự thiếu hụt một vài enzyme.

Do tình trạng này mà màng tế bào trở lên lão hóa, rắn chắc và chức năng của màng không còn được như trước nữa. Mặt khác thì không thể trông chờ vào sự thiếu hụt phospholipid bằng thức ăn. Tuy nhiên chúng ta có thể bổ sung phosphlipid bằng các sản phẩm dinh dưỡng chức năng.

DHA: Là một axít béo đa chức, không bão hòa chuỗi rất dài. Nhưng DHA lại gần như không có mặt trong thức ăn, cơ thể không thể tổng hợp bởi phải trải qua một quá trình tổng hợp phức tạp, cần có nhiều enzyme xúc tác. DHA có dồi dào trong gan các loài cá sống trong nước lạnh. Có thể tăng cường thêm DHA như là một sản phẩm dinh dưỡng bổ sung trong một số bệnh về mắt.

Taurine: Taurine có nồng độ cao nhất tại võng mạc. Từ đó người ta thấy taurine nên có mặt tại tất cả các sản phẩm bổ dưỡng dành cho mắt.

Chiết xuất của cây một dược (Myrtille): Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tác dụng chống oxy hóa của anthocyanoiside và nó đã trở thành sản phẩm dinh dưỡng chức năng được ưa dùng nhất để duy trì chức năng bình thường của hệ vi tuần hoàn tại mắt, cải thiện thị lực ban đêm, giảm mệt mỏi điều tiết. Các chiết xuất chuẩn của cây một dược có hàm lượng anthocyanoside cao nhất.

Cây húng chanh: Dẫn xuất của cây húng chanh có khả năng làm giảm tăng áp lực thái quá, nhất là áp lực trong nhãn cầu (nhãn áp). Nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng của chiết xuất này trong điều trị  glôcôm. Người Ấn Độ đã chứng minh điều này bằng việc dùng chiết xuất của húng chanh như một yếu tố vi lượng để hạ nhãn áp trong nhiều tháng.

Theo BS Hoàng Cương

Khoa học và Đời sống

Bơi lội chữa được đau lưng?

Đối với một số người bị bệnh đau dạ dày, hành tá tràng thì rất khó dùng thuốc điều trị đau lưng vì dễ gặp biến chứng. Chính vì thế phải kết hợp chữa trị dùng thuốc với tập thể dục chữa bệnh, đặc biệt là bơi lội mới mong có kết quả nhanh chóng và ít tái phát.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Đau lưng là một căn bệnh khá phổ biến ở cả nam và nữ ở lứa tuổi trưởng thành, nhưng thường gặp hơn ở tuổi trung niên và tuổi già. Bệnh thường xuất hiện đột ngột với những đợt đau nhất định do thay đổi thời tiết, khí hậu hoặc lao động căng thẳng, lao động ở tư thế ngồi hay đứng nhiều, v.v... Đau lưng có thể là đau cơ năng (do tư thế, lao động nặng...) hoặc đau do nguyên nhân bệnh lý (thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương, lao cột sống...).

Bơi lội được xem là một thể thao chữa bệnh đau lưng hiệu quả nhất bởi trong môi trường nước, lực hấp dẫn (trọng lực) giảm. Khi bơi hầu như các khớp ở chân và cột sống không chịu tác động của trọng lượng cơ thể. Chức năng hệ thống tim mạch và hô hấp được củng cố, phát triển sức bền chung mà không ảnh hưởng đến các khớp. Hơn nữa trong quá trình tập bơi, các nhóm cơ lưng được củng cố, các khớp được nuôi dưỡng tốt hơn, có thể kìm chế và giảm quá trình thoái hóa ở các khớp, giảm tần suất tái phát của bệnh.

Do đặc thù của môi trường nước, gánh nặng lên hệ thống tuần hoàn khi tập bơi thấp hơn so với khi tập chạy. Các động tác hít vào và thở ra khó khăn do áp lực của nước lên ngực người bơi, bởi vậy tập bơi giúp phát triển hệ thống hô hấp và gia tăng dung tích sống của phổi.

Do lực cản và tính chất dẫn nhiệt của nước lớn, nên tiêu hao năng lượng khi bơi cao hơn để giảm trọng lượng thừa của cơ thể, giúp giảm gánh nặng bổ sung lên các cơ và khớp, đặc biệt là khớp gối, khớp háng và cột sống thắt lưng.

Ngoài ra, môi trường lạnh của nước còn có tác dụng làm nâng cao khả năng chống đỡ của cơ thể đối với các yếu tố bất lợi của môi trường (nóng, lạnh...) và cơ thể được tôi luyện. Khi tác động lên các thụ cảm thể trên da, nước làm tăng hoạt tính của các dòng điện sinh học, làm cho các tế bào thần kinh hoạt động mạnh hơn, làm cân bằng các quá trình hưng phấn và giảm ức chế của vỏ não, nhanh chóng loại bỏ những dấu vết mệt mỏi do làm việc trí óc căng thẳng.

Để tập bơi đạt hiệu quả chữa bệnh và củng cố sức khỏe, cần tập 3 buổi trong một tuần (cách ngày), nâng dần thời gian tập để mỗi buổi có thể kéo dài 25-30 phút. Tập luyện phải thường xuyên, liên tục. Tăng tốc độ bơi dần dần vào các buổi để khi bơi tần số mạch đạt 125-130 nhịp/phút.

Như vậy, tập luyện các bài tập rèn sức bền đặc biệt là tập bơi, ngoài tác dụng củng cố các nhóm cơ lưng, các khớp được nuôi dưỡng tốt hơn, có thể kìm chế và giảm quá trình thoái hóa, giảm sự tái phát của bệnh, còn có tác dụng củng cố và tăng cường sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

TS. Đặng Quốc Bảo

BV Việt- Đức  

Theo Dantri

Dầu dừa giúp chữa trị tiểu đường

Những nghiên cứu khoa học mới nhất cho thấy, cách chữa trị tiểu đường đơn giản ở giai đoạn đầu là sử dụng dầu dừa.


Tiểu đường là bệnh nội tiết và bị mắc bệnh này khi người ta thiếu hocmon insulin. Ở những bệnh nhân tiểu đường, tất cả các quá trình trao đổi chất bị phá huỷ.

Bệnh có nhiều dạng. Người bị bệnh typ 2 thiếu insulin thường là những người bị béo phì, thừa cân nhiều so với tiêu chuẩn.

Các thử nghiệm cho thấy đối với các bệnh nhân này có thể dùng dầu dừa để chữa trị. Các chuyên gia đã nghiên cứu một chế độ ăn kiêng đặc biệt trong đó có thành phần là dầu dừa. Nó có tác dụng ngăn cản rất mạnh sự tích luỹ mỡ trong cơ thể, giúp các tế bào phản ứng với unsulin. Dầu dừa có tác dụng rất tốt đối với những người rầu rĩ về chuyện thừa cân.

Ngoài ra người ta còn cho rằng chất monolaurintrong dầu dừa là một chất kháng sinh thiên nhiên, chống lại một số vius xâm nhập cơ thể.

(Theo vietnamnet)