Các nhà khoa học từ Đại học California (Mỹ) cho biết, những tổn thương ở võng mạc của mắt có liên quan đến sự thoái hóa của não bộ.
Các nhà khoa học đã theo dõi tình trạng sức khỏe của 511 phụ nữ có độ tuổi từ 35 trở lên trong thời gian 10 năm. Trong quá trình nghiên cứu họ đã chẩn đoán và xác định được 39 trường hợp có bệnh lý về võng mạc. Những người này được kiểm tra chức năng của não bộ bằng phương pháp kiểm tra trí nhớ và cách tư duy trừu tượng.
Kết quả thu được cho thấy, bộ nhớ giảm và tư duy trừu tượng kém. Khi tiến hành chụp cắt lớp não, kết quả cũng cho thấy, có nhiều phần mô não bị tổn thương thậm chí bị phá hủy. Qua đó, các nhà nghiên cứu kết luận, đối với những bệnh nhân có bệnh lý về võng mạc, thì những tổn thương ở võng mạc và nhãn cầu thông thường được biểu hiện như một biến chứng của bệnh cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường và một số căn bệnh nguy hiểm khác. Nguyên nhân chính của tình trạng này là sự rối loạn hay tắc nghẽn của các mạch máu dẫn đến các sự cố của việc cung cấp máu cho võng mạc, đẩy nhanh quá trình bệnh lý về võng mạc, thậm chí gây mất thị lực và ảnh hưởng đến não bộ.
Tiểu đường và cao huyết áp là hai loại bệnh không chỉ thường gặp ở người lớn tuổi mà còn xuất hiện ngày càng nhiều hơn ở người trẻ. Tiểu đường và cao huyết áp là những bệnh lý ảnh hưởng toàn thân, đe dọa sức khỏe mọi người, nhưng lại thường bị bỏ quên. Không những thế, hai bệnh này thường gây tổn thương âm thầm trên mắt, thậm chí dẫn đến mù lòa nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đái tháo đường (ĐTĐ)
Bệnh ĐTĐ liên quan đến sự cố insulin – hormon kích thích tế bào của cơ thể hấp thu nguồn năng lượng glucose trong máu. Hiện nay chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh này. Tuy nhiên, người ta ghi nhận có yếu tố di truyền hoặc gia đình (tức là khi gia đình có người bị ĐTĐ thì những người còn lại có nguy cơ dễ bị bệnh hơn). Yếu tố xã hội cũng góp phần gây ra bệnh tiểu đường như mập phì, cách ăn uống, lối sống, ít hoạt động thể lực…
Có hai dạng:
– ĐTĐ loại 1 (phụ thuộc insulin): chiếm 10%, thường gặp ở người trẻ, có triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy đi nhanh chóng;
– ĐTĐ loại 2 (không phụ thuộc insulin): chiếm 90%, xuất hiện ở người trên 30 tuổi, béo phì, ít triệu chứng, diễn tiến âm thầm.
Biến chứng:
Đái tháo đường có thể gây ra những biến chứng ở mắt
Bệnh ĐTĐ có thể dẫn đến tổn thương thần kinh, bệnh tim và thận. Nhưng có một điều ít ai chú ý đến là căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng ở mắt, mà nó là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở các nước phát triển hiện nay. Vì là bệnh liên quan đến các mạch máu nhỏ, ĐTĐ dễ gây nhiều tổn thương trên mắt, đặc biệt là võng mạc (màng thần kinh ở đáy mắt) qua nhiều giai đoạn từ những tổn thương rất nhỏ như vi phình mạch, nốt xuất huyết… đến những tổn thương nặng nề hơn như gây chảy máu trong mắt dẫn đến co kéo, bong võng mạc và mù lòa.
Ngoài ra, ĐTĐ còn có thể gây những biến chứng trên mạch máu võng mạc như tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc, tắc động mạch võng mạc, tổn thương vùng hoàng điểm. Những biến chứng này càng làm cho tình trạng mắt nặng nề hơn, có thể dẫn tới tân mạch và glaucoma. Ở những giai đoạn sớm, tổn thương nhỏ trên mắt, laser có thể giúp ích và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Trong những tổn thương nặng hơn, điều trị hiệu quả sẽ không cao và bệnh có thể tiếp tục tiến triển không ngăn ngừa được.
Vì vậy, kiểm tra mắt định kỳ là tối cần thiết đối với bệnh nhân ĐTĐ, dù cho người bệnh có thể không thấy bất kỳ triệu chứng gì bất thường ở mắt. Kiểm tra mắt có chụp huỳnh quang mạch máu võng mạc giúp phát hiện các giai đoạn bệnh tiểu đường trên mắt, từ đó có được hướng điều trị và theo dõi phù hợp.
Cao huyết áp
Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch. Huyết áp tâm thu là áp lực động mạch đo được khi tim co. Huyết áp tâm trương là áp lực máu đo được khi tim giãn. Bệnh nhân được xem là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg, và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg.
Bệnh tăng huyết áp đang là mối đe dọa rất lớn đối với sức khỏe của mọi người và là nguyên nhân gây tàn phế, tử vong hàng đầu đối với những người lớn tuổi. Nguyên nhân của bệnh khá phức tạp và đang còn tiếp tục được nghiên cứu song có thể xác định được một số nguy cơ liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh này là: tuổi tác, chế độ ăn nhiều muối (natri chlorur), hút thuốc lá, uống rượu bia, béo phì, căng thẳng thần kinh, stress, di truyền…
Có hai loại tăng huyết áp:
– Thứ phát: thường gặp ở bệnh nhân trẻ, chiếm khoảng 10%, do bị thận, nội tiết hoặc dùng thuốc;
– Nguyên phát: chiếm từ 90 – 95%, thường gặp ở người lớn tuổi. Nếu không điều trị sẽ có nhiều biến chứng ở cơ quan khác như tim, não, thận, mạch máu…
Biến chứng:
Cao huyết áp có thể gây tổn thương trên những mạch máu nhỏ ở võng mạc cũng tương tự như những dấu hiệu do ĐTĐ, và đôi khi cũng cần điều trị bằng laser. Ngoài ra, cao huyết áp cũng có khả năng gây nghẽn tắc những mạch máu ở mắt, cũng như ở não, tim hay cơ quan khác. Vì vậy kiểm tra mắt sẽ giúp bác sĩ tổng quát chuyên về cao huyết áp theo dõi được mức độ nâng cao của huyết áp và có biện pháp phòng ngừa, điều trị.
Theo một nghiên cứu mới được công bố ngày 4-4 trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, những người uống thuốc kháng sinh có tên là fluoroquinolones, một loại thuốc dùng để chống lại các bệnh nhiễm khuẩn có liên quan đến vấn đề về mắt như đục giác mạc, bệnh thần kinh thị giác và xuất huyết võng mạc thì sẽ có nguy cơ bị bong võng mạc, một căn bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa.
Tiến sĩ Mahyar Etminan thuộc Viện nghiên cứu Gia đình và Trẻ em ở thành phố Vancouver, bang British Columbia, Canada cho biết: “Đây là loại kháng sinh mạnh chỉ nên sử dụng ở những bệnh nhân thực sự cần thuốc”.
Nhóm nghiên cứu của Etminan đã phân tích hồ sơ của gần 1 triệu bệnh nhân đi kiểm tra mắt trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2000 tới 12 năm 2007 thì có hơn 4.300 bệnh nhân bị bong võng mạc, trong đó 3,3% đang sử dụng thuốc fluoroquinolones.
Nghiên cứu cũng cho thấy, những người dùng thuốc fluoroquinolones có nguy cơ bị bong võng mạc cao gần gấp 5 lần người bình thường.
Đỏ, xanh hay vàng, lê luôn là loại trái cây ôn đới có tính giải khát tốt và có lợi cho sức khỏe.
Với hơn 2.000 chủng loại, lê (Pirus Communis) từng là trái cây ưa thích của vua Louis XIV. Lê được thu hoạch quanh năm, chín ngọt đậm đà hơn sau khi hái xuống khỏi cây vài ngày. Cây lê hoang dã có thể cao đến 12m và sống hàng thế kỷ do rễ ăn rất sâu.
Thành phần và tính năng
Trái lê ít calori (58 Kcal/100g), nhiều chất xơ, rất giàu vitamin A, vitamin nhóm B, E và C, đường, tanin, sắt, vôi, sorbitol, phosphor, potassium và magiê, nên ngoài tính năng giải khát còn có tác dụng nhuận trường, thanh lọc, bổ dưỡng và kháng oxy hóa.
Tanin và muối potassium trong lê làm tan acid uric, nguyên nhân gây bệnh gút, xoa dịu các cơn đau do phong thấp, thấp khớp dạng thấp.
Ảnh: Shutterstock
Có nghiên cứu cho thấy ăn lê thường xuyên có thể giúp: bảo vệ cơ thể khỏi bệnh ung thư vú sau mãn kinh; giảm nguy cơ thoái hóa võng mạc, nguyên nhân chính dẫn đến mất thị lực ở người lớn tuổi; hạ huyết áp và giảm nguy cơ tai biến mạch máu não; cải thiện sức khỏe tá tràng; phục hồi thể lực nhanh và củng cố hệ miễn dịch; xoa dịu các cơn đau do viêm từ nguyên nhân khác nhau; giảm nguy cơ loãng xương vì thành phần bore trong lê giúp giữ canxi.
Lá cây lê làm nước hãm (100g lá non/1 lít nước) dùng để uống thay nước có thể giúp thải độc tố và lợi tiểu, còn nước ép lê thì được sử dụng để hạ sốt cho trẻ con.
Trái lê được các bác sĩ khuyên dùng kết hợp trong các điều trị chứng tiểu són, bệnh về bàng quang hay tuyến tiền liệt. Trái lê cũng được đánh giá là loại trái cây hiền, không gây dị ứng. Chọn mua và bảo quản
Khi mua, chọn những trái không vết thâm, nhẵn, chắc tay. Trái chưa chín có vỏ bóng và sáng, còn những trái chín lớp vỏ xỉn màu hơn. Đối với lê không nên rửa trước mà ăn trái nào thì rửa trái nấy để không bị thâm. Lê có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 2-3 ngày để cho hương vị đạt được mức tối đa.
Bạn thích đi giày cao gót nhưng thấy đau chân và lưng? Hơn nữa bạn luôn lo lắng rằng mình có thể làm gãy gót giày? Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn có cảm giác thoải mái và yên tâm về sức khỏe khi làm đẹp với đôi giày cao gót.
Nếu đi giày cao gót 4 – 6 cm
Theo các chuyên gia sức khỏe ở Đại học Havard (Mỹ), đi giày cao gót 4 – 6 cm có tác dụng giảm cân. Khi đi loại giày cao gót này, lượng mỡ ở vùng thắt lưng được chuyển hóa nhanh hơn làm vòng eo của bạn nhỏ đi và trở nên quyến rũ. Nhưng rắc rối lớn nhất khi đi loại giày này là áp lực ở lưng tăng lên khiến bạn hay có cảm giác đau lưng khi phải đi giày trong thời gian dài.
Giải pháp: Bạn nên ngủ trên chiếc nệm êm ái để giảm áp lực cho lưng. Ngoài ra, khi cơ lưng bị căng cứng do đi giày cao gót, khí lạnh rất dễ xâm nhập vào bàng quang khiến bạn cảm thấy lạnh ở chân tay, dẫn đến khả năng miễn dịch giảm. Gặp trường hợp đó, các chuyên gia khuyên bạn không nên đeo thắt lưng để giảm sự căng cứng cho cơ.
Bạn nên ngủ trên chiếc nệm êm ái để giảm áp lực cho lưng
Nếu đi giày cao gót 6 – 8 cm
Khi đi loại giày cao gót này, trọng tâm của cơ thể bạn đương nhiên sẽ thay đổi. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu đi giày cao 7 cm trong 2 giờ đồng hồ thì độ căng cứng ở cổ sẽ tăng thêm 22%. Các chuyên gia sức khỏe khuyên những người thường xuyên phải làm việc với máy vi tính không nên đi loại giày cao gót 6 – 8 cm vì như vậy sẽ làm bạn ngày càng thấy đau ở cổ.
Giải pháp: Bạn nên bỏ chân ra khỏi giày sau khi đã đi khoảng 2 giờ đồng hồ, để chân “nghỉ ngơi” 15 phút và nhẹ nhàng massage bàn chân để làm giảm sự co cứng các cơ, chú ý xoa bóp nhiều ở huyệt Dũng Tuyền nằm trên gan bàn chân (nếu chia khoảng cách từ ngón chân trỏ tới gót chân làm 5 phần thì huyệt Dũng Tuyền là điểm lõm nằm cách ngón chân trỏ 2/5 khoảng cách đó).
Những người thường xuyên phải làm việc với máy vi tính không nên đi loại giày cao gót 6 – 8 cm
Nếu đi giày cao gót trên 8 cm
Đi giày cao gót từ 8 cm trở lên sẽ làm trọng tâm của cơ thể bạn thay đổi liên tục khi bạn di chuyển. Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế của Đại học Temple (Mỹ) đã nghiên cứu và phát hiện những phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót từ 8 cm trở lên hay bị đau dây thần kinh, đau mắt, áp lực trên võng mạc mắt tăng 25%.
Giải pháp: Nếu bạn thực sự thích cảm giác được sải bước trên những đôi giày cao gót loại này thì các chuyên gia khuyên bạn nhất định phải ăn nhiều rau xanh có chứa hàm lượng vitamin A lớn để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mắt, tránh tình trạng thị lực giảm sút sau những giờ làm việc căng thẳng. Ngoài ra, không nên đeo kính áp tròng khi đang đi những đôi giày “siêu cao gót” để hạn chế đau dây thần kinh mắt.
Nhưng dù sao chúng tôi vẫn khuyên các bạn không nên lạm dụng phương pháp này mà hãy chăn chỉ luyện tập thể thao và có chế độ ăn hợp lý để có thể giảm cân một cách lâu dài và an toàn.
Mắt cận thị, vì sức hội tụ quá mạnh hoặc là nhãn cầu quá dài, ánh sáng hội tụ trước mặt phẳng võng mạc, kết quả là hình ảnh ở xa bị mờ đi, tuy nhiên các hình ảnh ở gần thường vẫn rõ nét.
Cận thị đang là căn bệnh thời đại của giới học sinh. Tỷ lệ học sinh đeo kính tăng đều mỗi năm mà đỉnh điểm là con số “kinh hoàng”: 79,95% ở các trường chuyên. Vậy cận thị là gì ?
Cận thị là một dạng tật khúc xạ của mắt trong đó hình ảnh của vật hội tụ ở trước võng mạc làm cho hình ảnh bị mờ.
Bình thường tia sáng hội tụ khi đi qua giác mạc, thủy tinh thể để rơi đúng vào mặt phẳng võng mạc, chuyển thông tin lên não và cho hình ảnh rõ nét.
Nguyên nhân nào gây ra cận thị ?
Cho đến nay, lí giải hợp lí nhất vẫn là làm việc phải nhìn gần nhiều quá nhiều, dẫn đến bệnh cận thị. Một số nghiên cứu khác cũng cho rằng ở người lao động trí óc, thì tỷ lệ cận thị cao hơn nhiều so với những người khác.
Ngoài ra, người ta cũng nhấn mạnh nhiều đến yếu tố di truyền. Gọi là “cận thị bẩm sinh”.
Giải pháp cho bệnh cận thị:
Thị lực có thể phục hồi nếu được điều trị khi trẻ dưới 6 tuổi, nhưng khi trẻ đã lớn sẽ rất khó thậm chí không thể hồi phục. Do vậy phát hiện sớm để được điều trị kịp thời là rất quan trọng.
Đeo kính là cách thông dụng, rẻ tiền, dễ áp dụng. Nếu bệnh nhân đeo kính sát tròng cần được kiểm tra giác mạc 3 tháng một lần, phải ngưng sử dụng kính nếu có bất thường trên giác mạc hoặc có phản ứng của mắt với kính.
Đối với bệnh nhân trên 18 tuổi có thể điều trị bằng phương pháp mổ laser.
Phương pháp đặt thủy tinh thể nhân tạo trong mắt được sử dụng khi bị cận nặng, có kèm bệnh đục thủy tinh thể.
Các giải pháp phối hợp:
Không xem sách ở nơi thiếu ánh sáng, không bắt mất làm việc quá lâu.Hai người nam nữ đều cận thị nặng (quá 9 Diôp trở lên) không nên lập gia đình với nhau để tránh ảnh hưởng di truyền cho con cháu.
Trong lớp nên xếp trẻ cận thị ngồi gần bảng. Hạn chế và giảm những triệu chứng mỏi mệt điều tiết do cận thị gây ra, cần làm việc ở khoảng cách thích hợp, từ mắt đến sách khoảng 30 – 40 cm.
Yếu tố dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ cũng rất quan trọng: Theo các chuyên gia Nhật Bản: người cận thị ăn nhiều chất ngọt có thể làm cho bệnh phát triển thêm. Ngoài ra, các chuyên gia Y tế Mỹ khuyên trẻ nhỏ trước và trong độ tuổi cấp 1 nên dùng các chế phẩm của DHA bổ xung những dưỡng chất tốt cho thị lực của mắt, vốn thường bị thiếu hụt hay mất cân bằng trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày. Viên nang mềm BRAIN MAX DHA xuất xứ Mỹ, chứa DHA 100 mg cô đặc từ 400mg nguyên chất dầu cá Hồi và Cá Yến, vốn là loài cá sống ở tầng nước sâu, có hàm lượng DHA sạch 100%. Điểm khác biệt của DHA Brain Max là cá hồi được thu hoạch ở các vùng biển Úc, NewZeland, Mỹ được chọn lọc và qua kiểm duyệt rất kỹ về chất lượng trước khi ép lấy dầu. Dầu được lọc qua quy trình hiện đại để loại bỏ các hàm lượng kim loại nặng, những chất không có lợi cho sức khỏe. Chính vì vậy sản phẩm Brain Max DHA đạt độ tinh chế, thuần và hoạt lực cao.
Số đăng ký lưu hành: 8762/2010/YT-CNTC
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Brain Max DHA là sản phẩm chuyên biệt giúp phát triển tế thị lực trẻ sớm ngay từ giai đoạn nằm trong bụng mẹ, nếu người mẹ sử dụng, đồng thời cải thiện tình trạng cận thị sớm, giảm nguy cơ nhược thị, đồng thời giúp trẻ phát triển trí não, tăng khả năng nhớ và tập trung trong học tập.
Biến chứng mắt, tuy không gây chết người nhưng lại cực kỳ nguy hiểm vì thường gây tàn phế và làm mất khả năng lao động.
Mắt người có cấu trúc như một quả cầu nhỏ (nên còn gọi là nhãn cầu) bao gồm các thành phần đi từ trước ra sau gồm giác mạc, tiền phòng (nhỏ chứa thủy dịch), thể thủy tinh, hậu phòng (lớn cũng chứa dịch trong suốt gọi là dịch kính) và đáy mắt.
Giác mạc là một lớp màng trong suốt có đường kính hơn 1cm chiếm hơn 1/5 trước của vỏ ngoài nhãn cầu có nhiệm vụ vừa thu nhận ánh sáng, hình ảnh nhưng lại vừa bảo vệ mắt. Sau khi ánh sáng đi xuyên qua giác mạc, nó sẽ tới một khoang gọi là tiền phòng rồi tiếp tục đi qua lần lượt thủy tinh thể, hậu phòng. Cuối cùng ánh sáng sẽ tập trung ở vùng võng mạc của đáy mắt là nơi có rất nhiều thần kinh.
Võng mạc, giống như một cái máy quay phim, có thể ghi nhận lại tất cả các hình ảnh, nhưng khác với máy quay phim là nó còn có khả năng chuyển các hình ảnh này thành các tín hiệu điện tử mà não có thể nhận biết và giải mã được.
Trong võng mạc có một vùng nhỏ có tác dụng ghi nhận những hình ảnh nhỏ, những chi tiết rất sắc nét gọi là hoàng điểm (macula). Võng mạc và hoàng điểm được nuôi dưỡng bởi nhiều mao mạch nằm ở trong và ở phía sau võng mạc.
Tăng đường máu trực tiếp gây tổn thương và phá hủy các mạch máu ở võng mạc, vì vậy bệnh võng mạc được coi là biến chứng đặc hiệu của ĐTĐ. Ngoài ra, các BN ĐTĐ cũng có nguy cơ cao bị các bệnh mắt khác như đục thủy tinh thể, glaucoma, tắc động mạch võng mạc…
Biến chứng mắt, tuy không gây chết người nhưng lại cực kỳ nguy hiểm vì thường gây tàn phế và làm mất khả năng lao động.
Ở các nước châu Âu và Mỹ, biến chứng mắt do bệnh ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở những người trong độ tuổi lao động (20 – 65 tuổi). Ngay khi được phát hiện ĐTĐ đã có khoảng 20% số BN có biến chứng mắt rồi, còn sau khi bị bệnh từ 10 năm trở nên thì có tới 3/4 số BN sẽ bị biến chứng mắt. Các yếu tố chính dự đoán bệnh võng mạc ở BN ĐTĐ là thời gian bị bệnh, kiểm soát đường máu kém, tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu. Các yếu tố khác là có thai, thiếu máu và có bệnh lý thận đi kèm.
Tổn thương đáy mắt do bệnh đái tháo đường
Chăm sóc mắt để tránh bị các biến chứng mắt do ĐTĐ:
Muốn bảo vệ mắt bạn cần thực hiện tốt các bước sau:
Bước 1 và quan trọng nhất là luôn luôn giữ đường máu của bạn trong vùng an toàn. Trong nghiên cứu điều trị ĐTĐ týp 1, tỉ lệ bị bệnh võng mạc ở các BN được điều trị kém tích cực (HbA1C khoảng 8%) cao gấp 4 lần so với các BN được điều trị tích cực (HbA1C khoảng 7%). Còn với những người đã có bệnh võng mạc thì kiểm soát đường máu tốt có thể làm tiến triển của bệnh chậm còn một nửa.
Bước 2: cần khống chế huyết áp của bạn thường xuyên ở mức < 130/80mmHg.
Bước 3: nếu bạn có hút thuốc lá thì phải bỏ ngay.
Bước 4: cần đi khám bác sĩ mắt thường xuyên, ít nhất là 1 lần mỗi năm. Chỉ có bác sĩ chuyên khoa mắt mới có khả năng phát hiện chính xác và điều trị hiệu quả các biến chứng mắt của bạn. Theo khuyến cáo thì:
Nếu bạn dưới 30 tuổi và đã bị ĐTĐ trên 5 năm thì cần đi khám mắt mỗi năm 1 lần.
Nếu bạn trên 30 tuổi thì cần đi khám mắt mỗi năm 1 lần, không cần biết bạn đã bị ĐTĐ bao lâu.
Nếu BN chỉ đo thị lực thôi thì không đủ vì thị lực chỉ bị ảnh hưởng khi bệnh võng mạc đã tiến triển đến giai đoạn nặng.
Bước 5:
Hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt ngay nếu thấy có một hoặc nhiều các dấu hiệu sau: nhìn mờ, khó đọc sánh báo, nhìn đôi, đau một hoặc cả hai bên mắt, mắt đỏ hoặc căng tức, nhìn có hình ảnh ruồi bay, không nhìn rõ sang hai bên mà bình thường mình vẫn nhìn được và khi bạn có thai hoặc có kế hoạch sẽ có thai.
Theo Các chương trình mục tiêu quốc gia Dự án ĐTĐ BV Nội tiết TW
Đó là một rối loạn khí sắc xảy ra vào mùa thu và đông, thường nhầm lẫn với trầm cảm do mang nhiều đặc điểm tương tự.
Bệnh biến đổi cảm xúc theo mùa xảy ra do lượng ánh sáng giữa các mùa trong năm thay đổi. Vào mùa thu và đông sẽ có nhiều phụ nữ buồn bã, ủ rũ vô cớ. Nếu tâm trạng này chấm dứt vào mùa xuân hay hè thì đó chính là bệnh biến đổi cảm xúc theo mùa, khác với chứng trầm cảm kéo dài quanh năm.
Thiếu nắng
Người sống ở cực Bắc của Bắc bán cầu hay cực Nam của Nam bán cầu dễ bị bệnh biến đổi cảm xúc hơn so với các khu vực khác. Thực tế, sống càng xa đường xích đạo về phía Bắc hay Nam thì càng có nguy cơ mắc bệnh. Nguyên nhân do ngày càng ngắn, số giờ có nắng trong ngày càng giảm sẽ khiến võng mạc ít được ánh sáng mặt trời tác động, chất serotonin của cơ thể tiết ra ít, dẫn đến nồng độ melatonin giảm xuống. Mặt khác, dao động theo mùa của các chất này cũng gây bệnh.
Tăng cường vận động ngoài trời là biện pháp rất tốt để phòng bệnh biến đổi cảm xúc theo mùa. Ảnh: Xuân Thảo
Chu kỳ thức-ngủ gây ra những dao động về nồng độ serotonin và melatonin, giúp con người ngủ ban đêm và thức ban ngày. Khi các hóa chất trong não mất cân bằng thì nồng độ serotonin có thể không đủ vào ban ngày để tăng lên bằng với nồng độ trong mùa xuân và mùa hè. Ngoài ra, bệnh cũng xuất hiện khi cơ địa phản ứng quá nhạy cảm với thay đổi bất thường của thời tiết.
Tăng cường vận động
Liệu pháp ánh sáng (tăng tác động của ánh sáng đến não thông qua võng mạc) thường được chỉ định để phòng tránh bệnh biến đổi cảm xúc theo mùa. Hiệu quả điều trị có thể đến 60% – 80% và cải thiện rõ rệt trong vòng 4 – 5 ngày.
Từ 3% – 5% dân số trưởng thành ở phương Bắc, chủ yếu là phụ nữ, bị trầm cảm theo mùa, dường như do thiếu vitamin D. Ánh nắng mặt trời có tác dụng làm tăng lưu thông máu, điều hòa huyết áp, giảm cholesterol và nhu cầu tiêu thụ ôxy, giúp phòng các chứng bệnh hay gặp như mệt mỏi, đau lưng, nôn mửa, chán ăn, hoảng loạn và dễ bị xúc động mạnh.
Do đó, bệnh nhân cần tăng cường vận động nhiều (đi bộ, tập aerobic) để tiếp xúc với ánh sáng giúp cơ thể khỏe khoắn, hấp thụ nhiều ánh sáng, lấy lại hưng phấn, đặc biệt làm bớt u sầu và trầm cảm; ăn ít mỡ, chỉ dùng đủ lượng đạm, càng giảm bớt đồ ngọt và chất bột càng tốt; không nên uống cà phê; tăng ánh sáng trong nhà liên tục nhiều giờ…
Dấu hiệu nhận biết
Bệnh biến đổi cảm xúc theo mùa thường có những biểu hiện như: hành động chậm chạp uể oải; thiếu nghị lực sống, mỏi mệt nhiều, thèm ngủ và luôn ở trạng thái lơ mơ; tăng sự thèm ăn, nhất là đồ ngọt và tinh bột, do đó, có thể lên cân; sống thu mình, không thích giao lưu với bạn bè và gia đình, gặp trở ngại trong giao tiếp xã hội; không còn ham muốn tình dục, thường thấy lo âu, sợ hãi; khó tập trung vào nhiều việc hay nhiệm vụ khác nhau…
Các triệu chứng này mang tính chu kỳ, xuất hiện và biến mất vào cùng một thời điểm trong các năm. Trong khi các triệu chứng ở trầm cảm nặng (chẳng hạn như mỏi mệt) không thay đổi trong ngày thì ở bệnh biến đổi cảm xúc lại tăng lên suốt ngày. Nếu bệnh kèm theo cả trầm cảm nặng thì cần đến gặp thầy thuốc ngay.
Để có một đôi mắt trong sáng và khỏe mạnh cần tránh xa thuốc lá, stress, mặt trời… Các hoá chất trong thuốc lá làm ảnh hưởng quá trình trao đổi chất của võng mạc và dẫn tới sự lão hoá của mắt. Vì thế, muốn đôi mắt khỏe mạnh cần ngừng ngay việc hút thuốc.
Khi làm việc hoặc sinh hoạt trực tiếp dưới ánh nắng nên có các phương tiện che chắn nắng như đội mũ rộng vành. Ảnh: Internet
Mắt của chúng ta có thể chịu được các stress, nhưng nếu làm việc hàng ngày trước màn hình máy tính hoặc vào internet quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng chóng mặt, đau đầu và dẫn đến cận thị. Để bảo vệ đôi mắt, cần cho chúng được nghỉ ngơi ngay khi mắt có dấu hiệu mỏi.
Mặt trời là kẻ thù lớn của đôi mắt. Giống như làm việc nhiều trên máy tính, ánh nắng mặt trời sẽ làm cho mắt bị cay, các mí mắt phồng lên. Để tránh tác hại của ánh nắng đối với mắt là tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, đặc biệt từ 11 giờ trưa đến 4 giờ chiều.
Ngoài ra, khi làm việc hoặc sinh hoạt trực tiếp dưới ánh nắng nên có các phương tiện che chắn nắng như đội mũ rộng vành, đeo kính có chức năng hấp thụ tia cực tím, khăn che mặt… Nên tạo ra bóng râm như làm lán trại, che ô… và làm việc dưới bóng râm.
GS.TS Nguyễn Sào Trung, Trưởng Khoa Y ĐH Y Dược TP.HCM khẳng định, nếu phát hiện sớm có đến khoảng 1/3 số ca mắc ung thư có thể được chữa khỏi hoàn toàn.
Phát hiện sớm, có nhiều hy vọng chữa trị thành công
Theo GS Trung, ung thư hiện đang là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 sau tử vong do bệnh tim mạch. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 150.000 người mắc mới và có đến gần 100.000 người chết. Tuy nhiên, sẽ có khoảng 30% ca mắc ung thư sẽ được chữa khỏi nếu được phát hiện, điều trị sớm và đúng cách.
Thực tế cho thấy, có đến 60% bệnh nhân ung thư ở Việt Nam thường chỉ được phát hiện bệnh ở giai đoạn trễ và bắt đầu điều trị khi bệnh đã phát triển nặng. Vì thế, tỉ lệ điều trị khỏi bệnh ung thư ở Việt Nam rất thấp, chỉ vào khoảng 1/3 số ca mắc bệnh được điều trị.
Trong khi đó, tại các nước trên thế giới với chính sách tầm soát đều đặn, hay việc khám sức khỏe định kỳ đã giúp phát hiện, điều trị sớm các trường hợp ung thư và có đến trên 1/2 bệnh nhân ung thư được điều trị khỏi.
Ảnh minh họa.
Tác nhân hóa học, nhóm chất sinh ung thư lớn nhất
Một trong những nguyên nhân làm gia tăng số người chết vì ung thư là do người dân chưa hiểu đúng và thiếu nhiều thông tin về bệnh ung thư nên còn lơ là, thiếu ý thức với những nguyên nhân gây bệnh. Đây lại là những nguyên nhân con người thường phải tiếp xúc hay dùng hàng ngày..
Các chất hóa học là nhóm chất sinh ung thư lớn nhất như các hóa chất có trong thuốc lá, hắc ín, khói nhựa đường, bồ hóng sẽ dẫn đến ung thư phổi, da.
Với các amin thơm dùng trong công nghiệp hóa chất, cao su thì gây ung thư bàng quang….Trong thực phẩm, khi ăn những phần thịt mỡ bị cháy, uống bia, rượu, ăn trầu… cũng dẫn đến ung thư.
Ngoài ra, cũng có 1 số ca ung thư là do di truyền như u nguyên bào võng mạc mắt, bệnh đa pôlip ở ruột, u Wilms ở thận, riêng ung thư vú thì có đến 10% ảnh hưởng từ di truyền.
Cách phòng ngừa ung thư hiệu quả
Theo khảo sát của Chương trình Phòng chống ung thư quốc gia, có tới 67,5% số người được hỏi cho rằng ung thư không chữa được, 35,8% cho rằng người bệnh bị ung thư mà mổ sẽ càng mau chết hơn. Nhiều người còn giấu bệnh, tự chữa trị bằng những phương pháp dân gian, thiếu tính khoa học, thậm chí mang nặng sự mê tín dị đoan dẫn đến tiền mất mà mạng cũng chẳng giữ được.
GS.Trung cho biết, nếu con người không tự đầu độc mình từ những điếu thuốc lá, bia rượu thường xuyên, hay ăn trấu, tắm nắng lâu, bơm chích Silicon, tạo những cơn stress trong cuộc sống…. thay vào đó, áp dụng lối sống lạc quan, có những suy nghĩ, hành động tích cực, ăn uống cân bằng các dưỡng chất, nhiều rau quả, cùng thường xuyên rèn luyện thân thể… là những cách phòng ngừa ung thư hiệu quả.