Không ít bà mẹ đã cố thúc ép bé ăn cho bằng hết những gì mình muốn. Việc này có nên không? Tiến sĩ Irene Chatoor sẽ cùng các bà mẹ sẻ chia những băn khoăn, lo lắng này.
Ép trẻ ăn hết khẩu phẩn sẽ làm trẻ sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn (Ảnh: Shutterstock)
Nhiều ông bố, bà mẹ luôn sợ con mình đói bụng và vì thế luôn cố ép con ăn hết khẩu phần trong mỗi bữa cơm. Các bậc phụ huynh không tin rằng con mình có khả năng biết bụng đã no. Khi thấy trẻ ăn gần hết phần cơm, họ cứ thế thúc ép bé ăn hết những muỗng cuối cùng: “Một muỗng nữa cho mẹ nào!”, “Ráng một muỗng là hết rồi con”… Một số bố mẹ lại cứ khăng khăng con phải ăn những gì mình đã đặt vào đĩa, và họ ép bé ngồi yên ở bàn cho tới khi ăn hết sạch những gì có trong đĩa. Đôi khi họ còn dọa bé nếu không ăn sẽ bị ông kẹ bắt đi. Tệ hơn, trong một vài trường hợp, bố mẹ thậm chí còn dùng hình phạt kiểu đánh đập để bắt trẻ con ăn trọn bữa. Những việc xoay quanh vấn đề thúc ép trẻ nhỏ ăn như thế này thường sẽ trở thành khởi đầu cho một xung đột trầm trọng giữa bố mẹ và con cái. Trẻ sẽ cảm thấy ngao ngán và sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn. Ngoài ra, hình ảnh của bố mẹ có thể trở nên xấu hơn trong mắt trẻ, vì bố mẹ luôn nói trẻ chỉ cần ăn một muỗng nữa là đủ nhưng sau đó vẫn tiếp tục ép trẻ ăn thêm nhiều muỗng nữa.
Tiến sĩ Irene Chatoor (giáo sư tâm lý học và nhi khoa, giám đốc chương trình “Y tế tâm lý trẻ sơ sinh và trẻ từ 1-3 tuổi”, trung tâm y tế quốc gia của trẻ em tại Washington, Mỹ) khuyên rằng “Không được ép trẻ ăn. Làm thế sẽ tạo mâu thuẫn và can thiệp vào khả năng nhận biết đói, no của trẻ. Mẹ hãy lên một thời khóa biểu các bữa ăn cho trẻ, gồm ba bữa chính và một bữa xế (chiều). Các bữa chính và bữa xế hằng ngày phải cách nhau 3 – 4 tiếng. Trẻ cần được ngồi ăn tại bàn và đúng giờ. Dọn ra những phần nhỏ, đợi trẻ ăn hết rồi mới múc thêm tiếp. Làm thế sẽ giúp trẻ ngon miệng, khoái ăn, và không bị quá nhiều thức ăn làm cho ngợp. Phương pháp này sẽ hiệu quả hơn trong việc cho trẻ ăn thay vì cứ phải ép trẻ ăn hết một khẩu phần vượt quá khả năng hấp thụ và tiêu hóa của trẻ.”
Thực hiện theo những hướng dẫn trên đòi hỏi bố mẹ phải cùng phối hợp và điều chỉnh thói quen cho trẻ ăn của chính mình. Tuy nhiên, một khi cả nhà đã vào quy củ đâu đó rồi, trẻ sẽ ăn tốt hơn, bữa ăn sẽ thong thả và thú vị hơn cho tất cả mọi người.
Chương trình tư vấn đặc biệt “Bé yêu học ăn” với sự tham gia của giáo sư nhi khoa Irene Chartoor và chuyên gia dinh dưỡng Kim Milano đến từ Hoa Kỳ sẽ giúp mẹ tích lũy thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm để mỗi bữa ăn của bé là niềm vui của cả nhà.
Thời gian: 15h, ngày 20/04/2013
Địa điểm: White Palace, 194 Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM.
Đăng ký tham gia chương trình tại website www.biengan.com.vn hoặc gọi đến tổng đài 19001519
Cuộc sống bận rộn, mọi người trải qua phần lớn thời gian ở ngoài đường. Bữa sáng, bữa trưa và đôi khi buổi tối cũng ăn ở ngoài mà không có điều kiện vệ sinh răng miệng ngay sau đó.
Ngoài ra, các loại nước uống giải khát mà chúng ta liên tục nạp vào như nước ngọt, sinh tố, nước mát, cà phê… vốn chứa nhiều đường đã qua tinh chế. Kết quả là cả người lớn lẫn trẻ con đều dễ mắc những bệnh thông thường về răng miệng: sâu răng, vàng răng, sưng nướu, hôi miệng… Tất cả những điều này đều có thể được ngăn chặn bởi một giải pháp an toàn và hiệu quả.
Chương trình khám và tư vấn chăm sóc răng miệng "Lotte Xylitol – Tiến lên cùng bè bạn" lần thứ 2 (Ảnh được cung cấp bởi Lotte Xylitol )
Xylitol là chất ngọt tự nhiên có thể tìm thấy trong nhiều loại rau quả, đặc biệt là không gây sâu răng, béo phì, huyết áp, và tim mạch. Nó lại có vị ngọt không thua đường mía, nên có thể là chất hoàn hảo để thay thế cho đường thông thường.
Ảnh được cung cấp bởi Lotte Xylitol
Sự khác biệt của Xylitol so với đường thông thường
Hãy chú ý ăn nhiều rau quả tự nhiên như cải bó xôi, dây tây, mận, nấm, ngô hơn vì đây là những thực phẩm có chứa Xylitol, ăn vừa ngon, lại bổ, khỏe nữa. Còn khi ở ngoài đường thì có thể bỏ túi vỉ kẹo Lotte Xylitol – với công thức mới và hàm lượng Xylitol trên.
Lotte Xylitol được 50% các chuyên gia Phần Lan khuyên dùng. Việc nhai gum Lotte Xylitol thường xuyên không những giảm axit mảng bám, ngăn ngừa sâu răng mà còn tái tạo khoáng chất, giúp răng chắc khỏe
Bác sĩ khám răng cho các em học sinh (Ảnh được cung cấp bởi Lotte Xylitol)
Từ 25/2 đến 12/4/2013, Lotte Xylitol phối hợp với Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt Hà Nội, Khoa Răng Hàm Mặt trường Đại Học Y Dược TP. HCM rất hân hạnh đồng hành cùng phụ huynh, học sinh trong chương trình khám răng, tư vấn chăm sóc răng miệng tại 34 trường THCS trên địa bàn TP. HCM, Hà Nội; và giải thi đấu “30 người 31 chân – Tiến lên cùng bè bạn” mùa thứ 2.
Hào hứng tham gia chương trình khởi động giải thi đấu "30 người 31 chân” mùa thứ 2 (Ảnh được cung cấp bởi Lotte Xylitol)
Đặc biệt, giải thi đấu năm nay với sự tham dự của 100 trường THCS ở TP.HCM và Hà Nội, hứa hẹn sẽ mang đến thật nhiều điều thú vị và niềm vui cho phụ huynh và các bạn học sinh. Vòng chung kết giải thi đấu “30 người 31 chân – Tiến lên cùng bè bạn” lần thứ 2 sẽ được diễn ra vào ngày 14/4/2013 tại nhà thi đấu Phú Thọ, quận 10 và phát lại trên kênh VTV3 vào lúc 10g các ngày 13, 20, 27 tháng 4/2013.
Luyện tập hăng say chuẩn bị cho giải thi đấu "30 người 31 chân" lần thứ 2 (Ảnh được cung cấp bởi Lotte Xylitol)
Để biết thêm thông tin chi tiết về cuộc thi, các bạn có thể truy cập website
www.lottexylitol.com.vn hoặc www.30nguoi31chan.com
Nên cho trẻ uống nước/sữa khi máy bay cất/hạ cánh. Hành động này sẽ làm cân bằng áp suất không khí, tránh việc trẻ ù tai mà khóc.
Chuẩn bị đồ cho bé trước khi đi
Xác định ngày bay và mua vé máy bay càng sớm càng tốt, giá sẽ rẻ và nhiều lựa chọn. Tùy hãng hàng không, trẻ em dưới hai tuổi chỉ phải trả 10% vé máy bay hoặc được miễn phí và ngồi chung ghế với người lớn.
Với các chặng bay dài trên 5 tiếng nên chọn chuyến bay đêm để tranh thủ giấc ngủ. Nên đặt trước một nôi cho em bé trên máy bay cho chuyến bay đêm.
Mang xe đẩy em bé đi vì xe đẩy không tính vào hành lý. Nhân viên hàng không sẽ giúp cất xe đi. Có hãng trả xe ngay dưới chân máy bay nhưng có hãng thì đưa vào băng chuyền cùng các hành lý khác.
Trong trường hợp không mang được xe đẩy, hãy nhớ mang theo địu em bé cho gọn nhẹ, dễ bề di chuyển. Luôn đảm bảo mẹ có thể địu con đằng trước.
Mang theo lên máy bay một túi to hoặc một balô to để đựng tất tần tật những thứ cho con và cho mẹ:
– Quần áo sơ cua cho con, tất/vớ, khăn, yếm…
– Bình sữa (đã tiệt trùng), bát thìa (ăn dặm)
– Sữa bột, ngũ cốc, đồ ăn cho bé, bánh trái, 1 chai nước nhỏ…
– Chăn cho con, áo khoác ấm phòng trường hợp không khí lạnh.
– Ti giả, một ít đồ chơi
– Địu em bé
– Đồ cá nhân của mẹ: áo khoác, khăn quàng.
Một túi đeo chéo tiện lợi cho mẹ để đựng tiền, thẻ tín dụng, hộ chiếu, vé máy bay, chứng minh thư và giấy khai sinh của con.
Khi có con nhỏ, bạn được phép mang bình sữa đang uống dở và nước tinh khiết. Tùy từng sân bay có thể được qua luôn hoặc kiểm tra để chứng tỏ nó không phải là hoá chất. Ngoài ra, bạn sẽ thuộc diện ưu tiên lên máy bay trước những hành khách thông thường.
Khi máy bay cất cánh và hạ cánh
Bé ngoan trên máy bay, bạn sẽ đỡ mệt hơn suốt chặng đường dài –
Ảnh: justbeingleni
Mẹ phải ôm con trên ghế và thắt dây an toàn cho cả mẹ và con (trên máy bay mẹ sẽ được hướng dẫn sử dụng dây an toàn cho con lồng vào dây an toàn của mẹ).
Đây là lúc áp suất không khí thay đổi đột ngột gây ù tai cho bé. Để giảm bớt điều này, mẹ nên cho con bú (nếu con vẫn đang bú mẹ 100%). Khi con đang được thắt dây an toàn không nhất thiết phải ngồi trên lòng mẹ.
Mẹ có thể xoay người con nằm ngang để cho bú mà không phải tháo dây an toàn (tuyệt đối không tháo dây an toàn khi máy bay đang cất/hạ cánh).
Nếu con vừa ăn xong hoặc không còn bú mẹ, có thể cho bé uống nước. Hành động nuốt sữa/nước sẽ làm cân bằng áp suất không khí cho cơ thể con, tránh việc trẻ ù tai mà khóc.
Nếu con đang ngủ, mẹ cứ để con ngủ và dùng ngón tay bịt lỗ tai con. Như vậy con sẽ không bị ảnh hưởng bởi áp suất không khí.
Sau khi máy bay ổn định độ cao, nôi cho em bé sẽ được lắp vào và mẹ cho con làm quen với chiếc nôi mới. Cho con vào nôi cùng với chăn và đồ chơi của con. Lúc này mẹ có thể thở được một chút rồi.
var wttambient_flag = 0;
if ( !jQuery(‘#AbdPopupAd’).length) {
wttambient_flag=1;
}
<!–//<![CDATA[
if(wttambient_flag ==1){
}
var m_IntervalId = 0;
var timeout_Flag = 0;
var normal= jQuery(‘#banner_normal’);
var expand= jQuery(‘#banner_expand’);
var sliding = jQuery(‘#banner_sliding’);
var collapse = jQuery(‘#banner_collapse’);
expand.css(‘clip’, ‘rect(70px, 500px, 300px, 240px)’);
(Webtretho) Chỉ trong vòng một giờ thôi, con đã hết rúc vào lòng bạn ôm ôm ấp ấp rồi lại giả lơ và thở dài trước những lời “giáo huấn” của bạn, hết xoay sang chơi búp bê rồi lại kì kèo năn nỉ bạn cho bé trang điểm cho xinh đẹp. Bạn bối rối chẳng hiểu ra làm sao? Con bạn thật ra cũng đang có cảm giác như vậy đấy.
Từ “preteen” được dùng để chỉ những bé từ 10 – 12 tuổi, cái tuổi sắp trở thành thiếu niên, thiếu nữ. Nhưng thật ra ngày nay, nếu xét về suy nghĩ và tính cách, nhóm “tiền teen” này đã mở rộng ra hơn, với cả những bé mới lên 7 lên 8. Chắc chắn bé vẫn còn tình yêu bao la với những thứ phù hợp tuổi của mình như búp bê hay những con thú đồ chơi xinh xắn; nhưng bên cạnh đó, bé cũng đã bắt đầu mê mẩn với những thứ sành điệu hơn, duyên dáng hơn và trưởng thành hơn như điện thoại di động, American Idol, những món đồ trang điểm, thời trang hay những bộ phim muốn xem cần được sự cho phép của bố mẹ.
Trẻ con ngày nay có phần “vất vả” hơn trong việc xác định lứa tuổi của mình, giữa sự hồn nhiên và trưởng thành. Điều đó, theo Elizabeth Berger – chuyên gia tâm lý trẻ em – là do “văn hóa của chúng ta ngày càng sớm gây áp lực cho trẻ, khiến chúng phải hành xử như những người lớn hơn.” Bạn không thể ngăn chặn hoàn toàn việc áp lực phát triển sớm này đánh cắp tuổi thơ của con mình, nhưng chắc chắn bạn có đủ khả năng để kiềm chế nó.
Dường như con đã sẵn sàng… sành điệu hơn, duyên dáng hơn, trưởng thành hơn? (Ảnh: Inmagine)
Sau đây là một vài cách đơn giản giúp bạn hiểu hơn – và dẫn dắt tốt hơn – con yêu đang từng ngày thay đổi.
Xem những gì con vẫn hay xem
Theo một báo cáo mới đây của Kaiser Family Foundation, trẻ từ 8-10 tuổi dành đến hơn 17 giờ một tuần để xem TV.
Bạn có thể quản lý những chương trình tác động lên con mình bằng cách chú ý việc xem TV của bé – không chỉ là khoảng thời gian con dán mắt vào màn hình mà còn là bé đang xem chương trình gì, nội dung ra sao. Ngày càng có nhiều chương trình truyền hình (và quảng cáo) nhắm tới đối tượng trẻ trong độ tuổi này, với những nội dung và sản phẩm thực ra được xem là phù hợp với tuổi teen hơn. Bởi vì nhiều trẻ 8-9 tuổi hâm mộ các anh chị tuổi teen nên nhiều nhà tiếp thị quyết định quảng cáo những sản phẩm cho chúng như thể chúng cũng thật sự là teen. Bạn có thể đang nghĩ đó thật ra đâu phải điều gì ghê gớm, vì trẻ con làm gì đã có tiền mà tiêu cơ chứ? À, nhưng chúng có thể nài nỉ bố mẹ (bạn có tin là tại Mỹ, trẻ dưới 12 tuổi đã sử dụng đến 500 triệu dollar mỗi năm?).
Bố mẹ cũng cần chú ý: không phải chương trình nào phát trên kênh trẻ em cũng đều phù hợp lứa tuổi của bé. Nếu không thích những gì bạn đang nghe và thấy, hãy tắt TV đi và trao đổi với con những điều mà bạn lo lắng. Bạn có thể nói: “Mẹ không thích chương trình này vì những bạn nổi tiếng đùa cợt và cười nhạo các bạn khác. Con nghĩ sao?” Và sau đó, hãy giúp bé tìm những chương trình bổ ích hơn để xem.
Tăng cường kiến thức về cơ thể
Hơn một thập kỷ qua – vì nhiều lý do khác nhau – nhiều bé gái mới bảy tuổi bắt đầu có ngực phát triển và có lông ở vùng kín. Những bé trai cũng có thể phát triển sớm nhưng nhìn chung hiện tượng này phổ biến ở bé gái hơn. Con gái bé bỏng của bạn có thể vẫn suy nghĩ như một học sinh lớp 3 bình thường nhưng cơ thể thì đã như nữ sinh cấp 2, khiến cho cả bạn và con đều bối rối. Trong trường hợp đó, hãy giúp con hiểu rằng những thay đổi cơ thể kia là hoàn toàn bình thường và tất cả mọi người đều phải trải qua giai đoạn đó, bé chỉ là phát triển sớm hơn các bạn một chút mà thôi.
Mời bạn xem thêm về những thay đổi thể chất diễn ra trong giai đoạn dậy thì để cùng con chuẩn bị sẵn sàng hơn.
Và bất kể con bạn có dậy thì sớm hay không thì tất cả trẻ ở độ tuổi này đều đã bắt đầu nhận thức rõ hơn về sự phát triển cơ thể của mình và so sánh với các bạn khác: các bé gái có thể buồn phiền về cân nặng trong khi bé trai lại quan tâm về chiều cao hay ước ao một cơ thể rắn chắc, vạm vỡ. Sự tự nhận thức ở độ tuổi này có thể tác động đến suy nghĩ của bé về vẻ ngoài, cách ăn mặc và hành xử của bản thân. Vì vậy bố mẹ hãy cố gắng chuyển sự tập trung từ vẻ ngoài sang những thứ khác làm con trở nên đặc biệt, chẳng hạn như hãy khen khiếu hài hước, khả năng làm toán nhanh, lòng tốt hoặc sự khéo léo của con…
Hãy để bé được sống đúng với tuổi thơ của mình
Đây nên là khoảng thời gian cho những khám phá sáng tạo, thể chất và trí tuệ, là khoảng thời gian để con bạn trải nghiệm những cái mới (từ thể thao đến âm nhạc, nghệ thuật). Những hoạt động không cấu trúc như xây thành phố từ những khối hộp, chơi làm cô giáo với búp bê hay thú nhồi bông rất quan trọng với sự phát triển của bé và giúp bé gìn giữ sự hồn nhiên.
Hãy giúp con sống trọn vẹn với tuổi thơ của mình (Ảnh: Inmagine)
Vấn đề là trẻ em ngày nay được tiếp cận với quá nhiều những sản phẩm cho teen như điện thoại di động và trò chơi điện tử; và một khi đã bị cuốn vào đó thì trò xích đu ở sân sau sẽ mất ngay đi sự hấp dẫn. Vì vậy càng hạn chế con trước những sản phẩm này, bạn càng giúp bé phát triển tốt hơn. Bạn của con có thể có điện thoại di động nhưng không có nghĩa là con bạn cũng cần. Bố mẹ không nên để bị tác động bởi sự so bì như vậy. Còn nếu đã quyết định mua điện thoại cho con – vì lý do an toàn hay để liên lạc – bạn vẫn có thể đặt ra những giới hạn để kiểm tra.
Hãy gần gũi với con
May mắn thay, hầu hết trẻ từ 7-12 tuổi vẫn thích dành thời gian bên bố mẹ, hãy “tranh thủ” điều này. Bạn có thể lên những hoạt động vui vẻ như gia đình chơi cùng nhau vào buổi tối và dành vài phút mỗi tối trò chuyện với con về những gì bé lo lắng hay cảm thấy khó khăn. Để chuẩn bị trước giúp con sẵn sàng đối mặt với những thử thách ở tuổi teen, bạn hãy tạo dựng nền móng vững chắc trong giao tiếp và đặt ra những giới hạn hợp lý ngay từ bây giờ.
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đan Mạch cho thấy, những cặp vợ chồng không có con có nguy cơ chết sớm hơn so với những gia đình luôn rộn rã tiếng cười của trẻ.
Các bác sĩ đã chứng minh được sợi dây liên kết giữa vòng đời với sự thiếu vắng trẻ con, đặc biệt là đối với phụ nữ. Điều này đã được kiểm chứng bằng quá trình theo dõi 21.000 cặp vợ chồng chữa vô sinh từ giữa những năm 1990 đến nay. Kết quả cho thấy phụ nữ không thể hoàn thành chức năng làm mẹ với bất cứ lý do nào, có nguy cơ chết sớm hơn gấp 4 lần so với những người may mắn có con. Tình trạng này cũng tương tự ở nam giới, những người không được làm bố có nguy cơ chết sớm hơn gấp 2 lần. Các nhà khoa học đã giải thích rằng, sau khi có con các ông bố bà mẹ trở nên có trách nhiệm hơn, họ lựa chọn cách sống lành mạnh và tránh xa những điều rủi ro có thể xảy đến. Và chính điều đó đã giúp kéo dài tuổi thọ.
Không chỉ ghen, những đứa trẻ cũng biết thất tình khi người yêu thích bạn khác.
Dựt phắt chiếc kẹo mà “tình địch” cho bạn gái, năn nỉ cô giáo giúp đòi lại người yêu, xin mẹ cho chuyển trường để quên bạn gái cũ là những pha ghen tuông, thất tình của những “cặp đôi” miệng còn hơi sữa.
Quyết không cho người yêu ăn kẹo của “tình địch”
Kể lại chuyện tình yêu của hai đứa trẻ Bon và Kem, mắt chị Nguyễn Thị Mai, giáo viên trường mầm non Sóc Nâu, Gia Lâm, Hà Nội lúng liếng như đang nhớ lại chuyện tình của chính bản thân. Năm nay, cả hai bé đều đã vào lớp một.
Chị Mai cho biết, bé Kem (5 tuổi), da trắng, xinh xắn, dễ thương nên được 3-4 bạn trai trong lớp “để ý” nhưng cô nàng quý cậu bạn tên Tom nhất và thường xuyên ngồi gần nhau, chơi với nhau trong khoảng 1 tháng. Chúng nhận là người yêu của nhau, mọi hành động rất ngộ nghĩnh, trẻ con nhưng thái độ cũng khá rõ ràng, nhất là những lúc có bạn trai khác chen vào “tán tỉnh” Kem.
“Hôm đó, khi cô phát kẹo cho cả lớp, một bạn trai tên Tom không ăn lại đưa cho Kem. Thấy vậy, Bon chạy ra giật phắt chiếc kẹo trong tay Kem trả lại cho Tom và nhét vào tay cô bé phần của mình. Sợ đối phương chưa biết, cậu còn dõng dạc tuyên bố: Kem là người yêu của tớ, Tom không được cho quà để được Kem quý”.
Không chỉ ghen, những đứa trẻ cũng biết thất tình khi người yêu thích bạn khác. (Ảnh minh họa).
Một lần khác, lúc Tom đang đi vệ sinh để chuẩn bị đi ngủ trưa, một cậu bé tên Tuấn đã chen vào nằm cạnh Kem. Không chịu nhường nhịn, cậu bé đáo để cố len vào giữa bằng được và không quên tặng cho cậu bạn kia một cái lườm cảnh cáo.
Còn chị Nguyễn Thị Sáu (Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội) ngơ ngác khi cậu con trai tự nhiện giật phắt tay mẹ ra, tiến đến trước mặt một cậu bạn chạc tuổi với bộ mặt “nghiêm trọng” rồi nói chuyện như “hai người đàn ông”: “My đã đồng ý làm người yêu của tớ, Sơn không được tự ý cầm tay My. Tớ không thích”. Sau khi hỏi chuyện chị mới vỡ lẽ là trong giờ chơi ở lớp, cậu bé kia đã cầm trộm tay cô bạn gái cậu quý nên cu cậu ghen và có hành động… cảnh cáo.
Ủ rũ cả tuần vì bị cuớp “người yêu”
Không chỉ ghen, những đứa trẻ cũng biết thất tình khi người yêu thích bạn khác. Đó là câu chuyện ngộ nghĩnh của cu Sơn, 5 tuổi, trường mầm non Hoa Mai (Hà Nội).
Chị Thủy, cô giáo của Sơn cho biết, ở lớp Sơn thường đóng vai vợ chồng với bé Bông và bé Bông cũng thích đóng cặp với Sơn. Thế nhưng, cuối tháng truớc, Sơn bị ốm phải nghỉ học một tuần. Thời gian đó, khi chơi trò chơi gia đình, Bông đã đóng cặp với bạn trai khác tên Tùng. Sau khi trở lại lớp, thấy “vợ” đã có “chồng” mới, cu cậu buồn lắm khi nghe chính cô bạn gái tuyên bố: “Bạn nghỉ lâu quá nên tớ li dị với bạn, giờ Tùng là chồng tớ, bạn làm con tớ đi”.
Cả buổi học hôm đó cu cậu ngồi ủ rũ, rồi ra năn nỉ cô: “cô bảo Bông yêu lại con đi”. Để an ủi cậu học trò bé bỏng thất tình, chị Thủy đã tìm cho Sơn một bạn gái khác để làm cặp hoàng tử – công chúa. Lúc đầu, cu cậu cương quyết không chịu nhưng khi bà mối cô giáo nhiệt tình dẫn dắt, cậu bé đã nhanh chóng vui với “tình mới” sau ba ngày làm quen.
Còn chị Trần Thị Phượng (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng phải mất nhiều ngày làm công tác tư tưởng để cậu con trai 5 tuổi ở lại trường mầm non cũ sau khi bị bạn gái “đá”.
Chị Phượng kể: “Hôm đó đi học về cu con đùng đùng bắt mẹ chuyển trường khác, mẹ hỏi thì chỉ nói “con không thích nữa”. Không hiểu vì lý do gì, chị gọi điện thoại hỏi cô thì biết được nguyên nhân là do “người yêu” ở lớp thích bạn trai khác. Chị nhẹ nhàng nói chuyện với con như hai người bạn và cu cậu cũng tự tâm sự với mẹ ngọn ngành câu chuyện nhưng cuối cùng vẫn chốt lại: “Mẹ chuyển trường cho con. MaiKa yêu người khác rồi, con đến đấy học làm gì”.
Mặc dù có chuyên gia tư vấn tâm lý mẹ và cô giáo trợ giúp nhưng cả tuần đó, cu cậu vẫn ngấm nguẩy mỗi khi đến lớp. Chỉ sau hai ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật, được mẹ cho đi chơi công viên, cu cậu mới quên chuyện.
Con trẻ bỗng dưng thay đổi tâm tính không phải là điều khó hiểu.
Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
Tính cách thất thường được biểu hiện khác nhau ở tùy từng trẻ, nhưng thường có ở những trẻ cá tính mạnh, không quá nghịch ngợm hoặc hỗn lão, nhưng luôn muốn thể hiện cái tôi lớn hơn những gì được người lớn dạy bảo.
Cảm xúc của chúng thay đổi rất nhanh và hành vi thường không thể dự đoán được khiến cha mẹ không biết cư xử sao cho phù hợp với sự thay đổi chóng vánh ấy. Điều này càng làm trẻ dễ cáu gắt vì không được hành động đúng ý của mình, còn cha mẹ thì than trời: “con tôi khó tính quá, kiểu này nó không thích, kiểu khác nó cũng không ưng” hoặc “nó cứ thay đổi xoành xoạch làm tôi và chồng tôi chiều ý nó cũng chóng cả mặt”.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, điều gì cũng có nguyên do của nó, và con bạn bỗng dưng thay đổi tâm tính cũng không phải là ngoại lệ.
Trong cuộc sống gia đình, cha mẹ thường đề ra các nguyên tắc mà họ cho là chuẩn mực và áp con cái phải thực hiện theo. Tuy nhiên, không phải nguyên tắc nào của họ cũng phù hợp với tính cách và suy nghĩ của con cái. Và với những đứa trẻ cá tính mạnh, có suy nghĩ và hành vi luôn muốn vượt ra ngoài khuôn khổ thì chúng rất dễ phản ứng lại với các chuẩn mực ấy, khiến cha mẹ thấy con cái đang ngoan ngoãn nghe lời bỗng dưng khác hẳn và thắc mắc về sự thay đổi đột ngột đó.
Hơn nữa, những thay đổi khác biệt trong gia đình hoặc xã hội cũng khiến trẻ nhạy cảm và có hành vi giống như một sự “phản kháng”. Nhà mới có thêm em bé, đứa trẻ hẳn sẽ thấy mình không được chăm chút như trước nữa, cảm giác “bị ra rìa” làm trẻ tủi thân và dễ cáu gắt. Hoặc cùng là con, nhưng cách đối xử của cha mẹ thiếu công bằng giữa con cả và con hai (con út) cũng làm trẻ thêm nhạy cảm và dễ thay đổi thái độ, tâm lý.
Ngoài ra, có thể chuyện ở trường, ở lớp, chuyện bạn bè…có điều không suôn sẻ hoặc khúc mắc cũng khiến trẻ buồn vui lẫn lộn, dễ cáu bẳn với cha mẹ và những người xung quanh.
Là một người mẹ, người cha, bạn hãy:
Quan sát và tìm nguyên nhân
Nhiều trẻ tới bữa ăn thì vùng vằng gắt gỏng, có trẻ lại nhất quyết không chịu làm theo ý bố mẹ, hoặc cáu bẳn khi tiếp xúc với người khác ngoài bố mẹ…Bạn hãy quan sát tỉ mỉ và để ý từng cử chỉ nhỏ của trẻ. Tính khí thất thường cũng là một dấu hiệu của trạng thái trầm cảm và các bệnh liên quan tới tâm lý. Với sự nhạy cảm của một người mẹ và sự kĩ lưỡng trong quan sát từng biểu hiện của trẻ, bạn sẽ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và giải pháp tốt nhất để con trở lại trạng thái tâm lý bình thường và khỏe mạnh.
Tuy nhiên, nếu chỉ do những nguyên nhân sinh hoạt và bạn đã mềm mỏng mà trẻ vẫn có biểu hiện cũ thì hãy nghiêm khắc và giải thích cho con hiểu tại sao con cần phải thay đổi điều không tốt đó.
Cho con nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý
Đôi khi việc bắt con học quá mức cũng khiến trẻ quá áp lực và sinh ra cáu gắt thất thường. Bạn hãy xem lại thời khóa biểu và thời gian biểu của trẻ, sắp xếp sao cho khoa học nhất. Dù việc học trên lớp và học kĩ năng ngoại khóa là rất cần thiết, nhưng con bạn vẫn chỉ là một đứa trẻ – nó vẫn cần vui chơi và hoạt động thoải mái, do vậy bạn không nên tạo áp lực học quá lớn cho con cái.
Hơn nữa, bạn cũng cần cân bằng lại chế độ dinh dưỡng với các món ăn giàu protein, chất xơ và vitamin, thêm vào thực đơn hàng ngày các món con bạn yêu thích, chắc chắn không đứa trẻ nào lại nỡ chối từ và cảm giác buồn bực trước đó của trẻ sẽ tự tan biến.
Gần gũi với con
Không cha mẹ nào không yêu thương con cái của mình, nhưng không phải ai cũng có thể trở về nhà sau một ngày làm việc căng thẳng và nằm bò ra sàn chơi đùa hoặc trò chuyện với con về những điều diễn ra trong ngày của trẻ. Tuy nhiên, lúc này bạn cần thay đổi thói quen ấy.
Bạn hãy nói chuyện với con nhiều hơn, bất cứ khi nào con cần nói chuyện hoặc đang ở cùng phòng với bạn. Nhưng nếu con không muốn trả lời hoặc nói về vấn đề đó, bạn hãy thử nói về mối quan tâm của mình và gợi ý để con cởi mở, điều này chứng tỏ bạn luôn sẵn lòng với bất cứ chia sẻ nào của con và con cái sẽ cảm nhận thấy mình có vị trí quan trọng với bố mẹ.
Hơn nữa, bạn không nên luôn hà khắc với con, khiến trẻ luôn có tâm lý sợ hãi, không thoải mái và dễ cáu gắt. Cha mẹ hãy như những người bạn lớn của con, định hướng những điều đúng đắn, cho con được nói, được suy nghĩ để trẻ có cảm giác được là mình khi thích nghi với một điều mới.
Khuyến khích trẻ giao lưu với bạn bè
Cha mẹ luôn chăm lo cho con cái – đó là điều dễ hiểu, nhưng có những điều trẻ cảm nhận “bố mẹ làm sao hiểu được, nói với bạn còn dễ được đồng cảm hơn” – bạn hãy coi đó là lẽ dĩ nhiên và khuyến khích con giao lưu nhiều hơn với bạn bè, những người bạn tốt sẽ giúp con học thêm nhiều điều bằng sự thích thú và nể phục, hơn là bạn kè kè ngày đêm và giáo điều con phải làm điều này điều kia.
Tuy nhiên, nếu con dần theo bạn bè những điều lệch chuẩn, bạn cần phân tích cho con hiểu và không nên chỉ trích quá lời. Một đứa trẻ cá tính mạnh càng dễ nổi cáu khi bị bố mẹ chỉ trích quá nhiều và thiếu rành rọt, nhất là trước mặt bạn bè chúng.
Giáo dục những đứa trẻ cá tính mạnh với bản tính thất thường khó đoán là điều chẳng khi nào dễ với bất cứ ông bố bà mẹ nào. Quan trọng là bạn cần yêu thương, chăm lo con đúng cách để con cái nhận ra: mình cần thay đổ
Trong khi nhiều cô gái thích “một nửa” chững chạc hơn mình thì vẫn còn những nàng có bạn trai là những anh chàng khá hời hợt, ngây thơ và ít biết lo xa.
Không nhàm chán
Vì hắn không suy nghĩ quá nhiều nên bạn sẽ cảm thấy tình cảm luôn “như lúc ban đầu”. Hắn biết cách khiến tình yêu luôn tươi mới (vì hơi trẻ con một chút nên thích sáng tạo hay phá cách là chuyện thường tình). Sẽ có những trận giận hờn, cãi vã vu vơ, và hắn sẽ chẳng bao giờ nói những lời quá sâu sắc, quá người lớn để làm bạn buồn. Sau đó mọi chuyện lại bình thường như cũ. Thi thoảng bạn sẽ thấy hắn lãng mạn một cách khó hiểu. Sự bất ngờ này khiến bạn cảm thấy ấm áp. Chàng trẻ con thường có những suy nghĩ và hành động vô cùng đáng yêu – điều mà những tên con trai chững chạc không làm được.
Hắn luôn biết chăm chút ngoại hình
Vì chàng trẻ con nên chàng còn suy nghĩ bề mặt. Chính vì suy nghĩ bề mặt nên chàng rất chăm chút ngoại hình. Hắn sẽ luôm tươm tất và khiến bạn tự hào mỗi khi bên cạnh. Có thể thi thoảng bạn sẽ thấy phiền khi hắn cứ thích… tự chụp hình mình. Nhưng đó là vì hắn yêu bản thân mình và hắn biết được lợi thế ngoại hình của hắn. Cũng không có gì đáng phiền, đúng không?
“Nhõng nhẽo” một cách đáng yêu
Yêu một anh chàng chững chạc, bạn sẽ được cưng chiều và che chở hết mực. Nhưng chấp nhận có “một nửa” là anh chàng trẻ con, bạn sẽ phải đóng vai trò là “chị” trong khá nhiều trường hợp. Bạn sẽ phải bình tĩnh khi chàng suy nghĩ nông nổi, phải nhường nhịn khi chàng sai lầm, và biết tha thứ khi chàng mắc lỗi. Tuy nhiên, ưu điểm của chàng đó là: luôn biết nhận ra sai lầm và biết sửa lỗi.
Có thể đôi khi chàng sẽ rất bướng và không chịu nhận sai lầm, nhưng vài ngày sau chàng sẽ chủ động xin lỗi và biết sửa sai. Đôi lúc bạn sẽ thấy chàng rất nhõng nhẽo và bạn như một… người chị, nhưng đó là sự nhõng nhẽo đáng yêu. Sẽ có đôi lúc hắn sẽ cố tình nhõng nhẽo để chọc bạn, và bạn sẽ phải bật cười.
Bạn không bị bắt bẻ
Những chàng trai chững chạc thường hay nhìn vấn đề một cách sâu sắc và thực tế. Chính vì vậy, sẽ có đôi lúc hắn sẽ bắt bẻ bạn bằng những lí lẽ và lập luận. Có đôi khi bạn sẽ thấy bực tức khi hắn phàn nàn về cách ăn mặc của bạn, cách bạn trò chuyện, cách bạn xử lí tình huống… Với một chàng trẻ con, chẳng bao giờ bạn bị phàn nàn như thế. Bởi hắn rất dễ tính và thoải mái. Điều này khiến bạn cảm thấy chuyện tình cảm của hai đứa luôn vui vẻ và lạc quan.
Bạn sẽ luôn tươi trẻ và yêu đời như chàng
Có thể đôi khi bạn phàn nàn vì chàng không lo nghĩ đến chuyện tương lai, chàng sống hơi nghệ sĩ và thiếu thực tế. Nhưng những điều đó đôi lúc lại khiến bạn cảm thấy cân bằng trong cuộc sống. Khi bạn áp lực chuyện thi cử, buồn phiền chuyện bạn bè, thay vì nghe những lời khuyên lí thuyết cứng nhắc, bạn sẽ được hắn chọc cười, làm trò, dẫn bạn đi ăn… Mọi muộn phiền sẽ tan biến nhanh chóng.
Bạn thấy đấy, yêu một chàng trẻ con, bên cạnh những bất lợi, vẫn có nhiều điểm cộng rất đáng yêu. Vì vậy, thay vì than thở và bỏ cuộc khi gặp thử thách trong quá trình yêu nhau, hãy lấy những ưu điểm làm động lực để giữ cho tình yêu vững bền nhé!
Mùa hè đến gần, hơn lúc nào hết cần phải tận dụng những chiếc kính râm. Mặc dù đây là một vật dụng đơn giản, rất có lợi cho sức khỏe đôi mắt vậy mà theo thống kê hôm 17-5 của The Vision Council – nhà sản xuất và cung cấp thiết bị kính mắt hàng đầu của Mỹ, hơn ¼ số người lớn không đeo kính râm đồng thời hơn một nửa cha mẹ không để ý đeo kính râm cho con mình.
Như chúng ta đều biết, tiếp xúc trực tiếp với tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời có thể gây hại cho đôi mắt ngay lập tức cũng như lâu dài. Sau một ngày dài đi biển, đôi mắt ai đó có thể đỏ ngầu, sưng lên hoặc nhạy cảm với ánh sáng, đó là tình trạng mắt bị “cháy nắng”, trường hợp nghiêm trọng có thể gây mất thị lực trong vòng 48 tiếng. Hậu quả lâu dài, có thể nảy sinh một số bệnh về mắt như sau: Mộng mắt – bề ngoài của mắt bị sưng, kích thích; Mắt cườm – thủy tinh thể mờ đi khiến mọi vật trước mắt bị nhòa, không rõ hoặc bị lóa; Thoái hóa võng mạc do vấn đề tuổi tác; Ung thư vùng mắt, mí mắt hay da xung quanh mắt. Nếu thường xuyên đeo kính râm, có thể bảo vệ đôi mắt trước những nguy cơ ấy, đồng thời còn có thể ngăn chặn nếp nhăn hay vết chân chim.
Không bao giờ là quá sớm để đeo kính cho trẻ và việc đeo kính cũng không bao giờ là quá muộn với tất cả mọi người, các chuyên gia nhắn nhủ. Không cần phải mua kính đắt tiền, quan trọng là cặp kính đạt tiêu chuẩn chống tia cực tím và luôn mang theo sao cho dễ sử dụng nhất.