Lưu trữ cho từ khóa: đi học

Trẻ đi học từ bao nhiêu tháng tuổi thì hợp lý?

(Webtretho) “Hỏi 1 mẹ trẻ thì khuyên là nên đi càng sớm càng tốt (nếu con cứng cáp thì 9 tháng đã nên cho con đi học rồi), hỏi 2 mẹ lớn tuổi hơn thì khuyên là nên khoảng 3 tuổi hẵng cho đi học. Em thực sự không biết làm sao thì hơn?

Ảnh: Inmagine

“Con em tháng tới sẽ tròn 1 tuổi nên em bắt đầu đi tìm hiểu về việc cho con đi học. Hiện nay, con em ở nhà có bà nội chăm rất tốt, và có 1 cô giúp việc cũng rất có tâm. Hàng tuần em cho con đi học cảm thụ âm nhạc ở Sol Art cùng mẹ, thấy cháu rất hứng thú. Em nghĩ cứ duy trì như vậy đến tuổi rưỡi, 2 tuổi cho con đi học là vừa. Nhưng đứa bạn em nói rất nghiêm trọng về việc cho con đi học sớm, nếu không sẽ kém phát triển hơn so với bạn bè cùng lứa làm em lại lo lắng,” một người mẹ lo lắng đặt vấn đề.

“Việc quyết định cho con đi học dựa trên nhiều yếu tố:
1. Gia đình: gia đình không có người chăm con, ông bà chiều con thái quá nảy sinh tính cách chưa tốt, ở nhà với giúp việc nhiều chậm phát triển về nhận thức, tâm sinh lý…;
2. Bản thân con: con cứng cáp, dễ thích nghi, ham học hỏi, vui chơi cùng các bạn khác. Hoặc con ở nhà thấy chậm phát triển nhận thức, khả năng ngôn ngữ, vận động, tâm sinh lý… cần thay đổi môi trường.
3. Bố mẹ: muốn cho con có môi trường được giao lưu, học hỏi, va chạm nhiều hơn.
4. Trường lớp: bố mẹ tìm hiểu, lựa chọn được một ngôi trường phù hợp với nhu cầu của con, của gia đình nhất.
Trên kinh nghiệm thực tế cho thấy, các con từ 16-24 tháng là thời điểm thích hợp nhất để đi lớp. Lứa tuổi đó các con đã cứng cáp, ăn uống sinh hoạt tốt, có khả năng thích nghi với môi trường mới tốt, ham thích học hỏi và vui chơi. Còn nếu để 3 tuổi mới đi lớp thì là khá muộn, vì khi đó con đã có thể có tư tưởng và hành động “chống đối” việc đi lớp khi phải thay đổi môi trường mới, cũng như việc tiếp nhận các thông tin bên ngoài sẽ khó khăn hơn. Quan trọng hơn là thời điểm 1-2 tuổi là thời điểm dễ kích thích, hướng dẫn con hình thành những kỹ năng, thói quen tốt, cũng như học hỏi được rất nhiều điều từ môi trường xung quanh.
Tóm lại, kinh nghiệm của người này không thể áp đặt và sử dụng cho người khác được. Thậm chí trong cùng 1 nhà mà chị đi học thì ngoan còn em đi học thì thật vất vả. Mẹ cháu xem xét tất cả các yếu tố trên để đưa ra quyết định đúng cho gia đình và cho con. Nếu có quyết định cho con đi lớp thì nên tìm hiểu kỹ các trường, để khi gửi con thì có thể hoàn toàn yên tâm là con yêu mến môi trường mới đó, yêu mến các cô, các bạn… Như thế con sẽ phát triển tốt cả về sức khỏe và nhận thức, bố mẹ cũng yên tâm làm việc.”

Cách thể hiện tình yêu với trẻ nên làm hàng ngày

Trẻ chỉ cảm thấy an toàn khi biết mình được yêu thương. Dưới đây là 10 cách thể hiện tình yêu với trẻ cha mẹ nên làm hàng ngày.

Cha mẹ nào cũng muốn con mình trong cuộc sống có những người bạn tốt, học được cách chia sẻ, cảm thông, biết tha thứ cho những sai lầm của người khác, nhận được tình yêu, sự tốt đẹp nhất mà cuộc đời mang lại. Vì thế giúp bé cảm nhận được tình yêu thương để từ đó biết yêu thương mọi người là rất quan trọng. Dưới đây là những cách thể hiện tình yêu với trẻ.

1. Hãy cho bé thể hiện mình

Cho con có một khoảng không gian để bé thể hiện bản thân một cách tự do nhất là cách thể hiện tình yêu với trẻ.

Việc ủng hộ bé thể hiện bản thân qua những hành vi tích cực là rất tốt nhưng cũng đừng vội đánh giá bé và có những điều chỉnh ngay lập tức khi thấy những hành vi tiêu cực. Hành vi tiêu cực là một phản ứng khi bé có những điều không tin tưởng, không vừa lòng. Thay vào đó hãy nói chuyện với bé, hỗ trợ, tạo sự tin tưởng giữa cha mẹ và con. Rồi bạn sẽ thấy tự nhiên em bé sẽ đến với mình khi bé cần một bờ vai để chia sẻ.

2. Đánh thức bé dậy với một nụ cười

Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng hãy suy nghĩ làm sao bạn có thể làm việc này một cách thường xuyên được. Thường chỉ là: “Dậy, dậy đi thôi”.

Bắt đầu một ngày mới với một nụ cười có thể tạo nên một giai điệu hạnh phúc và yêu thương cho thời gian còn lại trong ngày của con bạn. Vì vậy đừng ngại thể hiện tình yêu với trẻ bằng những nụ cười.

3. Nói “có” với những đề nghị ôm hôn của bé

Đôi khi bạn sẽ cảm thấy phiền nhưng những cái ôm sẽ đem lại sự tin tưởng và an toàn cho bé. Thông qua những cái ôm bạn sẽ có những cái nhìn sâu sắc về cảm xúc và suy nghĩ của con, giúp bé cảm nhận được tình yêu thương của mình.

cach-the-hien-tinh-yeu-voi-tre-nen-lam-hang-ngay

4. Lắng nghe

Bạn hãy thực sự lắng nghe, không bị phân tâm với bất kỳ câu chuyện nào mà bé chia sẻ với cha mẹ cũng là cách thể hiện tình yêu với trẻ. Bởi đôi khi vì mải công việc rồi những chuyện lặt vặt như nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa mà bạn thường bỏ qua hoặc nghe nửa vời những câu chuyện mà bé kể.

Khi nghe bé kể chuyện, hãy nhìn vào mắt con để bé thấy rằng bạn thật sự lắng nghe. Nếu như không thể lắng nghe, hãy hứa với bé bạn sẽ nói chuyện với con vào lúc khác ngay khi có thể.

5. Cho bé những gợi mở

Trẻ em sẽ học hỏi được rất nhiều điều sau những gì được làm, được nghe, được ăn, được cảm nhận. Khi bạn hỏi ý kiến bé về một vấn đề nào đó, bé sẽ cảm thấy được tôn trọng và trao quyền. Bạn có thể đề nghị bé tham gia vào các vấn đề của gia đình như ăn gì cho bữa tối, đi chơi đâu… Điều này không có nghĩa là bé được quyết định hoàn toàn nhưng rất ý nghĩa với những cảm xúc của bé.

6. Làm những điều nhỏ bé

Dọn dẹp giường cho con, một mẩu giấy nhắn tin bé nhớ ăn cơm trưa, một thanh socola ngẫu hứng cho bé trên đường đi học về… những điều nhỏ bé này cũng sẽ làm cho bé của bạn cảm thấy được yêu thương hơn rất nhiều.

Các mẹ thấy đấy, cách thể hiện tình yêu với trẻ đôi khi nằm trong những việc cực kì nhỏ bé.

7. Giữ lời hứa

Một khi lời hứa không được thực hiện có thể tạo cho trẻ cảm giác không tin tưởng và bản thân bé cảm thấy mình không phải là người quan trọng. Vì vậy, đừng bao giờ hứa suông gì với trẻ. Trước khi bạn thực hiện một lời hứa, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ có thể làm được. Và khi không thể, hãy giải thích lý do cho con để bé hiểu.

8. Tìm hiểu ngôn ngữ tình yêu của bé

Bạn có thể cảm thấy rất được yêu thương và trân trọng nếu chồng bạn từ chỗ làm về nhà với một bó hoa hoặc đơn giản chỉ là giúp bạn những việc lặt vặt trong nhà, và trẻ em cũng vậy. Đôi khi trẻ chỉ cần những hành động đơn giản thôi nhưng bé đã cảm thấy mình rất được yêu thương.

Vì vậy hãy tìm hiểu những gì có thể làm cho con bạn cảm thấy mình trở nên đặc biệt và hãy cảm nhận tình yêu của bé.

9. Dành một thời gian đặc biệt cho bé

Bạn có thể dành ra một ngày trong tuần, một ngày trong tháng thật đặc biệt dành riêng cho bé. Điều này sẽ tăng cường sự liên kết và mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Nó cung cấp cơ hội cho cha mẹ chia sẻ cuộc sống của mình với con và tìm hiểu những gì đang xảy ra trong thế giới của trẻ.

Bạn có thể để bé lên kế hoạch cho những ngày đặc biệt tiếp theo và đảm bảo rằng những ngày như này sẽ được diễn ra thường xuyên theo kế hoạch. Khi đó dù cuộc sống bận rộn tới đâu, bé luôn biết rằng cha mẹ sẽ dành thời gian đặc biệt cho bé.

10. Hãy nói “Mẹ/cha yêu con”

Một đứa trẻ sẽ không bao giờ cảm thấy thừa khi bạn nói “Mẹ/cha yêu con”. Bạn có thể nói khi bạn chào tạm biệt khi con đến trường, trước khi con đi ngủ… Ngay cả khi bé có những hành động không đúng, nhưng nếu bạn nói “Mẹ yêu con dù con không phải là đứa trẻ ngoan nhất”, bé sẽ cảm nhận được tình thương vô bờ bạn dành cho bé.

Những cách thể hiện tình yêu với trẻ trên đây sẽ giúp bé cảm nhận được tình yêu thương từ cha mẹ, gia đình. Hãy đảm bảo những hành động này sẽ được thực hiện càng nhiều càng tốt vì nó chính là gốc rễ của tình yêu vô điều kiện bạn dành cho đứa con của mình.

(Theo Afamily)

Triệu phú bò sữa trên đất Ba Vì

Ba Vì, nơi được ví là cái “rốn sữa” của cả nước, đang ngày một thay da đổi thịt nhờ nghề nuôi bò sữa. Vài năm trở lại đây, rất nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo và trở thành những triệu phú nông dân kể từ khi gắn bó với nghề nuôi bò theo mô hình nông trại bò sữa Việt.

Từng trắng tay vì “bão Melamin”

Anh Nguyễn Xuân Khanh được mọi người biết đến là một trong những triệu phú thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ bò sữa tại Phú Châu, Ba Vì. Đến thăm đàn bò 27 con của anh Khanh, chúng tôi được chứng kiến quy trình nuôi bò sữa nông hộ rất chuyên nghiệp: chuồng bò sạch tinh tươm, máy vắt sữa, dụng cụ vắt sữa được sắp xếp gọn gàng trên giá để đồ, có cả bảng lịch vệ sinh, vắt sữa và cho bò ăn. Kế đó là một dinh cơ rất khang trang khiến mọi người đều trầm trồ.

Ít ai ngờ cách đây 5 – 6 năm, nơi đây chỉ là một căn nhà lụp xụp, tường vách chưa kịp trát vữa, hai vợ chồng phải chạy ăn từng bữa cho bò và cho 5 miệng ăn, con cái nheo nhóc, món nợ vay ngân hàng đè nặng trên vai. Nhớ về chặng đường lập nghiệp không ít gian nan của mình, gương mặt anh Khanh có phần đăm chiêu. Sinh ra và lớn lên với nghề nông, anh bươn trải mọi cách cũng chỉ đủ miếng ăn. Vợ chồng anh từng chắt chiu vay mượn mua được chiếc xe công nông chạy thuê kiêm bán vật liệu xây dựng. Nghề cực nhọc, song chỉ sau một cú lừa quỵt nợ, hai vợ chồng thành tay trắng.

Với tính hay lam hay làm, gia đình anh Khanh sau đó đã cuốn vào làn sóng nuôi bò của Ba Vì. Anh nhớ lại: “Khi đó tôi đặt nhiều hy vọng vào bò sữa lắm. Nhưng vì chẳng có kinh nghiệm, đàn bò ba con của nhà tôi bị viêm tuyến vú triền miên, sản lượng sữa thấp.” Chưa kịp trang trải vốn liếng vay ngân hàng thì bất ngờ cơn “bão Melamin” năm 2008 tràn tới xô ngã hàng loạt đàn bò của các nông hộ nuôi theo kiểu tự phát. Cũng như rất nhiều dân Ba Vì đắm đuối với bò sữa, vợ chồng anh Khanh ứa nước mắt khi hàng thùng sữa vắt ra không bán được phải đem đổ đi, trong khi bò thì vẫn phải cho ăn hàng ngày. Cực chẳng đã, họ phải bán tống bán tháo đàn bò. Giấc mơ bò sữa sụp đổ, nhưng vẫn còn đó nợ ngân hàng chưa trả hết.

Cuộc đổi đời từ mô hình Nông Trại bò sữa Việt

Năm 2009, khi đang trong tình trạng bế tắc thì có thông tin về chính sách hỗ trợ cho nông dân nuôi bò theo mô hình Nông Trại bò sữa Việt của công ty Cổ phần Sữa Quốc Tế (IDP), niềm đam mê bò sữa của anh Khanh lại bùng lên. IDP cho dân vay 20 triệu VNĐ/ con, hỗ trợ mỗi hộ 3 triệu đồng mua thùng xô chậu inox và khăn lau, khăn lọc sữa; 10 triệu đồng mua máy vắt sữa, 3 triệu đồng xây hố phân xa chuồng để bảo đảm vệ sinh. Tất cả không tính lãi, mà trả dần bằng sản phẩm. IDP còn đào tạo kiến thức nuôi bò chuẩn cho nông dân; hàng ngày cử các cán bộ thực địa xuống tận nhà dân thăm nom, giám sát, hướng dẫn cách chăm sóc bò, vệ sinh chuồng trại, tư vấn về thức ăn, thú y, gây giống…

Anh đem bàn ý định quay lại nghề nuôi bò sữa với vợ thì bị gạt đi – dư chấn “bão Melamin” với hàng thùng sữa tươi đổ phí mỗi ngày khiến chị sợ hãi. Nhưng anh Khanh rất tin tưởng vào thành công vì ngoài hỗ trợ vốn và kỹ thuật, IDP sẽ thu mua sữa ổn định với giá cao. Anh lặng lẽ đăng ký vay mượn để mua một đôi bò sữa, rồi đi học không sót một buổi phổ biến kiến thức nào của IDP. Thức đêm dậy sớm với 2 con bò, chỉ sau 1 năm anh đã có lãi, trả được cả món nợ của “bão Melamin”. Anh hào hứng kể, “Khi nuôi theo bộ tiêu chuẩn của Nông Trại bò sữa Việt, bò hiếm khi bị bệnh, béo khỏe và cho sữa rất năng suất. Khi đó vợ tôi vững dạ, chúng tôi mạnh dạn vay vốn của Công ty IDP để mua thêm 4 con bò nữa, nhờ vậy thu nhập bình quân đã tăng 30 triệu đồng/ tháng.”

Anh Nguyễn Xuân Khanh và nông trại đã được cấp giấy chứng nhận nông trại bò sữa Việt – Love'inFarm (Ảnh được cung cấp bởi Love'inFarm)

Thu nhập 30 triệu/ tháng là con số trong mơ của gia đình anh, bởi trước đó thời điểm kiếm tiền khấm khá nhất anh chị cũng chỉ đạt 3 triệu/ tháng. Họ mạnh dạn thuê được 2 hecta trồng cỏ cho bò và đến 2011 đàn bò tăng lên 22 con, trong đó có 14 con khai thác sữa với sản lượng bình quân 250 kg/ ngày, trừ chi phí mỗi tháng anh bỏ ra 40 triệu đồng – mức thu nhập mà không ít người thành thị cũng phải ao ước. Năm 2012, tổng đàn bò là 27 con, dự kiến đến cuối 2013 anh sẽ có 40 con bò sữa và thu nhập sẽ tăng xấp xỉ gấp đôi. Rất nhiều bạn bè, họ hàng anh Khanh tham gia mô hình Nông Trại bò sữa Việt sau khi tận mắt chứng kiến sự đổi đời của gia đình anh.

Ngắm đàn bò béo mượt, giọng anh Khanh xúc động: “Bò sữa đã làm thay đổi cuộc sống của gia đình tôi. Nếu không đến với nghề này, có lẽ tôi khó lòng chăm lo được cho các con như ngày hôm nay”. Anh có ba con, một cháu tốt nghiệp đại học, một cháu đang học đại học và một cháu học cấp 3. Vừa qua, anh lo việc làm nơi ăn chốn ở cho con đầu hết 300 triệu, chính từ tiền bán sữa.

Anh Khanh khẳng định, rất nhiều gia đình đổi đời nhờ mô hình Nông Trại bò sữa Việt. Chương trình này của IDP nhằm phát triển mở rộng số lượng và chất lượng đàn bò sữa theo mô hình nông trại bò sữa Việt do chính người nông dân làm chủ tại Ba Vì và vùng phụ cận giai đoạn 1 từ 2009-2012 đã thực sự làm nghề nuôi bò sữa hồi sinh trên vùng đất Ba Vì: 35 tỷ đồng đã đến tay người nông dân, nhờ vậy đàn bò tăng trưởng 300% so với năm 2008.

Sản phẩm sữa tươi và sữa chua Love'inFarm được làm từ nguồn sữa tươi nguyên liệu của những nông trại bò sữa Việt (Ảnh được cung cấp bởi Love'inFarm)

Nông Trại bò sữa Việt giúp nguồn nguyên liệu sữa tươi nội dồi dào và nâng cao về chất lượng. Và điều quan trọng là qua đó người dân làm chủ được kỹ thuật tiên tiến, tiếp cận được nguồn vốn, biến nghề này thực sự trở thành một mô hình phát triển kinh tế bền vững, làm xuất hiện ngày càng nhiều triệu phú bò sữa.

Chọn đúng độ tuổi để phát triển khả năng ngoại ngữ của con trẻ

Đã có nhiều nghiên cứu đưa ra kết quả bất ngờ rằng, nếu được tiếp xúc với ngoại ngữ càng sớm thì khả năng tiếp thu và phát triển ngoại ngữ của trẻ nhỏ càng cao. Đặc biệt, giai đoạn từ 2 tuổi rưỡi – 6 tuổi chính là lứa tuổi lý tưởng để trẻ bắt đầu việc học ngoại ngữ với hiệu quả tốt nhất, đặc biệt đối với tiếng Anh.

Thật vậy, trong khoảng 2 tuổi rưỡi – 6 tuổi, não của trẻ đang ở giai đoạn phát triển về khả năng nghe – nói và khả năng nhận biết cũng trong quá trình hoàn thiện. Do đó, sự nhạy bén và mức độ thẩm thấu đối với ngôn ngữ mới của trẻ cao hơn so với người lớn. Điều này giúp trẻ nắm bắt và sử dụng tiếng Anh, vàngôn ngữ mới sẽ được bé tiếp thu tự nhiên hơn khi khả năng nghe – nói và nhận biết đã bắt đầu hoàn thiện

Một vấn đề khác trẻ có thể gặp phải khi học tiếng Anh, đó là có sự khác biệt khá xa về đặc điểm phát âm giữa tiếng Anh và tiếng Việt thanh sắc, cùng với tính chất địa phương khá mạnh trong tiếng Việt. Khi khả năng tiếng Việt đã phát triển đến một mức độ nhất định, việc nghe và phát âm tiếng Anh của trẻ thường bị ảnh hưởng từ cách nghe – nói tiếng Việt, từ đó dẫn đến tình trạng phát âm không chuẩn và nghe không tốt. Bởi sự khác biệt ấy, những trẻ bắt đầu học tiếng Anh càng sớm càng có lợi thế hơn trong học tập. Thực tế cho thấy hầu hết những trẻ được học bắt đầu học tiếng Anh ở giai đoạn 2 tuổi rưỡi – 6 tuổi đều có khả năng nghe và nói tự nhiên, trôi chảy và lưu loát. Đặc biệt, rất nhiều trong số đó là trẻ có thể phát âm chuẩn xác như người nói tiếng Anh bản ngữ.

Có thế khẳng định việc cho trẻ học tiếng Anh từ sớm với giáo viên bản ngữ là lựa chọn đúng đắn của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, để việc học của trẻ đạt được kết quả như mong đợi thì “sớm” thôi vẫn chưa đủ. Chị Đỗ Ngọc Hương Xuân, đang làm việc tại một công ty tài chính ở quận 3, TP.HCM, chia sẻ: “Cháu lớn của mình đi học tiếng Anh từ lúc 4 tuổi. Ban đầu chọn khoá học cho con cũng gian nan lắm. Mình muốn chọn cho con một trung tâm có uy tín, chất lượng và quan trọng nhất là chương trình học, môi trường và phương pháp học tập… Đến giờ cháu nhà mình đã học tiếng Anh được nửa năm, bi bô tiếng Anh cũng kha khá rồi và lại sắp hoàn thành một cấp độ trong chương trình Jumpstart của Trung tâm Anh ngữ ILA đấy.”

Bằng kinh nghiệm và uy tín lâu năm trong đào tạo tiếng Anh, ILA luôn dựa trên đặc điểm của từng nhóm học viên riêng biệt mà thiết kế nên chương trình giảng dạy kết hợp với phương pháp và môi trường để đảm bảo việc học tập đạt kết quả cao nhất về mọi mặt. Điển hình là trong chương trình ILA Jumpstart, với đối tượng học viên là các bé từ 2,5 đến 6 tuổi, thì chương trình học tập được thiết kế với tiêu chí cắt giảm mọi áp lực học tập. Quá trình học tập của bé được thiết kế tích hợp qua nhiều hoạt động và bài thực hành đa dạng, sinh động như múa hát, đọc truyện, tham gia trò chơi vận động, học tiếng Anh qua các hoạt động nghệ thuật thủ công, như múa rối với kịch bản mang tính giáo dục… Với các hoạt động hào hứng ngay tại lớp học, các bé sẽ nhanh chóng tiếp thu ngôn ngữ mới với tinh thần tích cực và chủ động nhất.

Thêm vào đó, ILA hiểu rằng những khoá học như ILA Jumpstart chính là những bước đầu tiên vô cùng quan trọng của các “học viên nhí” trên con đường học Anh ngữ. Vì vậy, với đội ngũ giảng viên bản ngữ chuyên nghiệp, có bằng cấp chuyên môn, tận tâm và giàu kinh nghiệm, ILA luôn đảm bảo các học viên của mình được học tập với sự chuẩn xác nhất về phát âm của từ vựng và làm quen với thầy cô giáo bản xứ mà mỗi học viên được tiếp nhận và tiếp xúc.

Chị Hương Xuân cũng cho biết: “Cháu nhỏ nhà mình tháng sau là tròn 2 tuổi rưỡi. Vừa may ILA có thêm chương trình ILA Jumpstart mới dành cho bé 2 tuổi rưỡi đến 4 tuổi. Thế là vợ chồng mình không phải đắn đo lựa chọn nữa, quyết định đăng ký luôn cho cháu. Lần này thì mình hoàn toàn yên tâm.”

Để quý phụ huynh có cơ hội thấy được con em mình trải nghiệm môi trường học tiếng Anh với lứa tuổi rất sớm này, ILA có tổ chức những buổi học thử tại một số trung tâm của mình.

Phụ huynh vui lòng tham khảo lịch học tại www.ilavietnam.com hoặc liên hệ (08) 3521 8788 hoặc trung tâm ILA nào gần nhất.

Đặc biệt, đối với các bé từ 2,5 – 4 tuổi đăng ký tham gia khoá học mới trước ngày 31/03/2013 sẽ được nhận 20% học phí cùng với quà tặng balô và áo thun xinh xắn.

Dấu hiệu có khiếu của trẻ 5 – 8 tuổi

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng một đứa trẻ có thể vừa có năng khiếu lại vừa rất chậm chạp. Nhiều thiên tài khi còn nhỏ còn bị coi là “hơi khù khờ”. Tuy nhiên một số dấu hiệu sau đây cũng gợi ý cho bạn phần nào xem con mình có khiếu không:

Có thể con của bạn có khiếu nếu bé:

– Suy nghĩ trừu tượng. Nghĩa là cháu có khả năng nắm bắt những khái niệm ngôn ngữ học và toán học cao hơn và có khả năng bàn luận những vấn đề phức tạp như đạo đức học, luân lí và tôn giáo.

– Có tài đặc biệt như khả năng thực hiện các phép tính toán học trong đầu, hoặc hiểu được các khái niệm như toán nhân trước khi được dạy ở trường.

– Có khả năng tập trung cao độ vào một hoạt động nào đó với thời gian dài.

– Có vốn từ phong phú và hiểu được nhiều từ không đặc trưng dành cho những trẻ cùng tuổi.

– Là người lãnh đạo, nghĩa là cháu thường tổ chức các hoạt động nhóm, bày trò chơi khi đi với các trẻ khác.

– Tin tưởng vào những ý kiến và các việc đã làm của mình.

– Thực hiện tốt các lĩnh vực học thuật.

– Có tính sáng tạo, nghĩa là thích kể chuyện, vẽ hoặc soạn nhạc.

– Có óc khôi hài và nhanh trí.

– Thích tiêu khiển với những trẻ lớn hơn và người lớn

– Thực hiện những công việc học thuật mà hai năm đầu của cấp học đòi hỏi.

– Nhạy cảm với tình cảm của người khác.

– Ghi nhớ các sự việc một cách dễ dàng và có thể nhớ lại và kể lại những sự việc đó vào những lúc thích hợp.

Kiểm tra năng khiếu của trẻ

Có lẽ bạn rất muốn biết liệu con bạn có năng khiếu thật sự hay không. Thế nhưng hầu hết trẻ em không cần kiểm tra năng khiếu trước khi bước vào bậc tiểu học.

Nếu con bạn đã đến tuổi đi học, hãy nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm, nhờ chú ý đến em kỹ hơn. Nếu con bạn có những biểu hiện chán đi học hay có những vấn đề trong đời sống tình cảm và xã hội thì nên hỏi ý kiến một chuyên gia sức khỏe và tinh thần.

Nếu con bạn không được vào học ở trường hay trường học không như ý muốn của bạn, hãy hỏi các nhà tư vấn để được giới thiệu một nhà tâm lý học trẻ em, người có thể đưa ra những bài trắc nghiệm sự thông minh của trẻ. Việc trắc nghiệm cá nhân thường rất đắt (làm kiểm tra và việc thảo luận kết quả điều tra ở Mỹ có thể mất đến 1000 đô la). Ở TP. HCM, bạn có thể làm trắc nghiệm cho con mình tại Trung tâm tư vấn 43 Nguyễn Thông, quận 3, điện thoại (08) 932 5111. Giá mỗi lần trắc nghiệm là 75.000 đồng, phải đăng ký với Trung tâm trước ít nhất là 2 ngày.

Trẻ em khoảng 3 tuổi có thể được kiểm tra về khả năng và chỉ số thông minh, nhưng các chuyên gia tin rằng kết quả các đợt kiểm tra chỉ số thông minh thu được trước 5 tuổi thường không ổn định. Ðiều đó nghĩa là, nếu một đứa trẻ trước 5 tuổi được kiểm tra chỉ số thông minh lại thường xuyên, điểm của chúng có thể dao động, không ổn định. Nhiều năm trước, trẻ em có chỉ số thông minh trên 130 được xem như có tài (mức độ thông minh trung bình là 85 đến 115). Hiện nay, chỉ số thông minh là một trong nhiều yếu tố để đánh giá trước khi một đứa bé được công nhận là có năng khiếu. Các bậc phụ huynh và giáo viên thường được yêu cầu nói lên ấn tượng của họ về đứa trẻ, và những ý kiến chủ quan này cũng được xem là quan trọng trong việc kiểm tra năng khiếu cho trẻ.

Khi năng khiếu khó nhận thấy

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng một đứa trẻ có thể vừa có năng khiếu lại vừa rất chậm chạp. Nhiều thiên tài khi còn nhỏ còn bị coi là “hơi khù khờ”. Quan trọng là bạn giáo dục con mình như thế nào nữa!

Trên thế giới, ở một số dân tộc ít người còn duy trì những sinh hoạt văn hóa truyền thống và ở một số nước sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ phụ, năng khiếu của trẻ em thường bị lãng quên. Nước ta cũng mới chỉ đi những bước đầu trên lĩnh vực này. Cho nên, nếu có phát hiện năng khiếu lạ nơi con bạn, tốt hơn hết là tìm một giáo viên gần gũi với em để quan sát và tìm ra những năng khiếu đặc biệt của trẻ mà qua những bài kiểm tra thông thường chúng không thể bộc lộ được. Nếu có điều kiện cũng nên tìm một nhà tâm lý học nhạy cảm với các vấn đề này.

Nhưng trên hết, bạn hãy luôn cho con mình cảm thấy được yêu thương!